Barca

Tháng 11 năm ngoái, Real Madrid đã ký một hợp đồng tài trợ béo bở với Ngân hàng Quốc gia Abu Dhabi.

Trước đó 3 năm, Quỹ đầu tư thể thao Qatar trở thành cổ đông chính của PSG và giờ trở thành cổ đông duy nhất của CLB Paris, giúp họ trở thành đội bóng giầu nhất tại Pháp và nằm trong tốp đầu thế giới.

Premier League một mình một lãnh địa
Man Utd đang là thương hiệu hấp dẫn nhất .

Barca từng kiên quyết từ chối tên nhà tài trợ trên áo đấu nổi tiếng của mình, nhưng cuối cùng cũng không thể đi ngược lại xu hướng toàn cầu hoá của bóng đá thế kỷ 21 với bản hợp đồng tài trợ từ Hãng hàng không Qatar.

Tuy nhiên, Real Madrid, PSG, Barca hay Bayern với hợp đồng tài trợ từ Deutsche Telekom trị giá 30 triệu euro/năm vừa mới gia hạn cũng không thể giúp cán cân tài chính giữa bóng đá châu Âu và Premier League giảm bớt chênh lệch.

Trong khi số liệu về thu nhập từ tài trợ của mùa 2015/16 chưa được công bố, tạm nhìn lại mùa 2014/15 để thấy các CLB Premier League ở đâu so với phần còn lại. Từ dữ liệu thu thập qua 1.179 thoả thuận của các CLB từ Premier League, Bundesliga, La Liga, Serie A, Ligue 1 và Eredivisie (giải VĐQG Hà Lan), giải đấu cao nhất xứ sở Sương mù có thu nhập từ tài trợ cao nhất, 460 triệu euro. Bundesliga của Đức xếp thứ 2 với số tiền 313 triệu euro và La Liga xếp thứ 3 với 233 triệu euro.

Và trong 460 triệu euro tiền tài trợ của Premier League, riêng của Man Utd đã là 146 triệu euro, chưa bao gồm hợp đồng tài trợ với Nike (thay thế bằng Adidas từ mùa này với giá trị 96 triệu euro/mùa). Con số cho biết Man Utd kiếm từ tài trợ nhiều hơn đội thứ 2 là Barca tới gần 40 triệu euro (107 triệu euro) và nhiều hơn 95 lần so với Burnley, CLB đang chơi tại Championship.

Tác giả của bản báo cáo, Simon Rines, giải thích lý do vì sao Man Utd vẫn thu hút các nhà tài trợ hàng đầu thế giới: “Man Utd đã xác định tài trợ là nguồn doanh thu chính trong việc cạnh tranh với Real Madrid, Barca và Bayern vốn có tổng doanh thu cao hơn. Vì các CLB Anh sở hữu một lượng CĐV khắp toàn cầu lớn hơn, một phần là kết quả đến từ sự thành công của thương hiệu Premier League, đặc biệt tại châu Á, nơi có lượng CĐV lớn nhất”

“Ngoài thoả thuận với Chevrolet trị giá 61 triệu euro mỗi năm, Man Utd có một thoả thuận lớn thứ 2 với Aon, trước tài trợ áo đấu nhưng giờ là đối tác trên sân tập. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là việc CLB thực hiện chiến lược bán bản quyền trong từng lãnh thổ hoặc khu vực riêng. Ví dụ như Thái Lan hay Việt Nam mua quyền tài trợ cho CLB với thương hiệu không được xuất hiện bên ngoài lãnh thổ quốc gia đó. Barca, Man City, Arsenal, Chelsea và Liverpool đang theo mô hình này nhưng chưa thành công được như Man Utd”.

Hiển Trần

Tuy nhiên, theo thống kê của Opta, Messi chỉ dẫn đầu về… rê dắt ở mùa giải năm nay. Trong 6 trận tại La Liga (tính cả một lần dự bị và 10 phút trước khi chấn thương), tiền đạo người Argentina thực hiện thành công 39 lần qua người. Tính ra, cứ 10 phút, anh rê qua một đối thủ và nếu tính cả mùa giải, con số này là 342 lần.

Barca - Real Madrid: Những siêu sao đã ở đâu?Trong khi đó, Ronaldo dẫn đầu về sút bóng với trung bình 8 cú sút/trận, tổng cộng là 47 cú sút. Mặc dù vậy thì sau 7 trận đấu, cầu thủ người Bồ Đào Nha mới ghi được 5 bàn thắng.

Như vậy, trong lúc Lewandowski ít nhất cũng không có đối thủ trong chuyện ghi bàn, đây là những gì Messi và Ronaldo làm được để tất cả phải nhắc về họ. Để so sánh, David Silva của Man City đang dẫn đầu về kiến tạo với 6 đường chuyền thành bàn, trên Douglas Costa (Bayern Munich) và Wes Hoolahan (Norwich). Còn về chuyền bóng, số 1 là Santi Cazorla của Arsenal. Tuy chuyền ít hơn Marco Verratti của PSG (721) nhưng tiền vệ người Tây Ban Nha chuyền bóng thành công hơn bên phần sân đối phương (413). Trong khi đó, chuyền bóng chính xác với tỷ lệ 94,3% là Toni Kroos của Real Madrid.

Hay về sút phạt, Willian của Chelsea hiện dẫn đầu với 4 bàn thắng nếu tính ở Champions League. Riêng ở Premier League, anh có 2 bàn, bằng với Christian Eriksen (Tottenham) và Miralem Pjanic (Roma).

Phạm Hưng

Thủ môn hiệu quả nhất là Timo Horn của Cologne với 41 lần cản phá thành công trong 8 trận, nhiều hơn bất cứ thủ môn nào ở châu Âu.

Hiện tại, Barca hiểu rằng họ cần phải gấp rút bổ sung thêm nhiều cầu thủ trên mọi tuyến sau khi bị án phạt của FIFA hành hạ, trong đó hàng tiền đạo là một trong những ưu tiên lớn nhất. Hè vừa qua, Barca đã để mất Pedro vào tay Chelsea, nên việc tìm được người thay thế là nhiệm vụ quan trọng để họ duy trì được thành công như ở mùa giải trước. Trước đó, Barca đã nhắm cựu cầu thủ của họ là Nolito, chân sút hiện đang khoác áo Celta Vigo, nhưng sau đó quyết định bỏ cuộc và chuyển sang người có triển vọng hơn nhiều là Aubameyang.

