Brazil

Rừng rậm nhiệt đới Amazon thuộc lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, trong đó 60% diện tích rừng nằm trên lãnh thổ của Brazil. Khu vực rừng Amazon được coi là “lá phổi” của Trái Đất và là ngôi nhà sinh thái của hàng nghìn loài động thực vật. Nhưng trong những năm gần đây, nạn phá rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp, khai thác mỏ và chăn nuôi gia súc bên cạnh xây dựng đập thủy điện đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái khu rừng lớn nhất Nam Mỹ này.

Neymar bảo vệ rừng AmazonNgôi sao Barcelona cho biết: “Chúng ta cần phải bảo vệ thiên nhiên vì những gì mẹ thiên nhiên đã mang lại cho chúng ta. Tôi và học viện bóng đá của tôi (Neymar Jr Institute) sẽ luôn sát cánh cùng WWF trong cuộc đấu tranh bảo vệ rừng, vì tương lai của chúng ta và các thế hệ sau”.

T.P

Sau khi kết thúc World Cup 2014, ĐT Brazil đã có nhiều sự thay đổi. HLV Scolari từ chức và lên thay ông là HLV Carlos Dunga. Tiền đạo trẻ Neymar được trao băng đội trưởng, thay trung vệ Thiago Silva.

Tuy nhiên, Neymar mới chỉ làm tốt nhiệm vụ săn bàn chứ chưa thể là thủ lĩnh tinh thần của toàn đội. Trong trận gặp Colombia tại Copa America 2015 vừa qua, Neymar đã nhận một tấm thẻ đỏ và bị phạt cấm thi đấu 4 trận. Neymar bị cho là nguyên nhân chính khiến Brazil phải dừng bước ở tứ kết giải đấu này.

neymar

Cựu danh thủ Brazil, Leonardo vừa lên tiếng chỉ trích việc ĐT xứ Samba để một cầu thủ còn quá trẻ như Neymar làm đội trưởng. Ông nói trên kênh Sport TV: “Neymar là một cầu thủ giỏi, nhưng rõ ràng cậu ấy chưa đủ trưởng thành để làm thủ quân Brazil. Rất khó để Neymar có thể dẫn dắt Brazil tiến xa. Cậu ấy còn quá trẻ để hiểu rõ trách nhiệm của mình. Khi có bóng, Neymar chỉ chú tâm muốn đột phá, tạo ra sự khác biệt. Dĩ nhiên, Neymar đã tiến bộ rất nhiều. Cậu ấy đã di chuyển thông minh hơn, nguy hiểm hơn trong cả những tình huống cố định. Tuy nhiên, Neymar cần phải nỗ lực hơn nữa”.

Hiện tại, ĐT Brazil đang tập trung để chuẩn bị cho loạt đấu giao hữu trong tháng 9. Neymar đã ghi được 39 bàn thắng sau 51 trận khoác áo Barca kể từ khi gia nhập đội bóng này năm 2013. Ở mùa trước, anh đã chơi rất hay và góp công lớn giúp Barcelona giành cú ăn ba.

A.T

Một là chiến thuật của đội bóng, nó được nhìn nhận là khá cũ kỹ hay đúng hơn là họ vẫn dựa dẫm vào những gì thực hiện ở World Cup 2014, trong khi đáng ra phải có những công thức mới. Về cơ bản, những giải pháp và phương án của đội tuyển Đức trước các đối thủ cụ thể hiện nay cũng khá đơn điệu.

Đội tuyển Đức: Xe tăng cũ rồiHai là vấn đề mang tính lối mòn – động lực dường như đang mất đi sau khi giành Cúp thế giới. Điều này không được HLV Joachim Loew đồng tình, thay vào đó ông giải thích là “do sức ép đội tuyển Đức đang phải chịu sau chiếc Cúp có được” và ông cũng thành thật chia sẻ rằng thời gian qua ĐT Đức thi đấu chưa xứng tầm.

Đ.T

01h45 (5/9), Đức – Ba Lan: Loew, đừng để Đức chờ lâu!

