Lê Quang Liêm

Chính Liêm mà không phải… Liêm

Quang Liêm để thua đối thủ đang xếp hạng 9 thế giới Wesley So (Philippines) không có gì bất ngờ. Thực tế, anh cũng chỉ chịu thất bại đáng tiếc ở ván cờ nhanh thứ 2 trong trận đấu play-off sau khi đã hòa cả 2 ván đấu cờ tiêu chuẩn. Liêm vẫn chứng tỏ được đẳng cấp trên đỉnh cao quốc tế, áp sát nhóm hàng đầu.

Siêu Đại KTQT và sự... nghiệp dư

Tại vòng 2, Liêm đã xuất sắc hạ gục nhà cựu vô địch thế giới Nikita Vitiugov (Nga) bằng chiến thuật và bản lĩnh cao. Ngay vòng 3, chỉ cần có thêm may mắn, anh sẽ vượt qua Wesley So trong ván cờ nhanh quyết định, với ưu thế được cầm quân trắng. Việc tuyển thủ TP.HCM không thể tái lập chiến tích vào vòng 4 như World Cup trước cũng chỉ là khác biệt mang tính tình huống cụ thể.

Thế nhưng, qua giải, giới chuyên môn cũng lại thấy rõ một Quang Liêm hoàn toàn khác. Liêm đã không còn thể hiện được khả năng tập trung, sự sáng tạo và quyết đoán, đặc biệt ở những thời điểm then chốt và trước các đối thủ khó – vốn là điểm mạnh của mình.

Trong tổng số 6 ván tiêu chuẩn của 3 vòng, Liêm hòa tới 5, và đều ở thế hòa không có cửa thắng. Ngay cờ nhanh hay cờ chớp sở trường, phong độ của anh cũng sa sút rõ rệt. Dường như giờ đây, kỳ thủ vô địch thế giới cờ chớp 2013 chỉ còn tranh tài bằng trình độ, kinh nghiệm vốn có.

Ngày càng nghiệp dư

Nhìn lại cả quá trình kể từ khi Quang Liêm du học kết hợp với tập luyện, thi đấu tại trường Đại học Webster (Mỹ), kết quả lọt vào vòng 3 đã là cả một quyết tâm và nỗ lực lớn. Rõ ràng, so với các kỳ thủ chuyên nghiệp, nhất là nhóm hàng đầu, Liêm đã thiếu hẳn yếu tố quan trọng nhất: Sự chuẩn bị cần thiết và các giải đấu xứng tầm.

Trước World Cup, Liêm mới chỉ tham dự đúng 4 cuộc đấu gồm vòng loại khu vực 3.3, giải Việt Nam mở rộng HD Bank Cup, giải các trường Đại học nước Mỹ và giải vô địch châu Á. Trong đó, ở giải vô địch châu Á tương đối có tầm vóc, anh lại thảm bại, văng khỏi nhóm huy chương cả 3 nội dung: Cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh và cờ chớp.

Điều đáng nói, Liêm cũng phần nào đó gần như chỉ có thể chuẩn bị, dự tranh theo kiểu “tranh thủ”. Anh đã phải tận dụng dịp nghỉ hè hay cố gắng thu xếp tối đa mới dành ra một ít ngày cho mỗi giải. Với số giải đấu khiêm tốn, quỹ thời gian và cách thức nghiệp dư như thế, có thể dự báo phong độ trước mắt và cả nghiệp cờ lâu dài của Liêm sẽ bị ảnh hưởng tai hại đến mức nào.

Kết thúc World Cup, Liêm lập tức quay trở lại Đại học Webster để bước vào một guồng học – thi chặt chẽ và nặng nề. Cũng chính vì lý do này, anh sẽ vắng mặt tại Giải cờ nhanh, cờ chớp VĐTG – cuộc đấu lớn thứ 2 trong năm, nơi mình từng bước lên ngôi cao nhất năm 2013.

Có thể bước đầu khẳng định, với tình trạng ngày càng nghiệp dư và nửa vời, nghiệp cờ của Liêm chỉ duy trì như hiện tại cũng khó.

