VFF

– Thể thao 24h: Những phản ứng dữ dội về mức án mà Ban kỷ luật áp cho Quế Ngọc Hải và đó có phải một bản án mà “phạt như không phạt”?

Trưởng ban Nguyễn Hải Hường: Không thể nói án phạt là nặng hay nhẹ. Ban kỷ luật làm việc theo luật nên cứ luật mà làm. Mà luật được xây dựng lên từ các CLB, chúng tôi chỉ là trọng tài bảo vệ quyền lợi cho các thành viên chứ Ban kỷ luật không đưa ra luật.

“Chúng tôi xử án theo kiểu Việt Nam”

Trước khi áp dụng án phạt, trong Ban kỷ luật với 5 luật sư và các thành viên đã tranh luận rất nhiều. Có người muốn cấm theo số trận, người muốn cấm theo số tháng, cuối cùng chốt lại cấm 6 tháng. Mức án này theo tôi là hợp lý. Không thể nói Ngọc Hải bị nhẹ vì V.League 2016 khởi tranh muộn tới tận cuối tháng 2, đầu tháng 3. Đó là điều chưa chắc chắn nên tôi cũng có thể đặt lại câu hỏi nếu mùa giải được đẩy lên sớm thì sao? Mức án như vậy là án chuẩn.

– Trên thế giới, việc xử phạt thường theo số trận và không có cái án phải lo toàn bộ chi phí cho việc chữa trị chấn thương của người bị hại nhưng ở đây, Ban kỷ luật lại đi ngược?

FIFA cũng có luật của FIFA bản thân chúng tôi cũng bám theo để vận dụng nhưng điều lệ thì phải tùy thuộc mỗi quốc gia. Ví dụ như giải NH Anh, cầu thủ nhận 5 thẻ vàng mới nghỉ 1 trận nhưng ở V.League chỉ cần 3 thẻ. Hay ở Malaysia đâu có cấm đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, còn ở Việt Nam như thế là vị phạm luật pháp. Rồi trường hợp của Công Vinh vái lạy trọng tài năm 2010, luật của FIFA làm gì có thể cấm được 6 trận nhưng chúng tôi vẫn làm, để răn đe và giáo dục.

Vậy nên, luật phải căn cứ vào thực tế ở mỗi quốc gia. Với V.League luật được xây  dựng bởi những người chơi, được các CLB thống nhất. Nhiều người nói Ban kỷ luật xử vớ vẩn và vẽ ra luật nhưng chính họ lại không hiểu gì về luật. Chúng tôi không làm ra luật mà chỉ giám sát việc thực hiện luật.

– Bắt Ngọc Hải phải chi trả toàn bộ chi phí chữa trị cho Anh Khoa có phải điều bất cập và bất bình thường?

Điều này đã được đưa vào Quy định kỷ luật VFF, sau khi xin ý kiến và có sự đồng nhất của các CLB. Việc phạt Ngọc Hải phải chịu toàn bộ phí tổn điều trị chấn thương cho Anh Khoa chúng tôi cũng không tự nghĩ ra, nó được quy định rất rõ trong Quy định kỷ luật. Ban kỷ luật căn cứ vào từng câu chữ trong luật và áp dụng. Số tiền phải bỏ ra là bao nhiêu, chúng tôi không thể là trọng tài phân chia. Vấn đề này do Ngọc Hải và Anh Khoa tự thỏa thuận, còn nếu không điều đình được với nhau thì Ban kỷ luật sẽ là trọng tài và có ý kiến.

Trúc An (thực hiện)

Theo ông Hường, án phạt đối với Ngọc Hải là phạt hành vi chứ không liên quan đến đạo đức nên cầu thủ này vẫn có cơ hội được thi đấu cho ĐTQG trong thời gian thụ án. Tuy nhiên, trả lời báo chí hôm qua, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khẳng định, VFF sẽ kiến nghị Tổng cục TDTT trước mắt không triệu tập Quế Ngọc Hải vào ĐTQG.

Bản chất con người vốn là bầy đàn. Hãy xem, để bảo vệ mình trước những ác thú và hiểm họa từ thiên nhiên, con người có gì? Không nanh vuốt, không tốc độ… chỉ có thể dựa vào nhau để tồn tại. Đặc tính này nó cũng tạo ra những đặc tính về tâm lý khác, gọi là hiệu ứng của xã hội.

Sự xuất hiện của mạng xã hội khiến chúng ta dễ chia sẻ hơn, dễ bầy đàn hơn trong nhìn nhận đánh giá và tất nhiên, tư duy của mỗi người sẽ bị ảnh hưởng một cách tích cực hay tiêu cực từ một luồng dư luận nào đó.

Nó là câu chuyện về một em gái ở Quảng Trị, thi Đại học được 29 điểm nhưng không thể đỗ vào trường của ngành Công an vì một lý do liên quan đến lý lịch. Chuyện này có nhiều điều cần phải làm rõ nhưng nó có vẻ như đang đi theo hướng thế này: Cộng đồng mạng tạo thành một làn sóng mong muốn những quy định ngành phải thay đổi vì “nếu không sẽ phí mất nhân tài”.

Café 24h: Dư luận là cái anh nào?Quy định về lý lịch tồn tại bao nhiêu năm nay dù có những bất cập nhưng cũng có lý do để nó tồn tại và trở thành một nguyên tắc riêng của một ngành. Vậy thì có thể vì một cá nhân mà phá đi nguyên tắc? Chưa kể có đến hàng ngàn người ở cái gọi là “cộng đồng mạng” liệu đã hiểu hết vấn đề hay chưa, hay vì tính bày đàn nên cứ cho mình quyền phán xét.

Điều này khiến tôi nhớ lại câu chuyện về một học trò phải đạp xe đạp 300 km để đi thi Đại học cách đây mấy năm. Cộng đồng mạng xúc động, chảy nước mắt và khi anh này có kết quả điểm thi không cao thì tất cả cùng hùa vào: Cần tạo điều kiện cho một thanh niên có ý chí sắt thép như thế. Dưới sức ép dư luận, Quân đội cho anh này vào học và chưa đầy mấy tháng sau, người ta phát hiện anh có vấn đề về… thần kinh. Tôi cũng từng viết trên mục café 24h về câu chuyện này và đặt câu hỏi: Tại sao phải đặt mình ở cái thế đạp xe 300km, chỉ có bánh mì và chai nước trong khi có bao nhiêu phương án khác khả thi…

Dẫn ra 2 câu chuyện trên để thấy rằng không phải lúc nào số đông cũng đại diện cho lý trí. Không phải quyết định gì thuận theo số đông cũng được đánh giá cao.

Bây giờ là vấn đề của VFF và án phạt cho Quế Ngọc Hải. Thật tình thì bất kỳ án phạt nào của Ban kỷ luật đối với Ngọc Hải lúc này đều gây tranh cãi hết. Nhưng như đã đề cập chút ít ở chuyên mục này số trước, phía sau án phạt là gì mới là điều quan trọng. Còn dư luận, số đông đôi khi như con thú. Đòi hỏi của số đông chưa chắc đã là sự công bằng cho một cá nhân hay đối tượng nào đó, mà chỉ là để giải tỏa cơn uất ức của chính mình.

Nếu chúng ta có một nền bóng đá minh bạch, có những quyết định thường xuyên sáng suốt thì có lẽ bóng đá và cơ quan quản lý của nó là VFF đã không bị đặt vào bối cảnh là luôn đối mặt với một đối thủ khó nhằn, đó là dư luận, dù ai cũng biết, dư luận tưởng là cụ thể nhưng lại “ảo” vô cùng.

Song An

Không khó đoán ra logic vấn đề: CK AFF Cup 2 năm trước đó, nhờ cú đánh đầu vào lưới Thái Lan của Vinh mà ĐTVN lên đỉnh ĐNÁ, và nhờ cái đỉnh vàng chói lọi ấy mà toàn bộ ê-kíp VFF đã dễ dàng, nhẹ nhõm ngồi lại thêm một nhiệm kỳ. Đấy là logic của Công Vinh và ai cũng thấy nó là một logic không chuyên nghiệp. Bởi đúng là nhờ cú đánh đầu mới có ngôi vô địch và nhờ ngôi vô địch, các quan chức mới an toàn ngồi ghế nhưng thực ra một xã hội bóng đá chuyên nghiệp luôn có sự phân chia rành rọt và chuyên nghiệp công việc của từng đối tượng.

Công việc của quan chức là điều hành, công việc của cầu thủ là thi đấu, tùy theo từng hoàn cảnh mà mỗi mảng việc này có sự liên hệ tương tác hoặc loại trừ nhau nhưng bất luận trong hoàn cảnh nào thì việc một ai đó đặt mảng việc của mình lên trên những mảng việc còn lại, rồi từ đó nghĩ ngợi, kêu ca, phàn nàn về chuyện bạc bẽo này nọ cũng là thiển cận. Và một ai đó, vì một lý do nào đó, lại tạo điều kiện cho một đối tượng nào đó nghĩ rằng mảng việc của họ là quan trọng, thiết yếu, thậm chí không thể thay thế chắc chắn cũng sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

V.League năm 2010, sau khi quỳ lạy trọng tài Vũ Bảo Linh trên sân Cao Lãnh và bị VFF xử phạt, Lê Công Vinh bực bội nói một câu: “VFF xử bạc với tôi”. Và trong đỉnh điểm của bực bội, Công Vinh thậm chí còn đề cập tới khả năng “sẵn sàng...giải nghệ”. Có người hỏi: Bạc là bạc thế nào?Thế mà, Ban Kỷ luật VFF nói riêng và bộ máy điều hành VFF nói chung có vẻ lại đang tạo điều kiện cho Quế Ngọc Hải nghĩ theo hướng ấy. Ai cũng biết, Hải phạm lỗi thô bạo với cầu thủ Đà Nẵng, VFF đã treo giò 6 tháng, thực chất là không bị treo tháng nào cả, khi V.League 2016 khởi tranh dự kiến vào tháng 3. Và cả làng cả nước, trong đó có Hải dù không muốn cũng phải nghĩ theo hướng: Có phải VFF muốn giữ Hải trong màu áo ĐTQG đá 2 trận quan trọng với Iraq và Thái Lan vào tháng 10 rồi U.23 ở VCK U.23 châu Á vào đầu năm tới? Và nếu đã nghĩ theo hướng này (chỉ là nếu thôi), có lẽ Quế Ngọc Hải và những người cùng hội cùng thuyền với Quế Ngọc Hải rất dễ rơi vào trường hợp ảo tưởng sức mạnh cá nhân.

