Bóng đá trong nước

“Quả này không đá dài lên nữa. Có bóng hãy triển khai thật nhanh ra biên rồi cầm lại mà chơi nhé…”. Khi thấy tình huống bóng tranh chấp ở giữa sân trong nội dung đối kháng, một học trò thay vì triển khai ra biên lại phất dài lên trên để đảm bảo sự an toàn, ông thầy người Nhật ngay lập tức ngắt còi. Không chỉ một mà rất nhiều lần trong buổi tập, HLV Miura liên tục ngắt còi, dừng tình huống để yêu cầu các cầu thủ bỏ thói quen phất dài lên phía trên. Thậm chí, nhà cầm quân người Nhật tỏ thái độ giận dữ khi giả định “trận giả” luôn ngay trên sân tập: “Tình huống này tiền vệ Thái Lan sẽ áp sát rất nhanh này. Đừng phá bóng hay đá dài nữa mà hãy quan sát thật nhanh xem đồng đội đứng đâu để chuyền, giữ bóng và phối hợp”.

Ông Miura “đánh bạc”

4 buổi tập kể từ ngày tập trung, thay vì đưa ra những giáo án quen thuộc với các bài tập đòi hỏi tốc độ, khả năng dứt điểm của các cầu thủ, HLV Miura cho ĐTVN rèn khả năng kiểm soát bóng, chơi ít chạm trong phạm vi hẹp. Hàng loạt những bài tập 1 chống 1, 2 chống 2 và 3 chống 3 được triển khai. Đó là sự khác biệt, và được xem như là những thay đổi mang tính “cách mạng” của ĐTVN ở lần tập trung này. Lối chơi bóng ngắn, đá nhỏ và kiểm soát thế trận tưởng chừng đã bị “tuyệt chủng” dưới thời HLV Miura lần đầu tiên sẽ được áp dụng trong 2 trận đấu mang tính bản lề với Iraq và Thái Lan sắp tới.

“Thái Lan và Iraq là những đối thủ rất mạnh nên thầy Miura chuẩn bị rất nhiều phương án để đối phó với họ. Thầy yêu cầu chúng tôi đá nhanh, ít chạm và sử dụng những đường bóng ngắn triển khai ra biên nhiều hơn thay vì đá dài. Đó là cách chơi hợp lý và chúng tôi đang rất tự tin có thể mang đến những điều bất ngờ cho đối thủ…”, tiền vệ Duy Mạnh tiết lộ.

“Iraq là đội bóng rất mạnh, họ không chỉ có thể lực dồi dào mà chơi cũng rất toàn diện. Trong khi đó Thái Lan lại chơi rất nhanh, đá áp sát và quây rát rất khó chịu. Kể cả đá trên sân nhà nhưng trước đối thủ như thế sẽ là rất khó khăn với ĐTVN. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi là giành vé đến VCK Asian Cup nên bằng mọi giá, chúng tôi phải có điểm và chiến thắng…”, nhà cầm quân người Nhật không giấu giếm ý định mang đến “món quà” bất ngờ cho Iraq và Thái Lan.

Chấp nhận từ bỏ lối chơi phòng ngự, dùng nhiều bóng dài quen thuộc để cầm bóng tấn công và cống hiến cũng có nghĩa HLV Miura chấp nhận đánh đổi, mạo hiểm. Sức ép từ nhiều phía bủa vây là lý do khiến nhà cầm quân người Nhật quyết định thay đổi và phải “đánh bạc”.

Hãy thử chờ xem ông thầy người Nhật vượt qua khúc cua, với 2 ngọn núi cao trước mắt là Iraq và Thái Lan sắp tới bằng cách nào.

TÚ PHẠM

Sau Minh Tuấn, Minh Long và Văn Biển, Thanh Hào là cái tên mới nhất chia tay ĐTVN. Do bị đau cơ háng nên trung vệ của HN.T&T này được HLV Miura đồng ý cho về nhà dưỡng thương. Người được gọi triệu tập bổ sung là trung vệ Tiến Duy của T.Quảng Ninh

Bản dự thảo báo cáo này dài 17 trang trong đó nội dung chủ yếu đề cập đến V.League. Thế nhưng, ngoài việc nhìn và hệ thống lại những việc đã làm được, BTC không chỉ ra những mặt chưa được, còn thiếu sót, hạn chế tại mùa giải vừa qua.

Theo đại diện các đội bóng, bản tổng kết này được “tô hồng”, không có tính xác thực và chung chung, không phải một bản đánh giá tổng kết.

Báo cáo tổng kết V.League 2015: “Toàn nói hay, nói tốt”

Lý giải về bản tổng kết sơ sài, trưởng BTC Nguyễn Minh Ngọc cho biết: “Chiều 26/09 mới khép lại các giải đấu chuyên nghiệp nên chúng tôi phải làm gấp rút bản dự thảo. Nó chưa phải bản tổng kết chính thức mà cần chờ ý kiến đóng góp của các đội bóng để sát với thực tế”.

TỐ QUYÊN

Cú sốc từ một cuộc điện thoại

Có một sự thật phũ phàng khiến Tuấn Mạnh luôn đau đáu như một vết thương lòng khi bị HA.GL thanh lý theo kiểu “mang con bỏ chợ”. Trước mùa giải năm nay, Mạnh bất ngờ nhận được một cuộc điện thoại từ lãnh đạo đội bóng phố Núi, với vài phút trao đổi ngắn ngủi và nhận quyết định thanh lý hợp đồng.

“Kẻ bị bỏ rơi” lên Tuyển

Với 8 năm ròng rã đóng góp cho HA.GL, Tuấn Mạnh nghe xong cú điện thoại mà rơm rớm nước mắt vì cay đắng, khi không ngờ mình bị thanh lý theo cách phũ phàng như thế. Thế rồi, Tuấn Mạnh nhìn lại hoàn cảnh éo le là vợ đang mang bầu và chưa có việc làm nên mạnh dạn đến xin gặp lãnh đạo, với mong muốn tiếp tục được cống hiến cho đội bóng mà không cần phí lót tay.

“Tôi lên gặp lãnh đạo bày tỏ nguyện vọng chỉ cần nhận lương và có cơ hội thi đấu mà không cần lót tay. Thế nhưng, họ vẫn giữ nguyên quyết định và tôi cũng tôn trọng điều ấy. Tôi chỉ không ngờ về cách hành xử của lãnh đạo khi giấy thanh lý tôi chỉ nhận qua chị thư ký văn phòng…”, Tuấn Mạnh tâm sự về chuyện lên gặp BLĐ HA.GL sau khi bị cho nghỉ qua điện thoại.

Nỗi đau của HA.GL

“Thật sự, tôi rất buồn và thất vọng. 8 năm gắn bó với HA.GL mà phải nhận giấy thanh lý vào sát mùa giải mới thì mọi áp lực dồn đến khó tả hết. Chuyện gia đình lẫn chuyện tìm bến đỗ mới khiến tôi từng suy nghĩ tìm một công việc mới…”, Tuấn Mạnh nhớ lại.

Về những khó khăn khi tìm một bến đỗ mới, Tuấn Mạnh chia sẻ: “Tôi bị mang danh là thằng bị bỏ rơi, nên đi kiếm việc rất gian truân”. Thủ môn này gõ cửa nhiều đội bóng để xin thử việc nhưng tất cả đều lắc đầu. Trong thời điểm tưởng chừng phải nghỉ chơi bóng thì Tuấn Mạnh may mắn được S.Khánh Hòa BVN cho thử việc và gần ngày chốt danh sách thì anh được giữ lại.

Dù mang cái mác “đồ bỏ” nhưng Tuấn Mạnh đã có một mùa bóng tuyệt vời cùng S.Khánh Hòa BVN. Minh chứng là anh đã được HLV Miura gọi vào ĐTQG. Đây cũng là lần thứ 2 trong năm nay Tuấn Mạnh được lên Tuyển. Với thủ môn này, đó là một sự khẳng định và nỗ lực lớn lao sau khi bị đội bóng phố Núi thanh lý hợp đồng.

Ngược lại, sự tỏa sáng của Tuấn Mạnh giống như một nỗi đau cho HA.GL. Mùa này, họ luôn bất an với vị trí thủ môn do không ít lần nhận những bàn thua lãng xẹt. Bây giờ, nỗi đau càng lớn hơn khi Tuấn Mạnh được gọi lên Tuyển, trong khi đội bóng của bầu Đức không có bất kỳ cầu thủ nào được HLV Miura triệu tập.

Văn Nhân

Vé 2 trận đấu của ĐTVN ở VL World Cup 2018 với Iraq (08/10) và Thái Lan (13/10) sẽ được phát hành từ ngày 05/10 với 4 mệnh giá 400, 300, 200 và 100 ngàn đồng. Khán giả có thể mua vé qua đường công văn (nhận ngày 29 và 30/09, trả ngày 03 và 05/10), qua tổng đài 1080 Hà Nội hoặc đặt trên trang www.aleale.com.vn.

Hôm qua, danh sách ĐTVN đã được công bố chính thức. Không có cầu thủ HA.GL nào được triệu tập và điều đặc biệt, sau 2 năm bị một quan chức VFF “cấm cửa”, tiền đạo Lê Văn Thắng (ghi 16 bàn cho XSKT.Cần Thơ ở V.League 2015) đã quay lại với màu áo ĐTQG, trong khi Ngọc Hải bị cấm vì gây chấn thương cho đồng nghiệp.

“Trận đấu với HA.GL, tôi xem đó là cơ hội để chứng minh với NHM Nha Trang và tất cả. Khi HA.GL xem tôi là người thừa thì khán giả Nha Trang yêu quý, trân trọng tôi. Thế nên, tôi muốn khẳng định bản thân…”.

“Hà Nội.T&T mới là đội bóng bản lĩnh”

Sau 2 trận thua liên tiếp trước S.Khánh Hòa BVN (vòng 16) và HA.GL (vòng 17) rồi bị FLC.Thanh Hóa soán ngôi đầu, khiến cho cơ hội bảo vệ chức vô địch bị đe dọa nghiêm trọng, trao đổi với Thể thao 24h, Chủ tịch CLB B.Bình Dương Nguyễn Minh Sơn không ngần ngại nhìn nhận HN.T&T mới là cái tên mà B.Bình Dương lo lắng nhất chứ không phải là đội bóng xứ Thanh.

Thắng làm Vua

“Nếu B.Bình Dương cứ thi đấu vật vờ như thế này, tôi nghĩ cơ hội sẽ mở ra với HN.T&T chứ không phải FLC.Thanh Hóa. Bởi họ đang hồi sinh mạnh mẽ và chúng tôi thật sự lo ngại. Với kinh nghiệm hơn chục năm làm bóng đá, tôi cho rằng để lên ngôi Vô địch thì đội bóng phải có bản lĩnh và ở V.League thời điểm này, ngoài B.Bình Dương ra chỉ có HN.T&T…”, người đứng đầu của đội bóng đất Thủ nhìn nhận về cuộc đua Vô địch khi lượt về bắt đầu.

Không những được chính đối thủ tôn trọng và đánh giá cao mà trong mắt các nhà chuyên môn, HN.T&T là đội bóng xứng đáng xưng Vương: “Nếu HN.T&T không bị hụt chân suốt cả giai đoạn 1 dẫn đến bị bỏ lại quá xa, tôi nghĩ B.Bình Dương khó về đích một cách dễ dàng như thế. Trong số các đối thủ cạnh tranh, đoàn quân của HLV Phan Thanh Hùng cho thấy giàu tiềm lực hơn, cả con người, lối chơi cũng như bản lĩnh thi đấu…”, HLV Nguyễn Văn Sỹ nhận định.

