U.19 Đông Nam Á

Cách lựa chọn Đội tuyển… lạ đời

Trước đó bóng đá xứ sở Chùa vàng đã vô địch AFF Cup 2014, U.23 giành HCV SEA Games 2015. Các đội U.16, Futsal và ĐTQG nữ cũng đăng quang tại các giải ĐNÁ.

Đáng chú ý, thành phần nòng cốt của đội U.19 Thái Lan vừa đăng quang tại Lào được tuyển chọn từ các trường học. Và cách HLV Anuruck Srikerd chọn quân cũng khiến không ít người Việt cảm thấy ngạc nhiên khi BHL U.19 Thái Lan đăng tuyển công khai khoảng hơn 1 tháng trước giải đấu. Sau đó lọc ra 30 cầu thủ từ khoảng vài ngàn hồ sơ trước khi gút lại 23 người vào danh sách đăng ký.

Chắc chắn ngay từ nền móng
Teerasil Dangda được khai phá từ bóng đá học đường Thái Lan.

Thật ra, cách tuyển quân của HLV Anuruck không phải sự đột phá hay mới lạ đối với người Thái. Leones dos Santos, cựu HLV U.16 Thái Lan, từng chia sẻ việc các trường học tại Thái Lan gửi hồ sơ các cầu thủ tới cho ông trước mỗi lần tuyển chọn cho các giải đấu. Thậm chí một số người còn liên hệ với ông qua tài khoản Facebook giới thiệu một tài năng nào đó. Theo ông Dos Santos, đó là điều rất bình thường ở Thái Lan.

Hai thông tin trên mang giá trị giúp người ngoài có thể hình dung phần nào về sự phát triển của bóng đá học đường Thái Lan.

Ngôi sao Dangda là thành quả của bóng đá học đường

Trẻ em tại xứ sở chùa Vàng được chọn lựa môn thể thao ở trường, và dĩ nhiên bóng đá luôn được ưa thích hàng đầu. Hầu hết các trường học tại Thái Lan, cả địa phương và quốc tế, đều có đội bóng tham dự các giải đấu liên kết với các CLB dành riêng cho các lứa tuổi như U.8, U.10, U.12, U.14… và thường xuyên có những khóa huấn luyện cho học sinh do các HLV có tiếng đứng lớp.

Bóng đá Thái Lan: Chắc chắn ngay từ nền móngNgoài ra, một trong những yếu tố giúp các học sinh phát triển kỹ năng bóng đá chính là việc được cạnh tranh, cọ xát thực tế liên tục ở các giải đấu đa dạng và ở khắp các tỉnh/thành. Thành phần của các đội tham dự được mở rộng từ các học sinh của các trường học, cho đến các cầu thủ thuộc các Học viện đào tạo bóng đá trẻ – vốn đang nở rộ với sự đầu tư từ tư nhân của các cựu ngôi sao Thái Lan và các CLB nước ngoài như Man City, Leicester, Reading hay Arsenal.

Ký kết hợp đồng hỗ trợ, kết hợp giữa các CLB và các trường cũng là một mô hình đang giúp bóng đá trẻ Thái Lan phát triển. Thậm chí còn đang diễn ra một cuộc đua ngầm giữa các đội bóng hàng đầu Thái Lan trong việc “bắt tay” hợp tác với các trường học vì đó là cơ hội cho CLB phát hiện ra tài năng trước những đội khác. Nhờ mô hình này, tài nguyên của bóng đá Thái Lan trở nên dồi dào hơn.

Teerasil Dangda là một trong những “viên ngọc” được khai phá từ bóng đá học đường. Cầu thủ sinh năm 1988 thể hiện tương lai hứa hẹn ở giai đoạn 2003-2005 khi anh đang theo học tại trường Cao đẳng Assumption Thonburi và chơi cho Đội tuyển trường. Sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp của Dangda bắt đầu năm 2005 trong màu áo CLB Không quân Hoàng gia Thái Lan, ở tuổi 18. Và giờ Dangda đang chơi cho Muangthong Utd, một trong những CLB mạnh nhất Thái Lan (trước đó Dangda đá cho Almeria tại La Liga).