“Cậu ta bị mất cân bằng về tâm lý, lúc nào cũng khóc, lúc nào cũng kêu cứu, giống như một đứa trẻ. Những tuyển thủ Brazil, đặc biệt là những người đội trưởng không bao giờ được phép như thế cả”, chuyên gia bóng đá Brazil, Renato Mauricio Orado nói trên tờ O Globo.

Đội tuyển Brazil: “Thiago Silva đã chết...”

Trong khi đó, một chuyên gia bóng đá khác của Brazil là Jonathan MacHardy khẳng định trên Radio Monte Carlo: “Thiago Silva của ngày nào đã không còn nữa, ngay cả khi chúng ta chỉ đòi hỏi ở anh ta là một trung vệ ở tầm vóc trung bình. Thật bất hạnh khi phải nhận xét anh ta không có khả năng làm thủ lĩnh và cũng không có tố chất để phản xạ hay hành động khi cần thiết”.

Hai sự nhìn nhận này phần nào giải thích cho sự vắng mặt của Thiago Silva trong thành phần ĐT Brazil thi đấu giao hữu với Costa Rica (05/09) và Mỹ (08/09). Tại thời điểm HLV Dunga không gọi trung vệ của PSG, nhiều ý kiến cho rằng đây là đòn trừng phạt của Dunga vì phong độ không tốt của Thiago Silva.

ĐĂNG TÚ

Thiago Silva sinh ra không phải để làm lãnh đạo. Cậu ta quá yếu đuối và không có kỹ năng phản xạ”.

Jonathan MacHardy

Chelsea không muốn phẫu thuật
Cho tới nay, câu hỏi gây nhức nhối nhất cho HLV Jose Mourinho ở Stamford Bridge không phải là chiến thuật hoặc tăng cường nhân sự, mà chắc chắn là tại sao Chelsea vẫn cương quyết không cho Costa lên bàn mổ, đặc biệt sau giai đoạn chuẩn bị cho mùa bóng mới 2015/16 không như ý? Đề tài này càng bí hiểm vì theo tiết lộ của tờ Telegraph, “Người đặc biệt” nắm rất rõ những bất ổn do tổn thương gân kheo gây ra cho tiền đạo mang quốc tịch kép này và càng bực bội do cứ theo tình hình hiện nay thì cứ mỗi cuối tuần, ông đều cần tới bác sĩ để xác định trụ cột này có thi đấu được hay không.

Nỗi ức chế về những “bệnh nhân Brazil”

Bởi lẽ, không phải đợi tới hè 2015 Costa mới cảm thấy gân kheo có vấn đề. Vì ngay từ mùa đầu ở London, chân sút Tây Ban Nha gốc Brazil đã gặp rắc rối về thể lực, nhất là trong giai đoạn cuối mùa bóng do tác động của gân kheo. Thế nhưng, ban lãnh đạo Chelsea vẫn bảo với Mourinho rằng “cục cưng” của ông không cần phải phẫu thuật trước mùa bóng mới. Nào ngờ, chấn thương này một lần nữa lại khiến Costa buộc phải bỏ lỡ trận Community Shield và cần được theo dõi sát sao trước trận ra quân hòa Swansea cuối tuần qua, khiến HLV Mourinho ức chế và đấy có lẽ là lý do khiến ông trút giận lên đầu cô bác sĩ Eva Carneiro.

Nhức nhối cầu thủ Brazil
Giờ đây, Mourinho ắt hẳn càng muốn phát hỏa khi biết Costa đang quậy tưng bừng ở Tây Ban Nha. Dĩ nhiên, tiền đạo này đến Ibiza là hoàn toàn hợp pháp, vì CLB cho anh được nghỉ 2 ngày. Vấn đề là hiện nay, chấn thương gân kheo của Costa kéo dài khá bí ẩn từ thời ở Atletico Madrid tới giờ vẫn chưa chữa dứt, mà dạng chấn thương kiểu này thường yêu cầu bệnh nhân hạn chế tối đa việc đi lại, chứ chưa bàn tới ăn chơi nhảy múa. Trong trường hợp nặng hoặc tránh diễn biến xấu hơn, cầu thủ dính chấn thương cần phải dùng nạng để di chuyển.