Cơ hội là đây

Đội hình chuyển giao thế hệ, vấn nạn chấn thương cộng với những vấn đề nội bộ khiến HN.T&T gần như “vứt đi” suốt cả lượt đi. Thế nên, khi chứng kiến đội bóng Thủ đô làm cú nước rút với một phong độ ấn tượng qua đó kết thúc giải đấu với vị trí Á quân, nhiều người tiếc cho thầy trò HLV Phan Thanh Hùng. Những con số thống kê cho thấy, HN.T&T mới là đội xuất sắc nhất ở lượt về V.League 2015. Họ có được 30 điểm trong giai đoạn này, hơn B.Bình Dương 6 điểm.

Với HN.T&T, ngôi Á quân là một thành công. Thế nhưng, như thế là chưa đủ, và họ muốn hạ gục B.Bình Dương để nâng cao chiếc Cúp QG, danh hiệu duy nhất còn thiếu trong bộ sưu tập sau 6 năm lên V.League.
B.Bình Dương đang đứng trên đỉnh và việc hạ họ ngay tại Gò Đậu sẽ là món quà không thể tuyệt vời hơn, một phần thưởng lớn cho những nỗ lực vươn lên trong suốt thời gian qua của HN.T&T.

2 năm liền kết thúc V.League với tấm HCB, chỉ xếp sau “Chelsea Việt Nam” và nhìn ở khía cạnh tích cực như sử dụng nguồn lực tự đào tạo, HN.T&T có quyền tự hào về thành quả đó. Một trận thắng ngay tại Gò Đậu là điều thầy trò HLV Phan Thanh Hùng hướng đến và chiến thắng đó là lời khẳng định về những giá trị mà đội bóng Thủ đô theo đuổi lâu nay.

Đắc Minh

Cả B.Bình Dương lẫn Hà Nội.T&T đều chưa lần nào lên ngôi cao nhất ở sân chơi Cúp QG, dù cả hai đều 2 lần vào đến trận chung kết.

B.Bình Dương mạnh và đá ở sân nhà. Về chuyên môn, chúng tôi tôn trọng đối thủ nhưng không thấy e ngại. Tôi có những phương án trong tay và sẽ có một “món quà” dành cho họ”.

HLV HN.T&T, Phan Thanh Hùng.

“B.Bình Dương dùng tiền, chúng tôi chơi kiểu khác”

“Mỗi đội bóng có cách làm riêng của mình, B.Bình Dương chọn cách dùng tiền, nhiều tiền để nhanh nhất đến với thành tích và thành công. Còn HN.T&T đi lên từ những cái nhỏ nhất và xây dựng đội bóng lâu dài theo cách của chúng tôi…”. Chủ tịch CLB HN.T&T Nguyễn Quốc Hội so sánh trước trận đấu.

“B.Bình Dương dùng tiền, chúng tôi chơi kiểu khác”

“Cách làm bóng đá của B.Bình Dương, không phải vấn đề tiêu cực hay chuyện đúng/sai. Trên thế giới cũng có rất nhiều CLB nổi tiếng chọn cách như vậy, bởi đơn giản với họ thì cách đó là thành công khi có tiềm lực.

Chúng tôi có cách làm riêng và không phải học theo mô hình nào. Cứ tự đúc kết thực tiễn, môi trường và nơi mà mình đang sống để áp dụng, lên kế hoạch và hành động. Có thể nói HN.T&T và B.Bình Dương là những đối thủ đối lập nhau trong cách làm bóng đá. Họ có tiềm lực còn chúng tôi đầu tư công sức và thời gian. Đến thời điểm này, HN.T&T cũng không thua kém gì họ, từ lối chơi đến thành tích.

Không chỉ cá nhân tôi mà ngay cả những đội bóng khác đều nhận định, với B.Bình Dương thì chỉ có HN.T&T là đủ sức đối đầu. Vì thế, chúng tôi không có gì phải ngại họ, đây là một trận chung kết chứ không phải cuộc đua đường dài như V.League. Nếu nói là sẽ đánh bại được họ thì lại quá lời nhưng HN.T&T đang rất tự tin và toàn đội đang hướng tới chiếc Cúp còn thiếu trong phòng truyền thống”.

TRÚC AN (ghi)

Nhà báo Phan Đăng: Bản sắc là cái quái gì?

Hà Nội.T&T: Chìa khóa Lương “dị”

Tiền đạo Nguyễn Anh Đức: “Sát thủ”

Những “chú hề” HA.GL

Thoát hiểm trước một vòng đấu, qua đó giành được tấm vé trụ lại với V.League 2016, HA.GL đầy tự tin khi hành quân đến làm khách của S.Khánh Hòa BVN trong ngày V.League 2015 hạ màn với khẩu hiệu “đá cho dân thương”.

“Cháy nhà...”

Từng đả bại S.Khánh Hòa BVN 4-2 trong ngày khai mạc V.League 2015, nên HA.GL đã vùng lên mạnh mẽ sau tiếng còi khai cuộc hòng đánh phủ đầu đội nhà.

Tuy nhiên, những gì thầy trò HLV Nguyễn Quốc Tuấn làm được chỉ là… 5 phút lóe sáng ít ỏi, để rồi vụt tắt ngay lập tức trong suốt quãng thời gian còn lại của trận đấu.

Khi niềm kiêu hãnh bị tổn thương, bị đánh giá thấp trước chính đối thủ đồng trang lứa vì để thua muối mặt trong ngày ra quân tại V.League, thầy trò HLV Võ Đình Tân quyết đá cho bõ tức. Họ đá để chứng minh rằng, trận thua hồi đầu mùa chỉ là một tai nạn.

S.Khánh Hòa BVN đã chơi một trận đấu với quyết tâm rất cao, giống như ngày mai tất cả họ sẽ không còn được chơi đùa với trái bóng nữa. Và khi thầy trò HLV Võ Đình Tân “mở máy” cũng chính là lúc Công Phượng và các đồng đội bị biến thành những “chú hề” trên sân 19/08.

V.League 2015 hạ màn: “Cháy nhà...”Hàng thủ của HA.GL cho thấy sự bất lực, không thể hóa giải những đợt tấn công dồn dập mà đội bóng phố Biển tạo ra. Lần lượt Uche, Huỳnh Kesley và Quốc Chí cho Franklin, Tiến Dũng “ngửi khói” sau mỗi tình huống tăng tốc. Khung thành của đội khách luôn bị đặt trong tình trạng báo động, chỉ có sự xuất sắc của TM Văn Tiến mới có thể giữ  sạch mành lưới của đội nhà trong 30 phút đầu của trận đấu.

Cả 3 bàn thắng đội nhà ghi được trong trận đấu này đều được họ khai thác từ vị trí hậu vệ phải, tử huyệt của HA.GL. Thế nhưng, khi trên sân các học trò bất lực vì bị các cầu thủ S.Khánh Hòa BVN quần cho tơi tả thì từ cabin huấn luyện, HLV Nguyễn Quốc Tuấn cũng cho thấy sự rối trí của mình khi tạo ra sự thay đổi kỳ lạ.

Tiền đạo Moussa vào sân thay Anh Tài, Út Cường đang thi đấu tốt bên hành lang trái bị kéo về chơi hậu vệ phải, trong khi ngoài sân Văn Sơn đủ sức khỏe để chơi vị trí đó lại không được vào sân.

“Hôm nay, các cầu thủ của tôi đã thi đấu không tốt, kể cả trong lối chơi và tinh thần chiến đấu. Có lẽ, tâm lý chủ quan đã khiến cho HA.GL không có được thế trận tốt và để thua một cách dễ dàng”, HLV Nguyễn Quốc Tuấn thừa nhận thất bại toàn diện của HA.GL.

Quyết tâm đòi nợ

Chỉ cần 55 phút, S.Khánh Hòa BVN đã có thể định đoạt được số phận của trận đấu. Thế nhưng, khi đã có được 3 bàn thắng, thầy trò HLV Võ Đình Tân vẫn không có dấu hiệu muốn dừng lại ở đó. Bởi S.Khánh Hòa BVN muốn đòi đủ cả vốn lẫn lời từ món nợ thua 2-4 trước HA.GL ở ngày khai mạc.

Cứ như thế, các cầu thủ của đội bóng phố Biển tiếp tục điều khiển trận đấu theo cách của riêng mình. Những đợt tấn công đều đặn được thầy trò HLV Võ Đình Tân tạo ra và dồn ép HA.GL vào thế chống đỡ một cách vất vả. Và phải rất may mắn, mảnh lưới của Văn Tiến mới không rung lên thêm một lần nữa.

Nhìn hình ảnh Uche, Quốc Chí ôm đầu tỏ ra tiếc nuối khi dứt điểm không thành công còn BHL của S.Khánh Hòa BVN thể hiện sự tiếc nuối sau những tình huống bỏ lỡ của các học trò thì đủ hiểu, đội chủ nhà quyết tâm thế nào khi phải chạm trán HA.GL.

Thậm chí, dù đã thắng 3-1 và khi đồng hồ chỉ sang phút 88, HLV Võ Đình Tân vẫn la hét, yêu cầu các cầu thủ thi đấu nghiêm túc, không được lơi chân.

“Cái mặt nạ” rơi ra

Từ khi lên nắm quyền, HLV Nguyễn Quốc Tuấn đã tạo ra được nhiều sự thay đổi ở HA.GL, kể cả trong lối chơi cũng như tinh thần thi đấu. Tuy nhiên, những chiến thắng trước SLNA, Hà Nội.T&T ngoài dấu ấn chiến thuật của BHL, đội bóng phố Núi phần nào cũng  đã được các đối thủ vốn “xương xẩu” về năng lực đó của mình nương chân.

Thậm chí, nói HA.GL đã được “giải cứu” trong cuộc chiến trụ hạng tại V.League 2015 cũng không phải là không có cơ sở.

Thế nhưng, khi đã thoát hiểm thành công và HA.GL muốn chơi một trận cầu hay, đẹp để tri ân NHM cả nước thì họ lại bị thua tan nát bởi gặp phải một đối thủ mạnh mẽ về năng lực và thái độ thi đấu không nương chân.

Trận thua này đã để lộ ra rất nhiều mặt hạn chế về lối chơi và con người của đội bóng phố Núi. Nếu như không thay đổi, HA.GL sẽ lại phải tiếp tục với cuộc đua trụ hạng tại V.League 2016.

Đánh mất bản sắc trong trận đấu mà thầy trò HLV Nguyễn Quốc Tuấn thể hiện rõ quyết tâm giành chiến thắng. Và khi gặp phải một đối thủ thật sự đá hết chân, HA.GL chỉ còn là cái bóng của chính mình.

Nếu như SLNA và Hà Nội.T&T cũng chơi hết mình như S.Khánh Hòa BVN thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy với HA.GL.

Đúng là cháy nhà mới ra…

Tiểu Phong

Sau khi kết thúc V.League 2015, các cầu thủ HA.GL sẽ được nghỉ ngơi 20 ngày. Ngay sau đó, những cầu thủ thuộc Học viện HA.GL Arsenal JMG sẽ hội quân trở lại để chuẩn bị tham gia U.21 Quốc tế – Cúp Báo Thanh niên 2015. Riêng những cựu binh như Hoàng Thiên, Văn Long đang được CLB thương thảo hợp đồng mới, tuy nhiên 2 bên vẫn chưa thống nhất những điều khoản chung.