Thế thì cái gọi là “ăn năn hối cải” sau một pha phạm lỗi tàn bạo mà Quế Ngọc Hải từng nói đến, và chúng ta từng tin tưởng liệu có thể diễn ra một cách thực sự và hiệu quả hay không? Cái gọi là “sẽ rút ra bài học” mà thầy trò SLNA nói đến liệu có trở thành một bài học thiết thực và tử tế hay không?

Nhìn cái cách Quế Ngọc Hải và lãnh đạo SLNA tới thăm hỏi nạn nhân Anh Khoa, chúng ta đã bước đầu tin tưởng vào sự thay đổi trong tư tưởng huấn luyện và chơi bóng của một đội bóng từng tạo ra nhiều cú song phi triệt chân đối thủ, khiến nhiều người phải rùng mình. Nhưng nhìn cái cách VFF vừa xử án “giữ” cho người bị xử án không mất đường lên Tuyển và “giữ” cho một đội tuyển không mất đi sức mạnh chuyên môn thì chúng ta lại buộc phải nghi ngờ vào chính cái niềm tin vừa được mình mon men xác lập.

Bây giờ thì tôi hình dung ra cảnh Quế Ngọc Hải sẽ lên ĐTVN và sẽ bất ngờ trở thành người hùng ở những trận đấu và những giải đấu then chốt tới đây. Trên tư thế người hùng đó, Quế Ngọc Hải sẽ có đơn xin giảm án.

Lúc ấy, nếu VFF không giảm án thì cũng giống như Công Vinh ngày nào, Quế Ngọc Hải sẽ lại nói câu: “VFF xử bạc với tôi”?

Có lẽ nào không nhỉ?

PHAN ĐĂNG

Nhìn từ án phạt của Quế Ngọc Hải: Đến VFF cũng… “chạy án”

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra ngay sau khi Ban Kỷ luật công bố án phạt Ngọc Hải bị cấm thi đấu 6 tháng, thay vì 3 tháng như chính thông tin từ VFF “bơm ra” trước đó, bên cạnh việc trung vệ này còn phải lo toàn bộ chi phí chữa trị cho Anh Khoa. Thoạt nhìn, mức án treo giò 6 tháng tại các giải thuộc hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có vẻ như rất nặng nhưng trên thực tế án phạt này “phạt mà không phạt”.

Đến VFF cũng... “chạy án”
Phó CT VFF, Trần Quốc Tuấn và Quế Ngọc Hải ở AFF Cup 2014.

Cụ thể, V.League 2015 chỉ còn 1 vòng đấu là kết thúc, trong khi mùa giải 2016 chưa định ngày khởi tranh. Theo dự kiến, ngày khai mạc V.League 2016 rơi vào khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3. Như vậy, nếu tính thời gian kết thúc thụ án 6 tháng của Ngọc Hải cũng rơi vào tháng 3/2016. Vậy phạt để làm gì, khi Ngọc Hải sẽ gần như “trắng án”? Tại sao không phải án phạt theo trận, như các nền bóng đá khác trên thế giới vẫn thường làm?

Hôm qua, khi Thể thao 24h liên hệ với TTK VFF Lê Hoài Anh để hỏi về án phạt, quan điểm của VFF như thế nào khi Ban Kỷ luật tuyên án, ông Hoài Anh chỉ trả lời: “Tôi không được phép bình luận về những án phạt, bởi Ban Kỷ luật hoạt động riêng biệt và xử án theo Quy định kỷ luật, hồ sơ vụ việc…”.

Tiếp tục với câu hỏi, “liệu Ngọc Hải có được triệu tập vào ĐTQG, U.23 QG khi đang trong quá trình thụ án?”, ông Hoài Anh nói: “Toàn bộ án phạt của Ngọc Hải đều nằm trong Quyết định kỷ luật. Mọi người có thể soi câu chữ trong đó, chứ tôi không thể trả lời”.

Nhìn từ án phạt của Quế Ngọc Hải: Đến VFF cũng... “chạy án”
Trưởng ban Kỷ luật VFF Nguyễn Hải Hường.

Nói như cách mà ông TTK VFF đề cập, có thể hiểu dù đang chịu án ở các giải thuộc hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, trung vệ SLNA vẫn được phép thi đấu cho ĐTQG, nếu được HLV Miura triệu tập.

Một bản án mà những người có trách nhiệm ở VFF đã phải nâng lên đặt xuống đến gần 1 tuần, họ “lọc lõi” trong từng câu chữ chứ không hề “bê” nguyên cái điều lệ và Quy định kỷ luật để áp dụng, theo cách thường gọi của ông Nguyễn Hải Hường là “án tại hồ sơ”.

Một bản án mà trước và sau khi tuyên án, ông Trưởng ban kỷ luật lại phải tắt máy điện thoại tới 2 ngày. Nó khác hẳn với những lần trước, khi ông Hường luôn lên tiếng để nói vì sao và tại sao lại có án như vậy. Rồi đến Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng hay Phó Chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn cũng “bóng chim tăm cá” khi được đề cập.

Và cái lạ ở chỗ, một bản án cho một cầu thủ, khi “phạm tội” rõ ràng, có quy chế, quy định và điều lệ xử phạt nhưng ở VFF họ vẫn sợ một điều gì đó, cứ phải né tránh trách nhiệm và tìm mọi cách để xử lý.

Lạ với một bản án, khi chính những người có trách nhiệm ở VFF lại không thể ra mặt lên tiếng, lý giải cặn kẽ vì sao và tại sao?

TRÚC AN

Lương ở SLNA của Ngọc Hải là 12 triệu/tháng và cầu thủ này còn hợp đồng đào tạo trẻ, chưa ký hợp đồng chuyên nghiệp, chưa có tiền tỷ nên nếu phải chịu mọi phí tổn thì cầu thủ này không có khả năng.

Ngọc Hải phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương cho Anh Khoa. Thử đặt câu hỏi, nếu cầu thủ của SHB.Đà Nẵng phải sang Singapore, Nhật Bản hay châu Âu… chữa trị chấn thương thì sao? Số tiền phải bỏ ra là bao nhiêu? Diễn tiến của chấn thương chưa biết thế nào nên không loại trừ khả năng Ngọc Hải cả đời đá bóng để nuôi Anh Khoa, dù đó là điều không mong muốn của cầu thủ SLNA. 

Café 24h: Tại sao phải trừng phạt?

Các nhà làm luật cho rằng: “Sự trừng phạt là một hình phạt do xã hội áp đặt lên các cá nhân vì những hành động sai phạm của họ”. Nhìn theo cách này thì mục đích của sự trừng phạt là cách đền bồi cho điều sai trái đã làm – “ăn miếng trả miếng”, hoặc một số tiền phạt thích hợp, hoặc một thời hạn trong tù cho việc phạm tội.

Nhưng cũng có quan điểm đặt vai trò cao hơn, rằng sự trừng phạt phải cải tạo kẻ phạm tội và ngăn cản những người khác có hành động tương tự. Điều đúng đắn nên làm là hướng tới tương lai và trừng phạt một người là để ngăn anh ta và những người khác không phạm phải điều sai trái nữa.
Café 24h: Tại sao phải trừng phạt?Nói chung, trong một xã hội pháp quyền, việc trừng phạt cố đạt được cả 3 mục tiêu: đền bồi, cải tạo và răn đe. Thông thường, những người phạm tội lần đầu và những người trẻ tuổi thường nhận hình phạt nhẹ hơn những tên tội phạm thường xuyên đối với cùng những vi phạm.

Ở góc độ phân tâm học, Freud cho rằng một người cảm thấy có tội muốn bị trừng phạt để tâm hồn được bình yên…

Vậy câu hỏi là, án phạt của Ban Kỷ luật VFF đưa ra có đáp ứng được với khái niệm trừng phạt kia không?
Ở đây không tranh cãi về độ nặng hay nhẹ mà Quế Ngọc Hải phải gánh chịu mà là phần phía sau của nó.
Sau khi thụ án, liệu có đảm bảo Quế Ngọc Hải sẽ không còn những cú ra chân như vậy? Hoặc bản án này có khiến những cầu thủ khác chùn chân trong những pha bóng tiếp theo ở V.League?

Hay, theo cách phân tích của Freud, Hải có cảm thấy bình yên sau án phạt này?

Một án kỷ luật đưa ra, bao giờ cũng gây ra tranh cãi và có độ thiếu thuyết phục của nó. Nhưng tôi tin rằng, ngay cả khi án phạt của Ban Kỷ luật chưa được đưa ra thì Quế Ngọc Hải đã có một bản án cho riêng mình: Đó là thiện cảm của khán giả, NHM đã nhìn Hải với con mắt khác.

Đó có lẽ là điều mất mát nhiều hơn, đặc biệt với một cầu thủ trẻ.

Còn với những người ra án, như Ban Kỷ luật hay VFF, đôi khi những quyết định của họ như là phục vụ quyền lợi cho những người ra án hơn là muốn có một bản án công tâm và đúng bản chất giáo dục của cái gọi là “sự trừng phạt trong bóng đá”.

