Thiết kế Thiết kế

959 POSTS 0 Bình luận

“Giấc ngủ rất quan trọng. Tôi luôn phải đảm bảo mình phải ngủ đủ giấc,” Roger Federer bật mí bí mật thành công trong cả sự nghiệp lẫy lừng của mình. Năm nay đã 34 tuổi và vẫn đang giữ kỷ lục 17 Grand Slam, thất bại trong trận chung kết US Open 2015 không phải là một điều quá tệ với một tay vợt đã lớn tuổi. Thực tế trong 2 giải Grand Slam gần nhất, Federer cũng chỉ chịu thua một đối thủ là Novak Djokovic.

“Thuốc tiên” cải lão hoàn đồng

“Không biết tôi có thể duy trì được thể lực và niềm đam mê như Federer khi bằng tuổi anh ấy bây giờ hay không,” tay vợt người Serbia cũng phải ngưỡng mộ đàn anh như một trong những tay vợt duy trì được nền tảng thể lực tuyệt vời trong cả sự nghiệp. Dù đã đánh bại Federer trong 3 lần gặp nhau gần nhất ở chung kết các giải Grand Slam nhưng đều là những chiến thắng không dễ dàng của Djokovic. Và nếu không tính những cuộc đối đầu tại các giải Grand Slam thi đấu theo thể thức 5 set, thì chưa chắc Djokovic đã trội hơn ở những giải đấu theo thể thức 3 set.

Người ta nói Federer “miễn nhiễm” với chấn thương và trong cả sự nghiệp cho tới thời điểm hiện tại, FedEx vẫn giữ kỷ lục đặc biệt là chưa bao giờ bỏ cuộc giữa chừng khi trận đấu đang diễn ra vì vấn đề sức khỏe. Federer cũng từng rút lui trước khi trận đấu diễn ra, như trận chung kết ATP World Finals 2014 năm ngoái với Djokovic. Nhưng những trận đấu như vậy cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

“Tôi tin rằng ngủ đủ giấc cung cấp cho tôi một nguồn năng lượng đặc biệt. Còn ngủ bao nhiêu cho đủ? Tôi cũng không rõ nhưng với tôi, mỗi ngày tôi cần 9 đến 10 tiếng dành cho việc ngủ,” Federer nói về tầm quan trọng của việc ngủ.

Bên cạnh đó, việc nghĩ ra những phương án chiến thuật mới, như “vũ khí” mới có tên SABR (Sneak Attack By Roger), giúp tay vợt người Thụy Sĩ có thêm nhiều sự lựa chọn khi tiếp cận trận đấu. Đây là lối chơi tấn công ngay vào cú giao bóng hai của đối thủ bằng cách bước vào trong sân sớm để trả giao bóng. Với một tay vợt lớn tuổi, việc sáng tạo ra những kiểu đánh mới, bỗng nhiên lại góp phần kéo dài sự nghiệp thi đấu đỉnh cao.

“Từ vài năm qua tôi đã có những cách nhìn khác về môn thể thao này để có thể duy trì được sự nghiệp đỉnh cao. Bây giờ tôi đánh bóng sớm hơn và dường như kỹ năng vô lê của tôi đã tốt hơn hẳn so với 10 năm trước,” Federer nói.

Ly Na

Sau khi US Open 2015 khép lại, Federer đã có tổng cộng 1282 trận kể từ khi thi đấu chuyên nghiệp vào năm 1998. Federer thắng 1047 trận, thua 235 trận. Trong cả sự nghiệp, Federer chưa bao giờ bỏ cuộc khi trận đấu đang diễn ra vì vấn đề sức khỏe. Tay vợt người Thụy Sĩ cũng mới chỉ 3 lần rút lui trước khi trận đấu diễn ra.

“Tại sao mọi người lại quá ngạc nhiên khi Man Utd thất bại trước PSV? Man Utd đúng là đội bóng lớn hơn – họ xứng đáng nhiều hơn là một thất bại trong trận đấu đó – nhưng nhiều đội bóng lớn cũng từng thua trận trước PSV. Họ từng là nhà vô địch châu Âu vào 1988. Đừng cảm thấy sốc. Arsenal cũng thua trận ở Zagreb.

Chuyện đó vẫn xảy ra. Họ chơi bóng và không ngây thơ khi đến đó. Với mọi người, chuyện đó có thể là sốc, khi đội bóng cũ của tôi (Besiktas) loại Liverpool ở Europa League mùa trước. Với chúng tôi, nó chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi chúng tôi hy vọng vào điều đó và có kế hoạch cho thất bại đó”.

“Người Anh nên chấm dứt thói kiêu ngạo”

Bilic đã nhắn tin chúc mừng HLV Zoran Mamic, sau khi Dinamo Zagreb giành chiến thắng 2-1 trước Arsenal, nói rằng màn trình diễn của họ là “hoàn hảo về mặt chiến thuật”. Với chiến thắng đó, đội bóng Croatia kéo dài mạch trận bất bại lên con số 42 trận. Việc 3 trong 4 đội bóng Anh lần lượt thua ở lượt trận mở màn vòng bảng Champions League mùa này, trong khi Liverpool cũng chơi mờ nhạt ở Europa League càng làm dấy lên mối lo ngại về một mùa thất bại toàn diện nữa của bóng đá Anh tại Cúp châu Âu. Ở 2 trong 3 mùa gần nhất, không có đội bóng Anh nào vào tới tứ kết Champions League – và nếu xu hướng này duy trì, bóng đá Anh có thể chỉ còn 3 đại diện được quyền dự giải đấu đỉnh cao thế giới cấp CLB.

“Họ có thể mất suất thứ 4. Italia đã rơi vào hoàn cảnh đó vài năm trước. Nó vẫn xảy ra trong bóng đá”, Bilic nhận xét. “Bóng đá Italia từng thống trị châu Âu với AC Milan, rồi sau đó tới lượt người Anh tiếp quản vị trí số 1. Bây giờ, bạn có Bayern Munich hay Dortmund và chắc chắn là Tây Ban Nha – với 2 đội bóng mạnh nhất (Barcelona và Real Madrid) ở châu Âu”. Dù vậy, Bilic vẫn tỏ ra lạc quan khi dự đoán “Cả 4 đội bóng Anh rồi sẽ vượt qua vòng bảng. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ là kết quả tuyệt vời và sống còn đối với Premier League. Chuyện đó có dễ dàng không ư? Với Arsenal, chuyện đó chắc chắn không hề”.

Quan điểm của Bilic được cựu đội trưởng Man Utd, Roy Keane, chia sẻ với khẳng định rằng Arsenal có thể quên đi Champions League mùa này. “Tôi trông đợi gì ở Arsenal?”, Keane nói. “Nhìn vào bộ khung đội bóng, có cảm tưởng như các cầu thủ đang phơi nắng ở công viên. Bạn có thể cảm nhận được sự yếu đuối ở họ và. Tôi vẫn hy vọng họ sẽ vượt qua vòng bảng, hiển nhiên là ở vị trí thứ nhì. Nhưng tiến xa hơn ở giải đấu ư? Họ sẽ sớm kết thúc ở đây”.

Thành Lương

Họ (nước Anh) có thể mất suất thứ 4. Italia đã rơi vào hoàn cảnh đó vài năm trước”.
Slaven Bilic

Năm người con trai và 1 người con gái của gia đình Glazer gồm Glazer, Avram, Joel, Kevin, Bryan, Edward và Darcie Glazer Kassewitz thừa hưởng khoảng 80% cổ phần của công ty Man Utd, đơn vị chịu trách nhiệm phát hành cổ phiếu của đội bóng thành Manchester trên thị trường chứng khoán New York. Tổng số cổ phiếu mà 6 người con của Glazer nắm giữ lên tới 131 triệu cổ phiếu. Từ lợi nhuận mà Man Utd thu được hàng năm, “Quỷ đỏ” sẽ phải trả cho mỗi thành viên gia đình Glazer 2,5 triệu bảng/năm và tính cả 6 người là 15 triệu bảng/năm.

Nhà Glazer vơ vét tiền của Man Utd

Điều này khiến các CĐV của Man Utd hết sức phẫn nộ bởi doanh thu của CLB bị sụt giảm 8,8% do không được dự Champions League mùa trước, khiến “Quỷ đỏ” thất thu 38 triệu bảng. Trong hoàn cảnh đó, Man Utd vẫn phải trích ra 15 triệu bảng để chia cho 6 người con của Glazer là điều không thể chấp nhận được, bởi nó đáng ra phải là số tiền cần được đầu tư trở lại cho CLB. Nên nhớ rằng ngoài việc thu lợi từ cổ tức, nhà Glazer còn thu được rất nhiều tiền từ các nguồn khác nhau nhờ Man Utd, khiến “Quỷ đỏ” phải hứng chịu khoản nợ ròng lên tới khoảng 400 triệu bảng.

Man Utd bắt đầu trở thành công cụ kiếm tiền của nhà Glazer kể từ khi họ thâu tóm “Quỷ đỏ” vào năm 2005, nhưng phần lớn số tiền mà họ dùng để mua CLB là tiền vay ngân hàng và từ đó đến nay, sân Old Trafford phải è lưng ra trả nợ cho họ. Từng xuất hiện rất nhiều chiến dịch chống lại nhà Glazer được các CĐV Man Utd tiến hành nhưng không mang lại kết quả, nổi bật là chiến dịch vàng-xanh. Trong khi đó, GĐĐH Ed Woodward trấn an người hâm mộ rằng ở mùa giải này, Man Utd có thể đạt doanh thu kỷ lục của nước Anh là 500 triệu bảng.

 Hồ Hải

Họ đều chán, tầm thường và tồi tệ, trong kí ức của tôi là thế, là khi một số cầu thủ gặp tôi để kêu ca rằng họ phải đi bộ 50m mới được massage. Vài người trong số họ đã quen được massage ngay trong phòng khách sạn khi thi đấu cho CLB và họ cho rằng đội tuyển Anh cũng nên như vậy.

“Cầu thủ Anh chỉ biết than vãn”

Năm 2010 đó, một số cầu thủ có cái tôi rất lớn và cư xử như trẻ con. Họ than vãn về mọi thứ. Tôi cũng từng như vậy và, như các cầu thủ Liverpool, chúng tôi phàn nàn rất nhiều. Mặc dù thế, có những điều thật không thể tin nổi ở trại Rustenburg.