“Tôi cảm đội bóng này ngay từ trận đấu đầu tiên đứng trên sân cùng họ. Nhiệt huyết, máu lửa, khát vọng bóng đá ở đội bóng này đã đánh thức tôi. Và tự nhiên, tôi song hành cùng họ như là một phần của Tin lớn & Anh em. Ở đội bóng này, ở sân chơi này, tôi thấy lại tình yêu của mình…”. Nhoẻn miệng cười, Hoàng “híp” chia sẻ và nhắn rằng hãy đến sân chiều Chủ nhật này, khi ĐKVĐ Tin lớn & Anh em sẽ đối đầu Tô Ký – Tứ Liên.

Đánh thức tình yêu
Tay trống Lâm “Beckham” của Tô Ký

Một trận thư hùng của rất nhiều hào thủ “phủi” và ở ngoài sân cũng sẽ có một “cuộc chiến” thực sự, giữa anh và người bạn thân, từng cùng chung màu áo CHF – Hội CĐV Công an Hà Nội: Lâm “Beckham”.

“Tôi không còn liên hệ gì với bóng đá nữa, dù anh em CHF vẫn thỉnh thoảng gặp nhau cho đỡ nhớ. Chúng tôi bảo nhau rằng sẽ không bước ra sân nữa, sau khi đội bóng biến mất. Thật lạ, cuối cùng chúng tôi lại gặp nhau, ở sân chơi phủi với những đội bóng khác của mình: Tin lớn & Anh em của thằng Hoàng “híp” và Tô Ký-Tứ Liên của tôi”.

2 tay 2 dùi nện trống, miệng hô hào anh em đốt lửa, và Lâm bảo bỗng nhiên ngọn lửa tưởng đã tắt vụt cháy khi góp mặt ở HPL.

Mới  9-10 tuổi, Hoàng và Lâm đã lân la tới sân Hàng Đẫy, sân Cột Cờ xem và cổ vũ cho CLB Công an Hà Nội.

Tình yêu với các đội bóng của Thủ đô lớn dần trong lòng họ và tình bạn cũng ngày càng khăng khít. Đều là những người cá tính, đôi bạn này đi đâu cũng huyên náo nhất và không thiếu những phen va chạm với CĐV của đội khác.

Khi bầu Kiên vướng vào vòng lao lý, CLB bóng đá Hà Nội giải thể và Hội CĐV giải tán, họ như những kẻ si tình bị bỏ rơi. Chỉ gặp nhau ở đám cưới hay những buổi tụ tập cho đỡ nhớ, họ không thể ngờ một ngày, anh em lại mỗi người đứng trên một chiến tuyến.

Lần đầu được rủ đi xem

HPL-S2, Hoàng “hip” lập tức bị ấn tượng bởi bầu không khí đậm đặc chất bóng đá, với những khán đài chật kín, khán giả tràn cả xuống đường piste, liên tục hò reo phấn khích.

Vòng 3 - Saigon Special HPL-S3: Đánh thức tình yêu
Hoàng và Lâm (bên phải) thời còn đi theo cổ vũ LG Hà Nội ACB

Bắt gặp “tình yêu màu hồng”, Hoàng tự bỏ tiền túi thuê kèn đồng của quân nhạc, gọi thêm bạn bè đi cổ vũ Tin lớn & Anh em. Chức vô địch của đội bóng này ở HPL-S2 thực sự có đóng góp không nhỏ của Hội CĐV mà nổi bật nhất là tay trống kiêm quản ca Hoàng “hip”. Thậm chí, chính hình ảnh và cách thức cổ động quá tuyệt của Hội CĐV Tin lớn & Anh em đã trở thành cảm hứng, hình mẫu để CĐV của nhiều đội khác nhìn vào, học theo mà những gì diễn ra chiều Chủ nhật hàng tuần ở HPL-S3 là minh chứng.

hip
CĐV Hoàng “hip” của Tin Lớn & Anh Em

Có mặt “trên từng cây số” với đội bóng, nhiệt huyết và chân tình, “MouriTin“ đã thể hiện sự trân trọng với người anh lớn trong đội, người CĐV đặc biệt này bằng hình xăm chiếc trống và tên, ngày sinh của Hoàng “hip”. Một câu chuyện rất phủi, rất cảm xúc mà đến giờ khi nhắc đến Tin lớn vẫn rưng rưng xúc động.

“Lâm đánh trống hay hơn tôi nhưng tôi sẽ có cách bắt nhịp và đem đến một bí mật để khiến Hội CĐV Tin Lớn nổi bật hơn…”, Hoàng cười khi “thách đấu” người bạn, trước khi giao hẹn “2 anh em phải làm một kiểu ảnh tươi hết cỡ, khi gặp lại tình yêu và khát vọng cuộc đời”.

Hoàng Tuấn Anh

Hạnh phúc giản đơn

Là fan của Liverpool nhưng khi lần đầu đi xem Thành Đồng thi đấu, Hương Giang đã “phải lòng” ngay lập tức “Barca Hà Nội” bởi lối đá ban bật đẹp mắt đầy quyến rũ, sự đáng yêu và những điều đặc biệt của đội bóng này.

Vòng 3 - Saigon Special HPL-S3: Đánh thức tình yêu

Suốt 2 năm qua, cô sinh viên Đại học Ngoại thương chưa bỏ lỡ một trận đấu nào của Thành Đồng, ở mọi giải đấu. Dù nắng hay mưa, cô gái này đều không ngại đen da hay cảm lạnh, luôn đứng ngoài đường biên hò hét cổ vũ cho cầu thủ đội nhà. Thấy Fanpage đội bóng “mốc meo quá”, Hương Giang nhận luôn vai trò làm admin để cập nhật thông tin, hình ảnh Thành Đồng cho các fan theo dõi. Không chỉ vậy, Giang còn lo nhiều chuyện vặt khác của đội như chuẩn bị hồ sơ tham dự các giải, mua nước uống, giặt quần áo…

Các cầu thủ Thành Đồng thường gọi Giang là cô phóng viên dễ thương, khi xung phong nhận trách nhiệm chụp ảnh, quay lại video của đội. Để đảm bảo sức khỏe và thời gian cho học tập, Hương Giang cũng phải rất vất vả khi sắp xếp thời gian đi xem, cổ vũ Thành Đồng. Những trận đấu của Thành Đồng cũng thường diễn ra vào cuối tuần nên Giang phải hy sinh cả những buổi hẹn hò với bạn bè, người yêu hay những bữa cơm bên gia đình. Hương Giang còn là thành viên BTC của CLB thể thao Đại học Ngoại thương (FSC). Tuy nhiên, Giang chỉ hoạt động thường xuyên trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 và thứ 4 vì bận… đi cổ vũ Thành Đồng nên cũng ít tham gia hơn.

Vòng 3 - Saigon Special HPL-S3: Đánh thức tình yêu

“Dù thắng hay thua, vui hay buồn và chuyện gì xảy ra, tôi vẫn nguyên tình yêu với Thành Đồng như ngày đầu tiên. Với tôi, đó không chỉ là một đội bóng và được ra sân, thấy nụ cười chiến thắng hay được chia sẻ nỗi buồn với những người anh, người bạn là điều hạnh phúc nhất”, cô gái với cái nickname “Cục nợ ngọt ngào” chia sẻ.

Giấc mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp của các cậu bé học sinh Thái Lan sẽ được chắp cánh từ bậc tiểu học cho đến trung học phổ thông và cả sau này là sinh viên của các trường đại học. Cụ thể, từ lớp 4 đến lớp 12 ở Thái Lan, mỗi khối đều có một lớp dạy học bóng đá riêng cho những học sinh có năng khiếu được tuyển chọn từ năm 9 tuổi. Song song với đó là các buổi học văn hóa dành cho các em ăn tập bóng đá.

Đằng sau chức vô địch của U.19 Thái Lan: Quả ngọt từ bóng đá học đườngChức vô địch mới đây tại giải U.19 Đông Nam Á là minh chứng cho thành công từ mô hình bóng đá học đường của Thái Lan. Đa số trong thành phần 23 cầu thủ trẻ của U.19 Thái Lan lên ngôi vừa rồi được HLV Anuruck chọn lựa từ 10 đội bóng trường học khắp toàn quốc. Chỉ một số ít trong đó đang thi đấu cho các CLB danh tiếng tại Thái Lan như Buriam, Chonburi.

Những cái tên xuất thân từ bóng đá học đường khiến giới chuyên môn và NHM xứ sở Chùa vàng phải để ý là: thủ môn Taro Prasarnkarn, tiền vệ Suksan Mungpao (College Sriracha); trung vệ Nithipat Boriboonwat; tiền đạo Veerapong Khorayok (Bangkok Cristian College) hay tiền vệ Sakdipat Kotchasri (Debsiridra School)…
Học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền bóng đá phát triển hàng đầu châu Á như Hàn Quốc hay Nhật Bản, FAT đưa ra phương châm “Đầu tư thích đáng cho thể thao học đường sẽ gặt hái nhiều quả ngọt cho nền thể thao đỉnh cao” và họ đã thành công bước đầu với cách làm của mình.

THÁI HẢI

Bóng đá Thái Lan: Chắc chắn ngay từ nền móng

“Khó khăn đầu tiên là về điều kiện sân bãi. Hiện tại, TP.HCM chỉ có 20% số trường tham gia chương trình bóng đá học đường có thể đáp ứng được về điều kiện sân bãi. Khó khăn thứ hai là không phải thầy giáo nào cũng có kiến thức về bóng đá để dạy cho các em. Thế nên, hằng năm thì Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM luôn quan tâm đến điều kiện sân bãi. Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức tập huấn cho các thầy về kiến thức bóng đá.

Vì sao bóng đá Việt Nam thua kém Thái Lan?
Ông Đoàn Minh Xương và đội Nguyễn Thị Định tại vòng loại Festival bóng đá học đường Yamaha 2015.

Hiện tại, Việt Nam muốn phát triển bóng đá học đường thì cần đòi hỏi chiến lược cấp quốc gia. Theo đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam phải có đề án phát triển bóng đá học đường trên toàn quốc. Hiện tại, các nước trên thế giới đều dựa vào thể thao học đường xây dựng nền tảng…”,  ông Xương chia sẻ.

Thực tế, Việt Nam chưa có một đề án cụ thể là nguyên nhân bóng đá học đường không thể phát triển. Và ví dụ thiết thực về sự phát triển bóng đá học đường tại TP.HCM là trường Nguyễn Thị Định, nơi vừa có 3 tài năng trẻ lọt vào đợt tuyển chọn quy mô lớn của Học viện bóng đá NutiFood HA.GL Arsenal JMG. Cũng cần biết thêm, TP.HCM đang là nơi thí điểm đầu tiên trên cả nước về bóng đá học đường.

Theo chia sẻ của ông Đoàn Minh Xương, sau 2 năm thực hiện chương trình bóng đá học đường, các phụ huynh rất ủng hộ để phát triển sân chơi này. Bởi bóng đá học đường không chỉ đơn thuần giúp BĐVN phát hiện những tài năng sáng giá mà còn giúp các em được vừa học vừa chơi, nhằm phát triển cả thể chất và nhân cách sống, tinh thần làm việc tập thể…

VĂN NHÂN

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP.HCM (HFF) Trần Anh Tú: “Mô hình bóng đá học đường mà TP.HCM đang làm thực chất là áp dụng từ Thái Lan, từ chính những lần tôi công tác tại đây và tìm hiểu cách họ làm bóng đá. So với các nước trong khu vực, Thái Lan làm rất tốt bóng đá học đường. Điều này xuất phát từ việc họ nhận được sự hỗ trợ của nhiều phía, như FIFA, Chính phủ Thái Lan mà cụ thể là cơ quan giáo dục. Do được FIFA hỗ trợ nên họ có chương trình, kế hoạch bài bản. Trong khi với cơ quan giáo dục, chương trình này được hỗ trợ một cách tối đa. Điều này thì ở Việt Nam rất khó, khi không được hỗ trợ bởi Sở Giáo dục & Đào tạo, với những thủ tục rườm rà. Và khi mới bắt tay vào làm chương trình này ở TP.HCM, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, vì cơ sở vật chất thiếu thốn”.

