Cafe 24h: Chuyện về thành tích

Căn bệnh thành tích vẫn luôn là vấn nạn đau đầu của toàn xã hội và đương nhiên bóng đá Việt Nam cũng chẳng phải một ngoại lệ. Thế nên người ta rất sợ những chuyến đi như lần sang học tập K-League của VPF hiện tại sẽ chẳng thu lại được gì ngoài một dấu chấm hồng trên bảng thành tích cuối năm.

Chúng ta có một cụm từ, đôi khi chỉ cần nhắc đến nó là biết kiểu gì cũng là những lời khen. Đó là “báo cáo thành tích”.

Những bản báo cáo ấy, luôn có phần “tồn tại, khuyết điểm” nhưng cũng chỉ làm màu cho những chiến công và những điều làm được.

Trong  bóng đá chẳng hạn, trong bản báo cáo cuối năm bao giờ cũng được chốt câu: “Mùa giải thành công tốt đẹp” cho dù ai cũng chắc chắn là sự tốt đẹp ấy chỉ là sáo ngữ. Thực tế thì ngược lại, thậm chí nhiều mùa giải người ta cố gắng nhưng không thấy đào đâu ra hai chữ “tốt đẹp” để rồi người ta coi đó là một thứ thành tích.

Những báo cáo thành tích của bóng đá Việt Nam luôn được chốt câu: “Mùa giải thành công tốt đẹp”

Xung quanh câu chuyện thành tích, hôm rồi Moviestar có chiếu lại bộ phim về Đội trưởng Mỹ. Phim thì nói về các anh hùng, mang tính siêu nhân nhưng có một cuộc thoại khá hay về một người từ chối giải Nobel hòa bình. Ông ấy nói: “Hòa bình không phải là thành tích, đó là trách nhiệm”. Câu nói quá hay, mà không phải lúc nào người ta cũng có thể nói được.

Vừa rồi, trên diễn đàn quốc hội, đã có vị đại biểu nói rất thẳng thắn, rằng: “Cử tri hỏi tôi rằng nhiều lãnh đạo cấp bộ, trong quá trình làm việc, tạo ra khuyết điểm, khắc phục nó và coi đó là thành tích. Như vậy có đúng không?”

Đôi khi chúng ta nhầm lẫn giữa trách nhiệm và thành tích. Một chiến sĩ công an không nhận hối lộ. Liệu đó là thành tích? Gần hơn, một trọng tài kiêm quyết không để mình bắn thủng, không ưu ái đội chủ nhà, đó là thành tích hay trách nhiệm?”

Chuyến học tập K-League của VPF liệu có mang lại hiệu quả thiết thực hay cũng chỉ  để làm đẹp thành tích?

Tôi nhớ đến lời ghi chú của một CĐV nhiệt thành, anh viết trên facebook cá nhân về chuyến đi “học hỏi kinh nghiệp của lãnh đạo VPF tại Hàn Quốc” thế này: “Anh em nhớ mặt điểm xem đi về có tiến bộ, áp dụng được gì cho bóng đá Việt Nam không? Hay là đi du lịch. Cần gì phải đi du lịch học hỏi cho tốn tiền, năm nào cũng đi chứ có đổi mới được gì đâu. Cần chi đi đâu, cứ về mấy giải U.21 hay futsal, họ chỉ làm nghiêm túc một chút là tài trợ rầm rầm. Làm bóng đá cần lòng tự trọng mà chuyện này thì đâu cần phải đi học hành ở đâu?”.

Bởi vì người ta rất sợ những chuyến đi ấy, tốn tiền, chẳng thu lại được gì nhưng là một dấu chấm hồng trên bảng thành tích cuối năm.

Hôm qua, có một giải đấu “phủi” vừa kết thúc, giải bóng đá phong trào của Hà Nội được gắn tên “Ngoại hạng”. Một cách làm khá quy củ, có xu hướng chuyên nghiệp hóa. Khán giả đến xem  đông và điều quan trọng là người ta cảm thấy hơi thở bóng đá thật, không khí bóng đá thật và niềm vui bóng đá thật chứ không phải những sáo ngữ trong những bản báo cáo thành tích.

“Chơi để tận hưởng”- slogan của giải trong trào ấy nên là một trong những mục đích của giải chuyên nghiệp chứ không phải là mục đích chuyến đi “học hỏi” bên Hàn Quốc của những quan chức VFF và lãnh đạo các đội bóng chuyên nghiệp.

Song An

Fan page Thethao24h

banner_720x120

Mã an ninh

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Vũ Quang Huy

Giấy phép số 91/GP-TTDT do bộ thông tin & truyền thông cấp ngày 09-05-2011

Địa chỉ tòa soạn: 65 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Địa chỉ liên lạc: 79 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 32669666 - Fax: (04) 39429189

Email: baothethao24h@sport24h.com.vn

Powered by Netlink Tech