Trong lòng, tôi nghĩ: “Chúng ta sắp có một trận đấu quan trọng trong 5 ngày tới và các anh lại đi lo lắng về chuyện phải đi bộ 50m mới được massage hay sao?” Tôi có thể nói toạc điều đó ra nhưng tôi không muốn có sự bất hòa giữa các cầu thủ. Vì thế, tôi để họ kêu ca và tôi lờ đi mọi chuyện. Tôi cũng không gặp HLV để nói về một vấn đề buồn cười như vậy. Tôi không muốn mình thêm bối rối.

Những trải nghiệm ở đội tuyển của tôi bắt đầu vào tháng 05/2000. Mặc dù trầm lặng và nhút nhát, tôi đã bị Tony Adams hét vào mặt, ở trong phòng thay đồ tại sân Wembley cũ: “Cậu đã sẵn sàng cho trận đấu này chưa?”

My Story của Steven Gerrard (Phần cuối): “Cầu thủ Anh chỉ biết than vãn”Máu tôi đông cứng. Cổ họng tôi khô lại. Tôi lẩm bẩm bằng giọng Liverpool: “Chúng ta đều có cả”. Đó là buổi ra mắt đội tuyển của tôi, một ngày sau khi tôi bước sang tuổi 20. Mười hai năm sau, tôi đã có trận đấu thứ 100 vào ngày 14/11/2012 ở Stockholm. Chúng tôi thua 2-4 và Zlatan Ibrahimovic ghi 4 bàn.

Trước trận đấu, khi được hỏi tôi cho mình bao nhiêu điểm ở đội tuyển, tôi nói “6 hay 7”. Tôi là người trung thực hơn là bi quan. Ngoài đội hình vô địch World Cup 1966, thử hỏi có cầu thủ Anh nào có thể tự cho mình 8 hay 9 điểm? Tôi muốn cho một số cầu thủ trong đội hình của Bobby Robson lọt vào bán kết Italia 1990 điểm 8. Nhưng không có ai cả.

Đội tuyển Anh thường được kỳ vọng rồi gây thất vọng. Họ luôn tự dằn vặt nhưng vẫn liên tục mắc lỗi. Cộng thêm nhiều quyết định sai lầm, tất cả chỉ toàn mang đến sự rối loạn và thất vọng.

Fabio Capello, một trong những HLV của đội tuyển Anh mà tôi rất thích, cũng nói rằng, ông ngạc nhiên khi thấy bản lĩnh kém cỏi của đội tuyển và tôi đã hy vọng ông ấy có thể làm được điều gì đó.

Rất nhiều cầu thủ sợ Capello và họ không thích những quy định của ông ấy. Tôi thì không bận tâm bởi vì tôi cảm thấy có sự gần gũi với ông ấy. Capello luôn giữ khoảng cách nhưng tôi ra sân hằng ngày và tin rằng tôi sẽ học hỏi được điều gì mới mẻ từ ông ấy. Ông ấy đã giành được rất nhiều thứ.

My Story của Steven Gerrard (Phần cuối): “Cầu thủ Anh chỉ biết than vãn”Ông ấy có một cách biểu lộ sự gắn bó với những cầu thủ xuất sắc nhất của ông ấy rất khó hiểu. Ông ấy không bao giờ nói ra. Thay vào đó, ông ấy đến gần và vỗ vai tôi. Một cái vỗ vai là cách Capello cho thấy rằng ông ấy đánh giá anh rất cao. Tôi biết điều này bởi vì ông ấy luôn xếp tôi trong đội hình. Nhưng tôi không rõ ông ấy có xem tôi là một thủ lĩnh hay không – hay vinh dự ấy được dành cho các cầu thủ mạnh mẽ như John Terry và Rio Ferdinand. Khuyết điểm duy nhất ở Capello là ông không bao giờ biểu lộ tình cảm của mình với cả đội bóng.

Jose Mourinho lại là bậc thầy trong việc khiến cả đội bóng yêu quý ông. Capello không làm được điều đó. Quãng thời gian chúng tôi ở Nam Phi trong dịp World Cup 2010, vì thế, giống như một trận chiến thực sự…

Không khí trong đội tuyển trước World Cup 2014 khá hơn rất nhiều. Mọi người đều cảm thấy thoải mái, hòa hợp, đoàn kết hơn và đó là nhờ vào một người: Roy Hodgson. Tôi có sự tôn trọng rất lớn với Roy. Ông ấy là một người rất tốt và trung thực. Dĩ nhiên, không phải mọi thứ đều hoàn hảo và có những điều thất vọng trên sân tập khi tôi cho rằng nó thiếu quyết liệt, thiếu nghiêm túc hay sự tập trung cần có. Một số buổi tập còn diễn ra quá chậm. Có thể vì cái nóng ở Brazil hay sự mệt mỏi sau một mùa giải kéo dài và di chuyển. Nhưng đó không phải là lời bào chữa ở World Cup…

Tôi cảm thấy thất vọng vô cùng bởi vì những lý do rất, rất cá nhân. Tôi biết tôi sẽ không bao giờ góp mặt ở một giải đấu lớn nữa. Tất cả đã kết thúc. 6 giải đấu, 6 kịch bản thất vọng khác nhau. Trước khi quyết định chia tay đội tuyển, tôi đã nói chuyện với Jamie Redknapp, Gary McAllister, Jamie Carragher, Didi Hamann và David Beckham, tất cả họ đều là đồng đội cũ và tôi cần đến họ khi tôi muốn nghe những lời khuyên. HLV của Liverpool, Brendan Rodgers, nói rằng ông ấy sẽ điều chỉnh số trận để tôi thi đấu cho đội tuyển Anh nhưng tôi không muốn vậy. Ngay khi ông ấy nói như thế, tôi biết về cơ bản tôi đã quyết định chia tay đội tuyển.

Chỉ có một người không đồng ý với phản ứng bản năng của tôi. David Beckham rất quả quyết. Anh ấy nói: “Đừng có rút lui. Đừng có bỏ đội tuyển. Nếu cậu làm vậy, cậu có thể hối tiếc”. Tôi biết David rất nhớ đội tuyển khi Steve McClaren loại anh ấy sau World Cup 2006. Anh ấy đã nỗ lực để trở lại đội tuyển và kết thúc với 115 trận, nhiều hơn tôi một trận. Nhưng khi tôi nói chuyện cụ thể với Becks, anh ấy lắng nghe chăm chú. Tôi nói tôi lo sợ mình sẽ chỉ là một thành viên bình thường của đội bóng và anh ấy tỏ ra mềm mỏng hơn. Anh ấy nói anh ấy hiểu và tôn trọng quyết định của tôi.

Roy cũng rất hiểu và mối quan hệ của chúng tôi vẫn tốt đẹp. Chúng tôi liên lạc thường xuyên và tôi rất mừng khi FA (LĐBĐ Anh) đồng ý giữ ông ấy ở lại.

Tôi tin chắc Roy là người xuất sắc nhất để dẫn dắt đội tuyển Anh.

Mạnh Hào

Steven Gerrard ra mắt đội tuyển Anh ở trận gặp Ukraine vào ngày 31/05/2000. Hè năm đó, anh được gọi vào danh sách tham dự EURO 2000 nhưng chỉ vào thay người ở trận thắng Đức 1-0, trước khi Anh bị loại ở vòng bảng.

Ngày 21/07/2014, Gerrard thông báo chia tay đội tuyển. Anh đã chơi 114 trận (đứng thứ 3 sau Peter Shilton – 125 và David Beckham – 115), ghi 21 bàn thắng. Jordan Henderson đã mô tả Gerrard, rằng “có lẽ là cầu thủ xuất sắc nhất Anh mà tôi từng thấy, không chỉ là một cầu thủ mà còn là một thủ lĩnh và một người đội trưởng”.

My Story của Steven Gerrard (Phần 1): “Rôi và Benitez như lửa với nước”

My Story của Steven Gerrard (Phần 2): “Mourinho hiểu những lý do của tôi”

Và đây hoàn toàn có thể là chiếc chìa khóa cởi mở cho Milan hướng đến thành tích tốt hơn sau 3 vòng thì để thua 2 trận, và cũng chính là niềm tin mà hàng thủ của AC Milan gửi gắm vào lúc này. “Một trận đấu khó khăn, trước Palermo, cần phải có một con người biết làm nên sự khác biệt. Balotelli là cầu thủ tuyệt vời, Milan cần 3 điểm và chúng tôi tin anh ấy sẽ giúp chúng tôi hoàn thành mục tiêu”, hậu vệ Ignazio Abate tỏ ra chắc chắn và đặt hi vọng lớn vào khả năng cống hiến của “đôi chân gỗ” khi còn ở Liverpool.

Nên thử khoác... Balo

Niềm tin của Abate sớm được chia sẻ khi Balotelli – dù chỉ được xuất hiện trong 29 phút ở trận đầu tiên trở lại sân chơi Serie A – đã cho thấy một hình hài rất khác so với mùa bóng trước. Sự dũng mãnh trở lại và động lực thi đấu đáng khen, với dấu ấn là 2 cú dứt điểm chỉ thiếu đi sự may mắn để anh xé lưới Inter Milan. Như hổ về rừng, Balotelli được kỳ vọng sẽ là đại diện cho sự hồi sinh của một Milan đang suy thoái.

Anh có thể là đầu tàu kéo cả Rossoneri, thay vì HLV Mihajlovic cứ tập trung vào những kế hoạch tác chiến, nhất là hàng tiền vệ, và kết quả là không đi đến đâu. Từ đầu mùa, Mihajlovic vẫn trung thành với hệ thống 4-3-1-2, một hàng tiền vệ kim cương, nhưng rồi chính ông cũng cảm thấy thất bại khi tuyên bố: “Tôi sẽ tìm được một đội bóng đêm nay” (trước trận gặp Inter).

Vấn đề của Milan có thể ở mọi ngõ ngách, song thiết thực nhất vẫn là câu chuyện đi tìm một tay săn bàn tốt hơn, chứ không thể chờ đợi vào cặp tiền đạo Carlos Bacca và Luiz Adiano, những người chưa vượt qua 1 lần “nổ súng” sau 3 vòng.

