Sir Alex Ferguson

Không nhiều người tin rằng, Manchester United là một ứng cử viên thực sự cho ngôi vô địch Premier League mùa bóng này, nhất là khi Quỷ đỏ vừa thua tâm phục khẩu phục trước Arsenal ở vòng đấu trước, thế nhưng Sir Alex Ferguson đã đưa ra quan điểm hoàn toàn ngược lại.

Huyền thoại người Scotland, phân tích: “Premier League là giải đấu luôn hứa hẹn những bất ngờ, từ đầu mùa đến giờ, những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Manchester United như Arsenal hay Manchester City đều đã có những lần xảy chân khó tin, trong khi Chelsea và Liverpool lại khởi đầu quá tệ. Nếu Manchester United có thể thu thập đủ điểm số để giữ được vị trí trong nhóm đầu bảng ở thời điểm Giáng Sinh và năm mới, thì cơ hội bước lên ngôi vô địch vào cuối mùa là hoàn toàn khả dĩ.”

maxresdefault

Bên cạnh đó, Sir Alex Ferguson cũng đưa ra lý giải cho phong độ tụt dốc của Wayne Rooney suốt từ đâu mùa, ông nói: “Mọi tiền đạo đều cần có sự tự tin, khi có nó họ sẽ không ngừng ghi bàn, nhưng khi đánh mất nó họ sẽ chẳng làm được gì cả. Đây dường như là vấn đề mà chân sút nào cũng gặp phải, Eric Cantona, Andy Cole hay Ruud Van Nistelrooy đều đã có những khoảng thời gian khó khăn, nhưng khi tìm được chính mình, họ lại nổ sung liên tục. Tôi nghĩ, chúng ta nên kiên nhẫn với Wayne Rooney hơn một chút, cậu ấy sẽ sớm ghi bàn trở lại thôi.”

Cuối tuần này, Manchester United sẽ có chuyến làm khách khó khăn đến sân Goodison Park của Everton, nơi mà bầy Quỷ đỏ đã không thể dành chiến thắng trong 3 mùa giải gần nhất và chúng ta hãy chờ xem, những dự đoán của Sir Alex có chính xác hay không.

Bảo Long

Benitez từng phát động “cuộc chiến tâm lý” với Ferguson vào tháng 1/2009, ám chỉ nhà cầm quân người Scotland lo lắng về cuộc đua tới chức vô địch giữa Man Utd và Liverpool của Benitez khi đó.

“Rafa là kẻ thích rắc rối”

Trong cuộc họp báo thường lệ trước trận đấu, Benitez cầm một tờ báo làm dẫn chứng khi liệt kê hàng loạt vụ việc liên quan tới Ferguson và các trọng tài trong mùa 2008/09, rồi kết luận rằng “chỉ có ông Ferguson có thể nói về lịch thi đấu, các trọng tài và chẳng có gì xảy ra với ông ấy”.

“Các bạn cần biết rằng tôi có thể nắm bắt nhịp điệu của một buổi họp báo, bởi kinh nghiệm cho phép tôi làm điều đó. Tôi luôn là người nắm quyền kiểm soát”, Sir Alex nhấn mạnh. “Tôi luôn bảo đảm rằng mình là người chiến thắng trong các cuộc họp báo khi bước ra ngoài căn phòng ấy. Bởi chuyện đó thực sự quan trọng. Khi Rafa cầm tờ báo trên tay, với cả mớ chủ đề về tôi và Man Utd, chuyện ấy giết chính ông ta, bởi tôi không cần phải nói thêm gì sau sự kiện đó nữa. Tôi tự nhủ ‘tốt thôi, ông ta tự rước lấy rắc rối rồi’. Và đó là điều mà ông ta luôn có xu hướng tìm kiếm”.

Ferguson cũng kể lại một ví dụ về tiếng xấu mà bản thân ông phải nhận lấy. “Tôi nhớ lại cái lần điện thoại cho HLV của Aston Villa vào một sáng thứ Bảy, trước khi chúng tôi thi đấu với họ. Cú điện thoại ấy chỉ nói về chuyện vé vào sân hay thứ gì đó. Sau 5 phút, ông ta gọi lại cho tôi và nói ‘thực ra là ông có ý gì?’. Ông ta nghĩ rằng tôi đang âm mưu chuyện gì đó. Tôi bị cho là rất giỏi về tâm lý chiến, và thực sự là tôi cũng thường làm điều đó, nhưng có lẽ mọi người đánh giá tôi quá cao”, Sir Alex nhớ lại.

Tại Old Trafford, Sir Alex có 10 cuộc khẩu chiến nổi tiếng, nhưng người ta thích và luôn nhớ tới Kevin Keegan, “kẻ thất bại vĩ đại nhất” của cựu HLV người Scotland. Đó là mùa 1995/96, khi phong độ Man Utd cực tệ hại, Ferguson quyết định hướng sự chú ý vào Keegan, nói rằng những CLB như Nottingham Forest không chơi “chết bỏ” khi gặp Newcastle, như lúc gặp Man Utd. Keegan nổi đóa và mắc bẫy: “Tôi đã luôn muốn im lặng nhưng bây giờ sẽ phải nói với mọi người: ‘Ông ấy đánh mất sự tôn trọng của tôi khi nói vậy’. Chúng tôi không cần dùng kế đó. Chúng tôi vẫn đang chiến đấu vì danh hiệu vô địch, Man Utd sẽ phải tới Boro và giành điểm số. Và thành thật mà nói, tôi thực sự thích thú nếu họ đánh bại Boro. Rất thích thú”. Man Utd thắng Boro và về đích trước Newcastle với một khoảng cách xa.

Thành Lương

“Khi Rafa cầm tờ báo trên tay, với cả mớ chủ đề về tôi và Man Utd, chuyện ấy giết chính ông ta, bởi tôi không cần phải nói thêm gì sau sự kiện đó nữa. Tôi tự nhủ ‘tốt thôi, ông ta tự rước lấy rắc rối rồi’. Và đó là điều mà ông ta luôn có xu hướng tìm kiếm”.
Alex Ferguson

Trước đó, Premier League mới chỉ có một HLV người Đức, khi Felix Magath đến Fulham vào tháng 2/2014 nhưng bị sa thải chỉ sau 7 tháng.

Sir Alex Ferguson: Các HLV Đức đủ sức thành công ở Premier LeagueTrên tạp chí Kicker, cựu HLV Man Utd phân tích: “Các HLV người Scotland, BĐN, TBN, Pháp và Ý đều từng thành công ở Anh, vậy tại sao người Đức không thể?”. Cũng theo Fergie, sở dĩ HLV người Đức không được ưa chuộng ở Anh là do họ không nắm quyền mua cầu thủ, mà nhiệm vụ đó ở Bundesliga thuộc về giám đốc thể thao, nên các CLB Premier League không cho rằng họ biết cách nhìn người. Nhưng giờ đây, Fergie tin tưởng định kiến đó không còn tồn tại lâu, vì Premier League cũng đang bắt chước mô hình của Đức khi tước dần ảnh hưởng của HLV trong khâu chuyển nhượng.

Dù vậy, Fergie tâm sự: “Cho dù Premier League hiện thay đổi nhiều so với thời tôi còn làm việc, song HLV vẫn nên có tiếng nói quyết định trong việc mua cầu thủ. Bản thân tôi chẳng thể chấp nhận việc họ giao cho tôi những cầu thủ mà tôi không rõ”.

