TheThao24.TV

Phiên bản Android

Nghịch lý của bóng chuyền nam Việt Nam: Giải VĐQG càng hay, đội tuyển càng… bết

(thethao24.tv) – Cùng bị loại khỏi ASIAD song tình cảnh của bóng chuyền nam thảm hơn nhiều các đồng nghiệp nữ. Không chỉ mất trắng cả năm nay, họ sẽ phải chờ tới 2015 mới hội quân trở lại để tranh tài tại SEA Games.

>>>Bóng chuyền không tham dự ASIAD: Khó thì tự bó tay

>>>Cả hai ĐTQG bóng chuyền nam nữ không dự ASIAD 2014

>>>Chuyện kỳ thú của bóng chuyền nam Việt Nam: Lời nguyền 11 năm cho nhà vô địch

Ngoại trừ bóng rổ đang sống dở chết dở, chỉ có bóng chuyền nam mới xảy ra nghịch lý 2 năm tập huấn ĐTQG một lần, dù đang có một giải quốc gia chất lượng cao.

Đây có lẽ là một nghịch lý kỳ lạ với  không chỉ môn bóng chuyền mà cả thể thao Việt Nam. Lẽ thường, giải VĐQG của một môn hay ở các mức độ khác nhau chắc chắn sẽ tạo ra một ĐTQG mạnh tương ứng. Và các nhà quản lý huấn luyện sẽ phải tận dụng tối đa nền tảng vững chắc ấy để xây dựng nên một “bộ mặt” xứng tầm. Thế nhưng, điều đó lại không có được ở bóng chuyền nam.

box

Trong nhiều năm gần đây, cuộc đấu quốc nội của bóng chuyền nam thực tạo ra bước đột phá thực sự về cả lượng lẫn chất để vươn lên sánh ngang với giải của Indonesia hay Thái Lan, thậm chí phần nào còn hơn. Thực tế có tới một nửa trong số 12 đội tham dự đủ sức tranh chấp thứ hạng cao nhất. Mùa giải  nào cũng diễn ra hấp dẫn, kịch tính từ đầu đến cuối, với một minh chứng sinh động là việc suốt 11 năm không có đội vô địch nào bảo vệ được ngôi vị của mình.

Với một chân đế tuyệt vời như thế, những tưởng ĐTQG phải ngày một hay thì hóa ra ngày càng tệ. Ở ngay đấu trường SEA Games, Việt Nam thua hẳn Thái Lan và Indonesia một bậc, chỉ luôn nhắm đến vị trí thứ ba cùng với Myanmar theo kiểu lần được lần không. SEA Games 27, Hữu Hà và các đồng đội thắng Myanmar song lại thua hai kỳ Đại hội trước. Lên tới đẳng cấp châu lục, Việt Nam càng hụt hơi, được thể hiện rõ với thảm bại để đời tại ASIAD 2010.

chinh3

Từ giải VĐQG đến ĐTQG với bóng chuyền nam rõ ràng là một sự khập khễnh ghê gớm. Tuy có nhiều nguyên do nhưng suy cho cùng cũng bởi bộ môn và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã không phát huy được, hay chính xác hơn là quá lãng phí.

Có thể thấy, giải VĐQG có hay, tạo nguồn tài năng tốt đến đâu cũng vô dụng cho ĐTQG mà cứ đều đặn 2 năm mới tập huấn một lần, trong khoảng vài tháng. Trong hai năm ấy, đội chỉ có mỗi một mục tiêu, cũng là một cuộc đấu duy nhất để phấn đấu là SEA Games. Thời gian rèn giũa quá ngắn, bị gián đoạn quá lâu, lại thiếu hẳn việc cọ xát, bóng chuyền nam không có cách gì để hình thành nên một tập thể gắn kết, phản ánh đúng trình độ của các cầu thủ một cách tương đối, chứ chưa nói đến truyền thống hay bản sắc trong lối chơi.

chinh1

Quả thật, bóng chuyền nam cũng có cái khó về mặt khách quan khi hệ thống giải đấu của ĐNÁ và châu Á, nhất là các cuộc có trình độ tương đồng. Tuy nhiên, điều quyết định nằm ở chỗ, những người có trách nhiệm đã thụ động trong việc tìm kiếm và tạo các sân chơi cho ĐTQG nam.

Bóng chuyền châu lục và thế giới một năm đều đầy ắp các cuộc đấu, nằm trong hệ thống quốc tế chính thức hay giải mời. Bản thân Việt Nam cũng hoàn toàn có thể tổ chức một hay một vài giải quốc tế mở rộng thường niên kiểu như VTV Cup hay Bình Điền Cup của bóng chuyền nữ. Và trước đây, bóng chuyền nam cũng từng có một giải như vậy do Liên đoàn Bóng chuyền TPHCM tổ chức.

Vấn đề chỉ là những người có trách nhiệm có chịu nghĩ và chịu làm hay thôi.

  • Bóng chuyền Việt Nam tại giải trẻ ĐNÁ: Nữ cử đội tuyển, nam nhờ CLB
  • Giới chuyên môn cùng người hâm mộ chắc hẳn phải rất chạnh lòng khi bóng chuyền Việt Nam đã dự tranh giải vừa khởi tranh tại Myanmar với hai đại diện hoàn toàn khác nhau.

    Với nữ là một ĐT được chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng, tập hập gần như đầy đủ các nhân tố trẻ. Thậm chí, sau giải VĐQG, chủ công trẻ  cao nhất nước của Bình Điền Long An  Thanh Thúy còn được điều động gấp cho đội để kịp dự giải.

    Trong khi đó, đại diện cho bóng chuyền nam chỉ là đội trẻ của CLB Tràng An Ninh Bình. Lý do bởi ĐT trẻ nam đâu có được tổ chức tập huấn, không chỉ riêng năm nay mà cả nhiều năm trước.

    Qua đây bộc lộ nhiều bất cập trong cách nghĩ cách làm bóng chuyền, đơn cử sự thiên lệch giữa nam và nữ, sự coi nhẹ mảng phát hiện đào tạo trẻ, nếp quen hớt ngọt chỉ tập trung cho ĐTQG cho những sự vụ trước mắt…

    Thật dễ hiểu, bóng chuyền nam Việt Nam với Ninh Bình làm đại diện đã phải chấp nhận thất bại nặng 0/3 trước Myanmar2, cũng là phân đội hai của nước chủ nhà.

    Cùng đó, đội nữ có cả ngôi sao trẻ đang lên Thanh Thúy làm trụ cột cũng thua dễ Thái Lan 0/3.

Hà Thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)