Các trường quốc tế cũng đóng góp vào thành công của bóng đá học đường Thái Lan, trong đó trường quốc tế Ascot (Ascot International Schools) tại Bangkok là một hình mẫu điển hình. Họ mở riêng một Học viện đào tạo bóng đá trẻ có tên Ascot Football Academy (AFA); thành lập các đội trẻ và cử đi tham dự nhiều giải đấu khác nhau, trong cũng như ngoài biên giới Thái Lan. Chính sách của AFA mở cửa với cả những trẻ em bản địa thay vì thu hẹp trong phạm vi người nước ngoài.

Hiện tại, trong số 150 cầu thủ trẻ của AFA (khoảng 30% học sinh của Ascot là thành viên AFA), có 4 người (đều là học sinh Ascot) đang chơi cho các Đội tuyển trẻ Thái Lan, U.12 và U.16 mỗi đội 1 người trong khi 2 người đang chơi cho U.14.

AFA đang lên kế hoạch tổ chức giải đấu mang tên Super League có tính ngắn hạn, kéo dài tối đa 3 tháng dành cho các trường học, và đặt tham vọng phát triển đưa giải đấu ra nước ngoài. Mục đích chính của AFA là thúc đẩy chương trình phát triển bóng đá trẻ Thái Lan, và giúp trẻ em tại đất nước này tận hưởng niềm yêu thích bóng đá. Tại Thái Lan, những trường học làm bóng đá học đường có tổ chức và quy củ như AFA không hề hiếm.

Tình yêu bóng đá của người Việt, như chúng ta thường tự hào với nhau rằng chẳng thua kém quốc gia nào, và dĩ nhiên trong đó có người Thái. Nhưng từ tình yêu, đam mê biến thành hành động chung tay tạo ra cái nền cho bóng đá thì rõ ràng giữa ta và họ đang có độ vênh.

Q.Nguyên

Có vẻ như lời hô hào “Vượt qua người Thái” của những người làm bóng đá Việt hơi xa vời khi mà bây giờ chúng ta còn kém họ ngay từ nền móng.

Tôi xin chúc mừng thành công của đội U.16 và U.19. Chúng ta đang thấy trẻ em Thái Lan muốn được chơi bóng nhiều hơn. Tôi không loại trừ khả năng sẽ trao cơ hội cho một số cầu thủ tại ĐT Olympic, hoặc có thể trong quá trình chuẩn bị kỳ SEA Games 2017 sắp tới. Nhưng cần cân nhắc kỹ vì chúng ta nên thực hiện từng bước một, nếu vội vã sẽ dẫn đến kết quả không tốt”.

HLV trưởng ĐT Thái Lan, Kiatisak.

Café 24h: Chống tụt hậu bằng thể thao học đường

Ông Đoàn Minh Xương: Vì sao bóng đá Việt Nam thua kém Thái Lan?

Đằng sau chức vô địch của U.19 Thái Lan: Quả ngọt từ bóng đá học đường

Tiền đạo Phan Văn Long: “Bất ngờ ư? Không!”

HLV Nguyễn Phúc Nguyên Chương: “Thua từ cách làm”

Theo đó, Hội CĐV VFS sẽ tiến hành tổ chức offline tại sân vận động Hoa Lư, TP. Hồ Chí Minh nhằm tiếp lửa cho U.19 Việt Nam.

Theo Chủ tịch Trần Hữu Nghĩa cho biết thì số lượng dự kiến NHM sẽ có mặt là khoảng 1.000 người. Đây cũng là buổi offline thứ 2 của VFS khi trận bán kết với U.19 Lào thì họ đã tiếp lửa từ xa cho U.19 Việt Nam.

Một số hình ảnh Hội CĐV VFS từng offline cổ vũ tại sân Hoa Lư.