Chấn thương bí ẩn của Diego Costa: Nỗi ức chế về những “bệnh nhân Brazil”

Thế nhưng, Costa đang hành xử như thể tổn thương gân kheo là của người khác. Thậm chí, anh cũng không nghĩ đến việc phải tranh thủ nhồi thể lực, sau khi bỏ lỡ giai đoạn tập nặng cùng Chelsea trước mùa bóng mới. Đến đây thì xem ra Mourinho đã có thể chia sẻ nỗi thất vọng mà Pele từng than thở khi bàn về các ngôi sao người Brazil. Thiếu ý thức kỷ luật của cầu thủ châu Âu, các “vũ công Samba” không ngại đắm mình vào các cuộc chơi thâu đêm, suốt sáng nên không ít trường hợp rớt phong độ thảm hại, hoặc gần như phải giải nghệ sớm như Pato và Adriano khiến Selecao chôn vùi tham vọng vô địch World Cup 2014 trên quê hương. Dĩ nhiên là hãy còn quá sớm để dự báo về đoạn kết của Costa, nhưng không khó nhận ra anh đang đi vào vết xe đổ của các đồng hương, chưa kể mùa bóng thứ hai thường được đánh giá là khó khăn nhất, cho cả các CLB mới lên hạng, các HLV mới nắm đội lẫn các tân binh mùa trước, đặc biệt chơi ở hàng tiền đạo.

Coi chừng trắng tay
Một khi sự nghiệp của Costa đi xuống chỉ sau 1 mùa tỏa sáng tại Stamford Bridge do không có được thể trạng tốt nhất, đấy có thể là bi kịch cho Chelsea và Mourinho. Bởi lẽ, đúng là Chelsea ghi được 2 bàn ở vòng 1 Premier League 2015/16, nhưng bàn đầu do công của Oscar thì ít mà của thủ môn Fabianski chọn sai vị trí thì nhiều, cũng như các cầu thủ khách làm rào chắn chưa hợp lý. Kế đó, bàn thắng thứ hai của Chelsea (Willian đá đập chân đối phương) có phần may mắn. Và cho dù các cầu thủ chủ nhà phối hợp khá tốt và ép được Swansea, không thể phủ nhận rằng Chelsea đang thiếu khả năng kết liễu đối phương.

Đấy là phẩm chất giúp Chelsea vô địch Premier League mùa qua, khi thầy trò Mourinho không cần ghi bàn nhiều như Man City mà vẫn thắng nhiều hơn đối thủ này. Nhưng giờ đây, sự sắc sảo của bộ ba Fabregas, Hazard và Costa chưa tái hiện do “số 9” không đảm bảo thể lực. Trong khi ấy, nỗ lực tái hợp cặp Falcao – Costa như thời ở Atletico chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Nếu tình trạng đó tiếp tục kéo dài mà không có biện pháp giải quyết thỏa đáng, sẽ không bất ngờ nếu Chelsea trở thành cựu vô địch Anh trong bối cảnh các đối thủ như Man City, Man Utd, Liverpool và Arsenal đều sẵn sàng nổi loạn ở mùa này.

Minh Châu

Thậm chí tôi hết lòng cổ vũ cho ngôi sao, hoặc đội bóng thần tượng của mình dù bất cứ nơi đâu họ thi đấu chính thức hay giao hữu.

Tôi vui với chiến thắng của Brazil, đội bóng giàu truyền thống và hào hoa bậc nhất của Thế giới Bóng đá. Kể từ khi còn là cậu bé 14 tuổi trước năm 75, tôi đã thần tượng và ngưỡng mộ tài năng của “Vua Bóng đá” Pele. Qua đó, tôi bắt đầu chú ý và say nắng lối đá cống hiến đẹp mắt mang tính nghệ thuật của Pele cùng các đồng đội của ông như Didi, Vava, Gerson… Đặc biệt, “Thiên tài tật nguyền” Garrincha cũng là một cầu thủ tôi yêu thích nhất sau Pele.