Hà Thảo

Theo quy định, Quang Liêm sẽ có số tiền thưởng 16.000 USD khi dừng bước ở vòng 3. Tuy nhiên, trên thực tế, anh chỉ nhận 12.500 USD sau khi đã trừ thuế, chưa kể khoản lệ phí ăn ở được BTC tính sẵn. Tính ra, Liêm sẽ thực lĩnh 10.000 USD, tương ứng với hơn 200 triệu đồng.

Dù được cầm quân trắng, và chơi tấn công chủ động song tuyển thủ Việt Nam không thể tạo ra bước ngoặt trong thế trận hòa đã được đối thủ hạng 9 thế giới nhắm tới.

World Cup cờ vua 2015: Quang Liêm hòa tiếp ván lượt về vòng 3

Hòa 1-1 sau 2 ván cờ tiêu chuẩn, hôm nay (19/09), hai kỳ thủ đang cùng theo học tại trường Đại học Webster (Mỹ) sẽ phải đấu tiếp 2 ván cờ nhanh, và không loại trừ cả 1 ván cờ chớp quyết định. So với Wesley So, Quang Liêm phần nào chiếm ưu thế vì cờ nhanh và cờ chớp là sở trường ở tầm cỡ hàng đầu thế giới của anh. Liêm sẽ chắc chắn nhận được 25.000 USD nếu lọt vào vòng 4.

S.M

World Cup cờ vua 2015: Hạ cựu VĐTG, Quang Liêm vào vòng 3

Kỳ thủ số 1 Việt Nam Lê Quang Liêm (elo 2.697) đã giành quyền vào chơi vòng 3 sau một cuộc thư hùng thuộc diện kịch tính, hấp dẫn nhất ở giải lần này với nhà cựu vô địch thế giới người Nga, Vitiugov Nikita (elo 2.725). Cả 2 ván cờ tiêu chuẩn đều kết thúc với tỷ số hòa, trong đó có ván lượt về kéo dài tới hơn 6 giờ, buộc 2 kỳ thủ phải đấu tiếp 2 ván cờ nhanh. Sau ván cờ nhanh lượt đi tiếp tục bất phân thắng bại, ván cờ nhanh lượt về tiếp tục diễn ra hết sức gay cấn. Chính ở thời điểm ấy, Quang Liêm đã không chỉ chứng tỏ được bản lĩnh mà còn cả sức đột phá của tuổi trẻ để thay đổi thế trận tưởng như lại hòa, vượt lên giành chiến thắng.

feat

Trận thắng 2,5-1,5 qua 3 ngày đấu đã đưa Liêm vào vòng 3, tái ngộ người quen trong cùng khu vực Wesley So – một kỳ phùng địch thủ thực sự của tuyển thủ Việt Nam. Xét về thành tích đối đầu, Liêm đang có phần nhỉnh hơn tài năng số 1 Philippines đang cùng vừa du học, vừa tập luyện thi đấu tại trường Đại học Webster (Mỹ). Với việc có mặt ở vòng 3, Liêm đã chắc chắn có phần thưởng 16.000 USD. Trong khi đó, Trường Sơn lại hòa Tomashevsky (Nga) ở cả 2 ván cờ nhanh, và phải đấu tiếp 1 ván cờ chớp quyết định vào hôm nay.

Giải bóng chuyền CLB nữ châu Á 2015: Thông tin LienVietPostBank thua thảm đội của Ngọc Hoa

Dù rất được chờ đợi, song Thông tin LienVietPostBank có sự trở lại của chủ công Đỗ Thị Minh rõ ràng không thể coi là một đối thủ của Bangkok Glass có một số tuyển thủ quốc gia Thái Lan, và đặc biệt ngôi sao bóng chuyền Việt Nam Ngọc Hoa trong đội hình. Ngọc Hoa cùng các đồng đội Thái Lan chỉ cần thi đấu như một buổi đấu tập cũng đã dễ dàng đè bẹp nhanh gọn các đồng hương chỉ sau 3 hiệp với các tỷ số đầy cách biệt (25/12, 25/14, 25/21). Thầy trò HLV Phạm Văn Long đã thực sự trải qua một màn “tra tấn” với các điểm yếu được bộc lộ đầy đủ, và gần như chỉ phụ công 1m87 Bùi Thị Ngà và phần nào đó chủ công Đỗ Thị Minh tạo ra được một số pha dứt điểm thành công trước đối thủ vượt trội về mọi mặt.