Barca vung tiền săn Aubameyang

Aubameyang, 26 tuổi, được đánh giá là một trong những tiền đạo lợi hại nhất châu Âu trong khoảng 2 năm trở lại đây với khả năng săn bàn rất toàn diện. Tại Bundesliga mùa này, Aubameyang ghi được 10 bàn chỉ sau 8 lần ra sân. Tính từ lúc bắt đầu gia nhập Dortmund vào năm 2013, hiệu suất ghi bàn của ngôi sao người Gabon khá ấn tượng, với 40 bàn thắng sau 60 trận. Điều này giúp Aubameyang lọt vào tầm ngắm của rất nhiều CLB lớn ở châu Âu như Arsenal, Liverpool và Real Madrid. Hồi mùa hè vừa qua, Aubameyang liên tục bị chèo kéo nhưng rốt cục, anh quyết định ở lại Dortmund.

Mặc dù Aubameyang vẫn còn hợp đồng với Dortmund đến năm 2020 nhưng Barca tin rằng với sức hút của mình, họ vẫn có thể cám dỗ được tiền đạo này. Barca đang sở hữu bộ 3 tấn công lợi hại MSN (Messi, Suarez, Neymar), nhưng họ vẫn cần thêm một tiền đạo nữa để dự phòng và Aubameyang là cầu thủ thích hợp nhất. Để có được sự phục vụ của cầu thủ này, Barca sẽ phải bỏ ra khoảng 35 triệu bảng, tương ứng với điều khoản giải phóng hợp đồng của ngôi sao người Gabon với Dortmund.

Hồ Hải

Vì chúng đua nhau ăn. Giữa chúng có một sự cạnh tranh, đôi khi như sự hờn ghen chứng kiến kẻ khác ăn mà kẻ còn lại phải… bóp miệng, và đôi khi cũng chỉ là sự kích thích tâm lý theo quy luật mang tính bầy đàn.

Đó là lý do giải thích, kẻ cô đơn trên đường đua không thể là kẻ mạnh nhất. Anh ta cần một đối thủ, cần một kẻ bám theo (hoặc vượt lên) để khẳng định giới hạn sức mạnh tối đa. Tóm lại, sự tồn tại của một đối thủ cũng đồng nghĩa với động lực và hưng phấn với người kia.

Tại Messi mà Ronaldo “hỏng súng”!Câu chuyện này đã từng đặt trong cuộc chiến giữa Lionel Messi và Cris Ronaldo. Một cuộc chiến được định nghĩa rằng, nếu tài năng của Messi là bẩm sinh thì những kỳ tích Ronaldo đạt được xuất phát từ chính những nỗ lực bám đuổi không ngừng. Vì có Messi, Ronaldo có một cái đích để hướng đến. Vì cái bóng “La Pulga”, CR7 buộc phải gồng mình. Ronaldo đích thực là một ví dụ về nghị lực phấn đấu phi thường.

Và khi điều đó mất đi – phong độ ghi bàn kém đi của Messi mùa này cũng như thời hạn phải vắng mặt sân cỏ 7 tuần vì chấn thương – thì Ronaldo cũng hết hứng thú “nhả đạn”. Messi chỉ ghi bàn trong 4/10 trận thi đấu từ đầu mùa, còn Ronaldo chỉ “nổ súng” trong 3/11 trận ở cả tuyển lẫn CLB. Ronaldo không nhìn thấy thứ đe dọa và thách thức để nuôi dưỡng động lực tiến lên.

Xem ra, vấn đề phong độ ghi bàn tệ hại của Cris Ronaldo nằm ở chỗ đó. Anh thiếu đối thủ cạnh tranh, thiếu sự ảnh hưởng từ kình địch vốn đã quen trong nhiều năm, thiếu động lực ghi bàn.

Vậy thì, Real Madrid muốn Ronaldo “thông nòng”, họ nên cầu cho Messi sớm trở lại sân cỏ.

ĐĂNG TÚ

Vì vậy, khi một bác sĩ thuộc hàng “cao thủ” như ông tuyên bố rằng “ngay cả một đội bóng hàng đầu thế giới vẫn chẳng thể vô địch Champions League, nếu virus FIFA khiến họ có quá nhiều cầu thủ dính chấn thương trong suốt mùa bóng”, nhận định như thế rõ ràng là đáng phải lưu ý.

“Virus FIFA” từng hại Barca thế nào?Hơn nữa, Pruna làm việc cho đội bóng thành công nhất châu Âu trong vòng thập niên qua, nên ý kiến của ông rõ ràng càng có giá trị tham khảo. Bởi theo Pruna thì ở mùa 2008/09 khi đoàn quân của Pep Guardiola lập cú ăn ba với ngôi vô địch Champions League tại Rome, toàn đội chỉ có tổng cộng 6 trường hợp chấn thương ở cơ trong suốt mùa bóng do các cầu thủ mỏi mệt vì lịch đấu dày đặc. Điều đáng quan tâm là con số ấy hiện chỉ nhỉnh hơn 1 so với tình hình của các học trò ông Luis Enrique ở mùa này, dù La Liga 2015/16 mới qua 7 vòng đấu.

Còn ở mùa trước khi Barca vô địch Champions League tại Berlin và lập cú ăn ba lần thứ 2 trong lịch sử, đội bóng ấy có tổng cộng 17 trường hợp chấn thương trong suốt mùa, bao gồm 8 chấn thương ở cơ do quá tải. Tuy nhiên, thông số này rõ ràng cũng chỉ tương đương với mùa 2008/09, nên thành công này không khó lý giải. Ngược lại là ở mùa 2011/12, Barca chẳng những không bảo vệ được ngôi quán quân Champions League mà còn thất bại trong cuộc đua giành ngôi đầu La Liga chủ yếu do chịu tác động nặng nề từ mật độ thi đấu dày đặc, khiến họ có tổng cộng 24 trường hợp chấn thương, song số chấn thương cơ lên tới 12, cao gấp đôi mùa 2008/09.