Tứ Ca

Sir Alex bị gí súng vào đầu

Súng là thứ vũ khí có uy lực rất lớn, vì… “đòm” một cái là chết toi. Kẻ nào dù gan to đến đâu, đầu cứng đến mấy khi bị súng gí vào đầu cũng mềm nhũn như con chi chi. Hơn ai hết, Sir Alex Ferguson hiểu được cái cảm giác này. Kẻ kê súng vào đầu ông thầy huyền thoại của Man Utd năm 1989 không phải cướp, chẳng phải giặc, mà lại là cậu học trò to gan Paul Ince.

Ferguson bị Paul Ince gí súng vào đầu: Fergie trả đòn, học trò sợ “tè cả ra quần”

Đây là câu chuyện chẳng lấy gì làm hay ho về tình thầy trò, nên nó bị cả Sir Alex lẫn Paul Ince giấu kín đi. Nhưng vụ việc hôm ấy còn có người chứng kiến, đó là Steve Bruce. Mãi tới tháng 01/2011, Bruce mới kể lại câu chuyện động trời này với truyền thông Anh.
Mùa Hè năm 1989, Paul Ince gia nhập Man Utd từ West Ham với nhiều kỳ vọng nhưng không thường xuyên được trọng dụng. Một lần chẳng hiểu do mâu thuẫn gì, Sir Alex gọi cậu học mới 22 tuổi Ince vào văn phòng của mình, đập bàn đập ghế quát tháo ầm ầm.

Ince không nói gì, đi ra ngoài. Lát sau, gã này xách theo một khẩu súng hơi rất dài, loại súng săn mà Bruce đồ rằng có thể “hạ một con linh dương”. Ince với gương mặt căng thẳng nhưng đằng đằng sát khí, cứ lượn qua, lượn lại trước cửa văn phòng của Sir Alex. Bruce cho rằng có chuyện chẳng lành nhưng thay vì báo an ninh, anh lại lặng lẽ theo dõi. Quả nhiên, sau khi lượn vài vòng, Ince đạp cửa uỳnh một cái, lao vào phòng ông thầy Fergie như tên cướp. Lúc này thì Sir Alex im lặng và người nói, quát, xả… lại là Paul Ince. Nhưng vừa nói, Ince vừa gí khẩu súng vào đầu Sir Alex. Ince nói to đến mức, đồng đội Bruce còn nghe rõ câu lệnh: “Thứ Bảy này ông phải cho tôi vào sân thi đấu”.

Rơi vào hoàn cảnh ấy, dù có nuốt tới 10 cái mật gấu, ông thầy Ferguson cũng không dám… bật lại học trò.

SAS đột kích doanh trại của “Quỷ”

Hôm sau mọi việc diễn ra bình thường và đúng như lời hứa trước… họng súng, Ferguson cho cậu học trò Paul Ince thi đấu ngày thứ Bảy. Một thời gian ngắn sau đó, Ferguson còn thưởng cho toàn bộ cầu thủ Man Utd một chuyến nghỉ ngơi tại khu resort cao cấp ở Hereford. Bruce nghĩ, dường như từ ngày bị gã ngổ ngáo Paul Ince gí súng vào đầu, Ferguson đã… mềm tính ra.

Ferguson bị Paul Ince gí súng vào đầu: Fergie trả đòn, học trò sợ “tè cả ra quần”

Rượu, bia, cờ bạc, ăn chơi thoải mái. Nhưng đêm đó, khi đám sao “Quỷ đỏ” có tí men, đang ăn chơi nhảy múa, gáo rú điên cuồng như Tarzan gặp nàng Jane trong rừng thì bỗng đâu: Bùm! Một quả bom khói phát nổ, điện đóm tắt hết, khói mờ mịt khắp nơi. Bọn Paul Ince còn chưa kịp hiểu và sợ thì tiếng súng liên thanh vang lên. Tất cả bị bắt!

Ấy là cuộc đột kích của đặc nhiệm SAS – Special Air Service, lực lượng tinh nhuệ nhất thế giới của Hoàng gia Anh. Trong khói mù mịt, xen lẫn với những tiếng kêu la oai oái là tiếng đấm bùm bụp, đá hừ hự. Ấy là SAS đang đánh người. Nhưng Sir Alex cứ yên tâm, vì SAS có nghề. Khi ông bảo nhẹ tay thì SAS đánh đủ đau nhưng không gây chấn thương.

Riêng Paul Ince không chỉ bị SAS cho ăn đòn, mà còn bị gí súng vào đầu! Trên “Sir Alex Ferguson: Secrets of Success” – bộ phim tài liệu sẽ lên sóng BBC vào ngày 11/10 tới, Sir Alex tiết lộ, Paul Ince sợ gần chết trong khi một số anh yếu bóng vía khác cũng… tè ra quần.

Ryan Giggs cũng xuất hiện trong bộ phim tài liệu này. Giggs kể lại: “Họ yêu cầu tất cả nằm xuống. Sau đó 4 cầu thủ trong đó có tôi và Ince bị bắt vào phòng con tin. Các cầu thủ khác bị trói lật cánh tay. Khi điện bật sáng lên, chúng tôi mới biết đó là các chiến sĩ SAS. Họ đeo kính ban đêm. Paul Ince bị bắt nằm úp mặt xuống bàn, súng gí vào mang tai anh ta. Ince sau đó nói với tôi, anh ta sợ gần chết. Nó là một trải nghiệm tuyệt vời, chúng tôi không bao giờ quên”.

Buổi đột kích của SAS giúp các sao Man Utd thêm một trải nghiệm về cuộc sống. Về mặt cá nhân, nó cũng giúp Paul Ince hiểu hơn về súng và cảm giác của kẻ bị súng gí vào đầu ra sao. Khi đã hiểu ra, thì tất cả đều coi cái ngày bị SAS khống chế, bắt làm con tin đó là một bài học, một kỷ niệm đẹp.

Ferguson cho biết: “Tất cả cầu thủ đều thích”. Quả thực, Fergie quá cao thủ!

TÂN PHONG

Một trong những cái tên ấn tượng nhất với Sir Alex Ferguson là Ryan Giggs, người làm việc với ông lâu nhất trong triều đại của chiến lược gia người Scotland. Sau khi Sir Alex chia tay Man Utd hè 2013, Giggs vẫn chơi thêm 1 năm và chỉ giải nghệ ở tuổi 40, tháng 05 năm ngoái. Còn nhớ vào giai đoạn cuối mùa 2013/14, Giggs từng được bổ nhiệm làm HLV tạm quyền sau khi David Moyes bị sa thải và Man Utd dưới bàn tay chỉ đạo của cựu ngôi sao chạy cánh trái này thắng 2, hòa 1 và thua 1 trận ở 4 vòng cuối. Khi đó, từng có thông tin cho rằng Giggs được nhắm đến cho vị trí HLV, nhưng rồi Van Gaal xuất hiện.

Nghỉ sớm, Giggs đã làm sếp!

“Nếu Giggs nghỉ sớm hơn 5-7 năm, anh ấy đã kế nhiệm tôi”, Sir Alex chia sẻ. “Một khi Giggs treo giầy ở độ tuổi 35, tôi không ngần ngại bổ nhiệm cậu ấy làm trợ lý và gần như chắc chắn Giggs sẽ tiến thẳng đến ghế HLV trưởng với kinh nghiệm tích lũy được trong khoảng thời làm việc cạnh tôi, giống như cạnh Louis van Gaal lúc này. Nhưng tôi không bao giờ yêu cầu một cầu thủ giải nghệ”.

Thực tế, dù không thể tiếp bước thầy tức thì, cơ hội để Giggs dẫn dắt Man Utd vẫn rộng mở. Việc Van Gaal bổ nhiệm Giggs làm trợ lý đã cho thấy tầm ảnh hưởng của cựu ngôi sao Xứ Wales ở sân Old Trafford lớn nhường nào, dù HLV người Hà Lan nổi tiếng chuyên quyền, khắt khe và độc đoán. Thậm chí, Van Gaal đã xác nhận sẽ ra đi khi HĐ hết hạn vào hè 2017 và ông đã hơn 1 lần khẳng định: Không ai thích hợp hơn Giggs để dẫn dắt Man Utd trong tương lai.