Ngọc Uyên (ghi)

Bóng đá Thái Lan: Chắc chắn ngay từ nền móng

Ngay buổi tập chính thức đầu tiên của ĐTVN trước ngày lên đường gặp Đài Loan (Trung Quốc), HLV Miura đã lộ rõ vẻ thất vọng về vấn đề mặt sân cỏ tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF – nơi các tuyển thủ Việt Nam tập luyện. Ông không hài lòng với mặt sân không được chăm sóc tốt lại không có đường kẻ để cầu thủ có cảm giác như thi đấu trên mặt sân có phân định ranh giới trong và ngoài sân.

Khi ông Miura bắt đầu biết chê

Nỗi bực bội ngay trong buổi tập chính thức đầu tiên đã làm ông nhớ đến câu chuyện về chất lượng mặt sân ở các nước Đông Nam Á mà điển hình là Việt Nam, nơi ông phải đi qua nhiều sân cỏ tổ chức V.League để tìm tài năng cho đội tuyển. Ông phàn nàn tình trạng chung ở Đông Nam Á mà điền hình là Việt Nam không hiểu vì lý do gì mà các CLB đã không chuẩn bị cho một mặt sân thi đấu đủ chuẩn. Đồng thời ông Miura cũng đưa ra một ví von hết sức ngộ nghĩnh đó là: “Sân bãi như ở Việt Nam thì đến Messi có đến thi đấu cũng không thể hay được, do bị ảnh hưởng bởi mặt sân không đảm bảo cho cầu thủ như Messi có thể phát huy…”.

Từ đó ông Miura cũng phủ nhận luôn cách lập luận của giới chuyên môn khi đánh giá về đối thủ Đài Loan (Trung Quốc). Ông nói mình đã theo dõi đối thủ thi đấu với Thái Lan và khẳng định Đài Loan (Trung Quốc) không yếu như mọi người nhận xét. Từ đó ông đưa ra nhận định trận đấu đêm mai trên sân của Đài Loan (Trung Quốc) sẽ là trận đấu rất khó chứ không phải là cuộc dạo chơi của các tuyển thủ Việt Nam.

Giới chuyên môn và truyền thông lâu nay vẫn đánh giá đội Đài Loan (Trung Quốc) qua những kết quả từ lịch sử cho thấy họ không phải là đối thủ lớn bởi họ thường thua các ĐTVN và thậm chí là thua rất đậm.

Đúng là các trận đối đầu Đài Loan (Trung Quốc) thi đấu rất chân phương và thiếu nhiều thứ. Tuy nhiên, ông Miura lại không nhìn nhận điều đấy qua cách vận hành của họ trong trận thua Thái Lan. Đó là một lối chơi năng nổ dựa trên các cầu thủ có thể hình đẹp và tự tin khi đối đầu với Thái Lan dù là thua.

Phần khen của ông Miura dành cho đối thủ trước lúc bóng lăn và phần trách cứ bộ phận chuẩn bị sân bãi của VFF đã cho thấy ông Miura không vui trong cuộc chuẩn bị đối đầu này bởi thầy trò ông đã không nhận đươc những điều kiện chuẩn bị tốt nhất.

Xét cho cùng thì đến giờ mà ông Miura mới nhận ra và mới biết chê thì cũng là hơi muộn. Và cũng hay cho ông thầy người Nhật Bản ở chỗ ông cũng đã bắt đầu biết liệu cơm gắp mắm, biết tập làm quen và thích nghi với những điều kiện chưa tốt.

Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến việc ông đã bắt đầu biết phàn nàn với truyền thông như cần tìm đến một sự đồng cảm mà hình như chỉ có truyền thông mới hiểu và mới chia sẻ được cùng ông.
Không biết với chuyện biết chê và bực mình đấy có ảnh hưởng đến “tuổi thọ” của ông Miura.

Nguyễn Nguyên

Đó là giai đoạn khởi đầu mà bầu Đức làm bóng đá dựa vào đồng tiền thao túng thị trường lẫn hào phóng “thưởng” cả “vòng trong” lẫn “vòng ngoài”. Cách làm bóng đá đấy được nhiều đội nói là mãnh lực đồng tiền mà ông bầu phố Núi chịu chơi và chịu chi.

Hơn 10 năm sau thì bầu Đức lại lên tiếng với lứa cầu thủ trẻ khóa đầu của Học viện HA.GL Arsenal JMG qua phát biểu: “Cứ đá đẹp đi, xuống hạng cũng không sao”.

Bây giờ thì lứa cầu thủ trẻ đấy của bầu Đức đang gồng mình lo xuống hạng. Họ thiếu kinh nghiệm chinh chiến, thiếu một HLV hiểu về cuộc chơi khắc nghiệt ở V.League và thiếu cả một tầm nhìn chiến lược của những người làm công tác chuyên môn…

Thực tế thì “không sợ xuống hạng” hay “cứ đá đẹp đi, đừng lo xuống hạng” chỉ là một cách nói của bầu Đức để giảm áp lực cho các cầu thủ trẻ mà ông vội vã đưa lên và sai.

Ông không cho đấy là sai lầm dù ông hiểu rằng quyết định đấy đã bào mòn các cầu thủ trẻ rất nhiều thay vì cứ để họ phát triển một cách tự nhiên.

Rõ ràng là ai làm bóng đá đầu tư tốn kém mà chẳng lo xuống hạng, đặc biệt là một đội bóng trẻ có nhiều tiềm năng được tin yêu, kỳ vọng. Tuổi 20, họ quen với những nền tảng học được từ trường lớp và quen chơi bóng hơn là đá bóng phải tính đến sự thực dụng và phải đối mặt với những tiểu xảo, những áp lực…

Xuống hạng với lớp cầu thủ vừa qua tuổi 19-20 là một cú sốc lớn trong lần đầu bước ra sân chơi người lớn. Khi mà hào quang và sự tung hô của đám trẻ cứ được vây quanh bởi truyền thông mà tất nhiên ở đây cũng có những tung hô quá đà, hoặc vì những động cơ khác.

Họ đã từng trở thành hiện tượng của cả làng bóng, thế mà chơi giải V.League đầu tiên lại vất vả lo trốn xuống hạng ngay thì kiểu gì cũng bị những vết hằn tâm lý.

Đằng sau những tuyên bố "đao to búa lớn" là nỗi buồn, sự tổn thương của các cầu thủ trẻ
Đằng sau những tuyên bố “đao to búa lớn” là nỗi buồn, sự tổn thương của các cầu thủ trẻ

Bây giờ thì điều mà HLV Guillaume lo là có thật. Ông sợ các cầu thủ trẻ của mình mất thăng bằng, khi sự hưng phấn, tự tin như hồi khoác áo U.19 bị những vết hằn tâm lý lấy đi mất dần.

Với một đội bóng mà tầm ảnh hưởng lớn như HA.GL thì việc xuống hạng nếu xảy ra còn ảnh hưởng đến những biến động trên “thị trường” trong đó có cả mã HAG thường nhích lên với thành công và tiếng vang của cầu thủ U.19 ngày nào. Hay những chuyến tập huấn với Arsenal hoặc việc mời thầy trò ông Wenger đến Hà Nội… cùng nhiều đối tác “ăn theo” gắn với những sản phẩm trên ngực áo các cầu thủ trẻ…

Và nếu không sợ xuống hạng thì những thành viên đi cùng đội bóng đâu có phải sôi lên đến độ quên luật, quên quy định và thậm chí là quên cả những tuyên bố của bầu Đức để ăn thua đủ với trọng tài và nhận hàng loạt án phạt.

Bầu Đức đúng là đang cô đơn ở ngôi nhà VFF, ở VPF và cô đơn cả mỗi khi ông nhìn về đội bóng từ việc được xem là “mỏ quý” của BĐVN.

Ông không mất đi nhưng chắc chắn ông e ngại sự mài mòn ở mặt trận khắc nghiệt mà ông không ngờ đến. Nó hoàn toàn khác hẳn với kiểu 11-12 năm trước ông dùng đồng tiền để đạt cho được chức vô địch bằng một Dream team kèm theo những chiến dịch phục vụ để HA.GL vô địch.

Bây giờ thì chẳng có chiến dịch nào cả ngoại trừ một suy nghĩ nai lưng ra đá nốt 6 trận còn lại và trận nào cũng là trận chung kết.

NGUYỄN NGUYÊN

T.Quảng Ninh không sẵn sàng và không muốn thi đấu trong hoàn cảnh này nhưng phải đá và họ sẽ vào sân với tâm lý “thích thì chơi đến cùng”. Thế nên đừng ngạc nhiên nếu HA.GL trắng tay rời Cẩm Phả, dù họ xác định trận này có điểm để lấy đà cho 2 trận “chung kết ngược” phía trước…

“Thích thì chiều”

Trận mưa lũ lịch sử suốt 10 ngày qua ở Quảng Ninh đã gây ra rất nhiều thiệt hại về người và tài sản. Nó không chỉ khiến cho mọi hoạt động của người dân đất Mỏ bị ảnh hưởng nặng nề mà cuộc chạm trán rất được chờ đợi giữa T.Quảng Ninh và HA.GL ở vòng 19 V.League cũng liên tục bị đổi lịch.

Ở ngay trong “tâm bão”, đội bóng đất Mỏ bị ảnh hưởng lớn, việc tập luyện bị ngưng trệ trong suốt những ngày vừa qua. Do mưa lớn liên tục kéo dài, mặt sân không kịp thoát nước và để duy trì thể lực, các cầu thủ T.Quảng Ninh phải tập tạm ở nhà thi đấu và sân bê tông. Không những thế, mọi sinh hoạt của đội bóng đất Mỏ cũng bị ảnh hưởng, khi họ thường xuyên phải sống trong cảnh không có điện, mất nước. Đấy còn chưa kể, đây là khoảng thời gian mà những người dân nơi đây đang phải vất vả, vật lộn để khắc phục hậu quả sau trận mưa lũ lịch sử. Trước tâm lý bất ổn, chịu nhiều tác động và công tác chuẩn bị cho trận đấu cũng bị ảnh hưởng, hầu hết các cầu thủ đất Mỏ đều bày tỏ mong muốn cuộc chạm trán giữa T.Quảng Ninh và HA.GL được lùi lại vào thời gian thích hợp.

Thế nhưng nguyện vọng này của T.Quảng Ninh vấp phải sự phản đối của đội khách khi cho rằng: “Đây là thời điểm mà HA.GL đang đối diện với rất nhiều khó khăn, bất lợi trong cuộc đua trụ hạng nên vẫn mong muốn được ra sân để hy vọng tìm kiếm sự khởi sắc cho chặng đường sắp tới”. Bởi vậy, sau nhiều lần thay đổi, để “chiều lòng” HA.GL, BTC quyết định cho trận đấu tiếp tục được diễn ra vào lúc 18h00 chiều nay (05/08).

“Cũng không hiểu BTC nghĩ gì khi vẫn tiếp tục cho trận đấu diễn ra vào thời điểm này. Nhân dân vẫn còn đang sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất”, vật lộn để khắc phục hậu quả sau mưa lũ mà vẫn ra sân đá bóng, khua chiêng gõ trống quả thực trông rất khó coi. Quyết định đưa ra rồi thì phải chấp nhận nhưng rõ ràng thi đấu trong tình trạng kiểu này đúng là bất hợp lý thật…”, một cầu thủ chủ nhà bày tỏ và khẳng định sẽ quyết tâm “thích đá và đá để lấy điểm thì cứ chờ đấy…”.