Thiên Tứ

Hàng loạt CLB lớn khủng hoảng lực lượng sau loạt trận quốc tế: “Virus FIFA” có mùi đô la

Theo đó, từ bản báo cáo từ BLĐ Barca, chiến dịch tăng cường nhân sự của CLB sẽ được hoàn tất trong tháng tới. Mục tiêu số 1 trong kế hoạch là mang Marco Reus về sân Nou Camp vào đầu năm 2016 – thời điểm Barca kết thúc lệnh cấm chuyển nhượng 1 năm của FIFA. Marco Reus từng là mục tiêu được nhắc đến ở Barca tại những kỳ CN gần đây, và họ hy vọng nhờ sự hậu thuẫn của thủ môn Marc-Andre ter Stegen – người bạn thân và cũng là đồng đội cũ của Reus khi cả 2 còn ở M’gladbach – thương vụ sẽ đạt kết quả tốt đẹp.

Marco Reus: Real chê, Barca thu nạp

Theo dự kiến, Barca sẽ bỏ ra từ 25 đến 30 triệu euro cho vụ tuyển dụng này, tuy nhiên điều họ tiên liệu được lại không phải là vấn đề tài chính, thay vào đó là sự phản kháng của Dortmund do CLB này vẫn muốn giữ Marco Reus phục vụ cho chiến dịch đoạt vé dự Champions League mùa sau.

Thực tế, chính Real từng vấp phải rào cản đó. Như tờ Mundo nói, hè 2015 Real đã hoạch định chiến lược rất rõ ràng trong việc đưa Marco Reus về Bernabeu, thế nhưng vào thời điểm đó Dortmund đang trong bối cảnh rối ren nên họ cự tuyệt đàm phán với bất kỳ khách hàng nào. Real không thể kiên trì, đồng thời với việc giữ chân lại được Ronaldo, Bale, Benzema, James, Isco và Modric thì đội bóng Hoàng gia đã từ bỏ mục tiêu này. Họ chuyển hướng sang mua các mặt hàng như Danilo, Kovacic và Lucas Vazquez.

ĐĂNG TÚ

Neymar gặp rắc rối lớn với các cơ quan công tố ở cả Tây Ban Nha và Brazil. Tại xứ Đấu bò, ngôi sao Brazil bị nghi ngờ gian lận thuế từ các bản hợp đồng thương mại, quảng cáo hệt như vụ Lionel Messi trong giai đoạn từ 2011-2013. Trong khi đó tại quê hương, Neymar bị Văn phòng Công tố liên bang (MPF) và Cơ quan thuế vụ Brazil điều tra về hoạt động gian lận thuế từ năm 2011 đến 2014.

Theo giới truyền thông Brazil, hồi tháng 05/2015 vừa qua, khi kiểm tra N&N Consultoria Esportiva e Empresarial – công ty thuộc quyền sở hữu của cha Neymar, các kiểm toán viên phát hiện có dấu hiệu gian lận thuế với nhiều nguồn thu “bất thường” và “không rõ ràng”.

Neymar gian lận thuế: Tòa án phong tỏa tài khoản 49 triệu USD, nhà tài trợ bỏ chạy

Cụ thể, công ty N&N được thành lập vào tháng 10/2011 và đã nhận được một khoản thanh toán được cho là một khoản vay 44,8 triệu USD từ Barcelona vào thời điểm 6 ngày trước trận Neymar cùng Santos bị Barcelona đánh bại tại FIFA Club World Cup. Tới tháng 10/2013, Barcelona tiếp tục chi cho N&N 25,4 triệu USD và tháng 01/2014 chi 5,4 triệu USD.

Cũng giống như trường hợp của Messi, Neymar đang đối mặt với đòn trừng phạt rất nặng từ pháp luật. Nhưng đó là câu chuyện trên Tòa án trong tương lai gần, còn hiện tại, người ta có thể tính được số tiền thiệt hại của Neymar.

Neymar là thương hiệu lớn tại Brazil. Không chỉ hưởng lương cao, số 10 của Selecao còn có nguồn thu khổng lồ từ các bản hợp đồng tài trợ, quảng cáo. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, có nhà tài trợ nào muốn đầu tư quảng cáo cùng ngôi sao bị tố gian lận thuế?

Theo chuyên gia phân tích Keila Jimenez trên trang tin R7 (Brazil), nghi án gian lận thuế khiến hàng loạt dự án quảng cáo của Neymar từ nay tới dịp lễ Giáng sinh bị hủy bỏ. Và theo tính toán của chuyên gia này, ngôi sao Barcelona đã mất đứt số tiền 20 triệu real, tương đương với 5,29 triệu USD.

Nhưng nguy hiểm hơn, theo đề nghị từ MPF, tòa án Liên bang (TRF) vừa ra lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng có giá trị 188 triệu real (49,6 triệu USD) của Neymar ở Brazil. Một nguồn tin từ TRF xác nhận: “Trong quá trình điều tra, tài khoản 188 triệu real của Neymar ở Brazil đã bị phong tỏa. Anh ấy và cha bị cáo buộc gian lận thuế”.

Tân Phong

Juventus mất đứt Pogba

Juventus vừa xác nhận tin dữ tiền vệ trụ cột Paul Pogba đã dính chấn thương mắt cá chân khi tập trung cùng ĐT Pháp. Bộ phận y tế của Juve cho biết, Pogba chỉ có thể trở lại tập luyện tối thiểu sau 1 tuần nữa.

Tin bóng đá quốc tế ngày 10/10

Như vậy, khả năng Pogba ra sân ở trận đấu cực kỳ quan trọng, trận derby nước Ý với Inter vào cuối tuần sau cực thấp, nếu không muốn nói là không thể. Mùa này những chấn thương ở tuyến giữa khiến Juve khốn khổ. May sao, tiền vệ Marchisio đang hồi phục tốt và anh sẽ ra sân trận tới.