Phần lớn thời gian trong những năm tháng Sir Alex nắm quyền ở sân Old Trafford người ta quen nghe tới cụm từ “Máy sấy tóc” – biệt danh mà học trò cứng đầu, Mark Hughes, đặt cho ông. Sự so sánh ấy phản ánh đúng cá tính và sự nóng giận thường thấy ở Sir Alex. Nhưng ông từng ghét cay ghét đắng nó. “Thành thực tôi không thích nó chút nào, kể cả lúc đó lẫn một thời gian sau đấy. Nhưng giờ bạn phải nhìn vào khía cạnh hài hước của nó”, Sir Alex tâm sự.

Hơn ai hết, cựu trung vệ lừng danh Rio Ferdinand là người từng chịu hơi nóng hầm hập từ “Máy sấy tóc” trong những năm tháng ở Man Utd. “Tôi nhớ khi chúng tôi thua Benfica ở Champions League, ông ấy (Sir Alex) gào lên với tôi”, Rio chia sẻ. “Khi ấy tôi nghĩ rằng mình là một trong những người chơi tốt nhất, vậy thì tại sao lại chịu mắng nhiếc. Bởi thế, tôi tiến lại gần và… gào ngược đáp trả. Nhưng bạn biết không, tôi đã thật ngốc khi không sớm nhận ra rằng, bạn càng hét về phía ông ấy, bạn sẽ chỉ nhận lại sự gào thét trách móc dữ dội hơn và cả thái độ hiếu chiến nữa. Ryan Giggs đôi khi cũng chơi không tốt ở hiệp 1 và trong giờ giải lao ông ấy sẽ “dần cậu ấy ra bã”. Nhưng điều đó chỉ để cho thấy rằng trong mắt Sir Alex, không ai là ngoại lệ”.

Lương Anh

Đối thủ Sir Alex muốn hạ gục nhất là Liverpool. Và The Kop từng là “công cụ” để ông thể hiện khả năng khích lệ học trò chiến đấu với 200% phong độ. Đó là sự kiện trước trận CK FA Cup năm 1996. “Khi những McManaman, Fowler, McAteer, Redknapp đến sân Wembley trong bộ vest màu trắng, áo sơ mi xanh và cà vạt đỏ trắng, tôi quay sang nói với Brian Kidd: “Đâu ra đám… Spice Boys này thế? Họ nghĩ rằng đến đây để ăn mừng chiến thắng ư? Họ quá ngạo mạn. Chúng ta sẽ đánh bại họ 1-0!”, Sir Alex tâm sự. Sau đó Man Utd đã hạ gục Liverpool 1-0 và chính chiêu khích tướng của Sir Alex đã khiến các học trò tự ái vùng lên tỏa sáng.

Trong mùa giải cuối cùng Sir Alex Ferguson gắn bó với Man Utd, Jose Mourinho chính là cái tên hàng đầu trong danh sách những người có khả năng kế nhiệm ông. Năm 2013 cũng là thời điểm “mối lương duyên” kéo dài 3 mùa giải giữa ông Mourinho và Real Madrid chấm dứt.

Mourinho: "Sir Alex Ferguson cố lôi kéo tôi về M.U"

Sau đó, chiến lược gia người Bồ Đào Nha đã tái hợp với Chelsea bằng bản hợp đồng có thời hạn 4 năm. Trước đó đúng 1 tháng, Ban lãnh đạo M.U chính thức bổ nhiệm HLV David Moyes – lúc đó đang dẫn dắt Everton, làm huấn luyện viên trưởng của đội bóng.

Ông Mourinho đã hé lộ bí mật câu chuyện: “Mọi huấn luyện viên trên thế giới này đều biết Manchester United là một đội bóng vĩ đại, nhưng bản thân tôi lại muốn quay về với Chelsea. Khi ngồi với nhau, không ai trong chúng tôi đề cập đến vấn đề đó cả vì chúng tôi rất cởi mở với nhau. Ông ấy hiểu tôi và biết tôi sau mùa giải đó kiểu gì cũng sẽ trở về Chelsea.

Ông ấy cũng nói với tôi bí mật mà rất ít người được biết, đó là về người sẽ kế nhiệm ông ấy. Phải đến một vài tháng sau cánh báo giới mới lờ mờ đoán ra được danh tính của người đó. Đó là bí mật rất lớn, tôi biết ông ấy chỉ nói với người nào mà ông ấy thực sự tin tưởng thôi”.

Mùa 2013/14, Jose Mourinho đã ngay lập tức giúp đội bóng thành London lên ngôi vô địch Premier League trong khi đó Manchester United của David Moyes chỉ cán đích ở vị trí thứ 7 và bị sa thải trước khi mùa giải khép lại.

H.V (theo BBC)

Trong chương trình đối thoại trên truyền hình có tên “Bí mật của thành công”, Sir Alex Ferguson đánh giá rất cao người đồng hương. Ông cho rằng: “Ban lãnh đạo đội bóng đã làm những điều tốt nhất trong khả năng của mình rồi. Chúng tôi luôn rất đau đầu làm sao chọn được người phù hợp nhất với đội bóng”.

Sir Alex bảo vệ David Moyes

Dù HLV David Moyes đã không thể thành công ở Man Utd và phải ra đi chỉ sau đúng 8 tháng, nhưng cựu chiến lược gia người Scotland vẫn bảo vệ quan điểm: “Tôi không nghĩ có bất kỳ sai lầm nào ở đây cả. Chúng tôi đã tìm được người vô cùng am hiểu về bóng đá. Tôi cũng thấy rất đáng tiếc vì David đã không thể gặt hái được thành công. Lúc đó, những mục tiêu sáng giá khác đều đã có những kế hoạch riêng của mình. Jose Mourinho thì đã trở lại Chelsea, Carlo Ancelotti cũng tới Real Madrid, Jurgen Klopp vừa gia hạn hợp đồng với Borussia Dortmund còn Louis van Gaal muốn gắn bó với tuyển Hà Lan đến hết World Cup”.

Sau 26 năm cùng vô vàn những danh hiệu danh giá và những thành công rực rỡ, Sir Alex Ferguson đã chính thức lui vào hậu trường. Thời điểm đó, chỉ có GĐĐH đương nhiệm của Manchester United, David Gill là người biết kế hoạch nghỉ hưu của ông.

H.V (theo BBC)

Bình minh của sự thù địch

Cũng vào một ngày tháng 10/1990, giải đấu cao nhất nước Anh khi đó vẫn chưa có tên Premier League. Trong 1 pha tranh chấp, Nigel Winterburn của Arsenal nhắm thẳng vào chân của Brian McClair với ý đồ triệt hạ đối thủ. Tiền đạo của Manchester United cũng không vừa khi trả đũa bằng cách đá vào lưng hậu vệ của Pháo thủ.

1990-91

Cả 2 bên lao vào nhau và tổng cộng 11 cầu thủ của Man Utd và 10 người bên Arsenal tham gia màn ẩu chiến. Vụ việc khiến cho hình ảnh của bóng đá Anh bị tổn hại ghê gớm, LĐBĐ Anh FA không ngần ngại trừ M.U và Arsenal lần lượt 1 và 2 điểm.

