Rafael Nadal

Wawrinka từng thắng Nadal ở chung kết Australian Open 2014 và cả tứ kết Rome Masters 2015 ngay trên sân đất nện sở trường của Rafa. Nhưng đó cũng là 2 chiến thắng sau 12 trận thua liên tiếp của tay vợt người Thụy Sĩ mỗi khi chạm trán Nadal và đây là thất bại thứ 13.

Tứ kết Thượng Hải Masters: Nadal “giải khát” với Top 5Không những tiếp tục duy trì hy vọng giành suất dự ATP World Tour Finals dành cho 8 tay vợt xuất sắc nhất mùa giải, Nadal cũng chạm cột mốc 300 trận thắng tại các giải Masters 1000 và là người thứ hai trong lịch sử làm được điều này như Roger Federer. Đáng nói hơn, chiến thắng trước Wawrinka mới là lần đầu tiên sau 17 tháng Nadal đánh bại được một tay vợt trong Top 5 thế giới.

L.N

Đây sẽ là lần thứ 45 Djokovic và Nadal gặp nhau trong mọi giải đấu, nhiều hơn 3 trận so với những cuộc đối đầu của Djokovic và Roger Federer, và tiếp tục là cặp đấu diễn ra nhiều số 1 trong kỷ nguyên Mở. Có thể những cuộc thư hùng đỉnh cao như cách đây 4 năm chưa thể trở lại, nhưng ở bất cứ thời điểm nào, Djokovic gặp Nadal vẫn đem lại cảm xúc khó tả.

Nadal thư hùng “kẻ hủy diệt” Djokovic

“Tôi hạnh phúc khi đã có mặt ở chung kết, và tất nhiên gặp Djokovic là một điều tuyệt vời. Cậu ấy đang có phong độ rất tốt nhưng tôi sẽ nỗ lực để thể hiện thứ tennis hay nhất trong trận chung kết,” Nadal nói sau khi đánh bại tay vợt người Italia Fabio Fognini 7-5, 6-3 ở bán kết China Open.

Nadal không hề nói xã giao, vì Djokovic đang chơi thứ tennis “hủy diệt” và đã thắng tới 28 trận liên tiếp tại China Open trong vòng 4 năm qua. Mặt sân cứng ở Bắc Kinh như thể tiếp thêm sức mạnh cho Djokovic khi mà Nole còn chưa thua quá 5 game trong giải đấu năm nay. Và thực tế trận thắng 6-2, 6-3 trước David Ferrer ở bán kết mới là trận đầu tiên Djokovic để thua tới 3 game trong một trận đấu tại China Open 2015.

Nadal thì chưa gặp bất cứ một hạt giống nào trước khi có mặt ở chung kết China Open, giải đấu mà Rafa chính là tay vợt gần nhất vô địch vào năm 2011 trước khi Djokovic thống trị tại đây từ năm 2012. “Vua đất nện” không quá e ngại mặt sân cứng, nhưng gặp Djokovic ở thời điểm này là một thách thức rất lớn. Ngay đến mặt sân đất nện sở trường, Nadal cũng thua trắng tại Roland Garros mùa giải này chỉ sau 3 set. Và kể từ trận thua Djokovic ở chung kết China Open 2013, Nadal cũng thua thêm 5/6 trận và chỉ thắng được trận chung kết Roland Garros 2014.

Trận chung kết ở Bắc Kinh 2 năm trước có thể coi là bước ngoặt đáng kể trong những cuộc đối đầu giữa Djokovic và Nadal. Khi đó Nole đang bị dư chấn tâm lý sau thất bại trước Rafa tại chung kết US Open và cần tới một đòn bẩy để lấy lại tinh thần. Một cú điện thoại cho huyền thoại Boris Becker đã thay đổi nhiều điều. Djokovic lấy lại vị thế của tay vợt số 1 thế giới và gần như không thể cản nổi. Becker đã đem lại sức sống mới cho Djokovic và biến Nole trở thành một trong những “kẻ hủy diệt” mới trong làng banh nỉ.

