Quế Ngọc Hải

Khi được đề cập vấn đề mong muốn biết rõ ràng bệnh án của Trần Anh Khoa, bác sĩ Nguyễn Nguyên Tuấn chỉ trả lời vòng vo: “Tình hình chấn thương của Khoa rất phức tạp, cần phải đưa lên tuyến cao hơn (Bệnh viện thể thao Việt Nam) để chẩn đoán chính xác bệnh tình. Tôi chỉ sợ các bệnh viện trong nước không xử lý được mà phải chuyển ra nước ngoài…”.

Thế nhưng khi được yêu cầu cho biết chính xác tình hình phức tạp như thế nào thì bác sĩ của SHB.ĐN chỉ trả lời chiếu lệ: “Nói chung tất cả những gì liên quan đến đầu gối đều bị hết. Nhiều thành phần bị tổn thương và những thành phần đó thuộc về vấn đề chuyên môn không hiểu được đâu. Trước đây Khoa có bị dây chằng chéo nhưng không liên quan gì đến chấn thương hiện tại. Mức độ chấn thương chính xác của Khoa chỉ có thể có khi phía bệnh viện Singapore chuyển về trong vòng 10 ngày tới”.

Vẫn chưa có kết luận về chấn thương của Anh Khoa: Cũng là một ngạc nhiên

Rất nhiều lần Thể Thao 24h tiếp cận với bác sĩ trực tiếp chụp MRI cho Anh Khoa ở bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng để tìm hiểu cụ thể tình hình chấn thương nhưng phía SHB Đà Nẵng lẫn bệnh viện đều từ chối hoặc trả lời chung chung. Phải chăng, có một sự “sợ hãi” nào đó từ bệnh án mà phía “người bị hại” không muốn cung cấp cụ thể?

Thực sự, Anh Khoa chấn thương nghiêm trọng mức độ nào, đến thời điểm này vẫn chưa rõ và cách mà đội bóng sông Hàn úp mở chứ chưa rõ ràng về kết luận cuối cùng, không thể không đặt câu hỏi.

HUY KHA

Sự thất vọng của khán giả xứ Nghệ trong phần cuối của mùa giải là rất lớn. Các diễn đàn sôi sục với những chỉ trích, đòi cải tổ và thực tế, nhiều trận đấu của SLNA diễn ra trong sự thờ ở của mọi người. Lãnh đạo và những người điều hành khác ở đội bóng xứ Nghệ như “ngồi trên đống lửa” bởi chịu rất nhiều áp lực từ dư luận.

Mùa giải chưa kết thúc nhưng tất cả đều đã cảm nhận được sức ép và có thể những “quả bom” sẽ được bung ra, mở đường cho một cuộc “cách mạng”. Thế nhưng trận đấu với SHB Đà Nẵng đã dẫn câu chuyện của SLNA sang một hướng khác. Từ pha phạm lỗi của Ngọc Hải với Anh Khoa và dư luận “dậy sóng”, mọi sự chú ý đều dồn vào đây.

SLNA hậu “sự cố Ngọc Hải”: Cũng là... cái may

Khi SLNA bị chỉ trích bạo lực, người Nghệ vì cái tôi đã đứng ra đấu tranh và vô tình khơi dậy niềm tự hào, cái tôi của đội bóng. Chưa kể, Ngọc Hải là người đại diện cho một nhân cách đáng để trân trọng nên dù là “tội đồ”, bị phê phán nhưng trung vệ SLNA vẫn nhận được sự chia sẻ của số đông. Thương Ngọc Hải phải lo viện phí cho Anh Khoa với một số tiền lớn, các diễn đàn Hội CĐV xứ Nghệ còn dự định lập tài khoản và kêu gọi số đông ủng hộ Ngọc Hải.

Câu chuyện của Ngọc Hải vì thế làm xoa dịu được tình hình hiện nay ở đội bóng xứ Nghệ. Lãnh đạo, BHL và các cầu thủ cũng như được “thở phào” khi không còn liên tục bị “ném đá” như thời gian trước đó vì mọi quan tâm dồn cả vào diễn biến vụ Ngọc Hải phạm lỗi với Anh Khoa.

Thế mới nói, đó cũng là cái may và chiều nay, có thể thầy trò Quang Trường chẳng phải đến mức “chém đinh chặt sắt” để quyết giành 3 điểm chuộc lỗi với NHM, như cái cách họ áp dụng ở trận đấu với SHB Đà Nẵng ở vòng 25.

LÂM VŨ

– Thể thao 24h: Những phản ứng dữ dội về mức án mà Ban kỷ luật áp cho Quế Ngọc Hải và đó có phải một bản án mà “phạt như không phạt”?

Trưởng ban Nguyễn Hải Hường: Không thể nói án phạt là nặng hay nhẹ. Ban kỷ luật làm việc theo luật nên cứ luật mà làm. Mà luật được xây dựng lên từ các CLB, chúng tôi chỉ là trọng tài bảo vệ quyền lợi cho các thành viên chứ Ban kỷ luật không đưa ra luật.

“Chúng tôi xử án theo kiểu Việt Nam”

Trước khi áp dụng án phạt, trong Ban kỷ luật với 5 luật sư và các thành viên đã tranh luận rất nhiều. Có người muốn cấm theo số trận, người muốn cấm theo số tháng, cuối cùng chốt lại cấm 6 tháng. Mức án này theo tôi là hợp lý. Không thể nói Ngọc Hải bị nhẹ vì V.League 2016 khởi tranh muộn tới tận cuối tháng 2, đầu tháng 3. Đó là điều chưa chắc chắn nên tôi cũng có thể đặt lại câu hỏi nếu mùa giải được đẩy lên sớm thì sao? Mức án như vậy là án chuẩn.

– Trên thế giới, việc xử phạt thường theo số trận và không có cái án phải lo toàn bộ chi phí cho việc chữa trị chấn thương của người bị hại nhưng ở đây, Ban kỷ luật lại đi ngược?

FIFA cũng có luật của FIFA bản thân chúng tôi cũng bám theo để vận dụng nhưng điều lệ thì phải tùy thuộc mỗi quốc gia. Ví dụ như giải NH Anh, cầu thủ nhận 5 thẻ vàng mới nghỉ 1 trận nhưng ở V.League chỉ cần 3 thẻ. Hay ở Malaysia đâu có cấm đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, còn ở Việt Nam như thế là vị phạm luật pháp. Rồi trường hợp của Công Vinh vái lạy trọng tài năm 2010, luật của FIFA làm gì có thể cấm được 6 trận nhưng chúng tôi vẫn làm, để răn đe và giáo dục.

Vậy nên, luật phải căn cứ vào thực tế ở mỗi quốc gia. Với V.League luật được xây  dựng bởi những người chơi, được các CLB thống nhất. Nhiều người nói Ban kỷ luật xử vớ vẩn và vẽ ra luật nhưng chính họ lại không hiểu gì về luật. Chúng tôi không làm ra luật mà chỉ giám sát việc thực hiện luật.

– Bắt Ngọc Hải phải chi trả toàn bộ chi phí chữa trị cho Anh Khoa có phải điều bất cập và bất bình thường?

