TheThao24.TV

Phiên bản Android

Mourinho, từ “đặc biệt” đến “đặc dị”

(thethao24.tv) – José Mourinho (26 tháng 1 năm 1963) là huấn luyện viên người Bồ Đào Nha hiện đang dẫn dắt Chelsea.  Ông còn được gọi là “Người Đặc biệt”, biệt danh ông tự đặt cho bản thân khi lần đầu đến nước Anh huấn luyện cho Chelsea mà sau này được giới truyền thông Anh sử dụng rộng rãi. Từng thành công khi dẫn dắt các câu lạc bộ bóng đá như F.C. Porto, Inter Milan, Real Madrid và chính Chelsea.

>>>Bản tin sáng ngày 9/6: Man Utd bất ngờ muốn có Jordi Alba, ĐT Anh đã có mặt tại Brazil

>>>Man City bất ngờ muốn có Pepe

>>>Mourinho muốn chiêu mộ cầu thủ Châu Á

Xuất thân từ một giáo viên thể dục, Mourinho tìm cách trở thành huấn luyện viên chuyên nghiệp tại quê nhà của mình và trở thành huấn luyện viên đội trẻ tại Vitoria de Setubal trong những năm 1990. Sự nghiệp tiếp tục phát triển, ông chấp nhận vị trí trợ lý tại Estrela da Amadora. Mourinho khát khao cho những thách thức lớn hơn vào năm 1992 khi ông có một cơ hội làm thông dịch viên cho một huấn luyện viên nước ngoài hàng đầu. Ông bắt đầu làm việc với Louis van Gaal, và ông đã học được nhiều từ phong cách làm việc của vị HLV người Hà Lan. Và người học trò của van Gaal đã có những bước tiến lớn trong sự nghiệp HLV của mình, hơn cả những gì mong đợi.

Từ “người đặc biệt” – nhà tâm lý học

Tâm lý con người, thật mỉa mai, lại là lĩnh vực ít được quan tâm đến nhất trong bóng đá, môn thể thao đã khai thác triệt để hầu hết các lợi thế. Trong khi các tiến bộ khoa học liên tục được áp dụng để cải thiện thể chất, năng lực của các cầu thủ và hỗ trợ phương pháp huấn luyện, rất ít HLV chú ý đến điều này, và ông Jose Mourinho được coi như một nhà tiên phong trong việc đóng vai trò một nhà tâm lý của đội bóng.

Cân bằng tâm lý và tạo ra động lực thi đấu với một đội ngũ với khoảng 22-23 người hai lần trong một tuần là một công việc thật sự rất khó khăn

Cân bằng tâm lý và tạo ra động lực thi đấu với một đội ngũ với khoảng 22-23 người hai lần trong một tuần là một công việc thật sự rất khó khăn

Nền tảng trong “phương pháp Mourinho” là nghệ thuật giao tiếp với các cá nhân, nhiệm vụ mà chính ông thừa nhận là khó khăn nhất của một HLV. Mỗi cá nhân là một thực thể tâm lý rất phức tạp và trạng thái tâm lý của một thực thể bóng đá, dưới rất nhiều sức ép, lại càng trở nên mong manh hơn. Nếu Marcelo bị bắn lên ghế dự bị vào thứ Bảy, anh ta có thể trở nên quẫn trí vào giữa tuần. Cân bằng tâm lý và tạo ra động lực thi đấu với một đội ngũ với khoảng 22-23 người hai lần trong một tuần là một công việc thật sự rất khó khăn. Đó là lập luận của “người đặc biệt”.

Bằng chứng là khi còn dẫn dắt Inter, vào giờ nghỉ giữa hiệp một trận đấu, khi nhận thấy Zlatan Ibrahimovic chơi dưới sức, ngay sau khi vừa giành danh hiệu Cầu thủ nước ngoài hay nhất Serie A, ông bảo với anh ta : “Có ai đó thực sự xứng đáng với nó” (Ibra từng bảo anh tặng danh hiệu này cho mẹ mình). Kết quả là Ibra chạy như điên trong hiệp hai, và ghi một cú đúp.

Đến “người đặc dị” – phản bóng đá

Không thể không phủ nhận lối chơi phòng ngự phản công, ‘dựng xe buýt 2 tầng’ của Mourinho là rất hiệu quả, chính nó đã giúp Chelsea vào tới bán kết Champions League mùa này. Ở đấu trường Premier League, The Blues cũng cạnh tranh mạnh mẽ chức vô địch với Man City và Liverpool trong suốt 36 vòng đấu.

Mourinho nổi tiếng với lối chơi phòng ngự phản công, đỗ "xe bus hai tầng" bị nhiều người lên tiếng phản đối

Mourinho nổi tiếng với lối chơi phòng ngự phản công, “xe bus hai tầng”  đã bị không ít người lên tiếng phản đối

Nhưng đó lại là lối đá phòng ngự tiêu cực, điều mà những người hâm mộ thứ bóng đá đẹp không thể thích nổi ở phong cách của Mourinho, mỗi trận đấu của “người đặc biệt” đều mang dáng dấp theo kiểu: bóng có thể được đá trên phần sân của đối phương nhưng cầu thủ còn chả buồn tấn công. “Đây là thứ phong cách giết chết bóng đá chứ còn gì nữa! Nếu đội nào cũng chơi thứ bóng đá như của Mourinho, bóng đá chắc chắn sẽ rất tẻ nhạt và nguội ngắt” – một vị huấn luyện viên nổi tiếng đã phải thốt lên như thế khi xem Chelsea của Mourinho thi đấu.

Thậm chí, ngay chính cầu thủ số 1 của Chelsea là Eden Hazard còn phải lên tiếng bất bình với chiến thuật của Mourinho sau trận bán kết lượt về Champions League, thua Atletico Madrid với tỷ số 1-3. Mourinho chỉ dựa vào các pha cố định và hy vọng Hazard hay Willian có thể tự xoay sở để tạo ra đột biến. Trong một thế trận cần phải thắng mà Mourinho vẫn bế tắc trong khâu tấn công như vậy, thua là phải và thua xứng đáng!

Đúng là chỉ có Voi Rừng ngày xưa mới đủ sức mạnh để chạy theo chiến thuật của Mourinho. Bóng đá đẹp, phải được xây dựng theo lối chơi tấn công, còn chơi mà thằng nào cũng thủ, xem chỉ buồn ngủ mà thôi.

Bóng đá là môn thể thao vua bởi vì nó sinh ra để biểu diễn với các trận đấu hấp dẫn chứ không phải là để đá kiểu tiêu cực như Mourinho. Trong triết lý của ông ta, chỉ có thắng thua, không có chỗ cho tính thẩm mỹ. Người ta thích Mourinho bởi những điểm “đặc biệt” nhưng cái “đặc dị” của ông thì không ai có thể yêu nổi.

Linh Nguyen

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)