Song An

Nhìn từ án phạt của Quế Ngọc Hải: Đến VFF cũng… “chạy án”

Chuyện lạ sau một cái tên

“HA.GL sẽ không tham dự. VFF phạt bao nhiêu tôi nộp hết. Lý do ư? Rất nhiều lý do nếu có nói ra thì đến 3 ngày cũng không thể nào kể hết được…”. Bầu Đức đã tuyên bố như vậy vào tối ngày 12/09, khi ra quyết định không cho đội nhà tham gia VL U.21 QG 2015.

“Trò đùa” của người lớn

Theo thông tin gửi cho báo chí, sáng thứ Hai (14/09), HA.GL sẽ có công văn gửi VFF thông báo quyết định không tham dự VL U.21. Tuy nhiên, không có quyết định nào được HA.GL gửi đi. Và 9h00 sáng ngày 16/09, từ Lào bầu Đức gọi về chỉ đạo GĐĐH Huỳnh Mau sẽ tiếp tục cho đội tham dự VL U.21 QG 2015. Tuy nhiên, rất bất ngờ là đội bóng trẻ của HA.GL sẽ không được mang tên là U.21 HA.GL như tất cả các đối thủ mà thay vào đó, đội sẽ đổi thành cái tên rất lạ: U.21 Trẻ Gia Lai.

Thành phần tham dự giải U.21 chính là lớp năng khiếu của HA.GL vừa được cho Phú Yên mượn thi đấu tại giải hạng Nhất QG. Ngoài ra, những cái tên ít được ra sân tại V.League 2015 trong thành phần đội 1 HA.GL như Nguyễn Lam, Trung Hiếu, Tiến Hoài… sẽ được tăng cường.

Với những “thay đổi như thời tiết” của bầu Đức, những người có trách nhiệm tại HA.GL phải ngay lập tức đặt in lại toàn bộ quần áo đồng phục bởi, tên và logo của HA.GL, tên nhà tài trợ Nutifood đã in xong trên bộ áo trước đó không thể dùng và cũng không còn phù hợp để sử dụng cho đội bóng mới có tên U.21 Trẻ Gia Lai.

Không phải trò đùa

Chỉ trong vòng 4 ngày, ông chủ của HA.GL đã ra 2 quyết định trái ngược nhau và rất khó hiểu. Điều đặc biệt ở đây, nó liên quan đến đội bóng mà bầu Đức đã bỏ tiền ra nuôi dưỡng, vun xới tài năng, kể từ khi họ chỉ mới là những đứa trẻ 11 tuổi.

Tại sao bầu Đức không dám lấy tên là U.21 HA.GL để đàng hoàng tham dự VL U.21 QG 2015? Tại sao phải núp bóng dưới cái tên mới U.21 Trẻ Gia Lai để tham gia, trong khi ở đó vẫn là những con người cũ, là quân HA.GL đào tạo?

Giải thích cho những quyết định khó hiểu của bầu Đức chỉ trong một thời gian ngắn, GĐĐH Huỳnh Mau chỉ có thể trả lời qua loa: “Để giải thích thì rất khó vì nó là những lý do rất tế nhị. Với vai trò của mình, tôi chỉ có thể cho biết việc HA.GL phải thay tên mới U.21 Trẻ Gia Lai để tham gia VL U.21 là vì chúng tôi không muốn NHM nghi ngờ và cho rằng HA.GL được ưu ái hơn so với những đội khác. Bởi vì năm nay, HA.GL sẽ có 2 đội bóng tham dự giải U.21 QG và U.21 Quốc tế. Chúng tôi làm điều này là muốn có sự công bằng cho tất cả”.

“Đoàn kết là sức mạnh”, đó là phương châm hoạt động của tập đoàn HA.GL. Với cách làm và cá tính của mình, bầu Đức luôn thích sự ổn định và gắn bó lâu dài. Bằng chứng là việc ông luôn dành sự đãi ngộ lớn với những công thần của tập đoàn. Bản hợp đồng mới đây với HLV Graechen đến năm 2022 là một minh chứng cho cách bầu Đức đưa ra một quyết định và lựa chọn. Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn, bầu Đức lại đưa ra liên tiếp 2 quyết định lạ lùng. Nó là điều không bình thường, khi bầu Đức khoác lên mình các cầu thủ trẻ một cái tên mới. Và nếu xâu chuỗi lại, có vẻ đó là một toan tính có chủ đích của bầu Đức.

Sau những bất đồng với VFF và HLV Miura về việc cầu thủ của HA.GL không được trọng dụng tại U.23 VN cũng như ĐTVN, bầu Đức đã rất nhiều lần lên tiếng và phản ứng ra mặt, mà đỉnh điểm là lời kêu gọi sa thải HLV Miura. Có vẻ như với những động thái mới nhất, ông bầu quyền lực và có ảnh hưởng lớn nhất đến BĐVN muốn tiếp tục gửi đi những thông điệp.

Chỉ có điều, bầu Đức vô tình hoặc cố ý quên mất tư cách, vai trò của một Phó Chủ tịch VFF và với không ít người, “trò đùa” của người lớn càng khiến người ta thêm một lần nữa nhìn ra vấn đề ở cấp thượng tầng của một nền bóng đá.

TIỂU PHONG

Để chuẩn bị cho VL U.21 QG 2015, vào ngày 20/09 toàn bộ 30 thành viên của U.21 Trẻ Gia Lai sẽ lên đường xuống Nha Trang tập huấn 1 tuần. 

Café 24h: Khi bầu Đức nhấn nút… dislike

Một lãnh đạo của Facebook giải thích: “Nút Dislike sẽ có rất nhiều ý nghĩa. Thực tế, ngay cả từ “Like” chúng tôi cũng phải thảo luận rất nhiều. Nhưng với nút Dislike, lý do chính là trong bối cảnh của mạng xã hội, ý nghĩa tiêu cực của nút này có thể gây ra nhiều hậu quả không tốt”.

Thật ra, việc trước đây Facebook không có nút dislike cũng là có lý do rất nhân văn: Bạn thích – tất nhiên, hãy bày tỏ. Ngược lại, thì đơn giản là… bỏ qua, không ấn nút like, có thể hiểu là một phần nào đó đã…dislike.

Cuộc sống nó vốn là như vậy, khi không thích ai đó, người ta không cần phải “hét” vào mặt nhau: Tôi không thích anh. Thay vào đó, họ im lặng và không hợp tác.

Không rõ bầu Đức có dùng facebook hay không nhưng chắc chắn dạo này, ông nhấn hơi nhiều nút dislike!
Nó có vẻ khác với trạng thái cách đây không lâu, bầu Đức phản ứng lại với những vấn đề của VFF bằng cách không hội họp, chẳng quan tâm tới chính sự VFF.

Café 24h: Khi bầu Đức nhấn nút... dislike
Giờ bầu Đức nhấn nút dislike. Có cảm giác như ông bầu này nhắm vào HLV Miura. Thực tế là không phải, những “đích nhắm” của bầu Đức được cho là hai vị trí quan trọng của VFF – những người mà ông từng nắm tay thật chặt khi ngồi ghế PCT VFF.

Tại sao một doanh nhân như bầu Đức, từng like “kịch liệt” bộ máy VFF thì giờ đây quay mặt? Bầu Đức vốn thế, trực tính và yêu ghét rõ ràng, những gì ông Đức đang nói và đang làm thêm một lần chứng tỏ ông đã bắt đầu không tin và không ủng hộ những người cùng chiến tuyến với mình.

Trong trường hợp này, theo cách của những doanh nhân thì im lặng với những điều còn không sáng tỏ, là đồng nghĩa với bóng tối. Người làm ăn sợ nhất những khoảng tối của bóng đá, đó chính là lý do nhiều ông bầu từng không tiếc tiền cho V.League đã cao chạy xa bay sau khi ấn nút dislike rất rõ vào V.League.

Nếu như Mark Zuckerberg vẫn còn ngập ngừng với nút dislike bởi lo sợ sự lạnh lùng đến tàn nhẫn của nó trong nhiều trường hợp và cân nhắc thay vào đó nút “xin lỗi – sorry” thì với bóng đá rất cần những dislike bởi nó khác với mạng xã hội, bản chất của bóng đá Việt và V.League đã rất… ảo rồi.

Song An

Hai ngày sau khi trận đấu trên sân Vinh kết thúc, tiền vệ Anh Khoa vẫn chưa hết ám ảnh pha vào bóng ác ý của Quế Ngọc Hải. Hiện tại, sau khi cùng các đồng đội về Đà Nẵng, cầu thủ này được BHL cho phép về nhà nghỉ ngơi, khi đầu gối sưng to chỉ có thể di chuyển bằng nạng.

“Đến tận bây giờ, về nhà tôi vẫn chưa dám xem lại tình huống bóng đó vì ám ảnh. Do đầu gối vẫn còn đang sưng to nên tôi cần nghỉ ngơi vài bữa trước khi đi chụp MRI để biết chính xác mức độ nặng nhẹ của chấn thương. Mọi sinh hoạt bây giờ tôi đều cần tới sự trợ giúp của gia đình và tôi sợ nhất sẽ phải mổ chân và mất sự nghiệp…”, Anh Khoa cho biết.

Quế Ngọc Hải: Hối hận cũng muộn

“Tình huống đó tôi chỉ muốn phá bóng ra biên, không có ác ý gì cả. Phong cách chơi bóng của tôi là quyết liệt nhưng không bao giờ có ý triệt hạ đối phương. Anh Khoa vì pha phạm lỗi của mình bị đau khiến tôi cũng cảm thấy áy náy và rất buồn. Mới đây, tôi cũng đã chủ động gọi điện để hỏi thăm, xin lỗi Anh Khoa và hy vọng cậu ấy không bị chấn thương nặng để sớm quay lại sân cỏ”, Ngọc Hải trần tình về pha phạm lỗi và cho biết sẽ chấp nhận án phạt, nếu có, của Ban Kỷ luật VFF.

