cafe24

“14:03: (giờ Anh), trận đấu có cách bắt đầu khá thú vị. Vâng, tôi đang nói về “cách bắt đầu”, vì thật sự nó vẫn chưa diễn ra. Các cầu thủ vẫn đứng trên sân 5 phút vừa qua, trong lúc đó một người đeo kính, hình như là ông lãnh đạo ngân hàng nào đó làm một bài giảng rất dài. Tất nhiên là chẳng ai trong chúng ta hiểu cái gì, vì ông ta đang nói tiếng Việt. Joe Hart trông có vẻ hơi bối rối.

14:06: Bây giờ lại đến một người khác đến từ LĐBĐVN. Ông này cũng đeo kính. Và ông ta bắt đầu nói. Các cầu thủ trong khi đó vẫn đứng như đống vỏ chanh vô dụng trên sân. Chắc phải lâu nữa trận đấu mới có thể bắt đầu.

14:13: Các bạn đoán thử xem, trận đấu vẫn chưa diễn ra. Các cầu thủ và trọng tài được tặng mỗi người một bó hoa, hình như là hoa đỗ quyên, tôi không chắc nữa, có lẽ mẹ tôi biết. Và bây giờ họ lại đứng đó, giữ hoa, trông rất là e thẹn. Đã 13 phút trôi qua và không có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ được bắt đầu sớm.

Anh 09

14:17: Đây rồi! Trận bóng đã bắt đầu. Tôi không biết đống hoa đấy ở đâu rồi nữa. Có lẽ trong thùng rác. Thật là một sự lãng phí tiền bạc. Nhưng dù sao, trận đấu cũng đã diễn ra, và chúng tôi sẽ cập nhật thông tin thường xuyên cho suốt trận đấu…”.

Đây là phần mào đầu trong bài tường thuật về trận đấu giữa ĐTVN và CLB Man City ở Mỹ Đình. Hài hước, đúng kiểu Anh. Nhưng với người Việt thì hơi đau.

15 phút cho những lời lẽ dài dòng và chắc chắn nhiều khán giả trên sân không quan tâm những vị kia nói gì. Họ quan tâm đến trận đấu, họ mất tiền để xem đá bóng chứ không phải để phải nghe những lời diễn văn.

Ở Việt Nam, có một thứ thảm họa gọi là “thảm họa… kính thưa” trong những bài diễn văn khai mạc và “thảm họa phát biểu” trong những sự kiện không nhất thiết phải phát biểu quá dài dòng, quá nhiều người lên phát biểu.

Năm 1996, trong lễ khai mạc Olympic Atlanta, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đọc bài diễn văn dài đúng 15 từ: “Tôi tuyên bố khai mạc Thế vận hội Atlanta, Olympic hiện đại lần thứ XXVI”.

Còn ở ta, những sự kiện thể thao thông thường là phải có lời của BTC, của các nhà tài trợ với những bài phát biểu lôi cả “bề dày lịch sử” doanh nghiệp ra để đọc.

Quay lại bài tường thuật hài hước của BBC về diễn biến trên sân Mỹ Đình. Bạn có thấy quen không? Càng quen nếu bạn là fan của bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” với thủ pháp phim quay chậm slow-motion: Lần lượt quay thật chậm cảm xúc của nhân vật.

Hôm qua, sau trận thua 1-8, nhiều khán giả quay sang hỏi nhau: “Làm thế nào để bóng đá Việt không thua kém đến thế, làm sao để tiến nhanh?”.

Có người nói: “Ôi thần linh ơi. Trước hết hãy loại bỏ những kính thưa, những thủ tục rườm ra, lúc ấy mới nói chuyện nhanh hay chậm”.

SONG AN

Một ngày nọ, lãnh đạo đội bóng tập hợp các cầu thủ, tất nhiên là cả những hậu vệ gắn “đai đen”. Lãnh đạo nói: “Hôm nay chúng ta họp để bàn về dự án chặt… chân. Lần này chặt khá nhiều, những 6.700 cái chân, coi như chỉ tiêu cho các gắng mà thực hiện”.

soccer-photography-tips4-e

Cả đội nhao nhao: “Đang nhiên đang lành sao phải chặt nhiều chân thế? Chặt nhiều quá, các đội khác và khán giả chửi cho”. Lãnh đạo trả lời: “Về chủ trương là chúng ta sẽ chơi thoải mái, chặt những cái chân đã già, cong, có nguy cơ hỏng để khỏi ảnh hưởng tới tình hình chung và cảnh quan ở V.League”.

Một cầu thủ có biệt danh “Cây rìu vàng” giơ tay xin phát biểu: “Chặt chân là nghề của em rồi nhưng em xin hỏi là những cái chân từng khoác áo Đội tuyển, mang nhiều vinh quang về cho Tổ quốc, cống hiến từ thời Chủ tịch Hỷ thì có… chặt không?”. “Đã bảo chủ trương là chặt rồi. Chặt tất, chân ĐTQG hay chân ai đó, lớ xớ là phải chặt ngay”.

“Cả chân cái đám U.19 nữa chứ?”. Lãnh đạo hơi suy nghĩ: “Đám chân này của anh Ba, cũng là một  huyên gia về gỗ. Để có mấy cái chân quý báu này, anh Ba đã chặt mấy ha cao su đó. Thật ra, chân mấy thằng nhỏ U.19 rất ngon, dễ chặt nhưng anh Ba đã xin chỉ thị ở trển rồi. Cấm chặt chém, muốn chặt thì… kin kín thôi”.

“Nghe nói có thư ngỏ về việc chặt chân rồi? Với lại muốn chặt thì cũng phải hỏi ý kiến khán giả”, thêm một ý kiến khác. Lãnh đạo đội bóng bèn trả lời: “Hôm trước có ý kiến rồi nhưng có vị lãnh đạo ở trên ráo riết lắm, bảo là: Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có trồng… chân là phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế bây giờ động đến cái gì, đi hỏi khán giả thì bầu ra lãnh đạo nền bóng đá làm gì? Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý bóng đá. Một cái chân chặt đi cũng phải hỏi dân, trong khi còn rất nhiều việc khác…”.

À hóa ra chính cái ông này hôm trước hỏi về bạo lực trong bóng đá cũng nói là “bạo lực có… văn hóa” đây mà. Trồng… chân đã khó, chặt chân cũng lắm nhiêu khê. Tất nhiên là cũng nhiều người phản đối quyết liệt việc chặt chân, kể cả “chặt thế nào cho có…văn hóa”. Và hình như, người ta đang tính đến phương án bỏ danh hiệu Quả bóng vàng, thay vào đó là danh hiệu Cây rìu vàng, tôn vinh những cầu thủ chặt được nhiều chân nhất.

… Choàng tỉnh giấc, mướt mồ hôi. Hóa ra chuyện “chặt chân” là không có thật. Có lẽ do ảnh hưởng nặng nề vụ chặt cây ở Hà Nội chăng.

Thế thì còn may chán!