thể thao Việt Nam

Phải mất đến 2 năm kiên trì thuyết phục và đấu tranh, các nhà quản lý huấn luyện môn này mới được đồng ý cho làm boxing nữ theo diện thử nghiệm. Lực lượng ban đầu hoàn toàn nhờ cậy vào các võ sĩ wushu, karatedo, hay võ cổ truyền chuyển sang. Những người trong cuộc vừa làm vừa lo ngay ngáy vì nguy cơ có thể bị cho dừng bất cứ lúc nào. Rất may, quyết tâm và nỗ lực của họ đã được đền đáp xứng đáng bởi boxing nữ đã sớm vượt xa cả boxing nam lẫn nhiều môn võ thế mạnh khác để trở thành “mũi nhọn” hàng đầu của TTVN. Boxing nữ đã được đưa vào danh sách 10 môn trọng điểm nhóm 1, giành cả HCV giải trẻ thế giới, SEA Games và huy chương ASIAD.

Boxing nữ Việt Nam: 2 năm cho 1 câu trả lời “sống còn” ĐTQG nữ đang sở hữu một đội hình trẻ tài năng với 3 gương mặt đã đạt tới trình độ hàng đầu khu vực, áp sát nhóm hàng đầu châu lục gồm Lừu Thị Duyên, Hà Thị Linh, Nguyễn Thị Yến. Trong đó, Yến và Linh đều từng giành HCV SEA Games và HCĐ ASIAD. Họ đang nhắm tới đích giành ít nhất 1 suất tới tranh tài tại Olympic trên đất Brazil vào sang năm.

Trong tương lai, boxing nữ vẫn sẽ là một “mũi nhọn” hiếm hoi cho tầm cao ASIAD hay Olympic. Tuy nhiên, cũng như vật nữ, môn này đang bị bó buộc bởi nguồn lực kinh phí khi dựa cả vào khoản đầu tư hạn hẹp của nhà nước chỉ vỏn vẹn 20.000 USD mỗi năm, khoảng trên 400 triệu đồng cho việc tập huấn, thi đấu quốc tế. Các nữ võ sĩ, ngay cả diện trọng điểm, cũng chỉ có 1, 2 chuyến tập huấn ngắn hạn và dự tranh một vài giải đấu quan trọng. Nó chỉ bằng 1/5 mức đầu tư của một nước ngay trong khu vực là Thái Lan, chứ chưa nói đến chuẩn quốc tế.

Tình trạng bế tắc tưởng như kéo dài sẽ có hy vọng thay đổi với quyết tâm, nỗ lực của những người làm boxing khi vận động hình thành được một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của riêng mình. Đại hội thành lập Liên đoàn Boxing Việt Nam sẽ được tổ chức vào hôm nay (12/9) đánh dấu một cột mốc quan trong cho sự phát triển. Rất đáng kỳ vọng bởi Liên đoàn này sẽ có dấu ấn xã hội hóa rõ nét với sự tham dự trực tiếp của nhiều tổ chức, thành phần ngoài thể thao, chứ không đơn giản là “cánh tay nối dài” của cơ quan quản lý nhà nước. Ít nhất, boxing nói chung, và đặc biệt boxing nữ sẽ nhận được sự hậu thuẫn của một kênh truyền hình và một nguồn kinh phí đảm bảo.

Sỹ Minh

Đầu tư cứng chưa bằng 1/3

Theo dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2015 của Bộ Tài chính, ngành TTVN sẽ nhận được 750 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp. Trong khi đó, khoản tương ứng của Thái Lan lên tới 4 tỷ bath, khoảng gần 2.500 tỷ đồng. So sánh đơn giản, mức đầu tư của TTVN chưa bằng 1/3 của người Thái. Và nếu nhìn ngay vào sự chênh lệch “khủng” đó trong cả một quá trình dài mới thấy, mục tiêu bám đuổi họ trong tương lai là rất khó, chứ chưa nói mốc năm 2010 hay năm 2015 như lãnh đạo ngành thể thao từng đặt ra cách đây 10 năm.

Dù năm nào cũng ưu tiên tối đa cho mảng thành tích cao, với tỷ lệ chiếm tới 70% kinh phí song rõ ràng số tiền vẫn vô cùng hạn hẹp. Nó vẫn chỉ đáp ứng 60% nhu cầu thực tế của việc đào tạo, tập huấn thi đấu thuộc diện trung bình của khu vực Đông Nam Á. Càng đáng nói hơn vì sau SEA Games 2003, TTVN cũng không còn có một chương trình mang tính mục tiêu quốc gia với nguồn kinh phí riêng 150 tỷ đồng như khoảng thời gian trước đó.

Bài toán 750 & 2.500 tỷ đồng

Cụ thể nhất trong việc chuẩn bị trực tiếp SEA Games, nếu Việt Nam cao nhất cũng chỉ có khoảng 100-120 tỷ đồng cho cả một chiến dịch, riêng khoản mà người Thái rót cho đào tạo tập huấn của VĐV, cũng đã 180-200 tỷ đồng.

Kế hoạch Olympic “khủng” của Liên đoàn Taekwondo Thái

Trong bối cảnh hiện tại, khả năng ngành thể thao có thể được tăng kinh phí sự nghiệp “cứng” hàng năm gần như không thể, nếu không muốn nói là còn giảm. Theo thống kê, ngoại trừ năm đăng cai SEA Games 2003, định mức dành cho thể thao chưa bao giờ vượt quá 0,8% tổng chi ngân sách.

Thực ra, với thể thao Thái Lan, mức 2.500 tỷ đồng mỗi năm mới chỉ phản ánh một phần sự đảm bảo ở mức dồi dào và chủ động, gắn với hiệu quả xã hội hóa tuyệt vời, trên tất cả các mặt. Riêng mảng thành tích cao, không phải nhà nước mà chính các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, được hậu thuẫn bởi các doanh nhân giàu có, doanh nghiệp hùng mạnh mới “làm chủ” các hoạt động của từng môn. Từ bóng đá, bóng chuyền, cầu mây, boxing, cho đến điền kinh, bơi, hay taekwondo…

Không khỏi sốc khi nhìn vào kế hoạch hướng tới Olympic 2016 rất “khủng” mà Liên đoàn Taekwondo Thái Lan đặt ra. Rõ nhất về kinh phí, họ đã có một khoản 20 triệu bath (khoảng 13 tỷ đồng) mỗi năm dành cho việc thuê chuyên gia ngoại, tập huấn thi đấu, bên cạnh khoản hỗ trợ của nhà nước. Nhờ thế, ĐTQG Thái mới được dẫn dắt bởi 4 chuyên gia hàng đầu của Hàn Quốc, được đáp ứng cao nhất mọi nhu cầu về tập luyện, thi đấu, trang thiết bị, dinh dưỡng, thuốc men… Ngay từ bây giờ, riêng taekwondo Thái Lan đã “treo” thưởng cho 1 tấm HCĐ Olympic 2 triệu bath, (khoảng 1,3 tỷ đồng).

Còn taekwondo Việt Nam vẫn trông chờ cả vào nguồn chưa tới 100.000 USD mỗi năm của ngành thể thao, trong khi Liên đoàn không có gì. Thậm chí, Liên đoàn Taewondo Việt Nam nghèo khó và thụ động đến mức không lo nổi khoản 100.000 USD lệ phí, bị quốc tế cực chẳng đã phải tước quyền đăng cai giải VĐTG.

Cùng với việc phải đổi mới quyết liệt cách nghĩ cách làm, rõ ràng để có thể bám đuổi người Thái, chứ chưa nói vượt qua, TTVN phải có bước đột phá về xã hội hóa.

Hà Thảo 

Trong số hơn 20 Liên đoàn – Hiệp hội thể thao QG của Việt Nam mới duy nhất VFF có đủ điều kiện, nguồn lực (rõ nhất là về kinh phí) để có thể đảm trách một phần việc đào tạo, tập huấn VĐV cấp độ ĐTQG. Hàng năm, nhà nước vẫn phải rót không dưới 20 tỷ đồng cho mảng quan trọng hàng đầu này của BĐVN.

“Tôi cho rằng TTVN chưa có gì so được với Thái Lan cả, nếu không muốn nói đều kém xa, có thể định lượng bằng khoảng cách hàng thập kỷ. Tuy nhiên, câu chuyện bám đuổi người Thái phải đặt ra, như một đích nhắm để học hỏi, phấn đấu cho phát triển, và thực sự chúng ta hoàn toàn có những mặt, mũi, cụ thể hơn là môn ngang bằng thậm chí vượt họ, đơn cử như môn bơi đã vượt. Riêng mảng thành tích cao, thời gian qua, chúng ta đang đi đúng hướng để tạo ra những chuyển biến rõ rệt. Theo tôi, ngành thể thao cần phải tiếp tục ưu tiên tập trung đầu tư mạnh mẽ cho các môn Olympic phù hợp, có thế mạnh. Với các môn bóng, vốn đòi hỏi kinh phí lớn, chỉ có thể phát triển qua việc thúc đẩy xã hội hóa. Chúng ta cũng phải cố gắng tham mưu, vận động để có được một số chương trình mang tính mục tiêu cho thể thao, ví như một chương trình đầu tư cho các VĐV trẻ”. – Nguyễn Hồng Minh (Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao, Trưởng đoàn TTVN).

Giải Trẻ Mỹ mở rộng 2015: Hoàng Nam thua tiếp vòng 1 đôi nam

Giải Grand Slam trẻ trên đất Mỹ đã trở thành một cơn ác mộng thực sự với Lý Hoàng Nam khi tiếp tục thất bại ở ngay vòng 1 đôi nam, nội dung mà tuyển thủ của “lò” Becamex Bình Dương cùng người đấu cặp Akira Satillan (Nhật Bản) được xếp hạt giống số 4.

Giải Trẻ Mỹ mở rộng 2015: Hoàng Nam thua tiếp vòng 1 đôi nam Đối đầu với 2 tay vợt bị đánh giá thấp hơn nhiều Tim Sandkaulen (Đức) – Mate Valkusz (Hungary), đôi của Hoàng Nam đã nhập cuộc với tâm lý đè nặng cùng khả năng kết hợp hạn chế. Họ đã liên tục mắc lỗi, trong đó có tới 7 lần mắc lỗi giao bóng kép, để thua chóng vánh set 1 với cách biệt 1-6. Bước sang set 2, Nam và Akira đã chơi quyết tâm, tập trung và phối hợp tốt hơn hẳn, bẻ được một game giao bóng của đối thủ, rồi vượt lên thắng 6-4.

Tỷ số hòa 1-1 đã đưa cuộc đấu vào set thứ 3 quyết định theo thể thức tie-break. Và sau một cuộc rượt đuổi gay cấn, đôi của Nam đã không chứng tỏ được bản lĩnh, sự chính xác trong thời điểm quyết định, để Sandkaulen và Vallkus bứt lên thắng 12/10.

Thất bại 1-2 này của đôi Hoàng Nam – Akira đã bộc lộ sự chuẩn bị trực tiếp không tốt, rõ nhất về sự phối hợp. Riêng Nam, việc bị loại ngay từ vòng 1 của cả 2 nội dung đơn và đơn nam cũng cho thấy anh không có được tình trạng thể lực và tâm lý tốt cho giải Grand Slam trẻ cuối cùng trong năm. Sau giải Trẻ Mỹ mở rộng, Nam sẽ về nước tham dự giải ATP Challenger do Việt Nam đăng cai tại CLB Lan Anh (TP.HCM). Theo thông tin mới nhất, đơn vị chủ quản Bình Dương đã xin rút Nam khỏi giải VĐQG khởi tranh từ 15/09 tới ở Cung Điền kinh trong nhà Hà Nội.