“Chúng tôi đã xem lại băng ghi hình tình huống phạm lỗi của Ngọc Hải với Anh Khoa. Ban Kỷ luật đang đợi thông tin chấn thương của Anh Khoa, trước khi đưa ra án phát nguội xác đáng cho Ngọc Hải…”, Trưởng ban Kỷ luật VFF Nguyễn Hải Hường khẳng định.

Phương Anh

Cựu VĐTG taekwondo, lương tháng cũng chỉ 2.700 USD

Taekwondo Việt Nam từng có mối quan hệ đặc biệt với nôi Hàn Quốc nên luôn thuê được những ông thầy đẳng cấp hàng đầu thế giới cho ĐTQG với mức chi phí được hỗ trợ tối đa. Thế nhưng, tình thế đã hoàn toàn khác và môn này xoay đủ cách cũng chỉ có được những ông thầy loại khá. Đơn giản vì không HLV tên tuổi nào chịu sang làm việc với mức thu nhập khoảng 50 triệu đồng/tháng, trong khi họ lại có nhiều sự lựa chọn. Lần cuối cùng các võ sỹ Việt được dẫn dắt bởi một ông thầy đẳng cấp cao đã từ cách đây 4 năm, với nhà cựu VĐTG Kim Jae Sik, người đã chấp nhận nhận hưởng lương 2.700 USD/tháng (trước thuế) coi như một bước thử nghiệm đầu tiên trong sự nghiệp HLV của mình. Đáng nói hơn, mức 2.700 USD dành cho ông Kim đã là cao nhất trong số các chuyên gia ngoại (ngoài bóng đá) ở thời điểm ấy, thuộc diện được ưu tiên đặc biệt. Nó cũng tiếp tục được taekwondo Việt Nam duy trì cho tới tận bây giờ.

50 triệu đồng, kiếm đâu người giỏi?
Rất ít hảo thủ có may mắn như Hà Thanh được dẫn dắt bởi các chuyên gia giỏi.

Dù sao taekwondo còn đỡ khó khăn hơn khi có thể dựa vào xứ Hàn, các môn khác trầy trật trong việc tìm kiếm chuyên gia ngoại, thậm chí bất lực với nguồn kinh phí quá thấp. Ngay cả cử tạ, môn trọng điểm số 1 kể từ năm 2008 sau tấm HCB Olympic, chưa bao giờ thuê được một ông thầy ngoại xứng tầm, cũng bởi mức chi trả 2.500 -3.000 USD. Tương tự, các môn thế mạnh khác như bắn súng hay thể dục dụng cụ cũng chỉ đang có các chuyên gia nhận lương trên dưới 2.000 USD.

Sự bó buộc này xuất phát từ việc TTVN vẫn đang áp dụng quy định chung của nhà nước cách đây 20 năm với mức tối đa 1.300 USD/tháng, không phù hợp với đặc thù và đòi hỏi của giai đoạn hiện nay. Thực tế, để trả 2.000 hay 3.000 USD, ngành thể thao đã phải vất vả vận dụng và cân đối từ nhiều nguồn. Trong khi đó, không phải Liên đoàn – Hiệp hội nào cũng tự chủ được như VFF để chi trả một phần kinh phí thuê chuyên gia, mà đều phải trông chờ cả vào sự bao cấp.

Tụt hậu ngay ở khu vực ĐNÁ

Trước đây, mức lương trả cho chuyên gia ngoại của TTVN phần nào có có thể tương đối đảm bảo. Chỉ có điều, qua hàng thập kỷ không có gì thay đổi, nó đã trở nên quá bất cập và tụt hậu xa ngay so với mặt bằng chung khu vực, nhất là trong bối cảnh mức đầu tư cho thể thao thành tích cao của thế giới đã nâng lên một tầm mức mới. Việt Nam chỉ còn có thể thuê được những ông thầy ở mức trung bình hoặc khá, chứ không “với” tới được người giỏi. Tất nhiên, cũng có một vài gương mặt xuất sắc, đơn cử ở bắn súng, thể dụng dụng cụ gắn bó lâu dài và đóng góp lớn với thu nhập khiêm tốn, nhờ vào quan hệ hay khả năng vận động của từng môn hay điều kiện riêng của chính họ.

Hiện tại, môn nào cũng có thể thuê dùng chuyên gia ngoại, miễn là trong “khung”. Một vài môn không nhất thiết phải có do chỉ là môn có thể cạnh tranh ở SEA Games hay HLV trong nước có thể đảm đương nhưng cũng cố “đua” bằng được. Ngược lại, nhiều môn cần có các chuyên gia giỏi, thậm chí ở trình độ hàng đầu thế giới, lại đang bó tay.

Hà Thảo

Chỉ tính riêng cấp độ ĐTQG, trung bình mỗi năm ngành thể thao đang thuê dùng 35-40 chuyên gia ngoại, trong đó có khoảng gần một nửa đến từ Trung Quốc. Mức lương trả cho các chuyên gia xê dịch trên dưới 2.500 USD, một số ít nhận 3.000 USD. Nếu không tính HLV Miura, người đang hưởng lương cao nhất là HLV người Latvia, Ivancikov (cựu vô địch châu Âu môn karatedo) với mức 4.000 USD/tháng.

Ông thầy Asep Suharno, cựu HLV trưởng ĐTQG Indonesia, từng đào tạo nên nhiều nhà vô địch thế giới và Olympic là chuyên gia có đẳng cấp cao nhất từng sang Việt Nam làm việc, với mức lương “khủng” nhất tính đến thời điểm này ở một môn ngoài bóng đá: 5.000 USD/tháng. TP.HCM đã thuê ông sang trực tiếp dẫn dắt tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh trong 2 năm. 

Cách đây vài năm, bóng bàn Việt Nam từng có nhà tài trợ chấp nhận chi 5.000 USD/tháng để thuê một chuyên gia tên tuổi người Trung Quốc. Thế nhưng, lời đề nghị với mức lương “khủng” ấy đã bị lập tức bị ông chuyên gia từ chối với lý do đã nhận lời làm việc tại Singapore với mức lương 7.000 USD/tháng. Sau khi sang Singapore một thời gian, chuyên gia nói trên lại chuyển sang Anh làm việc khi được trả tới 17.000 USD/tháng. 

Trong văn bản kiến nghị gửi tới Bộ VH-TT&DL, Tổng cục TDTT và các cơ quan ban ngành liên quan vào ngày 07/09 vừa qua, ông Chương có đề cập đến Văn bản 211/KL-TCTDTT của Tổng cục TDTT do Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng ký ngày 05/08/2015 về việc kết luận giải quyết các nội dung kiến nghị, tố cáo đối với ông Trần Quốc Tuấn.

Vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch VFF bị tố cáo sai phạm, nhận hối lộ: Người tố cáo đặt nghi vấn có bao che
Nguyên quyền GĐ trung tâm đào tạo trẻ VFF Nguyễn Văn Chương.

Cụ thể, ông Chương cho rằng kết luận này là sơ sài, thiếu khách quan.

Thứ nhất, việc Tổng cục tách riêng việc giải quyết tố cáo, kiến nghị đối với ông Trần Quốc Tuấn mà không xem xét đến ông Lê Hùng Dũng là chưa phù hợp và chưa nghiên cứu kỹ các nội dung trong đơn tố cáo.
Vấn đề thứ hai cũng được đề cập, đó là quá trình xác minh làm rõ sự thật của Tổng cục TDTT hời hợt, chưa thấu đáo. Theo ông Chương: “Tổng cục TDTT chỉ tổ chức duy nhất buổi họp với tôi, chỉ xoay quanh vấn đề cung cấp các chứng cứ mà không cho tôi biết những nội dung tôi kiến nghị, tố cáo đã làm rõ được đến đâu, ý kiến của người bị khiếu nại, tố cáo như thế nào?

Tổng cục TDTT cũng không cung cấp tài liệu là bản giải trình của ông Trần Quốc Tuấn ngày 19/06/2015 cho tôi được biết mà chỉ nêu ra tại văn bản số 211/KL-TCTDTT của Tổng cục TDTT ngày 05/08/2015. Trong khi đó, toàn bộ các nội dung tôi trình bày lại được chuyển cho ông Tuấn và cố tình dựa vào cơ sở duy nhất là cuống vé máy bay mang tên Trần Quốc Tuấn bay ngày 03/07/2015 chặng từ TP. HCM ra Hà Nội để coi đây là bằng chứng ngoại phạm cho mọi vấn đề và toàn bộ sự việc tôi đã trình bày cũng như kiến nghị.

Việc giải quyết của Tổng cục TDTT là không khách quan, không công khai, không minh bạch khi không bố trí để tiến hành đối chất trực tiếp giữa tôi và ông Tuấn, ông Dũng. Cách giải quyết này buộc tôi phải đặt câu hỏi rằng: Phải chăng họ đang cố ý bao che cho ông Tuấn – cán bộ của Tổng cục và có người được lợi ích gì từ việc bao che này? Nếu phải đối chất trực tiếp thì ông Tuấn sẽ khó che đậy, chối bỏ những điều là sự thật đã diễn ra…”.

Nội dung một phần trong đơn kiến nghị của ông Chương gửi Tổng cục TDTT, BộVH-TT&DL là đề nghị thanh tra, điều tra bổ sung lại.