Garrincha và Pele - những huyền thoại vĩ đại.
Garrincha và Pele – những huyền thoại vĩ đại.

Xứ sở Samba đã gây ấn tượng trong tôi từ đó với 200 triệu dân đều say mê bóng đá đến cuồng tín. Mọi người dân hết thảy đều am tường và yêu thích bóng đá như một phần hơi thở của họ vậy. Vào thời đó, đội tuyển Brazil được ái mộ và yêu mến hết mực do đất nước họ luôn sản sinh ra rất nhiều ngôi sao bóng đá có kỹ thuật siêu hạng, với lối đá bóng “dệt gấm thêu hoa” làm say đắm lòng người. Khi ấy có ý kiến, nhiều khán giả Brazil ca ngợi đội bóng con cưng của họ tận mây xanh. Họ nhận xét Brazil có thể lập ra được hai hoặc ba ĐTQG đủ trình độ để tham dự World Cup.

Mãi cho đến World Cup 1982, lứa cầu thủ ngôi sao như Socrates, Zico, Falcao… được xem là thế hệ vàng của các “Vũ công Samba” sau thời đại huy hoàng của Pele. Mùa Hè năm 1982 trên đất Tây Ban Nha, đội tuyển Vàng Xanh đã trình diễn cho cả thế giới chiêm ngưỡng thế nào là nghệ thuật bóng đá hào hoa, đẹp mắt. Trừ thủ môn Perez kém cỏi như một thủ môn… cấp phường ra, thì 10 cầu thủ Brazil đều thể hiện thứ bóng đá đẹp mắt với đôi chân ma thuật mê hoặc lòng người. Mỗi khi cầu thủ Brazil chạm bóng là khán giả lại phấn khích, say sưa theo từng bước chân “thần thánh” của họ trên sân cỏ.

Tuy nhiên bóng đá cũng như cuộc đời, không phải cứ là đội mạnh, có HLV giỏi như Tele Santana thì lúc nào cũng thắng mọi đối thủ. Brazil giải đấu năm đó gặp phải kỳ phùng địch thủ Italia, đội có lối đá tương phản nhưng hiệu quả với nghệ thuật phòng thủ phản công trứ danh mang tên “Catenaccio”. Nổi bật nhất là trung vệ có lối đá “chém đinh chặt sắt” Gentile, đã góp công cùng ngôi sao trung phong Paolo Rossi hạ gục Brazil với tỉ số 3-2. Một trận đấu giàu cảm xúc với nhiều tình tiết đầy kịch tính. Brazil tuy thua trận nhưng khán giả nhớ mãi lối đá hào hoa của họ, cho dù các chàng trai “Áo màu Thiên thanh” cũng xuất sắc không kém.

Zico (số 10) và Gentile (6) trong trận chung kết năm 1982.
Zico (số 10) và Gentile (6) năm 1982.

Nỗi đau tận cùng của tôi hòa lẫn với 200 triệu dân Brazil cuồng tín về bóng đá lại một lần nữa tái hiện 4 năm sau, tại World Cup 1986 trên đất Mexico. Lần này đội bóng thần tượng của tôi vẫn còn đó các ngôi sao lừng danh thế giới, thậm chí mạnh hơn với trung phong Careca, hậu vệ Branco, tiền vệ phòng ngự Junior… Và đặc biệt Brazil gặp Pháp tại Tứ kết, đội bóng có lối đá tương đồng, đậm chất kỹ thuật hào hoa với “Bộ tứ huyền ảo” Platini, Tigana, Giresse, Fernandez.

Đây mới thật sự là trận đấu kinh điển trong lịch sử bóng đá. Hai đội Pháp và Brazil liên tục cống hiến cho khán giả hâm mộ nhiều pha bóng hay đẹp, lối đá cả hai đều rất mã thượng. Không có một thẻ vàng nào trong trận đấu trên. Điều đó nói lên cái đẹp của nghệ thuật bóng đá đỉnh cao, mà đội nào thua trận cũng đều đem lại nhiều tiếc nuối cho khán giả.

