Café 24h: Chống tụt hậu bằng thể thao học đường

Có một nỗi đau thế này, sau một loạt những cố gắng của bóng đá Việt Nam (nhưng sau đó thất bại), đã có NHM tỏ ra mệt mỏi chốt một câu nghe lạnh người: Bóng đá không phù hợp với người Việt Nam.

Nói như thế chẳng khác nào “ám” con nhà người ta rằng: “Nhà này không phù hợp với việc… thi Đại học”. Thời buổi này, nói thế là xúc phạm nhau.

Những thất bại liên tiếp khiến tất cả mất tự tin, cho dù điều kiện quan trọng nhất để phát triển bóng đá là NHM thì chúng ta đang có. Không dễ để cả triệu người cùng ngồi xem hành trình thi đấu của lứa U.19. Hoặc hình ảnh CĐV Việt Nam đứng chờ với cờ đỏ sao vàng ở Đài Loan (Trung Quốc) đón tiếp thầy trò Miura cho thấy chúng ta không thiếu khát vọng.

Nhưng làm thế nào để bay cao?

Café 24h: Chống tụt hậu bằng thể thao học đườngĐối với thế giới, thể lực người châu Á kém nhất. Đối với châu Á thì thể lực người khu vực ĐNÁ kém nhất. Trong đó, do di chứng của nhiều năm chiến tranh, thể hình và thể lực của người Việt vẫn đang khiến nhà chức trách Việt Nam đau đầu khi chúng ta thấp bé, nhẹ cân hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Vậy thì chỉ có thể nhìn vào… Tây Ban Nha để phấn đấu. Một đội hình không nhiều cầu thủ cao to nhưng vẫn lên đỉnh thế giới bằng kỹ, chiến thuật phù hợp.

Nhưng để có kỹ chiến thuật phù hợp thì phải có con người đầy đủ kỹ năng. Điều đáng mừng là hiện nay nhiều nơi đào tạo bóng đá dài hạn, kiểu Học viện HAGL, PVF, Viettel, Nutifood… nhưng về căn bản những mô hình này vẫn thiếu ổn định.

Ai cũng hiểu rằng cách làm tốt nhất vẫn là phải phát động phong trào bóng đá rộng khắp ở các cấp bắt đầu từ bóng đá học đường, điều đó tốt hơn là phụ thuộc vào một đơn vị.

Nhưng ai có thể đảm bảo một chiến lực quy mô đòi hỏi sự chung tay của cả Bộ GD&ĐT lẫn Bộ VHTT&DL?
Lại so sánh với Thái Lan. Không chỉ bóng đá, nhiều môn thể thao của Việt Nam đang tụt hậu rất xa: Bóng chuyền, Bóng bàn, Taekwondo…

Thái Lan lấy đâu ra nhân tài nhiều thế? Xin thưa là từ thể thao học đường. Đây không phải là vấn đề mới nhưng thử đánh giá lại: Thể thao học đường, bóng đá học đường của Việt Nam thế nào? Gần như là một số 0 tròn trĩnh.

Nó giống như phần đầu của bài viết khi ai đó bị nhận xét rằng “không phù hợp để thi Đại học” là có thể “đổ máu”.

Giáo dục của Việt Nam là thứ giáo dục hướng đến tranh đua, thi cử chứ không phải là giáo dục để có những con người toàn diện. Vì thế, hoạt động thể chất ở trường học là rất hời hợt, không tác dụng nếu như không nói là phản khoa học (đưa thể dục vào những tiết học cuối cùng trong ngày).

Than vãn về thể thao Việt Nam không phát triển hoặc chúng ta đang có thứ bóng đá “không chịu phát triển” chẳng giải quyết được gì khi chúng ta chưa định lượng được một cách cụ thể: Để có một ĐT U.19 mạnh cần bao nhiêu trường PTCS, PTTH phát triển môn bóng đá, cần bao nhiêu trung tâm, địa phương cùng làm bóng đá.

Một mảnh đất làm sân bóng cho các em còn qua quá nhiều khâu xét duyệt thì nói chuyện bóng đá học đường vẫn còn xa vời.

Vậy thì bao giờ mới bằng được Thái Lan?

Song An

Bóng đá Thái Lan: Chắc chắn ngay từ nền móng

Fan page Thethao24h

Mã an ninh

Chủ Tỷ số Khách
13' Union Berlin 0 - 1 Nürnberg
13' MSV Duisburg 0 - 0 Freiburg
Xem thêm

VTVCab_rgb

 

338x282-sonparis

 

adv4

Thể Thao 24 TV (http://thethao24.tv)

tra-xanh-c2

 

VTVPlay1

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Vũ Quang Huy

Giấy phép số 91/GP-TTDT do bộ thông tin & truyền thông cấp ngày 09-05-2011

Địa chỉ tòa soạn: 65 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Địa chỉ liên lạc: 79 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 32669666 - Fax: (04) 39429189

Email: baothethao24h@sport24h.com.vn

Powered by Netlink Tech