NHM tại TP.HCM sẽ cổ vũ cho U.19 Việt Nam vào tối nay

NHM tại TP.HCM sẽ cổ vũ cho U.19 Việt Nam vào tối nay

NHM tại TP.HCM sẽ cổ vũ cho U.19 Việt Nam vào tối nay

VĂN NHÂN

Diễn biến 45 phút hiệp 1 cho thấy, U.19 Myanmar thực sự là vật cản khó chịu với U.19 VN. Với đội hình gồm một số cầu thủ vừa tham dự VCK U.19 thế giới vừa qua, U.19 Myanmar đã gây ra rất nhiều khó khăn cho đội bóng của HLV Hoàng Anh Tuấn trong việc kiểm soát thế trận.

Thi đấu dưới điều kiện trời mưa, sân trơn, bóng ướt, U.19 VN đã không thể phô diễn những phẩm chất tốt nhất của mình. Trước đối thủ sử dụng lối chơi thiên về thể lực, sức mạnh, các cầu thủ trẻ Việt Nam ít nhiều gặp lúng túng, khi nhiều thời điểm đội bóng áo trắng liên tục phải nhận những đợt hãm thành nguy hiểm của U.19 Myanmar.

Giải U.19 ĐNÁ 2015, Việt Nam 2-0 Myanmar: Vào bán kết thuyết phụcỞ thế trận bị ép sân như thế, rất mừng là các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn có thể đứng vững trước sức mạnh tấn công của U.19 Myanmar. Đá phòng ngự, phản công và chờ thời cơ, nỗ lực của U.19 VN đã được đền đáp bằng pha thoát xuống dứt điểm tinh tế của Duy Khánh ở phút 41 mở tỷ số trận đấu.

Có bàn thắng làm vốn, trong hiệp 2, U.19 VN tiếp tục chủ động nhường thế trận cho đối thủ và có thể pha nhân đôi cách biệt của Đức Chinh từ pha bóng phản công mẫu mực ở phút 78. Thắng 2-0, U.19 Việt Nam có được 10 điểm, ghi được 11 bàn thắng và không để thủng lưới bàn nào giành quyền vào chơi vòng bán kết với ngôi đầu bảng B một cách rất ấn tượng.

Đối thủ của thầy trò Hoàng Anh Tuấn ở bán kết sẽ là chủ nhà Lào, đối thủ đã thất thủ trong hai trận giao hữu gần đây trước U.19 VN. Trận bán kết 2 giữa U.19 Lào và U.19 Việt Nam sẽ diễn ra vào lúc 19h00 ngày mai (02/09).

Tố Quyên

(thethao24.tv) – Idol Công Phương đã khiến nhiều “fan cuồng” khóc ngất và sẽ còn khiến CĐV khóc nhiều nữa, nếu cứ chơi thứ bóng đá tuyệt vời như thế này.

>>>Công Phượng: Từng bị loại vì còi

>>>Công Phượng dành tặng tuyệt tác để đời cho người anh trai quá cố

>>>Siêu phẩm của Công Phượng lên báo nước ngoài

Không được bảo vệ cho xuống sân, rất nhiều CĐV đã “đón lõng” đội trưởng của U.19 VN tại đường hầm để xin chữ ký. Tuy nhiên ước mong của các fan đã bị “vỡ tan” khi số 10 của U.19 Việt Nam được “lệnh” của Trưởng đoàn Dương Vũ Lâm là nhanh chóng vào phòng thay đồ để thay trang phục vì sợ bị cảm lạnh.

Không thể xin được chữ ký của ngôi sao sáng nhất U.19 Việt Nam, một số fan cuồng đã định “vượt rào” để nhảy xuống sân. Trong đó, có một fan nữ tay cầm sổ, viết đã khóc ngất và thét lớn: “Anh Phượng ơi cho em xin chữ ký, em năn nỉ đấy. Anh Phượng ơi tại sao không cho em xin chữ ký của anh…”.

Anh ben le_Dong vien nhau sau tran thua copy

Không thể dửng dưng trước tình cảm và cuồng nhiệt fan nữ này, các nhân viên an ninh đành phải phá lệ, mở cửa và cho CĐV nữ này chạy thẳng vào đường hầm để “lấy” chữ ký và chụp ảnh với Công Phượng.