Bàn thắng kinh điển và cú ăn ba thần thánh

Trận đá lại bán kết FA Cup mùa 1998/99 trên sân Villa Park của Aston Villa, từ pha solo bên phần sân nhà Ryan Giggs ghi bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử giải đấu lâu đời nhất thế giới. Thời điểm đó đồng hồ điểm phút thứ 109, tuyển thủ xứ Wales cởi phăng chiếc áo đấu và chạy dọc đường biên ăn mừng cùng các đồng đội và đám đông CĐV đang sướng như phát điên.

1998-99

Trước đó, Arsenal đã ở rất gần chiến thắng khi họ được thi đấu hơn người sau khi Roy Keane truy cản Marc Overmars và bị truất quyền thi đấu. Không những vậy, Pháo thủ còn được hưởng quả đá phạt đền nhưng Peter Schmeichel đã xuất sắc đẩy được cú đá của Dennis Bergkamp.

Lên ngôi ngay tại Old Trafford

Mùa 2001/02, HLV Arsene Wenger và các học trò bước vào trận đấu muộn của vòng 35 khi vừa giành FA Cup trước đó có 4 ngày. Và dù thiếu vắng cả Thierry Henry, Dennis Bergkamp và thủ quân Tony Adams, đội Pháo thủ vẫn tràn đầy tự tin trong chuyến hành quân đến thánh địa của đối thủ.

2001-02

Chỉ cần 1 kết quả hòa là Arsenal đã chạm một tay vào chức vô địch, nhưng họ còn làm tốt hơn thế với pha lập công duy nhất của Sylvain Wiltord sau pha mất bóng tai hại của Mikael Silvestre. Danh hiệu đó cũng chấm dứt 3 năm liên tiếp đội bóng London phải chấp nhận về thứ nhì sau chính Manchester United.

Loạn đả tại “Nhà hát”

Đến bây giờ, trận đấu tháng 09/2003 có lẽ vẫn là trận đại chiến căng thẳng và máu lửa nhất trong suốt chiều dài 221 lần gặp nhau giữa Manchester United và Arsenal. Sau này, người ta còn đặt tên cho trận này là “Trận chiến tại Old Trafford” (Battle of Old Trafford). Đáng nhớ nhất không thể nào khác là hình ảnh Martin Keown hét vào mặt Ruud van Nistelrooy như để trêu tức đối thủ.

2003-04

Trận đấu nóng lên sau tình huống Van Nistelrooy “độn” người Patrick Vieira. Đội trưởng của Arsenal tức tối tung cú karate về phía tiền đạo người Hà Lan để rồi phải nhận thẻ vàng thứ 2. Man Utd được hưởng 11m trong thời gian đá bù của hiệp 2, Van Nistelrooy sút cực mạnh, Jens Lehmann cũng đổ người sai hướng nhưng bóng lại dội trúng xà ngang bật ra.

Quỷ chặn Pháo

Thêm một trận cầu đáng nhớ nữa diễn ra tại “Nhà hát của những giấc mơ”, Arsenal khi đó đang trải qua những ngày tháng đẹp nhất trong sự nghiệp huấn luyện của “Giáo sư” Wenger. Bắt đầu từ mùa 2003/04, đội Pháo thủ đang sở hữu chuỗi 49 bất bại – đội hình của họ được mệnh danh là “Bất khả chiến bại”.

Invincibles

Và cũng thêm một lần lại chính Quỷ đỏ thành Manchester khiến các con tim của Arsenal rỉ máu bằng chiến thắng 2-0, với những pha lập công của bộ đôi sát thủ Ruud van Nistelrooy và Wayne Rooney. Cũng không thể không nhắc tới, bàn mở tỷ số của Van Nistelrooy là trên chấm phạt đền!

Và trận chiến trong đường hầm

Cũng trận đấu năm đó, Sol Campbell đã từ chối bắt tay Wayne Rooney sau khi hồi còi chung cuộc vang lên, và lúc bước vào đường hầm cũng là thời điểm những cái đầu nóng của cầu thủ 2 đội bốc hỏa.

Pizzagate

Trong khi HLV Arsene Wenger nằng nặc khẳng định Rooney đã ăn vạ để kiếm phạt đền và Rio Ferdinand đáng bị đuổi khỏi sân, thì người đồng nghiệp Sir Alex Ferguson lĩnh nguyên 1 miếng bánh pizza vào mặt – mà theo tiết lộ sau đó người đóng “Hoàng Phi Hồng” chính là Cesc Fabregas.

Patrick Vieira vs Roy Keane

Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc tới cặp đấu kinh điển này mà không nói về 2 người đội trưởng vẫn được nhìn nhận là cá tính và “đầu gấu” nhất của Arsenal và Manchester United. Họ cũng là hai trong số những cầu thủ nhận nhiều thẻ đỏ nhất trong lịch sử của Premier League. Không quá nếu nói Keane đối đầu Vieira chính là hình ảnh biểu tượng mỗi khi Man Utd đụng độ Arsenal.

Vieira_Keane

Trong chiến thắng với tỷ số 4-2 của M.U ngay tại Highbury năm 2005, khi chuẩn bị bước ra sân Keane và Vieira đã có cuộc cãi vã kinh hoàng. Sự việc rất có thể đã đi xa hơn nếu không có sự can thiệp kịp thời từ phía Pascal Cygan, Dennis Bergkamp lẫn trọng tài chính Graham Poll. Màn bắt tay thủ tục trước trận đấu, Vieira cũng đã bị không chỉ Keane mà cả Paul Scholes và Wayne Rooney cho lơ luôn.

Thảm bại..

Với tất cả các CĐV của cả Manchester United và Arsenal, 28/08/2011 sẽ là ngày họ không bao giờ quên trong cuộc đời. Ngày hôm đó, sân Old Trafford với không chỉ NHM mà toàn đội Pháo thủ đã trở thành “Nhà hát của những ác mộng”.

2010-11

Tám bàn thua, trong đó có cú hat-trick của Wayne Rooney đã khiến Arsenal phải nhận thất bại nặng nề nhất trong lịch sử kể từ năm 1896. Trận đấu tủi hổ khép lại với việc hậu vệ Carl Jenkinson bị truất quyền thi đấu.

Và vụ chuyển nhượng Robin van Persie

Có lẽ không có gì thích hợp để chốt lại sự xung khắc giữa Manchester United và Arsenal hơn bằng việc Quỷ đỏ “cướp” được Robin van Persie vào mùa Hè năm 2012 – khi anh đang là ngôi sao lớn nhất, đồng thời là đội trưởng của Arsenal vào thời điểm đó.

Robin_van_persie

Cho đến giờ, các CĐV Pháo thủ vẫn chưa hết ấm ức và họ không tiếc lời trách móc Van Persie là kẻ hám lợi khi cho rằng anh rũ áo ra đi chỉ vì muốn giành được những danh hiệu. Tại CLB mới, Van Persie chọn áo số 20 và ngay mùa đó, 30 bàn của tiền đạo người Hà Lan đã giúp M.U giành chức vô địch quốc gia lần thứ 20 – trở thành đội bóng giàu thành tích nhất tại giải quốc nội.

CHÂU TỔNG

Cựu HLV huyền thoại sân Old Trafford cho rằng ý của ông đã bị hiểu sai. Việc Ferguson nhận xét trong số các học trò tại Man Utd chỉ có Eric Cantona, Ryan Giggs, Paul Scholes và Cristiano Ronaldo đẳng cấp thế giới dựa trên tiêu chí “chơi sáng tạo và có thể quyết định kết cục trận đấu”.

Sir Alex Ferguson: “Tôi không nói cầu thủ nào là rác rưởi”

“Nếu bạn nhìn vào thời gian 27 năm tôi ở Man Utd, tôi đã có một số cầu thủ tuyệt vời. Tôi chưa bao giờ nói những cầu thủ này không giỏi, họ là những người tuyệt vời”, Sir Alex Ferguson nói. “Nhưng trong ngữ cảnh tôi đưa ra ý kiến, nó có ý về phẩm chất, về một số cầu thủ làm nên khác biệt và đó là những gì tôi đánh giá”.