Điều này đã được đưa vào Quy định kỷ luật VFF, sau khi xin ý kiến và có sự đồng nhất của các CLB. Việc phạt Ngọc Hải phải chịu toàn bộ phí tổn điều trị chấn thương cho Anh Khoa chúng tôi cũng không tự nghĩ ra, nó được quy định rất rõ trong Quy định kỷ luật. Ban kỷ luật căn cứ vào từng câu chữ trong luật và áp dụng. Số tiền phải bỏ ra là bao nhiêu, chúng tôi không thể là trọng tài phân chia. Vấn đề này do Ngọc Hải và Anh Khoa tự thỏa thuận, còn nếu không điều đình được với nhau thì Ban kỷ luật sẽ là trọng tài và có ý kiến.

Trúc An (thực hiện)

Theo ông Hường, án phạt đối với Ngọc Hải là phạt hành vi chứ không liên quan đến đạo đức nên cầu thủ này vẫn có cơ hội được thi đấu cho ĐTQG trong thời gian thụ án. Tuy nhiên, trả lời báo chí hôm qua, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khẳng định, VFF sẽ kiến nghị Tổng cục TDTT trước mắt không triệu tập Quế Ngọc Hải vào ĐTQG.

Bản chất con người vốn là bầy đàn. Hãy xem, để bảo vệ mình trước những ác thú và hiểm họa từ thiên nhiên, con người có gì? Không nanh vuốt, không tốc độ… chỉ có thể dựa vào nhau để tồn tại. Đặc tính này nó cũng tạo ra những đặc tính về tâm lý khác, gọi là hiệu ứng của xã hội.

Sự xuất hiện của mạng xã hội khiến chúng ta dễ chia sẻ hơn, dễ bầy đàn hơn trong nhìn nhận đánh giá và tất nhiên, tư duy của mỗi người sẽ bị ảnh hưởng một cách tích cực hay tiêu cực từ một luồng dư luận nào đó.

Nó là câu chuyện về một em gái ở Quảng Trị, thi Đại học được 29 điểm nhưng không thể đỗ vào trường của ngành Công an vì một lý do liên quan đến lý lịch. Chuyện này có nhiều điều cần phải làm rõ nhưng nó có vẻ như đang đi theo hướng thế này: Cộng đồng mạng tạo thành một làn sóng mong muốn những quy định ngành phải thay đổi vì “nếu không sẽ phí mất nhân tài”.

Café 24h: Dư luận là cái anh nào?Quy định về lý lịch tồn tại bao nhiêu năm nay dù có những bất cập nhưng cũng có lý do để nó tồn tại và trở thành một nguyên tắc riêng của một ngành. Vậy thì có thể vì một cá nhân mà phá đi nguyên tắc? Chưa kể có đến hàng ngàn người ở cái gọi là “cộng đồng mạng” liệu đã hiểu hết vấn đề hay chưa, hay vì tính bày đàn nên cứ cho mình quyền phán xét.

Điều này khiến tôi nhớ lại câu chuyện về một học trò phải đạp xe đạp 300 km để đi thi Đại học cách đây mấy năm. Cộng đồng mạng xúc động, chảy nước mắt và khi anh này có kết quả điểm thi không cao thì tất cả cùng hùa vào: Cần tạo điều kiện cho một thanh niên có ý chí sắt thép như thế. Dưới sức ép dư luận, Quân đội cho anh này vào học và chưa đầy mấy tháng sau, người ta phát hiện anh có vấn đề về… thần kinh. Tôi cũng từng viết trên mục café 24h về câu chuyện này và đặt câu hỏi: Tại sao phải đặt mình ở cái thế đạp xe 300km, chỉ có bánh mì và chai nước trong khi có bao nhiêu phương án khác khả thi…

Dẫn ra 2 câu chuyện trên để thấy rằng không phải lúc nào số đông cũng đại diện cho lý trí. Không phải quyết định gì thuận theo số đông cũng được đánh giá cao.

Bây giờ là vấn đề của VFF và án phạt cho Quế Ngọc Hải. Thật tình thì bất kỳ án phạt nào của Ban kỷ luật đối với Ngọc Hải lúc này đều gây tranh cãi hết. Nhưng như đã đề cập chút ít ở chuyên mục này số trước, phía sau án phạt là gì mới là điều quan trọng. Còn dư luận, số đông đôi khi như con thú. Đòi hỏi của số đông chưa chắc đã là sự công bằng cho một cá nhân hay đối tượng nào đó, mà chỉ là để giải tỏa cơn uất ức của chính mình.

Nếu chúng ta có một nền bóng đá minh bạch, có những quyết định thường xuyên sáng suốt thì có lẽ bóng đá và cơ quan quản lý của nó là VFF đã không bị đặt vào bối cảnh là luôn đối mặt với một đối thủ khó nhằn, đó là dư luận, dù ai cũng biết, dư luận tưởng là cụ thể nhưng lại “ảo” vô cùng.

Song An

“Kết quả thì có rồi nhưng phía Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng không dám kết luận vì Anh Khoa đang được dư luận chú ý quá nhiều. Họ chỉ chuyển hồ sơ bệnh án cho CLB. Thực tế, chấn thương của Khoa rất nặng và phức tạp. Nó liên quan đến dây chằng, sụn khớp… Chấn thương nặng tới mức bác sỹ chưa dám đọc bệnh án nói gì đến chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi cũng chưa thông báo với Khoa vì sợ cậu ấy sẽ khổ sở thêm trong bối cảnh hiện tại”, TĐG Cty CP SHB.Đà Nẵng Bùi Xuân Hòa lý giải.

Chấn thương của Anh Khoa: “Sợ...”
Anh Khoa và Ngọc Hải.

“Hiện tại, SHB.Đà Nẵng đã gửi toàn bộ hồ sơ và đĩa CD về bệnh tình của Anh Khoa về Ban Kỷ luật VFF để họ nhờ Bệnh viện thể thao Việt Nam chẩn đoán thêm và một bản gửi qua bệnh viện bên Singapore nhờ tư vấn. Giờ chúng tôi chỉ biết chấn thương của Khoa rất nặng, nhạy cảm và vô cùng phức tạp. Sau khi phía Singapore có kết luận, chúng tôi mới biết được pháp đồ điều trị, thời gian hồi phục hay chi phí chữa trị…”, ông Hòa cho biết thêm.

Bên cạnh đó, ông Hòa cũng khẳng định, phía CLB đã mua tất cả các loại bảo hiểm cho Anh Khoa nhưng chưa biết được mức bồi hoàn từ phía các đơn vị bảo hiểm. Liên quan đến án phạt dành cho Quế Ngọc Hải, ông Hòa bày tỏ: “Mức phạt nặng nhẹ thì vô cùng. Điều quan trọng là đạo đức và nhận thức của cầu thủ khi sự việc xảy ra”.

TRẦN KHÁNH

Khi chúng tôi gọi điện để hỏi thăm tình hình sức khỏe, Anh Khoa tắt máy và sau đó gửi tin nhắn như một lời thỉnh cầu: “Em đuối rồi. Mong mấy anh đừng gọi em nữa!”.