Ánh Viên “tranh thủ” tập huấn tại Nhật Bản

Từ đề xuất của HLV Đặng Anh Tuấn, Hiệp hội Thể thao dưới nước VN đã liên hệ để kình ngư số 1 Nguyễn Thị Ánh Viên có chuyến tập huấn ngắn hạn tại Nhật Bản vào cuối năm nay.

Giải Trẻ Mỹ mở rộng 2015: Hoàng Nam thua tiếp vòng 1 đôi nam Ngoài lý do thuận tiện cho nhiều giải đấu của Viên vào dịp đó diễn ra tại châu Á, nó còn giúp cô có sự thay đổi môi trường tập luyện cần thiết, cũng như tiếp cận với công nghệ đào tạo hiện đại của Nhật Bản. Nếu không có gì thay đổi, Viên sẽ tập luyện tại CLB Renaissance trong khoảng 2 tháng, với chi phí chỉ bằng 1/3 tại Mỹ. Tổng kinh phí ngành thể thao và đơn vị chủ quản Quân đội đầu tư cho Viên trong năm 2015 khoảng 4 tỷ đồng.

S.M

Thua ngay từ gốc

Sau tấm HCB SEA Games đầu tiên năm 2001, bóng chuyền Việt Nam chỉ mặc định nhắm đích tới sân chơi SEA Games, và chăm chăm bảo vệ cho chắc vị trí thứ 2. Môn này chưa từng xác lập một chiến lược hay mục tiêu để chí ít cũng quyết tâm bám đuổi, rồi song hành cùng người Thái tiến ra châu lục. Những kết quả tốt tại đấu trường châu lục, rõ nhất với hạng 4 tại Cúp châu Á 2012, đã chứng rỏ rằng Việt Nam có thể thua Thái Lan tại SEA Games song vẫn hoàn toàn có thể có thứ hạng cao ở châu lục. Tư duy SEA Games và nỗi ám ảnh Thái Lan nặng nề đến mức đã giống một “tiềm thức” của các HLV và cầu thủ. ĐTVN hễ chạm trán người Thái thường xuyên tự thua và thua thảm.

Nghịch cảnh 15 năm & Khác biệt từ gốc

Cùng với tư tưởng yếm thế là điểm yếu chết người về đào tạo trẻ. Mảng trọng yếu này lâu nay bị phó mặc hoàn toàn cho các địa phương, đội bóng. Ngoại trừ hai “lò” Thông tin và Long An chịu khó làm bài bản, các đội bóng khác đều bỏ qua khâu đào tạo trẻ, mà chỉ chú ý đến thành tích trước mắt, đặc biệt từ khi bóng chuyền cho thuê ngoại binh. Trên một mặt bằng chung quá khan hiếm cầu thủ có chất lượng, ĐTQG cũng không thể mạnh. Chưa kể, mỗi tuyển thủ khi lên Tuyển lại theo một kiểu, khiến cho các HLV cũng không biết xoay sở thế nào. Thực sự, ĐTVN mới chỉ là một tập hợp qua từng giải đấu chứ không có một nền tảng chung, với một lối chơi riêng của mình.

Mẫu hình 5 tuyến đào tạo của người Thái

Ở ĐTQG Thái Lan hiện tại, không có ngôi sao nào hơn được Ngọc Hoa của Việt Nam. Xét riêng về hình thể, đơn cử như nhiều cao trung bình, thậm chí họ còn kém hơn. Độ tuổi của họ cũng cao hơn 3-4 tuổi. Tuy nhiên, trên phương diện một đội bóng, họ đang vượt quá xa Việt Nam, với một sức mạnh tập thể, kỹ chiến thuật hoàn hảo, cùng một lối chơi có bản sắc rõ ràng. Quan trọng hơn, phía sau đó, là các ĐT U.23, U.20, U.18 nằm trong một hệ thống chung đều ở trình độ hàng đầu châu lục, tiếp cận thế giới, sẵn sàng thay thế xuất sắc các đàn chị bất cứ lúc nào.

Để có đỉnh cao như ngày hôm nay, Thái Lan đã trải qua tới 2 thập kỷ bền bỉ đào tạo trẻ, xây dựng giải VĐQG, ĐTQG các lứa tuổi với đầu tư lớn, khát vọng lớn.

Điểm nhấn mang lại thành công của người Thái chính là hệ thống đào tạo quốc gia gồm 5 lứa tuổi, bắt đầu từ U.13 cho đến ĐTQG, theo một chương trình chung, dưới sự dẫn dắt của một đội ngũ HLV chuyên nghiệp hùng mạnh. Các cầu thủ của họ liên tục được thi đấu cọ xát tại các giải đấu quốc tế đỉnh cao đủ loại, trong màu áo của ĐTQG và CLB.

Mỗi năm có tới vài chục lượt tuyển thủ Thái được tạo điều kiện xuất ngoại đầu quân cho các CLB hàng đầu. Từ những năm 1990, họ đã chi ra khoản kinh phí lớn để thường xuyên đăng cai những cuộc đấu tầm cỡ châu lục, thế giới.

Nhìn vào mẫu hình thành công đặc biệt của người Thái mới thấy, Việt Nam không kém xa, thua toàn diện mới lạ. Nhất là khi, qua 15 năm, cả làng bóng chuyền nữ Việt gần như giậm chân tại chỗ.

Hà Thảo 

Khoảng cách về trình độ giữa 2 nền bóng chuyền đã được phơi bày rõ nét khi ĐTQG Việt Nam mới đây đã liên tiếp để thua từ ĐTQG Thái Lan cho đến đội U.23 của họ. Sau khi thua 0-3 ĐTQG Thái Lan tại chung kết SEA Games 28, thầy trò HLV Thái Thanh Tùng tiếp tục thất bại 1-3  trước U.23 Thái ở bán kết giải quốc tế VTV Cup ngay trên sân nhà. 

“Ngoài hệ thống đào tạo trẻ bài bản và bản sắc, tôi cho rằng thành công bóng chuyền nữ Thái Lan có được chủ yếu nhờ việc sớm và liên tục được dự tranh các giải đấu đẳng cấp thế giới. Chúng tôi cũng đã từng thua xa các đội mạnh quốc tế, đặc biệt với những đối thủ có ưu thế về thể hình, lối chơi hiện đại. Tuy nhiên, qua đó các nhà quản lý, huấn luyện, chính các cầu thủ đã rút ra được những bài học quý giá cho mình, để không ngừng đổi mới và tiến bộ. Thái Lan đã từng nhiều lần đăng cai những cuộc đấu đỉnh cao như World Grand Prix mà chỉ 1 vòng đã tốn kém tới 300.000 – 400.000 USD song rất hiệu quả ”. – Shanrit Wongprasert (Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền châu Á và Thái Lan).

Các thành tích nổi bật của bóng chuyền nữ Thái Lan:

– 2 lần vô địch châu Á (2009 và 2013).

– 1 lần đoạt Cúp châu Á (2012)

– HCĐ ASIAD 2014.

– 8 lần liên tiếp giành HCV SEA Games (2001- 2015).

Đỉnh và đáy

Thái Lan đã vượt xa Việt Nam 2 môn đại chúng hàng đầu là tennis và golf đến mức không có gì để đặt ra câu chuyện hơn kém như thế nào hay khả năng bám đuổi. Như golf, trong khi Việt Nam cao nhất mới chỉ đứng hạng 11 SEA Games, Thái Lan luôn độc chiếm tất cả HCV các kỳ Đại hội thể thao ĐNÁ và vươn lên nhóm hàng đầu châu lục từ lâu. Họ có mấy chục golf thủ chuyên nghiệp có đẳng cấp ngang và vượt Duy Nhất, gương mặt ngoại lệ của làng golf Việt. Người Thái đã tạo nên một hệ thống Học viện đào tạo và giải đấu quốc tế trở thành một “điểm đến” quen thuộc của cả châu Á.

Thảm họa bóng “đè”

Với tennis, xứ chùa Vàng từng đạt tới đỉnh cao nhất khi có một Paradorrn Srichaphan đứng hạng 9 đơn nam thế giới. Và dù đang sa sút nghiêm trọng về “mũi nhọn”, họ vẫn có 5 tay vợt nam lọt vào Top 1.000 ATP, nơi “con độc” Lý Hoàng Nam của Việt Nam hãy còn cách 55 bậc.

Có tới 9 tay vợt như Tiến Minh

Khoảng cách đỉnh và đáy ở golf hay tennis thực ra cũng không phải là một điều gì quá ghê gớm, bởi khác biệt một trời một vực về xuất phát điểm, điều kiện. Phần nào đó phải coi như một sự “lực bất tòng tâm”.

Tuy nhiên, cái thua ở một số môn mà thực tế truyền thống, tiềm năng, nguồn lực không khác nhau nhiều lại rất đáng suy ngẫm, tiêu biểu như cầu lông. Rõ ràng, cầu lông Việt Nam chẳng hề kém cạnh mấy người Thái về phong trào, khả năng đầu tư, nhân tố. Dầu vậy, cả chục năm nay, môn được quan tâm, yêu thích đầu bảng này vẫn chỉ trông cả vào một Tiến Minh, phần nào đó là Vũ Thị Trang.

Thảm họa bóng “đè”Hiện tại, Minh đã bước qua sườn dốc bên kia của nghiệp đấu, còn Trang chưa biết đến bao giờ mới lọt được vào Top 30, chứ chưa nói đến nhóm hàng đầu. Trong khi đó, Thái Lan đang sở hữu tới 9 tay vợt thuộc nhiều lứa tuổi, hầu hết hãy còn rất trẻ, giống như Tiến Minh. Nam có Tanongsak hạng 21 thế giới, Boonsak Ponsana hạng 26 và đặc biệt nữ Ratchanok Intanon thứ 5, cùng hai người khác cũng đứng trong Top 20. Có nghĩa là, họ sẽ luôn vững vàng trên đỉnh quốc tế, chứ không phải lo trở về cảnh “tay trắng” như Việt Nam sau khi Tiến Minh giải nghệ.

Nghịch cảnh một Ngọc Hoa hay nhất khu vực

Chính các chuyên gia của bóng chuyền Thái Lan cũng đánh giá họ không có một gương mặt nào xuất sắc như phụ công Nguyễn Thị Ngọc Hoa của Việt Nam. Thậm chí, các CLB Thái còn phải chạy đua quyết liệt để có được đội trưởng ĐTVN trong đội hình. Chỉ có điều, qua trường hợp Ngọc Hoa hay nhất Đông Nam Á lại càng phơi bày những điểm yếu chí tử của bóng chuyền nữ Việt Nam trước người Thái. Các ĐTQG được dẫn đầu bởi Ngọc Hoa vẫn luôn thảm bại.
TTVN ngày càng tụt hậu so với Thái Lan: Thảm họa bóng “đè”Tính riêng SEA Games, Việt Nam đã thua Thái Lan 8 trận chung kết liên tiếp, qua 14 năm đằng đẵng, thậm chí Ngọc Hoa cùng các đồng đội chỉ kiếm được của đối thủ đúng 1 hiệp thắng.

Dù không mạnh như nữ song các cầu thủ nam Thái Lan cũng mới chỉ một lần bị loại khỏi trận chung kết, và đăng quang tới 5 lần. Còn bóng chuyền nam Việt Nam đến 2005 mới giành tấm HCĐ đầu tiên, 2 lần vào tới trận cuối và đều thua. Trong đó, gần nhất, thầy trò Nguyễn Mạnh Hùng đã thất trận 0-3 tâm phục khẩu phục trước người Thái.