“Eric Cantona, khi cậu ấy tới CLB năm 1993 cậu ấy đã tạo ra khác biệt. Paul Scholes và Ryan Giggs đã có 20 năm chơi tại Premier League, và họ đã giúp chúng tôi khác biệt. Và dĩ nhiên, những màn trình diễn của Cristiano Ronaldo, ai cũng biết cậu ấy là một cầu thủ đẳng cấp thế giới. Cậu ấy và (Lionel) Messi là 2 cầu thủ đẳng cấp thế giới”.

“Vì vậy tôi không bao giờ nói bất cứ cầu thủ nào là rác rưởi. Tất cả họ là những cầu thủ tuyệt vời. Và quan trọng nhất, 4 cầu thủ này không thể một mình vô địch giải đấu, hay các chiếc cúp. Nó là kết quả của một tập thể, họ đã làm điều đó hoàn hảo, tôi tự hào về họ”.

Đ.H

Trong cuốn sách mới xuất bản có tên “Leading”, cựu HLV huyền thoại của Man Utd nhấn mạnh trong mắt ông chỉ có đúng 4 cầu thủ tầm thế giới là Eric Cantona, Ryan Giggs, Paul Scholes và Cristiano Ronaldo. Và điều này đã gây ra rất nhiều những phản ứng trái chiều của dư luận, trong đó có cả sự bức xúc của những Rio Ferdinand hay David Beckham.

feat

Ông Ferguson đã giải thích về sự lựa chọn của mình trên đài SiriusXM: “Tôi đã gắn bó với United trong tổng cộng 27 năm và cũng làm việc cùng rất nhiều cầu thủ tuyệt vời, trong đó có một số thực sự vĩ đại. Không phải tất cả đều là những người vĩ đại, nhưng tất cả họ đều rất tuyệt vời. Nhưng tiêu chí của tôi khi liệt kê ra những con người đó – là ở trong một bối cảnh cụ thể – những người có khả năng xoay chuyển cục diện của trận đấu.

ferguson_cantona

Khi cập bến CLB năm 1993, Eric Cantona đã làm nên sự khác biệt. Cả Paul Scholes và Ryan Giggs – những cầu thủ đã gắn bó cả sự nghiệp với đội bóng cũng là mẫu cầu thủ như vậy. Và tất nhiên, khi chứng kiến những gì Cristiano Ronaldo đã làm được, ai cũng phải thừa nhận cậu ấy ở đẳng cấp thế giới. Ronaldo và Lionel Messi có trình độ tương đương nhau”.

alex_ferguson_ronaldo

Cựu chiến lược gia người Scotland cũng phản biện lại khi cho rằng giới truyền thông đã làm sai lệch hoàn toàn những điều ông muốn nói: “Tôi chưa bao giờ coi bất cứ cầu thủ nào là rác rưởi cả. Tất cả những người đã từng làm việc cùng tôi đều tuyệt vời. Và điều quan trọng nhất, tôi cảm thấy vô cùng tự hào vì không ai có thể một mình giành được chức VĐ này hay cúp nọ mà không có các đồng đội xuất sắc bên cạnh, tất cả họ cùng tạo nên 1 tập thể hoàn hảo. Còn về sự lựa chọn của tôi, mọi người có thể thấy đó là những cầu thủ thiên về tấn công mà từ hồi nhỏ tôi đã cực kết những cầu thủ tấn công rồi – những tiền đạo, những tiền vệ cánh, những cầu thủ có lối đá sáng tạo. Đó là lý do tại sao trong sách tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của những cầu thủ có khả năng dẫn dắt lối chơi.

alex_ferguson_scholes_giggs

Mọi người cũng có thể dễ dàng nhận ra, trong 50 năm trở lại đây chỉ có đúng 2 hậu vệ từng giành danh hiệu Ballon d’Or. Đầu tiên là Franz Beckenbauer, nhưng trong suốt sự nghiệp tôi cũng chẳng dám chắc ông ấy chơi hậu vệ hay là tiền vệ nữa. Người còn lại là Fabio Cannavaro, đội trưởng tuyển Italia lên ngôi tại World Cup năm 2006. Vì thế, tôi nghĩ chúng ta sẽ có sự đồng thuận với nhau về những cầu thủ vĩ đại là những người nắm quyền quyết định cuộc chơi. Và đó là lý do tôi chọn ra 4 cầu thủ trong số đó, và chả có lý do gì để chỉ trích những người còn lại cả, vì đơn giản họ đều là những cầu thủ cực kỳ tuyệt vời”.

HOA VÌNH (theo Goal)

Cristiano Ronaldo, Paul Scholes, Ryan Giggs và Eric Cantona là những người được Sir Alex nhắc tới. Trong số này, những lời ca ngợi đặc biệt nhất được dành cho Ronaldo, mô tả anh như “món trang sức trên đỉnh cây thông Giáng sinh”. Bất chấp việc Ferdinand và Nemanja Vidic từng là một trong những cặp trung vệ thép, không chỉ tại Anh mà cả châu Âu, không cầu thủ nào được xếp hạng đẳng cấp thế giới trong con mắt HLV Ferguson. Và điều đó khiến cựu đội trưởng tuyển Anh đặt câu hỏi: “Điều gì làm nên một cầu thủ đẳng cấp thế giới? Fergie nêu ra 4 cái tên. Vậy tôi ở chỗ nào trong số vài cái tên khác nữa, thưa thầy?”.

Rio Ferdinand: “Sao không có tôi, Fergie?”

“Liệu một tiền vệ có thể chơi ổn định thường xuyên, có thể ghi những bàn thắng quan trọng, hỗ trợ đồng đội và giúp đội bóng nổi bật, kiểm soát trận đấu? Liệu họ có tính cách đủ mạnh để nhận bóng trong mọi tình huống, ở mọi thời điểm?”, Ferdinand lý luận. “Liệu một hậu vệ kiểm soát mọi mẫu tiền đạo, tác động tới những người khác để chơi tốt hơn, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng như thủ lĩnh, với phong độ ổn định, thể hiện mình trong những trận cầu lớn? Liệu một thủ môn làm trận đấu thay đổi bằng những pha cứu thua, chơi ổn định, thể hiện vai trò thủ lĩnh và có cá tính? Có những thứ bạn cần phải cân nhắc khi gọi ai đó là đẳng cấp thế giới”.

“Bạn có phải chơi tốt ở những giải quốc tế lớn như cho CLB của bạn không? Vậy một cầu thủ như David Beckham, chân chuyền tốt nhất mà tôi từng chứng kiến, có được xem là cầu thủ thuộc đẳng cấp thế giới trong cuộc tranh luận này? Pirlo, một tư duy siêu cấp, người kiểm soát trận đấu không bằng những cú tắc bóng quyết liệt nhất, có được xem là đẳng cấp thế giới không? Bạn có cần là cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới, như trường hợp của Samuel Eto’o khi thi đấu tại Nga?”, Ferdinand châm biếm.

“Nghiêm túc mà nói, tôi thực sự tin rằng một cầu thủ đẳng cấp thế giới phải là người có thể chơi ở bất kỳ đội bóng nào trên thế giới và giúp họ mạnh lên. Hiển nhiên, đó là trường hợp của Ronaldo, Pele, Maradona, Cruyff, Messi và Cristiano Ronaldo… Ronaldinho có thể chưa được xem là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới trong vài năm. Điều tương tự có thể dành cho Zidane, nhưng không có ai trước Messi và Cristiano Ronaldo lại có quãng thời gian đỉnh cao như cách họ đang thi đấu (7 hay 8 năm). Đó là những người giỏi nhất”, Ferdinand khẳng định.