Nên thử khoác... Balo

Mạnh Khánh

– Thể thao24h: Xin được hỏi, vì sao ông lại đề xuất chấm dứt hợp tác với chuyên gia kỳ cựu Misa, người có thâm niên 17 năm làm việc tại Việt Nam, từng góp công lớn trong việc đào tạo nhiều tài năng?

Ông Nguyễn Trọng Hổ: Theo quan điểm của cá nhân cùng thực tế đúc kết, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, chúng ta chỉ nên thuê dùng một chuyên gia ngoại trong khoảng 2 năm. Ngoài các mục tiêu về chuyên môn, nhất là thành tích, việc sử dụng chuyên gia còn phải nhắm tới đích quan trọng khác là đào tạo, nâng tầm chính các HLV trong nước. Sau lứa của Bùi Thị Nhung, Nguyễn Duy Bằng, ông Misa đã không còn cho thấy sự khác biệt, trong khi các HLV nội chẳng những không học hỏi được gì nhiều mà phần nào đó còn rơi vào tình trạng thụ động, phụ thuộc. Đó là lý do chúng tôi quyết định chia tay ông Misa.

“Giỏi cũng chỉ nên tối đa 2 năm”
ĐTQG điền kinh đang không thuê dùng chuyên gia ngoại.

– Hiện tại môn điền kinh đang thuê dùng chuyên gia ngoại như thế nào, thưa ông?

Ở thời điểm này, ĐTQG điền kinh không có chuyên gia ngoại nào. Một phần vì trước đây việc thuê dùng các ông thầy ngoại nhìn chung chưa hiệu quả, cá biệt còn lãng phí. Quan trọng hơn, nhiều HLV nội đã vươn lên đảm đương được trọng trách, kể cả ở đòi hỏi châu lục. Rõ nhất như nữ HLV Hồ Thị Từ Tâm của tổ cự ly trung bình đang độc chiếm SEA Games và đạt tầm châu Á.

– Có thể coi như điền kinh không cần các ông thầy ngoại nữa?

Tạm thời có thể coi là như thế. Tuy nhiên, với một số tài năng trẻ cần đầu tư chuyên biệt hay một số nội dung như marathon chưa đảm bảo về nội lực chắc chắn phải thuê thầy ngoại giỏi, được chọn lựa kỹ lưỡng, và tạo điều kiện cao nhất để họ thể hiện tối đa khả năng, kinh nghiệm của mình.

– Là một HLV kỳ cựu của một môn cơ bản, giờ lại đứng đầu một đơn vị xương sống của ngành thể thao, ông nhận xét gì về việc thuê dùng chuyên gia ngoại? TTVN sẽ phải làm gì để tạo ra bước đột phá?

Đầu tiên phải khẳng định các chuyên gia ngoại đã góp công lớn trong sự phát triển, nhất là ở thời kỳ đầu hội nhập trở lại với quốc tế, các môn mới hay khó với TTVN. Thế nhưng, ở đây cũng cần nhìn nhận thẳng thắn về những bất cập trong chuyện thuê dùng, ví như sự dàn trải, tình trạng phụ thuộc và việc quá chú trọng vào thành tích trước mắt.

Tôi cho rằng, chúng ta cần đổi mới hoàn toàn cách thuê dùng chuyên gia ngoại, gắn với tinh thần phát huy nội lực cao độ. TTVN chỉ nên thuê thầy ngoại giỏi ở những môn, nội dung thực sự cần thiết, với mức lương đủ sức cạnh tranh so với quốc tế. Và như tôi đã đề cập ở trên, chỉ nên thuê một chuyên gia làm việc tối đa 2 năm, kèm theo một ê-kíp trợ lý người Việt có năng lực, trẻ trung, nhiệt huyết. Ngoài nhiệm vụ trợ lý, họ còn phải có trách nhiệm không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ để vươn lên thay thế chính chuyên gia ngoại.

– Tính khả thi của sự đổi mới sẽ ra sao khi mà việc thuê dùng chuyên gia đang bị ràng buộc bởi quy định về tài chính nhiều năm qua, thưa ông?

Đẳng cấp và mức lương dành cho chuyên gia ngoại cũng cần được phân cấp giống như chúng ta bắt đầu áp dụng đối với VĐV. Đang có 48 tuyển thủ được hưởng chế độ đầu tư chuyên biệt với mức tiền ăn, tiền công 800.000 đồng/ngày. Ngay tới đây, chúng tôi sẽ nỗ lực tham mưu để Nhà nước xem xét có chế độ đặc thù trong việc thuê dùng chuyên gia ngoại giỏi, cũng như ngay cả với các HLV nội xuất sắc.

– Xin cảm ơn ông!

Hà Thảo (thực hiện)

“Mọi người chắc sẽ ngạc nhiên khi biết rằng 2 tài năng trẻ đặc biệt Lê Trọng Hinh (HCV 200m SEA Games 28) và Nguyễn Thị Oanh (HCĐ 200m SEA Games 28, ảnh nhỏ) đang được dẫn dắt trực tiếp bởi một HLV gần như vô danh, mới ngoài 30 tuổi là Nguyễn Thị Bắc. Và thực tế, Bắc đang làm rất tốt công việc của mình, dưới sự hỗ trợ của các HLV kỳ cựu. Thành công của Bắc nằm trong kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và mạnh dạn sử dụng các cựu tuyển thủ hội đủ các yếu tố cần thiết. Tôi tin rằng Bắc sẽ trở thành một HLV giỏi đủ sức vươn ra quốc tế trong tương lai gần”.

                                                                                                                                           Ông Nguyễn Trọng Hổ

“Chúng ta phải thừa nhận thực tế không thể thuê được một chuyên gia nước ngoài chất lượng cao với chi phí dưới 100 triệu đồng/tháng. Chưa kể, những ông thầy ngoại ở đẳng cấp này còn đòi hỏi những điều kiện làm việc rất khó đáp ứng. Nếu như ngành thể thao không tìm cách thay đổi, cả về mức lương lẫn cách thuê dùng, TTVN sẽ có rất nhiều chuyên gia song đều chỉ ở mức giải quyết được thành tích ngắn hắn, ở sân chơi dễ như SEA Games”.

Nguyễn Hồng Minh (Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao
Thành tích cao, Trưởng đoàn TTVN).

Real Madrid có bề dày lịch sử hào hùng hơn bất kỳ đội bóng nào trên thế giới. Điều đó thể hiện qua việc Real được FIFA vinh danh với danh hiệu CLB vĩ đại nhất thế kỷ 20. Đồng thời, Real cũng giữ kỷ lục 10 lần đăng quang ở Cúp C1/Champions League, sân chơi mặc nhiên được xem là thước đo cho sức mạnh và sự danh giá của các đội bóng châu Âu.

Kẻ thách thức mọi thời đại

Trong lịch sử 113 năm tồn tại, Real sản sinh ra những huyền thoại sẽ còn tồn tại mãi với thời gian, không chỉ riêng với người hâm mộ ở sân Santiago Bernabeu mà trên cả thế giới. Chắc chắn, những cái tên Ferenc Puskas, Alfredo Di Stefano, Carlos Santillana, Hugo Sanchez, Francisco Gento, Emilio Butragueno, Pirri, Raul Gonzalez… vẫn sẽ còn được nhắc đến nhiều trong tương lai.

Nhưng gần như tất cả những huyền thoại kể trên đều đã bị hậu bối Cristiano Ronaldo qua mặt. Tính đến thời điểm này, Raul là người duy nhất vẫn còn đứng trên Ronaldo. Thực tế Raul đã bị Ronaldo phá vỡ rất nhiều thành tích cá nhân (một tuần trước là ví dụ, khi Ronaldo đánh bại Raul để trở thành chân sút xuất sắc nhất lịch sử Real ở La Liga), trừ kỷ lục tuyệt đối 323 bàn cho Real.

Dù vậy, thành tích ghi bàn tốt nhất mọi thời đại của Real mà Raul nắm giữ sẽ không còn đứng lâu nữa. Ronaldo đang phả hơi nóng vào Raul, với 321 bàn. Ronaldo chỉ cần 304 trận đấu cùng Real để chinh phục cột mốc này trong khi Raul phải mất 741 trận để làm nên kỷ lục kể trên.

Khoảng cách chỉ là 2 bàn, và Ronaldo hoàn toàn có thể vượt qua kỷ lục trên sân nhà Bernabeu khi cùng Real tiếp Granada tối nay. Không có gì ấn tượng với Ronaldo bằng việc vượt qua Raul ngay trên mặt sân mà “Chúa nhẫn” (cách gọi Raul của CĐV Real) được ví như một vị Thánh sống.

Ronaldo cần một cú hat-trick để tạo ra một kỷ nguyên mới ở Bernabeu. Điều này không phải quá khó với CR7. Lần gần nhất Granada làm khách ở thủ đô Madrid, Ronaldo đã ghi 5 bàn trong chiến thắng 9-1 của đội nhà. Đó cũng là lần đầu tiên Ronaldo ghi được 5 bàn trong một trận đấu, trước khi tái hiện điều này vào lưới Espanyol tuần trước.

Hat-trick vào lưới Granada, nếu có, cũng giúp Ronaldo làm nên kỷ khác cho riêng mình. Khi ấy, CR7 sẽ có 3 hat-trick chỉ trong một tuần, điều chưa bao giờ anh làm được với Real. Hồi giữa tuần, trước Shakhtar Donetsk ở vòng bảng Champions League, Ronaldo đã trở thành cầu thủ có nhiều hat-trick nhất trong lịch sử nền bóng đá Tây Ban Nha.

Mỗi người có một thời đại của riêng mình, nhưng Ronaldo là kẻ thách thức mọi kỷ nguyên!

Kẻ thách thức mọi thời đại

Ngọc Linh

“Với SLNA, lối đá quyết liệt là một phong cách bóng đá lâu rồi, từ thời tôi còn làm. Các cầu thủ luôn đá quyết liệt với bất kỳ đội nào, từ những năm thập kỷ 80 đã được mệnh danh là “chém đinh, chặt sắt”. Thế nhưng, chúng ta đừng hiểu lệch vấn đề như thế, vì các cầu thủ chỉ chơi với tinh thần quyết liệt, thái độ tôn trọng danh dự, đá để không thua kém chứ không triệt hạ đối thủ…”, HLV Nguyễn Thành Vinh chia sẻ.