Barca gây sốc với Kuyt

Tờ Sport cho biết Barca đang có ý định đưa chân sút kỳ cựu Dirk Kuyt (Feyenoord) về Nou Camp vào tháng 1 tới, mặc dù cựu ngôi sao của Liverpool đã 35 tuổi và qua rồi thời đỉnh cao. Theo đó, Barca tin rằng, những kinh nghiệm của Kuyt có thể mang đến nhiều lợi ích cho CLB, tương tự như trường hợp của huyền thoại bóng đá Thuỵ Điển Henrik Larsson hồi năm 2004.

Ngoài ra, một chân sút kỳ cựu khác mà Barca đang nhắm đến là Alvaro Negredo của Valencia.

Arsenal đừng mơ Goetze!

“Pháo thủ” xem ra phải bỏ kế hoạch lôi kéo Mario Goetze khi chính ngôi sao người Đức vừa xác nhận anh chưa muốn rời Bayern.

Goetze_Sad

Hè vừa qua tương lai của Goetze từng bị đặt dấu hỏi, vì anh không được HLV Guardiola tin tưởng. Thực tế Juventus đã theo sát Goetze và họ suýt chiêu mộ được anh khi bán Arturo Vidal cho “Hùm xám”. Được biết, Arsenal dự tính chi 35-40 triệu bảng để hỏi mua Goetze.

Triệu Phong

Mới đây, Pedro chuyển sang Chelsea lập kỷ lục kinh doanh cho La Masia, với giá 30 triệu euro. Kỷ lục cũ là 25 triệu euro khi Thiago chuyển sang Bayern Munich. Riêng hè năm nay, Barca thu về 47 triệu euro từ các cầu thủ La Masia. Trong 5 năm nay, khoản tiền này khoảng 90 triệu euro (không tính các trường hợp như Cesc Fabregas, từng qua một CLB khác là Arsenal).

Thương mại hóa La MasiaThương mại hóa La Masia là cách duy nhất để tái đầu tư cho lứa cầu thủ mới, cũng như cân bằng quỹ lương. Mùa trước, Barca tốn đến 260 triệu euro chỉ để trả lương cho đội hình một, chưa tính khoản tiền thưởng.

Thế nên, người TBN gọi học viện của Barca là “La Masia se vende” (La Masia dành để bán).

N.Linh

La Masia khủng hoảng chất lượng: “Messi 2.0″ là không tưởng!

Khoản tiền này bao gồm chi phí đào tạo cũng như duy trì các đội trẻ trong hệ thống. Mức lương dành cho các nhân viên rất cao, khi đội ngũ huấn luyện có trên 40 người. Bộ máy làm việc có 56 nhân viên khác, gồm bác sĩ, nhà tâm lý học, dinh dưỡng, đầu bếp và sinh lý học.

La Masia: Cỗ máy “nhai” tiềnHệ thống các chuyên gia săn tài năng trẻ Barca đang nuôi là rất lớn: 15 người ở xứ Catalan, 15 người khác trinh sát trên lãnh thổ Tây Ban Nha, và 10 người đi khắp thế giới. Barca cũng thỏa thuận với 15 CLB khác về trao đổi tài năng.

Ngoài ra, một khoản tiền không nhỏ trong số 25 triệu euro này chỉ để dành cho sinh hoạt của cầu thủ trẻ.

Cụ thể, có đến 6 triệu euro được đầu tư cho các cậu bé ngủ và nghỉ ngơi.

K.Ngọc

La Masia khủng hoảng chất lượng: “Messi 2.0″ là không tưởng!

Năm ngoái, Barca khiếu nại lên CAS về án phạt mà FIFA đưa ra với Luis Suarez. CAS đã giảm án, cho phép Suarez được tập với Barca và đến sân Nou Camp. Trước đó, FIFA cấm Suarez tham gia vào các hoạt đồng bóng đá, bao gồm cả việc đến SVĐ với tư cách khán giả.

Barca đang hy vọng CAS sẽ có can thiệp để Arda Turan được phép thi đấu. Để hy vọng thành công, Barca đã thành lập một nhóm các luật sư xuất sắc trong lĩnh vực thể thao.

Vụ đăng ký Arda Turan: Barca cầu cứu CASTheo điều luật 124.2 của LĐBĐ TBN (RFEF), các đội bóng được quyền bổ sung cầu thủ mới nếu có nhân sự chấn thương với thời gian nghỉ tối thiểu 5 tháng. Barca vừa mất Rafinha không dưới 6 tháng, và RFEF chấp nhận để họ đăng ký Arda Turan.

Sau khi được RFEF thông qua, Barca bị FIFA bác bỏ. Trước đây, nhiều trường hợp đã được đăng ký, bởi vì luật 124.2 của RFEF hoàn toàn độc lập với luật FIFA. Chỉ có điều, FIFA vin vào án phạt cấm Barca thực hiện chuyển nhượng trong năm 2016 để từ chối cho họ đăng ký Arda.

Bên cạnh đó, đoàn luật sư của Barca cũng nhờ CAS can thiệp để được đăng ký 37 cầu thủ nhí thuộc các đội trẻ ở La Masia. 37 cầu thủ này, vì các quy định của FIFA, đang không tìm thấy tương lai. CAS sẽ đưa ra quyết định trong vòng 10 ngày.

Kim Ngọc

La Masia khủng hoảng chất lượng: “Messi 2.0″ là không tưởng!

Và cũng trong hôm đó, tiền đạo Zlatan Ibrahimovic ghi 2 bàn thắng giúp PSG đánh baị Marseille trong trận “Kinh điển nước Pháp” đồng thời trở thành tay săn bàn vĩ đại nhất trong lịch sử PSG. Chân sút người Thụy Điển từng là “kẻ khốn cùng” trong 3 năm cùng Lionel Messi khoác chung màu áo (2009-2011).

Cơm thừa, canh cặn thành “tiệc mặn” của người khác

Ngó sang Serie A, Gonzalo Higuain sau một mùa giải ghi 18 bàn, hiện đang là một trong 2 chân sút tốt nhất mùa này với 5 pha lập công cho Napoli từ đầu mùa. Ở nước Đức, Xabi Alonso, cựu tiền vệ Real, đang là chiếc xương sống của Bayern Munich, trong khi đó trên đất Bồ Đào Nha thì Iker Casillas bắt đầu được tôn sùng. Iker như một người hùng của Porto trong chiến thắng 2-1 trước Chelsea ở vòng bảng Champions League, đấu trường mà mùa giải năm ngoái nỗi đau của Real Madrid như bị nhân đôi khi chính tiền đạo bị họ ghẻ lạnh là Alvaro Morata đã tung gươm kết liễu “Kền kền” trong 2 trận bán kết gặp Juventus.