Cựu trung vệ Man Utd thừa nhận việc tranh luận này sẽ không bao giờ có hồi kết. “Tôi đồng ý rằng chúng ta có bất đồng”, Ferdinand kết luận.

Thành Lương

“Có những thứ bạn cần phải cân nhắc khi gọi ai đó là đẳng cấp thế giới”.
Rio Ferdinand

Những bí ẩn xung quanh thành tựu gặt hái trong sự nghiệp của những nhà cầm quân vĩ đại luôn gợi sự tò mò. Sir Alex Ferguson, ở vị thế uy tín hiện tại dù đã không còn liên quan đến đời sống bóng đá, đang đánh trúng tâm lý đó. Từng phần nhỏ trong Leading được trích ra, đăng tải trên các trang báo điện tử nằm trong chiến dịch này.

“Cả sự nghiệp tại Man Utd tôi có đúng 4 cầu thủ đẳng cấp thế giới”, một trong những tiết lộ trong Leading của Ferguson đang gây tranh cãi nhất. Gary Lineker cho rằng đấy là nhận xét lố bịch, và không chỉ cựu tuyển thủ Anh cảm thấy vô lý mà rất nhiều người phản đối Ferguson. Tạo ra xung đột là yếu tố được đặt lên hàng đầu nếu muốn thu hút sự quan tâm, và Ferguson cùng bộ sậu của ông đang làm rất tốt.

Sir Alex Ferguson: Vĩ đại và bình thường

Trong quá trình đi quảng bá sách, Ferguson cho biết đã dồn tình yêu, mồ hôi, thời gian và tiền bạc cho Leading – những tâm sự có lẽ cũng nằm trong kế hoạch bán nhiều sách của cựu HLV người Scotland.
Không ai chỉ trích việc Ferguson cố gắng đạt được doanh số tiêu thụ sách cao. Tất cả đều muốn bán được sản phẩm mình làm ra.

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng Ferguson xuất bản tự truyện không hẳn để kiếm tiền. Năm 2013, tài sản cá nhân của ông được ước tính khoảng 34 triệu bảng. Và hồi đầu năm, truyền thông Anh tiết lộ Ferguson được Man Utd trả mỗi ngày 108 nghìn bảng cho vai trò “đại sứ toàn cầu cho CLB” làm bán thời gian từ tháng 10/2013 đến tháng 6/2014.

Vậy Ferguson ra cuốn tự truyện Leading nhằm mục đích gì? Như lời rao trong sách – được Ferguson hợp tác với nhà đầu tư mạo hiểm người xứ Wales Michael Moritz – thì Leading là “sự hướng dẫn đầy cảm hứng để trở thành người lãnh đạo vĩ đại” hơn là một cuốn hồi ký bóng đá đơn thuần.

Không ai nghi ngờ Ferguson là HLV vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Anh cấp CLB, một trong số rất ít HLV có thể làm cầu nối giữa bóng đá “thời trước” và hiện đại. Tuy nhiên hình ảnh của một Goliath trong lịch sử Man Utd, và cả bóng đá Anh của Ferguson đã giảm đi ít nhiều khi ông đang không khác một nhân viên bán sách, đi khắp nơi đổi lấy những bí mật trong sự nghiệp lấy tiền dù mục đích của nó thực chất có cao cả như lời rao đi nữa; trong khi đáng ra ở độ tuổi của mình và khối tài sản trong tay, Ferguson đáng ra nên hưởng thụ cuộc sống an nhàn từng là mong muốn xa xỉ trong 26 năm ở Old Trafford.

Q. Nguyên

Trong cuốn sách mới ra mắt của mình, Sir Alex Ferguson ám chỉ rằng vụ chuyển nhượng Paul Pogba từ Manchester United sang Juventus năm 2012 là do Mino Raiola xúi giục. Tiền vệ người Pháp khi đó mới 18 rời sân Old Trafford theo dạng chuyển nhượng tự do nhưng giá trị hiện tại của anh xấp xỉ 100 triệu euro.

1

Trên Tuttosport, người đại diện của Zlatan Ibrahimovic và Mario Balotelli cho hay: “Những điều ông ấy viết trong sách chả ảnh hưởng gì đến công việc tôi đang làm cả. Tôi có thể tự đánh giá xem bản thân mình đã làm tốt công việc hay là chưa. Tôi luôn tâm niệm phải làm những gì là tốt nhất cho những thân chủ của mình. Nếu chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt của mình thì tôi đã chẳng để cậu ấy rời Manchester United rồi. Nhưng tôi luôn đặt ưu tiên của Pogba lên hàng đầu và vì thế chúng tôi quyết định đến Turin.

2

Có thể ông Ferguson chỉ khoái những người lúc nào cũng răm rắp làm theo ý của ông ấy thôi. Những điều mà ông ấy đã viết hay nói ra chứng tỏ ông ấy chả hiểu tí gì về Paul Pogba cả. Ông Ferguson là một huấn luyện viên vĩ đại, nhưng những vĩ nhân đôi khi vẫn mắc sai lầm đấy thôi”.

H.V (theo Goal)

Rooney từng có thời điểm chuẩn bị chia tay Man Utd trước khi ký hợp đồng mới có mức lương gần 250 nghìn bảng một tuần. “Khi nhà Glazer và David Gill (GĐĐH) có ý định tăng mức lương lớn cho Rooney, họ muốn biết tôi cảm thấy thế nào. Tôi nói với họ tôi nghĩ sẽ không công bằng khi Rooney kiếm gấp đôi tôi”, Ferguson chia sẻ trong Leading.

“Tôi không cho Rooney hưởng lương cao hơn mình”

“Joe Glazer (đồng chủ tịch Man Utd) nói: ‘Tôi hoàn toàn đồng ý nhưng chúng ta nên làm gì’. Rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần cùng đồng ý không cầu thủ nào có mức lương cao hơn tôi”.

Thời điểm Ferguson đề cập diễn ra vào năm 2010, khi Wayne Rooney 24 tuổi và còn 2 năm trong hợp đồng đã ký với Man Utd, và đang bị hấp dẫn bởi những lời “đường mật” từ Man City. Chân sút này thậm chí còn công khai đặt dấu hỏi về tham vọng của Man Utd, để rồi cuối cùng đồng ý ở lại khi BLĐ Quỷ đỏ phá vỡ cấu trúc lương.

Bên cạnh câu chuyện về Rooney, Ferguson cũng tiết lộ đích thân ông bay sang New York gặp trực tiếp Pep Guardiola nhằm thuyết phục vị HLV người Tây Ban Nha nhận lời kế nhiệm ông ở Old Trafford. Nhưng Pep đã từ chối và rồi sau đó nhận lời tới Bayern. Ngoài cựu HLV Barca, Ferguson cũng nghĩ tới những cái tên khác như Jose Mourinho, cựu HLV Real Madrid Carlo Ancelotti, cựu HLV Dortmund Juergen Klopp nhưng tất cả đều ngoài “tầm với” của ông và CLB để rồi rốt cuộc David Moyes trở thành “người được chọn”.

Đ.H

Cantona hiện gắn bó với nghiệp diễn viên và đang thành công cùng serie phim theo dạng cảnh sát hình sự.

Trong khi đó, Ronaldo chuyển tới Real Madrid và còn nâng tầm sự nghiệp của mình lên cao hơn nữa. Họ sở hữu những cá tính mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc tới Man Utd, mà ngay cả những Roy Keane, David Beckham cũng không thể so sánh.