Với TTVN, có lẽ thảm họa bóng “đè” với nỗi ám ảnh từ người Thái sẽ còn kéo dài.

Sỹ Minh

Bóng chuyền nữ: 8 lần liên tiếp thua Thái Lan tại chung kết SEA Games kể từ năm 2001 (7 trận thua 0-3, 1 trận thua 1-3).

Cầu lông nam: Việt Nam có duy nhất Tiến Minh đang xếp hạng 38 thế giới; Thái Lan có Tanongsak hạng 21, Boonsak Ponsana hạng 26, Suppanyu Avihingsanong hạng 85.

Cầu lông nữ: Việt Nam có duy nhất Vũ Thị Trang hạng 55; Thái Lan có Ratchanok Intanon hạng 5, Ongbumrungphan hạng 17, Buranaprasertsuk hạng 21, Jindapon hạng 39, Ketethong hạng 62, Chochuwong hạng 77.

Tennis nam: Việt Nam chỉ có Lý Hoàng Nam đứng 1.055 ATP, Thái Lan có Danai Udomchoke hạng 494, Pruchya Isarow hạng 787, Puriwat Chatpatcharoen hạng 894, Phassawit Burapharitta hạng 985.

Nói như thế chẳng khác nào “ám” con nhà người ta rằng: “Nhà này không phù hợp với việc… thi Đại học”. Thời buổi này, nói thế là xúc phạm nhau.

Những thất bại liên tiếp khiến tất cả mất tự tin, cho dù điều kiện quan trọng nhất để phát triển bóng đá là NHM thì chúng ta đang có. Không dễ để cả triệu người cùng ngồi xem hành trình thi đấu của lứa U.19. Hoặc hình ảnh CĐV Việt Nam đứng chờ với cờ đỏ sao vàng ở Đài Loan (Trung Quốc) đón tiếp thầy trò Miura cho thấy chúng ta không thiếu khát vọng.

Nhưng làm thế nào để bay cao?

Café 24h: Chống tụt hậu bằng thể thao học đườngĐối với thế giới, thể lực người châu Á kém nhất. Đối với châu Á thì thể lực người khu vực ĐNÁ kém nhất. Trong đó, do di chứng của nhiều năm chiến tranh, thể hình và thể lực của người Việt vẫn đang khiến nhà chức trách Việt Nam đau đầu khi chúng ta thấp bé, nhẹ cân hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Vậy thì chỉ có thể nhìn vào… Tây Ban Nha để phấn đấu. Một đội hình không nhiều cầu thủ cao to nhưng vẫn lên đỉnh thế giới bằng kỹ, chiến thuật phù hợp.

Nhưng để có kỹ chiến thuật phù hợp thì phải có con người đầy đủ kỹ năng. Điều đáng mừng là hiện nay nhiều nơi đào tạo bóng đá dài hạn, kiểu Học viện HAGL, PVF, Viettel, Nutifood… nhưng về căn bản những mô hình này vẫn thiếu ổn định.

Ai cũng hiểu rằng cách làm tốt nhất vẫn là phải phát động phong trào bóng đá rộng khắp ở các cấp bắt đầu từ bóng đá học đường, điều đó tốt hơn là phụ thuộc vào một đơn vị.

Nhưng ai có thể đảm bảo một chiến lực quy mô đòi hỏi sự chung tay của cả Bộ GD&ĐT lẫn Bộ VHTT&DL?
Lại so sánh với Thái Lan. Không chỉ bóng đá, nhiều môn thể thao của Việt Nam đang tụt hậu rất xa: Bóng chuyền, Bóng bàn, Taekwondo…

Thái Lan lấy đâu ra nhân tài nhiều thế? Xin thưa là từ thể thao học đường. Đây không phải là vấn đề mới nhưng thử đánh giá lại: Thể thao học đường, bóng đá học đường của Việt Nam thế nào? Gần như là một số 0 tròn trĩnh.

Nó giống như phần đầu của bài viết khi ai đó bị nhận xét rằng “không phù hợp để thi Đại học” là có thể “đổ máu”.

Giáo dục của Việt Nam là thứ giáo dục hướng đến tranh đua, thi cử chứ không phải là giáo dục để có những con người toàn diện. Vì thế, hoạt động thể chất ở trường học là rất hời hợt, không tác dụng nếu như không nói là phản khoa học (đưa thể dục vào những tiết học cuối cùng trong ngày).

Than vãn về thể thao Việt Nam không phát triển hoặc chúng ta đang có thứ bóng đá “không chịu phát triển” chẳng giải quyết được gì khi chúng ta chưa định lượng được một cách cụ thể: Để có một ĐT U.19 mạnh cần bao nhiêu trường PTCS, PTTH phát triển môn bóng đá, cần bao nhiêu trung tâm, địa phương cùng làm bóng đá.

Một mảnh đất làm sân bóng cho các em còn qua quá nhiều khâu xét duyệt thì nói chuyện bóng đá học đường vẫn còn xa vời.

Vậy thì bao giờ mới bằng được Thái Lan?

Song An

Bóng đá Thái Lan: Chắc chắn ngay từ nền móng

Năm 2007, dù chỉ được đăng ký 12 trên tổng số 21 nội dung song ĐTVN vẫn “gặt” tới 10 HCV, 2 HCĐ.

Thế nhưng tình thế đã rất khác từ 2009 khi Thái Lan vốn chỉ thuộc diện “đàn em” xa của Việt Nam tập trung đầu tư cho môn vật, với cách làm rất riêng. Khác với Việt Nam ôm đồm, dàn trải ra cả ba loại hình vật cổ điển nam, vật tự do nam, vật tự do nữ, họ gần như chỉ ưu tiên cao độ cho vật nữ, với mục tiêu rất rõ ràng: Tranh huy chương châu Á và suất Olympic.

Môn vật Việt Nam: Nguy cơ thua vì... chuyên gia Việt Ngoài sự bài bản, chuyên nghiệp vốn là một điểm mạnh chung của người Thái, họ còn có những bước đi có thể coi là “độc chiêu”. Họ đã đều đặn mời các HLV thuộc diện giỏi nhất thế giới sang làm chuyên gia, giúp việc phát hiện, đào tạo trẻ cũng như hỗ trợ nâng cao. Trong đó, đáng chú ý có một số HLV kỳ cựu hay cựu danh thủ của Việt Nam. Đây chính là một cách rất đắc dụng để vật Thái Lan có thể học hỏi, trước khi tính đến chuyện vượt qua Việt Nam.

Hiện tại, cựu HLV trưởng ĐTQG Trần Đình Hưởng và đô vật từng dự Olympic 1980 Phí Hữu Tình đang làm việc tại đây, với mức lương “cứng” 600 USD/tháng. Cùng đó, Thái Lan cũng đã tích cực vận động để đưa thành công người của mình vào Liên đoàn Vật châu Á, giữ vị trí Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Nam Á, thay cho chính ông Phó Chủ tịch cũ là đại diện của Việt Nam (Nguyên Trưởng bộ môn vật Tổng cục TDTT Lê Ngọc Minh).

Theo đánh giá của giới chuyên môn, với đà này chỉ thêm một thời gian nữa, Thái Lan sẽ qua mặt Việt Nam ở cả “mỏ Vàng” vật, chí ít là ở đấu trường châu lục và Olympic. Việt Nam vẫn có thể áp đảo tại “hội làng” SEA Games song sẽ thua người Thái ở tầm cao hơn. Và thực tế, vật Thái Lan cũng đã không hề kém cạnh gì khi đã đều đặn có huy chương tại các giải châu Á- nơi cả khu vực trước đó duy nhất Việt Nam có thể vươn tới. Họ cũng đang quyết tâm có 1 đến 2 suất tới Olympic 2016 ở vật nữ.

Nguy cơ thua người Thái ngay cả ở môn vật đang hiện hữu, và chắc chắn sớm xảy ra nếu như Việt Nam không thay đổi quyết liệt. Do cách làm gắn với bó buộc kinh phí nên vật Việt Nam đang tự bằng lòng với trình độ, thành tích dừng ở mức SEA Games. Ngay cả vật nữ dù được đưa vào danh sách các môn “trọng điểm nhóm 1” cũng mới chỉ được đầu tư khoảng 20.000 USD mỗi năm cho việc tập huấn, thi đấu quốc tế, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan.

Sỹ Minh

– Thể thao 24h: Nhìn lại 1 thập kỷ gây dựng, ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của golf Việt Nam?

Ông Nguyễn Văn Hảo: Tôi cho rằng, golf Việt Nam đã có một bước tiến dài về nhiều mặt. Từ chỗ chỉ có 14 sân golf với 3.000 người chơi, đến nay đã có 36 sân cùng 30.000 người chơi, trong đó có 15.000 chơi thường xuyên. Hiện tại, có 14 địa phương đang đầu tư phát triển golf. Mỗi năm khoảng 20 giải golf được tổ chức, với 4 giải quốc nội chính thức. Chúng ta đã gây dựng được hệ thống tập huấn đào tạo VĐV đủ các tuyến, với lực lượng tăng trưởng đáng kể. Có một số gương mặt trẻ tài năng, được đầu tư tốt, hứa hẹn có thể vươn ra quốc tế.

“Chỉ có thể đột phá khi có Học viện đào tạo”

– Như đánh giá của các chuyên gia, số người chơi golf tại Việt Nam vẫn tăng rất chậm, phong trào vẫn nhỏ hẹp, cho dù có gấp 10 lần hiện nay đi nữa?

Thẳng thắn nhìn nhận, golf Việt Nam vẫn chưa tận dụng, phát huy đúng tiềm năng, điều kiện thực tế. Điều đó được minh chứng rõ qua số người chơi và phong trào. Nó không chỉ gắn với mặt bằng chung thu nhập của người dân còn thấp, mà còn xuất phát từ nhận thức chung chưa đầy đủ, thiếu thống nhất về môn golf.

Trong khi đó chúng ta cũng chưa có những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ để thúc đẩy. Bộ môn Golf và Hiệp hội Golf Việt Nam đã rất nỗ lực, song cũng mới chỉ trong khả năng và nguồn lực có hạn của mình.

– Ông nghĩ gì khi golf vẫn là môn quá xa cách với thanh thiếu niên – đối tượng quan trọng của xã hội, cũng như nguồn cung cấp nhân lực cho mảng thành tích cao?

Đó là một vấn đề lớn mà chúng tôi luôn trăn trở và tìm mọi cách tháo gỡ song chưa mấy hiệu quả. Thực tế, trong vài năm gần đây, có một số chương trình, dự án dạy golf miễn phí song số lượng học viên rất hạn chế, thời gian cũng ngắn.

Dù các sân golf ngày càng rộng mở, với mức giá cùng các hình thức đa dạng nhưng thực sự vẫn chưa phù hợp và khó tiếp cận với trẻ em, nhất là chi phí. Chúng ta cũng chưa thể tạo ra những mẫu hình sân golf công cộng như nhiều nước.

Rõ ràng, với thực trạng như hiện tại, cả phong trào nói chung lẫn mảng đào tạo VĐV sẽ rất khó khăn.

Tổng thư ký Hiệp hội Golf Việt Nam: “Chỉ có thể đột phá khi có Học viện đào tạo”
Chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam Nguyễn Văn Hảo.

– Theo ông, golf Việt Nam sẽ phải và có thể làm gì trước bài toán khó này? Chẳng nhẽ chúng ta sẽ phải chấp nhận golf không dành cho đối tượng trẻ và chờ đợi sự xuất hiện kiểu “lúa trời” của các golf thủ?

