Olympic - giấc mơ của những VĐV tị nạn

Chỉ còn chưa đầy một năm nữa, Olympic Rio sẽ diễn ra nhưng với nhiều VĐV châu Phi, cơ hội để họ đến được Brazil cũng mờ mịt như cuộc đời của họ trong các trại tị nạn.

Tháng 3/2013, quân đội tấn công thị trấn quê hương của William Kopati, VĐV nhảy cao và nhảy xa 22 tuổi từng là nhà vô địch nước Cộng hòa Trung Phi năm 2009. Lúc đó, chiến tranh đã nổ ra.

Lần cuối cùng Kopati thi đấu là năm 2012, trước khi anh buộc phải bỏ chạy và để lại sau lưng tất cả, trong đó như anh nói có cả ước mơ Olympic. “Ước mơ đầu tiên của tôi là tiếp tục sự nghiệp điền kinh”, Kopati thừa nhận. “Tôi yêu điền kinh nhưng tôi phải từ bỏ bởi vì tình hình nội chiến ở đất nước của tôi".

Cho đến tháng 10 vừa qua, Kopati, và nhiều VĐV khác trong tình trạng chạy khỏi đất nước, biết rõ họ không còn cơ hội tham dự Olympic Rio. Đấy là bởi vì người tị nạn thì không được phép thi đấu. Theo Thomas Bach, chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC), “Ở thời điểm hiện tại, những VĐV này không có cơ hội tham dự Olympic ngay cả khi họ đạt tiêu chuẩn bởi vì họ không có quốc gia và Uỷ ban Olympic quốc gia để đại diện”.

Tuy nhiên, trong cùng tuyên bố tương tự, ông Bach cũng tiết lộ, trong một năm mà số người tị nạn trên khắp thế giới đạt con số kỷ lục (19,5 triệu người theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn - UNHCR), các VĐV tị nạn sẽ được chào đón ở Rio. "Sau khi không có đội tuyển quốc gia để thi đấu, không có quốc kỳ, không có quốc ca, những VĐV tị nạn này sẽ được chào đón ở Olympic với lá cờ Olympic và bài hát Olympic", ông nói.

Mặc dù thế, với nhiều VĐV đã rời bỏ quê hương, tuyên bố của Bach chỉ mang đến một niềm an ủi nhỏ.

Giống như Kopati, trại tập trung ở Mole hiện có rất nhiều VĐV châu Phi. Một số may mắn còn giữ được quyển album hay tấm huy chương để chứng tỏ họ từng là VĐV. Số khác chẳng có gì ngoài kí ức. Tất cả họ đều bỏ lại sau lưng nhà thi đấu, HLV, trang thiết bị và chế độ tập luyện có thể giúp họ trở thành những nhà vô địch Olympic. Trong số này có nhà vô địch karate của Trung Phi là Martial Nantouna, những cựu cầu thủ như Teddy Gossengha và Nadine Adremane… Ít nhất thì ở Mole, họ cũng còn cảm thấy an toàn và được che chở.

Mole nằm cách thị trấn Zongo của Congo khoảng 2 giờ đi xe và đây là trại tị nạn lớn nhất cho người Trung Phi. Tính từ tháng 12/2013 đã có khoảng 17.000 người đến đây nhưng con số này vẫn là rất nhỏ so với 800.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa sau khi quân nổi loạn chiếm đóng phần lớn Trung Phi.

Không ai biết chiến tranh bao giờ mới kết thúc nhưng với các VĐV Trung Phi, dù biết đường đến Olympic rất xa vời, họ vẫn cố gắng rèn luyện thể lực, tập luyện thể thao và huấn luyện cho bọn trẻ. Nói như nhà vô địch karate là Nantouna, anh vẫn không từ bỏ hy vọng sẽ trở lại sàn đấu một ngày nào đó. "Tôi đã cầu trời mang lại hòa bình cho đất nước tôi", anh nói. 

Trung Phi là một trong 10 quốc gia nghèo nhất thế giới dù ở đây có nhiều tài nguyên như uranium, dầu thô, vàng, kim cương…

MẠNH HÀO

Fan page Thethao24h

Mã an ninh

Chủ Tỷ số Khách
FT Cesena 0 - 2 Bari
FT Osasuna 2 - 1 Mallorca
FT Almería 1 - 1 Ponferradina
FT Llagostera 2 - 1 Numancia
FT Real Oviedo 2 - 0 Gimnàstic...
FT Córdoba 1 - 1 Huesca
FT Sète 0 - 1 Béziers
FT Avellino 3 - 1 Latina
FT Brescia 3 - 0 Trapani
FT Como 0 - 2 Pescara
Xem thêm

VTVCab_rgb

 

338x282-sonparis

 

adv4

Thể Thao 24 TV (http://thethao24.tv)

tra-xanh-c2

 

VTVPlay1

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Vũ Quang Huy

Giấy phép số 91/GP-TTDT do bộ thông tin & truyền thông cấp ngày 09-05-2011

Địa chỉ tòa soạn: 65 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Địa chỉ liên lạc: 79 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 32669666 - Fax: (04) 39429189

Email: baothethao24h@sport24h.com.vn

Powered by Netlink Tech