“Với SLNA, lối đá quyết liệt là một phong cách bóng đá lâu rồi, từ thời tôi còn làm. Các cầu thủ luôn đá quyết liệt với bất kỳ đội nào, từ những năm thập kỷ 80 đã được mệnh danh là “chém đinh, chặt sắt”. Thế nhưng, chúng ta đừng hiểu lệch vấn đề như thế, vì các cầu thủ chỉ chơi với tinh thần quyết liệt, thái độ tôn trọng danh dự, đá để không thua kém chứ không triệt hạ đối thủ…”, HLV Nguyễn Thành Vinh chia sẻ.

“Tại sao cậu ấy phải đá vậy?”
Ngọc Hải tại SEA Games 2015.

“Ví dụ tình huống Huy Hoàng phạm lỗi với Samson là không muốn đối thủ đi qua. Thế nhưng, Samson cũng rất khôn ngoan và phạm lỗi kín lại với cầu thủ này. Tình huống Đình Đồng phạm lỗi với Anh Hùng là quyết liệt và có thể một chút gì đó cay cú. Gần nhất, Hoàng Thịnh đá với CHDCND Triều Tiên cũng một pha vào bóng quyết liệt nhưng dính chấn thương và phải mất SEA Games 25.

Cầu thủ SLNA đá máu lửa, quyết liệt vì khán giả xứ Nghệ muốn, yêu cầu như thế. Tất nhiên, chuyện đá máu lửa khác với triệt hạ người khác. SLNA ngày xưa bị gọi là “chém đinh, chặt sắt” nhưng là tinh thần thi đấu cao chứ không mang tính triệt hạ đối thủ. Ngược lại, những đội bóng từng đá ở SLNA cũng phạm lỗi, ví dụ như Văn Sỹ Hùng đá với Hải Phòng phải đi bệnh viện và nghỉ gần cả năm. Thế sao cứ bảo SLNA chơi xấu mà không nói các đội khác?

Người ta thường phê phán các cầu thủ đá rắn gây cho đối thủ chấn thương như tình huống của Ngọc Hải. Tại sao phải đá như vậy?

Khán giả mua vé vào xem thì cầu thủ phải đá cống hiến hết mình. Ví dụ U.19 VN thua U.19 Thái Lan là để cầu thủ đối phương làm mưa làm gió, vì sợ va chạm, sợ quyết liệt nên mất lửa thi đấu.

Về tình huống phạm lỗi của Ngọc Hải, tôi nghĩ phải xét đến tính chất trận đấu và thái độ thi đấu của cầu thủ ở thời điểm ấy.

Về mặt tâm lý, những trận đấu cuối có một số cầu thủ đá lỏng chân thì Ngọc Hải lại đá hết mình. Thế nên, tinh thần thi đấu của Ngọc Hải là rất đáng hoan nghênh. Hải đá quyết liệt để chứng tỏ trách nhiệm của mình với đội bóng, với khán giả nhà. Chỉ đáng tiếc là tình huống vào bóng của cầu thủ này gây nguy hiểm cho đối thủ.

Vì vậy, tôi nghĩ cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân cầu thủ này gây ra tình huống chấn thương của Anh Khoa. Xem xét xong và cần đặt vấn đề để phạt cho có tình có lý, thuyết phục và đồng thời cho cầu thủ này có một bài học nhớ đời.

Thực tế, SLNA nói chung và Ngọc Hải nói riêng, với bản chất của cầu thủ xứ Nghệ thì lối chơi quyết liệt, mạnh mẽ đã tồn tại lâu rồi. Các cầu thủ đá như thế để làm cho khán giả theo dõi trận đấu yêu thích và sướng…”.

VĂN NHÂN (ghi) 

“Pha phạm lỗi của Ngọc Hải là trên mức cần thiết. Đó thực sự là một pha phạm lỗi không được phép và lỗi ấy khó biện minh. Xét về thời gian chơi bóng trước đó thì Hải là một cầu thủ có ý thức, trách nhiệm và không hề có tư tưởng đá xấu. Những cư xử của em ấy trong mấy ngày qua đã cho thấy được điều ấy, tôi hy vọng Ngọc Hải sẽ được trao cơ hội sửa sai…”.

Chủ tịch Hội CĐV SLNA phía Nam,
ông Phan Đình Tuệ chia sẻ

Không khó đoán ra logic vấn đề: CK AFF Cup 2 năm trước đó, nhờ cú đánh đầu vào lưới Thái Lan của Vinh mà ĐTVN lên đỉnh ĐNÁ, và nhờ cái đỉnh vàng chói lọi ấy mà toàn bộ ê-kíp VFF đã dễ dàng, nhẹ nhõm ngồi lại thêm một nhiệm kỳ. Đấy là logic của Công Vinh và ai cũng thấy nó là một logic không chuyên nghiệp. Bởi đúng là nhờ cú đánh đầu mới có ngôi vô địch và nhờ ngôi vô địch, các quan chức mới an toàn ngồi ghế nhưng thực ra một xã hội bóng đá chuyên nghiệp luôn có sự phân chia rành rọt và chuyên nghiệp công việc của từng đối tượng.

Công việc của quan chức là điều hành, công việc của cầu thủ là thi đấu, tùy theo từng hoàn cảnh mà mỗi mảng việc này có sự liên hệ tương tác hoặc loại trừ nhau nhưng bất luận trong hoàn cảnh nào thì việc một ai đó đặt mảng việc của mình lên trên những mảng việc còn lại, rồi từ đó nghĩ ngợi, kêu ca, phàn nàn về chuyện bạc bẽo này nọ cũng là thiển cận. Và một ai đó, vì một lý do nào đó, lại tạo điều kiện cho một đối tượng nào đó nghĩ rằng mảng việc của họ là quan trọng, thiết yếu, thậm chí không thể thay thế chắc chắn cũng sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

V.League năm 2010, sau khi quỳ lạy trọng tài Vũ Bảo Linh trên sân Cao Lãnh và bị VFF xử phạt, Lê Công Vinh bực bội nói một câu: “VFF xử bạc với tôi”. Và trong đỉnh điểm của bực bội, Công Vinh thậm chí còn đề cập tới khả năng “sẵn sàng...giải nghệ”. Có người hỏi: Bạc là bạc thế nào?Thế mà, Ban Kỷ luật VFF nói riêng và bộ máy điều hành VFF nói chung có vẻ lại đang tạo điều kiện cho Quế Ngọc Hải nghĩ theo hướng ấy. Ai cũng biết, Hải phạm lỗi thô bạo với cầu thủ Đà Nẵng, VFF đã treo giò 6 tháng, thực chất là không bị treo tháng nào cả, khi V.League 2016 khởi tranh dự kiến vào tháng 3. Và cả làng cả nước, trong đó có Hải dù không muốn cũng phải nghĩ theo hướng: Có phải VFF muốn giữ Hải trong màu áo ĐTQG đá 2 trận quan trọng với Iraq và Thái Lan vào tháng 10 rồi U.23 ở VCK U.23 châu Á vào đầu năm tới? Và nếu đã nghĩ theo hướng này (chỉ là nếu thôi), có lẽ Quế Ngọc Hải và những người cùng hội cùng thuyền với Quế Ngọc Hải rất dễ rơi vào trường hợp ảo tưởng sức mạnh cá nhân.