Chắc chắn golf Việt Nam sẽ phải đột phá, với giải pháp mang tính quyết định và khả thi là phải hình thành nên được các Học viện hay Trung tâm đào tạo trẻ. Chúng tôi đã đặt mục tiêu trong 5 năm tới, xây dựng Trung tâm đào tạo trẻ đặt tại Hà Nội và TP.HCM. Trước mắt, Hiệp hội Golf Việt Nam đang phối hợp với sân The Bluff Hồ Tràm mở Học viện golf Robert Rock để tuyển chọn, đào tạo VĐV trẻ. Ngoài ra, có thể trông đợi nhiều khi tập đoàn BRG, nơi đang sở hữu 3 sân golf, sẽ phối hợp với tập đoàn Nick Claus chuẩn bị mở Học viện đào tạo golf chuyên nghiệp theo đúng chuẩn quốc tế. Đó là những tín hiệu rất tích cực, và tôi tin rằng mảng đào tạo VĐV sẽ rất khác trong tương lai gần.

Dù vậy, để có thể thúc đẩy phong trào, nền tảng một cách căn cơ cần phải có sự “hợp sức” của các sân golf. Như sân golf Long Biên (Hà Nội) đã bắt đầu chuyển đổi một phần hoạt động theo hướng của một sân golf cộng đồng, trong đó chủ yếu nhắm tới trẻ em. Tất nhiên, chúng tôi hiểu rõ trách nhiệm “cầm trịch” và “cầu nối” của mình, và điều này sẽ được đặt ra ở Đại hội sắp tới của Hiệp hội Golf Việt Nam.

– Xin cảm ơn ông!

Hà Thảo (thực hiện)

 Golf Việt Nam sẽ phải phấn đấu nhiều năm nữa, có thể tính bằng thập kỷ, mới có thể hy vọng theo kịp được sự phát triển của nhiều nước trong khu vực; ví dụ để sánh với Thái Lan có thể phải mất 2-3 thập kỷ nữa. Thái Lan có 256 sân golf, với số người chơi lên tới 500.000. Họ cũng có vài chục Học viện, Trung tâm đào tạo chuẩn quốc tế; vài trăm golf thủ chuyên nghiệp, trong đó rất nhiều người đã đạt tới tầm châu Á và thế giới”.

Ông Nguyễn Văn Hảo.

Hỗ trợ các golf thủ về mặt… thủ tục

Hiện tại, Việt Nam có cả chục golf thủ đang tập huấn dài hạn ở nước ngoài, với kinh phí hoàn toàn do bản thân và gia đình tự lo. Không ai nhận được sự hỗ trợ của ngành thể thao và Hiệp hội Golf Việt Nam, không chỉ về kinh phí mà cả chuyên môn. Việc duy nhất mà các golf thủ này được hỗ trợ chỉ là nhận thông báo đều đặn về các giải đấu trong và ngoài nước để họ cân nhắc điều kiện tham gia.

Việt Nam quy hoạch 96 sân golf đến năm 2020 

Theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2020, có 96 sân golf được phát triển, trải khắp 3 miền. Khi đó, trung bình, mỗi tỉnh/ thành sẽ có 1,4 sân golf. Hiện tại còn có 20 dự án ngoài quy hoạch có sự phù hợp và tính khả thi cao đang tiếp tục được xem xét bổ sung. Trên thực tế, cả nước có 36 sân golf đang hoạt động. Đến năm 2020, như đánh giá của các chuyên gia, cao nhất cũng chỉ thêm 10-15 sân hoàn thành. Phải còn rất lâu nữa hệ thống 96 sân golf trong quy hoạch, hay bổ sung mới có thể hoàn thiện, khi đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ.

Việt Nam quy hoạch 96 sân golf đến năm 2020 Xét số lượng thuần túy, trong sự đối sánh với mặt bằng chung quốc tế, hay ngay các nước Đông Nam Á, cũng như quy mô dân số, số lượng 96 sân golf trong quy hoạch, hay 36 sân golf đang hoạt động là chưa đáng kể. Trên toàn thế giới hiện tại có tới 37.000 sân golf đạt chuẩn. Nhiều nước trong cùng khu vực đều đang sở hữu từ hàng trăm tới vài trăm sân, như Thái Lan (256), Malaysia (230), Indonesia (156), Philippines (100).

Cả nước mới có 30.000 người chơi golf

Thống kê mới nhất, hiện cả nước có khoảng 30.000 người chơi golf, tăng gấp đôi so với thời điểm 2009-2010. Tuy đã tăng nhanh song đây vẫn là một con số khiêm tốn so với mặt bằng chung quốc tế, cũng như nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Đơn cử Thái Lan đang có trên 500.000 người chơi golf. Đáng chú ý hơn, số lượng người chơi golf thường xuyên tại Việt Nam lại càng thấp, chỉ chưa đến 15.000 người, mà trong đó thanh thiếu niên lại càng ít do thiếu các điều kiện để tiếp cận sân golf.

Việt Nam quy hoạch 96 sân golf đến năm 2020 Đó cũng là lý do quan trọng bậc nhất khiến cho việc nâng cao trình độ nói chung, và đặc biệt phát hiện, đào tạo các golf thủ trẻ hết sức khó khăn. Phần nào đó, mảng “nền móng” mang tính quyết định này đang rơi vào bế tắc. Các nhà quản lý huấn luyện chỉ trông đợi ở một vài nhân tố đặc biệt theo mô hình xã hội hóa, mà từ định hướng tương lai, tổ chức tập huấn, và nhất là nguồn kinh phí đều do gia đình lo.

Giải VĐQG golf hàng năm, lần cao nhất cũng mới chỉ thu hút được khoảng 100 golf thủ dự tranh (tính cả những tay golf Việt kiều hay nhiều đối tượng không tập luyện, thi đấu đỉnh cao liên tục). Giải trẻ còn “thảm” hơn khi thường chỉ có 40-50 golf thủ tham dự. Một số nhóm tuổi chỉ có đúng 3-4 VĐV.

S.M

12 tuổi giành HCB giải U.16 toàn quốc

Mới 7 tuổi, My đã được bố, ông Nguyễn Huy Tiến, một cựu phóng viên thể thao chơi quần vợt “phủi” có tiếng hướng theo nghiệp banh nỉ, với 2 năm ăn tập năng khiếu ở đội Hà Nội. Năm 2007, ông Tiến chuyển sang phụ trách Bộ môn golf của ngành thể thao Thủ đô vừa mới được thành lập. Rất tự nhiên, My thường xuyên theo cha và anh đến sân golf, cũng thử cầm gậy xem như thế nào rồi mê mệt lúc nào chẳng hay.

Chính My đã nằng nặc đòi bố cho bỏ tennis sang golf, thậm chí còn nài nỉ để gia đình bỏ ra mấy chục triệu đồng sắm cho một bộ đồ nghề xịn.

Muốn làm golf thủ chuyên nghiệp trước tuổi 20

Từ năm 2010, người ta đã thấy My xuất hiện trên sân tập từ sáng sớm đến tận tối mịt với người thầy đầu tiên chính là ông bố, còn anh trai đóng vai người đối luyện. My cũng được bố dẫn đi khắp các sân miền Bắc, miền Trung để cọ xát, học hỏi. Ông đã thuê hẳn chuyên gia người Mỹ, Robert Bick Nell kèm cặp My trong một thời gian dài. Và chính cựu HLV trưởng ĐTVN đã mang đến cho golf thủ trẻ một nền tảng rất bài bản và toàn diện, nhất là tư duy hiện đại.

Đúng 12 tuổi, Thảo My được bố cho ra mắt làng golf tại giải trẻ toàn quốc, song không tranh tài ở lứa tuổi của mình mà là U.16. Golf thủ “nhí” đã tạo nên một cơn địa chấn khi xuất sắc đoạt ngay một tấm HCB với một khả năng, phong cách thi đấu khác biệt mà giới chuyên môn đều cho rằng “ngời ngời triển vọng”. Thậm chí, nếu có thêm một chút may mắn và bản lĩnh vào thời điểm quyết định, My đã vô địch.

VĐV trẻ nhất đoàn Việt Nam tại ASIAD 2014

Thành quả đầu tay ấn tượng ấy đã mang đến cho bản thân, và phía sau đó là ông bố sự tự tin và hưng phấn rất lớn. Thêm 2 năm miệt mài trui rèn, My đã hoàn toàn vô đối so với các tay golf tại các lứa tuổi trẻ cùng và trên tuổi mình, để sẵn sàng cho một cuộc bứt tốc. Đó là cơ sở quan trọng để ngành thể thao Hà Nội cùng gia đình quyết định dành cho My một khoản đầu tư lớn sang Thái Lan ăn tập tại một Học viên Golf quốc tế. Tại đây, với một môi trường chuyên nghiệp, bên cạnh các golf thủ giỏi thuộc nhiều lứa tuổi, trường phái khác nhau, dưới sự dẫn dắt của thầy giỏi, tuyển thủ Việt Nam đã thăng tiến vượt bậc.

Từ một gương mặt trẻ triển vọng, chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây, Thảo My đã bứt lên như một hiện tượng độc nhất vô nhị của không chỉ môn golf mà cả TTVN.

Năm 2014, đúng thời điểm ngành thể thao đang tuyển chọn lực lượng cho ASIAD, My tỏa sáng rực rỡ tại giải trẻ toàn quốc. Tài năng 16 tuổi đã vừa độc chiếm ngôi đầu lứa tuổi U.18, vừa đoạt luôn danh hiệu Nhà Quán quân tuyệt đối dành cho người sử dụng ít gậy nhất (74 gậy ngày đầu và 75 gậy ngày sau), thậm chí hơn cả các đấu thủ nam lứa tuổi U.21.

Nhờ thế, My đã được xét đặc cách đưa thẳng vào đội hình chính thức dự tranh ASIAD, dù trước đó chưa một ngày tập huấn ĐTQG. Đây cũng là thành viên trẻ nhất của đoàn TTVN ở kỳ Á vận hội này. Đến cuối năm, My còn “ẵm” luôn ngôi vô địch quốc gia.

Đến năm 2015, nghiệp đấu của Thảo My tiếp tục thăng hoa ngoạn mục khi xuất sắc vượt qua vòng loại để giành quyền dự tranh giải Trẻ VĐTG, cũng là đại diện đầu tiên của Việt Nam ở cuộc đấu sáng giá này. Ở SEA Games 28, dù chưa thể tạo nên đột phá song My cũng đã giành thành tích tốt nhất cho golf Việt Nam sau 6 kỳ Đại hội: Hạng 11.

Hà Thảo

Mục tiêu của Tháo My là sớm vươn tới đẳng cấp của một golf thủ chuyên nghiệp quốc tế, trước tuổi 20. Có thể thấy, My hội đủ các yếu tố lý tưởng để vươn cao, từ thể hình đạt chuẩn quốc tế (cao 1m65, nặng 70kg), tư duy và lối chơi hiện đại, các kỹ năng toàn diện cho đến một cá tính của một ngôi sao, với một bản lĩnh vượt xa lứa tuổi. Và quan trọng nhất, tài năng trẻ này có được một quy trình đào tạo, phát triển chuyên biệt theo đúng chuẩn quốc tế. 

Tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014, lần đầu tiên sau 7 kỳ tổ chức mới có chuyện cả 3 bố con một nhà cùng tham dự thi đấu ở một môn, với golf thủ bố Nguyễn Huy Tiến cùng hai golf thủ con Huy Thắng và Thảo My. Trong đó, ông Tiến một mình đóng cả 3 vai – lãnh đội, HLV, VĐV. Ba golf thủ bố con cũng thành công vang dội khi đóng góp 3 huy chương (2 HCV, 1 HCB) lập công lớn giúp Hà Nội đại thắng TP.HCM. Cô con gái Thảo My “oách” nhất với 1 HCV đồng đội nữ và 1 HCB đơn nữ.