Nadal thì vẫn bên cạnh những con người cũ trong ban huấn luyện đã đi theo Rafa từ khi còn nhỏ. Và lần đầu tiên trong sự nghiệp, chính ông chú Toni cũng phải nhắc tới chuyện cần thêm một HLV cho cậu cháu Rafa. Và biết đâu điều đó sẽ xảy ra ngay sau trận chung kết China Open 2015, nếu một lần nữa Nadal lại không thể đánh bại Djokovic?

LY NA

Djokovic và Nadal sẽ gặp nhau lần thứ 45 trong sự nghiệp, nhiều nhất trong kỷ nguyên Mở. Djokovic đã thắng 21 trận, còn Nadal thắng 23 trận. Hai tay vợt gặp nhau 13 lần tại các giải Grand Slam và Nadal thắng tới 9 trận. Nhưng tính trên sân cứng, Djokovic vượt trội với 14 trận thắng trong số 21 trận.

Chung kết China Open 2015 (trực tiếp trên Thể thao TV)
18h30: [1] N. Djokovic – [3] R.Nadal

Lần đầu tiên kể từ năm 2005, Nadal không có bất kỳ một danh hiệu Grand Slam nào trong mùa giải, thậm chí không đi tới bán kết bất cứ giải Grand Slam nào. Nadal cũng không thành công tại giải Masters 1000 nào trong mùa giải dù vẫn đang là kỷ lục gia ở hệ thống giải đấu này với 27 chức vô địch. Đến thời điểm này trong năm 2015, Nadal mới bổ sung vào bảng thành tích 2 danh hiệu ATP 250 và 1 danh hiệu ATP 500.

Đời thay đổi khi ta thay đổi

Đó chắc chắn là sự suy giảm phong độ nghiêm trọng, vì thực tế Nadal không gặp bất cứ chấn thương nào như quá khứ và còn tham dự nhiều giải đấu hơn cả những mùa giải gần đây. Đấy cũng là lý do vì sao lần đầu tiên trong sự nghiệp, ban huấn luyện của Nadal sẽ có thể có thêm một thành viên mới.

“Tôi nghĩ vấn đề này phải hỏi Nadal,” ông chú và là HLV Toni Nadal nói. “Nhưng chúng tôi là một nhóm và tôi là HLV của Rafael mãi mãi, kể từ khi nó mới 3 tuổi và mọi thứ luôn diễn ra tốt đẹp. Mùa giải này Rafael đã trải qua khoảng thời gian không mấy ấn tượng nhưng tôi chắc chắn nó sẽ sớm trở lại. Nếu mùa giải tới Rafael tiếp tục thi đấu không tốt, tôi nghĩ nó sẽ cần phải thay đổi lối chơi hoặc ban huấn luyện.”

Việc thay HLV và sau đó thành công không phải là chuyện hiếm trong làng banh nỉ. Roger Federer đang làm việc với Stefan Edberg, Novak Djokovic hợp tác với Boris Becker và Andy Murray có sự giúp đỡ của Jonas Bjorkman, người thay thế Amelie Mauresmo phải nghỉ để sinh nở, chưa kể trước đó là Ivan Lendl. Cả 3 thành viên của Big Four đều đã thay HLV và sau đó sự nghiệp đều thăng tiến. Liệu Nadal đã đến lúc cần phải thay đổi.

“Tôi nghĩ mình vẫn đang làm việc tốt. Tôi có động lực để chinh phục những thử thách phía trước và vẫn còn cơ hội để tôi vượt qua thời điểm này,” Nadal nói.

Nhưng nếu có quyết định mời thêm HLV khác, thì người có ảnh hưởng lớn nhất là ông chú Toni. Kể từ khi phát hiện ra tài năng thiên bẩm của cậu cháu, Toni đã hướng Nadal tới với quần vợt với sự khổ luyện trên sân tập. Đội ngũ huấn luyện mà Toni gây dựng nên đã giúp Nadal gặp hái được hàng loạt thành công.
Nhưng bây giờ có thể là thời điểm để Nadal hướng tới một sự đổi mới sau một năm tồi tệ.

