U.19 Thái Lan

“Tôi đã từng dẫn dắt U.15 PVF sang Thái Lan thi đấu nên biết được sự phát triển bóng đá của họ. Vài năm trở lại đây, chúng ta mới có những Trung tâm bóng đá và Học viện thì Thái Lan đã có mô hình ấy từ lâu lắm rồi. Thế nên, lâu lâu thì chúng ta có một lứa cầu thủ hay để thắng Thái Lan, còn lâu dài thì không so với họ được…”, HLV Nguyễn Phúc Nguyên Chương chia sẻ.

HLV Nguyễn Phúc Nguyên Chương: “Thua từ cách làm”Ông Chương lý giải: “Họ có nhiều Trung tâm, Học viện lớn và mỗi CLB lại có nhiều tuyến trẻ. Ngược lại, ở Việt Nam như B.Bình Dương toàn mua chứ không đôn cầu thủ trẻ lên đá. Tất nhiên, Thái Lan có nhiều Trung tâm đào tạo lớn thì sẽ có nhiều sự lựa chọn về cầu thủ chất lượng hơn”.

HLV Nguyễn Phúc Nguyên Chương cũng cho biết ở Thái Lan cũng như các nước có nền bóng đá phát triển khác, bóng đá học đường phát triển rất mạnh. Đó là tiền đề để họ phát triển nền bóng đá vững mạnh, trong khi Việt Nam lại khuyết mảng nền móng này. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến BĐVN không thể bắt kịp bóng đá Thái Lan trong tương lai gần.

VĂN NHÂN (ghi)

Bóng đá Thái Lan: Chắc chắn ngay từ nền móng

Ở khía cạnh của một người từng cùng U.19 VN đánh bại U.19 Thái Lan ở bán kết giải bóng đá U.19 ĐNÁ 2014 (cùng Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường…), cầu thủ của SHB.Đà Nẵng dành sự so sánh nhất định đến bóng đá trẻ Việt Nam và Thái Lan: “Lứa U.19 năm nay chịu thiệt thòi hơn so với lứa chúng tôi cách đây 1 năm bởi không có nhiều thời gian ăn tập với nhau.

Tiền đạo Phan Văn Long: “Bất ngờ ư? Không!”Tuy nhiên, dù gì thì nếu so với U.19 Thái Lan, U.19 VN vẫn còn rất nhiều thua thiệt, nhất là khi bóng đá Thái có nhiều lò đào tạo để tuyển chọn những cầu thủ tối ưu cùng những cách làm bài bản, khoa học. Thế nên, việc U.19 VN nhận thất bại đậm đà trước người Thái theo tôi không có gì là bất ngờ cả”.

HUY KHA

Bóng đá Thái Lan: Chắc chắn ngay từ nền móng

Giấc mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp của các cậu bé học sinh Thái Lan sẽ được chắp cánh từ bậc tiểu học cho đến trung học phổ thông và cả sau này là sinh viên của các trường đại học. Cụ thể, từ lớp 4 đến lớp 12 ở Thái Lan, mỗi khối đều có một lớp dạy học bóng đá riêng cho những học sinh có năng khiếu được tuyển chọn từ năm 9 tuổi. Song song với đó là các buổi học văn hóa dành cho các em ăn tập bóng đá.

Đằng sau chức vô địch của U.19 Thái Lan: Quả ngọt từ bóng đá học đườngChức vô địch mới đây tại giải U.19 Đông Nam Á là minh chứng cho thành công từ mô hình bóng đá học đường của Thái Lan. Đa số trong thành phần 23 cầu thủ trẻ của U.19 Thái Lan lên ngôi vừa rồi được HLV Anuruck chọn lựa từ 10 đội bóng trường học khắp toàn quốc. Chỉ một số ít trong đó đang thi đấu cho các CLB danh tiếng tại Thái Lan như Buriam, Chonburi.

Những cái tên xuất thân từ bóng đá học đường khiến giới chuyên môn và NHM xứ sở Chùa vàng phải để ý là: thủ môn Taro Prasarnkarn, tiền vệ Suksan Mungpao (College Sriracha); trung vệ Nithipat Boriboonwat; tiền đạo Veerapong Khorayok (Bangkok Cristian College) hay tiền vệ Sakdipat Kotchasri (Debsiridra School)…
Học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền bóng đá phát triển hàng đầu châu Á như Hàn Quốc hay Nhật Bản, FAT đưa ra phương châm “Đầu tư thích đáng cho thể thao học đường sẽ gặt hái nhiều quả ngọt cho nền thể thao đỉnh cao” và họ đã thành công bước đầu với cách làm của mình.