Sự nghiệt ngã của bóng đá một lần nữa đã không buông tha cho… Selecao xứ Samba. Họ thua cay đắng Pháp trên chấm phạt đền luân lưu 11m như một định mệnh. Hai cựu danh thủ Socrates và Zico đều sút hỏng phạt đền tính cho hết trận ác đấu kéo dài 120 phút. Thêm cựu ngôi sao Pháp là Platini sút quả bóng bay thẳng lên trời, như một cầu thủ nghiệp dư. Pháp mừng rỡ nhảy Samba còn điêu luyện hơn toàn đội bóng Brazil. Tôi cùng người dân Brazil và những khán giả hâm mộ không tin vào mắt mình, và tiếc cho họ một lần nữa đi đến tận cùng nỗi đau của kẻ bại trận. Đáng thương nhất là cựu ngôi sao Zico tài ba là thế, nhưng anh như một người hùng mạt vận, tham dự cả ba kỳ World Cup 1978, 1982 và 1986 nhưng chưa một lần vinh dự giơ cao chiếc Cúp Vàng Vô Địch với nụ cười hạnh phúc trên môi, cho dù anh đều tham dự với nhiều đồng đội xuất sắc qua ba giải đấu trên.

Năm lần Vô địch Thế giới, nhưng Brazil cũng nếm trải nhiều thất bại cay đắng, khó quên tại các giải đấu năm 1950, 1982, 1986… Và mới đây nhất tại World Cup 2014 ngay trên sân nhà, họ thảm bại đến 1-7, một tỷ số không thể chấp nhận được đối với toàn thể người dân Brazil luôn khao khát tận hưởng niềm vui bóng đá của kẻ chiến thắng ngoài công việc thường nhật của họ ra.

Khi đã trót yêu và thần tượng đội bóng nào rồi thì khó lòng chọn đội khác trong con tim cháy bỏng, cuồng nhiệt vì quả bóng. Tôi cũng là một cổ động viên trung thành của Brazil giống như thế. Thế hệ vàng thứ hai của “Người ngoài hành tinh” Ronaldo, Ronaldinho, Rivaldo đã đem vinh quang rạng rỡ về cho đất nước họ với chức Vô địch Thế giới lần thứ 5 trên đất Nhật Bản – Hàn Quốc. Cũng cần nhắc đến Romario và Bebeto tại World Cup 1994 tại Mỹ quá xuất sắc, đáng ca ngợi cùng với “Vũ điệu đưa nôi” của Bebeto, gây xúc động lòng người.

"Vũ điệu đưa nôi" trứ danh của Bebeto.
“Vũ điệu đưa nôi” trứ danh của Bebeto.

Tuy nhiên đối với tôi, thì trận bóng đá Siêu kinh điển giữa Pháp và Brazil mới thật sự tạo nhiều cảm xúc khó quên, và đó mới là thứ bóng đá nghệ thuật, vừa đẹp mắt lại vừa kịch tính đến phút chót. Khi ấy tôi tự hỏi giá mà Zico đá thành công quả phạt đền 11m trong 90 phút thi đấu chính thức khi tỷ số là 1-1, thì chuyện gì sẽ xảy ra đây. Platini và các đồng đội của anh chắc gì đã thắng được Brazil? Và cú sút của một cầu thủ Pháp đừng trúng cột dọc đập vào lưng của thủ môn Carlos, rồi lại văng vào lưới, hoặc giả chàng thủ môn tội nghiệp này bay người đón sai hướng bóng thì chắc gì Brazil gặp lại cơn ác mộng của 4 năm về trước.