Ly Na

Mùa giải này Nadal đã vô địch 3 giải ATP 250 Argentina Open và Stuttgart Open, trước khi đăng quang tại giải ATP 500 Hamburg Open. Hiện tại Nadal đã có 67 danh hiệu và trong số đó là 14 Grand Slam.

Rafael Nadal đang tham dự giải ATP China Open ở Bắc Kinh và mỗi khi Rafa bước ra đường, có khoảng 15 vệ sĩ tháp tùng mỗi bước chân của tay vợt người Tây Ban Nha. Có lẽ hiếm sự kiện nào Nadal xuất hiện lại phải cần nhiều người bảo vệ đến như vậy, vì thông thường ở các giải đấu khác, Rafa thường chỉ đi cùng ban huấn luyện, thậm chí đi một mình ra phố.

Ám ảnh từ nhát dao oan nghiệt

Nhưng ở Trung Quốc thì khác. Đã 3 năm qua, kể từ khi Roger Federer nhận một lời đe dọa nặc danh sẽ “lấy máu” của FedEx khi tay vợt người Thụy Sĩ tham dự giải Masters 1000 ở Thượng Hải năm 2012, nước chủ nhà đã tăng cường các biện pháp an ninh tối đa để bảo vệ các tay vợt đến tham dự các giải đấu. Tất nhiên, dịch vụ “VIP” này chỉ dành cho những tay vợt hàng đầu thế giới, những người không tiếc tiền để bảo vệ bản thân trước những kẻ xấu. Còn những tay vợt thường thường bậc trung, đến việc lo ăn ở và tập luyện còn khó khăn thì không thể thuê vệ sĩ 24/24 giờ trong vài ngày thi đấu.

Nadal, Federer hay nhiều tay vợt nổi tiếng khác không hề lo xa. Vì những vận động viên thể thao giàu có luôn là một trong những mục tiêu của những kẻ bắt cóc tống tiền hoặc khủng bố. Hoặc biết đâu, một kẻ hâm mộ phát cuồng vì Nadal lại muốn ám hại Federer cũng không biết chừng.

Quần vợt thế giới từng chứng kiến vụ việc tương tự và vẫn là nỗi ám ảnh với làng banh nỉ. Năm 1993, tại trận đấu tại giải Hamburg dành cho các tay vợt nữ giữa Monica Seles và Magdalena Maleeva, một kẻ đã lẻn xuống sân và dùng dao đâm vào vai của Seles. Vết đâm chỉ sâu 1,5 cm và không ảnh hưởng đến tính mạng của Seles nhưng đã phá hỏng sự nghiệp của một trong những tay vợt vĩ đại nhất trong lịch sử.

Kẻ thủ ác ấy có tên là Guenter Parche, vốn là một “Stalker” (kẻ cuồng si thần tượng) của huyền thoại Steffi Graf đến mức bệnh hoạn. Khi Seles nổi lên trở thành một thế lực mới của quần vợt nữ và soán ngôi Graf, Parche đã lập kế hoạch loại bỏ Seles để Graf dễ bề thống trị quần vợt thế giới. Trước khi bị Parche đâm vào vai, Seles đã có 8 Grand Slam dù mới chỉ 19 tuổi và chỉ còn kém Graf, vốn hơn Seles 4 tuổi, có 3 danh hiệu Grand Slam. Nhưng kể từ khi bị chấn động tâm lý nặng nề sau vụ việc ấy, Seles mất một thời gian mới có thể trở lại thi đấu và chỉ có thêm 1 Grand Slam vào năm 1996. Còn Graf không còn đối thủ xứng tầm đã có thêm 11 Grand Slam và hiện tại vẫn giữ kỷ lục số Grand Slam trong kỷ nguyên Mở.