BC

Đội bóng ngành thông tin quân đội đã khép lại vòng bảng với 3 trận toàn thua và giờ chỉ còn có thể tranh chấp thứ hạng 7 hoặc 8, còn CLB của Ngọc Hoa nổi lên như một ứng viên hàng đầu cho chức vô địch.

S.M

Quang Liêm dừng lại, cờ vua hết hy vọng

Dù Quang Liêm khẳng định sẽ gắn bó lâu dài với nghiệp cờ, cũng như có  điều chỉnh hợp lý giữa việc học văn hóa và tập luyện, thi đấu tại trường Đại học Webster, thực tế thì sự phát triển của anh đang dừng lại. Chính xác hơn, nó đã thụt lùi thấy rõ trong 2 năm qua. Và nếu tình trạng nửa vời đó kéo dài, anh cũng sẽ mất luôn cơ hội trở thành một trong những kỳ thủ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, dù từng ở rất gần.

Không có một tài năng xuất chúng nào có thể thành công trên đỉnh quốc tế khi mỗi năm chỉ dự tranh 3-4 giải đấu, mất quá nửa thời gian và tâm sức cho lĩnh vực ngoài chuyên môn.

Chuyện của Lê Quang Liêm và Nguyễn Tiến Minh: “Con độc” & nghịch cảnhQuang Liêm dừng lại, cờ vua Việt Nam cũng hoàn toàn hết “cửa” cho các mục tiêu quốc tế. Bởi phía sau và bên cạnh nhà vô địch thế giới cờ chớp  này là một khoảng trống hun hút. Đơn cử, kỳ thủ số 2 Nguyễn Ngọc Trường Sơn lâu nay vẫn chỉ có trình độ ở cuối nhóm 2 thế giới, với phong độ thiếu ổn định. Anh chỉ có thể gánh vác nhiệm vụ tại các giải khu vực và phải xuất thần lắm mới tranh chấp được ở tầm mức khu vực. Chưa kể so với phần còn lại của cờ Việt Nam, chính Sơn cũng đã vượt trội. Hay kỳ thủ “nhí” Nguyễn Anh Khôi đang nổi lên như một “Quang Liêm 2.0” nhưng để theo được đàn anh thì còn phải phấn đấu mệt nghỉ trong hàng chục năm nữa.

Mất Tiến Minh, cầu lông chẳng còn gì

Lần đầu tiên sau 10 mùa giải Vietnam Open, Nguyễn Tiến Minh đã bị loại ngay từ vòng 3 đơn nam. Kết quả đó đã minh chứng rõ, cựu binh tuổi 33 giờ đã chạm tới đáy của sự nghiệp mà muốn duy trì ở mức tối thiểu nhất cũng không còn có thể. Ai cũng hiểu, sở dĩ Minh còn cố gắng theo nghiệp đến hết 2016 là bởi muốn dự thêm một kỳ Olympic, và quan trọng hơn là còn ràng buộc với nhà tài trợ.

“Con độc” & nghịch cảnh Mất Tiến Minh, cầu lông Việt Nam chẳng còn gì để thi thố với quốc tế. Qua những gì đã thể hiện, có thể khẳng định tay vợt nữ đang đứng trong Top 50 thế giới Vũ Thị Trang sẽ không bao giờ đạt tới đẳng cấp của đàn anh. Mà bản thân Trang cũng đã là một ngoại lệ của môn này, nhất là trong tình cảnh các tài năng trẻ Cao Cường, Hà Anh, Thu Huyền “lớn” quá chậm.

Nghịch cảnh “con độc”

Chỉ với trường hợp của Quang Liêm và Tiến Minh, cả một nền thể thao đã nghiêng ngả. Đơn giản vì họ chính là những gương mặt nổi bật trong số những “con độc”, nhẩm đếm chưa hết mười đầu ngón tay của TTVN thuộc nhóm hàng đầu thế giới.

Xét trong cách nghĩ cách làm hiện tại của ngành thể thao, để có được thêm một tài năng đặc biệt như Liêm hay Minh thực sự rất khó, nếu không muốn nói là không thể trong nhiều năm tới. Cả một quy trình từ phát hiện, đào tạo, đãi ngộ VĐV đều giống như “lúa trời”, chỉ trông chờ vào sự may rủi.  Ngay Quang Liêm hay Tiến Minh, khi đã bước ra thế giới cũng chưa hề được chăm lo, đầu tư đến nơi đến chốn, cả về tinh thần lẫn vật chất.