“Nữ hoàng Kata” Hoàng Ngân tái xuất

Tròn 1 năm kể từ ASIAD, ngôi sao karatedo Nguyễn Hoàng Ngân sẽ tái xuất trong màu áo ĐTQG tại giải vô địch châu Á khởi tranh từ 04/09 tới tại Nhật Bản.

“Nữ hoàng Kata” Hoàng Ngân tái xuất Đây là giải đấu lớn thứ 2 châu lục, sau ASIAD, được tổ chức 2 năm một lần. Với cuộc đấu trên xứ sở Phù Tang, Hoàng Ngân sẽ có những lợi thế rất lớn khi đang ăn tập dài hạn tại đây. Tuy nhiên, chị cũng gặp phải thách thức cực lớn trong việc tranh chấp ngôi vô địch do phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ sừng sỏ của chính chủ nhà.

Tại ASIAD 2014, Hoàng Ngân đã chỉ giành HCB khi để thua tài năng trẻ đến từ Nhật Bản Shimizu Kiyou với tỷ số 0-5. Phong độ của võ sỹ 31 tuổi cũng đang bị ảnh hưởng phần nào vì tuổi tác cao và chấn thương đầu gối dai dẳng.

Ngọc Diễm “cày ải” tại giải hạng dưới

Tại VCK giải bóng chuyền hạng A tranh tài từ 01/09 tại NTĐ tỉnh Thái Nguyên, chủ công Hà Ngọc Diễm sẽ là tuyển thủ QG duy nhất góp mặt. Chị sẽ gánh vác sứ mệnh đưa đội bóng quê nhà Truyền hình Vĩnh Long giành quyền lên chơi ở giải VĐQG mùa giải sang năm.

“Nữ hoàng Kata” Hoàng Ngân tái xuất Đại diện miền Tây sẽ phải cạnh tranh với 3 đối thủ Quảng Ninh, Hà Nội, Đăk Lăk cho một suất thăng hạng duy nhất. Nếu hoàn thành mục tiêu với Truyền hình Vĩnh Long, tài năng trẻ đang lên này sẽ thoát cảnh mỗi năm phải thi đấu cho 2 CLB tại 2 giải khác nhau.

Ở mùa giải 2015, ngoài Truyền hình Vĩnh Long, Diễm còn khoác áo thời vụ cho Bình Điền Long An. Mới đây, cô đã góp công lớn giúp cho đội vượt qua Thông tin LienVietPostBank để giành ngôi vô địch Cúp Hùng Vương.

Quốc Toàn thay Kim Tuấn tranh huy chương châu Á

ĐTQG cử tạ vừa lên đường dự tranh giải vô địch châu Á trên đất Thái Lan mà không có đô cử số 1 Thạch Kim Tuấn. Người thay thế Kim Tuấn tranh chấp huy chương nội dung 56kg nam thi đấu vào 03/09 tới sẽ là đàn anh Trần Lê Quốc Toàn, gương mặt từng suýt đứng thứ 3 ở Olympic 2012.

“Nữ hoàng Kata” Hoàng Ngân tái xuất Tuy nhiên, do phong độ đã sa sút nhiều nên cao nhất Toàn cũng chỉ có thể nhắm tới 1 tấm HCĐ, khi không thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ vượt trội của Trung Quốc và Triều Tiên. Khác với Olympic hay ASIAD chỉ có một bộ huy chương duy nhất, giải vô địch châu Á phân ra 3 bộ huy chương cho mỗi hạng cân, gồm cử đẩy, cử giật và tổng cử.

Ngoài Quốc Toàn, cũng ở hạng 56kg nam, Việt Nam còn có một đại diện khác là tài năng trẻ Nguyễn Trần Anh Tuấn.

S.M

Quang Liêm dừng lại, cờ vua hết hy vọng

Dù Quang Liêm khẳng định sẽ gắn bó lâu dài với nghiệp cờ, cũng như có  điều chỉnh hợp lý giữa việc học văn hóa và tập luyện, thi đấu tại trường Đại học Webster, thực tế thì sự phát triển của anh đang dừng lại. Chính xác hơn, nó đã thụt lùi thấy rõ trong 2 năm qua. Và nếu tình trạng nửa vời đó kéo dài, anh cũng sẽ mất luôn cơ hội trở thành một trong những kỳ thủ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, dù từng ở rất gần.

Không có một tài năng xuất chúng nào có thể thành công trên đỉnh quốc tế khi mỗi năm chỉ dự tranh 3-4 giải đấu, mất quá nửa thời gian và tâm sức cho lĩnh vực ngoài chuyên môn.

Chuyện của Lê Quang Liêm và Nguyễn Tiến Minh: “Con độc” & nghịch cảnhQuang Liêm dừng lại, cờ vua Việt Nam cũng hoàn toàn hết “cửa” cho các mục tiêu quốc tế. Bởi phía sau và bên cạnh nhà vô địch thế giới cờ chớp  này là một khoảng trống hun hút. Đơn cử, kỳ thủ số 2 Nguyễn Ngọc Trường Sơn lâu nay vẫn chỉ có trình độ ở cuối nhóm 2 thế giới, với phong độ thiếu ổn định. Anh chỉ có thể gánh vác nhiệm vụ tại các giải khu vực và phải xuất thần lắm mới tranh chấp được ở tầm mức khu vực. Chưa kể so với phần còn lại của cờ Việt Nam, chính Sơn cũng đã vượt trội. Hay kỳ thủ “nhí” Nguyễn Anh Khôi đang nổi lên như một “Quang Liêm 2.0” nhưng để theo được đàn anh thì còn phải phấn đấu mệt nghỉ trong hàng chục năm nữa.

Mất Tiến Minh, cầu lông chẳng còn gì

Lần đầu tiên sau 10 mùa giải Vietnam Open, Nguyễn Tiến Minh đã bị loại ngay từ vòng 3 đơn nam. Kết quả đó đã minh chứng rõ, cựu binh tuổi 33 giờ đã chạm tới đáy của sự nghiệp mà muốn duy trì ở mức tối thiểu nhất cũng không còn có thể. Ai cũng hiểu, sở dĩ Minh còn cố gắng theo nghiệp đến hết 2016 là bởi muốn dự thêm một kỳ Olympic, và quan trọng hơn là còn ràng buộc với nhà tài trợ.

“Con độc” & nghịch cảnh Mất Tiến Minh, cầu lông Việt Nam chẳng còn gì để thi thố với quốc tế. Qua những gì đã thể hiện, có thể khẳng định tay vợt nữ đang đứng trong Top 50 thế giới Vũ Thị Trang sẽ không bao giờ đạt tới đẳng cấp của đàn anh. Mà bản thân Trang cũng đã là một ngoại lệ của môn này, nhất là trong tình cảnh các tài năng trẻ Cao Cường, Hà Anh, Thu Huyền “lớn” quá chậm.

Nghịch cảnh “con độc”

Chỉ với trường hợp của Quang Liêm và Tiến Minh, cả một nền thể thao đã nghiêng ngả. Đơn giản vì họ chính là những gương mặt nổi bật trong số những “con độc”, nhẩm đếm chưa hết mười đầu ngón tay của TTVN thuộc nhóm hàng đầu thế giới.

Xét trong cách nghĩ cách làm hiện tại của ngành thể thao, để có được thêm một tài năng đặc biệt như Liêm hay Minh thực sự rất khó, nếu không muốn nói là không thể trong nhiều năm tới. Cả một quy trình từ phát hiện, đào tạo, đãi ngộ VĐV đều giống như “lúa trời”, chỉ trông chờ vào sự may rủi.  Ngay Quang Liêm hay Tiến Minh, khi đã bước ra thế giới cũng chưa hề được chăm lo, đầu tư đến nơi đến chốn, cả về tinh thần lẫn vật chất.

Suy cho cùng, với TTVN sự xuất hiện của một vài “con độc” như Minh, Liêm cũng đã quá may mắn.

HÀ THẢO

Theo tôi có 4 nguyên nhân khiến môn cầu lông nói riêng và cả  TTVN chưa thể đột phá, vẫn phải chấp nhận tình cảnh chỉ có một số ít “con độc” như Tiến Minh hay Quang Liêm.  Thứ nhất, chúng ta chưa mạnh dạn thuê HLV chất lượng cao nên chưa có được chương trình đào tạo, tập huấn, thi đấu chuyên nghiệp. Thứ hai, chúng ta chưa có sự phối hợp giữa ngành thể thao và giáo dục để rồi nhiều VĐV  dưới 18 tuổi vì tập trung nhiều hơn cho việc học văn hóa mà chỉ tập luyện cầm chừng. Thứ ba, chúng ta không thiếu nhân tố triển vọng nhưng rất ít người được tạo điều kiện thi đấu quốc tế thường xuyên để phát triển chuyên môn. Thứ tư, chế độ đầu tư, đãi ngộ dành cho một số tài năng đặc biệt còn rất hạn chế”.

Bà Huỳnh Ngọc Liên, Phó Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông TP.HCM.

4 năm liền kiếm tiền tỷ
Sau một thời gian dài phải dùng tiền của gia đình để đầu tư cho sự nghiệp, bắt đầu từ 2010, thu nhập của Quang Liêm từ sự nghiệp thi đấu bắt đầu có bước đột phá ngoạn mục gắn với những thành tích vang dội tại hàng loạt giải quốc tế. Cụ thể, ngay năm 2010, chỉ với 4 giải đấu thành công, nổi bật là danh hiệu vô địch Aeroflot trên đất Nga, Liêm đã kiếm được 1, 3 tỷ đồng. Tính ra, anh đã có 4 năm liên tục gặt hái tiền tỷ. Trong đó, đỉnh cao là 2013, tiền thưởng của Liêm vượt mức 2 tỷ đồng, mà riêng một giải VĐTG nơi kỳ thủ sinh năm 1991 đăng quang nội dung cờ chớp, giành hạng 4 cờ nhanh đã mang về 62.500 USD.

Từ tỷ phú thành...triệu phú

Chỉ qua mấy năm, Liêm đã trở thành tuyển thủ có thu nhập “khủng” nhất ở các môn ngoài bóng đá, với cách kiếm tiền theo đúng mẫu hình của các ngôi sao hàng đầu thế giới, thông qua việc đấu giải. Và với đẳng cấp của một siêu Đại KTQT đang bước vào thời kỳ tăng tốc phát triển, chuyện anh có tiền tỷ mỗi năm hoàn trong tầm tay. Càng đáng nói bởi đặc thù của môn này có thể duy trì đỉnh cao rất lâu, với độ chín nhất thường phải đến 40-45 tuổi nên Liêm còn rất nhiều khả năng nâng cao đáng kể cả về thành tích lẫn thu nhập.

Giờ chỉ còn vài trăm triệu
Thế nhưng 2 năm trở lại đây, tính từ thời điểm Quang Liêm sang Mỹ du học tại trường Đại học Webster, mọi chuyện đã khác hẳn, kể cả về thu nhập. Nó bị tụt giảm nghiêm trọng, dù không bất ngờ. Đơn giản, do phải tập trung cao độ cho chương trình học văn hóa tại nhà trường nên Liêm chỉ có thể tham dự một vài cuộc đấu mỗi năm. Chỉ việc dự được quá ít giải cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tranh chấp thứ hạng cũng như tiền thưởng. Liêm đã phải bỏ qua nhiều cuộc đấu trong hệ thống có giá trị giải thưởng rất cao, thậm chí cả giải mà mình là chuyên gia chiến thắng như Aeroflot. Chưa kể, ngay với 3-4 giải dự tranh, anh cũng không đạt thứ hạng cao, có giải còn thất bại nặng nề.