Đa phần ý kiến đều không ủng hộ và với sự phản đối ra mặt, trận đấu này đã mất đi tính chất của nó và có lẽ, đó là điều HA.GL không lường trước được…

TÚ PHẠM

– Thể thao 24h: Dưới góc nhìn của một lãnh đội, ông đánh giá như thế nào về công tác trọng tài từ đầu mùa đến giờ?

Ông Võ Thành Nhiệm: Sau lượt đi khá êm đềm, bắt đầu từ lượt về đến giờ thì vấn đề trọng tài trở nên nóng bỏng, thậm chí là nổi cộm, khi có nhiều đội kêu ca về cách cầm còi của các trọng tài. Tôi cho rằng những người có trách nhiệm nên nhìn vấn đề này một cách nghiêm túc, qua đó có điều chỉnh phù hợp cho kịp thời, chứ không thì giải đấu khó mà về đích an toàn.

“Vẫn còn chuyện quan hệ đội bóng - trọng tài”

– Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Kinh nghiệm cho thấy, giai đoạn lượt về là thời điểm các đội chạy đua để thực hiện mục đích  như tranh chức vô đích, tìm vé trụ hạng và vì vậy, tôi nghĩ đây là gốc rễ của vấn đề. Ngoài ra, có thể đây cũng là lúc thích hợp nhất để các đội bóng, thành phần khác của giải, như trọng tài chẳng hạn, thực hiện những ý đồ khác của mình nên xảy ra mâu thuẫn.

– ĐT.LA là một trong số những CLB hay kêu ca nhất về vấn đề trọng tài ở mùa giải này, ông có thể cho biết nguyên nhân?

Ngoài ĐT.LA, tôi để ý còn có thêm cả HA.GL, S.Khánh Hòa BVN, SLNA. Đây là những đội thường hay phàn nàn về vấn đề trọng tài ở mùa này. Không biết ở các đội khác như thế nào, chứ ở ĐT.LA chúng tôi chủ trương “nói không với tất cả kiểu quan hệ” với lực lượng trọng tài, thậm chí là mời họ một ly trà đá cũng không. Đó là nguyên tắc. Và có thể đây là nguyên nhân sâu xa khiến cho chúng tôi được các trọng tài “chăm sóc” chu đáo, tận tình. Vấn đề mà nói thẳng ra là chúng tôi bị “ép” te tua, đặc biệt là khi thi đấu trên sân đối phương. Nói thật, ĐT.LA đá ở sân nhà thì đỡ một chút chứ khi đi sân khách thì “khỏi thở” luôn.

– Nhìn nhận như thế, ông không sợ các trọng tài ngấm ngầm trả đũa mình?

Không, tôi chẳng sợ gì cả vì tôi nói đúng sự thật, với mong muốn góp phần làm trong sạch nền bóng đá nước nhà. Hơn nữa, tất cả những gì ĐT.LA phản ánh là có bằng chứng chứ không nói bừa, theo kiểu nói cho sướng miệng. Tôi không sợ trả đũa bởi quan niệm, anh hại người khác một lần thì không sao chứ lặp lại nhiều lần, một cách liên tục thì chắc chắn sẽ phải trả giá, bị lên án ngay. Bởi lẽ, bóng đá là sân khấu 4 mặt, anh làm gì, thổi như thế nào thì đừng hòng qua mắt dư luận, truyền thông. Cá nhân tôi nhìn nhận và đánh giá trình độ trọng tài của mình không thua kém bất cứ trọng tài đến từ các nền bóng đá phát triển trong khu vực và châu lục như Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản… Thế nhưng tại sao mùa nào vấn đề trọng tài cũng bị kêu ca? Điều này tôi cho rằng tư tưởng có vấn đề, chứ sai sót về chuyên môn thuần túy đâu thể lặp lại một cách liên tục và dày đặc như thế.

– Theo ông, có hay không chuyện quan hệ, thậm chí là “phong bì” giữa đội ngũ trọng tài với các đội bóng?

Tôi cho là có và để chấm dứt tình trạng này thì hơi khó, bởi nói gì đi chăng nữa dù bóng đá mình mang tiếng lên chuyên nghiệp đã 15 năm nhưng vẫn còn đó những tồn tại, bất cập nặng tính nghiệp dư. Và như tôi đã nói, với các đội khác thì tôi không biết chứ ở ĐT.LA, ngay từ khi thành lập đến giờ, chúng tôi chủ trương không quan hệ với trọng tài. Ai ghét thì mình chịu, chứ vướng vào thì mệt mỏi…

– Ông nghĩ sao khi Trưởng Ban TT QG Nguyễn Văn Mùi cho biết, hầu hết phản ứng của các đội bóng chủ yếu tập trung vào lực lượng trọng tài trẻ vì họ mới lần đầu được làm nhiệm vụ ở V.League nên bị bắt nạt?

Tôi cho điều này là có. Bởi tâm lý các đội bóng, HLV, cầu thủ, trước một trọng tài kỳ cựu, dày dạn kinh nghiệm thì cách ứng xử khác nhiều đối với các trọng tài trẻ, mới lần đầu xuất hiện ở V.League. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa tất cả phản ứng của các đội bóng đều vô lối. Thế nên, những người có trách nhiệm cần hết sức lưu ý về việc này. Sai về chuyên môn, do kinh nghiệm thiếu thì được chứ sai do tư tưởng thì cần phải xem lại.

– Các đội bóng thường hay dùng trọng tài làm “vật tế thần”, qua đó nhằm thực hiện những mưu toan riêng cho mình. Bởi đây là cách đánh lạc hướng dư luận hiệu quả nhất. Quan điểm của ông về vấn đề này là như thế nào?

Quan điểm của tôi là nếu các đội bóng tiêu cực, bắt tay nhau thì họ có nhiều cách, như tự làm suy yếu sức mạnh của mình như để cầu thủ trụ cột nhận thẻ hoặc viện lý do chấn thương không xếp cầu thủ quan trọng vào thi đấu… Có nhiều cách để thắng thua với dân trong nghề, chứ việc dùng trọng tài để đánh lạc hướng dư luận, “tát nước theo mưa” thì không phải là cách hay.

– Xin cảm ơn!

NGỌC UYÊN (thực hiện)

Áp lực sau 2 trận thua liên tiếp trước ĐTLA và HN.T&T đã buộc HLV trẻ Hoàng Thanh Tùng phải “chơi tất tay” với SLNA trên sân nhà. Một đội hình có thiên hướng tấn công được sắp xếp và chỉ mất 7 phút họ đã có bàn mở tỷ số, từ pha dứt điểm trong vòng cấm của Đình Tùng. Tuy nhiên, đó cũng là tất cả những gì đội bóng xứ Thanh thể hiện được trong 45 phút đầu tiên.

Đẳng cấp và may mắn

Bởi cũng từ thời điểm nhận bàn thua, SLNA đã thể hiện được đẳng cấp và bản lĩnh của đội bóng có truyền thống. Không nôn nóng tìm kiếm bàn thắng, các học trò của HLV Quang Trường chơi rất thư thái, cầm bóng thực hiện những pha phối hợp nhỏ để luôn buộc đội chủ nhà phải đuổi theo bóng. Lúc này những lỗ thủng trong hệ thống phòng ngự của Thanh Hóa bắt đầu xuất hiện.

Chỉ trong vòng 5 phút từ 17 đến 22, khung thành thủ môn Vĩnh Lợi bị chao đảo liên tục, khi Abdul dứt điểm dội cột dọc và đánh đầu chệch cầu môn trong gang tấc. Trong thế trận áp đảo đó, cuối cùng bàn quân bình tỷ số 1-1 cũng đã đến với SLNA, khi cầu thủ trẻ Xuân Thắng chọn điểm rơi và kết thúc bằng đầu hoàn hảo.

Đội bóng xứ Nghệ tiếp tục chơi tốt, với sự càn lướt của cặp tiền đạo ngoại và khả năng cầm nhịp trận đấu từ bộ đôi Hoàng Thịnh – Quang Tình. Thế nhưng khi hiệp 2 bắt đầu được 10 phút, SLNA đã gặp bất lợi về lực lượng, khi trung vệ Mạnh Hùng nhận thẻ vàng thứ 2, sau pha xoạc bóng quyết liệt với tiền đạo Lê Văn Tân.

Trong thế trận 10 đấu 11 và có cả những thời điểm, trên sân SLNA chỉ còn 9 người khi Quang Tình rồi Đình Đồng bị đau phải nhờ tới sự chăm sóc của bác sỹ, thầy trò HLV Ngô Quang Trường vẫn là người chơi tốt, tạo ra những cơ hội ăn bàn. Trong đó đáng tiếc nhất là pha dứt điểm cận thành  bằng đầu của Hoàng Thịnh ở phút 79 bị thủ thành Vĩnh Lợi cản phá hay cú dứt điểm dội xà ngang của Quang Tình, rồi pha để bóng chạm tay trong vòng cấm địa của hậu vệ Thanh Hóa những bị trọng tài bỏ qua.

Không tìm kiếm được bàn thắng, trước đó SLNA còn mất đội trưởng Quang Tình và cầu thủ chạy cánh Phi Sơn vì chấn thương. Và cuối cùng, họ nhận đòn hồi mã thương, khi Thanh Hóa bất ngờ có được bàn ấn định chiến thắng 2-1 từ cú đánh đầu quyết đoán của Oman, ở phút 80.

Chơi hay và chơi tốt hơn đội chủ nhà nhưng cuối cùng SLNA vẫn phải trắng tay rời xứ Thanh. Còn với Thanh Hóa, 3 điểm có được giúp họ duy trì được thành tích bất bại trên sân nhà từ đầu mùa giải và tiếp tục bám đuổi B.Bình Dương trong cuộc đua vô địch.

Hậu vệ Thanh Hóa không cố tình chơi bóng bằng tay và thời điểm bóng trúng tay thì cầu thủ đấy đang nhắm mắt”. Sau trận đấu, đội trưởng Quang Tình kể rằng đã hỏi trọng tài vì sao SLNA không được hưởng quả 11m khi bóng chạm tay rõ ràng hậu vệ Thanh Hoá, trọng tài chính Đinh Văn Dũng đã lý giải và câu trả lời này không thuyết phục được cầu thủ xứ Nghệ.

Đội hình thi đấu

Thanh Hóa: Vĩnh Lợi, Xuân Hưng, Van Bakel, Văn Phong, Đức Tuấn (Văn Lợi,75’), Quý Sửu (Sỹ Cường,71’), Hữu Dũng, Hoàng Dương (Quốc Phương,45’), Đình Tùng, Oman, Lê Văn Tân.
SLNA: Đức Cường, Mạnh Hùng, Ngọc Hải, Đình Đồng, Đình Hoàn, Hoàng Thịnh, Quang Tình (Ngọc Toàn,67’), Xuân Thắng (Minh Đức,60’), Phi Sơn (Thế Cường,82’), Abdul, Affoloh.

TRÚC AN

Không chỉ bị phản ứng trên sân Cần Thơ, ở Mỹ Đình CĐV đất Cảng cũng chăng biểu ngữ “đề nghị VFF, VPF và các cơ quan chức năng làm sáng tỏ trận đấu vòng 18 giữa XSKT.Cần Thơ – Hải Phòng”. Là người đứng đầu đội bóng, Chủ tịch Trần Mạnh Hùng bày tỏ quan điểm: “Tôi phải nói luôn thế này, CĐV ở Hải Phòng rất đông, yêu và cuồng  nhiệt nhưng cũng có một vài nhóm mang danh CĐV chỉ đi quậy để làm sao cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Họ không xây dựng. Hãy cứ thử nhìn xem cái băng rôn vừa rồi được treo ở sân Mỹ Đình có được bao nhiêu người thực hiện việc đó, trong khi CĐV Hải Phòng thì có hàng vạn người. Họ chỉ là số ít những cá nhân quá khích, muốn làm xấu mặt đội bóng.