“Tại sao cậu ấy phải đá vậy?”
Ngọc Hải tại SEA Games 2015.

“Ví dụ tình huống Huy Hoàng phạm lỗi với Samson là không muốn đối thủ đi qua. Thế nhưng, Samson cũng rất khôn ngoan và phạm lỗi kín lại với cầu thủ này. Tình huống Đình Đồng phạm lỗi với Anh Hùng là quyết liệt và có thể một chút gì đó cay cú. Gần nhất, Hoàng Thịnh đá với CHDCND Triều Tiên cũng một pha vào bóng quyết liệt nhưng dính chấn thương và phải mất SEA Games 25.

Cầu thủ SLNA đá máu lửa, quyết liệt vì khán giả xứ Nghệ muốn, yêu cầu như thế. Tất nhiên, chuyện đá máu lửa khác với triệt hạ người khác. SLNA ngày xưa bị gọi là “chém đinh, chặt sắt” nhưng là tinh thần thi đấu cao chứ không mang tính triệt hạ đối thủ. Ngược lại, những đội bóng từng đá ở SLNA cũng phạm lỗi, ví dụ như Văn Sỹ Hùng đá với Hải Phòng phải đi bệnh viện và nghỉ gần cả năm. Thế sao cứ bảo SLNA chơi xấu mà không nói các đội khác?

Người ta thường phê phán các cầu thủ đá rắn gây cho đối thủ chấn thương như tình huống của Ngọc Hải. Tại sao phải đá như vậy?

Khán giả mua vé vào xem thì cầu thủ phải đá cống hiến hết mình. Ví dụ U.19 VN thua U.19 Thái Lan là để cầu thủ đối phương làm mưa làm gió, vì sợ va chạm, sợ quyết liệt nên mất lửa thi đấu.

Về tình huống phạm lỗi của Ngọc Hải, tôi nghĩ phải xét đến tính chất trận đấu và thái độ thi đấu của cầu thủ ở thời điểm ấy.

Về mặt tâm lý, những trận đấu cuối có một số cầu thủ đá lỏng chân thì Ngọc Hải lại đá hết mình. Thế nên, tinh thần thi đấu của Ngọc Hải là rất đáng hoan nghênh. Hải đá quyết liệt để chứng tỏ trách nhiệm của mình với đội bóng, với khán giả nhà. Chỉ đáng tiếc là tình huống vào bóng của cầu thủ này gây nguy hiểm cho đối thủ.

Vì vậy, tôi nghĩ cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân cầu thủ này gây ra tình huống chấn thương của Anh Khoa. Xem xét xong và cần đặt vấn đề để phạt cho có tình có lý, thuyết phục và đồng thời cho cầu thủ này có một bài học nhớ đời.

Thực tế, SLNA nói chung và Ngọc Hải nói riêng, với bản chất của cầu thủ xứ Nghệ thì lối chơi quyết liệt, mạnh mẽ đã tồn tại lâu rồi. Các cầu thủ đá như thế để làm cho khán giả theo dõi trận đấu yêu thích và sướng…”.

VĂN NHÂN (ghi) 

“Pha phạm lỗi của Ngọc Hải là trên mức cần thiết. Đó thực sự là một pha phạm lỗi không được phép và lỗi ấy khó biện minh. Xét về thời gian chơi bóng trước đó thì Hải là một cầu thủ có ý thức, trách nhiệm và không hề có tư tưởng đá xấu. Những cư xử của em ấy trong mấy ngày qua đã cho thấy được điều ấy, tôi hy vọng Ngọc Hải sẽ được trao cơ hội sửa sai…”.

Chủ tịch Hội CĐV SLNA phía Nam,
ông Phan Đình Tuệ chia sẻ

Biểu hiện của họ càng đáng sợ khi thắng 2-0 tại Emirates và 3-0 ở Anfield, những “thánh địa” vốn đi dễ, khó về. Thế nhưng, họ lại toàn thua trên sân nhà khi tiếp Leicester và Bournemouth. Nhưng hồi cuối tuần qua, West Ham vừa hạ Newcastle trên sân nhà để chấm dứt ác mộng ở Boleyn Ground. Vấn đề là vừa hết “dại” trên sân nhà, thầy trò Slaven Bilic có còn “khôn” trên sân đối phương?

Hết dại nhà, còn khôn chợ?
Do trận này diễn ra ở Etihad, West Ham thật sự có khả năng chấm dứt thành tích toàn thắng và giữ sạch lưới của Man City. Bởi lẽ, bài phản công của họ thường phát huy hiệu quả khi đối thủ quyết tâm kiếm 3 điểm. Bằng chứng là Newcastle thua khi cầm bóng tới 61%, thông số tốt nhất của họ trên đất khách kể từ đầu mùa. Thế nhưng, “Chích chòe” hiếm có tình huống ăn bàn và bị tốc độ của chủ nhà đánh gục.

Tốc độ chính là ưu điểm của West Ham để có nhiều cầu thủ kịp băng lên tham gia phản công. Hiệu quả càng lớn do trong Top 20 cầu thủ di chuyển nhiều nhất của Premier League mùa này, họ đang chiếm tới 3 đại diện, gồm cả Diafra Sakho có số pha tăng tốc cao nhất ở 3 trong 5 vòng qua. Chính vì vậy mà dù thời gian cầm bóng thường chưa tới 40% mỗi trận, West Ham hiện có tổng chiều dài quãng đường di chuyển nhiều hơn 13km so với mọi đối thủ khác.

Do đó, giới chuyên môn khuyến cáo các đội đừng để West Ham mở tỷ số, nếu không muốn “chết”. Vì lúc ấy, họ có điều kiện phát huy tối đa lối chơi phản công.

Thế nhưng, nếu Man City mở được tỷ số, kế hoạch thi đấu của West Ham rất dễ phá sản. Bởi lẽ, họ chỉ tận dụng tốt cơ hội phản công khi đối phương tràn lên phía trên khiến “hậu phương” bỏ ngỏ với vỏn vẹn 2-3 người canh giữ. Sở dĩ cả Leicester lẫn Bournemouth đều thắng là do đều mở tỷ số và đào sâu cách biệt ngay trong hiệp 1, phần nào còn vì West Ham phải sắm vai chủ nhà, nghĩa là đối phương không ở thế phải chủ động tấn công. Nếu cũng nhập cuộc đủng đỉnh như vậy thì với dàn công đầy “sao”, Man City lấy trọn 3 điểm chỉ là vấn đề thời gian.

Hết dại nhà, còn khôn chợ?

Minh Châu

Không khó đoán ra logic vấn đề: CK AFF Cup 2 năm trước đó, nhờ cú đánh đầu vào lưới Thái Lan của Vinh mà ĐTVN lên đỉnh ĐNÁ, và nhờ cái đỉnh vàng chói lọi ấy mà toàn bộ ê-kíp VFF đã dễ dàng, nhẹ nhõm ngồi lại thêm một nhiệm kỳ. Đấy là logic của Công Vinh và ai cũng thấy nó là một logic không chuyên nghiệp. Bởi đúng là nhờ cú đánh đầu mới có ngôi vô địch và nhờ ngôi vô địch, các quan chức mới an toàn ngồi ghế nhưng thực ra một xã hội bóng đá chuyên nghiệp luôn có sự phân chia rành rọt và chuyên nghiệp công việc của từng đối tượng.

Công việc của quan chức là điều hành, công việc của cầu thủ là thi đấu, tùy theo từng hoàn cảnh mà mỗi mảng việc này có sự liên hệ tương tác hoặc loại trừ nhau nhưng bất luận trong hoàn cảnh nào thì việc một ai đó đặt mảng việc của mình lên trên những mảng việc còn lại, rồi từ đó nghĩ ngợi, kêu ca, phàn nàn về chuyện bạc bẽo này nọ cũng là thiển cận. Và một ai đó, vì một lý do nào đó, lại tạo điều kiện cho một đối tượng nào đó nghĩ rằng mảng việc của họ là quan trọng, thiết yếu, thậm chí không thể thay thế chắc chắn cũng sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

V.League năm 2010, sau khi quỳ lạy trọng tài Vũ Bảo Linh trên sân Cao Lãnh và bị VFF xử phạt, Lê Công Vinh bực bội nói một câu: “VFF xử bạc với tôi”. Và trong đỉnh điểm của bực bội, Công Vinh thậm chí còn đề cập tới khả năng “sẵn sàng...giải nghệ”. Có người hỏi: Bạc là bạc thế nào?Thế mà, Ban Kỷ luật VFF nói riêng và bộ máy điều hành VFF nói chung có vẻ lại đang tạo điều kiện cho Quế Ngọc Hải nghĩ theo hướng ấy. Ai cũng biết, Hải phạm lỗi thô bạo với cầu thủ Đà Nẵng, VFF đã treo giò 6 tháng, thực chất là không bị treo tháng nào cả, khi V.League 2016 khởi tranh dự kiến vào tháng 3. Và cả làng cả nước, trong đó có Hải dù không muốn cũng phải nghĩ theo hướng: Có phải VFF muốn giữ Hải trong màu áo ĐTQG đá 2 trận quan trọng với Iraq và Thái Lan vào tháng 10 rồi U.23 ở VCK U.23 châu Á vào đầu năm tới? Và nếu đã nghĩ theo hướng này (chỉ là nếu thôi), có lẽ Quế Ngọc Hải và những người cùng hội cùng thuyền với Quế Ngọc Hải rất dễ rơi vào trường hợp ảo tưởng sức mạnh cá nhân.

Thế thì cái gọi là “ăn năn hối cải” sau một pha phạm lỗi tàn bạo mà Quế Ngọc Hải từng nói đến, và chúng ta từng tin tưởng liệu có thể diễn ra một cách thực sự và hiệu quả hay không? Cái gọi là “sẽ rút ra bài học” mà thầy trò SLNA nói đến liệu có trở thành một bài học thiết thực và tử tế hay không?