Thế thì cái gọi là “ăn năn hối cải” sau một pha phạm lỗi tàn bạo mà Quế Ngọc Hải từng nói đến, và chúng ta từng tin tưởng liệu có thể diễn ra một cách thực sự và hiệu quả hay không? Cái gọi là “sẽ rút ra bài học” mà thầy trò SLNA nói đến liệu có trở thành một bài học thiết thực và tử tế hay không?

Nhìn cái cách Quế Ngọc Hải và lãnh đạo SLNA tới thăm hỏi nạn nhân Anh Khoa, chúng ta đã bước đầu tin tưởng vào sự thay đổi trong tư tưởng huấn luyện và chơi bóng của một đội bóng từng tạo ra nhiều cú song phi triệt chân đối thủ, khiến nhiều người phải rùng mình. Nhưng nhìn cái cách VFF vừa xử án “giữ” cho người bị xử án không mất đường lên Tuyển và “giữ” cho một đội tuyển không mất đi sức mạnh chuyên môn thì chúng ta lại buộc phải nghi ngờ vào chính cái niềm tin vừa được mình mon men xác lập.

Bây giờ thì tôi hình dung ra cảnh Quế Ngọc Hải sẽ lên ĐTVN và sẽ bất ngờ trở thành người hùng ở những trận đấu và những giải đấu then chốt tới đây. Trên tư thế người hùng đó, Quế Ngọc Hải sẽ có đơn xin giảm án.

Lúc ấy, nếu VFF không giảm án thì cũng giống như Công Vinh ngày nào, Quế Ngọc Hải sẽ lại nói câu: “VFF xử bạc với tôi”?

Có lẽ nào không nhỉ?

PHAN ĐĂNG

Nhìn từ án phạt của Quế Ngọc Hải: Đến VFF cũng… “chạy án”

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra ngay sau khi Ban Kỷ luật công bố án phạt Ngọc Hải bị cấm thi đấu 6 tháng, thay vì 3 tháng như chính thông tin từ VFF “bơm ra” trước đó, bên cạnh việc trung vệ này còn phải lo toàn bộ chi phí chữa trị cho Anh Khoa. Thoạt nhìn, mức án treo giò 6 tháng tại các giải thuộc hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có vẻ như rất nặng nhưng trên thực tế án phạt này “phạt mà không phạt”.

Đến VFF cũng... “chạy án”
Phó CT VFF, Trần Quốc Tuấn và Quế Ngọc Hải ở AFF Cup 2014.

Cụ thể, V.League 2015 chỉ còn 1 vòng đấu là kết thúc, trong khi mùa giải 2016 chưa định ngày khởi tranh. Theo dự kiến, ngày khai mạc V.League 2016 rơi vào khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3. Như vậy, nếu tính thời gian kết thúc thụ án 6 tháng của Ngọc Hải cũng rơi vào tháng 3/2016. Vậy phạt để làm gì, khi Ngọc Hải sẽ gần như “trắng án”? Tại sao không phải án phạt theo trận, như các nền bóng đá khác trên thế giới vẫn thường làm?

Hôm qua, khi Thể thao 24h liên hệ với TTK VFF Lê Hoài Anh để hỏi về án phạt, quan điểm của VFF như thế nào khi Ban Kỷ luật tuyên án, ông Hoài Anh chỉ trả lời: “Tôi không được phép bình luận về những án phạt, bởi Ban Kỷ luật hoạt động riêng biệt và xử án theo Quy định kỷ luật, hồ sơ vụ việc…”.

Tiếp tục với câu hỏi, “liệu Ngọc Hải có được triệu tập vào ĐTQG, U.23 QG khi đang trong quá trình thụ án?”, ông Hoài Anh nói: “Toàn bộ án phạt của Ngọc Hải đều nằm trong Quyết định kỷ luật. Mọi người có thể soi câu chữ trong đó, chứ tôi không thể trả lời”.

Nhìn từ án phạt của Quế Ngọc Hải: Đến VFF cũng... “chạy án”
Trưởng ban Kỷ luật VFF Nguyễn Hải Hường.

Nói như cách mà ông TTK VFF đề cập, có thể hiểu dù đang chịu án ở các giải thuộc hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, trung vệ SLNA vẫn được phép thi đấu cho ĐTQG, nếu được HLV Miura triệu tập.

Một bản án mà những người có trách nhiệm ở VFF đã phải nâng lên đặt xuống đến gần 1 tuần, họ “lọc lõi” trong từng câu chữ chứ không hề “bê” nguyên cái điều lệ và Quy định kỷ luật để áp dụng, theo cách thường gọi của ông Nguyễn Hải Hường là “án tại hồ sơ”.

Một bản án mà trước và sau khi tuyên án, ông Trưởng ban kỷ luật lại phải tắt máy điện thoại tới 2 ngày. Nó khác hẳn với những lần trước, khi ông Hường luôn lên tiếng để nói vì sao và tại sao lại có án như vậy. Rồi đến Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng hay Phó Chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn cũng “bóng chim tăm cá” khi được đề cập.

Và cái lạ ở chỗ, một bản án cho một cầu thủ, khi “phạm tội” rõ ràng, có quy chế, quy định và điều lệ xử phạt nhưng ở VFF họ vẫn sợ một điều gì đó, cứ phải né tránh trách nhiệm và tìm mọi cách để xử lý.

Lạ với một bản án, khi chính những người có trách nhiệm ở VFF lại không thể ra mặt lên tiếng, lý giải cặn kẽ vì sao và tại sao?

TRÚC AN

Lương ở SLNA của Ngọc Hải là 12 triệu/tháng và cầu thủ này còn hợp đồng đào tạo trẻ, chưa ký hợp đồng chuyên nghiệp, chưa có tiền tỷ nên nếu phải chịu mọi phí tổn thì cầu thủ này không có khả năng.

Ngọc Hải phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương cho Anh Khoa. Thử đặt câu hỏi, nếu cầu thủ của SHB.Đà Nẵng phải sang Singapore, Nhật Bản hay châu Âu… chữa trị chấn thương thì sao? Số tiền phải bỏ ra là bao nhiêu? Diễn tiến của chấn thương chưa biết thế nào nên không loại trừ khả năng Ngọc Hải cả đời đá bóng để nuôi Anh Khoa, dù đó là điều không mong muốn của cầu thủ SLNA. 

Café 24h: Tại sao phải trừng phạt?

Các nhà làm luật cho rằng: “Sự trừng phạt là một hình phạt do xã hội áp đặt lên các cá nhân vì những hành động sai phạm của họ”. Nhìn theo cách này thì mục đích của sự trừng phạt là cách đền bồi cho điều sai trái đã làm – “ăn miếng trả miếng”, hoặc một số tiền phạt thích hợp, hoặc một thời hạn trong tù cho việc phạm tội.