Chủ tịch CLB Hải Phòng - Trần Mạnh Hùng.
Chủ tịch CLB Hải Phòng – Trần Mạnh Hùng.

Tôi không có ý chê trách CĐV, bởi họ được quyền nghĩ, được quyền phát ngôn nhưng phải công bằng, góp ý có tính chất xây dựng, tốt cho đội bóng. Họ không đứng ở góc độ ở một nhà quản lý, hiểu và biết hết những khó khăn mà chúng tôi gặp phải. Chỉ vì nhìn nhận một trận thua theo cách chủ quan đã quy chụp là có tiêu cực như thế thì họ đang phụ lòng cầu thủ, những người đã nỗ lực, cố gắng thi đấu thời gian qua…”.

Để viện dẫn cho thất bại trước XSKT.Cần Thơ, người đứng đầu của đội bóng đất Cảng còn đưa ra ví dụ: “B.Bình Dương có mạnh không? Quá mạnh, là ĐKVĐ và là “Chelsea Việt Nam”, tại sao vẫn bất ngờ ngã ngựa trước đội bóng được đánh giá yếu hơn rất nhiều như HA.GL? Ngay cả HLV Mai Đức Chung cũng lên tiếng thừa nhận là nhiều cầu thủ đá giữ chân để lên tuyển, tức là không đá đúng sức. Thế thì có được gọi là có vấn đề về tiêu cực không?

“Đừng phụ sự nỗ lực của các cầu thủ”

Phải thẳng thắn là XSKT.Cần Thơ bây giờ không yếu. Họ thay đổi, tăng cường lực lượng ở giai đoạn 1 nên mạnh hơn rất nhiều. Nói thật, mục tiêu của chúng tôi đến làm khách ở trận đấu đấy cũng chỉ hy vọng kiếm được 1 điểm. Thế nhưng lực lượng không đủ, khi các trụ cột không chấn thương thì thẻ phạt hoặc bị ốm như trường hợp của Stevens, nếu cứ cố xếp vào đá nhỡ họ bị nặng hơn mà phải nghỉ mất vài vòng thì Hải Phòng sẽ như nào?

Với một giải đấu dài và khắc nghiệt, Hải Phòng buộc phải tính toán, có chiến lược. Nói thế không có nghĩa là chúng tôi nhường điểm hay buông, thi đấu thiếu tiêu cực. Chúng tôi phải biết mình là ai, nhất là thời gian sắp tới, lịch thi đấu của Hải Phòng rất dày, nếu không tính toán thật kỹ có thể sẽ phải nhận một chuỗi trận không thành công…”, Chủ tịch của đội bóng đất Cảng kết luận.

Hải Phòng năm nay nghèo, không giàu mạnh về ngân sách, kinh phí. Mục tiêu đơn giản là đá tốt từng trận một, đạt thành tích càng cao càng tốt. Chứ nếu cứ nói cho sướng mồm mà lúc không đạt được thì người ta nghĩ mình nổ thì rất dở…”.

TÚ PHẠM (ghi)

90 phút ở Mỹ Đình là show diễn của riêng Man City, trong khi ĐTVN trong vai trò chủ nhà không phải diễn viên chính mà chỉ đóng vai phụ, có mặt đầy đủ nhưng đúng phút cuối mới một lần lên tiếng và… “hết phim”.
Man City là đội bóng nhà giàu mới nổi, không có truyền thống và bản sắc. Họ không phải là Man Utd, Liverpool, Chelsea hay Arsenal và qua Việt Nam du đấu bởi bể show ở Indonesia, lại thiếu vắng nhiều ngôi sao… vv và vv. Nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho việc Man City không có sức hút, không thể tạo ra một cơn sốt như Arsenal 2 năm trước hay Olympic Brazil năm 2008. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ.

Đội tuyển “diễn viên quần chúng”

“Hãy giả sử thế này, không phải là ĐTVN mà là U.19 VN sẽ đá với Man City, trận đấu này sẽ như thế nào?”. Một người đã hỏi ngược như thế, khi cho rằng vấn đề không chỉ nằm ở cái tên Man City mà còn ở chính ĐTVN của ông Miura. Nếu là U.19 VN của bầu Đức, với lứa cầu thủ trẻ gồm những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Hồng Duy, Đông Triều, Văn Long, Quang Hải, Tiến Dũng… tiếp Man City, mọi thứ chắc chắn sẽ khác, rất khác. Hai cái tên “hot” và sự cộng hưởng của những hiệu ứng, kiểu gì “bão” cũng xuất hiện chứ không xuất hiện tình trạng ế vé như đã diễn ra.

So sánh là khập khiễng và tất nhiên, nó là vô cùng. Tuy nhiên, một giả thiết như thế, U.19 VN thay vì ĐTVN, không phải là không có cơ sở. Bởi xem trận giao hữu giữa ĐTVN với Man City, không ít người cứ… nhớ U.19.

Man City với những ngôi sao giải Ngoại hạng Anh là nhân vật chính trên sân, đó là điều tất yếu. Khoảng cách chênh lệch quá lớn về trình độ, đẳng cấp nên để đòi hỏi nhiều hơn ở ĐTVN là quá khó. Nhưng nếu “thua 1-8 mà vẫn hài lòng và hài lòng về… tinh thần thi đấu” sau một trận giao hữu với tính chất như thế, như HLV Miura phát biểu, không phải ai cũng thấy đồng ý. ĐTVN có thể ở vùng trũng của bóng đá thế giới, thua đậm và chỉ là “quân xanh” trong trận đấu mà Man City mới đóng vai chính nhưng chơi như thế, thua như thế thì cũng có đôi chút tổn thương.

Man City đá chơi chơi, thế nhưng muốn ghi bàn lúc nào là sút tung lưới ĐTVN. Họ thích qua người là qua, thích phối hợp là phối hợp và ghi bàn dễ như lấy đồ trong túi. Trận đấu một chiều, diễn ra tẻ nhạt khi chỉ mình Man City chơi bóng và những bàn thua đến một cách dễ dàng đến mức ngô nghê, cùng việc chỉ biết chạy đuổi rồi có bóng không tự làm mất thì chuyền vào chân đối thủ của ĐTVN khiến trận đấu mất đi nhiều ý nghĩa.

Ở trình độ cao, Man City cầm bóng, tấn công hay ghi bàn là chuyện tất yếu. Tuy nhiên, khi có những bàn thắng dễ, họ cũng nhẹ nhàng trong cách chơi khi không hề quây, áp sát. Man City vẫn để đất cho các cầu thủ áo đỏ. Họ ý tứ trong việc tạo cơ hội để ĐTVN cùng chơi bóng, trong trận đấu biểu diễn mà mục tiêu cống hiến, khiến cho khán giả sướng là ưu tiên số 1 chứ không phải chuyên môn. Thế nhưng rất buồn, ĐTVN không thể tung hứng cùng đối thủ và thậm chí chẳng thể “múa phụ họa”.

Chỉ là cầm bóng để chơi cùng đối thủ, thế nên nhiều người xem ĐTVN chịu trận, thi đấu trong bất lực và nhiều vị trí, nhiều tình huống như không biết đá bóng bỗng dưng cứ nhớ đến… U.19 VN. Và nếu là U.19 VN, với những tình huống đập nhả, đan lát cầm bóng và phối hợp nhịp nhàng, có lẽ sẽ khác và khán giả sẽ có nhiều thứ hơn để xem, để thích thú và nhớ về một trận đấu mà người ta chấp nhận bỏ tiền triệu mua vé xem Man City nhưng cũng có nhu cầu xem ĐTVN chơi bóng.

Quá nhiều lời ca thán từ chính các thành viên ĐTVN, về sự bất cập và bất hợp lý sau trận đấu mà như mô tả lại thì “mình chỉ biết chạy, chạy và xem người ta chơi bóng rồi thỉnh thoảng lại lên giữa sân… giao bóng”. Ngoài tình huống cài người tinh quái và ghi bàn phút cuối của Văn Quyết, cả trận đấu không có gì để xem hay nhớ về ĐTVN.

Con người cũ, cách chơi cũ, những bàn thua theo cách rất cũ cùng cách chơi bóng không thể gọi tên, ĐTVN của HLV Miura chính là nguyên nhân khiến trận đấu dở đi, thay vì có cái để xem như đáng lẽ phải thế. Không những vậy, nó còn khiến không ít cầu thủ cảm thấy bị đôi chút tổn thương. Họ như những người không biết đá bóng, không cả có khả năng để chơi dù được đối thủ tạo cơ hội, ở trận đấu có tính chất trình diễn, cống hiến.

Được xuất hiện trong trận đấu với Man City, được giáp mặt với những ngôi sao hàng đầu thế giới, được đổi áo, chụp tấm ảnh với đối thủ và được… giao bóng với số lần kỷ lục, với ĐTVN thì đó cũng là điều đáng buồn.

Buồn trong ngày vui, khi được đá với Man City là may mắn và đa phần quan niệm rằng đây là lần “đi ăn cỗ”!

Đá giao hữu để trình diễn nhưng rất ngạc nhiên, HLV Miura yêu cầu tập kín. Dù đang đá giải nhưng ĐTVN vẫn tập rất căng và có khá nhiều vấn đề khiến chính các tuyển thủ cảm thấy không thoải mái.

ĐỘC PHONG

Cường Quốc FC đang biến năm 2015 thành năm của riêng mình khi liên tiếp giành chức vô địch ở 2 giải đấu lớn là Ngọc Bảo Open và VCK Forumbongda 6. Họ đánh bại hai đối trọng sừng sỏ nhất ở thời điểm hiện tại là Thành Đồng và Tin Lớn để lên ngôi một cách đầy thuyết phục. Đá hay, có danh hiệu và được lòng NHM, Cường Quốc thành công nhờ triết lý làm bóng đá độc đáo của ông bầu Cường “hói”.

Cá tính

Mỗi lần bước chân vào bia hơi Cường Hói tại số 1 Trích Sài, đập vào mắt là những tấm ảnh lưu niệm khổ lớn treo trên tường. Ngay phía dưới là 2 chiếc tủ kính đựng cơ man nào là Cúp, cờ, kỷ niệm chương…. Đó là bộ sưu tập mà đội bóng của bầu Cường “hói” giành được, một gia tài thực sự.