Suy cho cùng, với TTVN sự xuất hiện của một vài “con độc” như Minh, Liêm cũng đã quá may mắn.

HÀ THẢO

Theo tôi có 4 nguyên nhân khiến môn cầu lông nói riêng và cả  TTVN chưa thể đột phá, vẫn phải chấp nhận tình cảnh chỉ có một số ít “con độc” như Tiến Minh hay Quang Liêm.  Thứ nhất, chúng ta chưa mạnh dạn thuê HLV chất lượng cao nên chưa có được chương trình đào tạo, tập huấn, thi đấu chuyên nghiệp. Thứ hai, chúng ta chưa có sự phối hợp giữa ngành thể thao và giáo dục để rồi nhiều VĐV  dưới 18 tuổi vì tập trung nhiều hơn cho việc học văn hóa mà chỉ tập luyện cầm chừng. Thứ ba, chúng ta không thiếu nhân tố triển vọng nhưng rất ít người được tạo điều kiện thi đấu quốc tế thường xuyên để phát triển chuyên môn. Thứ tư, chế độ đầu tư, đãi ngộ dành cho một số tài năng đặc biệt còn rất hạn chế”.

Bà Huỳnh Ngọc Liên, Phó Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông TP.HCM.

4 năm liền kiếm tiền tỷ
Sau một thời gian dài phải dùng tiền của gia đình để đầu tư cho sự nghiệp, bắt đầu từ 2010, thu nhập của Quang Liêm từ sự nghiệp thi đấu bắt đầu có bước đột phá ngoạn mục gắn với những thành tích vang dội tại hàng loạt giải quốc tế. Cụ thể, ngay năm 2010, chỉ với 4 giải đấu thành công, nổi bật là danh hiệu vô địch Aeroflot trên đất Nga, Liêm đã kiếm được 1, 3 tỷ đồng. Tính ra, anh đã có 4 năm liên tục gặt hái tiền tỷ. Trong đó, đỉnh cao là 2013, tiền thưởng của Liêm vượt mức 2 tỷ đồng, mà riêng một giải VĐTG nơi kỳ thủ sinh năm 1991 đăng quang nội dung cờ chớp, giành hạng 4 cờ nhanh đã mang về 62.500 USD.

Từ tỷ phú thành...triệu phú

Chỉ qua mấy năm, Liêm đã trở thành tuyển thủ có thu nhập “khủng” nhất ở các môn ngoài bóng đá, với cách kiếm tiền theo đúng mẫu hình của các ngôi sao hàng đầu thế giới, thông qua việc đấu giải. Và với đẳng cấp của một siêu Đại KTQT đang bước vào thời kỳ tăng tốc phát triển, chuyện anh có tiền tỷ mỗi năm hoàn trong tầm tay. Càng đáng nói bởi đặc thù của môn này có thể duy trì đỉnh cao rất lâu, với độ chín nhất thường phải đến 40-45 tuổi nên Liêm còn rất nhiều khả năng nâng cao đáng kể cả về thành tích lẫn thu nhập.

Giờ chỉ còn vài trăm triệu
Thế nhưng 2 năm trở lại đây, tính từ thời điểm Quang Liêm sang Mỹ du học tại trường Đại học Webster, mọi chuyện đã khác hẳn, kể cả về thu nhập. Nó bị tụt giảm nghiêm trọng, dù không bất ngờ. Đơn giản, do phải tập trung cao độ cho chương trình học văn hóa tại nhà trường nên Liêm chỉ có thể tham dự một vài cuộc đấu mỗi năm. Chỉ việc dự được quá ít giải cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tranh chấp thứ hạng cũng như tiền thưởng. Liêm đã phải bỏ qua nhiều cuộc đấu trong hệ thống có giá trị giải thưởng rất cao, thậm chí cả giải mà mình là chuyên gia chiến thắng như Aeroflot. Chưa kể, ngay với 3-4 giải dự tranh, anh cũng không đạt thứ hạng cao, có giải còn thất bại nặng nề.