Nhưng cũng có quan điểm đặt vai trò cao hơn, rằng sự trừng phạt phải cải tạo kẻ phạm tội và ngăn cản những người khác có hành động tương tự. Điều đúng đắn nên làm là hướng tới tương lai và trừng phạt một người là để ngăn anh ta và những người khác không phạm phải điều sai trái nữa.
Café 24h: Tại sao phải trừng phạt?Nói chung, trong một xã hội pháp quyền, việc trừng phạt cố đạt được cả 3 mục tiêu: đền bồi, cải tạo và răn đe. Thông thường, những người phạm tội lần đầu và những người trẻ tuổi thường nhận hình phạt nhẹ hơn những tên tội phạm thường xuyên đối với cùng những vi phạm.

Ở góc độ phân tâm học, Freud cho rằng một người cảm thấy có tội muốn bị trừng phạt để tâm hồn được bình yên…

Vậy câu hỏi là, án phạt của Ban Kỷ luật VFF đưa ra có đáp ứng được với khái niệm trừng phạt kia không?
Ở đây không tranh cãi về độ nặng hay nhẹ mà Quế Ngọc Hải phải gánh chịu mà là phần phía sau của nó.
Sau khi thụ án, liệu có đảm bảo Quế Ngọc Hải sẽ không còn những cú ra chân như vậy? Hoặc bản án này có khiến những cầu thủ khác chùn chân trong những pha bóng tiếp theo ở V.League?

Hay, theo cách phân tích của Freud, Hải có cảm thấy bình yên sau án phạt này?

Một án kỷ luật đưa ra, bao giờ cũng gây ra tranh cãi và có độ thiếu thuyết phục của nó. Nhưng tôi tin rằng, ngay cả khi án phạt của Ban Kỷ luật chưa được đưa ra thì Quế Ngọc Hải đã có một bản án cho riêng mình: Đó là thiện cảm của khán giả, NHM đã nhìn Hải với con mắt khác.

Đó có lẽ là điều mất mát nhiều hơn, đặc biệt với một cầu thủ trẻ.

Còn với những người ra án, như Ban Kỷ luật hay VFF, đôi khi những quyết định của họ như là phục vụ quyền lợi cho những người ra án hơn là muốn có một bản án công tâm và đúng bản chất giáo dục của cái gọi là “sự trừng phạt trong bóng đá”.

Song An

Nhìn từ án phạt của Quế Ngọc Hải: Đến VFF cũng… “chạy án”

Với việc HLV Lê Huỳnh Đức vắng mặt, trợ lý Đào Quang Hùng được giao phó ở buổi tập trên sân Chi Lăng hai ngày trước trận đấu cuối cùng ở mùa giải này với FLC Thanh Hóa.

“Đến bây giờ, tôi vẫn chưa nắm chính xác mức độ chấn thương của Anh Khoa mà chỉ biết chấn thương rất nặng và phức tạp. Còn kết luận cuối cùng về chấn thương tôi xin phép gác lại ở thời gian sớm nhất. Riêng về án phạt cho Quế Ngọc Hải, tôi không có ý kiến gì. Vụ việc Trần Đình Đồng cách đây gần 2 năm là một bài học. Tuy nhiên, đây là hai trường hợp khác nhau. Đáng mừng là Quế Ngọc Hải đã biết ăn năn, hối lỗi và bày tỏ sự thiện chí khi đến tận nhà Anh Khoa để thăm hỏi”, ông Hùng chia sẻ khi nhắc đến sự việc Ngọc Hải phạm lỗi thô bạo với học trò.

feat

“Tôi hy vọng, sau vụ việc này, Ngọc Hải và các cầu thủ sẽ quý trọng đôi chân của đồng nghiệp bởi đó là cần câu cơm của họ khi đời cầu thủ rất ngắn ngủi. Tôi mong sao Anh Khoa sớm trở lại tập luyện bởi đây là một cầu thủ trẻ, giàu tiềm năng và tương lai phía trước rất hứa hẹn.”

Bên cạnh đó, ông Hùng cũng chia sẻ thêm về trận đấu sắp tới với FLC Thanh Hóa. Điều đặc biệt, đây là trận đấu chia tay sự nghiệp 17 năm với bóng banh của tiền vệ tài hoa Minh Phương: “1 tuần trở lại đây, chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện để Minh Phương có thể ra sân ở trận đấu tới và bản thân anh ấy cũng bày tỏ mong muốn được chơi ở trận đấu cuối cùng của sự nghiệp. Tôi tin tưởng Minh Phương hứa hẹn sẽ là nhân tố đem tới sự bùng nổ ở cuộc tiếp đón FLC Thanh Hóa”.

TRẦN KHÁNH

Cụ thể, Quế Ngọc Hải bị phạt 15 triệu đồng và đình chỉ thi đấu 06 tháng tại các giải thuộc hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Lý do là Ngọc Hải có hành vi cố tình xâm phạm thân thể gây thiệt hại đến sức khoẻ cầu thủ Trần Anh Khoa của CLB SHB Đà Nẵng.

Quế Ngọc Hải đã phải nhận án phạt nặng vì hành vi phi thể thao.
Quế Ngọc Hải đã phải nhận án phạt nặng vì hành vi phi thể thao.

Theo đó, Quế Ngọc Hải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương cho cầu thủ Trần Anh Khoa của CLB SHB Đà Nẵng do hành vi vi phạm gây ra.

Như vậy, Quế Ngọc Hải có thể tham gia thi đấu tại ĐTQG vì án phạt không hề cấm.

Quế Ngọc Hải - "Hãy tự vấn..."
Quế Ngọc Hải đến tận nhà thăm và xin lỗi Anh Khoa.

Trong trận đấu ở vòng 25, Ngọc Hải đã có pha vào bóng rất nguy hiểm với Anh Khoa và khiến cho tiền vệ của SHB.Đà Nẵng gặp chấn thương rất nghiêm trọng. Chính pha vào bóng này đã khiến Ngọc Hải bị nhận án phạt cấm 6 tháng thi đấu.

Ở một diễn biến khác, hôm nay đã có kết quả chụp cộng hưởng từ cắt lớp (MRI) về tình trạng chấn thương của Anh Khoa. Theo đó, các bác sỹ kết luận cầu thủ này gặp chấn thương rất nặng và phức tạp. Khả năng lớn là Anh Khoa phải ra nước ngoài để phẫu thuật vì đầu gối trái bị vỡ sụn chêm cùng các dây chằng bị tổn thương nghiêm trọng.

VĂN NHÂN

Chiều qua, hậu vệ Quế Ngọc Hải cùng đại diện CLB SLNA đã đến nhà của tiền vệ Anh Khoa để trực tiếp xin lỗi và thăm hỏi tình hình sức khỏe.

Trung vệ của đội bóng xứ Nghệ tỏ ra hối hận: “Em xin lỗi anh cùng gia đình vì hành vi mà em gây nên. Em không biện minh cho hành vi của mình, chỉ mong chân của anh sẽ chóng khỏi và sớm trở lại với sân cỏ còn vấn đề án phạt đưa ra, em hoàn toàn chấp nhận. Qua đây, em cũng mong gia đình cùng anh thông cảm và hứa sẽ sửa chữa lỗi lầm, đề nghị được chịu mọi chi phí điều trị”.