Nhìn cái cách Quế Ngọc Hải và lãnh đạo SLNA tới thăm hỏi nạn nhân Anh Khoa, chúng ta đã bước đầu tin tưởng vào sự thay đổi trong tư tưởng huấn luyện và chơi bóng của một đội bóng từng tạo ra nhiều cú song phi triệt chân đối thủ, khiến nhiều người phải rùng mình. Nhưng nhìn cái cách VFF vừa xử án “giữ” cho người bị xử án không mất đường lên Tuyển và “giữ” cho một đội tuyển không mất đi sức mạnh chuyên môn thì chúng ta lại buộc phải nghi ngờ vào chính cái niềm tin vừa được mình mon men xác lập.

Bây giờ thì tôi hình dung ra cảnh Quế Ngọc Hải sẽ lên ĐTVN và sẽ bất ngờ trở thành người hùng ở những trận đấu và những giải đấu then chốt tới đây. Trên tư thế người hùng đó, Quế Ngọc Hải sẽ có đơn xin giảm án.

Lúc ấy, nếu VFF không giảm án thì cũng giống như Công Vinh ngày nào, Quế Ngọc Hải sẽ lại nói câu: “VFF xử bạc với tôi”?

Có lẽ nào không nhỉ?

PHAN ĐĂNG

Nhìn từ án phạt của Quế Ngọc Hải: Đến VFF cũng… “chạy án”

Chuyện của Cesc…

Một lần nữa Cesc Fabregas gặp lại Arsenal, đội bóng anh đã có 8 năm gắn bó. Mùa trước, trong lần đầu tiên tái ngộ “Pháo thủ” ở trận derby London mà Cesc mặc chiếc áo Xanh và đứng ở bên kia chiến tuyến chống lại đồng đội cũ, anh đã “gieo sầu” cho ông thầy Arsene Wenger, người từ chối đưa anh trở lại Arsenal trong hè 2014. Cesc giúp Chelsea kiểm soát bóng vượt trội và đích thân kiến tạo để Diego Costa “đóng hòm” chiến thắng 2-0 cho The Blues.

Nửa đầu mùa trước, Cesc thăng hoa hết cỡ với bình quân 86,8 đường chuyền mỗi trận, tỷ lệ chính xác đạt 87,5%, bình quân tạo ra 3,39 cơ hội dứt điểm/trận và tỷ lệ tham gia trực tiếp vào bàn thắng/trận là 0,83. Có đến 4/5 bàn thắng của Cesc ở mùa trước và 13/18 pha kiến tạo cả thảy cũng được ghi trong khoảng thời gian ấy (từ tháng 08-12/2014). Tất cả, đơn giản là quá tuyệt vời!

C&C chặt chém “Pháo thủ”

Nhưng cũng như vài mùa trước đấy, câu chuyện về Cesc là sự tương phản trong cùng một mùa bóng. Nửa cuối mùa trước ghi nhận sự sa sút thể hiện rõ qua những con số thống kê. Cesc chỉ còn trung bình 73,8 đường chuyền/trận (tỷ lệ chính xác 82,1%), tỷ lệ cơ hội tạo ra còn 2,13 lần/trận và tỷ lệ liên quan đến bàn thắng/trận cũng chỉ còn là 0,38.

Tất cả những thông số một lần nữa tụt giảm ở giai đoạn đầu mùa này: 73,4 đường chuyền/trận, 1,6 cơ hội dứt điểm/trận và tỷ lệ liên quan đến bàn thắng/trận còn vỏn vẹn 0,01.  Nhưng đấy không phải vấn đề của riêng cá nhân Cesc và trong sự sa sút của Chelsea anh cũng chẳng phải tội đồ. Từ người đá cặp với Cesc là Matic, cho đến ngôi sao Hazard và kể cả Diego Costa đều rớt phong độ thảm hại.

Jose Mourinho đã đẩy 4 trụ cột lên ghế dự bị ở trận gặp Maccabi Tel Aviv hồi giữa tuần, nhưng Cesc vẫn được giữ. Hơn ai hết, Mou hiểu rõ “phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi” luôn luôn đúng với Cesc. Và màn ra quân ở Champions League, câu trả lời của Cesc thật tuyệt khi anh ghi 1 bàn,1 pha kiến tạo và 126 đường chuyền với tỷ lệ chuẩn xác lên tới 91%. Một lý giải nhỏ, việc xếp cầu thủ trẻ Loftus-Cheek bên cạnh giúp Cesc được hỗ trợ nhiều hơn và phần nào giảm tải nhiệm vụ phòng ngự.

…Và tương lai của Costa

Nếu Cesc Fabregas đã thắp lại nguồn cảm hứng chiến thắng cho Chelsea từ giữa sân thì với Diego Costa, bàn thắng vào lưới Maccabi Tel Aviv đơn giản là một sự khẳng định: Tài năng ghi bàn của anh không nên bị đặt dấu hỏi vì những lý do bên lề. Trước trận đấu, Costa phủ nhận lời đồn thổi về mâu thuẫn với ông thầy Mourinho. Và dù bị gạt khỏi danh sách xuất phát thì khi cơ hội được trao (Willian chấn thương), Costa đã chơi với quyết tâm cao nhất mà không chút vướng bận tâm tư. Một cú vô-lê thành bàn tuyệt đẹp cùng một tình huống đột phá vòng cấm đem về quả phạt đền.

18h45 (19/9), Chelsea - Arsenal: C&C chặt chém “Pháo thủ”Thật vậy, nếu nhìn lại con số 7 bàn/5 vòng đầu Premier League mùa trước và chỉ 1 bàn sau ngần ấy trận mùa này, dư luận không thể không hoài nghi về sự sa sút của Diego Costa. Nhưng vấn đề của tiền đạo người TBN, cũng như đồng hương Cesc Fabregas, không hẳn là nguyên nhân chính để lý giải cho sự sa sút của cả bộ máy trong thời gian qua. Costa đã phần nào vượt qua nỗi ác mộng chấn thương từng đeo bám dai dẳng suốt mùa trước và nếu anh cần điều gì đó để lại nhả đạn đều đặn thì đấy là nguồn cung bóng dồi dào, chất lượng. Mà hơn ai hết, Cesc sẽ làm tốt nhất điều đó.

Mùa trước, gần 1/3 số bàn thắng của Costa ở Premier League (21 bàn) xuất phát từ những đường kiến tạo như có mắt của Cesc (6), chưa kể 4 đường chuyền thành bàn khác cho Eden Hazard. Và mỗi khi điệp khúc “Cesc chuyền bóng – Costa ghi bàn” vang lên, Chelsea chưa bao giờ thất bại.

C&C chặt chém “Pháo thủ”

Lương Anh

18h00 tối nay (19/9) tại 140 Nguyễn Tuân, Hà Nội, Hội CĐV Chelsea Việt Nam sẽ tổ chức Big Offline tại khu vực Hà Nội, cùng cổ vũ cho thầy trò HLV Jose Mourinho trong màn tiếp đón Arsenal. Báo Thể thao 24h sẽ đồng hành cùng Hội CĐV Chelsea trong buổi Big Offline này.

Chelsea vừa thua liền 2 vòng đấu, điều chưa từng xảy ra kể từ tháng 05/2006. Nhưng Jose Mourinho chưa bao giờ chịu thua 2 trận liên tiếp trên sân nhà và cũng chưa thua 3 trận liên tiếp tính ở giải VĐQG.

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra ngay sau khi Ban Kỷ luật công bố án phạt Ngọc Hải bị cấm thi đấu 6 tháng, thay vì 3 tháng như chính thông tin từ VFF “bơm ra” trước đó, bên cạnh việc trung vệ này còn phải lo toàn bộ chi phí chữa trị cho Anh Khoa. Thoạt nhìn, mức án treo giò 6 tháng tại các giải thuộc hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có vẻ như rất nặng nhưng trên thực tế án phạt này “phạt mà không phạt”.

Đến VFF cũng... “chạy án”
Phó CT VFF, Trần Quốc Tuấn và Quế Ngọc Hải ở AFF Cup 2014.

Cụ thể, V.League 2015 chỉ còn 1 vòng đấu là kết thúc, trong khi mùa giải 2016 chưa định ngày khởi tranh. Theo dự kiến, ngày khai mạc V.League 2016 rơi vào khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3. Như vậy, nếu tính thời gian kết thúc thụ án 6 tháng của Ngọc Hải cũng rơi vào tháng 3/2016. Vậy phạt để làm gì, khi Ngọc Hải sẽ gần như “trắng án”? Tại sao không phải án phạt theo trận, như các nền bóng đá khác trên thế giới vẫn thường làm?

Hôm qua, khi Thể thao 24h liên hệ với TTK VFF Lê Hoài Anh để hỏi về án phạt, quan điểm của VFF như thế nào khi Ban Kỷ luật tuyên án, ông Hoài Anh chỉ trả lời: “Tôi không được phép bình luận về những án phạt, bởi Ban Kỷ luật hoạt động riêng biệt và xử án theo Quy định kỷ luật, hồ sơ vụ việc…”.

Tiếp tục với câu hỏi, “liệu Ngọc Hải có được triệu tập vào ĐTQG, U.23 QG khi đang trong quá trình thụ án?”, ông Hoài Anh nói: “Toàn bộ án phạt của Ngọc Hải đều nằm trong Quyết định kỷ luật. Mọi người có thể soi câu chữ trong đó, chứ tôi không thể trả lời”.

Nhìn từ án phạt của Quế Ngọc Hải: Đến VFF cũng... “chạy án”
Trưởng ban Kỷ luật VFF Nguyễn Hải Hường.

Nói như cách mà ông TTK VFF đề cập, có thể hiểu dù đang chịu án ở các giải thuộc hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, trung vệ SLNA vẫn được phép thi đấu cho ĐTQG, nếu được HLV Miura triệu tập.

Một bản án mà những người có trách nhiệm ở VFF đã phải nâng lên đặt xuống đến gần 1 tuần, họ “lọc lõi” trong từng câu chữ chứ không hề “bê” nguyên cái điều lệ và Quy định kỷ luật để áp dụng, theo cách thường gọi của ông Nguyễn Hải Hường là “án tại hồ sơ”.