Từ tỷ phú thành...triệu phú

Từ mức tiền tỷ, thu nhập của Liêm giờ chỉ còn vài trăm triệu mỗi năm, đã tính cả lương, phụ cấp khoảng 15 triệu đồng/tháng từ đơn vị chủ quản TP.HCM. Năm 2014, khoản thưởng duy nhất mà anh nhận được chỉ là 4.000 USD cho vị trí thứ 3 tại giải quốc tế thường niên HD Bank Cup trên sân nhà. Năm 2015, đến thời điểm này, anh cũng mới có 12.000 USD nhờ chức vô địch HD Bank Cup cùng 2.000 USD khi giành hạng nhất vòng loại World Cup khu vực.

Khó vì có quá nhiều sự lựa chọn
Quang Liêm từng khẳng định mình chưa bao giờ thi đấu vì tiền thưởng, và thực sự đã chứng minh điều đó trên thực tế. Một phần đó là quan điểm gắn với niềm đam mê, hướng riêng của mình với nghiệp cờ. Phần quan trọng khác, anh xuất thân từ một gia đình rất có điều kiện kinh tế tại TP.HCM. Anh chưa bao giờ phải chịu áp lực về kinh phí hay từ tiền thưởng. Cũng hiếm ai ở làng thể thao có sự đào tạo, tích lũy bài bản trong việc học văn hóa cùng các kiến thức, kỹ năng toàn diện như Liêm. Anh mê học và học rất giỏi.

Có thể nói, Liêm có rất nhiều sự lựa chọn cho tương lai của mình, bên cạnh nghiệp cờ. Và đó cũng là cái khó cho chính siêu kỳ thủ, cũng như cả cờ vua Việt Nam bởi nó khiến cho nguồn lực, động lực của anh ít nhiều bị phân tán. Hay nói cách khác, nghiệp cờ của Liêm hiện tại đã không đạt tới tính chuyên nghiệp giống như các hảo thủ hàng đầu thế giới.

Hà Thảo

Sở hữu 10 danh hiệu quốc tế
Trong nghiệp đấu của mình, Quang Liêm đã đoạt tổng cộng 10 danh hiệu quốc tế lớn, tại các sự kiện tầm cỡ hàng đầu thế giới hay những giải chuyên nghiệp hay giải mời đỉnh cao. Ngoài ngôi vô địch U.14 giải trẻ thế giới vào 2005, chiến tích sáng giá nhất của anh chính là chức VĐTG cờ chớp năm 2013, cũng là năm mà anh giành HCV cờ chớp châu Á. Chiến tích vô cùng sáng giá nữa là hai ngôi Quán quân giải Aeroflot liên tiếp vào 2010 và 2011. Anh cũng là kỳ thủ duy nhất trên thế giới bảo vệ thành công ngôi vị tại giải đấu “thượng đẳng” này.
Kể từ khi sang Mỹ du học, Liêm mới có một danh hiệu duy nhất, vô địch HD Bank Cup 2015, một giải đấu chỉ ở tầm khu vực.

Ngôi sao duy nhất không đầu tư
Tính đến thời điểm này, sau 18 năm tập luyện thi đấu cờ vua, Quang Liêm không có bất cứ khoản đầu tư riêng nào từ ngành thể thao, kể cả trung ương lẫn địa phương. Nếu so với những gì kình ngư Ánh Viên hay đô cử Kim Tuấn đang nhận được, đó là một sự thiệt thòi, phần nào đó là bất công lớn. Khoản duy nhất mà Liêm nhận được chỉ là việc dự tranh các giải đấu trong màu áo ĐTQG, thực chất cũng giống như quyền lợi và nghĩa vụ của các tuyển thủ khác.

Ngành thể thao “mất kiểm soát” hoàn toàn

Ngay từ những năm 1999-2000, khi cờ vua Việt Nam bế tắc về kinh phí, gia đình Liêm đã tự bỏ tiền đầu tư cho con, thậm chí nhiều lần chi toàn bộ từ 50 đến 70 triệu đồng, để con cùng HLV được dự tranh tài một vài giải quốc tế. Kể từ đó, mỗi năm gia đình Liêm đều đặn chi 200-300 triệu đồng giải quyết những khâu khó, mang tính đột phá. Đơn cử như các giải đấu quốc tế dạng mời song không có trong chương trình chính thức hay thọ giáo chuyên gia ngoại. Chưa kể việc gia đình Liêm tạo lập cho con những điều kiện đặc biệt về internet, sách cờ các loại – những điều khoảng chục năm trước vô cùng xa lạ với làng cờ Việt.