Có lẽ, Real đã quen với những nỗi đau như thế, cũng như sự nuối tiếc và hổ thẹn vẫn còn vương lại từ quá khứ khi họ bán bỏ Arjen Robben và Wesley Sneijder. Đối với họ, thứ “cơm thừa, canh cặn” lại trở thành những đặc sản vô cùng bổ béo với các CLB khác. Có thể là ngẫu nhiên nhưng cũng có thể những đội bóng này đã tiên liệu được rằng tại Madrid, những gì bị cho là rác rưởi không phải là những thứ bỏ đi. Họ đôi khi đã mạo hiểm, chấp nhận rủi ro và rồi họ đã thành công vang dội – một sự chễ giễu với Real.

Quy luật đó, ở một cái “mỏ vàng” khác là Barcelona, cũng đang được các CLB của Anh khai thác tận cùng. Cesc Fabregas là quân bài chiến lược của Chelsea ở mùa đầu tiên anh thi đấu còn Pedro Rodriguez ghi bàn ngay trận ra mắt ở London. Alexis Sanchez và Mesut Oezil giờ là những ngôi sao thực thụ tại Arsenal, trong khi khỏi phải bàn, Ibrahimovic đang hạnh phúc như thế nào ở giải VĐQG Pháp. Số phận cũng đã thay đổi rất nhiều với những Thiago Alcantara, David Villa, Maxwell, Alex Song, Aleksandr Hleb… Việc rời Nou Camp giống như giải phóng cho những con ngựa đầy sức mạnh và khát khao cống hiến, hay đúng hơn là họ dường như đã bị nhốt trong một môi trường với rất nhiều sợi dây trói buộc, nào luật im lặng của CLB, nào bản sắc cục bộ của La Masia và nào ánh mắt hằn học của Lionel Messi nữa.

Rốt cục, người ta cũng nhận ra rằng, Barca cũng chẳng khác gì Real Madrid, những thứ bị đào thải chưa phải đã là tồi tệ và xấu xí. Họ chỉ là nạn nhân, được giải thoát là lột xác. Đó là lí do mà giờ đây phần lớn các cầu thủ mà Barca và Real muốn thanh lý là các CLB sẵn sàng nhảy vào… đấu thầu.

Cơm thừa, canh cặn thành “tiệc mặn” của người khác

MẠNH KHÁNH

Nhưng giờ, thứ giá trị đó đang bị đe doạ khi lứa kế cận Puyol, Xavi, Iniesta, Messi, Pedro vẫn trầy trật chưa chứng tỏ tài năng như kỳ vọng.

Chất lượng đào tạo của La Masia phải chăng đi xuống? Rất khó đưa ra câu trả lời chính xác và thoả đáng. Nếu lấy Xavi, Iniesta hay Messi làm thước đo thì chắc chắn CÓ; nhưng như vậy sẽ không công bằng cho Sergi Roberto hay El Haddadi… Không phải CLB nào cũng may mắn sở hữu một thế hệ vàng, cùng nhau gặt hái thành công mang tính lịch sử; và may mắn tới lần thứ 2 có lẽ không có. Nhiều nhiều năm nữa, Man Utd sẽ khó có lại một thế hệ của năm 1999, hay lứa 1995 cho đến nay vẫn chỉ là hoài niệm của người Ajax và ở Nou Camp là Barca-Guardiola.

La Masia: Thước đo nào cho chuẩn?Mới đây trên mạng xuất hiện một đoạn clip ghi lại bàn thắng của Alevi A (lứa 10-11 tuổi của La Masia) trong trận gặp Cornella với 2 tình huống xử lý của 2 cầu thủ trẻ La Masia. Đầu tiên là pha đi bóng kỹ thuật qua 2 cầu thủ đối phương, của một cậu nhóc có thể hình kém hơn đối thủ và sau đó được đồng đội của em kết thúc bằng cái vê bóng động tác giả loại cả thủ môn và hậu vệ đối phương để ghi bàn. Đó chính là La Masia, là thứ bóng đá kỹ thuật, đẹp mắt đầy tự hào của lò đào tạo này.

Không ít trang điện tử đăng tải đoạn clip này với tiêu đề có gắn tên Messi, giống như nhiều clip trước đây. Tiềm thức chờ đợi một Messi khác xuất hiện của công chúng vô tình tạo ra áp lực cho các đàn em siêu sao Argentina, và cho chính những người đặt kỳ vọng để rồi thất vọng.

Để gần gũi, nhìn ngay vào Công Phượng hay Phi Sơn của bóng đá Việt. Biệt danh “Messi Việt Nam”, “Cristiano Ronaldo Việt Nam” đặt cho bộ đôi này bản thân nó đã khập khiễng và lố bịch, và tạo ra tấn áp lực đè nặng lên họ. Chính những người gán cho Phượng và Sơn tên Messi, Ronaldo đã làm tổn hại giá trị cầu thủ mà họ yêu mến.

Q. Nguyên

Đã có bằng chứng, khi chúng ta nhìn lại thất bại của Gerardo Martino, một người Argentina không có bất kỳ sợi dây liên hệ nào trong quá khứ với Barca. Martino đến Barca hè 2013 – mùa giải đầu tiên và rồi cũng là duy nhất của ông ở Nou Camp. Đó cũng là năm đầu tiên kể từ thời Pep Guardiola, Barca không đạt được bất kỳ một danh hiệu nào ở 3 sân chơi quan trọng.

Đến thuyền trưởng cũng phải “Made in Barca”

Thực ra, không phải là Martino gặp phải những khó khăn từ phía cầu thủ. Bởi chẳng phải chính Lionel Messi đã “tiến cử” ông vào chiếc ghế của đội bóng. Tiếng nói của Messi là lớn nhất. Mọi đồng đội không thể không nghe theo. Martino chỉ có thể tự trách rằng, phong cách chơi bóng ông xây dựng không phù hợp với Barca. Nó chẳng phải Tiki-taka cũng không có triết lý cụ thể nào. Dưới thời Martino, Messi không quá nổi bật và Barca lộn xộn.

