U.14 Man Utd 0-9 U.14 Man City: Nhà hát tan nát những giấc mơ

NHM Man Utd ắt hẳn cảm thấy sốc khi chứng kiến U.14 của lò đào tạo huyền thoại thua thảm trước đối thủ cùng thành phố. Trên thực tế, vấn đề của các cầu thủ trẻ tại Old Trafford hiện càng nghiêm trọng hơn nhiều.

Niềm tin mù quáng

Đúng là trong mấy năm qua, Man City đang trở thành kẻ cạnh tranh đáng sợ của Man Utd, không chỉ ở Premier League, mà cả trong công tác đào tạo trẻ. Bởi lẽ, “gã nhà giàu mới nổi” của làng bóng Anh sẵn sàng mời chào những bản hợp đồng hậu đãi tới mức các bậc phụ huynh rất khó chối từ. Nhờ đó, những tài năng nhí xuất sắc nhất, không chỉ ở Manchester mà xuyên suốt nước Anh đều đang đua nhau đến Etihad. Với đầu vào chất lượng cao như thế, có thể lý giải phần nào chiến thắng kinh hoàng 9-0 của U.14 Man City trước bạn bè đồng lứa ở Man Utd hồi cuối tuần.

Nhà hát tan nát những giấc mơ

Nhưng thật tình mà nói, Man Utd vẫn là chọn lựa hàng đầu của các gia đình tại Manchester. Vì theo quan niệm của họ, “Nhà hát của những giấc mơ” có chương trình đào tạo tài năng trẻ bài bản hơn Man City chỉ vừa mới chú trọng vào việc này. Ngoài ra, các bậc phụ huynh còn lo ngại con em đến Etihad sẽ phải chịu quy luật đào thải khắc nghiệt tương tự các ngôi sao ở đây: đứa nhỏ có thể rơi vào quên lãng ngay mùa sau, nếu những nhà tuyển dụng tìm được mầm non tốt hơn.

Song song đó, các bậc phụ huynh ưu tiên Man Utd còn vì tin tưởng “Quỷ đỏ” có truyền thống tận dụng “cây nhà, lá vườn”. Thế hệ huyền thoại ra lò năm 1992 để lại ấn tượng quá sâu sắc. Bên cạnh đó, thống kê lấy từ Soccerex Transfer Review 2016 cũng phản ánh điều tương tự: với 5 đại diện đang có mặt ở đội 1 của Man Utd, “cây nhà, lá vườn” tại Old Trafford rõ ràng có tương lai hơn Man City hiện chỉ 1 thành viên. Thế nhưng, chẳng phải ngẫu nhiên mà gần đây, Gary Neville – một biểu tượng của Old Trafford vừa cảnh báo:

“Từ 10-15 năm qua, lò đào tạo của Man Utd không có đến 8 thành viên trong cùng một lứa chen được vào Premier League hoặc ĐTQG”. Nguyên nhân phần nào là do các ông chủ.

Đừng đùa với người Mỹ

Có một sự thật mà người Manchester không muốn cũng phải thừa nhận: các ông chủ Arab xem Man City như một niềm vui nên chấp nhận những chiến lược dài hạn, còn các chủ nhân người Mỹ coi Man Utd như một công ty đầu tư nên cố gắng thu hồi vốn càng nhanh càng tốt. Khác biệt ấy phần nào đang tác động mạnh tới chất lượng đào tạo trẻ của hai CLB, đồng thời cũng phần nào giải thích rõ hơn về thất bại thảm hại vừa qua của U.14 Man Utd.

Bởi lẽ, “Quỷ đỏ” không thua mới là lạ, vì hiện nay, Man Utd chỉ thuê HLV làm việc bán thời gian để hướng dẫn bọn nhỏ khoảng 5 tiếng rưỡi mỗi tuần. Trong khi đó, bọn trẻ ở Man City được các HLV có hợp đồng toàn thời gian dạy dỗ khoảng 4 tiếng mỗi ngày và đều có 1 trận đấu vào cuối tuần.

U.14 Man Utd 0-9 U.14 Man City: Nhà hát tan nát những giấc mơNguyên nhân khiến “Nhà hát” không còn “những giấc mơ” phần nào còn do hiện nay, cả PCT Ed Woodward lẫn Louis van Gaal đều hiểu rằng hệ thống đào tạo trẻ không còn sắm vai trò quan trọng ở CLB, vì các ông chủ Mỹ cho họ rất nhiều tiền để tăng cường lực lượng như mua Memphis Depay hoặc Anthony Martial. Do đó, “cây nhà, lá vườn” được sử dụng ở Man Utd thật ra đến từ Southampton nhiều hơn là từ lò đào tạo của CLB.

Tuy nhiên, thực trạng này chẳng có nghĩa là gia đình Glazer yêu quý Man Utd, mà chủ yếu vì đầu tư đào tạo trẻ quá tốn kém, mất thời gian mà không đảm bảo thu hoạch tốt. Hơn nữa, như trên từng đề cập, người Mỹ muốn thành công trước mắt, nên đâu cần tới định hướng lâu dài và ổn định?

Sự thật đó vừa được cựu HLV Man Utd David Moyes thừa nhận hồi tuần trước: “Ở Man Utd, ngày càng ít cầu thủ từ tuyến trẻ được đôn lên đội 1, vì kết quả thi đấu ngày càng có ý nghĩa quan trọng, khiến HLV không dám mạo hiểm do sợ mất việc sớm. Vì vậy, họ hiếm khi dùng cầu thủ trẻ do đối tượng này thường khởi đầu thiếu ổn định”. Nhận định ấy giải thích tại sao Adnan Januzaj vừa phải rời Manchester sang Dortmund, hoặc Tyler Blackett tới Celtic, nối bước theo Tom Cleverley, Ben Amos, Jonny Evans, Tom Thorpe, Reece James và Saidy Janko… Hậu quả là giờ đây, “cây nhà, lá vườn” thật sự ở Man Utd mỏng hơn bao giờ hết. Tình hình càng nghiêm trọng hơn nếu biết rằng từ khi được ra sân ở vòng đầu ngày 10/8, lứa U.21 Man Utd sẽ không đá thêm trận nào cho tới tận 21/9. Nếu phải đợi tới hơn 1 tháng mới được đá 1 trận, những tài năng trẻ như Paddy McNair hoặc James Wilson làm cách nào mới vươn tới tầm cỡ để đá chính ở đội 1? Thật bi kịch cho những tài năng trẻ hiện nay ở Man Utd.

Nhà hát tan nát những giấc mơ

Minh Châu

Spurs vượt qua Man Utd trở thành CLB có nhiều cầu thủ tự đào tạo nhất trong đội một. Tổng số cầu thủ tự đào tạo của các CLB dự Premier League mùa này là 57, bằng mùa trước.

Man Utd: Van Gaal hứa một đằng, làm một nẻo

Công tác đào tạo trẻ Man Utd: Tiền, tâm và tầm

Lãng phí như Man Utd

Sir Alex Ferguson: Đào tạo trẻ là chìa khóa thành công