Câu chuyện bi thảm của Seles vẫn luôn là lời cảnh báo với mọi tay vợt. Và nếu Nadal hay Federer có lo xa đến mức phải thuê hàng chục vệ sĩ xung quanh thì cũng không phải là chuyện quá ngạc nhiên.

Ly Na

Monica Seles là tay vợt trẻ nhất trong kỷ nguyên Mở vô địch Roland Garros khi mới 16 tuổi 6 tháng vào năm 1990. Khi mới 19 tuổi, Seles đã giành tới 9 Grand Slam và chưa một tay vợt nào trong lịch sử có thể lặp lại kỳ tích ấy.    

Đây là lần hiếm hoi Nole và Rafa cùng trên một chuyên cơ đi dự giải đấu. Nhưng có lẽ nếu đối đầu ở trên sân, hai tay vợt sẽ khó có thể vui vẻ như những người bạn như thế này. Giải China Open là sự kiện mà Djokovic đã 5 lần vô địch, trong đó có 3 năm liên tiếp gần đây. Thậm chí Nole cũng đánh bại Rafa trong trận chung kết China Open 2013.

Djokovic và Nadal cùng bay tới Bắc KinhNadal từng vô địch China Open 2005 khi mới 19 tuổi nhưng không “có duyên” tại Trung Quốc như Djokovic. Tính đến thời điểm này Nole đã có 8 danh hiệu tại quốc gia này. Bên cạnh 5 chức vô địch China Open còn có 2 danh hiệu Thượng Hải Masters và 1 danh hiệu Masters Cup, tiền thân của ATP World Tour Finals hiện tại, vào năm 2008.

LY NA

Máy quay đã đi theo Rafael Nadal tới khi Rafa khuất bóng sau cánh cửa phòng thay đồ. Khuôn mặt và ánh mắt thất vọng tới cùng cực là hình ảnh hiếm thấy của Nadal, ngay cả khi ở trong giai đoạn khủng hoảng nhất sự nghiệp trong quá khứ. Nhưng nó càng phản ảnh rõ ràng rằng, Nadal ở thời điểm này còn sa sút kinh khủng hơn và không có lối thoát. Đừng nói là Novak Djokovic, Roger Federer hay Andy Murray, ngay cả những đối thủ nằm ngoài “Big 4” và thậm chí ngoài Top 20 như Fabio Fognini cũng trở thành “khắc tinh” của Nadal.

Thế giới không Nadal

Mùa giải này Fognini 2 lần đánh bại Nadal trên sân đất nện và tay vợt người Italia đã chứng minh rằng đó không chỉ là may mắn. Lối chơi có phần hoang dã và bất cần của Fognini hóa ra lại là chìa khóa để tay vợt số 32 thế giới thực hiện cuộc lật đổ không tưởng sau 5 set đấu 3-6, 4-6, 6-4, 6-3, 6-4 trước Nadal khi đồng hồ tại New York là 1 giờ 27 phút sáng.

Nói là “không tưởng”  vì trong cả sự nghiệp của Nadal, tay vợt người Tây Ban Nha đã toàn thắng cả 151 trận đấu khi dẫn trước 2 set. Nhưng kỷ lục ấy cuối cùng đã bị chặn lại bởi Fognini trong một ngày mà Nadal đối mặt với một đối thủ thi đấu như “lên đồng”. Thực tế Nadal sau khi dẫn trước 2 set còn có break trước và dẫn 3-1 trong set 3. Nhưng từ thời điểm ấy Fognini lột xác trở thành một tay vợt nguy hiểm hơn bao giờ hết với những đường bóng nặng và sâu để dồn ép Nadal ở cuối sân. Với 70 điểm winners, so với 30 của Nadal, Fognini chấp nhận rủi ro với 57 lỗi tự đánh hỏng, so với 18 của Rafa. Nhưng kết quả là tay vợt 28 tuổi lần đầu tiên đi tới vòng 4 US Open sau 8 năm liên tiếp dự giải đấu.