Thụ hưởng kiểu “lúa trời”
Với sự đầu tư theo kiểu “lúa trời” như thế, có được một Quang Liêm vươn tới đẳng cấp quốc tế đã cả một thành quả ngoài sức tưởng tượng của cờ vua Việt Nam. Anh đã liên tiếp mang về cho môn này hàng loạt chiến tích ngoạn mục, đủ cả khu vực, châu lục và thế giới mà đỉnh cao là chức VĐTG cờ chớp 2013. Anh cũng là kỳ thủ Việt Nam duy nhất từng lọt vào nhóm Siêu Đại Kiện tướng quốc tế, được ví như một hiện tượng đặc sắc cho một trường phái riêng, có thể chinh phục những ngôi vị cao nhất.

Rất đáng buồn và đáng tiếc, thay vì phải coi Liêm là một trọng điểm hàng đầu, ngành thể thao lại chỉ đứng ngoài xoa tay và thụ hưởng theo đúng kiểu “lúa trời”. Ngay cả trong thời kỳ bùng nổ nhất của tài năng, Liêm cũng không nhận được bất cứ điều gì khác biệt. Các nhà quản lý huấn luyện coi việc Liêm đoạt các thành tích vang dội gắn với các khoản tiền thưởng đáng kể, rồi tự tái đầu tư cho mình, là một chuyện đương nhiên. Càng đáng nói hơn vì kế hoạch tập huấn, thi đấu hàng năm cũng gần như được khoán trắng cho chính Liêm cùng gia đình.

Và không thể đòi hỏi
Với trường hợp của Quang Liêm, rất may mắn cho cờ vua Việt Nam vì có một kỳ thủ và một gia đình đầy đam mê, có điều kiện và tính chuyên nghiệp cao như thế. Trong nhiều năm, nhờ sự chủ động của Liêm và gia đình, mỗi năm kỳ thủ số 1 Việt Nam mới có thể dự tranh cả chục cuộc đấu, đoạt nhiều danh hiệu chấn động làng cờ thế giới, tiêu biểu như chức vô địch giải Aeroflot sáng giá mà ngành thể thao chỉ biết đến qua các phương tiện truyền thông.

Cũng chính vì thế khi Liêm quyết định sang Mỹ du học tại trường Đại học Webster, ngành thể thao cũng không thể có ý kiến gì, dù biết rằng đó là một “canh bạc” đối với sự nghiệp của anh. Và giờ, ngành thể thao, cụ thể là Bộ môn và Liên đoàn Cờ Việt Nam đã hoàn toàn mất kiểm soát với ngôi sao hàng đầu của mình. Việc Liêm tập luyện thi đấu cờ vua như thế nào trên đất Mỹ, họ không hề được biết chứ chưa nói có thể tác động, điều chỉnh. Ngay cả các giải đấu của ĐTQG, từ SEA Games đến châu Á, ngành thể thao chỉ có thể thông báo rồi chờ đợi Liêm thu xếp, căn cứ vào lịch học – thi của mình.

Ngay giải vô địch châu Á 2015 mới đây, sở dĩ Liêm có thể dự tranh cũng nhờ anh đang trong thời gian nghỉ hè nên có thể “tranh thủ” được.

Hà Thảo

 Cũng chỉ có Liêm mới từng có những đợt tập huấn đặc biệt như lần thọ giáo chuyên gia người Nga ở một resort tận Phan Thiết với học phí 50 USD/giờ. Với tần suất mỗi ngày 4 giờ trong 2 tuần liên tục, Liêm đã tiêu tốn 60 triệu đồng. Hay riêng tiền học và đấu cờ qua mạng với các danh thủ thế giới, mỗi năm anh cũng đã tốn vài ngàn USD.

Ngay từ khi tài năng của Liêm mới phát lộ, tôi đã nhìn nhận vấn đề lớn nhất đối với kỳ thủ vô cùng đặc biệt này chính là sự nửa vời giữa chuyện học văn hóa và tập luyện thi đấu cờ vua. Tôi đã đề xuất với lãnh đạo phải chủ động để đưa Liêm vào một quy trình bài bản, cao độ nhất cho nghiệp cờ với khoản kinh phí khoảng 100.000 USD/năm song không được chấp nhận. Bây giờ mọi chuyện đã ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, và hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân Liêm. Dĩ nhiên, nếu Liêm cứ như hiện tại, đó sẽ là một sự lãng phí ghê gớm, bởi anh đang trong thời kỳ có thể phát triển tốt nhất của mình”.

Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Liên Cờ Việt Nam,
Nguyên Trưởng bộ môn Cờ Tổng cục TDTT.

Ngã rẽ từ chuyến du học

Từ tháng 9/2013, Quang Liêm đã có bước ngoặt mới với quyết định du học tại trường Đại học Webster Mỹ, nơi anh được cấp học bổng toàn phần trị giá 35.000 USD/năm. Tại đây, Liêm vẫn duy trì song song việc học văn hóa và tập luyện cờ, bên cạnh rất nhiều hảo thủ quốc tế hàng đầu. Trên danh nghĩa là vậy song thực tế lại diễn ra hoàn toàn khác, với những tác động trực tiếp tới nghiệp cờ mà bản thân anh cũng không thể hình dung.

Chuyện siêu kỳ thủ Lê Quang Liêm: Lao đao vì du học

Chương trình học thi tại đây rất nặng và chặt, gần như ngốn hết thời gian, tâm sức của tuyển thủ Việt Nam, nhất là khi anh còn phải gồng mình lên để làm quen phương pháp, bổ sung các mảng kiến thức còn thiếu hụt. Quan trọng hơn, cũng vì thế Liêm vô cùng khó khăn trong việc chuẩn bị, đăng ký dự tranh các giải bên ngoài nước Mỹ. Anh chỉ có thể chọn lựa một vài giải đấu phù hợp, hoàn toàn phụ thuộc vào lịch học thi của trường. Nhìn nhận thẳng thắn, sự tập trung của Liêm cho cờ vua chỉ bằng một phần giai đoạn trước, thời điểm anh gần như dốc hết tâm sức vào tập luyện thi đấu, tham dự hàng chục giải tầm cỡ thế giới mỗi năm.

Trả giá bằng phong độ và thành tích

Chính Quang Liêm cùng giới chuyên môn đều hiểu rằng quá khó để duy trì được đỉnh cao trong tình thế đó. Và dù anh luôn quyết tâm, nỗ lực tối đa cũng không thể ngăn được bức thụt lùi nghiêm trọng về phong độ, thành tích.

Cả năm 2014, Liêm tham dự đúng 3 giải, với kết quả đáng thất vọng. Trong đó, tại giải cờ nhanh và cờ chớp VĐTG, anh chỉ đứng thứ 19 cờ nhanh và thứ 4 cờ chớp – nội dung đang là ĐKVĐ. Liêm cũng không bảo vệ được ngôi Quán quân tại HD Bank Cup trên sân nhà. Anh đã bị văng ra khỏi danh sách Siêu Đại KTQT- những kỳ thủ có hệ số Elo 2.700 trở lên.

Sang năm 2015, tình hình đã khả quan hơn nhiều, có lẽ nhờ Liêm đã bắt đầu cân đối, điều chỉnh được phần nào giữa học văn hóa và cờ vua. Chỉ có điều, sức cờ của anh vẫn rất phập phù. Liêm tái chiếm ngôi vô địch HD Bank Cup, dẫn đầu vòng loại khu vực để giành suất tới World Cup, song lại vừa thất bại ở giải vô địch châu Á ở cả 3 nội dung cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh, cờ chớp. Liêm đã không đoạt nổi tấm huy chương nào, dù được xếp là hạt giống số 1.

Không còn thấy một Quang Liêm thi đấu vừa chắc chắn, ổn định, quyết đoán vừa sáng tạo và đột phá như trước, kể cả ở sở trường cờ chớp hay cờ nhanh. Thậm chí, anh còn luôn bị hụt hơi, bị động trong những thời điểm quyết định, vốn là điểm mạnh của mình.

Bài toán khó của sự nửa vời

Nếu cứ duy trì tình thế hiện tại, Quang Liêm vẫn là kỳ thủ số 1 Việt Nam với một đẳng cấp đủ để mang về những chiến tích xuất sắc như huy chương châu Á, suất dự Olympic hay danh hiệu ở các cuộc đấu quốc tế loại khá, vì anh đã đạt tới một đẳng cấp rất cao.