Từ tỷ phú thành...triệu phú

Từ mức tiền tỷ, thu nhập của Liêm giờ chỉ còn vài trăm triệu mỗi năm, đã tính cả lương, phụ cấp khoảng 15 triệu đồng/tháng từ đơn vị chủ quản TP.HCM. Năm 2014, khoản thưởng duy nhất mà anh nhận được chỉ là 4.000 USD cho vị trí thứ 3 tại giải quốc tế thường niên HD Bank Cup trên sân nhà. Năm 2015, đến thời điểm này, anh cũng mới có 12.000 USD nhờ chức vô địch HD Bank Cup cùng 2.000 USD khi giành hạng nhất vòng loại World Cup khu vực.

Khó vì có quá nhiều sự lựa chọn
Quang Liêm từng khẳng định mình chưa bao giờ thi đấu vì tiền thưởng, và thực sự đã chứng minh điều đó trên thực tế. Một phần đó là quan điểm gắn với niềm đam mê, hướng riêng của mình với nghiệp cờ. Phần quan trọng khác, anh xuất thân từ một gia đình rất có điều kiện kinh tế tại TP.HCM. Anh chưa bao giờ phải chịu áp lực về kinh phí hay từ tiền thưởng. Cũng hiếm ai ở làng thể thao có sự đào tạo, tích lũy bài bản trong việc học văn hóa cùng các kiến thức, kỹ năng toàn diện như Liêm. Anh mê học và học rất giỏi.

Có thể nói, Liêm có rất nhiều sự lựa chọn cho tương lai của mình, bên cạnh nghiệp cờ. Và đó cũng là cái khó cho chính siêu kỳ thủ, cũng như cả cờ vua Việt Nam bởi nó khiến cho nguồn lực, động lực của anh ít nhiều bị phân tán. Hay nói cách khác, nghiệp cờ của Liêm hiện tại đã không đạt tới tính chuyên nghiệp giống như các hảo thủ hàng đầu thế giới.

Hà Thảo

Sở hữu 10 danh hiệu quốc tế
Trong nghiệp đấu của mình, Quang Liêm đã đoạt tổng cộng 10 danh hiệu quốc tế lớn, tại các sự kiện tầm cỡ hàng đầu thế giới hay những giải chuyên nghiệp hay giải mời đỉnh cao. Ngoài ngôi vô địch U.14 giải trẻ thế giới vào 2005, chiến tích sáng giá nhất của anh chính là chức VĐTG cờ chớp năm 2013, cũng là năm mà anh giành HCV cờ chớp châu Á. Chiến tích vô cùng sáng giá nữa là hai ngôi Quán quân giải Aeroflot liên tiếp vào 2010 và 2011. Anh cũng là kỳ thủ duy nhất trên thế giới bảo vệ thành công ngôi vị tại giải đấu “thượng đẳng” này.
Kể từ khi sang Mỹ du học, Liêm mới có một danh hiệu duy nhất, vô địch HD Bank Cup 2015, một giải đấu chỉ ở tầm khu vực.

Ngôi sao duy nhất không đầu tư
Tính đến thời điểm này, sau 18 năm tập luyện thi đấu cờ vua, Quang Liêm không có bất cứ khoản đầu tư riêng nào từ ngành thể thao, kể cả trung ương lẫn địa phương. Nếu so với những gì kình ngư Ánh Viên hay đô cử Kim Tuấn đang nhận được, đó là một sự thiệt thòi, phần nào đó là bất công lớn. Khoản duy nhất mà Liêm nhận được chỉ là việc dự tranh các giải đấu trong màu áo ĐTQG, thực chất cũng giống như quyền lợi và nghĩa vụ của các tuyển thủ khác.

Ngành thể thao “mất kiểm soát” hoàn toàn

Ngay từ những năm 1999-2000, khi cờ vua Việt Nam bế tắc về kinh phí, gia đình Liêm đã tự bỏ tiền đầu tư cho con, thậm chí nhiều lần chi toàn bộ từ 50 đến 70 triệu đồng, để con cùng HLV được dự tranh tài một vài giải quốc tế. Kể từ đó, mỗi năm gia đình Liêm đều đặn chi 200-300 triệu đồng giải quyết những khâu khó, mang tính đột phá. Đơn cử như các giải đấu quốc tế dạng mời song không có trong chương trình chính thức hay thọ giáo chuyên gia ngoại. Chưa kể việc gia đình Liêm tạo lập cho con những điều kiện đặc biệt về internet, sách cờ các loại – những điều khoảng chục năm trước vô cùng xa lạ với làng cờ Việt.

Thụ hưởng kiểu “lúa trời”
Với sự đầu tư theo kiểu “lúa trời” như thế, có được một Quang Liêm vươn tới đẳng cấp quốc tế đã cả một thành quả ngoài sức tưởng tượng của cờ vua Việt Nam. Anh đã liên tiếp mang về cho môn này hàng loạt chiến tích ngoạn mục, đủ cả khu vực, châu lục và thế giới mà đỉnh cao là chức VĐTG cờ chớp 2013. Anh cũng là kỳ thủ Việt Nam duy nhất từng lọt vào nhóm Siêu Đại Kiện tướng quốc tế, được ví như một hiện tượng đặc sắc cho một trường phái riêng, có thể chinh phục những ngôi vị cao nhất.

Rất đáng buồn và đáng tiếc, thay vì phải coi Liêm là một trọng điểm hàng đầu, ngành thể thao lại chỉ đứng ngoài xoa tay và thụ hưởng theo đúng kiểu “lúa trời”. Ngay cả trong thời kỳ bùng nổ nhất của tài năng, Liêm cũng không nhận được bất cứ điều gì khác biệt. Các nhà quản lý huấn luyện coi việc Liêm đoạt các thành tích vang dội gắn với các khoản tiền thưởng đáng kể, rồi tự tái đầu tư cho mình, là một chuyện đương nhiên. Càng đáng nói hơn vì kế hoạch tập huấn, thi đấu hàng năm cũng gần như được khoán trắng cho chính Liêm cùng gia đình.

Và không thể đòi hỏi
Với trường hợp của Quang Liêm, rất may mắn cho cờ vua Việt Nam vì có một kỳ thủ và một gia đình đầy đam mê, có điều kiện và tính chuyên nghiệp cao như thế. Trong nhiều năm, nhờ sự chủ động của Liêm và gia đình, mỗi năm kỳ thủ số 1 Việt Nam mới có thể dự tranh cả chục cuộc đấu, đoạt nhiều danh hiệu chấn động làng cờ thế giới, tiêu biểu như chức vô địch giải Aeroflot sáng giá mà ngành thể thao chỉ biết đến qua các phương tiện truyền thông.

Cũng chính vì thế khi Liêm quyết định sang Mỹ du học tại trường Đại học Webster, ngành thể thao cũng không thể có ý kiến gì, dù biết rằng đó là một “canh bạc” đối với sự nghiệp của anh. Và giờ, ngành thể thao, cụ thể là Bộ môn và Liên đoàn Cờ Việt Nam đã hoàn toàn mất kiểm soát với ngôi sao hàng đầu của mình. Việc Liêm tập luyện thi đấu cờ vua như thế nào trên đất Mỹ, họ không hề được biết chứ chưa nói có thể tác động, điều chỉnh. Ngay cả các giải đấu của ĐTQG, từ SEA Games đến châu Á, ngành thể thao chỉ có thể thông báo rồi chờ đợi Liêm thu xếp, căn cứ vào lịch học – thi của mình.

Ngay giải vô địch châu Á 2015 mới đây, sở dĩ Liêm có thể dự tranh cũng nhờ anh đang trong thời gian nghỉ hè nên có thể “tranh thủ” được.

Hà Thảo

 Cũng chỉ có Liêm mới từng có những đợt tập huấn đặc biệt như lần thọ giáo chuyên gia người Nga ở một resort tận Phan Thiết với học phí 50 USD/giờ. Với tần suất mỗi ngày 4 giờ trong 2 tuần liên tục, Liêm đã tiêu tốn 60 triệu đồng. Hay riêng tiền học và đấu cờ qua mạng với các danh thủ thế giới, mỗi năm anh cũng đã tốn vài ngàn USD.

Ngay từ khi tài năng của Liêm mới phát lộ, tôi đã nhìn nhận vấn đề lớn nhất đối với kỳ thủ vô cùng đặc biệt này chính là sự nửa vời giữa chuyện học văn hóa và tập luyện thi đấu cờ vua. Tôi đã đề xuất với lãnh đạo phải chủ động để đưa Liêm vào một quy trình bài bản, cao độ nhất cho nghiệp cờ với khoản kinh phí khoảng 100.000 USD/năm song không được chấp nhận. Bây giờ mọi chuyện đã ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, và hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân Liêm. Dĩ nhiên, nếu Liêm cứ như hiện tại, đó sẽ là một sự lãng phí ghê gớm, bởi anh đang trong thời kỳ có thể phát triển tốt nhất của mình”.

Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Liên Cờ Việt Nam,
Nguyên Trưởng bộ môn Cờ Tổng cục TDTT.

Hoàng Nam tăng 7 bậc trên BXH ATP

Theo BXH ATP vừa mới được công bố, tay vợt Lý Hoàng Nam đã tăng được 7 bậc, từ 3.117 lên 3.110, với 4 điểm tích lũy. Đáng chú ý, đây là xếp hạng chưa cập nhật kết quả thi đấu của giải Men’s Future thứ 2 ở Ai Cập mà Nam đã lần đầu tiên lọt vào tới bán kết. Có nghĩa là Nam sẽ có thể tiếp tục “giải quyết” được từ 15-20 bậc nữa khi được cộng thêm điểm thưởng có được từ chiến tích xuất sắc đó. Trong khi đó, ở BXH nam Trẻ, Nam vẫn giữ nguyên vị trí thứ 2.

Việt Linh tái xuất ở giải bóng bàn châu Á
Tại giải Trẻ Mỹ mở rộng vào tháng 9 tới, tuyển thủ quê Tây Ninh cũng được xếp hạt giống số 12 nội dung đơn nam. Từ năm 2016, Hoàng Nam sẽ chính thức bước vào hành trình chinh phục các giải đấu quốc tế chuyên nghiệp, với mục tiêu lọt vào Top 300 ATP trong 2 năm.

Việt Linh tái xuất ở giải bóng bàn châu Á

Tại SEA Games 28, tay vợt nữ hàng đầu Nguyễn Thị Việt Linh đã bị loại khỏi danh sách 5 gương mặt nữ dự tranh vào giờ chót do không vượt qua được cuộc đấu tuyển nội bộ phát sinh từ khiếu nại của một thành viên trong đội.

Việt Linh tái xuất ở giải bóng bàn châu Á Tuy nhiên, ở giải vô địch châu Á khởi tranh vào 26/9 tới, tài năng trẻ đánh tay chiêu này sẽ tái xuất. Ban đầu, BHL dự định sẽ giữ nguyên đội hình 5 tuyển thủ nữ như ở SEA Games song do cựu binh Vũ Thị Hà xin rút lui nên Linh đã được bổ sung. Theo giới chuyên môn, với sự có mặt của Linh, ĐTVN sẽ gia tăng sức mạnh đáng kể ở nội dung đôi nữ do Linh đánh cặp rất ăn ý với đàn chị Mai Hoàng Mỹ Trang.

Ngọc Hoa tiếp tục đầu quân cho CLB vô địch Thái Lan

Phụ công đội trưởng ĐTQG và CLB Bình Điền Long An vừa có mặt tại Thái Lan để tiếp tục khoác áo Bangkok Glass – CLB mà Ngọc Hoa đã góp công lớn trong danh hiệu vô địch mới đây tại Thai League 2015.