Một bản án mà trước và sau khi tuyên án, ông Trưởng ban kỷ luật lại phải tắt máy điện thoại tới 2 ngày. Nó khác hẳn với những lần trước, khi ông Hường luôn lên tiếng để nói vì sao và tại sao lại có án như vậy. Rồi đến Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng hay Phó Chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn cũng “bóng chim tăm cá” khi được đề cập.

Và cái lạ ở chỗ, một bản án cho một cầu thủ, khi “phạm tội” rõ ràng, có quy chế, quy định và điều lệ xử phạt nhưng ở VFF họ vẫn sợ một điều gì đó, cứ phải né tránh trách nhiệm và tìm mọi cách để xử lý.

Lạ với một bản án, khi chính những người có trách nhiệm ở VFF lại không thể ra mặt lên tiếng, lý giải cặn kẽ vì sao và tại sao?

TRÚC AN

Lương ở SLNA của Ngọc Hải là 12 triệu/tháng và cầu thủ này còn hợp đồng đào tạo trẻ, chưa ký hợp đồng chuyên nghiệp, chưa có tiền tỷ nên nếu phải chịu mọi phí tổn thì cầu thủ này không có khả năng.

Ngọc Hải phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương cho Anh Khoa. Thử đặt câu hỏi, nếu cầu thủ của SHB.Đà Nẵng phải sang Singapore, Nhật Bản hay châu Âu… chữa trị chấn thương thì sao? Số tiền phải bỏ ra là bao nhiêu? Diễn tiến của chấn thương chưa biết thế nào nên không loại trừ khả năng Ngọc Hải cả đời đá bóng để nuôi Anh Khoa, dù đó là điều không mong muốn của cầu thủ SLNA. 

Café 24h: Tại sao phải trừng phạt?

Các nhà làm luật cho rằng: “Sự trừng phạt là một hình phạt do xã hội áp đặt lên các cá nhân vì những hành động sai phạm của họ”. Nhìn theo cách này thì mục đích của sự trừng phạt là cách đền bồi cho điều sai trái đã làm – “ăn miếng trả miếng”, hoặc một số tiền phạt thích hợp, hoặc một thời hạn trong tù cho việc phạm tội.

Nhưng cũng có quan điểm đặt vai trò cao hơn, rằng sự trừng phạt phải cải tạo kẻ phạm tội và ngăn cản những người khác có hành động tương tự. Điều đúng đắn nên làm là hướng tới tương lai và trừng phạt một người là để ngăn anh ta và những người khác không phạm phải điều sai trái nữa.
Café 24h: Tại sao phải trừng phạt?Nói chung, trong một xã hội pháp quyền, việc trừng phạt cố đạt được cả 3 mục tiêu: đền bồi, cải tạo và răn đe. Thông thường, những người phạm tội lần đầu và những người trẻ tuổi thường nhận hình phạt nhẹ hơn những tên tội phạm thường xuyên đối với cùng những vi phạm.

Ở góc độ phân tâm học, Freud cho rằng một người cảm thấy có tội muốn bị trừng phạt để tâm hồn được bình yên…

Vậy câu hỏi là, án phạt của Ban Kỷ luật VFF đưa ra có đáp ứng được với khái niệm trừng phạt kia không?
Ở đây không tranh cãi về độ nặng hay nhẹ mà Quế Ngọc Hải phải gánh chịu mà là phần phía sau của nó.
Sau khi thụ án, liệu có đảm bảo Quế Ngọc Hải sẽ không còn những cú ra chân như vậy? Hoặc bản án này có khiến những cầu thủ khác chùn chân trong những pha bóng tiếp theo ở V.League?

Hay, theo cách phân tích của Freud, Hải có cảm thấy bình yên sau án phạt này?

Một án kỷ luật đưa ra, bao giờ cũng gây ra tranh cãi và có độ thiếu thuyết phục của nó. Nhưng tôi tin rằng, ngay cả khi án phạt của Ban Kỷ luật chưa được đưa ra thì Quế Ngọc Hải đã có một bản án cho riêng mình: Đó là thiện cảm của khán giả, NHM đã nhìn Hải với con mắt khác.

Đó có lẽ là điều mất mát nhiều hơn, đặc biệt với một cầu thủ trẻ.

Còn với những người ra án, như Ban Kỷ luật hay VFF, đôi khi những quyết định của họ như là phục vụ quyền lợi cho những người ra án hơn là muốn có một bản án công tâm và đúng bản chất giáo dục của cái gọi là “sự trừng phạt trong bóng đá”.

Song An

Nhìn từ án phạt của Quế Ngọc Hải: Đến VFF cũng… “chạy án”

“Steven hoàn toàn sai”, Mourinho nói. “Tôi có mối quan hệ tốt với anh ấy (Terry). Anh ấy nhầm bởi chúng tôi không hề có rắc rối nào”. Trở về Anh để tham dự chương trình bình luận về Champions League, Gerrard cho rằng có động cơ đằng sau quyết định của Mourinho. “Chắc chắn phải có chút rạn vỡ đằng sau quyết định này, tôi cho là như vậy. Với tôi, John Terry phải luôn có mặt trong đội hình. Anh ấy là đội trưởng của Chelsea”, Gerrard bình luận.

“Anh ấy là một nhân vật rất quan trọng trong phòng thay đồ và nếu Chelsea muốn thành công mùa này, họ cần anh ấy trên sân. Nhưng rõ ràng, có điều gì đó đang xảy ra đằng sau tất cả những gì xảy ra ở Stamford Bridge. Chúng ta không có chút manh mối nào. Người ta không thể có ngần ấy rắc rối trong đội hình xuất phát một cách nhanh chóng nhường ấy”.

“Gerrard sai hoàn toàn”

Dù có màn khởi đầu hoàn hảo tại Champions League, Chelsea vừa trải qua màn khởi đầu tệ nhất tại giải trong nước trong 29 năm trở lại đây, thắng vỏn vẹn 1 trong 5 trận đã chơi, thủng lưới tới 12 lần và ngấp nghé khu vực xuống hạng. Dấu hiệu đầu tiên của sự bất ổn mà Gerrard chỉ ra là khi Terry bị thay ra trong thất bại 0-3 trước Man City hồi tháng trước, và tuần sau đó anh phải nhận thẻ đỏ trong trận đấu với West Brom. Chơi thay vị trí của Terry trong trận đấu với Maccabi là Gary Cahill, liên tục có mặt ở 3 vòng đầu mùa nhưng sau đó đánh mất vị trí chính thức về tay Kurt Zouma.

Bình luận về Chelsea hiện tại của Mourinho, cựu huyền thoại Liverpool, Kenny Dalglish đánh giá “duy trì sự thống trị, xây dựng một triều đại và tiếp nối đoàn quân bất bại chính là thách thức chính của Mourinho lúc này”. Dalglish nhận định: “Khi mọi thứ trở nên khó khăn cho Mourinho, bản năng của ông ấy luôn mách bảo ‘cất bước thôi và chinh phục thế giới khác’.

Sau những gì xảy ra ở Chelsea, đã có những nghi ngờ phải chăng đây là khởi đầu cho một sự kết thúc. Một kết quả hòa đã không xảy ra trước Maccabi Tel Aviv như từng xuất hiện trước Rosenborg vào năm 2007. Giờ ông ta biết còn rất ít vị trí hàng đầu trong làng bóng đá châu Âu sẵn sàng trong tương lai gần. Không còn nơi để chạy trốn hay ẩn náu. Mọi người đều hiểu ông ta sẽ chỉ đi khi bị sa thải. Và ông ta cần hành động, càng nhanh càng tốt”.

Mourinho phản ứng. Đội trưởng, đội phó, một thành viên nhóm “bộ 6 bất khả xâm phạm” và người còn lại là chân tiền của đội bóng phải trả giá cho những thất bại và màn trình diễn bạc nhược trước đó. Chelsea trở thành đội bóng duy nhất của nước Anh chiến thắng trong loạt trận mở màn Champions League.

Nhưng, “Chelsea sẽ phải tìm kiếm cơ hội nhỏ nhất để thắng Arsenal, bởi đó là thách thức mới cho Mourinho. Và nếu điều đó không xảy ra, Abramovich có thể phân vân liệu thành công bền vững có nằm ngoài khả năng của ai đó”. Dalglish kết luận.

Thành Lương

Mục đích của việc thành lập giải đấu thứ 3 của UEFA là tạo điều kiện cho các quốc gia có nền bóng đá kém phát triển có cơ hội thi thố ở Cúp châu Âu. Những CLB không giành được quyền vào chơi vòng bảng Champions League, cũng như các đội bóng bị loại khỏi giai đoạn vòng bảng Europa League sẽ được tham dự giải đấu mới này. Như vậy, những CLB lâu nay vẫn bị xem là “bé hạt tiêu” ở châu Âu sẽ có thêm một sân chơi phù hợp hơn để thi thố tài nghệ, đồng thời thu về được những lợi ích tài chính đáng kể.

UEFA muốn “đẻ” thêm giải đấu

Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng sơ khai bởi phải đến ít nhất là năm 2018, khi gói bản quyền truyền hình hết hạn, nó mới triển khai được. GĐĐH Stewart Regan của LĐBĐ Scotland cho biết giải đấu này có thể kết thúc trước thời điểm năm mới, một điều lạ lẫm với bóng đá châu Âu. “Đây là một cuộc thảo luận về việc thành lập giải đấu thứ 3 cho các CLB nhỏ hơn, khi họ không thể cạnh tranh được ở Europa League hay Champions League”, ông Regan cho biết, “nhưng vấn đề quan trọng nhất là tài chính, bởi không có bất cứ CLB nào muốn tham gia một giải đấu mà họ sẽ bị thua lỗ”.

Thực tế thì ý tưởng trên hoàn toàn có thể trở thành hiện thực khi Chủ tịch UEFA Michel Platini là người quá quen với những ý tưởng cải tổ bóng đá châu Âu, nhằm giúp đỡ các quốc gia có nền bóng bóng đá kém phát triển có cơ hội được tham dự những giải đấu lớn. Tiêu biểu là tại VCK EURO 2016 ở Pháp, số lượng các đội bóng tham dự được tăng lên thành 24 đội so với 16 đội như trước đây, giúp cho những quốc gia có nền bóng đá nhỏ bé như Iceland lần đầu tiên được tham dự giải đấu này.