Nhưng bóng đá là vậy. Nó không chiều theo lòng người cho dù đội bóng thần tượng của bạn có nhiều ngôi sao xuất sắc, có HLV tài ba đi chăng nữa. Bóng đá có kẻ thắng, người thua với nhiều tình tiết gay cấn, hấp dẫn người xem như vở bi hài kịch. Bóng đá đem lại niềm vui, nỗi buồn cho nhân loại vì nó chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc như đời thường luôn chất chứa: hỉ, nộ, ái, ố. Và đội bóng Brazil thân yêu của tôi là như thế đó. Vinh quang xen lẫn tủi nhục, chiến thắng song hành cùng thất bại. Nhưng tôi luôn yêu họ, “Vũ công Samba” tài hoa dù họ chiến thắng hay thất bại vì đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật bóng đá đỉnh cao. Họ đã tạo cảm xúc mạnh mẽ trong lòng khán giả mộ điệu. Mà cảm xúc bao giờ cũng đẹp, dù nó thành công hay thất bại.

NGUYỄN HOÀNG THẢO

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Trong sự nghiệp lừng lẫy của mình, Rivaldo chỉ mới 1 lần đoạt danh hiệu QBV thế giới vào năm 1999 dù là tài năng kiệt xuất của bóng đá thế giới. Ngược lại kể từ năm 2008, Lionel Messi và Cristiano Ronaldo liên tục thay nhau đoạt danh hiệu QBV với tổng cộng 7 lần mà không gặp phải bất cứ sự cạnh tranh nào. Theo Rivaldo, điều này chứng tỏ sự suy giảm chất lượng của bóng đá thế giới ở thời điểm hiện tại.

Rivaldo: "Bóng đá hiện tại quá ít cạnh tranh"

“Bóng đá ngày nay đã rất khác so với trước đây”, huyền thoại 43 tuổi nhận định, “nếu vẫn còn chơi bóng đỉnh cao, tôi dám cược với bất cứ ai rằng tôi có thể đoạt 2-3 QBV. Tôi cũng chắc rằng mình sẽ ghi được 50 bàn thắng/mùa. Bạn có thể thấy chuyện Messi và Ronaldo, những ngôi sao xuất sắc hiện nay, ghi 50 bàn ở giải VĐQG là điều không hề tốt một chút nào. Nó cho thấy trình độ bóng đá hiện tại là thấp hơn so với trước đây. Ngay cả khi là xuất sắc nhất thế giới, bạn cũng không thể ghi 50 bàn chỉ sau 38 trận ở giải VĐQG một cách dễ dàng như vậy”.

Từng tuyên bố giải nghệ nhưng mới đây, Rivaldo đã tái xuất sân cỏ ở tuổi 43 để khoác áo Mogi Mirim, CLB hiện đang chơi ở giải hạng Hai của Brazil.

Hồ Hải

Hay đồng đội của Di Stefano tại Real Madrid là Ferenc Puskas cũng thi đấu cho Tây Ban Nha sau khi khoác áo Hungary vào đầu sự nghiệp. Hoặc một cầu thủ nổi tiếng nữa đổi đội tuyển là Jose Altafini khi từng thi đấu cho Brazil tại World Cup 1958 và sau là Italia ở World Cup 1962.

Tuy nhiên, kể từ năm 2004, FIFA đã thực hiện nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến việc chọn và đội tuyển quốc gia, trong đó quy định nổi bật là một cầu thủ nếu chỉ khoác áo đội trẻ nước này, anh ta vẫn được quyền thi đấu cho đội tuyển nước khác. Ngược lại, nếu đã thi đấu cho một đội tuyển (trừ những trận giao hữu), anh ta không thể khoác áo một đội tuyển khác.