Trái lại, trong 3 đời HLV khác – Pep Guardiola, Tito Vilanova, Luis Enrique, dù ít nhiều có sự khác biệt trong lối chơi nhưng về cơ bản vẫn vận hành theo một triết lý chung: cầm bóng, ban chuyền nhiều và hoạt động xoay quanh Lionel Messi. Tất cả những HLV này đều là người cũ của Barca, thậm chí họ chung một “dòng máu Barca” đúng nghĩa.

Điểm mạnh nhưng đôi khi cũng là… điểm chết. Thế nên việc tìm kiếm HLV mới ở Barca là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, hạn chế khả năng chọn lựa rất nhiều bởi chính cái gọi là “nhân vật phù hợp nhất với đội bóng”. Đó phải là người hiểu cặn kẽ Messi, biết tường tận điểm mạnh yếu trong hệ thống và cũng phải có mối quan hệ tối với đội ngũ quản lý. Những thứ đó, ít nhất phải là người cũ của Barca.

ttt

Quá khứ huy hoàng

Những người yêu Barca sẽ nhớ mãi ngày 10/01/2011. Hôm ấy, ở Zurich, Thụy Sĩ, cả thế giới ngưỡng mộ trước việc Lionel Messi, Andres Iniesta và Xavi Hernandez lần lượt giành Quả bóng vàng FIFA, Quả bóng bạc và Quả bóng đồng. Họ cùng xuất thân từ La Masia, và lần đầu tiên trong lịch sử 3 người có thứ hạng cao nhất cùng đến từ một lò đào tạo.

“Messi 2.0” là không tưởng!

Ngược về trước đó nửa năm, 7 cầu thủ cùng trưởng thành ở La Masia đá chung kết World Cup 2010. Có 6 người đá chính là Gerard Pique, Carles Puyol, Iniesta, Xavi, Sergio Busquets, và Pedro Rodriguez. Cesc Fabregas vào sân từ ghế dự bị. Chính họ trở thành những nhân tố quan trọng đưa Tây Ban Nha đến với danh hiệu VĐTG đầu tiên trong lịch sử, với bàn thắng quyết định của Iniesta.

Ngày 01/07/2012, thêm một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử bóng đá xuất hiện. TBN đã bảo vệ thành công chức vô địch châu Âu, trở thành ĐTQG đầu tiên giành 3 danh hiệu lớn liên tiếp (2 EURO, 1 World Cup). 9 cầu thủ do La Masia đào tạo nằm trong danh sách những nhà vô địch. 7 trong số họ đá chung kết thắng Italia 4-0. Iniesta còn trở thành cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu.

Tháng 11/2012, điều tưởng như không thể đã được Barca thực hiện. Barca khép lại trận thắng Levante ở La Liga với 11 cầu thủ đều là thành viên La Masia. Tito Vilanova – thuyền trưởng của đội – được học bóng đá ở La Masia và có nhiều năm làm công tác đào tạo trẻ.

Hiện thực đau buồn

Ngày 6/6 vừa qua, Barca với nòng cốt La Masia lần thứ hai trong lịch sử giành được cú ăn ba. Nhưng chỉ 5 tháng sau, mọi thứ thay đổi. Chỉ 5 cầu thủ lớn lên từ La Masia đủ sức đá chính mùa này: Pique, Jordi Alba, Sergio Busquets, Iniesta và Lionel Messi. Giá trị và niềm kiêu hãnh của La Masia đang mai một. Một sự thật đau buồn hơn: chất lượng đào tạo của La Masia giảm sút thảm hại.

“Messi 2.0” là không tưởng!

Trong bối cảnh FIFA ban hành lệnh cấm chuyển nhượng đến hết ngày 31/12/2015, Barca không nhận được nguồn cung cấp từ La Masia. Những sản phẩm “cây nhà lá vườn” David Babunski, Sergi Samper, Juan Camara, Gerard Gumbau, Alex Grimaldo hiện chỉ có vai trò làm đầy danh sách đăng ký. Những người này mùa trước còn khiến Barca B đứng chót bảng Segunda (tương đương hạng Nhì), phải xuống Segunda B (hạng Ba). Sau 7 vòng Segunda B mùa này (ở nhóm 3), Barca B cũng đang nằm trong nhóm có nguy cơ rơi xuống Tercera (hạng Tư).

Chính vì thế, không lạ khi HLV Luis Enrique chỉ thực hiện 50% quyền thay người mùa này, trong khi mùa trước ông thực hiện đến 82%. Ngay cả những tài năng đã được đôn lên từ trước, có thời gian tích lũy kinh nghiệm như Munir và Sandro Ramirez cũng không đóng góp được nhiều. Hậu quả, Barca đang gặp khủng hoảng, và càng khốn khổ hơn khi Messi vắng mặt 2 tháng.

Tìm kiếm “Messi 2.0” là chuyện không tưởng. Messi là một thiên tài. Mà thiên tài thì không phải khi nào cũng xuất hiện. Nhưng rõ ràng các cầu thủ chất lượng đang là thứ xa xỉ ở La Masia. Sau khi Busquets ra mắt (2008), La Masia chỉ có Thiago Alcantara đẳng cấp, nhưng bị người cũ Pep Guardiola lấy về Bayern Munich. Đào tạo ra một “ong thợ” như Pedro cũng là chuyện không thể.

Tính từ sau Busquets và Thiago, những gương mặt như Isaac Cuenca, Cristian Tello, Andreu Fontas hay Jonathan dos Santos chỉ là những sản phẩm được thổi phồng. “Messi mới” Deulofeu chỉ đủ khả năng thi đấu cho Everton, sau thời gian dự bị ở Sevilla. Montoya, được ví là “Puyol mới”, sang Inter để đánh bóng ghế dự bị. Bây giờ, cũng chẳng ai tin Denis Suarez là “Iniesta mới”, khi Sevilla không thèm giữ lại và buộc phải làm dự bị ở Villarreal.