THÁI HẢI

Bóng đá Thái Lan: Chắc chắn ngay từ nền móng

“Khó khăn đầu tiên là về điều kiện sân bãi. Hiện tại, TP.HCM chỉ có 20% số trường tham gia chương trình bóng đá học đường có thể đáp ứng được về điều kiện sân bãi. Khó khăn thứ hai là không phải thầy giáo nào cũng có kiến thức về bóng đá để dạy cho các em. Thế nên, hằng năm thì Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM luôn quan tâm đến điều kiện sân bãi. Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức tập huấn cho các thầy về kiến thức bóng đá.

Vì sao bóng đá Việt Nam thua kém Thái Lan?
Ông Đoàn Minh Xương và đội Nguyễn Thị Định tại vòng loại Festival bóng đá học đường Yamaha 2015.

Hiện tại, Việt Nam muốn phát triển bóng đá học đường thì cần đòi hỏi chiến lược cấp quốc gia. Theo đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam phải có đề án phát triển bóng đá học đường trên toàn quốc. Hiện tại, các nước trên thế giới đều dựa vào thể thao học đường xây dựng nền tảng…”,  ông Xương chia sẻ.

Thực tế, Việt Nam chưa có một đề án cụ thể là nguyên nhân bóng đá học đường không thể phát triển. Và ví dụ thiết thực về sự phát triển bóng đá học đường tại TP.HCM là trường Nguyễn Thị Định, nơi vừa có 3 tài năng trẻ lọt vào đợt tuyển chọn quy mô lớn của Học viện bóng đá NutiFood HA.GL Arsenal JMG. Cũng cần biết thêm, TP.HCM đang là nơi thí điểm đầu tiên trên cả nước về bóng đá học đường.

Theo chia sẻ của ông Đoàn Minh Xương, sau 2 năm thực hiện chương trình bóng đá học đường, các phụ huynh rất ủng hộ để phát triển sân chơi này. Bởi bóng đá học đường không chỉ đơn thuần giúp BĐVN phát hiện những tài năng sáng giá mà còn giúp các em được vừa học vừa chơi, nhằm phát triển cả thể chất và nhân cách sống, tinh thần làm việc tập thể…

VĂN NHÂN

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP.HCM (HFF) Trần Anh Tú: “Mô hình bóng đá học đường mà TP.HCM đang làm thực chất là áp dụng từ Thái Lan, từ chính những lần tôi công tác tại đây và tìm hiểu cách họ làm bóng đá. So với các nước trong khu vực, Thái Lan làm rất tốt bóng đá học đường. Điều này xuất phát từ việc họ nhận được sự hỗ trợ của nhiều phía, như FIFA, Chính phủ Thái Lan mà cụ thể là cơ quan giáo dục. Do được FIFA hỗ trợ nên họ có chương trình, kế hoạch bài bản. Trong khi với cơ quan giáo dục, chương trình này được hỗ trợ một cách tối đa. Điều này thì ở Việt Nam rất khó, khi không được hỗ trợ bởi Sở Giáo dục & Đào tạo, với những thủ tục rườm rà. Và khi mới bắt tay vào làm chương trình này ở TP.HCM, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, vì cơ sở vật chất thiếu thốn”.

Ngọc Uyên (ghi)

Bóng đá Thái Lan: Chắc chắn ngay từ nền móng

Trắng tay ở 2 giải đấu quan trọng nhất trong nhiệm kỳ 3 năm (2014-2016) là AFF Cup 2014 và SEA Games 2015, ông thầy người Nhật đang làm tất cả để gỡ lại thể diện của mình với mục tiêu lớn ở VL World Cup 2018, cụ thể là lấy vé dự VCK Asian Cup 2019. Thế nhưng có vẻ như những con tính của ông thầy người Nhật không thực sự khả quan, khi bại trận ngay vòng đấu đầu tiên trước Thái Lan và rồi Indonesia bị FIFA cấm thi đấu khiến ĐTVN bị mất đi một cơ hội lấy điểm.