Hồ Hải

Tại giải Grand Slam cuối cùng trong mùa giải, Serena Williams đã bất ngờ để tay vợt người Italia Roberta Vinci lội ngược dòng giành chiến thắng sau 3 set đấu. Đó là một trong những bất ngờ lớn nhất trong lịch sử đơn nữ US Open và tất cả đều nhận định đó là vì Vinci đã có một ngày thi đấu thăng hoa, còn Serena lại sa sút khó hiểu. Và có lẽ câu trả lời đã phần nào được giải đáp: Serena đang trong giai đoạn mặn nồng với chàng “phi công trẻ” Drake, một rapper rất nổi tiếng.

Chỉ tại “phi công trẻ”?

Tại tuần lễ thời trang New York Fashion Week mới đây, Drake đã tháp tùng Serena tới tham dự. Và thậm chí tay vợt số 1 thế giới còn xuất hiện trên sàn diễn như một người mẫu thời trang thực thụ. Từ lâu Drake đã là bạn thân của Serena nhưng cả hai chưa bao giờ công khai mối quan hệ này và chỉ thi thoảng xuất hiện cùng nhau. Dù vậy sau khi US Open khép lại, người ta đã thấy Drake rủ Serena đi giải khuây bằng trò bowling tới 2 giờ rưỡi sáng. Thậm chí Drake còn lên tiếng chỉ trích khán giả trên sân Arthur Ashe đã gây tiếng ồn khiến Serena mất tập trung và thua nhiều điểm số quan trọng trước Vinci.

Sự xuất hiện của chàng rapper kém Serena tới 5 tuổi càng khẳng định mối quan hệ giữa tay vợt người Mỹ với huấn luyện viên Patrick Mouratoglou đã đến hồi kết. Năm 2012, sau khi lần đầu tiên và cũng là duy nhất đến lúc này trong sự nghiệp bị loại ở vòng 1 Roland Garros sau thất bại trước tay vợt chủ nhà Virginie Razzano, Serena đã quyết định tới Pháp để tập luyện và phục thù trong mùa giải 2013. Sau khi chọn học viện của Mouratoglou, Serena đã ngay lập tức chinh phục Roland Garros 2013 và mùa giải này cũng vô địch trên mặt sân đất nện nước Pháp, sân đấu không phải là sở trường của Serena.

Chỉ tại “phi công trẻ”?

Tuy vậy sau một thời gian hẹn hò, đã có lúc Serena và Mouratoglou trục trặc trong tình cảm và cũng trùng với giai đoạn sa sút của cô em nhà Williams trong mùa giải năm ngoái khi liên tục dừng chân sớm ở 3 giải Grand Slam đầu tiên trong mùa giải. Sau khi hàn gắn với Mouratoglou, Serena ngay lập tức vô địch liên tiếp cả 4 giải Grand Slam, bắt đầu từ US Open 2014.

Nhưng không biết liệu sau khi bắt đầu cuộc tình mới với Drake, Serena liệu có còn làm việc với Mouratoglou nữa hay không. Sẽ rất khó để hợp tác với “tình cũ” khi lại đang ở bên một người đàn ông khác. Và liệu sau thất bại ở US Open, Serena Williams có kịp trở lại?

LY NA

Kể từ khi làm việc với huấn luyện viên Mouratoglou, Serena đã giành tới 8 Grand Slam trong vòng 4 năm qua, bao gồm 1 Australian Open, 2 Roland Garros, 2 Wimbledon và 3 US Open.

Ông thầy duy nhất xin từ chức

Chuyên gia xứ Hàn sinh năm 1981 từng là nhà VĐTG này đã thực sự gây sốc với quyết định xin từ chức khi hợp đồng năm thứ 3 được ký không lâu trước đó. Ông thầy trẻ dứt áo ra đi ngay sau thất bại thảm hại của taekwondo Việt Nam tại giải châu Á vào tháng 5/2011, cho dù có thể bám trụ đến hết năm.

Ông đã thẳng thắn nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình và thừa nhận bản thân còn hạn chế về phương pháp, kỹ năng huấn luyện. Vì thế, ông chủ động chia tay để ngành thể thao tìm một chuyên gia mới tốt hơn mình, với một cách tiếp cận, cách làm mới.

Một người từ chức, trăm người... bó tayKhẳng định có quyết tâm, nỗ lực thêm nhiều năm nữa cũng không làm gì nổi, ông Kim chỉ rõ taekwondo Việt Nam có quá nhiều khác biệt  với thế giới như chuẩn bị Olympic hay ASIAD chỉ trong 1 tới 2 năm, việc phân tán nguồn lực vào quá nhiều mục tiêu thời vụ cho đến sự thiếu thốn nghiêm trọng về trang thiết bị dụng cụ, đặc biệt là áo giáp điện tử…

Qua 4 năm kể từ cú sốc Kim Jae Sik, cách thuê dùng chuyên gia ngoại, cũng như việc tập huấn đào tạo của môn này vẫn không có bất kỳ thay đổi gì, thậm chí còn tệ hơn.

Đẳng cấp thế giới sang VN cũng… bó tay

Ông thầy taekwondo xứ Hàn là một điển hình cho sự thất bại của nhiều chuyên gia ngoại gắn với một môi trường không chỉ khó khăn, thiếu thốn về điều kiện mà còn có rất nhiều… đặc thù.

Các chuyên gia cử tạ đến từ châu Âu như Tupurov hay Deikov được thuê sang cho mục tiêu tranh Olympic và ASIAD lúc đầu đều choáng vì không hiểu tại sao TTVN lại “máu” SEA Games như thế. Chuyên gia điền kinh như Misa và Vadim sau một thời gian dài làm việc phát hoảng trước thực tế ĐTQG mỗi năm gần như mất tới 2 tháng nghỉ. Hầu như ai cũng phải đau đầu để giải quyết mối quan hệ với các trợ lý người Việt, chuyện “quân anh quân tôi”, rồi những thói quen sinh hoạt nghiệp dư của không ít học trò… Chuyên gia cử tạ Tupuruv từng thẳng thừng từ chối dẫn dắt nhà Á quân Olympic Thạch Kim Tuấn, đòi thay các trợ lý.

Và dĩ nhiên, họ còn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề hàng ngày từ kinh phí, cơ sở vật chất, dinh dưỡng đến tập huấn thi đấu. Không ông thầy ngoại nào của môn điền kinh không than trời khi nhìn đường chạy tồi tàn ở Nhổn hay Từ Sơn. Chuyên gia Trung Quốc, Cao Vân Đoạn của thể dục dụng cụ lúc nào cũng lo ngay ngáy nguy cơ chấn thương xảy ra với Hà Thanh, Ngân Thương trong từng buổi tập khi các trang thiết bị dụng cụ đã cũ kỹ, hỏng hóc.

Thực tế nhiều chuyên gia ngoại giỏi, thậm chí một số gương mặt đẳng cấp thế giới, không thành công khi làm việc ở Việt Nam cũng là chuyện bình thường. Khả năng và công việc của họ sớm muộn cũng rơi vào lối mòn chung của sự nửa vời và đặc thù kiểu Việt Nam.

Điểm lại cả một quá trình dài, chưa thấy có ông thầy ngoại nào có thể tác động được tới nền tảng, cách nghĩ cách làm của một môn, hay tạo bước đột phá về thành tích ở tầm châu lục, thế giới; ngoại trừ taekwondo ở giai đoạn đầu rất thuận lợi, và phần nào đó là thể dục dụng cụ.

Hà Thảo

Trong thành công ngoạn mục của siêu kình ngư Ánh Viên có dấu ấn quan trọng của cả một ê-kíp chuyên gia người Mỹ, nơi cô tập huấn dài hạn, theo đúng một quy trình chuẩn quốc tế từ 2012. Tuy nhiên, thành công đó chỉ được đảm bảo với các điều kiện đặc biệt tại Mỹ. Như thừa nhận của các chuyên gia, nếu ngành thể thao vẫn thuê dùng chuyên gia ngoại cho Viên giống cách “truyền thống”, chắc chắn kình ngư này không thể đạt được tới tầm mức như hiện tại. Tương tự như vậy là trường hợp của Á quân ASIAD đường chạy 400m Quách Thị Lan. Lan đã bước lên đỉnh cao không chỉ nhờ ông thầy ngoại chất lượng cao mà còn bởi được xuất ngoại rèn giũa dài hạn.

“Lò xay” chuyên gia ở môn cử tạ

Chuyên gia cử tạ người Bulgaria, Dian Deikov đã bị ngưng hợp đồng ngay sau khi không thể giúp đô cử Trần Lê Quốc Toàn giành 1 tấm huy chương tại Olympic 2012. Toàn đã đứng thứ 4 nội dung 56kg, với khoảng cách sít sao so với đối thủ đoạt HCĐ, trong đó bộc lộ những sai sót tai hại ở khâu khởi động, tính toán chiến thuật. Ngành thể thao đã quyết định chia tay ông Deikov vì cho rằng HLV này đã sai bài. Chỉ riêng hạng 56kg của môn cử tạ đã trở thành một “lò xay” chuyên gia ngoại với 5 ông thầy ngoại liên tiếp thay nhau đến và đi chỉ trong 7 năm. Đến giờ, môn này lại đang thành công với một ông thầy nội, HLV Huỳnh Hữu Chí.

Đoạn clip đầu tiên được tờ báo này đăng tải có gì mà khiến người tiêu dùng lo lắng? Là hình ảnh những miếng trứng bị rơi xuống đất nhưng vẫn được các công nhân nhặt lên và tiếp tục chế biến bình thường; là chia sẻ vô tư của một số “công nhân xịn” về những quả trứng bẩn, có giòi vẫn được dùng làm bánh sau khi được ngâm nước muối, ủ rượu, ủ gừng… Kinh khủng!

Một hôm trước khi đoạn clip được đăng tải, tôi vừa mới mua một cặp bánh nướng, bánh dẻo của nhãn hiệu này. Kết quả là đã trót ăn cái bánh nướng, song vẫn còn may chưa ăn nốt cái bánh dẻo và dĩ nhiên tiễn nó ra xe rác ngay tức thì sau khi xem.