Với Nadal, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2004, Rafa không có ít nhất 1 danh hiệu Grand Slam trong mùa giải. Ngay cả thành trì tưởng như là bất khả xâm phạm như mặt sân đất nện ở Roland Garros, Nadal cũng không thể giữ được, thì  có lẽ những thất bại sớm tại Wimbledon và US Open không còn là điều quá ngạc nhiên.

Chưa biết Nadal sẽ giữ được vị trí số 8 thế giới hay sẽ tiếp tục tụt sâu hơn nữa trên bảng xếp hạng ATP sau khi mọi tay vợt kết thúc hành trình tại US Open. Nhưng có một thực tế hiển hiện, bây giờ Nadal sẽ phải chiến đấu để giành một suất dự ATP World Tour Finals, giải đấu dành cho 8 tay vợt xuất sắc nhất cuối mùa giải. Sẽ là một sự tiếc nuối rất lớn nếu Nadal vắng bóng ở sự kiện dành cho những người hay nhất trong mùa giải.

Thế giới không có Nadal là sự mất mát khó có thể thay thế!

Ly Na

Lần đầu tiên sau 151 trận thắng liên tiếp khi đã thắng 2 set đầu tiên tại các giải Grand Slam, Nadal mới để đối thủ lật ngược tình thế sau 5 set đấu. Trước đó Fognini đã thua 17 trận liên tiếp trước các tay vợt trong Top 10 khi gặp nhau trên sân cứng.

 

Mùa giải này Rafael Nadal thi đấu không tốt và nhận không ít thất bại trước những đối thủ không phải ở Top đầu thế giới. Nhưng không có ai lại đánh bại Nadal tới 2 lần như Fabio Fognini. Tay vợt người Italia hạ gục Nadal ở bán kết Rio Open sau 3 set đấu và tiếp đó là vòng 3 Barcelona Open chỉ sau 2 set. Đó là 2 giải đấu ATP 500 và cùng diễn ra trên mặt sân đất nện sở trường của Nadal, vậy mà “Vua đất nện” phải muối mặt rời sân với tư cách là kẻ thất bại.

Gã si tình không sợ Nadal

Không như nhiều tay vợt khác, Fognini chẳng ngán đối thủ nào ngay cả khi đó là Nadal, tay vợt từng gieo rắc bao nỗi kinh hoàng trước nhiều đối thủ trên mặt sân đất nện. Phong thái ngang tàng đến ngạo mạn cùng tính cách có phần “hoang dã”, Fognini bước vào sân đấu để “chơi” chứ không phải chiến đấu. Trong một ngày tay vợt người Italia có thể thua đối thủ nằm trong Top 500, nhưng ngày khác lại có thể đánh bại những tay vợt trong Top 10. Nadal đen đủi khi rơi vào ngày Fognini thăng hoa nhất!

Ngổ ngáo bao nhiêu trên sân đấu nhưng Fognini lại là anh chàng si tình ngoài đời. Bạn gái của Fognini là Flavia Pennetta, tay vợt hơn tới 5 tuổi, từng trải trên tình trường như thế, nhưng cũng phải ngã gục trước “đàn em”. Họ đã yêu nhau được vài năm và vẫn quấn quít mỗi khi không phải thi đấu. Sự nghiệp của Fognini cũng thay đổi kể từ khi yêu Pennetta, khi cùng với người đồng hương Simone Bolelli trở thành đôi vợt nam đầu tiên của Italia trong kỷ nguyên Mở vô địch Grand Slam tại Australian Open 2015.

Sau 2 thất bại trước Fognini, cuối cùng Nadal cũng có 1 trận thắng tại giải Hamburg, cũng là một sự kiện ATP 500 trên mặt sân đất nện. Đáng kể hơn khi đây là trận chung kết và khiến Fognini chưa thể có danh hiệu đầu tiên trong năm 2015 và là chức vô địch thứ 4 trong sự nghiệp. Nhưng Fognini không quá buồn. Tay vợt sinh năm 1987 nói rằng mỗi lần gặp Nadal là một thử thách thú vị với bất cứ ai. Thua thì cũng chẳng sao mà thắng thì đúng là một chiến tích. Nên không ngạc nhiên khi mỗi lần gặp Nadal là Fognini lại chơi hay xuất thần.