Tuy nhiên, tài năng đặc biệt cùng sức phát triển hiếm có của anh chắc chắn sẽ không thể tiếp tục được phát huy cao nhất. Đó có thể coi như một sự lãng phí vô cùng đáng tiếc cho anh và cả cờ vua Việt Nam. Làng cờ quốc tế, không có một kỳ thủ nào, dù xuất chúng tới đâu, có thể thành công theo cách thức tập luyện, thi đấu nửa vời.

Cả một bài toán lớn và khó đang đặt ra cho Quang Liêm. Anh vẫn đang phấn đấu hết mức để chu toàn cả hai, song dường như mới chỉ thành công ở chuyện học văn hóa. Trong khi đó, với quan điểm và mục tiêu của mình, không có chuyện Liêm tạm ngưng việc học để ưu tiên cho nghiệp cờ.

PHÚC TƯỜNG

Chỉ so với 2013, thành tích và phong độ của Quang Liêm đã có sự khác biệt quá lớn. Khi đó, Liêm đã tham dự trên 10 giải đấu quốc tế với kết quả gần như đấu đâu thắng đó. Chỉ trong đúng 2 tháng, anh khiến cả làng cờ quốc tế phải kinh ngạc với 2 kỳ tích liên tiếp: Vô địch châu Á và vô địch thế giới, đều ở nội dung cờ chớp.

Á hậu Hoàng My làm đại sứ giải Marathon vượt núi

Đặc biệt, cuộc đua sẽ có sự hiện diện của Á hậu Việt Nam 2010 Vũ Hoàng My với vai trò là Đại sứ. Cũng như năm ngoái, BTC sẽ dùng một phần kinh phí quyên góp được tại cuộc thi để làm từ thiện.Chuyển động 24h: Á hậu Hoàng Myl àm đại sứ giải Marathon vượt núi

Dự kiến số tiền này sẽ được trao tặng cho Operation Smiles (Tổ chức Phẫu thuật nụ cười),  một tổ chức từ thiện quốc tế, chuyên thực hiện phẫu thuật cho trẻ bị dị tật bẩm sinh khe hở môi và hở hàm ếch tại Việt Nam.

Quang Liêm nhắm HCV giải cờ vua châu Á

Hôm nay (31/07), kỳ thủ số 1 Lê Quang Liêm cùng 7 hảo thủ khác của ĐTVN sẽ lên đường sang U.A.E tham dự giải vô địch châu Á 2015. Khởi tranh từ 2/8, đây cũng là cơ hội cho các tuyển thủ phấn đấu giành suất tới World Cup khi các đấu thủ đứng trong Top 5 của nam và nhà vô địch nữ sẽ được trao vé.Chuyển động 24h: Á hậu Hoàng Myl àm đại sứ giải Marathon vượt núi

Hiện, cờ vua Việt Nam đã có 3 suất World Cup, của Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn và Phạm Lê Thảo Nguyên. Mục tiêu mà Liêm đặt ra tại giải là đoạt HCV ở 1 trong 3 nội dung cờ tiêu chuẩn, cờ chớp và cờ nhanh cá nhân. Trước đó, anh từng đăng quang cờ chớp ở giải 2013.

Đội đoạt Siêu Cúp bóng chuyền VN nhận 100 triệu đồng

Diễn ra từ 05-09/08 tại NTĐ tỉnh Hà Tĩnh, giải bóng chuyền Cúp PV – Đạm Cà Mau theo mô hình “Siêu Cúp” có sự tham dự của 8 đội bóng nam, nữ mạnh nhất cả nước gồm Thông tin LienVietPostbank, Tiến Nông Thanh Hóa, Bình Điền Long An, Ngân hàng Công thương Việt Nam (nữ) và Thể Công Binh đoàn 15, Biên Phòng, Sanest Khánh Hòa, Đức Long Gia Lai (nam).Chuyển động 24h: Á hậu Hoàng Myl àm đại sứ giải Marathon vượt núi

Các đội sẽ thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm, chọn ra 2 đội nam, 2 đội nữ vào chung kết tranh ngôi cao nhất. Giải đấu có tổng giải thưởng 420 triệu đồng, trong đó 2 đội vô địch nam và nữ mỗi đội nhận 100 triệu đồng.

P.H- S.M