Đó mới chỉ là phần một, các phần tiếp theo – như lời tòa soạn, sẽ hé lộ nhiều bí mật làm bánh còn kinh khủng hơn. Nếu không có phóng sự điều tra của tờ báo đó, người tiêu dùng, trong đó có tác giả bài viết, chắc chắn không thể biết được mình đang dùng thực phẩm mất vệ sinh.

Khi miếng trứng đã được “tẩy” và nằm trong lớp bột, vì thế kể cả những người dùng thông thái nhất cũng không thể biết nó bẩn trừ những người trực tiếp tham gia công đoạn chế biến.

Chelsea: Quả trứng nào có giòi?Jose Mourinho tự tin, rất tự tin về tài năng điều binh khiển tướng của bản thân. Nói một cách ví von thì nhà cầm quân người Bồ nghĩ mình như người tiêu dùng thông thái, biết chọn thực phẩm phù hợp, chế biến ra những món ngon. Nhưng Chelsea của Mourinho đang trải qua giai đoạn đầy thất vọng.

Vấn đề khiến The Blues đánh mất hình ảnh của mình được cho không nằm ở chuyên môn; nó zích zắc hơn, trong nội bộ. Vụ “treo giò” nội bộ bác sỹ Eva Carneiro, rồi quyết định đẩy đội trưởng John Terry lên ghế dự bị dường như đang đẩy Mourinho vào tình trạng mất kiểm soát, bị chính các học trò cô lập.

Từ Chelsea giai đoạn đầu, đến Real Madrid và giờ lại là Chelsea, lần nào Mourinho gặp khó khăn thì “mất khả năng kiểm soát đám cầu thủ” luôn là nguyên nhân được chỉ ra đầu tiên. Tại sao như vậy và giờ ở Stamford Bridge, ai là “quả trứng có giòi”? Câu hỏi mà ngay bản thân Mourinho dù vỗ ngực tôi đặc biệt cũng khó trả lời được. Trừ khi ông giống tờ báo nọ, sử dụng “tay trong” để tìm ra “quả trứng có giòi” nào đang làm hỏng các món ăn ông chế biến ra.

Q. Nguyên

Chelsea mang 2 bộ mặt: Quyền lực trong tay ai?

“Kiếm củi 3 năm”…

Sau khi Đình Đồng vào bóng khiến Anh Hùng của HV.An Giang gãy chân ở đầu mùa giải 2014, dư luận kịch liệt phản đối. Xác định phải làm “cách mạng” về lối chơi và hình ảnh, HLV Nguyễn Hữu Thắng đã họp toàn đội và tuyên bố thẳng: “Đứa nào đá bậy, đá láo, đá triệt hạ, đuổi thẳng cổ luôn…”. Thay đổi lối chơi không ngại va chạm sang đá mềm mại, quyến rũ không hề dễ dàng và phải mất rất nhiều thời gian các cầu thủ xứ Nghệ mới có thể thích nghi.

Mất hết

Ông Thắng là người khởi xướng, sau đó HLV Ngô Quang Trường tiếp quản cũng đề cao lối chơi đẹp. Bắt đầu từ mùa 2015, dàn cầu thủ trẻ xứ Nghệ dù đa phần còn non kinh nghiệm và chịu áp lực không nhỏ nhưng vẫn chơi thứ bóng đá cống hiến, đẹp mắt. Kết quả cho thấy: Khi thay đổi phong cách, SLNA càng lợi hại và thực tế có những thời điểm, họ cạnh tranh trực tiếp ngôi đầu với B.Bình Dương.

SLNA & một pha bóng, một trận đấu... Mất hếtĐội bóng xứ Nghệ chơi đẹp, được ghi nhận và khái niệm “chém đinh chặt sắt” không bị người ta gán cho SLNA. Có thời điểm, cả V.League chỉ còn duy nhất đội bóng xứ Nghệ chưa nhận thẻ đỏ. Là người đầu tiên của đội bóng phải nhận 2 thẻ vàng trong một trận đấu nhưng tình huống của Mạnh Hùng ở trận gặp Thanh Hoá không bạo lực, thậm chí nhiều người còn cho rằng, trọng tài quá mạnh tay với trung vệ số 3 vì pha xoạc bóng này. Nói thế để thấy, SLNA quyết tâm đẩy lùi bạo lực và họ đã làm được, từ ý thức đến thực tế hành động trên sân.

…“Đốt 1 giờ”

HLV Ngô Quang Trường được ca ngợi hết lời với vai “người đóng thế”. Trong khi đó, bằng tư duy mới về làm bóng đá, SLNA cũng đã bước đầu tạo ra những hình ảnh đẹp, lôi cuốn nhiều người. Cầu thủ đá đẹp, đá cống hiến còn trên khán đài, CĐV SLNA là số 1 và nếu không có những biến cố xảy ra ở phần cuối mùa giải thì đội bóng xứ Nghệ mới đích thực là “nhà vô địch trong lòng người”.

SLNA & một pha bóng, một trận đấu... Mất hết
HLV Ngô Quang Trường (giữa).

Thế nhưng, khi đã có trong tay những điều tốt đẹp đó, SLNA lại tự tay ném đi tất cả. Trận đấu ở Pleiku không ai muốn nhắc lại nhưng đó là “vết đen” khiến niềm tin NHM vào thầy trò HLV Ngô Quang Trường lung lay dữ dội. “Một mất mười ngờ”, nhiều câu hỏi được đặt ra và những gì tốt đẹp trước đó phai mờ dần trong trí nhớ của mọi người.

Nỗ lực lấy lại những gì đã mất nhưng dường như càng cố gắng, SLNA lại càng gieo thêm những nỗi buồn. Trận đấu với XSKT.Cần Thơ ở sân khách giống một màn kịch và bị dư luận chỉ trích gay gắt. Trong sự cùng cực, đội bóng xứ Nghệ quyết định quay về lối chơi cũ, quyết lấy 3 điểm trước SHB.Đà Nẵng, làm quà chia tay khán giả nhà ở trận đấu cuối cùng của mùa giải trên sân Vinh.

Không phải ngẫu nhiên mà Ngọc Toàn chơi bóng như một võ sỹ để rồi nhận thẻ đỏ rời sân còn Phi Sơn thì “ăn thua đủ”, đánh nguội đối thủ. Tất nhiên, đỉnh điểm phải là pha vào bóng của Ngọc Hải khiến Anh Khoa phải đi nạng và làm “dậy sóng” dư luận suốt mấy ngày qua.

Sai lầm nối tiếp sai lầm, SLNA không chỉ trắng tay mà còn bị cái tiếng đá không trung thực, đá xấu.

Tất cả chỉ vì một trận đấu và một pha bóng, nghĩ cũng nghiệt ngã cho SLNA.

Lâm Vũ

Quế Ngọc Hải đến tận Đà Nẵng thăm Anh Khoa

Khỏi cần suy nghĩ, ở London và ngoài Chelsea còn đội bóng nào khác nổi tiếng và được đánh giá cao như Arsenal? Sau cùng thì người đã đặt câu hỏi này cho Mourinho lại chính là một fan của Arsenal, Piers Morgan, một phóng viên nổi tiếng của tờ Mail, và bản thân HLV người Bồ Đào Nha cũng không giấu giếm những suy nghĩ của ông. “Hãy để tôi nói rõ thế này: Một ngày nào đó tôi rời Chelsea và khi đấy, tôi vẫn sống ở London. Có rất nhiều cơ hội cho một HLV ở London – Fuham, QPR, West Ham, Tottenham, đội tuyển Anh và… Arsenal”.

abc

Và sau khi loại bỏ những đội bóng không tham dự Champions League, Mourinho nói tiếp: “Chúng ta còn lại hai lựa chọn, đúng không? Arsenal và đội tuyển Anh”.

Ở thời điểm này, việc Mourinho nhắc đến Arsenal và đội tuyển Anh chắc chắn không tạo ra một sức ép nào cho Arsene Wenger và Roy Hodgson. Không phải vì “Người đặc biệt” vừa kí hợp đồng 4 năm tại Stamford Bridge hay vì sức ép ông đang phải trải qua khi Chelsea có khởi đầu tệ nhất ở Premier League kể từ năm 1988. Nói một cách đơn giản, Wenger vẫn còn hợp đồng với Arsenal đến năm 2017, trong khi dẫn dắt ĐTQG không nằm trong kế hoạch ngắn hạn của Mourinho.

Đây là lý do giải thích tại sao Mourinho đã từ chối mọi cơ hội ở đội tuyển Bồ Đào Nha và Anh, ngay cả khi họ từng có một thế hệ có khả năng vô địch một giải như EURO.

Tuy nhiên, nếu kế hoạch lâu dài của Mourinho là London, Arsenal không thể không cân nhắc đến những tâm sự rất thực lòng của ông. Đành rằng Chelsea đã có một vị trí đặc biệt trong lòng “Người đặc biệt”, đừng quên là ông từng muốn dẫn dắt Man Utd như thế nào vào thời điểm Alex Ferguson giải nghệ và như thế, chuyện ông đến đâu ở Premier League trong tương lai vẫn là một câu hỏi cho tất cả. Trừ khi Roman Abramovich hoàn toàn ủng hộ ông trong mọi vấn đề và trong hợp đồng 4 năm mà ông vừa ký.

Trong trường hợp này, hẳn Arsenal cũng nên thấy rằng, việc thay thế Wenger sau hơn 20 năm HLV người Pháp ở Bắc London (2017) sẽ không dễ dàng gì. Và không đâu xa, cái giá mà Man Utd phải trả khi chọn David Moyes và bỏ qua Mourinho là lớn như thế nào bởi nếu tính liên tục bị phá vỡ, thật khó để ai đó có thể hàn gắn được, dù người đó là Louis van Gaal, hay thậm chí là Mourinho.

Mạnh Hào

15 năm qua họ đã ở đâu?

Arsene Wenger

1996 đến nay: Arsenal

Jose Mourinho

2000: Benfica
2001/02: Uniao de Leiria
2002/04: Porto
2004/07: Chelsea
2008/10: Inter
2010/13: Real Madrid
2013-nay: Chelsea

Chelsea mang 2 bộ mặt: Quyền lưc trong tay ai?