Trong số các thành viên của U.19 Việt Nam, Công Phượng được xem là người có sức hút lớn nhất đối với NHM, khi tên và những pha xử lý bóng của anh liên tục được khán giá nhắc đến và “phân tích” đầy hào hứng trên khán đài. Như sau trận đấu hôm qua, chẳng biết đi bằng đường nào nhưng lại có một nhóm CĐV hơn 20 người xuống tận sân rồi đợi cho đội trưởng U.19 Việt Nam căng cơ, thả lỏng xong liền quây lấy để chụp ảnh.

Sự nhiệt tình của CĐV đến độ bảo vệ sân Mỹ Đình phải “đuổi” cả Công Phương ra ngoài để còn phải… tắt đèn. Nhìn tiền đạo của U.19 Việt Nam cả nể để chụp hình với NHM, trong khi miệng thì chẳng cười nổi mà thấy… tội nghiệp.

Công Phượng không những được NHM “truy lùng” mọi lúc mọi nơi mà số 10 của U.19 Việt Nam còn được cánh phóng viên “săn đuổi” nhiều nhất. Tuy nhiên, do nội quy của đội là tất cả không được tự do trả lời báo chí nên mặc dù đừng sát bên nhưng chẳng thể “cậy miệng” được tiền đạo này câu nào.

Nếu cứ đá như thế này, Công Phượng sẽ còn khiến nhiều CĐV khóc nữa.

ĐẮC MINH

(thethao24.tv) – “Công Phượng, Công Phượng…”, cả khán giả đồng thanh hô vang với sự phấn khích cao độ, khi đội trưởng U.19 VN dẫn cả đội chạy vòng quanh sân chào, cảm ơn khán giả.

>>>U.19 Việt Nam lại về nhì: Tội nghiệp mấy đứa nhỏ

>>>U19 Việt Nam 1-0 U19 Australia: Khoảnh khắc xuất thần

>>>Video: U19 Việt Nam 1-0 U19 Australia (Giải vô địch U19 ĐNA Nutifood Cup)

“Sự khác biệt, khác biệt thực sự”, đó là cách mà HLV U.19 Australia nói về Công Phượng, cầu thủ mà ông Okon ấn tượng nhất. Còn với Graechen Guillaume, đó là “sự điên rồ”. Sự “điên rồ” với khoảnh khắc của một tài năng, ở trận đấu mà ông thầy người Pháp biết trước những khó khăn mà đối thủ sẽ dành cho U.19 VN nên yêu cầu cần có chút gì đó điên rồ trong cách chơi bóng: U.19 VN hết quyền thay người, Văn Sơn chỉ đứng trên sân cho đủ và cuối trận đấu, Công Phượng với pha đột phá theo phong cách Messi rồi sút tung lưới đối thủ.

Phuong2-eb10a

“Nếu trong điều kiện bình thường, Công Phượng có thể chiến thắng mọi đối thủ trong các tình huống đối mặt. Và cậu ta xứng đáng với sự khen ngợi…”,  Graechen Guillaume giải thích cho khoảnh khắc “thiên tài” của cậu học trò mang áo số 10, người đã 4 lần sút tung lưới U.19 Australia trong 2 lần đối mặt và có rất nhiều những khoảnh khắc khiến cả sân Mỹ Đình bùng nổ.

Lâu lắm rồi, BĐVN mới lại được thấy một cầu thủ có khả năng khiến cả khán đài và hàng triệu khán giả vỡ òa cảm xúc vì một pha xử lý, một tình huống bóng. Và kể từ sau Văn Quyến ở VCK U.16 châu Á và SEA Games 22, khán giả Việt Nam giờ mới lại thấy một số 10 đáng mơ ước, chơi thứ bóng đá bản năng với đôi chân ma thuật như thế.

Cái dáng đó, những động tác đó, số 10 quen thuộc đó và những khoảnh khắc điên rồ của một thiên tài, với Công Phượng thì có vẻ như BĐVN đang và sẽ có một “Văn Quyến mới”.

Một Văn Quyến khác, nhưng bản lĩnh và đĩnh đạc trong tư cách một cầu thủ lẫn con người để tất cả có thể trao gửi niềm tin vêf sự đặc biệt của bóng đá.

ĐỘC PHONG