Năm ngoái, Barca chi 165,25 triệu euro mua ồ ạt Suarez, Rakitic, Bravo, Ter Stegen, Vermaelen. Trước đó là Neymar, với những phát sinh lên gần 100 triệu euro. Hè năm nay, 52 triệu euro dành cho Arda Turan và Aleix Vidal. Barca giờ còn cách ném tiền vào chuyển nhượng để duy trì vị thế, khiến những vinh quang trở nên đắt đỏ chẳng khác gì kình địch Real Madrid.

Ngọc Linh

200. Mỗi năm, Barca thi tuyển để chọn ra 200 cầu thủ trẻ độ tuổi 6-8 vào đào tạo, từ khoảng 1.000 cậu bé tham dự.

10%. Chỉ có 10% số cầu thủ La Masia đào tạo trong lịch sử được ra mắt Barca. Trong khi đó, 35% đá cho các đội từ Tercera trở xuống.

Thương mại hóa La Masia

La Masia: Cỗ máy “nhai” tiền

Vụ đăng ký Arda Turan: Barca cầu cứu CAS

La Masia: Thước đo nào cho chuẩn?

Đến thuyền trưởng cũng phải “Made in Barca”

Tiền đạo người Argentina đã không cần dùng đến nạng sau phần phục hồi đầu tiên và vừa bắt đầu tiếp quá trình phục hồi đợt 2 tại CLB vật lý trị liệu Roger Girones trong hai tuần. Giai đoạn thứ 3 sẽ diễn ra 2 tuần sau đó trước khi tham gia tập nhẹ và hoàn toàn bình phục.

Messi sẵn sàng cho El Clasico tháng 11/2015

Trước đó, ngay sau khi dính chấn thương, Messi được chuẩn đoán sẽ phải ngồi ngoài từ 7-8 tuần và vẫn còn bỏ ngỏ khả năng ra sân trong trận gặp “đại kình địch” Real Madrid ngày 22/11 tới. Tuy nhiên trả lời với truyền thông TBN, anh trai của tiền đạo này – Rodrigo Messi cho biết khả năng Messi quay trở lại sớm hơn là rất cao.

Không có Messi, đội hình của nhà ĐKVĐ Barcelona đang lộ dần những điểm yếu, đặc biệt là ở hàng công. Barca vừa để thua 1-2 trước Sevilla tại vòng 7 La Liga thứ Bảy tuần trước. Trong lượt trận thứ 2 vòng play-off Champions League,  “gã khổng lồ xứ Catalunya” cũng phải rất vất vả mới giành chiến thắng trước Bayer Leverkusen nhờ bàn thắng muộn của Sergi Roberto và Luis Suarez.

Tin vui là HLV Luis Enrique sẽ có khoảng 2 tuần để sắp xếp lại đội hình trước khi tiếp đón Rayo Vallecano ngày 18/10, khi các cầu thủ được triệu tập về tuyển quốc gia để thi đấu vòng loại Euro 2016.

Việt Hà (Theo Goal)

Trong hệ thống chiến thuật của HLV Luis Enrique, bộ ba tiền vệ tối ưu là Ivan Rakitic – Sergio Busquets – Andres Iniesta. Bộ ba này đã từng đá với nhau rất tốt trong mùa giải trước, và Xavi đóng vai trò nhân tố xoay vòng.

Xavi đã ra đi, và Barca chưa được phép bổ sung nhân sự vì án phạt cấm chuyển nhượng của FIFA, bộ ba Rakitic – Busquets – Iniesta càng được kỳ vọng nhiều hơn. Những người này có nhiệm vụ phát triển lối chơi cho Barca, giúp phòng ngự từ xa và trực tiếp phát động tấn công.

Barca và vấn đề trung tuyến: Thủ lĩnh, anh là ai?Nhưng vai trò của họ chưa được thể hiện như kỳ vọng. Không ai trong số 3 người thể hiện được hình ảnh thủ lĩnh thực sự. Chưa có bàn thắng nào đến từ họ. Thậm chí, ở La Liga, một pha kiến tạo thành bàn cũng là thứ quá xa xỉ.

Rakitic sa sút hơn cả. Tiền vệ người Croatia thiếu sự hỗ trợ cho các đồng đội, không hiểu quả trong việc chuyền bóng. Sút xa vốn là điểm mạnh của Rakitic nhưng đã bị anh để lạc ở đâu đó. Busquets thì thiếu khả năng đánh chặn. Trận thua Celta Vigo, HLV Luis Enrique phải rút Busquets khỏi sân đủ hiểu anh gây thất vọng thế nào.

Trước khi chấn thương phải nghỉ 3 tuần, Iniesta cũng là nỗi thất vọng. Iniesta chỉ chuyền bóng chính xác 84,9%, tạo ra 9 cơ hội dứt điểm và bản thân anh không có cú sút chính xác nào sau 7 vòng đấu. Mặc dù đeo băng đội trưởng, Iniesta không tạo được ảnh hưởng về tinh thần cho đồng đội như Xavi hay Carles Puyol làm trước đây.

Barca đang đá mà không có thủ lĩnh, thiếu một người cầm trịch. Sergi Roberto là tiền vệ nổi bật nhất từ đầu mùa, nhưng lại bị Enrique xếp đá hậu vệ phải. Không chủ động được ở trung tuyến, Barca hứng chịu thất bại cũng chẳng oan.

Kim Ngọc

Trước khi làm khách của Sevilla ở vòng 7 La Liga 2015/16, Barca không thua trên sân Pizjuan Sanchez từ 2007. Đồng thời, trong sự nghiệp cầm quân của Unai Emery, chưa một lần ông thắng được Barca sau 20 lần gặp gỡ. Những dữ kiện trên cho thấy, Barca vượt trội ở Pizjuan. Nhưng họ đã thua. Lần thứ 3 từ đầu mùa, Barca bị đánh bại.

Hãy cho Luis Enrique một liều aspirin

2 trong đó thuộc La Liga. Đây là sự khởi đầu tệ nhất kể từ 2003/04. Tuy nhiên, thời điểm đó HLV Frank Rijkaard mới tiếp quản Barca, một đội bóng hổ lốn với những thất bại liên tiếp. Sau khởi đầu ấy, Rijkaard tìm được chiến binh ở giữa sân là Edgar Davids và nhanh chóng biến Barca thành thế lực lớn.