Việt Linh tái xuất ở giải bóng bàn châu Á Hiện tại, Hoa đang cùng các đồng đội tranh tài ở giải các CLB Thái Lan mở rộng, với sự góp mặt của một đại diện Việt Nam là Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngay sau đó, từ đầu tháng 9, Hoa sẽ cùng Bangkok sang Việt Nam để tham dự giải CLB nữ châu Á tại Hà Nam.

Đây sẽ là lần đầu tiên có một tuyển thủ Việt Nam khoác áo một đội bóng nước ngoài thi đấu trên đất Việt Nam. Hoa sẽ có cuộc đối đầu thú vị với rất nhiều đồng đội ở ĐTQG sẽ tranh tài cho CLB vô địch Việt Nam Thông tin LienVietPostBank.

S.M

Ngã rẽ từ chuyến du học

Từ tháng 9/2013, Quang Liêm đã có bước ngoặt mới với quyết định du học tại trường Đại học Webster Mỹ, nơi anh được cấp học bổng toàn phần trị giá 35.000 USD/năm. Tại đây, Liêm vẫn duy trì song song việc học văn hóa và tập luyện cờ, bên cạnh rất nhiều hảo thủ quốc tế hàng đầu. Trên danh nghĩa là vậy song thực tế lại diễn ra hoàn toàn khác, với những tác động trực tiếp tới nghiệp cờ mà bản thân anh cũng không thể hình dung.

Chuyện siêu kỳ thủ Lê Quang Liêm: Lao đao vì du học

Chương trình học thi tại đây rất nặng và chặt, gần như ngốn hết thời gian, tâm sức của tuyển thủ Việt Nam, nhất là khi anh còn phải gồng mình lên để làm quen phương pháp, bổ sung các mảng kiến thức còn thiếu hụt. Quan trọng hơn, cũng vì thế Liêm vô cùng khó khăn trong việc chuẩn bị, đăng ký dự tranh các giải bên ngoài nước Mỹ. Anh chỉ có thể chọn lựa một vài giải đấu phù hợp, hoàn toàn phụ thuộc vào lịch học thi của trường. Nhìn nhận thẳng thắn, sự tập trung của Liêm cho cờ vua chỉ bằng một phần giai đoạn trước, thời điểm anh gần như dốc hết tâm sức vào tập luyện thi đấu, tham dự hàng chục giải tầm cỡ thế giới mỗi năm.

Trả giá bằng phong độ và thành tích

Chính Quang Liêm cùng giới chuyên môn đều hiểu rằng quá khó để duy trì được đỉnh cao trong tình thế đó. Và dù anh luôn quyết tâm, nỗ lực tối đa cũng không thể ngăn được bức thụt lùi nghiêm trọng về phong độ, thành tích.

Cả năm 2014, Liêm tham dự đúng 3 giải, với kết quả đáng thất vọng. Trong đó, tại giải cờ nhanh và cờ chớp VĐTG, anh chỉ đứng thứ 19 cờ nhanh và thứ 4 cờ chớp – nội dung đang là ĐKVĐ. Liêm cũng không bảo vệ được ngôi Quán quân tại HD Bank Cup trên sân nhà. Anh đã bị văng ra khỏi danh sách Siêu Đại KTQT- những kỳ thủ có hệ số Elo 2.700 trở lên.

Sang năm 2015, tình hình đã khả quan hơn nhiều, có lẽ nhờ Liêm đã bắt đầu cân đối, điều chỉnh được phần nào giữa học văn hóa và cờ vua. Chỉ có điều, sức cờ của anh vẫn rất phập phù. Liêm tái chiếm ngôi vô địch HD Bank Cup, dẫn đầu vòng loại khu vực để giành suất tới World Cup, song lại vừa thất bại ở giải vô địch châu Á ở cả 3 nội dung cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh, cờ chớp. Liêm đã không đoạt nổi tấm huy chương nào, dù được xếp là hạt giống số 1.

Không còn thấy một Quang Liêm thi đấu vừa chắc chắn, ổn định, quyết đoán vừa sáng tạo và đột phá như trước, kể cả ở sở trường cờ chớp hay cờ nhanh. Thậm chí, anh còn luôn bị hụt hơi, bị động trong những thời điểm quyết định, vốn là điểm mạnh của mình.

Bài toán khó của sự nửa vời

Nếu cứ duy trì tình thế hiện tại, Quang Liêm vẫn là kỳ thủ số 1 Việt Nam với một đẳng cấp đủ để mang về những chiến tích xuất sắc như huy chương châu Á, suất dự Olympic hay danh hiệu ở các cuộc đấu quốc tế loại khá, vì anh đã đạt tới một đẳng cấp rất cao.

Tuy nhiên, tài năng đặc biệt cùng sức phát triển hiếm có của anh chắc chắn sẽ không thể tiếp tục được phát huy cao nhất. Đó có thể coi như một sự lãng phí vô cùng đáng tiếc cho anh và cả cờ vua Việt Nam. Làng cờ quốc tế, không có một kỳ thủ nào, dù xuất chúng tới đâu, có thể thành công theo cách thức tập luyện, thi đấu nửa vời.

Cả một bài toán lớn và khó đang đặt ra cho Quang Liêm. Anh vẫn đang phấn đấu hết mức để chu toàn cả hai, song dường như mới chỉ thành công ở chuyện học văn hóa. Trong khi đó, với quan điểm và mục tiêu của mình, không có chuyện Liêm tạm ngưng việc học để ưu tiên cho nghiệp cờ.

PHÚC TƯỜNG

Chỉ so với 2013, thành tích và phong độ của Quang Liêm đã có sự khác biệt quá lớn. Khi đó, Liêm đã tham dự trên 10 giải đấu quốc tế với kết quả gần như đấu đâu thắng đó. Chỉ trong đúng 2 tháng, anh khiến cả làng cờ quốc tế phải kinh ngạc với 2 kỳ tích liên tiếp: Vô địch châu Á và vô địch thế giới, đều ở nội dung cờ chớp.

Kiến Quốc vẫn dự tranh giải bóng bàn VĐQG

Khởi tranh từ ngày 07/09 tới tại NTĐ Cần Thơ, cuộc đấu truyền thống lần thứ 33 do báo Nhân dân làm chủ giải này thu hút sự tham dự của 140 tay vợt đến từ 15 đơn vị. Không chỉ các thành viên của ĐTQG và ĐT trẻ góp mặt đầy đủ mà một số cựu binh cũng tái xuất, trong đó nổi bật nhất là ĐKVĐ đơn nam Đoàn Kiến Quốc.

Kiến Quốc vẫn dự tranh giải bóng bàn VĐQGDù đã chia tay ĐTQG, chuyển sang tập trung cho việc huấn luyện ở đội trẻ Khánh Hòa, nhưng cựu tuyển thủ từng 2 lần dự tranh Olympic vẫn quyết định tranh tài ở giải quốc nội quan trọng nhất. Tuy nhiên, theo đánh giá, khả năng bảo vệ ngôi số 1 của Quốc rất thấp khi phải cạnh tranh với các đàn em đang có phong độ cao như Trần Tuấn Quỳnh, Lê Tiến Đạt, Đào Duy Hoàng. Tổng giá trị giải thưởng cho 7 nội dung là 195 triệu đồng.

Ngọc Tú nhắm suất Olympic tại giải VĐTG

Võ sĩ số 1 Văn Ngọc Tú là 1 trong 2 đại diện của judo Việt Nam tại giải VĐTG tranh tài trên đất Kazakhstan  từ hôm qua (24/08).

Kiến Quốc vẫn dự tranh giải bóng bàn VĐQGDù khó có hy vọng tranh huy chương để đoạt  suất tới thẳng Olympic, song đây sẽ là một cơ hội quý giá cho cựu binh quê Sóc Trăng tích lũy điểm số đáng kể để giành quyền tới Brazil vào năm tới. Kể từ đầu năm nay, Tú đã thi đấu 2 giải đấu quốc tế trong hệ thống (giải vô địch châu Á và giải Đài Loan mở rộng), và tích lũy được 120 điểm. Đây là một điểm số rất khả quan, trong khi Tú hãy còn nhiều cơ hội với cả chục giải đấu phía trước. Olympic 2012, Tú từng giành vé chính thức cũng chỉ với đúng 120 điểm.

Bắc Ninh dẫn đầu giải cầu lông phong trào tiền tỷ

Đội ĐKVĐ cũng là đơn vị chủ nhà Bắc Ninh đã bảo vệ thành công ngôi dẫn đầu toàn đoàn tại giải cầu lông công nhân viên chức lao động toàn quốc – Cúp báo Lao động, vừa kết thúc.

Kiến Quốc vẫn dự tranh giải bóng bàn VĐQGSau 5 ngày tranh tài, với 288 trận đấu chất lượng cao, giải đấu có tổng kinh phí tổ chức trên 1 tỷ đồng đã xác định được chủ nhân của 26 bộ huy chương, nhận phần thưởng bằng tiền mặt và hiện vật rất đáng kể với một giải phong trào (7 triệu đồng/HCV, 4 triệu/HCB, 3 triệu/HCĐ). Có tới 29 trên tổng số 36 đoàn dự tranh đã giành được huy chương.

S.M

Mất nghiệp vì… cân nặng
TTVN từng chứng kiến rất nhiều VĐV “đứt gánh giữa đường” với đủ các lý do, song trường hợp của kiện tướng quốc gia môn vật Hà Thị Nga thực sự có một không hai: Vì cân nặng. Cuối năm 2013, các nhà quản lý huấn luyện của vật Quân đội cực chẳng đã phải quyết định cho cô Thiếu úy ra khỏi đội do không thể tiếp tục tập luyện thi đấu. Trong khi hạng cân “khủng” nhất của vật nữ chỉ là 72kg, cựu tuyển thủ quê Bắc Giang khi đó đã nặng tới trên 100kg. Trước đó, Nga đã được ưu tiên cả 1 năm chỉ tập trung giảm cân bằng chế độ ăn tập. Bản thân cô cũng rất nỗ lực song vẫn hoàn toàn bất lực.

Sự hồi sinh của “khủng long” 100kg
Từ một cựu đô vật lang thang tại các hội vật làng, Hà Thị Nga đã trở thành võ sĩ judo hàng đầu Việt Nam.

Tất cả cũng bởi cơ địa cùng sức phát triển của Nga quá đặc biệt mà việc ăn tập như thế nào cũng không thể tác động. Mới 13 tuổi, khi được phát hiện ở một hội vật làng, Nga đã nặng tới 74kg. Đến năm 17 tuổi, trọng lượng của cô lên tới 85kg. Đó chính là ưu thế lớn tới mức Nga giành chiến thắng tuyệt đối ở mọi cuộc đấu của hạng 72kg mà không cần sử dụng đòn miếng. Thậm chí có đối thủ nhìn thấy Nga đã xin bỏ cuộc. Tuy nhiên, cô chỉ giữ được cân nặng tối thiểu trong một thời gian ngắn và phải rơi nước mắt rời thảm vật ở tuổi 20.

Lang thang ở các hội làng
Cả một tương lai ngời ngời đã đóng sập với Nga chỉ vì cân nặng. Không những mất nghiệp mà cuộc sống của cô cũng rơi vào bế tắc. Không biết đi đâu và làm gì, Nga đành trở về Bắc Giang, tạm thời nhờ cậy vào gia đình trước khi khởi động lại với công việc của một cô gái con nhà nông.

Đã xác định rõ như thế song nghiệp vật ăn vào “máu” luôn khiến Nga khổ sở, dằn vặt, nhất là khi việc đồng áng giờ hết sức xa lạ do rời xa quá lâu.