Tuy nhiên… “Ứng xử với những cái Tôi lớn chưa bao giờ làm tôi phiền lòng”, Sir Alex khẳng định. “Bạn nên quen với việc thấy Ronaldo đứng trước gương và ngắm vuốt, tự yêu thích cơ thể mình. Đó là một sự phù phiếm đáng yêu. Các cầu thủ thường ném bọc ống quyển, giày và đủ thứ vào anh ấy. Cristiano không bao giờ phiền lòng vì chuyện đó chút nào. Họ cần chiến thắng. Những người như thế là mẫu người thích ve vuốt cái Tôi bản thân. Bạn có thể thấy một cầu thủ lái chiếc Ferrari và nghĩ: ‘Lái cái xe ấy thì để làm gì?’. Nhưng anh ta cần phải sống với điều đó. Anh ấy sẽ không lái xe vào thành phố khi đội bóng của mình đứng cuối giải, hay anh ấy phải ngồi dự bị. Một số người không hiểu điều đó. Nhưng các cầu thủ thực sự có thể”.

“Họ cần được ve vuốt”

Nói về Cantona, Sir Alex tiết lộ sự thật đằng sau thái độ ngạo nghễ và vẻ mặt khinh khỉnh của tiền đạo người Pháp là một tâm lý yếu đuối và thái độ ỷ lại vào HLV.

“Tôi nói chuyện với Cantona hàng ngày”, Sir Alex nhớ lại. “Anh ấy là người rất thiếu tự tin nhưng lại rất thú vị. Anh ấy luôn cần sự khuyến khích rằng mình đã chọn lựa đúng đội bóng, đã ở đúng CLB có thể làm bệ phóng cho sự nghiệp. Trên sân tập, bạn không bao giờ gặp chút khó khăn nào khi đối đầu với Cantona. Có đôi khi, anh ấy vào sân tập với mi mắt sụp xuống và bạn sẽ tự hỏi ‘chuyện quái gì xảy ra với anh ta vậy?’. Nhưng một khi khởi động xong, bước vào tập chính thức, mọi chuyện sẽ trở nên khác hoàn toàn. Ronaldo là người khác hoàn toàn: Một cậu bé rất, rất tuyệt vời. Anh ấy thực sự là cầu thủ chuyên nghiệp”.

Không nhiều người biết rằng, Sir Alex Ferguson nảy ra ý định mua Cantona từ Leeds xuất phát từ một buổi tắm chung cùng các cầu thủ Man Utd. “Tôi không thường xuyên tắm chung cùng các cầu thủ. Nhưng sau trận đấu với Leeds, khi nghe Steve Bruce và Gary Pallister phân tích trận đấu và nói về Eric, Steve đặc biệt phàn nàn về anh chàng đến từ Nimes. Và chúng ta đều biết chuyện đó cuối cùng là thế nào!”, Sir Alex nói.

Cantona chơi bóng 5 năm tại Old Trafford và trở thành nhân tố sống còn trong quãng giữa thập niên 90, khi đội bóng bắt đầu giai đoạn thống trị bóng đá Anh. Còn Ronaldo? Ngôi sao trẻ của Sporting Lisbon lẽ ra đã đến Arsenal, nhưng CLB Bắc London khi đó không có đủ ngân sách. Và Sir Alex Ferguson đã đặc biệt thành công với thương vụ này.

Thành Lương

Họ cần chiến thắng. Những người như thế là mẫu người thích ve vuốt cái Tôi bản thân”.

Sir Alex Ferguson

Pogba đầu quân cho Juventus vào 2012, sau khi chỉ có 3 trận thi đấu tại Premier League cho Man Utd.

Rio Ferdinand: “Sir Alex sai hoàn toàn”Ferdinand nói: “Pogba có tiềm năng để giành Quả bóng Vàng. Tôi từng hỏi cậu ấy ‘sao lại ra đi? Cậu định đi đâu? Cậu định tới Juventus ư, đó đâu phải là giải đấu sánh bằng Premier League. Cậu đang ở Man Utd’. Cậu ấy nhìn tôi trừng trừng và trả lời rằng ‘tôi muốn trở thành cầu thủ giỏi nhất trên thế giới và tôi đang không có cơ hội chơi bóng. Tôi muốn ra đi để được ra sân”.

Khi được hỏi liệu có nghĩ rằng HLV Ferguson đã mắc sai lầm và lẽ ra nên trao cơ hội nhiều hơn cho Pogba, Ferdinand thừa nhận: “Đúng vậy, nhưng chuyện đó đã muộn. Sir Alex có lẽ cũng nói điều đó. Tôi nghĩ anh ấy có cá tính để trở thành người giỏi nhất. Tôi nghĩ Pogba sẽ thực sự vươn tới đẳng cấp đó trong 3 hay 4 năm tới”.

LTL

Phải chăng đây là do ban lãnh đạo sân Anfield đã rút được bài học từ thành công của Liverpool ở thời hoàng kim do ít khi sa thải HLV, thậm chí còn xây dựng đội ngũ kế thừa với chính sách “Boot Room” do nhà cầm quân huyền thoại Bob Paisley khởi xướng? Ngoài ra, họ cũng nhận ra Man Utd gặt hái vô số danh hiệu nhờ gắn bó lâu dài với Sir Alex Ferguson, sau nhiều năm lao đao do đổi HLV như thay áo?

Rodgers: Thế thời phải thếTrên thực tế, đúng là những giai đoạn vàng son của cả Liverpool lẫn Man Utd đều gắn với những “triều đại” kéo dài nhiều mùa bóng. Với Liverpool, đó là Paisley (20 danh hiệu/9 năm), Kenny Dalglish (11 danh hiệu/6 năm), Bill Shankly (10 danh hiệu/15 năm), Gerard Houllier (6 danh hiệu/6 năm). Rafael Benitez (4 danh hiệu/6 năm). Với Man Utd, đấy là Alex Ferguson (38 danh hiệu/27 năm) hoặc Matt Busby (13 danh hiệu/24 năm). Ngược lại, những “triều đại” ngắn ngủi thường không kèm theo danh hiệu là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, không phải HLV nào gắn bó lâu dài đều nhanh chóng thành công với các danh hiệu ngay mùa đầu như Paisley, Benitez và Dalglish. Phần lớn đều cần có thời gian và may mắn được giữ lại do CLB thời đó xuống dốc quá, như Shankly tới Liverpool vừa qua hơn 10 năm không có danh hiệu nào, Busby đến lúc Man Utd đang ở Hạng Nhì, Ferguson tới khi “Quỷ đỏ” không vô địch Anh suốt 2 thập niên và lẽ ra phải mất việc nếu không kịp đoạt FA Cup ở mùa thứ 4. Nói cách khác, Rodgers may mắn do rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhưng cũng giống Ferguson, đây sẽ là mùa quyết định Rodgers có bị Liverpool sa thải hay không.

Minh Châu

Liverpool: Anfield bất ổn, HLV khổ còn dài

Vì suốt hơn 25 năm gắn bó với Old Trafford, ông chưa từng gửi bất kỳ danh sách đăng ký thi đấu nào mà không có ít nhất 1 “cây nhà, lá vườn” làm dự bị.

Sir Alex Ferguson: Đào tạo trẻ là chìa khóa thành côngSir Alex giải thích: “Khi tiếp nhận bất cứ công việc nào, chúng ta cần phải phóng tầm mắt càng xa càng tốt để hình dung con đường mình sắp đi. Do đó, một trong những việc tôi làm ngay khi tới Man Utd là xây dựng hệ thống đào tạo trẻ phù hợp. Tất cả đều biết mỗi trận đấu cần có 11 người đá chính và 7 dự bị, nên tôi thiết lập chương trình nhằm đảm bảo cứ 3 năm một lần là mình có được đội hình như mong muốn.