Hiện tại thì khác. Barca bước vào mùa giải 2015/16 với tư cách ĐKVĐ. Họ không chỉ là nhà vô địch ở Tây Ban Nha, mà còn thống trị cả châu Âu. Thế nên, những gì diễn ra là không thể chấp nhận.

Cùng kỳ mùa trước, Barca chưa thủng lưới ở Liga. Trên mọi mặt trận, sau 12 trận chính thức mùa trước, Barca sạch lưới 9 trận. Bây giờ, họ chỉ có 2 lần sạch lưới. Barca đã nhận đến 20 bàn thua, trong khi mùa trước phải đến trận đấu thứ 34 thì con số này mới xuất hiện.

Người ta nói về thủ môn là vấn đề, khi liên tục chế nhạo Ter Stegen đẩy Barca vào thất bại. Có đúng như thế? Không hoàn toàn chính xác. Claudio Bravo trở lại nhưng vẫn bị đánh bại 2 lần trước Sevilla.

Người ta cũng nói đến chấn thương dây chằng đầu gối của Lionel Messi? Những con số thống kê cho thấy Barca chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Messi. Có Messi, Barca chỉ thua 9,71% số trận. Không ngôi sao người Argentina, số trận thua của CLB xứ Catalan lên đến 19,51%.

Nhưng rắc rối hiện nay không phải “Messidependencia” (hội chứng phục thuộc Messi). Hãy nhớ, 2/3 số trận thua của Barca, đều thủng lưới 4 bàn, có mặt Messi trên sân. Đầu tiên là trước Bilbao ở lượt đi Siêu Cúp TBN, và mới đây là trận làm khách của Celta Vigo.

Cuộc khủng hoảng của Barca nằm ở chiến thuật của Luis Enrique. Hàng thủ Barca đang không biết phòng ngự, khi luôn mở toang khung thành cho đối phương dứt điểm. Ở trên, các tiền vệ không che chắn được cho hàng thủ. Lần gần nhất Barca sạch lưới? Trận tiếp Malaga, đội vừa lập kỷ lục “buồn”: cần đến 81 pha dứt điểm để ghi bàn đầu tiên trong mùa giải.

Barca như một bệnh nhân sốt cao. Enrique cần một liều aspirin. Có thể không đủ chữa dứt điểm cơn sốt, nhưng nó giúp Enrique tỉnh táo để đưa Barca vượt khó trong thời gian từ nay đến 31/12, trước khi được bổ sung nhân sự mới.

Ngọc Linh

Barca để thủng lưới 8 bàn chỉ trong 3 trận gần nhất với Sevilla, điều không diễn ra kể từ 1954.

Có Messi, Barca cần 33,20 phút để ghi 1 bàn. Không Messi, cứ sau 47,51 phút Barca mới tìm được 1 bàn.

Bởi cho đến nay họ mới chỉ có được 11 bàn ở La Liga, con số chỉ cao hơn mùa 2010/11 (10 bàn) tính chặng đường 6 vòng đầu của 10 mùa gần nhất. Gộp cả 2 trận vòng bảng Champions League, Barca mới có cả thảy 14 bàn, nghĩa là trung bình họ chỉ đạt 1,75 bàn/trận. Ba mũi tấn công của họ – Messi, Neymar, Suarez, không ai ghi được quá 3 bàn sau 6 trận La Liga năm nay.

Barca tung gươm chặt không đứtThực ra Barca là một trong những đội sút khá nhiều. Cụ thể theo thống kê họ đã dứt điểm 82 lần ở 2 sân chơi quan trọng, tức mỗi trận tung ra 10,3 cú sút và đồng nghĩa hiệu suất chỉ đạt 17%. Nên nhớ ở mùa giải trước, Barca ghi 17 bàn sau 6 vòng La Liga trong khi các mùa trước đó lần lượt là 22 bàn và 17 bàn.

Đ.T

Khởi đầu cho cơn bão tàn phá đó là chấn thương cơ đùi của hậu vệ Douglas Pereira vào ngày 29/07 và mới đây nhất là một kiểu chấn thương tương tự với tiền vệ Iniesta. Trong danh sách nhập viện, ngoại trừ Sergi Roberto là cầu thủ dự bị, còn lại 12 người đều là những gương mặt quan trọng. Cũng chính Sergi là cầu thủ phải dưỡng thương ít nhất – 1 trận.
“Bão” chấn thương càn quét Barca liên hồiCòn lại, các ca chấn thương gần như được tính theo… nhiều tuần, nặng nhất là tiền vệ Rafinha phải nghỉ 6 tháng và thiệt hại nghiêm trọng nhất là thời hạn “ngồi chơi xơi nước” gần 2 tháng của Lionel Messi. Hệ quả là Barca chưa khi nào là chính mình ở mùa giải năm nay. Thành tích của họ giảm đi nhiều so với mùa giải trước. Dự báo hệ quả sẽ còn kéo dài trong nhiều tuần, ít nhất đến khi Lionel Messi trở lại.

Như ngay ở chuyến làm khách đến Sevilla, Barca tổn thất nhân sự đến mức họ chỉ còn có 14 người, đi kèm với 3 thủ môn. Messi, Iniesta, Rafinha, Vermaelen, Adriano không thể lên máy bay trong khi 2 tân binh là Arda Turan và Aleix Vidal cũng phải ở nhà vì chưa được đăng ký thi đấu.

Điều này buộc HLV Luis Enrique phải xuống đội B “xem giò” các cầu thủ trẻ – 6 gương mặt đã được ông đưa vào tầm ngắm và nhiều khả năng ba trong số những Gerard Gumbau, Robert Costa, Sergi Samper, Juan Camara, David Babunski hay Aitor Cantalapiedra sẽ được ông tạm thời cất nhắc lên đội 1 trong những ngày chống “bão chấn thương”.

ĐĂNG TÚ

Anh BOXDanh sách cầu thủ đã từng và đang chấn thương 3 tháng qua