“Là người làm bố, khi chứng kiến cảnh con mình nằm vật vã với pha vào bóng rợn người như vậy, chú rất bực tức, sôi máu. May mà con ở Nghệ An chứ nếu ở Đà Nẵng thì chưa rõ chuyện gì sẽ xảy ra. Con không nên biện minh cho lỗi lầm của mình mà hãy tự vấn những gì con đã làm với đồng nghiệp. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của một con người…”, ông Trần Thanh – bố của Anh Khoa vẫn chưa hết bực tức sau ngỏ ý của Ngọc Hải.

Quế Ngọc Hải - "Hãy tự vấn..."

Dù vậy, ông Thanh cũng độ lượng, tha thứ và mong mỏi Ngọc Hải sẽ không tái diễn sự việc này lần nữa. Ông nói: “Dù sao, mọi chuyện cũng đã xảy ra. Chú rất ghi nhận tấm lòng chân tình của con khi vào tận đây để thăm Khoa và chỉ mong sau sự việc này, con hãy soi xét lại bản thân, đừng có lặp lại sai lầm này. Hy vọng, đây cũng là tấm gương để cảnh tỉnh những cầu thủ khác”.

“Anh hy vọng chấn thương không quá nặng để sớm trở lại sân cỏ. Mong em sau sự việc này sẽ tôn trọng đôi chân của đồng nghiệp và cố gắng vượt qua án phạt”, dù là “nạn nhân” nhưng Anh Khoa vẫn dành lời động viên cho “thủ phạm” Ngọc Hải.

TRẦN KHÁNH

Dự đoán này của giới bóng đá cuối cùng đã trở thành sự thật. Theo đó, vào tối qua (17/09), án phạt nguội dành cho Quế Ngọc Hải của CLB SLNA sau pha tắc bóng khiến Anh Khoa (SHB.Đà Nẵng) phải đi nạng đã được Ban Kỷ luật VFF đưa ra. Cụ thể: Ngọc Hải bị treo giò 3 tháng, nhưng thời điểm bắt đầu thụ án được tính từ… giai đoạn lượt đi V.League 2016 (tương đương khoảng 10 trận – PV).

Anh VN- Myanmar_ Ngoc Hai khoc4

Có một điều rất kỳ quặc trong án phạt này. Đó là: Thay vì thời điểm thụ án được áp dụng ngay từ vòng 26 V.League 2015 lại được dời đến V.League 2016. Chưa kể V.League 2016 chưa biết chính xác bao giờ mới diễn ra, việc V.League 2015 vẫn chưa kết thúc nhưng Ngọc Hải không phải thi hành án ngay đủ để NHM đặt dấu hỏi về quyết định không giống ai này của VFF.

Theo quan điểm của Thể thao 24h, hình thức kỷ luật Ngọc Hải này nhằm để tuyển thủ QG này có thể tham gia các giải đấu quốc tế cùng ĐTVN và ĐT U.23 VN với một loạt các trận đấu quan trọng ngay tới đây.

PHƯƠNG ANH

“Kiếm củi 3 năm”…

Sau khi Đình Đồng vào bóng khiến Anh Hùng của HV.An Giang gãy chân ở đầu mùa giải 2014, dư luận kịch liệt phản đối. Xác định phải làm “cách mạng” về lối chơi và hình ảnh, HLV Nguyễn Hữu Thắng đã họp toàn đội và tuyên bố thẳng: “Đứa nào đá bậy, đá láo, đá triệt hạ, đuổi thẳng cổ luôn…”. Thay đổi lối chơi không ngại va chạm sang đá mềm mại, quyến rũ không hề dễ dàng và phải mất rất nhiều thời gian các cầu thủ xứ Nghệ mới có thể thích nghi.

Mất hết

Ông Thắng là người khởi xướng, sau đó HLV Ngô Quang Trường tiếp quản cũng đề cao lối chơi đẹp. Bắt đầu từ mùa 2015, dàn cầu thủ trẻ xứ Nghệ dù đa phần còn non kinh nghiệm và chịu áp lực không nhỏ nhưng vẫn chơi thứ bóng đá cống hiến, đẹp mắt. Kết quả cho thấy: Khi thay đổi phong cách, SLNA càng lợi hại và thực tế có những thời điểm, họ cạnh tranh trực tiếp ngôi đầu với B.Bình Dương.

SLNA & một pha bóng, một trận đấu... Mất hếtĐội bóng xứ Nghệ chơi đẹp, được ghi nhận và khái niệm “chém đinh chặt sắt” không bị người ta gán cho SLNA. Có thời điểm, cả V.League chỉ còn duy nhất đội bóng xứ Nghệ chưa nhận thẻ đỏ. Là người đầu tiên của đội bóng phải nhận 2 thẻ vàng trong một trận đấu nhưng tình huống của Mạnh Hùng ở trận gặp Thanh Hoá không bạo lực, thậm chí nhiều người còn cho rằng, trọng tài quá mạnh tay với trung vệ số 3 vì pha xoạc bóng này. Nói thế để thấy, SLNA quyết tâm đẩy lùi bạo lực và họ đã làm được, từ ý thức đến thực tế hành động trên sân.

…“Đốt 1 giờ”

HLV Ngô Quang Trường được ca ngợi hết lời với vai “người đóng thế”. Trong khi đó, bằng tư duy mới về làm bóng đá, SLNA cũng đã bước đầu tạo ra những hình ảnh đẹp, lôi cuốn nhiều người. Cầu thủ đá đẹp, đá cống hiến còn trên khán đài, CĐV SLNA là số 1 và nếu không có những biến cố xảy ra ở phần cuối mùa giải thì đội bóng xứ Nghệ mới đích thực là “nhà vô địch trong lòng người”.

SLNA & một pha bóng, một trận đấu... Mất hết
HLV Ngô Quang Trường (giữa).

Thế nhưng, khi đã có trong tay những điều tốt đẹp đó, SLNA lại tự tay ném đi tất cả. Trận đấu ở Pleiku không ai muốn nhắc lại nhưng đó là “vết đen” khiến niềm tin NHM vào thầy trò HLV Ngô Quang Trường lung lay dữ dội. “Một mất mười ngờ”, nhiều câu hỏi được đặt ra và những gì tốt đẹp trước đó phai mờ dần trong trí nhớ của mọi người.

Nỗ lực lấy lại những gì đã mất nhưng dường như càng cố gắng, SLNA lại càng gieo thêm những nỗi buồn. Trận đấu với XSKT.Cần Thơ ở sân khách giống một màn kịch và bị dư luận chỉ trích gay gắt. Trong sự cùng cực, đội bóng xứ Nghệ quyết định quay về lối chơi cũ, quyết lấy 3 điểm trước SHB.Đà Nẵng, làm quà chia tay khán giả nhà ở trận đấu cuối cùng của mùa giải trên sân Vinh.

Không phải ngẫu nhiên mà Ngọc Toàn chơi bóng như một võ sỹ để rồi nhận thẻ đỏ rời sân còn Phi Sơn thì “ăn thua đủ”, đánh nguội đối thủ. Tất nhiên, đỉnh điểm phải là pha vào bóng của Ngọc Hải khiến Anh Khoa phải đi nạng và làm “dậy sóng” dư luận suốt mấy ngày qua.