Khi ông Miura không vui…Hôm qua (05/09), ngay khi đặt chân đến sân bay Taoyuan, sau khi gặp gỡ kiều bào và CĐV tại đây, toàn đội di chuyển về khách sạn và chỉ nghỉ hơn 2 giờ trước khi bị lùa ra sân tập. “Đây là cuộc đọ sức tầm vóc châu Á nên tôi phải đòi hỏi cầu thủ của mình có thể lực và tập trung tốt nhất. Theo tôi thì họ không phải đội bóng dễ bị đánh bại, khi chơi không tệ trước Thái Lan, Iraq”, ông Miura chia sẻ.

Tại VL World Cup 2018, ĐTVN ra quân thua 0-1 Thái Lan, đối thủ đang dẫn đầu bảng với 6 điểm và vị trí thứ 2 thuộc về Iraq. Nếu muốn duy trì cơ hội lọt vào VCK Asian Cup 2019, thầy trò ông Miura phải có 3 điểm trước Đài Loan (Trung Quốc).

TRÚC AN

SLNA: Một cuộc “cách mạng”?

Trong cấp bậc ĐTQG và các đội trẻ, Thái Lan không có lứa U.19 mà chỉ có đội U.18 học sinh. Thế nên để chuẩn bị cho giải U.19 ĐNÁ, LĐBĐ Thái Lan tức tốc thành lập đội bóng theo cách không giống ai. Sau khi chỉ định Anuruck Srikerd làm HLV trưởng, chiến lược gia này cùng các cộng sự đăng đàn tuyển sinh trên cả nước. Sau 2 ngày thi tuyển, họ đã chọn ra được 30 cầu thủ xuất sắc nhất từ gần 1.000 ứng viên.

Từ thất bại 0-6 của U.19 VN trước người Thái: Ngạc nhiên không nào?Đến ngày 24/07, U.19 Thái Lan được thành lập. Sau hơn 2 tuần tập luyện, họ chốt đội hình để sang Lào tham dự giải đấu. Vì quãng thời gian chuẩn bị ngắn ngủi, các cầu thủ lại tập hợp từ nhiều thành phần khác nhau như cầu thủ chuyên nghiệp, nghiệp dư, học sinh… nên mục đích của U.19 Thái Lan là vừa đá vừa tập.

Sau khởi đầu chệch choạc với chiến thắng nhọc nhằn 2-1 trước U.19 Lào, qua từng trận đấu, các cầu thủ trẻ đến từ xứ chùa Vàng ngày càng thể hiện sự kết dính cao và phát huy hết khả năng. Họ thể hiện sức mạnh, trình độ, bản lĩnh và chiến thắng U.19 VN 6-0 ở trận chung kết.

So sánh quá trình chuẩn bị, con người và với lứa U.19 là tập hợp những gương mặt xuất sắc nhất của các CLB, trung tâm đào tạo ở Việt Nam trong đó lò PVF làm nòng cốt, thất bại của U.19 VN trước đội tuyển chọn của người Thái, chính xác là còn hơn một thất bại, với cả nền bóng đá.

HUY KHA

SLNA: Một cuộc “cách mạng”?

Thế nhưng những diễn biến trong 90 phút trên sân lại chứng minh điều ngược lại: U.19 VN không có phương án nào để đối chọi với U.19 Thái Lan nên không “có cửa”. Xét mọi thứ, từ thể hiện cá nhân, lối chơi và sự già dơ của từng vị trí trên sân, người Thái ở trên một tầm so với các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn. Điều đó được thể hiện qua thế trận áp đảo từ đầu đến cuối, số cơ hội và cả những bàn thắng mà đội bóng xứ sở Chùa Vàng ghi được vào lưới U.19 VN.

Việt Nam 0-6 Thái Lan: Khác biệt
Nước mắt U.19 VN.

Trước sức ép liên tục của U.19 Thái Lan, hàng thủ của U.19 VN cũng chỉ có thể trụ vững đến phút 44. Xuất phát từ pha dứt điểm của Worachit, bóng đập chân Việt Anh đổi hướng bay thẳng vào lưới trong sự ngỡ ngàng của thủ thành Thanh Tuấn.

