TheThao24.TV

Phiên bản Android

Tấm HCĐ 10 môn phối hợp của Vũ Văn Huyện tại ASIAD 2010: Chiến tích của “siêu nhân”

(TheThao24.tv) – Như thừa nhận trong thán phục của chính Trưởng đoàn khi ấy là ông Lê Quý Phượng  thì thực sự với tư cách nhà quản lý, khoa học thể thao, ông cũng chưa thể lý giải hết nguyên nhân dẫn đến chiến tích kỳ diệu của điền kinh Việt Nam tại ASIAD 2010, nhất là trường hợp của “siêu nhân” Vũ Văn Huyện. Anh đã mang về cho TTVN tấm HCĐ ở nội dung cực khó là 10 môn phối hợp nam.

>>>Góc nhìn: Khác biệt là đây

>>>Góc nhìn: Khi trọng tài được… khen

>>>Ghi chép: Cháy lần cuối rồi…

Thấp bé nhẹ cân nhất

chinh3

Bước vào tranh tài nội dung khắc nghiệt nhất của thể thao là 10 môn phối hợp, tuyển thủ Việt Nam bất lợi khi anh có thể hình kém nhất. Chỉ số  cao 1m75, nặng 75 kg của anh thua quá xa nhóm dẫn đầu, đơn cử như đối thủ đến từ một nước thuộc Liên Xô cũ K.Dmitriy (Kazakhstan) cao tới 1m 99, nặng tới 99kg, tức là vượt 24cm và 24kg. Hay đối thủ khu vực Đông Á là Kim Kun Woo (Hàn Quốc) cũng cao 1,85m, nặng 84kg, hơn 10cm và 9kg.

Giới chuyên môn cùng khán giả theo dõi Huyện thi đấu, vì thế không tránh khỏi cảm giác tự ti và bi quan. Cũng phải thôi, ở 10 môn phối hợp, yếu tố thể hình luôn cực kỳ quan trọng, rõ nhất với các nội dung ném đẩy.

Chưa kể, ngoài lợi thế thể hình, nhiều đối thủ của anh còn sở hữu những thành tích ngời ngời, đủ để họ hoàn toàn tự tin, chiếm thế áp đảo ngay từ đầu. Dmitriy đang là ĐKVĐ thế giới hay Kim Kun Woo cũng là á quân châu Á, ngoài ra còn có 2 ƯCV nặng ký khác của Nhật Bản và Trung Quốc.

Vẫn chiến đấu & thắng

chinh2

Trước ASIAD  hy vọng huy chương cho Huyện được đánh giá có nhưng mong manh. Thậm chí, ngay cả ông thầy “ruột” của anh cũng dự báo, thành công lắm anh cũng chỉ đứng hạng 4 hay 5.

Riêng Huyện nhìn nhận khác, anh chẳng tự ràng buộc mình phải có huy chương, cũng chẳng cho rằng thấp bé thể hình là bất lợi để mà phải áp lực hay sợ hãi. Chàng Thượng úy quân đội chỉ tâm niệm làm sao phát huy cao nhất được ý chí và khả năng của mình. Trong đó, phải tận dụng triệt để thế mạnh của mình ở nhóm chạy nhảy.

Và kế hoạch đã được Huyện thực hiện một cách tuyệt vời. Ở ngày đầu, anh đã có một màn trình diễn như ý khi về nhất 2 nội dung chạy 100m (10”76) và 400m (48” 3), đứng thứ 3 nhảy xa (7m16) và thú 4 và  nhảy cao (1m97). Rất tiếc do chỉ đẩy tạ được 11m90, tụt mãi hạng 9 nên sau 5 môn đầu, Huyện mới chỉ tạm có tổng điểm hạng 4,

Sang ngày thứ 2, cựu binh quê Hải Dương đã có sự nỗ lực để tạo ra bước tiến phi thường ở 2 môn ném đẩy mình vốn yếu, xếp thứ 4 ném lao (55m14), thứ 5 ném đĩa (41m36). Cùng đó, anh cũng về thư 3 ở 110 m rào (15”13) và đạt thông số cao thứ 4 nhảy sào (4m70).

Cú “nước rút” quyết định vươn tới huy chương đã được Huyện tung ra ở cuộc đấu cuối cùng 1.500m. Anh đã thể hiện quyết tâm và sức bền phi thường để cán đích ở vị trí thứ 2, với thông số 4’ 20” 30.

Chung cuộc, Vũ Văn Huyện đạt tổng số 7.775 điểm, xuất sắc đoạt HCĐ, hơn gần 200 điểm so với kỷ lục ĐNÁ mà chính anh tạo lập được tại SEA Games 2009 (7.558 điểm). Thực tế, chỉ cần phấn đấu, tận dụng triệt để hơn nữa, anh đã có thể tranh được HCB, bởi người xếp trên Kim Kun Woo (Hàn Quốc) cũng chỉ hơn đúng 53 điểm. Càng thấy tiếc vì coi như “chấp” hẳn các đối thủ 3 môn ném đẩy mà Huyện cũng chỉ thua nhà quán quân Dmitryi (Kazakhstan) 281 điểm.

 

Chuẩn bị kiểu “nhà nghèo”

box

Nhìn lại quá trình chuẩn bị cho ASIAD của Huyện  mới càng thấy tấm HCĐ của anh là cả 1 kỳ tích mà chỉ có những “siêu nhân” mới làm nổi. Suốt cả năm, Huyện chỉ ăn tập tại Trường ĐH TDTT Từ Sơn, với các điều kiện hạn chế về mọi mặt, chẳng khác gì những VĐV trẻ mới được triệu tập. Có khác chăng là anh được  một chuyên gia giỏi, ông Vadim kèm cặp riêng. Phải tập luyện bằng 10 người khác nhưng Huyện cũng chỉ có chế độ dinh dưỡng 120.000 đồng/ngày, không có thực phẩm thuốc và thuốc chuyên dụng mà thỉnh thoảng mới được cấp ít thuốc bổ sản xuất trong nước.

Trước khi sang Quảng Châu tranh tài, Huyện cũng chỉ một lần bước ra khỏi Từ Sơn để tham dự giải Malaysia mở rộng. Quả thực phải ngã mũ trước nội lực phi phàm của Huyện, đồng thời phát ngán với cách chăm sóc cho các tài năng của ngành thể thao.

Không chỉ với ASIAD 2010 mà với cả TTVN nói chung có  lẽ không tuyển thủ nào phải chịu thiệt thòi như kỷ lục gia ĐNÁ 10 môn phối hợp Vũ Văn Huyện. Và như lời tâm sự rất thật từ chính VĐV này: “Cái món của bọn em ở Việt Nam nó “đặc sản” như vậy, đành phải chấp nhận mà vượt qua thôi”.

 Hà Thảo

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)