Trước những câu hỏi và cách đặt nghi vấn của người tố cáo, trả lời Thể thao 24h hôm qua, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng phủ nhận hoàn toàn không có việc bao che cho ông Trần Quốc Tuấn. Ông Thắng nói: “Tổng cục TDTT cũng rất mong muốn vụ việc này được kết luận sớm. Tuy nhiên, do chúng tôi không có chức năng điều tra nên không đủ nghiệp vụ để có thể làm sáng tỏ vấn đề.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề nghị ông Nguyễn Văn Chương cung cấp thêm những bằng chứng nói lên sai phạm của ông Trần Quốc Tuấn để có thể tìm hiểu và cung cấp cho cơ quan điều tra nhưng ông Chương đã từ chối. Trong khi đó, đơn giải trình của ông Tuấn lại có những điểm và nội dung nói lên đơn tố cáo của ông Chương là không đúng sự thật.

Vì vậy, sau khi căn cứ vào đơn giải trình của ông Trần Quốc Tuấn, đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Chương; Tổng cục TDTT mới chỉ có kết luận dựa trên những thông tin hiện có là chưa đủ cơ sở để kết luận ông Tuấn có sai phạm”.

Bên cạnh đó, ông Thắng cũng cho rằng Tổng cục TDTT không bao che nếu có sai phạm: “Chúng tôi cũng rất mong muốn ông Chương cung cấp các chứng cứ cho cơ quan điều tra để làm rõ vấn đề và có kết luận cuối cùng về sự việc”.

TRÚC AN 

Ngày 12/08/2015 vừa qua, ông Chương đã có buổi làm việc với Cục cảnh sát Hình sự (C45, Bộ Công an). Theo tìm hiểu, ông Chương xác nhận toàn bộ những thông tin trong đơn tố cáo là đúng sự thật và cung cấp các bằng chứng liên quan cho cơ quan điều tra. Đến thời điểm này, C45 vẫn chưa có kết luận về vụ việc.

“Đời thừa”

Kể từ ngày 25/03/2014 khi nhận chức Phó Chủ tịch phụ trách tài chính ở VFF đến nay, vai trò và nhiệm vụ của bầu Đức rất mờ nhạt. Ông gần như “im hơi lặng tiếng” và không hiện diện trong các việc hệ trọng của VFF. Trong các cuộc “họp nóng”, “họp nguội” lớn bé của VFF, người ta rất ít khi thấy sự xuất hiện của bầu Đức. Có cảm giác như chức danh Phó Chủ tịch tài chính là “hữu danh vô thực” và bản thân ông Đức là người thừa trong bộ máy vận hành của VFF.

Vì sao bầu Đức “nổ”?

Tất cả những hợp đồng kinh tế lớn nhỏ hay kêu gọi tài trợ ở VFF, được hiểu như là nhiệm vụ chính của bầu Đức. Tuy nhiên, có người ở VFF lại không nghĩ như vậy. Trong lúc trà dư tửu hậu một người nói: “Ông ấy là người có tiền và có quyền lực trong giới kinh doanh như thế nào thì không biết nhưng ở VFF thì chưa thấy kiếm về được đồng nào”.

Cũng trong thời gian đó, với HA.GL mà lực lượng là nguyên lứa cầu thủ Học viện HA.GL Arsenal JMG lên đá V.League, bầu Đức lại mang về khá nhiều hợp đồng tài trợ cho HA.GL. Bên cạnh đó là những hình ảnh cùng những phát ngôn liên tiếp gắn với HA.GL, với lứa Công Phượng…. Trong khi đó, mỗi khi nói đến VFF, VPF thì bầu Đức lại luôn gán ghép với những phát biểu theo hướng tiêu cực.

Có lần, bầu Đức đã lý giải về sự bất cập giữa việc công và việc tư ở VFF với CLB: “Khi nào VFF khó khăn về nguồn tài chính thì lúc đó tôi sẽ ra tay mạnh mẽ, còn bây giờ chưa đến nỗi. Đương nhiên, dưới tôi có những trợ lý làm việc rất tốt, tôi chỉ đạo là được rồi, không cần phải ra tay. Khi lâm vào cảnh khó khăn, tôi vẫn tìm nhà tài trợ, làm tất cả mọi thứ đều được hết. Nói chung ở VFF về mảng vận động tài chính là tôi đã làm tốt” (Thời điểm tháng 5/2015).

Nhiều ý kiến cho rằng, bầu Đức không mặn mà với VFF và chỉ nhận lời làm Phó Chủ tịch vì “nể bạn”, ý kiến khác lại nói bầu Đức đang “dỗi” VFF, khi những việc mà mình phụ trách và nắm quyền lại không có tiếng nói quyết định.

Đơn cử như việc thuê và trả lương cho HLV Miura, bầu Đức cũng không biết tiền ở đâu và VFF trả là bao nhiêu.

Rồi gần đây, đến thương vụ mời Man City sang du đấu, những thứ liên quan đến tài chính, ông Đức cũng như bị…” mù”, vì không biết và không ai báo cáo.

Hay bị lãng quên?

Sau khi Đại hội khóa VII chính thức ra mắt vào tháng 3/2014 đến nay, VFF mới chính thức có cuộc họp quan trọng của Thường trực VFF diễn ra vào tháng 5/2015. Tuy nhiên, bầu Đức cáo bận vắng mặt. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy, khi câu chuyện ở đây là sự tôn trọng và cái tôi.Café 24h: Ai dám chống lại nghị quyết của VFF?

Đang là đương kim Phó Chủ tịch phụ trách tài chính và là người có tiếng nói quyết định gần như lớn nhất trong vấn đề tài chính, kinh tế ở VFF nhưng như đã đề cập ở trên, bầu Đức gần như “tàng hình” ở VFF. Một số người đồng cấp, cấp trên, cấp dưới đều không còn coi ông là người trong tổ chức. Họ tự làm tự quyết,  không cần đến ông Phó Chủ tịch tài chính.

Gọi là xin ý kiến hoặc họp hành để đưa ra những định hướng, quyết định nhưng cũng thật lạ khi thành phần tham dự cũng chỉ từ 3 đến 4 người trong một nhóm quyết hết. Vậy nên, mang tiếng là Phó Chủ tịch VFF nhưng đến ngay cả “trong nhà mình”, bầu Đức cũng chẳng biết nên đi “cửa” nào để vào.

Và ngay cả bầu Đức cũng phải úp mở để nói lên điều này: “Mâu thuẫn thì không nhưng việc siết chặt tay để cùng làm việc có thể chưa được như ý”.

Cũng vì thế những người biết việc ở VFF hiện tại, họ nói rằng, không phải vô cớ bầu Đức lại “nổ” như vậy đâu. Bởi mọi thứ đều có nguyên do cả và có vẻ như, đến chính bầu Đức cũng đang “bó tay”…

Trúc An

“Đừng có dại mà nổ, không ai dại đi lấy “một đội bóng” (ĐTQG) để đối đầu với cả nền bóng đá (như Thái Lan) cả. Nếu có tiền, có tiềm lực hãy tìm và hỗ trợ các trung tâm bóng đá cộng đồng, bóng đá học đường, bóng đá trẻ…”.

Ý kiến của một người hâm mộ.

Café 24h: Ai dám chống lại nghị quyết của VFF?

Nhà báo Phan Đăng: Văn hóa chê!

Tiền vệ Hoàng Thịnh: “Thầy Miura xứng đáng được trân trọng”

Tôi xin dẫn chứng: Nghị quyết của VFF là xây dựng Đội tuyển U.23 với thành phần nòng cốt là cầu thủ xuất thân từ Học viện HA.GL Arsenal JMG. Đội tuyển này sẽ dự SEA Games 2015 với mục tiêu cọ xát, nâng cao trình độ, kinh nghiệm trận mạc để 2 năm sau đó phải giành cho được HCV SEA Games. Nào ngờ khi HLV Miura đến, mọi chuyện xáo tung hết lên. HLV Miura độc đoán trong việc chọn cầu thủ bằng tiêu chí to cao, khỏe khoắn và xem nhẹ yếu tố kỹ thuật, lối chơi bóng nhỏ của các cầu thủ Việt Nam. Tôi thật sự nản lòng khi nghị quyết của VFF bị phớt lờ bởi chính các nhà chuyên môn”.

Café 24h: Ai dám chống lại nghị quyết của VFF?Chưa bàn đến đến chuyện HLV Miura giỏi hay không giỏi, đúng hay không đúng trong suốt quá trình dẫn dắt Đội tuyển, xem ra bản thân tại VFF đã có những nhân vật chống lại nghị quyết của VFF.

Nghị quyết là ý chí của cả một tập thể, như kim chỉ nam hành động trong một giai đoạn nhất định. Nghị quyết cũng là sợi dây để tất cả cùng hành động và hướng đến mục đích. Chống lại hay phớt lờ nghị quyết vừa là cản trở tập thể, cần phải loại trừ.

Nghị quyết của VFF là đầu tư cho lứa U.19 để đoạt HCV SEA Games năm 2017 đã không được thực hiện. Vì sao?

Đầu tiên có thể là triết lý bóng đá của Miura và cách HLV này gọi cầu thủ lên Tuyển. Thông thường, HLV trưởng có toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, cơ chế đặc thù của BĐVN là bản danh sách ĐTQG hay U.23 QG chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của bộ phận chuyên môn cao nhất của VFF và Tổng cục TDTT.

Tại sao khi HLV Miura đưa ra danh sách, không thấy bộ phận nào phản biện và “nắn” thực hiện đúng nghị quyết của VFF?

Câu hỏi về bộ phận chuyên môn VFF là rất lớn khi Phòng các ĐTQG chẳng khác cái “chỗ trọ” cho những “chuyên gia” của VFF: Thích thì xin vào ngồi, không thích thì xin xuống CLB làm HLV. Hội đồng HLVQG chỉ tồn tại cho có và ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch Hội đồng này đồng thời là PCT VFF phụ trách chuyên môn gần nhất “mất tích” trong việc định hướng kế hoạch Đội tuyển và đặc biệt, phải là đầu mối để các bộ phận chức năng thực hiện nghị quyết của VFF.