Nút thắt được cởi bỏ, U.19 Thái Lan càng chơi càng hay và việc đội bóng áo xanh có thêm bàn thắng nhân đôi cách biệt là điều không bất ngờ. Sau pha bật tường đẹp mắt với Ritthidet, Sukhan tung ra cú dứt điểm quyết đoán nâng tỷ số lên 2-0. Bàn thua này đã dập tan mọi hy vọng tạo ra cú lội ngược dòng của U.19 VN và đội bóng áo đỏ bị vỡ trận, nhận thêm 4 bàn thua, khép lại thất bại 0-6 một cách thất vọng.

Thêm một thất bại toàn diện trước người Thái và nó cho thấy, sự khác biệt rất lớn về mặt trình độ giữa 2 nền bóng đá.

Tú Phạm

Trong trận tranh giải Ba, U.19 Lào đã giành chiến thắng 3-2 trước U.19 Malaysia để giành được tấm huy chương đầu tiên sau 10 năm tham dự giải U.19 ĐNÁ.

Tại sao lại phải khoác cho bóng đá một manh áo rộng đến thế? Các em U.19 của HLV Hoàng Anh Tuấn không đáng phải gánh một trọng trách quá lớn để rồi sau một trận thua kiểu “sập hầm” như trong môn tennis lại quay sang chỉ trích?

“Gieo thế nào thì gặt như vậy”, các cụ nói không sai bao giờ. Chúng ta cứ loay hoay đi tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn: “Bao giờ thì vượt Thái Lan?” Xin thưa là bóng đá không phải là chìa khóa để giải quyết vấn đề và nếu nói cho đúng thì bóng đá cũng chỉ là kết quả của một quá trình, một hình ảnh phản chiếu của xã hội.

Café 24h: Bình thườngVấn đề ở đây là chất lượng, năng suất lao động. Nếu một công nhân Thái được Tổ chức Lao động thế giới đánh giá cho năng suất cao gấp 9 lần công nhân Việt Nam thì coi như đội U.19 của Việt Nam vừa rồi đấu với… 9 đội U.19 Thái Lan cùng trình độ. Vì thế, thua 0-6 còn là nhẹ.

Mỗi trận bóng đá thua người Thái, ta đều thấy tiếc nhưng ai đã và sẽ tìm cách để ngang bằng rồi vượt qua người Thái? Mấu chốt là ở thứ gọi là văn hóa với công việc, mức độ chuyên nghiệp.

Nhìn HLV Hoàng Anh Tuấn – một trong những HLV được cho là trình độ hiện nay, nhiều người nhớ đến lời ví von rất “độc” của ông thầy này khi yêu cầu các cầu thủ Khánh Hòa đá V.League, đại ý là “phải tự coi mình như… con chó, thấy bóng phải tranh như tranh khúc xương”. Cái kiểu ví von dân dã ấy nó lại cho thấy dù thầy có khá bao nhiêu nhưng môi trường nó chỉ có đến thế thì không giải quyết được vấn đề.

Hãy nhìn đội ngũ HLV của Thái Lan, rất đông và nó cho thấy sự chuyên nghiệp đến ngạc nhiên. Thua Thái Lan là bình thường, thắng mới là điều cần phải nói.

Nhiều người cũng nhắc đến việc nếu là lứa U.19 của Công Phượng, Tuấn Anh… thì liệu có thua không? Tôi tin chắc đến 80% là lại thua, chỉ có điều cách thua và tỷ số thế nào thôi. Bởi lẽ chúng ta chưa giải quyết được phần gốc trong câu chuyện xây dựng “con người – chiến thắng” ít nhất trong thể thao.

Thà chấp nhận thực tế đau thương còn hơn sa lầy và ảo tưởng. Nó cho ta một bài học thế này, dù U.19 năm ngoái của bầu Đức theo công nghệ Arsenal hay U.19 năm nay nòng cốt là PVF theo công nghệ Ukraine pha Việt Nam với sự đầu tư của tập đoàn Vingroup thì tất cả chưa đủ.

Chúng ta còn thua Thái nếu vẫn chỉ trông vào một nền bóng đá chỉ biết ăn đong và trông vào ruộng lúa của người khác thay vì phải chung tay tạo ra những cuộc cách mạng bóng đá.

SONG AN

Phía sau sự hồi sinh của HA.GL: Giải cứu