Sai lầm nối tiếp sai lầm, SLNA không chỉ trắng tay mà còn bị cái tiếng đá không trung thực, đá xấu.

Tất cả chỉ vì một trận đấu và một pha bóng, nghĩ cũng nghiệt ngã cho SLNA.

Lâm Vũ

Quế Ngọc Hải đến tận Đà Nẵng thăm Anh Khoa

Câu chuyện bắt đầu rất ngớ ngẩn: 2 người là bạn nhậu, một hôm tranh cãi gay gắt với nhau hình con bò trên lon nước ngọt là bò đực hay bò cái. Bị bạn nhậu đuổi về, Thắng đá anh này nhiều cái dẫn đến tử vong.

Có bạn đọc bình luận: Thật ra là có tới… 2 con bò, một con bò chết, một con bò bị đi tù.

Đúng là kiểu tin tức cười. Thế đấy, đôi khi chỉ là chuyện không đâu, tranh cãi ngớ ngẩn dẫn đến thiệt hại cả đôi bên.

Nếu chúng ta biết bình tĩnh, suy xét là làm những điều đúng đắn, có lẽ sẽ bớt đi ít nhiều tiếc nuối. Nhưng có lẽ khó, khi mà có quá nhiều câu chuyện có xu hướng bạo lực diễn ra quanh ta và ở nhiều lĩnh vực.

Sức khỏe ư? Rất nhiều người có bệnh đã tìm cách lên Thái Nguyên để lột quần áo cho một bà lang chẳng chuyên môn nghiệp vụ giẫm đạp lên người để chữa ung thư.

Giáo dục ư? Đã có cô giáo “cung bọ cạp”. Sách giáo khoa? Đã có bài tập rèn luyện lòng dũng cảm đi trên thủy tinh…

Café 24h: Bóng đá và những con bòĐôi khi người ta thấy thế này: Để nếm trải nhiều cảm giác cùng một lúc như thế, hãy xỏ giày và bước vào sân đấu V.League.

Nói đến V.League, câu chuyện về cú tắc bóng của Quế  Ngọc Hải vào chân Anh Khoa mang lại nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Luồng thứ nhất cho rằng bóng đá là cuộc chơi của đàn ông, phải quyết liệt và nếu có va chạm, phải coi đó là tỷ lệ rủi ro nhất định để chấp nhận nó. Không hiếm những trường hợp chấn thương còn nặng hơn Anh Khoa, không hiếm pha ác ý còn “ghê rợn” hơn của Quế Ngọc Hải.

Chiều hướng thứ hai là chê trách, cho rằng không thể có thứ hành vi như vậy trong bóng đá hiện đại.

Thế nhưng, tất cả quên mất rằng, dù gì thì đó chỉ là lỗi hành vi. Quế Ngọc Hải có thể chịu án phạt nặng và cái án ấy sẽ là tấm gương mang tính răn đe các cầu thủ khác.

Án phạt dù nặng cũng để nhằm cho con người ta hối cải, nhìn nhận ra sai lầm để tốt lên và môi trường xung quanh của anh ta tốt lên. Rất cần án phạt nặng cho Ngọc Hải để các cầu thủ SLNA nhìn ra vấn đề,  thấy được bất cập trong khâu đào tạo (nếu có) và V.League bớt được những hành vi tương tự ở những cầu thủ khác.

Không thể đánh đồng về chuyện lấy hành vi ấy để chụp mũ cho bóng đá và kết tội cả nền bóng đá. Một nhà báo lớn tuổi, đã viết đại ý rằng, đừng lấy cái cú ra chân của một cầu thủ để “dìm hàng” cả một nền bóng đá, để đạt được mục đích mang tính vụ lợi nào đó.

Bởi nếu thế, có thể sẽ thêm vô số những con bò…

Song An

Theo ông Hường, lý do Ban Kỷ luật chưa thể đưa ra phán quyết cuối cùng là còn đợi mức độ chấn thương của Anh Khoa để thêm cơ sở căn cứ tăng hay giảm mức án phạt.

Tuy nhiên, với những hành động và mức độ làm tổn thương đối phương, nhiều khả năng Ngọc Hải sẽ phải lính mức án cấm thi đấu 6 tháng. Nếu khung hình phạt này được áp dụng, có thể coi cầu thủ người SLNA sẽ không có cơ hội khoác áo ĐTQG trong 2 trận đấu tại VL World Cup 2018 với Thái Lan và Iraq trong tháng 10 tới đây.feat

Mất cơ hội ở ĐTQG nhưng cũng vẫn án phạt này (nếu Ban Kỷ luật áp dụng cấm 6 tháng) tại V.League thì lại là mức án “dễ chịu”. Bởi mùa giải 2015 chỉ còn 1 vòng đấu nữa kết thúc, trong khi đó V.League 2016 dự kiến sẽ khởi tranh vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3/2016. Như vậy, số trận mà trung vệ này bị cấm trong 6 tháng chỉ vào khoảng 3-4 trận. Nó khác hẳn so với Đình Đồng khi bị treo giò 9 tháng với pha đạp gãy chân Anh Hùng (HV.An Giang) ở mùa giải 2014.

Liên quan đến tình huống này, hôm qua Ban Trọng tài cũng đã xem xét và ra quyết định không sử dụng trọng tài Phùng Đình Dũng ở vòng 26 tới đây. Lý do là ông “Vua áo đen” người Hà Nội không chọn góc quan sát tốt để theo kịp tình huống Ngọc Hải vào bóng thô bạo với Anh Khoa.

THANH BA

Đá một phát, phá tương lai

Chơi xấu mà như Stefan Schwab rõ ràng là quá “phô”. Ở vòng loại thứ 3 Champions League mùa này, tiền vệ của Rapid Vienna thật sự gây sốc do phóng thẳng hai chân vào người Jairo Riedewald, khi chợt nhận ra không thể chạm bóng trước hậu vệ 18 tuổi của Ajax. Như thể một phép lạ, nạn nhân không chấn thương nặng, nhưng Schwab bị đuổi ngay lập tức và trở thành đối tượng để NHM “ném đá” sau một trong những cú tắc bóng ác nhất mọi thời đại.

Một cú ra chân, cả đời uất hận

Ngặt nỗi, thế giới bóng đá không thiếu những hình ảnh bạo lực như vậy. Một trong những vụ đình đám nhất là khi Roy Keane (Man Utd) cố tình đạp gãy chân Alf-Inge Haaland (Man City), khiến sự nghiệp của hậu vệ Na Uy bế mạc ngay lập tức. Ngoài ra, NHM ắt hẳn vẫn còn nhớ cảnh Nigel De Jong (Hà Lan) đạp vào ngực Xabi Alonso (Tây Ban Nha) ở chung kết World Cup 2010? Còn tại giải vô địch Romania, mọi người thật sự khó quên cảnh thủ môn Nuno Claro (CFR Cluj) chạy như bay đến và tung cú đá karate vào ngực tiền vệ Georgian Paun (Astra Ploiesti). Thật may là Paun không chết!