HLV Miura chỉ là người thực hiện. Hay nói một cách phũ phàng là dù gì cũng chỉ là HLV làm thuê, làm tốt thì lương cao, thưởng và làm không tốt thì xé hợp đồng…

HLV Miura không phải là mấu chốt của vấn đề. Tìm ra ai đang chống lại, không thực hiện đúng nghị quyết của VFF, đó mới là điều cần làm lúc này?

Song An

Những phát ngôn “văng miệng” của PCT VFF Đoàn Nguyên Đức: Vì sao bầu Đức “nổ”?

Ngay buổi tập chính thức đầu tiên của ĐTVN trước ngày lên đường gặp Đài Loan (Trung Quốc), HLV Miura đã lộ rõ vẻ thất vọng về vấn đề mặt sân cỏ tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF – nơi các tuyển thủ Việt Nam tập luyện. Ông không hài lòng với mặt sân không được chăm sóc tốt lại không có đường kẻ để cầu thủ có cảm giác như thi đấu trên mặt sân có phân định ranh giới trong và ngoài sân.

Khi ông Miura bắt đầu biết chê

Nỗi bực bội ngay trong buổi tập chính thức đầu tiên đã làm ông nhớ đến câu chuyện về chất lượng mặt sân ở các nước Đông Nam Á mà điển hình là Việt Nam, nơi ông phải đi qua nhiều sân cỏ tổ chức V.League để tìm tài năng cho đội tuyển. Ông phàn nàn tình trạng chung ở Đông Nam Á mà điền hình là Việt Nam không hiểu vì lý do gì mà các CLB đã không chuẩn bị cho một mặt sân thi đấu đủ chuẩn. Đồng thời ông Miura cũng đưa ra một ví von hết sức ngộ nghĩnh đó là: “Sân bãi như ở Việt Nam thì đến Messi có đến thi đấu cũng không thể hay được, do bị ảnh hưởng bởi mặt sân không đảm bảo cho cầu thủ như Messi có thể phát huy…”.

Từ đó ông Miura cũng phủ nhận luôn cách lập luận của giới chuyên môn khi đánh giá về đối thủ Đài Loan (Trung Quốc). Ông nói mình đã theo dõi đối thủ thi đấu với Thái Lan và khẳng định Đài Loan (Trung Quốc) không yếu như mọi người nhận xét. Từ đó ông đưa ra nhận định trận đấu đêm mai trên sân của Đài Loan (Trung Quốc) sẽ là trận đấu rất khó chứ không phải là cuộc dạo chơi của các tuyển thủ Việt Nam.

Giới chuyên môn và truyền thông lâu nay vẫn đánh giá đội Đài Loan (Trung Quốc) qua những kết quả từ lịch sử cho thấy họ không phải là đối thủ lớn bởi họ thường thua các ĐTVN và thậm chí là thua rất đậm.

Đúng là các trận đối đầu Đài Loan (Trung Quốc) thi đấu rất chân phương và thiếu nhiều thứ. Tuy nhiên, ông Miura lại không nhìn nhận điều đấy qua cách vận hành của họ trong trận thua Thái Lan. Đó là một lối chơi năng nổ dựa trên các cầu thủ có thể hình đẹp và tự tin khi đối đầu với Thái Lan dù là thua.

Phần khen của ông Miura dành cho đối thủ trước lúc bóng lăn và phần trách cứ bộ phận chuẩn bị sân bãi của VFF đã cho thấy ông Miura không vui trong cuộc chuẩn bị đối đầu này bởi thầy trò ông đã không nhận đươc những điều kiện chuẩn bị tốt nhất.

Xét cho cùng thì đến giờ mà ông Miura mới nhận ra và mới biết chê thì cũng là hơi muộn. Và cũng hay cho ông thầy người Nhật Bản ở chỗ ông cũng đã bắt đầu biết liệu cơm gắp mắm, biết tập làm quen và thích nghi với những điều kiện chưa tốt.

Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến việc ông đã bắt đầu biết phàn nàn với truyền thông như cần tìm đến một sự đồng cảm mà hình như chỉ có truyền thông mới hiểu và mới chia sẻ được cùng ông.
Không biết với chuyện biết chê và bực mình đấy có ảnh hưởng đến “tuổi thọ” của ông Miura.

Nguyễn Nguyên

“Ở Việt Nam thì ngoài các sân Mỹ Đình, Hàng Đẫy ở Hà Nội và sân Gò Đậu ở Bình Dương, tất cả các mặt sân còn lại đều rất tệ. Tất nhiên, sân thi đấu đã vậy thì nói gì đến sân tập luyện.

Ngày đầu tiên tôi từ CH Czech sang Việt Nam thi đấu, cảm nhận không tốt và thậm nó là nỗi sợ hãi khi đặt chân lên các mặt cỏ ở V.League. Nó khác hẳn với những mặt sân tôi từng tập luyện trước đó và phải mất một thời gian tôi mới làm quen được với điều kiện thi đấu mới.

Sân tập ở VFF: Các tuyển thủ nói gì?Còn đối với sân tập ở VFF, quả đúng như lời HLV Miura nói, sân đó không đảm bảo tốt được nhu cầu tập luyện vì lồi lõm và quá xấu. Đây cũng không phải điều quá lạ, bởi chúng tôi cũng đã quen với những lần tập trung trước. Hơn nữa, là cầu thủ chuyên nghiệp chúng tôi buộc phải thích nghi với những điều kiện đó”, tiền đạo Việt kiều Mạc Hồng Quân chia sẻ.

Cũng như đồng đội của mình ở ĐTVN, cầu thủ của Hà Nội.T&T Nguyễn Văn Quyết cho rằng, mặt sân tập ở VFF hiện tại còn tốt hơn rất nhiều so với thời gian trước, nhưng vẫn chưa thể đảm bảo được chất lượng.

Văn Quyết nhận xét: “Sân quá nhiều cát, ít cỏ và lại lồi lõm nhiều, nên chúng tôi rất khó khăn trong việc thực hiện các bài tập. So với lần tập trung chuẩn bị cho trận giao hữu với CLB Man City, thì mặt sân tập lần này không thể tốt bằng.

Bên cạnh đó, những sân tập ở khu vực phía Bắc cũng không gặp thuận lợi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khi mưa nắng luôn thất thường dẫn đến rất khó cho việc chăm sóc. Tuy nhiên, nếu được đầu tư tốt, tôi nghĩ vấn đề khắc phục cũng không quá khó”.

THANH BA (ghi)

Ông thầy người Nhật Bản tỏ ra bức xúc: “Mặt sân rất tệ, đến Messi đến đây cũng không thể đá hay dưới điều kiện như vậy. Tôi không thể cho học trò tập khi đường vạch vôi mờ tịt như thế. Không thể phân biệt được đâu là diện tích trong sân, đâu là diện tích bên ngoài”.

“Messi đến đây cũng không đá được”

Đây không phải lần đầu tiên ông Miura tỏ ra khó chịu với điều kiện tập luyện. Ông bày tỏ với báo giới: “Trước mỗi lần tập trung Đội tuyển, tôi luôn làm việc với VFF và đề nghị họ chuẩn bị thật tốt sân bãi để tập luyện. Chuẩn bị sân bãi có 2 vấn đề: Cắt cỏ thường xuyên, chăm sóc mặt cỏ thật tốt và phải kẻ đường vôi cho mặt sân rõ ràng. Thế nhưng, như các bạn thấy, mặt sân hôm nay không tốt và hoàn toàn không có đường kẻ vạch vôi để phân biệt đâu là sân đấu, đâu là bên ngoài và các khu vực khác nhau trong sân”.

Ông thầy người Nhật còn thẳng thắn cho rằng, chính công tác chuẩn bị sân bãi không chu đáo đã ảnh hưởng tới chất lượng chuyên môn của giải đấu và trận đấu. Ông nói: “Ở Việt Nam, tôi có thể khẳng định mặt cỏ ở nhiều sân không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là các sân thi đấu V.League. Chính vì sân bãi không đảm bảo nên chất lượng chuyên môn của trận đấu, giải đấu không cao và dẫn đến việc cầu thủ dễ bị chấn thương”.

Những bức xúc của HLV Miura được Giám đốc Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF, Trương Hải Tùng lý giải: “Đối với ĐTQG chúng tôi luôn dành sự quan tâm cao nhất và sân tập số 1 (sân HLV Miura chê xấu – PV) được đầu tư và chăm sóc kỹ lưỡng nhất để phục vụ cho các ĐTQG. Bản thân mặt sân này đã tốt lên rất nhiều so với thời gian trước. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, mật độ tập luyện tại mặt sân quá nhiều với hàng loạt các Đội tuyển tập luyện như U.16, U.19, ĐT nữ, chưa kể ĐT Lào qua tập huấn đã khiến mặt sân có phần bị ảnh hưởng”.

“Trước khi ĐTQG tập trung, chúng tôi đã biết được vấn đề và tập trung toàn bộ nhân công cho việc chăm sóc mặt sân, thậm chí trong ngày 02/09 vừa qua, 6 nhân viên của Trung tâm đã không nghỉ để cải tạo lại mặt sân”, ông Tùng cho biết thêm.

Về việc ông Miura phản ánh mặt sân không được kẻ vạch vôi, ông Tùng lý giải: “Thực tế, chúng tôi đã làm công việc này nhưng do thời tiết Hà Nội những ngày qua mưa lớn và nhiều, nên khi kẻ vạch vôi đều bị nước mưa làm trôi đi. Là người quản lý Trung tâm, tôi khẳng định chúng tôi luôn làm hết khả năng để chăm lo cho ĐTQG”.

TRÚC AN

Tôi đã yêu cầu VFF liên tục chăm sóc mặt sân. Mặc dù VFF cũng đã chuẩn bị nhưng nó vẫn chưa được tốt. Nhưng tôi nghĩ VFF có thể sắp xếp ổn thỏa”.