Nga đau đáu với môn vật đến nỗi đi lang thang qua khắp các hội vật làng đất Bắc để xem cho đỡ nhớ, rồi liều đăng ký dự tranh ở một số nơi có tổ chức nội dung cho nữ.

Với đẳng cấp vượt trội, dĩ nhiên Nga thắng như chẻ tre mọi trận đấu, vừa được thỏa nỗi niềm vừa có tiền thưởng, có giải tới cả chục triệu đồng. Thế nhưng sau mỗi lần xuất hiện, Nga còn phải nhận về những nỗi ê chề khi trở thành “tâm điểm” của sự bàn ra tán vào ác ý mà chung quy cũng về cân nặng. Một số lần Nga đã phải đấu trong những giọt nước mắt tủi hờn.

Hồi sinh trên thảm judo
Chính Nga cũng không thể ngờ, sự tái xuất ở các hội vật làng đã tạo ra một ngã rẽ mới ngọt ngào cho mình. Trong một lần tham dự, các HLV của đội judo Công an nhân dân đang đi tuyển chọn lực lượng đã phát hiện ra Nga. Có thể “quá khổ” với vật nhưng VĐV nặng trên 100kg lại phù hợp với môn judo, cụ thể là hạng trên 80kg. Họ đã lập tức đưa ra lời đề nghị mà lúc đầu Nga cũng chưa dám tin: Đặc cách tuyển vào đội judo ngành Công an.

Từ đầu năm 2014, Nga lại bước vào một hành trình mới trên thảm judo. Gần như không có bất cứ sự bỡ ngỡ nào, bởi Nga dường như đã tích lũy đủ các yếu tố của một võ sĩ judo hạng nặng. Thách thức duy nhất với cô vẫn chỉ là câu chuyện giảm cân nặng. Nó vẫn rất khó khăn song khả thi vì chỉ cần giảm xuống trên dưới 90kg là ổn thỏa. Và lần này, Nga đã thành công nhờ phấn đấu cao độ của bản thân, với sự hỗ trợ và kỷ luật cao của toàn đội.

Cựu kiện tướng vật giờ đã là một võ sĩ judo hàng đầu Việt Nam. Nga vừa mới khẳng định mình một cách ngoạn mục bằng tấm HCV hạng trên 80kg tại Cúp quốc gia.

Hà Thảo 

Hiện tại, Hà Thị Nga được hưởng mức thu nhập cứng 3 triệu đồng/tháng, cùng các chế độ dinh dưỡng, tập luyện, thưởng thành tích cao nhất theo quy định của thể thao Công an nhân dân. Nga cũng được định hướng phấn đấu để sớm gia nhập “đội hình” trong khung của ngành. Cô đang theo học Đại học TDTT Bắc Ninh với mục tiêu sẽ là một HLV môn judo hoặc vật.

Lúc cao điểm, sau khi rời đội vật Quân đội, Hà Thị Nga nặng tới 106kg. Trọng lượng của cô đang duy trì ổn định ở mức trên dưới 90kg, vẫn là nữ tuyển thủ “khủng long” nhất của làng thể thao Việt.

Nguyễn Thị Huyền đứng thứ 27 giải VĐTG

Đại diện duy nhất của điền kinh Việt Nam đã gây thất vọng, đúng như dự báo, tại giải đấu vừa khởi tranh trên đất Trung Quốc khi dừng bước ngay từ vòng loại 400m rào. Đây cũng là nội dung duy nhất Huyền dự tranh. Thi đấu ở đợt loại thứ 5 gồm 7 VĐV, Huyền chỉ về đích thứ 6 với thông số 57” 31, không lọt vào tới bán kết như mục tiêu đặt ra. Thành tích này của tuyển thủ quê Nam Định thua xa mức tốt nhất 56” 15 từng giúp chị đoạt HCV, phá kỷ lục SEA Games, giành suất chính thức dự tranh Olympic 2016. Chung cuộc, Huyền chỉ đứng thứ 27 trong 35 VĐV dự tranh.

Nguyễn Thị Huyền đứng thứ 27 giải VĐTG

Dù khoảng cách trình độ so với nhóm hàng đầu thế giới hãy còn quá xa, chủ yếu nhắm tới việc cọ xát song kết quả 57” 31 với Huyền phải coi là một thất bại, gắn với sự chuẩn bị cho giải quá hời hợt và ứng phó. Nếu như vẫn duy trì được sự tập trung, phong độ đỉnh cao như SEA Games 28, cô đã giành quyền vào bán kết, cũng như có một quy trình đảm bảo cho các đích lâu dài, mà quan trọng nhất là Olympic sang năm.

Hoàng Nam “bó tay” trước đối thủ hạng  355 ATP

Vẫn chơi đầy quyết tâm, nỗ lực, và phát huy được những điểm mạnh của mình song tay vợt số 1 Việt Nam đã không thể làm nên chuyện đặc biệt tại vòng bán kết giải Men’ s Future ở Ai Cập, trước đối thủ vượt trội Daniel Cox (Anh, hạng 355 ATP).

Nguyễn Thị Huyền đứng thứ 27 giải VĐTGTay vợt 24 tuổi đang hơn Hoàng Nam tới 962 bậc với đẳng cấp cao cùng kinh nghiệm dày dặn đã chơi tập trung ngay từ đầu, không để cho tuyển thủ quê Tây Ninh bất cứ cơ hội tạo bất ngờ nào. Hoàng Nam đã nhanh chóng phải gác vợt trong cả 2 ván với các tỷ số 3/6 và 4/6. Tuy nhiên, tài năng trẻ của “lò” Bình Dương cũng đã có thể hài lòng với chiến tích lần đầu lọt vào bán kết một giải chuyên nghiệp trong hệ thống quốc tế.

Sau giải này, Nam sẽ tiếp tục ở lại Ai Cập để dự thêm một giải Men’ s Future nữa trước khi sang Mỹ tham dự giải Trẻ Mỹ mở rộng.

Giải cử tạ châu Á tại Thái Lan không bị hoãn

Trước lo ngại của rất nhiều đoàn về tình hình an ninh bất ổn tại Thái Lan, BTC giải cử tạ châu Á 2015 khởi tranh từ 3/9 tới tại Bang Kok vừa có thông báo chính thức về việc cuộc đấu này sẽ không bị hoãn, cũng như được đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt. Hiện tại BTC đã lên một kế hoạch tăng cường an ninh kỹ lưỡng tại địa điểm thi đấu và lưu trú của giải, trong đó riêng số lượng cảnh sát huy động làm nhiệm vụ được tăng lên gấp 5.

Nguyễn Thị Huyền đứng thứ 27 giải VĐTG

Tại giải đấu này, cử tạ Việt Nam sẽ thiếu vắng đô cử số 1 hạng 56kg Thạch Kim Tuấn do đang trong giai đoạn dưỡng thương.

S.M

 “Cú ngã” tại Đức của Vũ Thị Hương

Nhà vô địch châu Á Vũ Thị Hương có thể coi như một trường hợp đột phá với chuyến đi rất được kỳ vọng tại Đức hồi đầu năm 2011, nhất là lại do chính các chuyên gia nước này sắp đặt. Trong đó, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc men chuyên biệt, phương pháp huấn luyện hiện đại, Hương còn kết hợp cọ xát tại các giải đấu chất lượng cao liên tiếp.

Có tiền tỷ không biết tiêu

Mọi thứ tưởng như rất lý tưởng, song chỉ sau đó vài tháng Hương đã phải về nước do dính chấn thương chân. Chấn thương này xuất phát từ tình trạng quá tải về thể lực, cùng cách tập luyện và đấu giải mắc nhiều sai sót. Đã có sự chủ quan và duy ý chí trong xác lập kế hoạch cho Hương và bản thân chị cũng quá tự tin vào khả năng của mình. Chính kết quả tồi tệ này đã khiến chị thảm bại tại SEA Games 26 vào cuối năm. Cả nửa tỷ đồng đầu tư cho Hương coi như đã lãng phí.

Nỗi thất vọng “tứ cô nương” ở Mỹ

Năm 2014, điền kinh Việt Nam lại có một chuyến tập huấn còn tốn kém và hoành tráng hơn thế nhiều khi 4 tài năng trẻ đường chạy 400m Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Oanh, Quách Thị Lan thẳng tiến tới Mỹ để chuẩn bị cho mục tiêu tranh huy chương ASIAD.

Ngay từ lúc chưa lên đường,  hàng loạt dấu hỏi cũng là sự cảnh báo cho những người có trách nhiệm được đặt ra. Từ quỹ thời gian chỉ còn 4 tháng trước SEA Games, kinh nghiệm sinh hoạt tập luyện ở nước ngoài của cả nhóm tuyển thủ này gần như không có gì đến quá trình khảo sát, liên hệ địa điểm bên Mỹ hết sức hời hợt… chuyến đi có tổng kinh phí lên tới trên 1 tỷ đồng vẫn thực hiện cho bằng được.

Kết quả chỉ trong mấy tháng ở đây, đủ thứ trục trặc đã xảy đến mà với chính các CĐV thì chẳng khác gì cơn ác mộng. Trong đó, không chỉ phải tự lo di chuyển, nấu ăn và sinh hoạt, luyện tập ở môi trường xa lạ với VĐV Việt Nam mà họ còn phải thay đổi lại toàn bộ chương trình, cách thức luyện tập theo yêu cầu của chuyên gia.

Rốt cuộc đến ASIAD, cả nhóm đi Mỹ đều trình diễn một thể lực và phong độ rất thấp và may mắn được cứu vãn với tấm HCB xuất thần của Quách Thị Lan.

Quách Thị Lan cũng chưa “thoát”

Những tưởng sau vài vụ thua “trắng mắt”, môn điền kinh sẽ rút ra được bài học xương máu cho mình để có các chuyến xuất ngoại tập huấn thực sự bài bản, chuyên nghiệp, thảm cảnh vẫn tái lập. Càng cay đắng hơn vì nó lại rơi vào đúng tài năng trẻ số 1, Á quân ASIAD Quách Thị Lan.

Ngay sau kỳ tích ở đấu trường đỉnh cao châu lục từ tháng 9/2014, ngành thể thao cùng đơn vị chủ quản Thanh Hóa đã thống nhất “chung sức” chăm lo cho Lan tới nơi tới chốn, theo phương thức dài hạn tại Mỹ.
Không hiểu người ta khai triển thế nào, mãi tới tháng 2/2015, VĐV sinh năm 1995 này mới có thể lên đường, trong khi đến tháng 6 đã phải quay về dự tranh SEA Games 28. Thời gian quá ngắn, lại theo điều chỉnh mới của ông chuyên gia nên Lan không biết xoay sở thế nào để vừa kịp cho SEA Games vừa đảm bảo sự phát triển dài lâu.

Tại giải đấu trên đất Singapore, dù Lan đã quyết tâm và nỗ lực cao độ song vẫn thua đau cả 2 cự ly 200m và nhất là sở trường 400m. Rất bi hài vì Lan đã thua chính người đồng đội Nguyễn Thị Huyền chỉ ăn tập trong nước trước SEA Games.

Rất bi hài vì tất cả các chuyến xuất ngoại tập huấn của môn điền kinh đều chỉ ngắn hạn, thậm chí đứt gánh giữa đường; chưa có trường hợp nào mang tính bài bản, lâu dài. Trong khi đó, cũng với số kinh phí ấy, nếu được tập huấn dài hạn ở các trung tâm hàng đầu quốc tế, những Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Oanh hay Quách Công Lịch chắc chắn đã có thể đạt tới một trình độ hay chí ít khả năng tranh chấp thành tích hoàn toàn khác.

SỸ MINH