Và cũng may là những pha chơi xấu lộ liễu như vậy còn hiếm, nếu không thì môn thể thao vua sớm phải bỏ từ “bóng” và mất luôn ngôi vị số 1 của nó. Dù vậy, sân cỏ không thiếu những cú tắc mà ranh giới giữa quyết liệt với ác ý chỉ chênh nhau trong chân tơ, kẽ tóc. Vấn đề là khác biệt mong manh ấy đôi khi gây ra hậu quả lớn tới mức có thể chấm dứt đời cầu thủ ngay lập tức, đơn cử như trường hợp của Ruben Rayos. Sau cú tắc bóng hồi tháng 3/2014 bị đánh giá là một trong những pha chơi xấu ác nhất thế giới của Rafi Dahan (Bnei Yehuda), tiền vệ Maccabi Haifa buộc phải giải nghệ ở tuổi 25 do đứt dây chằng gối.

Từ vụ Ngọc Hải - Anh Khoa đến vụ Moreno - Shaw: Một cú ra chân, cả đời uất hậnDavid Busst là ví dụ khác cho thấy tắc bóng ẩu có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng tới mức nào, khi hậu vệ của Coventry bị Denis Irwin và Brian McClair (Man Utd) tấn công từ hai phía khiến ống quyển gãy gập hình chữ “L”. Trận đấu ấy diễn ra ngày 8/4/1996 thì đến ngày 6/11/96, Busst tuyên bố treo giày. Tổng cộng, Busst trải qua 26 cuộc phẫu thuật, trong đó có tới 10 lần lên bàn mổ chỉ trong 12 ngày đầu tiên. Tình trạng của Busst kinh khủng tới mức vừa cáng anh ra khỏi sân, đội ngũ y tế vừa phải vẩy nước và cát lên mặt sân để lấp vết máu. Và ngay khi vừa nhìn thấy chấn thương của Busst, thủ môn Peter Schmeichel (Man Utd) ói mửa ngay trên sân, sau đó còn cùng vài cầu thủ khác dự trận đấu ấy cầu cứu các bác sĩ tâm lý.

Thái độ của những người trong cuộc

Tất nhiên là sau khi gây họa, hầu như chẳng mấy ai điên khùng như Roy Keane công khai thừa nhận cố tính đá gãy chân đối phương. Những người liên quan mật thiết với thủ phạm cũng thường cố gắng làm giảm ảnh hưởng tới mức thấp nhất. Như sau cú tắc của Ashley Barnes (Burnley) mà Nemanja Matic (Chelsea) may mắn không què ở mùa trước, thậm chí nạn nhân còn bị trọng tài phất thẻ đỏ do phản ứng mạnh, HLV Sean Dyche (Burnley) từng tuyên bố: “Những cảnh như thế tuần nào chẳng có!”.

Từ vụ Ngọc Hải - Anh Khoa đến vụ Moreno - Shaw: Một cú ra chân, cả đời uất hậnHoặc khi Ryan Shawcross (Stoke) đạp gãy giò Aaron Ramsey (Arsenal) năm 2010, những người bảo vệ Shawcross đã khẳng định: “Làm sao Ryan có thể đá ác thế? Cậu ta đâu phải mẫu cầu thủ như vậy!”. Lúc đó, họ ắt hẳn quên mất rằng hồi tháng 10/2007, Shawcross từng đá vỡ mắt cá Francis Jeffers (Arsenal). Sir Alex Ferguson cũng không là ngoại lệ, khi cụp mắt xuống lúc có người hỏi về tình huống Keane đá Haaland: “Tôi chẳng thấy gì hết!”.

Đương nhiên, các nạn nhân thường có ý kiến khác. Sau khi nghỉ đá dài hạn do cú tắc của Paddy McNair (Man Utd), Jack Wilshere (Arsenal) từng thẳng thừng kết tội: “Nhìn bức ảnh phạm lỗi của McNair thì rõ ràng, đây là kiểu đá khiến hầu hết nạn nhân phải vỡ mắt cá. Tôi may mắn một chút, chỉ bị… đứt dây chằng”. Trong khi đó, Haaland vẫn luôn thù hận Keane và ví ngôi sao Man Utd như “kẻ độc tài”, đồng thời khẳng định do sự cố này mà anh chán ghét mọi cầu thủ của “Quỷ đỏ”. Khi biết Shawcross chỉ bị treo giò 3 trận, Ramsey không chấp nhận lời xin lỗi của đối phương.

CLB FC Zurich (Thụy Sĩ) thậm chí còn đưa Sandro Wieser (Aarau) ra tòa do gây chấn thương cho cựu tuyển thủ Bờ Biển Ngà Gilles Yapi-Yapo. Kết quả ra sao? Wieser chỉ bị treo giò 6 trận và nộp phạt gần 10.000 euro. Càng đặc sắc hơn là câu chuyện của Keane, Premier League phải cần tới 7 giờ hội ý mới ra được án phạt treo giò 5 trận và phạt tiền 150.000 bảng dựa vào nội dung của cuốn tự truyện. Mức phạt như thế có đủ sức trấn áp những cú tắc hủy hoại đời người hay không?

Minh Châu

ttt

Hai ngày sau khi trận đấu trên sân Vinh kết thúc, tiền vệ Anh Khoa vẫn chưa hết ám ảnh pha vào bóng ác ý của Quế Ngọc Hải. Hiện tại, sau khi cùng các đồng đội về Đà Nẵng, cầu thủ này được BHL cho phép về nhà nghỉ ngơi, khi đầu gối sưng to chỉ có thể di chuyển bằng nạng.

“Đến tận bây giờ, về nhà tôi vẫn chưa dám xem lại tình huống bóng đó vì ám ảnh. Do đầu gối vẫn còn đang sưng to nên tôi cần nghỉ ngơi vài bữa trước khi đi chụp MRI để biết chính xác mức độ nặng nhẹ của chấn thương. Mọi sinh hoạt bây giờ tôi đều cần tới sự trợ giúp của gia đình và tôi sợ nhất sẽ phải mổ chân và mất sự nghiệp…”, Anh Khoa cho biết.

Quế Ngọc Hải: Hối hận cũng muộn

“Tình huống đó tôi chỉ muốn phá bóng ra biên, không có ác ý gì cả. Phong cách chơi bóng của tôi là quyết liệt nhưng không bao giờ có ý triệt hạ đối phương. Anh Khoa vì pha phạm lỗi của mình bị đau khiến tôi cũng cảm thấy áy náy và rất buồn. Mới đây, tôi cũng đã chủ động gọi điện để hỏi thăm, xin lỗi Anh Khoa và hy vọng cậu ấy không bị chấn thương nặng để sớm quay lại sân cỏ”, Ngọc Hải trần tình về pha phạm lỗi và cho biết sẽ chấp nhận án phạt, nếu có, của Ban Kỷ luật VFF.

“Chúng tôi đã xem lại băng ghi hình tình huống phạm lỗi của Ngọc Hải với Anh Khoa. Ban Kỷ luật đang đợi thông tin chấn thương của Anh Khoa, trước khi đưa ra án phát nguội xác đáng cho Ngọc Hải…”, Trưởng ban Kỷ luật VFF Nguyễn Hải Hường khẳng định.

Phương Anh