HLV Lưu Danh Minh

Chuyện chiếc áo cho… trong quần

Trước, trong và sau trận đấu, tuyệt đối không thấy có việc các cầu thủ nhí 10-12 tuổi ở thành phố Shizuoka (Nhật Bản) mắt trước mắt sau kéo áo ra khỏi quần cho người thoải mái và tiện… lau mồ hôi, như tình trạng phổ biến ở Việt Nam – từ sân chơi V.League đến các giải đấu trẻ.

ĐT U.13 bóng đá học đường Yamaha 2015 du đấu tại Nhật Bản: Học hỏi... đội thua
Bài học từ trang phục…

Đơn giản bởi vì ngay từ 6-8 tuổi, dù chỉ là đội bóng cấp trường, các cầu thủ nhí Nhật Bản đã được rèn thói quen này nói riêng cũng như quản lý trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, thi đấu nói chung.

ĐT U.13 bóng đá học đường Yamaha 2015 du đấu tại Nhật Bản: Học hỏi... đội thua
… đến từng chai nước uống.

Chiều qua, nhìn các học trò của HLV Watanabe Ken (người được nhiều em nhỏ và phụ huynh Việt Nam nhớ mặt biết tên) bình nước của ai người nấy uống, giày tất để gọn gàng ngăn nắp và đá xong ngồi lại sân say sưa nghe thầy giảng giải, rút kinh nghiệm đến tận 30 phút là đủ thấy nếu không tiếp tục theo bóng đá chuyên nghiệp, các em nhỏ này cũng tự biết cách sắp xếp cuộc sống của mình một cách hợp lý, hiệu quả.

“Không có thầy Nabe cũng phải sang chào”

Trở lại với diễn biến trận giao hữu chiều qua với U12 Azul Claro Mist, Ông Hoàng Hà, Giám đốc Marketing toàn quốc Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trưởng đoàn ĐT U.13 bóng đá học đường Yamaha 2015 và HLV Nguyễn Huy Hoàng liên tục phải lắc đầu trước các pha xử lý cá nhân của các cầu thủ nhà trong hiệp 1. Dù thể hình thể lực nhỉnh hơn nhưng do chủ quan, hời hợt trong nhiều đường bóng mà các cầu thủ ĐT U13 bóng đá học đường Yamaha đã bất lực trước đối thủ thấp hơn mình một cái đầu.

Thậm chí, HLV trưởng Lưu Danh Minh – vốn là ông thầy rất ít khi phê bình học trò – cũng phải hò hét liên hồi, thậm chí có thời điểm phát cáu.

Trên sân, người ta nghe thấy tiếng ông HLV Lưu Danh Minh hét rất to: “Tài ơi, đơn giản thôi”, “Bỏ cái tay chống nạnh ra”, “An ơi, lùi về ngay”, “Thông ơi, cầm bóng chuyển hướng ngay”, “Trọng ơi, xử lý sớm ra biên, không rê dắt thế đâu”… Thậm chí là gay gắt hơn: “Trung vệ đá kiểu gì thế”, “Thông, con quay mặt lại đây xem nào. Đã nhắc chuyển hướng nhanh hoặc hơn thân người là tạt ngay, mà sao không làm?”…

Giờ giải lao giữa 2 hiệp, ông Minh dặn dò cả đội: “Các con thấy đội bạn gồm toàn các em nhưng phối hợp, giữ cự ly đội hình rất tốt, đúng không? Tại sao sáng nay chúng ta đá được đúng sức mình, còn chiều nay nghĩ đá với các em mà ăn được người ta dễ à? Cả đội phải chơi 1-2, 1-2 chuyển hướng nhanh, không ham rê dắt”.

Khi một cầu thủ được rút ra sân, BHL yêu cầu sang chào đội khách. Cầu thủ này cũng khá hồn nhiên khi trả lời: “Con không thầy thấy Nabe (tên thân mật các em nhỏ Festival và Trại hè bóng đá Yamaha gọi HLV Watanabe Ken – NV) đâu”. Ngay lập tức, HLV Lưu Danh Minh: “Không có ai ở BHL con cũng phải sang. Không có thầy Nabe thì con chào các bạn, các em”.