HLV Miura

Ông Miura luôn chú trọng tới những điều kiện ăn ở, tập luyện của các cầu thủ, đặc biệt là vấn đề sân bãi. Khi ĐTVN tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2014, ông thầy người Nhật đã từ chối tập luyện ở sân tập Mỹ Đình vì mặt sân quá xấu và yêu cầu được chuyển về sân tập ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF.

“Đã từ lâu rồi, V.League thiếu sức cạnh tranh. Rất nhiều đội bóng sau khi đã hoàn thành xong mục tiêu thì bất cần, không xem khán giả ra gì.
Đó là lý do tại sao, những vòng đấu cuối ở V.League xuất hiện những trận đấu bất thường, với những kết quả mà tôi chỉ có thể tạm gọi bằng cụm từ “bóng đá tình cảm”.

Chuyên gia Đoàn Minh Xương: “VFF có dám và muốn?”HA.GL trải qua 21 vòng đấu chỉ có được 14 điểm và phải đối mặt với nguy cơ rớt hạng. Thế nhưng sau khi thay tướng, qua 3 vòng đấu có được 9 điểm để rồi được sống lại và có đến 99% cơ hội trụ hạng. Như có phép màu vậy.

Ở trận đấu mới đây, Hà Nội.T&T là đội bóng đang có được phong độ tốt, thắng như chẻ tre và tràn đầy cơ hội cạnh tranh vị trí Á quân. Khi đang có được thế trận tốt và có 2 bàn sớm, không hiểu sao họ chùng xuống để cho HA.GL ngược dòng khó tin đến như thế.

Hay XSKT.Cần Thơ, đội bóng suốt lượt đi thi đấu nhợt nhạt, không có dấu ấn và để thua đến 8 trận và rồi phải “trảm HLV nhưng lượt về chỉ cần thay “tướng” là ngay lập tức có được liên tiếp các chiến thắng. Trong 23 điểm sau vòng 24 thì có tới 13 điểm, XSKT.Cần Thơ giành được ở giai đoạn 2.

Thật sự, đây giống như một căn bệnh nan y, rất khó chữa bởi vì vấn đề cốt lõi nằm ở thượng tầng. Phải có một cuộc hội nghị giống như “Hội nghị Diên Hồng” của bóng đá, cần một cuộc cách mạng để tạo ra sự thay đổi. Vấn đề ở đây, là những vị lãnh đạo của VFF có muốn và dám thay đổi hay không…”, chuyên gia Đoàn Minh Xương chia sẻ.

TIỂU PHONG

HA.GL: Tài thật, tài đến thế là cùng!

Bốc đồng với những cách làm không giống ai cùng với đó là sự mơ mộng, HA.GL tạo nên luồng gió mới cho V.Legaue trong bối cảnh BĐVN “chết chìm” với việc mất niềm tin. Sự xuất hiện của HA.GL với lứa Học viện được đào tạo bài bản là chiếc “phao cứu sinh” cho cả nền bóng đá. Thế nên, HA.GL là niềm tự hào, là hình mẫu và cả hình tượng để hướng đến. Họ là cơ sở để niềm tin vin vào, khi V.league chỉ là “sàn võ” và được nhìn nhận ở góc độ “mất dạy”. Đá đẹp, tạo ra những giá trị chuẩn mực về mặt đạo đức, HA.GL trở thành sự khác biệt và phần nào đó dị biệt ở V.League và được NHM cuồng mến.

Tài thật, tài đến thế là cùng!

Cứ đụng đến cái tên HA.GL, hoặc các đội bóng phải ngại, hoặc đá cho bõ ghét. Hai quan điểm, trường phái tách biệt trên được thể hiện rõ ràng. Một S.Khánh Hòa BVN trẻ, biết mình biết người và là những “chú nhóc” ngây thơ đã phải cúi đầu run sợ, không dám đá láo. Thế nhưng “nai tơ” thì ít mà cáo già thì như “nấm mọc sau mưa”. Ngay sau trận khai màn, đội bóng phố Núi ra ngõ toàn gặp “thứ dữ”.

Vốn tự cao, đắc chí và ảo tưởng, HA.GL liên tiếp bị cho “ngửi khói” với vô vàn chiêu thức khác nhau của các đối thủ. Từ vùi cho bầm dập đến lởn vởn rồi “đâm” nhát dao chí mạng ở thời điểm cuối trận đấu để đối thủ không kịp vùng lên. Họ đã thật sự ngấm, thấm cái gọi là V.League. Nhìn thấy một lứa cầu thủ vô tư, trong sáng chỉ như những trang giấy trắng bị đàn anh dằn mặt, đá cho bõ tức mà không khỏi chạnh lòng, thương cảm. Không thương sao nổi khi họ đã cứu cả một nền bóng đá đang chạm đáy niềm tin.

Khổ nỗi, đáp lại đó, cả làng lại xúm lại, cứ thấy cái tên HA.GL là muốn “ăn tươi nuốt sống”. Họ đã làm được khi dìm HA.GL xuống đáy bảng, chỉ còn hơi thở ngoi ngóp, đếm từng ngày. Thấy khổ, thấy thương, một tập thể được xem là khối kim cương như thế, một phong cách đáng ngưỡng mộ như thế lại bị cô lập một cách thê thảm đến vậy.

Đứng trước tình thế nguy nan đó, người ta không thể đứng chôn chân chịu trận. HLV Graechen bị “trảm”, một quyết định được đưa ra sau cuộc họp khẩn được tổ chức cấp bách trên chuyến xe từ Đồng Tháp trở về nhà. HA.GL không chỉ thay HLV, họ thay đổi nhiều thứ vì sự sống chết.

Thật sự nuối tiếc khi niềm tin về thứ bóng đá đẹp, những quy chuẩn về mặt đạo đức vừa được dựng lên với các cầu thủ trẻ lại bị cất đi. Vì sự sống là cái được đặt lên hàng đầu, lòng tự trọng phải dẹp sang một bên, sỹ diện hay phong cách của một quân tử phải nhường chỗ để “sống chung với lũ”. Họ đã chọn…

Thay đổi cách nghĩ, cách làm và chấp nhận cuộc chơi, HA.GL đã thật sự là “người của V.League”. Họ có bạn và đã tìm được những đồng minh, sẵn sàng dang tay cứu giúp lúc hoạn nạn, dù mới đây thôi còn ở trong thế đối lập.

Tài thật, tài đến thế là cùng!

Quả thật, thay đổi đó đã phát huy tác dụng một cách nhanh chóng, ngoạn mục khiến nhiều người phải trầm trồ thán phục, pha chút bất ngờ. Thán phục bởi cái cách họ đứng vững ở Đồng Nai rồi nhờ vào sự may mắn để vượt qua đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất. Và bất ngờ bởi 2 chiến thắng rất phi thường trước SLNA và Hà Nội.T&T, đến nỗi “Thượng đế” trên sân Pleiku cũng phải thốt lên: “Chẳng khác nào là giấc mơ giữa ban ngày”.

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, HA.GL từ cõi chết trở về với 3 chiến thắng ngoài sức tưởng tượng. Rõ ràng, góp công trong chiến tích đó là sự thay đổi mang tính… thời sự. Đó là mấu chốt để tạo nên sự sống. Thế nhưng, giá trị cốt lõi tạo nên thành công phải nhắc đến sự thay đổi về cách nhìn với V.League. HA.GL không còn dị biệt mà thay vào đó là khả năng hòa nhập.

Những giá trị đã trở thành bản chất ở V.League đó, thứ mà HA.GL đã từng trải qua và họ muốn xóa sạch trong tư tưởng, cách nghĩ, cách làm thì nay trở thành “phao cứu sinh” giúp đội bóng phố Núi trụ lại với sân chơi V.League. Có lẽ HA.GL phải dành lời cảm ơn đến những “giá trị” đã trở thành bản chất ở V.League, nếu đạt được mục tiêu ở mùa này.

Quả là họ giỏi thật, trụ hạng theo cách mà không ai ngờ tới!

HUY KHA

21 vòng đấu, HA.GL được 14 điểm nhưng chỉ cần 3 vòng sau khi thay tướng, họ kiếm được 9 điểm.

Hai hiệp đấu ở trận Hà Nội.T&T là hình ảnh khái quát nhất cho HA.GL ở mùa này. Hiệp 1 được ví là giai đoạn dưới triều đại thầy Giôm, khi HA.GL chỉ đúng nghĩa là “những đứa trẻ”, bị đối thủ hành xác và chơi trò “mèo vờn chuột”. Nhưng sang hiệp 2, đó là sự thay đổi để đối thủ tự xìu xuống giúp HA.GL vùng lên giành chiến thắng.

Đội vô địch B.Bình Dương và Hà Nội.T&T – 2 đối thủ đáng sợ nhất V.League, SHB.Đà Nẵng và SLNA – 2 tên tuổi “rắn mặt” nhất, tất cả đều thua HA.GL.

Chuyên gia Đoàn Minh Xương: “VFF có dám và muốn?”

Ông Phạm Hữu Phước (CTCP Đồng Tháp): “BTC mới nói mà chưa làm”

Ông Nguyễn Hồng Phong: “Nát lắm rồi”

Đây là trận đấu có ý nghĩa quan trọng đến thành bại của 2 đội, bởi ai giành chiến thắng sẽ nắm ưu thế trong cuộc đua trụ hạng. Tuy nhiên, V.League vẫn còn đến 3 vòng và với những diễn biến ở sân chơi này thì không dễ để đoán trước vận mệnh của một đội bóng, khi cuộc chơi chưa kết thúc.