Cách làm này còn có cái lợi là cầu thủ trẻ sẽ không thể quên ơn của người hoặc CLB cho họ cơ hội đổi đời, nên sẽ đền đáp bằng lòng trung thành”.

Thiên Tứ

U.14 Man Utd 0-9 U.14 Man City: Nhà hát tan nát những giấc mơ

Trong bài viết cho ESPN, cây viết Andy Mitten đã nhận định rất hợp lý, rằng nếu chỉ nhìn đơn thuần vào một lứa U, tỷ số đáng quên và thế trận lép vế hoàn toàn của U.14 Man Utd không tới mức phải làm ầm ĩ như vậy. Rất có thể chỉ còn 1 đến 2 người của đội U.14 còn “sống sót” chạm vào giấc-mơ-đội-một sau một chặng đường dài chắt lọc qua các cấp độ đầy khắc nghiệt. Kết cục bị hủy diệt của U.14 Man Utd bị đem ra mổ xẻ ở khía cạnh khác, vĩ mô hơn: nó cho thấy hệ thống đào tạo trẻ của Man Utd có vấn đề.

Công tác đào tạo trẻ Man Utd: Tiền, tâm và tầmTheo thống kê mới nhất, trong số 20 CLB tại Premier League mùa này, Man Utd chính là đội tạo nhiều cơ hội khoác áo đội một nhất cho các “sản phẩm” do mình đào tạo từ mùa 2010/11 với 14 cầu thủ. Mở cửa cho cầu thủ trẻ nhiều nhất, nhưng số người trụ được và làm nên chuyện lại tương phản. Chỉ có duy nhất 1 người có hơn 25 trận cho đội bóng; và hãy nhìn xem trong số 14 cầu thủ này, Adnan Januzaj hay xa hơn những Tom Cleverley, Ben Amos, Paul Pogba, Zeki Fryers, Will Keane đang tứ tán chỗ nào, trong khi người ở lại James Wilson có vị thế ra sao?

Danh tiếng “Quỷ đỏ” được Sir Alex Ferguson bao năm gây dựng vẫn đang giúp đội bóng có lượng CĐV khổng lồ và rộng khắp thế giới. Nhờ thế, các bậc cha mẹ có thể vẫn ưu tiên nghĩ đến họ nếu con mình muốn theo nghiệp bóng banh. Tuy nhiên nếu không cải thiện được chất lượng đào tạo, Man Utd sẽ mất nhiều chứ không chỉ việc bị cuốn theo cuộc đua “đốt tiền” mua đẳng cấp.

Ed Woodward và Louis Van Gaal hẳn nhận thức được tình trạng này. Song họ chẳng còn tâm trí nào nghĩ đến chuyện cải thiện khi mà sức ép thành công cũng đang khiến bộ đôi này như ngồi trên đống củi với hàng chục triệu NHM vây xung quanh, sẵn sàng ném bó đuốc thiêu sống họ bất cứ lúc nào.

Sẽ là khập khiễng nếu đem chuyện Man Utd ra nói về bóng đá Việt Nam, nhưng câu chuyện của đội bóng giàu thành tích bậc nhất bóng đá Anh cũng giúp chúng ta nhìn thấy không ít bài học: Cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống bài bản quy củ không phải lúc nào cũng tạo ra sản phẩm chất lượng hàng đầu. Và quan trọng nhất, có tính quyết định nhất là nếu người có trách nhiệm chỉ chăm chăm tìm kiếm thành công ngắn hạn, trong giai đoạn còn “đương chức” thì tương lai của nền bóng đá đấy vẫn cứ mãi lẹt đẹt giữa những hồ nghi.

Q. Nguyên

U.14 Man Utd 0-9 U.14 Man City: Nhà hát tan nát những giấc mơ

“Khi điều hành một tổ chức, bạn phải nhìn càng xa càng tốt”, Ferguson nói. “Một trong những điều đầu tiên tôi đã làm khi gia nhập Man Utd là xây dựng một cơ cấu hợp lý dành cho các cầu thủ trẻ. Mỗi trận đấu đòi hỏi 11 cầu thủ và 7 người dự bị. Toàn bộ hệ thống của chúng tôi được thiết kế sao cho phục vụ nhu cầu đó. Các cầu thủ trẻ có thể đem tới một tinh thần tuyệt vời cho toàn bộ hệ thống, và một cầu thủ trẻ sẽ không bao giờ quên người hay tổ chức đã trao cho họ cơ hội lớn đầu tiên. Họ sẽ đền đáp nó bằng lòng trung thành trong suốt cuộc đời”.

Sir Alex Ferguson: “Trẻ trung mới là tinh thần Man Utd”

Triết lý của Ferguson có minh chứng rõ ràng nhất là Ryan Giggs, với 672 trận/114 bàn cho Man Utd trong quãng thời gian từ 1990 đến 2014, và điển hình thuyết phục nhất là “thế hệ 92”. Tuy nhiên, kể từ khi đến Old Trafford vào 2014, Van Gaal đã loại bỏ hàng loạt cầu thủ trưởng thành từ lò Man Utd, gồm Fletcher, Welbeck, Evans và Cleverley, trong khi Januzaj và Blackett đều được gửi cho mượn để tích lũy kinh nghiệm. Truyền thông Anh cho rằng, việc Van Gaal tuyên bố sẽ nghỉ hưu vào 2017 có lẽ là lý do buộc HLV này phải đối mặt với áp lực: Đi theo Arsene Wenger hay làm theo Jose Mourinho? Câu trả lời quá rõ!

Ferguson không công khai phản đối phương pháp của LVG, nhưng chỉ rõ “việc xây dựng một đội bóng từ cơ sở sẽ tạo ra sự nhuần nhuyễn và duy trì nguồn cung đều đặn cho đội 1, và nhờ đó các cầu thủ cùng trưởng thành, tạo ra sự gắn kết, một tinh thần đồng đội và không khí gia đình”. HLV người Scotland cũng khẳng định đây không phải là sáng tạo cá nhân, mà chỉ là bước tiếp con đường Sir Matt Busby đã đi.

“Khi tôi tới, chỉ có 1 cầu thủ ở đội 1 là dưới 24 tuổi”, Ferguson nhớ lại. “Tôi biết rằng việc tập trung vào cầu thủ trẻ là phù hợp với lịch sử CLB. Kinh nghiệm huấn luyện trước đó của tôi khẳng định rằng mình có thể chiến thắng với các cầu thủ trẻ. Nếu Man Utd muốn tạo nên di sản, việc xây dựng cơ cấu đào tạo cầu thủ trẻ là sống còn. Ý nghĩ đầu tiên của 99% các tân HLV là bảo đảm chiến thắng – thực ra là để sống sót. Thế nên, họ mang về những cầu thủ kinh nghiệm. Điều đó có lý bởi chúng ta đang sống trong môi trường mà chỉ kết quả mới ý nghĩa. Nhưng chiến thắng một trận chỉ là thành công ngắn hạn – bạn có thể thua ở trận sau”.

“Nếu bạn trao cho các cầu thủ trẻ sự quan tâm và cơ hội thành công, họ sẽ đem tới đủ ngạc nhiên thú vị”, Sir Alex Ferguson kết luận.

Thành Lương

Sir Alex Ferguson: “Trẻ trung mới là tinh thần Man Utd”

  “Ý nghĩ đầu tiên của 99% các tân HLV là bảo đảm chiến thắng – thực ra là để sống sót. Thế nên, họ mang về những cầu thủ kinh nghiệm”.
Sir Alex Ferguson