Với sự quyết tâm nắn chỉnh của cả thầy và trò như thế, ĐT U13 bóng đá học đường Yamaha đã thể hiện được năng lực và rồi thắng các đối thủ đàn em khá dễ dàng trong hiệp 2.

LIÊN NHI (từ Nhật Bản)

Sáng nay (19/08), ĐT U13 bóng đá học đường Yamaha sẽ có trận giao hữu cuối, gặp U14 Azul Claro Izu.

“Ngay từ khi đảm nhận cương vị HLV trưởng của đội tuyển U13 bóng đá học đường Yamaha, tôi cùng các HLV Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Tiến đã xác định những khó khăn sẽ gặp phải trong lần tập trung cho chuyến du đấu Nhật Bản lần này là các em chỉ mới lần đầu được chơi cùng nhau, bên cạnh đó là việc chuyển từ thi đấu sân 7 quen thuộc sang sân 11 rộng hơn, đòi hỏi cảm giác sân và tư duy chơi bóng khá xa lạ.

HLV Lưu Danh Minh
HLV Lưu Danh Minh

Nhưng rất may mắn là sau buổi tập đầu thực sự bỡ ngỡ, buổi thứ 2 quen dần, và đến hôm nay là ngày thứ 3, các con đã tiếp thu rất nhanh, hoàn thành tốt chiến thuật Ban huấn luyện đề ra, bắt đầu bắt nhịp với cảm giác sân và tư duy chơi bóng mới, đảm bảo được thể lực khi phải di chuyển trên sân rộng, và vẫn thể hiện được rất tốt những kỹ năng vốn có của mình.

Theo cảm nhận của bản thân tôi, môi trường học đường là lợi thế để các con nhanh chóng hòa đồng, gắn bó với nhau trong sinh hoạt hàng ngày và hiểu nhau trên sân rất nhanh. Bên cạnh đấy, việc tiếp thu và thể hiện những chỉ đạo, bài tập, chiến thuật là rất trôi chảy. Trong trận đấu hôm nay, điều làm chúng tôi hài lòng nhất không phải là tỷ số mà là cách các con định hình được lối chơi, có được sự gắn kết giữa các tuyến, mở rộng tầm quan sát, cũng như di chuyển hợp lý trên sân.

Đội tuyển U13 bóng đá học đường Yamaha 2015.
Đội tuyển U13 bóng đá học đường Yamaha 2015.

Trong chuyến du đấu tại Nhật Bản sắp tới, thành tích không phải là điều toàn đội phải quá quan tâm, thay vào đó là việc xác định học tập tư duy bóng đá của các đội bóng trẻ Nhật Bản. Theo tôi biết, các cầu thủ nhí của Nhật Bản đã quen với việc chơi bóng trên sân rộng từ rất lâu, nên Ban huấn luyện yêu cầu các con nỗ lực học hỏi và bổ sung niềm đam mê, khát vọng được chơi bóng.

Bóng đá học đường với những giải đấu – ngày hội như Festival bóng đá học đường Yamaha là cái nôi rất tốt cho việc phát hiện những tài năng bóng đá trong môi trường học đường. Tuy nhiên, để các em tiếp tục theo con đường chuyên nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Gia đình là một yếu tố then chốt, sự ủng hộ của gia đình là nền tảng vững chắc nhất cho các con “bật nhảy”.

Pha ghi bàn nâng tỷ số lên 3-1
Pha ghi bàn nâng tỷ số lên 3-1

Việc học tập, sinh hoạt ở những địa phương có phong trào bóng đá tốt, với những trung tâm đào tạo uy tín cũng là một lợi thế không nhỏ. Trong thành phần của đội tuyển U13 bóng đá, có một vài em sở hữu rất nhiều lợi thế khi có sự ủng hộ của gia đình, năng khiếu và môi trường phát triển tốt. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để cùng các em biến ước mơ thành hiện thực”.

TIÊN LÂM (ghi)