Thế nhưng không chỉ Đồng Nai và HA.GL mà cả BTC đều đang quá lo xa, mất niềm tin vào chính mình và khiến người trong cuộc phải khổ sở trăm bề. Dường như, chính BĐVN và bản thân mỗi đội bóng đều đầy những vết đen đã khiến những người làm bóng đá tự đánh mất đi những thứ tưởng chừng đơn giản nhất của bóng đá, đó là niềm tin. Và khi nhìn các bên chuẩn bị rùm beng cứ như thể trận “huyết chiến” mà không khỏi phải giật mình.

Đá bóng, có nhất thiết phải khổ vậy không?

Cả 2 đội đều đề phòng nhau như ra trận, liên tục công kích và giở võ với nhau. Ai cũng cố chạy đủ cửa và muốn tạo cho mình lợi thế trước trận đấu. Đội nào cũng siết chặt kỷ luật, thiết quân luật như thời chiến. Cầu thủ buộc phải tập trung như trại lính, bị hạn chế giờ giấc và hạn chế liên lạc với thế giới bên ngoài, thậm chí hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối internet.

Càng trớ trêu thay, để đả thông tư tưởng cầu thủ, họ “dụ dỗ” bằng tiền chẳng khác nào “dụ trẻ con đá bóng bằng… mấy viên kẹo”. Chẳng hạn, Đồng Nai chọn đúng thời điểm đá với HA.GL để giải ngân tiền thưởng, trả dứt điểm tiền lót tay và nâng mức thưởng ở trận đấu này lên cao. Trong khi đó, dù tuyên bố trước mùa giải sẽ không thưởng nhưng bầu Đức vẫn rút hầu bao tới 500 triệu để thưởng cho các cầu thủ trẻ ở trận thắng SLNA vừa rồi. Hành động này cũng là tuyên ngôn “giành kết quả tốt thì có quà” của ông bầu, vốn từng tuyên bố muốn cầu thủ phải đá bằng cái tâm, sự cống hiến chứ không đá bóng vì tiền vì “như thế là mất dạy”. Thật khổ sở cho chính lãnh đạo, BHL đến từng cầu thủ ở trận đấu mà họ không cần nhất thiết phải quá nặng nề đến thế.

Không chỉ 2 đội căng mình với nhiều chiêu thức đề phòng nhau, BTC cũng không tự loại mình ngoài cuộc khi khổ sở chạy đôn chạy đáo nhằm phòng ngừa những chuyện nhỏ nhặt nhất ở trận đấu tới.

VFF ra thông báo yêu cầu tăng cường giám sát công tác quản lý; đánh giá, dự báo, giám sát chặt chẽ chuyên môn các trận đấu. Thậm chí, BTC giải còn mời cả C45 vào cuộc và không ngần ngại thuê cả trọng tài ngoại, mặc dù năng lực của họ chẳng hơn gì chứ chưa nói đến thua kém trọng tài nội như đã được kiểm chứng ở những trận đấu trước đó.

Rõ ràng, sự ngờ vực và mất niềm tin đối với BĐVN khiến các bên liên quan đã tự đẩy mình vào thế khó và khổ. Chỉ là một trận bóng đá, thế nhưng mọi thứ bỗng dưng trở nên quá kinh khủng và ở đó, bóng đá khiến người ta có cảm giác sợ thay vì thích thú, hào hứng để chờ đợi.

Nghĩ cũng khổ thật!

TRẦN KHÁNH

Không phải bây giờ mà ngay từ khi V.League 2015 khởi tranh, VPF và BTC đã nhận được sự hỗ trợ tích cực trong quá trình quản lý, tổ chức và điều hành giải từ C45. Trong danh sách thành viên của BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp QG có đại diện của C45 là ông Nguyễn Ngọc Thanh đảm nhiệm vai trò Phó trưởng BTC giải.

C45 - Bộ Công an “kèm” V.League 2015Đây là thời điểm nhạy cảm, dễ nảy sinh ra nhiều vấn đề ngoài chuyên môn và BTC cần phải lên sẵn những phương án phòng chống tiêu cực. Đó là lý do ở các trận cầu tâm điểm ngoài lãnh đạo VFF và VPF, đại diện của C45 cũng sẽ đến dự khán các trận đấu để tăng cường an ninh, an toàn và sự trong sạch cho các cuộc so tài.

Cũng trong chiều qua, VFF đã có công văn gửi VPF tăng cường giám sát công tác tổ chức trong các lượt trận cuối cùng. Cụ thể, VFF yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, đánh giá, dự báo, giám sát chặt chẽ chuyên môn các trận đấu. Bên cạnh đó, VFF cũng yêu cầu các CLB phải quán triệt BHL, các cầu thủ nghiêm túc chấp hành điều lệ giải, phát huy tinh thần thi đấu trung thực, cao thượng, không có hành vi tiêu cực mua bán, móc ngoặc và dàn xếp tỷ số.

Tú Phạm

– Thể thao 24h: Hãy nói một chút về việc sức khỏe của ông không tốt, khiến công việc điều hành VFF bị ảnh hưởng?

– Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng: Hiện tại sức khỏe của tôi đúng là không được tốt và chắc chắn công việc sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, ở VFF hay các LĐBĐ trên thế giới cũng vậy, có sự phân cấp rõ ràng giữa quản trị và điều hành. Khi tôi không có mặt ở Việt Nam hoặc tại trụ sở thì những công việc liên quan đến quản trị ở nhà có PCT Trần Quốc Tuấn gách vác, rồi các thành viên trong BCH, thường trực cùng tham gia điều hành. Vì vậy, công việc vẫn được đảm bảo một cách tối đa.

“Mọi thứ vẫn được kiểm soát tốt”

– Vậy từ khi ông ngồi ghế Chủ tịch VFF và trong khoảng thời gian vừa qua, con tàu có đi theo đúng lộ trình?

Nhiều ý kiến cho rằng BĐVN có dấu hiệu đi xuống khi thất bại liên tiếp ở những giải đấu lớn như AFF Cup, SEA Games 28 năm qua, tôi cho rằng điều đó không chính xác. Từ khi HLV Miura đến, chúng ta đã có thành tích tốt tại ASIAD 2014 khi Olympic VN thắng Iran 4-1 và chỉ dừng chân trước tứ kết vì thiếu may mắn trước U.A.E. Bên cạnh đó là U.22 cũng giành vé dự VCK U.23 châu Á 2016, U.19 với lối chơi đẹp ít nhiều đã tạo dựng được niềm tin nơi NHM và được truyền thông quan tâm trong 2 năm qua. Tuy nhiên, ngoài những cái đạt được chúng ta cũng cần phải nhìn nhận thực tế. Về cơ bản, trong 2 năm qua, BĐVN có lúc thăng, lúc trầm nhưng chúng tôi vẫn đi theo đúng kế hoạch và đang tiến về mục tiêu của mình.

– Là doanh nhân ngồi ghế Chủ tịch VFF, ông đã đưa ra rất nhiều con số về tài chính trong nhiệm kỳ của mình. Vậy sau 2 năm, việc thu chi tài chính ở VFF là như thế nào, có lỗ không? Và con số cụ thể là bao nhiêu?

So với những năm trước, chúng tôi mất một nguồn thu khá lớn từ V.League (hiện được VPF quản lý và điều hành), nên việc thu chi của VFF chỉ được tính vào những giải đấu do VFF tổ chức. Cho đến thời điểm này, có những giải đấu hòa tiền và có giải lãi nên về cơ bản VFF đã tự cân đối được tài chính, đảm bảo được các hoạt động cơ bản như lo cho các ĐTQG tập huấn và thi đấu. Còn về những con số, hiện tại vẫn đang là giữa năm tôi không thể cung cấp cụ thể được. Nói chung chưa dư dả nhưng đảm bảo được về căn bản.

– V.League 2015 đang đi vào giai đoạn nước rút, có rất nhiều yếu tố nhạy cảm. Đặc biệt vừa qua, chính CĐV đặt rất nhiều nghi vấn về 2 trận đấu giữa XSKT.Cần Thơ – Hải Phòng và Đồng Nai – Thanh Hóa. Quan điểm của ông về những vấn đề này như thế nào?

Không trực tiếp có mặt ở các trận đấu đó nhưng qua báo cáo, trao đổi trực tiếp với PCT Trần Quốc Tuấn thì cơ bản đó là những trận đấu thắng thua bất thường. Bản thân tôi cũng cảm nhận được điều đó nhưng đó cũng chỉ là cảm tính, mà đã là cảm tính thì sẽ có đúng, có sai. Dù vậy, chúng tôi tôn trọng, ghi nhận những ý kiến đóng góp đó để lưu ý. Với những tiêu cực, móc ngoặc thì phải có bằng chứng. Chúng ta không thể cứ ngồi một chỗ nói chuyện với nhau được, VFF sẽ hành động một cách quyết liệt nhất để đem về sự trong sạch cho giải đấu.

– Không chỉ các đội bóng, NHM mà đến ngay PCT Đoàn Nguyên Đức, hiện đang là ông chủ của HA.GL, cũng lên tiếng về tính trong sạch và cho rằng HA.GL bết bát như hiện tại là do bị “đòn hội đồng”…

Đầu tiên, câu chuyện lứa trẻ U.19 của HA.GL được đôn lên V.League quá sớm sẽ là bài học để mọi người lưu ý hơn. Có thể bầu Đức quá nóng vội khi cho rằng họ đủ năng lực và chuyên môn để thi đấu ở V.League nhưng thực tế lại không phải vậy. Tôi theo dõi một số trận đấu của HA.GL và cho rằng đó là thực lực của họ chứ không phải HA.GL bị ghét bỏ hay bị “đòn hội đồng” gì cả. Có thể anh Đức quá nóng, nên đã phát biểu như vậy. Theo tôi, thất bại của HA.GL mùa này là một kinh nghiệm quý chứ không phải kinh nghiệm xấu. Nhưng vẫn với những con người này, tôi tin năm sau họ sẽ trưởng thành và thi đấu tốt hơn.
– Xin cảm ơn!

TRÚC AN (thực hiện)