Đến tháng 3 năm đó, FIFA tiếp tục mở rộng luật quốc tịch ở đội tuyển nhằm phản ứng trước xu hướng tăng dần ở một số quốc gia như Qatar, Togo trong việc mời gọi cầu thủ Brazil, và nhiều nước khác, nhập tịch. Nghĩa là bên cạnh quy định mong muốn đại diện cho quốc gia đó, cầu thủ phải có cha mẹ, ông bà sinh tại quốc gia này hay bản thân anh ta sống ở đây trong ít nhất là 2 năm. Nói như Chủ tịch FIFA, Sepp Blatter, vào tháng 11/2007 thì “Nếu chúng tôi không ngăn chặn xu hướng này, nếu chúng tôi không quan tâm đến sự xuất hiện của các cầu thủ Brazil ở châu Âu, châu Á và châu Phi, tại World Cup 2014 hay 2018, trong 32 đội tuyển sẽ có đến 16 đội tuyển gồm toàn cầu thủ Brazil”.

abc

Có thể nói, quy định của FIFA đã hạn chế phần nào tình trạng đổi quốc tịch và đổi đội tuyển lan tràn trước đó. Dễ thấy rằng, một cầu thủ nếu cảm thấy anh ta không có cơ hội ở đội tuyển này hay cơ hội dự Euro hoặc World Cup, anh ta dễ dàng thay đổi màu áo là xong. Còn bây giờ, cầu thủ chỉ có một đội tuyển để lựa chọn như trường hợp của Diego Costa với Tây Ban Nha sau khi tiền đạo này từng được gọi vào đội tuyển Brazil nhưng không được ra sân.

Tuy nhiên, bên cạnh các quy định chặt chẽ của FIFA, một lý do khiến cầu thủ bây giờ không còn muốn đổi màu áo nữa có liên quan đến chuyện thành công và thất bại. Thật khó để đưa ra một lời giải thích chính xác nhưng phải thừa nhận ngay rằng, trừ những biến động liên quan đến chia tách quốc gia như thời Liên Xô, Nam Tư và Tiệp Khắc cũ, chúng ta hiếm khi tìm được một cầu thủ nào đổi quốc tịch mà thành công như Mesut Ozil (Thổ Nhĩ Kỳ – Đức) hay Miroslav Klose (Ba Lan – Đức). Costa là một ví dụ cụ thể hay xa hơn là Jermaine Jones từng có mặt trong 3 trận giao hữu của Đức năm 2008 và khoác áo Mỹ kể từ năm 2010, Thiago Motta đá cho Brazil và giờ là Italia…

Rốt cuộc, nhìn đi nhìn lại, những cầu thủ hai quốc tịch từ các thập niên trước như Laszlo Kubala (Tiệp Khắc, Hungary, Tây Ban Nha), Luis Monti (Argentina, Italia), Jose Santamaria (Uruguay, Tây Ban Nha) hay Di Stefano, Puskas… được nhắc đến nhiều hơn cả.

Mạnh Hào

Tại Copa America 2015, Neymar bị Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ phạt treo giò bốn trận do hành động ẩu đả với cầu thủ đối phương và phản ứng với trọng tài trong trận gặp Colombia. Sau đó Liên đoàn bóng đá Brazil không kháng án, đồng nghĩa với việc chấp nhận mức phạt cho tiền đạo hay nhất của mình.

Sau trận đấu với Colombia, Brazil chỉ chơi thêm hai trận tại Copa America trước khi bị loại dưới tay Paraguay ở tứ kết. Điều này có nghĩa Neymar sẽ phải ngồi ngoài thêm hai trận tại vòng loại World Cup 2018.

Brazil's soccer player Neymar during a training session in Santiago, Chile, on June 19, 2015. Brazil will face Venezuela in a Copa America match on Sunday. Photo: DANIEL TEIXEIRA/ESTADAO CONTEUDO (Agencia Estado via AP Images)

Mới đây, LĐBĐ Brazil (CBF) đã quyết định sẽ gửi đơn kháng án về hình phạt của Neymar. Theo CBF, Neymar bị phạt vì lỗi trong một trận đấu thuộc Copa America, giải đấu của LĐBĐ Nam Mỹ. Vì thế, Neymar không đáng bị phạt “lây” sang cả vòng loại World Cup, giải đấu thuộc quyền điều hành của LĐBĐ thế giới (FIFA).

“Chúng tôi sẽ nộp đơn kháng cáo đến CONMEBOL và FIFA”, tổng thư ký CBF – ông Walter Feldman cho biết. “Copa America là giải đấu cấp châu lục và nó không liên quan đến vòng loại World Cup. Vì thế, Neymar không thể bị treo giò ở vòng loại World Cup 2018″, ông Walter Feldman nói thêm.