Anh Cường “hói”
Cầu thủ Cường Quốc tung bầu Cường lên trời, ăn mừng chức vô địch VCK Forumbongda 6

“Tính tôi thích làm những điều khác người, thế nó mới khoái”. Cười khà khà, ngả lưng về phía sau bắt đầu câu chuyện của mình về bóng đá. Anh Cường kể bị ảnh hưởng đam mê từ cha mình, khi ngày “sinh thằng cu Cường, bố tôi mải đi xem Thể Công đá mà quên cả việc vào viện đưa cơm cho mẹ”. Nhịn không biết bao nhiêu bữa sáng thời học cấp 2 để mua được 1 tấm vé đi xem Thể Công, có lần đá với Công An Hà Nội ở Hàng Đẫy, chỉ có vé ở khu vực khán giả CAHN nhưng vẫn liều mò sang ngồi để hò hét cổ vũ cho đội bóng áo lính.

hpls2
Bầu Cường và bầu Thành (Thành Đồng FC) rất quý trọng nhau

2005 cầm đội, năm 2009 chính thức có đội bóng của riêng mình và Cường Quốc vô địch một giải phủi. Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu đội về nhì giải đó không ấm ức, thách Cường “hói” đá lại. Gật đầu ngay, thậm chí bỏ tiền túi thêm 10 triệu đồng làm một phần thưởng “nho nhỏ” chỉ để “đá cho nó máu”. 1 tháng để chuẩn bị, ông bầu của đội về nhì gấp rút tuyển thêm nhiều hảo thủ về, lên tận Tam Đảo “bế quan” tập luyện còn quân Cường “hói” vẫn đi đá phủi bình thường, uống bia hơi “chém gió” và cuối cùng vẫn giành chiến thắng, khiến đối phương “tâm phục khẩu phục”.

ck ngoc bao 2015
Niềm vui chiến thắng trong trận chung kết Ngọc Bảo 2015 của Cường Quốc trước Thành Đồng

Cường “hói” luôn được anh em trong giới phủi nhắc tới với phong cách sống rất “mã thượng”. Chuyện anh Cường rút tiền thưởng nóng cho cầu thủ ngay trên sân không còn xa lạ. Ở Cường Quốc, cầu thủ luôn nhận được một khoản tiền nhỏ gọi là “bồi dưỡng” sau mỗi buổi tập. Tập tành thôi đã có tiền, đá giải vô địch thì còn được thưởng lớn hơn nhiều. Nam “chân vịt”, thủ môn từng khoác áo cả Trà Dilmah lẫn Cường Quốc kể: “Anh Cường nổi tiếng chịu chơi, sau mỗi trận bóng, cả đội thích là xoã hết mình. Còn sau mỗi giải, anh ấy lại cho cả đội đi tắm biển vài ngày để xả hơi”.

vck5
Cường Quốc vô địch VCK Forumbongda 5 – năm 2012

Không chỉ khiến cầu thủ nể bằng sự chịu chơi, chịu chi, bầu Cường còn luôn là người đứng ra bảo vệ anh em trong mọi tình huống. Có lần, gặp đội bóng của một “đại ca” khét tiếng, cầu thủ bên phía Cường Hói vào bóng phũ, bị ông bầu đối thủ nhảy vào sân tóm cổ áo dọa “cắt gân”, Cường “hói” cũng lập tức nhảy vào tóm tay rồi tuyên bố: “Ông đánh nó thì không xong với tôi”. Cuối cùng, sau khi dàn xếp ổn thỏa và ngồi uống bia với nhau, ông trùm nọ lại đâm ra quý cái tính khẳng khái, đàn anh của Cường “hói”.

“Hơn cả một đội bóng”

Từ Tú “Thổ”, Kiên “Phú” đến Tú “ngựa”, từ tổ Triều Khúc đến tổ Techno hay các lứa sau này, cầu thủ từng chơi bóng cho Cường “hói” một vài tháng hay vài năm đều không bao giờ quên được cái khí chất và tình nghĩa của ông bầu này. Nhà có công có việc, từ cưới hỏi đến sinh nhật, đầy tháng con cái… chỉ cần ới một tiếng là anh Cường sẽ có mặt với tất cả sự nhiệt thành, chân tình đúng kiểu anh em. Chẳng thế mà có thời, người ta vẫn gọi Cường Quốc là “Lương Sơn Bạc”, khi quy tụ quá nửa các ngôi sao của phủi Hà thành.

hpls1
Bầu Cường phát biểu trong buổi họp báo ra mắt giải HPL-S1
tungua
Bầu Cường đến dự sinh nhật con trai cầu thủ Nghiêm Xuân Tú (Tú “ngựa”)

“Hơn cả một đội bóng”, đó là slogan của Cường “hói”. Vị doanh nhân này tự rèn cho mình thói quen ghi nhớ ngày sinh nhật của từng thành viên trong đội và tặng cho họ những món quà bất ngờ nhất. Ông vẫn thường hỏi các cầu thủ: “Đố mọi người biết ngày mai là ngày gì?”, bao năm nhưng anh em vẫn “đoán già đoán non” mà chịu để rồi ngã ngửa với câu trả lời nhờ trí nhớ và sự tâm lý của anh Cường.

Cường “hói” từng có lần suýt lỡ chuyến bay trong chuyến du lịch Hồng Kông với gia đình vì cố đi xem hiệp 1 một trận đấu. Mấy chục năm qua, việc ra sân xem anh em đá, đứng chơi và tán chuyện thành một thói quen. Nó là thú vui, không bỏ được.

gd
Cường Quốc khẳng định vị thế nhờ tinh thần đoàn kết, coi nhau như gia đình của từng thành viên trong đội

Làm bóng đá 20 năm, giờ đây anh Cường quan niệm “không lấy thành bại để luận anh hùng”. Với ông, đội bóng thành công phải được ghi nhận bởi khán giả và chính đối thủ chứ không đơn thuần là làm mọi giá để giành danh hiệu. Vì thế, Cường “hói” đã từ bỏ triết lý tuyển ngôi sao giật giải theo kiểu “mỳ ăn liền”, chuyển sang xây dựng đội với một lực lượng nhân sự dồi dào, đoàn kết và chơi bóng có bản sắc riêng. Lứa cầu thủ với những Đạo “Từ Sơn”, Thọ “xích thố”, Tiến “châu phi”, Dũng “Crouch”, Mạnh “nát”, Hùng “sư phạm”… đã gắn bó với nhau từ năm 2009 đến nay, giành 2 chức vô địch VCK Forumbongda, Á quân HPL-S1 và giờ là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch HPL-S3 là những “quả ngọt”.

HOÀNG TUẤN ANH

Trước khi thành lập đội Cường Hói sau này chuyển tên thành Cường Quốc, bầu Cường đã từng cầm đội FC Ngọc Hà với những hảo thủ như Bắc “què”, Tú “khỉ”, Tuấn “samsung”, Tuấn Anh “xiếc”…

Ngoài bóng đá, bầu Cường rất yêu nhạc Jazz, ông từng tài trợ 200 triệu cho 1 đêm nhạc của nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc, con trai NSƯT Quyền Văn Minh. Tuy nhiên, khi được mời lên sân khấu phát biểu, ông yêu cầu MC chỉ giới thiệu mình là một người yêu nhạc Jazz.

Phải rất khó khăn, Thu mới dám chia sẻ câu chuyện của mình. Kể chuyện mà nước mắt cứ trào ra nhưng ánh mắt vẫn rực sáng quyết tâm, với ước mong một ngày giúp được người bố chiến thắng bệnh tật để đứng lên.

Nước mắt lặn vào trong

Sinh ra trong gia đình nghèo có 10 anh chị em (8 người con gái và 2 anh em trai) ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, Trần Thị Thu đang thi đấu cho CLB TP.HCM và từng được gọi lên ĐTVN vào năm 2012. Trường hợp của Thu, hầu hết cầu thủ nữ đều biết và chia sẻ, với sự thương cảm. Thu đá bóng để kiếm tiền và ngoài giờ tập, cầu thủ này sẵn sàng làm tất cả để có tiền. Bao nhiêu tiền dành dụm được, Thu gửi về quê cho người mẹ già với hy vọng sẽ đủ lo thuốc men cho người cha không may bị tai biến và nằm liệt giường trong suốt 4 năm qua.

Đá bóng để “cứu cha”

4 năm về trước, ông Trần Đức Thịnh (cha của Trần Thị Thu) bị té ngã trong lúc đang làm việc tại công trình. Ông bị tai biến và liệt nửa người, tại họa khiến ông nằm liệt giường. Suốt 4 năm qua, nếu cứ không phải luyện tập, thi đấu là Thu về quê phụ giúp mẹ làm việc đồng áng, chăm sóc bệnh cho người cha. Thế nhưng trong mỗi lần về quê thì nỗi đau của người con gái xứ Quảng này càng thêm dồn nén. Những hôm tự tay bón cơm cho cha ăn, Thu thường khóc nghẹn ngào khi nhớ lại hình ảnh của ông Thịnh khỏe mạnh của ngày trước. Thu lại ước ao: “Mong cha có thể đi lại như ngày xưa”.

Trong khi đó, ông Thịnh thường cất lời mong mỏi yếu ớt với Thu, rằng: “Con đi đá bóng cố gắng dành dụm tiền cho ba đi chữa đôi chân chứ nằm một chỗ miết thế này thì chịu không nổi con ơi”. “Em buồn và thương cha lắm. Cha nói không rõ và yếu lắm. Em phải ngồi thật gần mới nghe rõ nhưng nghe những lời cha nói thì em càng buồn hơn khi không có tiền đưa cha đi chữa bệnh”, Thu nói trong nước mắt.

Phụ quán kiếm tiền chữa bệnh cho cha

Vừa trò chuyện về cha mà những giọt nước mắt cứ lăn dài trên khuôn mặt của Thu với nỗi ước ao tột cùng là có tiền để đưa cha đi chữa bệnh. Tuy nhiên, số tiền để cho ông Thịnh đi chữa bệnh thực sự là quá lớn với người cầu thủ này. Trong khi đó, hầu hết anh chị của Thu đã có gia đình và cuộc sống vô cùng khó khăn vì ngày trước cha mẹ không thể cho ăn học đến nơi đến chốn.

Nhớ về cha thì Thu lại rơi nước mắt khi nghĩ đến người mẹ già ở nhà một mình, ốm đau thường xuyên nhưng phải ra đồng và bón cơm cho chồng hằng ngày. Trong khi đó, đời con gái khổ lắm rồi mới chọn theo nghiệp đá bóng nên để tích góp đủ tiền cho cha đi chữa bệnh là điều không thể. Thế nên Thu phải xin phép BHL được đi làm thêm. Dù quy định CLB không cho phép nhưng ở đội, Thu vẫn được “nhắm mắt” bỏ qua do là trường hợp đặc biệt, cần phải được đặc cách như là cách chia sẻ. Sau những giờ luyện tập, Thu xin đi làm phục vụ quán. Không nề hà bất cứ việc gì, cứ có tiền là xin làm. Suốt quãng thời gian trước lượt về giải VĐQG nữ 2015, Thu vừa tập, thi đấu và mỗi tối lại lặng lẽ đi làm thêm. Và những ngày cuối tuần được nghỉ, Thu lại xin đi làm trợ lý trọng tài ở sân Tao Đào để kiếm thêm…

Nhiều năm qua, Thu cố gắng chôn giấu nỗi đau trong lòng nên khi được hỏi đến giấc mơ chữa bệnh cho cha thì người con gái xứ Quảng này không thể nào cầm nổi cảm xúc: “Bây giờ em chẳng ước muốn gì hơn là mong sao cha có thể bước xuống giường để đi đứng được như ngày xưa. Cuộc sống có thêm vất vả và khó khăn thế nào thì em cũng chịu được hết, chỉ mong kiếm được tiền và tích góp để hy vọng…”.

VĂN NHÂN

Thu là một cầu thủ có chuyên môn tốt nhưng không có duyên với ĐTVN. Trong thời gian qua, Thu thường xuyên làm thêm vào những ngày nghỉ nhưng hiểu được hoàn cảnh khó khăn của em thì tôi không trách gì. Trong các buổi tập thì em vẫn tập luyện rất chăm chỉ, đáp ứng tốt chuyên môn. Bóng đá nữ thì luôn khó khăn nhưng trường hợp của Thu là đặc biệt khó khăn, cả đội rất chia sẻ nhưng ai cũng có vấn đề nên không thể giúp gì Thu nhiều…” – HLV CLB TP.HCM, Đoàn Thị Kim Chi .