Trong 7 lần gặp Nadal, Fognini thua tới 5 trận. Nhưng tính riêng trong năm 2015, tay vợt số 32 thế giới mới là người nhỉnh hơn. Vậy nên bây giờ nếu có thêm một chiến thắng trước Rafa, có lẽ đó không còn là chuyện quá bất ngờ ở thời điểm này.

LY NA

Từ lâu Rafael Nadal đã công khai không thích mặt sân cứng. Rafa cho rằng mặt sân này là tác nhân gây ra chấn thương cho các tay vợt và là yếu tố khiến sự nghiệp của tay vợt người Tây Ban Nha trải qua nhiều sóng gió. Nếu không mất vài năm chấn thương hành hạ, chưa biết chừng Nadal có thể bắt kịp con số 17 Grand Slam của Roger Federer. Nhưng nói gì thì nói, mặt sân cứng vẫn chiếm đa số trong mùa giải và Nadal buộc phải học cách “yêu” mặt sân này bao năm qua.

Khi Nadal “yêu” sân cứng

Giai đoạn cuối mùa giải quả thực là lúc mệt mỏi nhất với Nadal, mẫu tay vợt sử dụng nhiều thể lực khi thi đấu. Liên tiếp những giải đấu trên mặt sân cứng kéo dài nhiều tuần và phải đụng độ với những đối thủ hàng đầu thế giới khiến Rafa 2 lần trong 5 năm qua đã phải rút lui khỏi giải Grand Slam cuối cùng trong mùa giải. Thế nên không ngạc nhiên khi Nadal luôn coi US Open là Grand Slam khó khăn nhất đối với bản thân.

Nhưng điều đó không có nghĩa Nadal không biết cách tỏa sáng trên mặt sân cứng ở nước Mỹ. Năm 2013, Nadal khiến cho những kẻ từng mỉa mai  “Vua đất nện” sợ sân cứng phải im miệng khi thâu tóm cả Rogers Cup và Cincinnati Masters, trước khi hạ nốt cả Novak Djokovic để lần thứ 2 vô địch US Open. Vậy nên tính ra, chiến thắng trước Borna Coric tại vòng 1 US Open 2015 đã là trận thắng thứ 21 trong 22 trận gần nhất của Nadal tại giải Grand Slam cuối cùng trong năm. Và Rafa chỉ thua đúng trận chung kết năm 2011 trước Djokovic.

Chiến thắng trước tay vợt 18 tuổi Coric ở vòng 1 chưa nói lên được nhiều điều, nhưng lại là sự khích lệ rất lớn với Nadal. Đây là đối thủ đang có sự tiến bộ vượt bậc trong mùa giải này, và cũng từng thắng Nadal trong lần gặp nhau duy nhất tại giải Basel năm ngoái. Rafa biết rõ tố chất của cậu bé này và thậm chí còn mời Coric tập luyện trong vài tháng trước mùa giải. Nhưng trên sân đấu không có sự nhường nhịn. Nadal trình diễn những kỹ năng không phải tốt nhất, nhưng là đủ để vượt qua vòng 1 US Open suôn sẻ sau 4 set đấu 6-3, 6-2, 4-6 và 6-4.

Hôm nay Nadal chỉ phải gặp tay vợt người Argentina Diego Schwartzman hạng 74 thế giới. Đó sẽ lại là một cơ hội nữa để Rafa có thêm cảm giác và tình yêu với mặt sân tại USTA Billie Jean King National Tennis Center. Dù sao, thử thách lớn nhất còn ở phía trước là Djokovic ở tứ kết và những vòng đầu tiên là cơ hội để Nadal mài sắc vũ khí của mình.

LY NA