Lễ bốc thăm chia bảng vòng loại World Cup 2018 khu vực Nam Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 25/7 tới.

Tuấn Anh

Nghe những lời tâm sự của Dani Alves, có thể mường tượng ra một viễn cảnh huy hoàng trong… quá khứ mà có lẽ không ít NHM Brazil muốn quay ngược thời gian để ao ước nó diễn ra.

Đây không phải thông tin quá đỗi mới mẻ gây sốc, nhưng lần đầu tiên được chia sẻ chi tiết qua những lời tâm sự của Dani Alves trên kênh ESPN Brazil. Hậu vệ phải của Barcelona và Selecao tiết lộ, ông thầy cũ của anh tại sân Nou Camp, HLV Pep Guardiola đã “tha thiết thể hiện mong muốn được ngồi vào ghế chỉ đạo ĐT Brazil ở kỳ World Cup năm ngoái”.

“Pep nói rằng muốn giúp Brazil trở thành nhà VĐTG và ông ấy có một chiến lược tổng thể để chúng tôi có thể đăng quang”, Alves tâm sự. “Pep là HLV giỏi nhất thế giới, là HLV thể thao vĩ đại nhất tôi từng thấy. Ông ấy đã mang đến một cuộc cách mạng trong bóng đá. Từ khi còn ở Barca, Pep đã nuôi dưỡng ý định sẽ trở thành HLV ĐT Brazil một ngày nào đó. Sự thực, chúng tôi từng nhìn thấy cơ hội được làm việc cùng ông ở ĐT Brazil”.

Pep Guardiola: Giấc mơ “ảo” với Selecao

Ở cấp CLB, Pep đã gặt hái hết các vinh quang với Barcelona, đó là minh chứng cho tài năng của một trong những bộ óc siêu việt nhất thế giới bóng đá trong 10 năm trở lại đây. Và triết lý Tiki-taka đẹp mắt của Pep ở Barca cũng phần nào tương đồng với lối chơi tấn công Jogo Bonito của người Brazil, khi cả hai cùng hướng đến chiến thắng bằng cách phô diễn kỹ thuật, khả năng giữ-chuyền bóng và chú trọng tấn công. Về lý thuyết, Pep là ứng viên hoàn hảo cho chiếc ghế HLV Selecao. Vậy đâu là lý do khiến giấc mơ cùng Brazil chinh phục Cúp vàng thế giới của Pep bị… xẹp lép?

“Pep luôn cho thấy quyết tâm cũng như khát khao được dẫn dắt Selecao. Ông sẵn sàng không nhận một xu tiền lương nếu thành tích của đội tuyển không đáp ứng sự kỳ vọng của NHM. Không dễ tìm thấy một HLV nhiệt huyết như thế ở thời buổi này. Nhưng thật tiếc rằng người ta đã quay lưng với Pep”, Alves chia sẻ. Sau khi HLV Mano Menezes bị sa thải hồi cuối tháng 11/2012, LĐBĐ Brazil (CBF) đã chọn Felipe Scolari và dường như đó là một quyết định nhằm “tìm nơi an toàn trốn tránh trách nhiệm nhiều hơn là nghĩ đến lợi ích của Selecao”.

“Tôi không thể và cũng không cần phải chỉ đích danh ai cả, nhưng quyết định không chọn Pep dường như là một sai lầm tai hại”, Alves nói. “Họ biết mong muốn của Pep, nhưng lại không thích điều đó và lý giải rằng dư luận Brazil thật khó chấp nhận một HLV ngoại dẫn dắt Selecao, bởi trong lịch sử chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, một khi để cơ hội trôi đi như thế cũng có nghĩa họ chẳng hề quan tâm tới lợi ích của đội tuyển, dù ai cũng biết Selecao khát khao vô địch nhường nào ở mùa hè năm ngoái”.

LƯƠNG ANH