Gia đình ông Thịnh thuộc hộ nghèo của xã vì khó khăn lắm. Gia đình có rất đông con và ông Thịnh bị tai biến nhiều năm rồi. Tôi được biết hầu hết các con của ông Thịnh đều làm nông và có gia đình nên đứa con gái đang đi đá bóng phải lo nhiều thứ cho cha vì người mẹ chỉ có thể quanh quẩn làm vườn. Xã thì không có nhiều kinh phí để hỗ trợ và chỉ có thể đến thăm gia đình vào những dịp lễ tết…” – Bà Tống Thị Sâm – Phó Chủ tịch xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

“Quan điểm của PVF thực sự rất khó hiểu và khác hoàn toàn với SLNA, HN.T&T, Học viện HA.GL Arsenal JMG hay Viettel. Đó là điều có vẻ vô lý, thiếu thực tế. PVF bỏ ra nhiều tiền để cho đào tạo cầu thủ trẻ thì phải có mục đích rõ ràng. Nếu tốn chi phí đào tạo mà không bán để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư thì mục đích để làm gì? Tôi nghĩ họ phải có mục đích khác…

Bóng đá... từ thiện?
BHLU.17 PVF mừng chiến thắng.

Những lò đạo tạo khác nổi tiếng như SLNA, HA.GL Arsenal JMG, Viettel đều có mục đích rõ ràng và đều có các đội bóng đang chơi ở các giải đấu đỉnh cao. SLNA đặt dưới sự quản lý của tỉnh nên đào tạo cầu thủ để phục vụ cho bóng đá Nghệ An. Tuy nhiên, SLNA vẫn bán để cầu thủ cho các đội khác để thu về chi phí đào tạo. Trong khi đó, HA.GL Arsenal JMG đào tạo để bán và phục vụ cho đội HA.GL đang chơi tại V.League, còn Viettel có chiến lược dài hơi là sẽ có đội bóng lên chơi V.League trong tương lai và đội 1 cũng vừa lên hạng Nhất.

Thế nhưng, PVF có nhiều điều vô lý khi đào tạo chỉ bán tượng trưng và không có đội bóng chơi chuyên nghiệp, giờ vẫn chưa thấy đầu ra. Ngay cả chuyện vì sự phát triển của BĐVN thì cũng cần xem xét lại. Bởi nói thì ai cũng nói được, làm và thực tế như thế nào mới là vấn đề. Thêm nữa, quan điểm như vậy thì phải có đội bóng chuyên nghiệp và chiến lược rõ ràng để phục vụ bóng đá đỉnh cao. Thực sự, nếu đào tạo chỉ bán tượng trưng thì chẳng lẽ họ làm từ thiện à?

Chắc chắn, nếu đào tạo mà không bán để bù vào khoản chi nhằm tái đầu tư thì họ có mục đích khác. Có thể, họ đang tính một chiến lược dài hơi để trong tương lai sẽ làm bóng đá chuyên nghiệp. Một mục đích khác là ông chủ có nhiều tiền nên thích làm đào tạo trẻ để quảng bá thương hiệu. Một khả năng nữa là có thể ông chủ bỏ tiền làm bóng đá theo kiểu để chơi, kiểu như bầu Trường, bầu Long, bầu Kiên…”.

VĂN NHÂN (ghi)

Ở Việt Nam, các CLB làm đào tạo trẻ dù dưới bất kỳ mô hình nào thì đều có đầu ra là đội 1. Đồng Tháp, SLNA đào tạo cầu thủ ra là để thi đấu cho chính đội chuyên nghiệp, kể cả HA.GL cũng vậy. Mô hình Học viện HA.GL Asernal JMG trước đây đào tạo cầu thủ là để bán nhưng không thành công với lứa đầu và bầu Đức thay đổi, giữ lại tất cả để thi đấu cho đội 1. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, PVF vẫn chưa có đội bóng nào thi đấu trong hệ thống giải chuyên nghiệp.

bbb

Có thể, ban đầu PVF chỉ chú trọng đến công tác đào tạo trẻ sao cho thật tốt và chất lượng theo đúng như tôn chỉ, là Quỹ đầu tư và phát triển tài năng BĐVN. Và các cầu thủ sau khi thi đấu tốt tại các giải trẻ, tốt nghiệp sẽ được đem cho các đội hạng Nhất hoặc V.League mượn, chuyển nhượng. Nhưng như vừa đề cập ở trên, các CLB chuyên nghiệp ở Việt Nam đều có lực lượng kế cận dồi dào nếu như không nói là dư thừa. Và nếu như các CLB không có nhu cầu như thực tế hiện nay thì tương lai của các cầu thủ trẻ của PVF là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Không có đội bóng thi đấu chuyên nghiệp thì tương lai của cầu thủ của PVF sẽ là vấn đề, khi mọi thứ không rõ ràng. Để đào tạo ra một cầu thủ trẻ giỏi thì mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Thế nhưng khi đến giai đoạn trưởng thành, nếu không có được môi trường tốt để phát triển thì tài năng sẽ bị lụi tàn. Theo tôi, những người đứng đầu PVF phải đối diện với điều này và có phương án giải quyết bài toán do chính họ đặt ra…”.

HLV Ngô Quang Sang

Hơn 2.000 km & 350 triệu đồng

Xuất phát từ Hải Phòng vào đêm 16/07, 40 CĐV của đội bóng đất Cảng có cả phụ nữ lẫn người già, bắt đầu hành trình dài xuyên Việt hơn 2.000 cây số để rong ruổi theo chân thầy trò HLV Trương Việt Hoàng. Có lẽ, ở Việt Nam thì chỉ có CĐV Hải Phòng mới dám nghĩ và dám làm, với một hành trình “tiếp lửa” đầy ấn tượng như thế, khi họ mang trong mình một tình yêu cháy bỏng.

Xứng đáng với tình yêu

Chi phí cho cuộc hành trình theo chân đội nhà của 40 CĐV Hải Phòng phải tiêu tốn vào khoảng 350 triệu đồng (mỗi người tốn khoảng 7 triệu đồng và tiền xe cả đoàn là 100 triệu đồng). Trong khoảng thời gian gần 10 ngày, họ không chỉ xuất hiện ở sân Cao Lãnh và sân Cần Thơ mà còn đi khắp 6 tỉnh miền Tây để quảng bá hình ảnh về CĐV Hải Phòng, khi xuyên suốt mỗi nơi đi qua thì họ đều mang theo cờ CĐV Hải Phòng và tìm cách thể hiện tình yêu với đội bóng.

Theo chia sẻ của Trưởng đoàn  Trần Tiến Dũng, trong suốt hành trình “tiếp lửa” thì 40 CĐV Hải Phòng đã gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình là trong số 40 CĐV thì có người già và phụ nữ nên gặp khó khăn lớn về việc đảm bảo sức khỏe trong suốt những ngày ăn ngủ trên xe khách. Trong khi đó, mỗi tỉnh đều có những đặc trưng riêng về thức ăn nên một số người đã bị đau ốm vì ăn không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, 40 CĐV đã vượt qua mọi khó khăn để theo chân đội nhà, tiếp thêm “ngọn lửa” từ trên khán đài.

Tình yêu bóng đá là số 1

“Tôi xin nói thay cho mọi CĐV Hải Phòng là chúng tôi yêu ghét rõ ràng. Một khi đã yêu đội bóng thì chúng tôi sẵn sàng theo chân đội bóng trên khắp mọi miền đất nước. Tình yêu khiến chúng tôi có thể vượt qua những khó khăn để cổ vũ cho đội nhà. 2 năm trước, dù biết Hải Phòng đã xuống hạng nhưng chúng tôi vẫn theo chân đến tận Kiên Giang để cổ vũ. Tôi nói như thế để hiểu được thế nào là tình yêu của CĐV Hải Phòng dành cho đội bóng…”, CĐV trung thành Lưu Văn Sáng tâm sự.

Trong số 40 CĐV Hải Phòng theo chân đội nhà có rất nhiều người đã phải gác ngang công việc, bỏ lại những lo toan cuộc sống hằng ngày để tham gia chuyến du Nam lần này. Với họ, tình yêu dành cho đội bóng có thể vượt lên trên tất cả, với mong muốn được xuất hiện trong tất cả trận đấu của Hải Phòng. Thế nên họ dám nghĩ, dám làm và đôi lúc bày tỏ “sự cuồng yêu” mà không thể kiểm soát được bản thân, khi chứng kiến đội bóng đất Cảng đá không được như ý muốn và nhận những thông tin tiêu cực kiểu “Hải Phòng buông”, “hình như là 3 đi, 3 về”…

Trận thua của Hải Phòng trước XSKT.Cần Thơ vừa qua, phần lớn trong số 40 CĐV đã không thể tiết chế được cảm xúc khi thấy đội nhà thất bại và thi đấu rệu rã. Có những người đã sẵn sàng chạy sang khán đài A để hò hét cho các cầu thủ phải thi đấu máu lửa hơn. Thực tế, với đội hình vắng mặt hàng loạt trụ cột vì thẻ phạt, 2 ngoại binh bị chấn thương cùng thời tiết mưa nắng bất thường thì thầy trò Trương Việt Hoàng khó thoát khỏi trận thua, trong khi đội chủ nhà dốc toàn lực để chiến đấu với tâm lý của kẻ ở thế chân tường.
Có thể đúng, có thể sai nhưng đó là cảm xúc và tình yêu. Rất đáng trân trọng và thậm chí là ngưỡng mộ với tình yêu của các CĐV Hải Phòng, khi khi 40 con người đã vượt hơn 2.000 cây số, tự bỏ tiền túi để tiếp lửa cho thầy trò HLV Trương Việt Hoàng. Tình yêu không toan tính đó, kể cả họ không đòi hỏi thì bản thân mỗi thành viên đội bóng đất Cảng cũng phải tự ý thức, trách nhiệm và chứng minh sự xứng đáng.

Xứng đáng với tình yêu!

Kể từ năm 1997 đến nay, tôi đã theo chân đội nhà trên khắp mọi miền đất nước. Tôi yêu Hải Phòng từ lúc đội bóng lên chơi chuyên nghiệp và bóng đá, đội bóng này là một phần cuộc sống của tôi. Chỉ tiếc rằng, trong 3 năm trở lại thì mọi thứ đã giảm đi rất nhiều do đổi chủ đầu tư cùng cách làm. Ngày xưa, sân Lạch Tray luôn đầy ắp khán giả nhưng bây giờ chỉ còn hơn 1 vạn, đó thực sự là nỗi buồn và phí phạm”.

Trưởng đoàn CĐV Trần Tiến Dũng.

VĂN NHÂN

Họ đã nói:

Nhiều năm qua, tôi luôn tự hào là CĐV của Hải Phòng và tự hào về cách CĐV đội nhà đã thể hiện tình yêu, cảm xúc và cả quan điểm bóng đá ở trên các khán đài. Tình yêu của tôi dành cho đội bóng là vô bờ bến. Tôi sẵn sàng bỏ việc và gác tất cả sang một bên vì Hải Phòng”. Tay trống Nguyễn Văn Minh – biệt danh “Minh trống” chia sẻ.

Trận đấu này, tôi có chút buồn khi thấy đội nhà thua nhưng bóng đá thì thắng thua là chuyện bình thường. Tôi theo dõi đội bóng nhiều năm nên biết với đội hình này thì khó mà thắng được XSKT.Cần Thơ. Tôi cũng biết Hải Phòng đang vắng nhiều trụ cột do chấn thương lẫn thẻ phạt và thời gian qua thì đội bóng phải thi đấu nhiều…”. Cụ Nguyễn Bá Hồi (63 tuổi), CĐV lớn tuổi thứ hai trong 40 CĐV vượt 2.000 km cổ vũ cho thầy trò Trương Việt Hoàng, giãi bày.