Cà phê 24h

Có tích kể rằng, đời Hậu Hán (25-250) có người tên là Hoàng Cảnh, theo học đạo tiên với một đạo sĩ. Một hôm, đạo sĩ bảo Cảnh: “Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao may ra tránh khỏi tai nạn”. Cảnh làm theo, lúc về nhà trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị chết hết.

Người Trung Quốc coi ngày Trùng Cửu là ngày may mắn.

Còn đối với NHM Việt Nam thì ngày Trùng Cửu, tức là đúng ngày 09/09 năm ngoái, họ cũng cảm thấy thật may mắn và tràn đầy hy vọng.

Ngày 09/09/2014 trên sân Mỹ Đình, dàn cầu thủ U.19 VN gồm Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường đã có trận đấu quá xuất sắc trước U.19 Nhật Bản. Dù thua 2-3 chung cuộc nhưng với NHM, tỷ số không phải là điều quan trọng mà là cách chơi, bản lĩnh, cách nhập cuộc trận đấu với một đối thủ mạnh.

Đó mới là hiện thân của khái niệm thua về tỷ số nhưng thắng trong lòng NHM.

Một năm sau, kỷ niệm cho ngày Trùng Cửu 2015, chúng ta cũng may mắn, quá may mắn trong trận đấu với Đài Loan (Trung Quốc) nhưng khái niệm về bóng đá thì khác hẳn: Thắng về tỷ số nhưng thua đậm trong lòng NHM.

Ngày Trùng Cửu

Một năm trước, chúng ta đầy hài lòng về một trận thua và nhìn về tương lai rất tươi sáng. Bây giờ thì không ít người phẫn nộ về một trận thắng và tương lai ĐTVN rất mịt mờ.

Một bình luận rất hài hước về thầy trò HLV Miura sau trận hôm qua:  “Tuyển Việt Nam chỉ có 1-2 có cầu thủ đá dở, số còn lại là cực kỳ dở”.

Chỉ chừng ấy đủ vắn tắt về một trận thắng của BĐVN.

Trong khi BĐVN đang loay hoay tìm cách đuổi theo Thái Lan thì dường như chúng ta đang quên mất một điều quan trọng là để đuổi theo một đối thủ mạnh, ta phải chống tụt hậu trước. Không thể chạy với tốc độ cao khi chân phải đạp xuống… bùn.

Hoặc là chúng ta đang tụt, hoặc là các đối thủ yếu hơn đang phả hơi nóng vào gáy thầy trò Miura.

Đã có người đặt những dấu hỏi lớn về ông thầy người Nhật. Triết lý của ông Miura không tồi nhưng chưa chắc đã phù hợp với bóng đá và tư duy kiểu Việt Nam.

Giống như câu chuyện đồ nội địa Nhật phù hợp với điện thế 100 vôn trong khi chúng ta dùng 220 vôn. Điều dễ thấy là thiết bị ấy dù hiện đại đến đâu cũng cháy.

Có vẻ như bây giờ, ông Miura vẫn chưa tìm thấy cái ổn áp cho mình. Ngày 09/09, hy vọng may mắn đến với ông, khi đội tuyển trở về.

Song An

Vòng loại WC 2018, Đài Loan (TQ) 1-2 Việt Nam: May hơn khôn

Vẫn biết, giận thì giận mà thương thì thương nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn và nó vượt quá giới hạn của một người hâm mộ rồi.

Chia tay V.League theo cách cay đắng nhất. Nhưng không có một ai phải chịu trách nhiệm, lỗi là do người hâm mộ cổ vũ nhiệt quá khiến đội tâm lý, hãy tự nhủ vậy đi cho nhẹ lòng”.

Hóa ra, lỗi cuối cùng lại do CĐV quá nhiệt tình chứ không phải V.League “có vấn đề”.

Hôm qua, một tờ báo lớn đặt vấn đề thế này: “Ở V.League cái gì cũng tăng, chỉ khán giả là giảm”. Đấy chính là nỗi đau. Trên sân Thanh Hóa có dòng chữ: “Tài sản lớn nhất của CLB là người hâm mộ”. Ấy thế mà chính ở sân này, thứ tài sản ấy trở nên vô nghĩa khi Thanh Hóa tự đánh mất cơ hội tranh chức vô địch của mình.

Anh-CDV-SLNA3
Hóa ra, lỗi cuối cùng lại do CĐV quá nhiệt tình chứ không phải V.League “có vấn đề”

Tài sản lớn nhất cuối cùng chỉ là câu khẩu hiệu vô tri, vô giác. Một nhà báo khác có vẻ quá gay gắt khi đặt vấn đề “bóng đá con buôn”. Bao năm nay, thứ mà CĐV nhiệt tình theo đuổi vấn cứ là một món hàng mà người ta sẵn sàng trao đổi, chuyển nhượng, thậm chí cho không. “Thứ tài sản lớn nhất” ấy tưởng là không thể có gì thay thế bỗng nhiên có thể chuyển nhượng, mua bán hoặc đơn giản là vấn đề tình cảm”.

Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng, Để gọi khán giả đến sân phải mất cả trăm tỉ nhưng để đuổi khán giả khỏi khán đài chỉ cần mấy trận đấu bốc mùi.

Bởi vì bóng đá chưa chắc đã là của khán giả, vì khán giả mà là của những ông bầu và cuộc chơi của họ. Khi bóng đá đã là món hàng thì hoàn toàn có thể chuyển nhượng, bán, hoặc cho không,

Khi bóng đá không sống bởi khán giả, không vì khán giả mà phục vụ thì chắc chắn sẽ có những hệ lụy. HAGL khiến chúng ta buồn bởi họ tửng là biểu tượng của cái đẹp. Cái đẹp không cứu được bóng đá mà vẫn phải là những trò ma giáo.

Lại một lần niềm tin vẫn là thứ hàng xa xỉ với V.League.

SONG AN

Nhưng điều gì cũng có hai mặt của nó, khi đồng tiền mất giá thì những mặt hàng xuất khẩu sẽ được lợi.

Nhìn chung là câu chuyện tiền tệ này rất…tệ để nói rằng trong một sự khủng hoảng, không phải tất cả các khả năng đều xấu.

V.League đang bị mất giá và phá giá trên nhiều phương diện. Về mặt tài trợ, người ta vẫn còn nhớ đến câu chuyện kêu gọi 10 nhà bảo trợ “ngàn tỷ” nhưng cuối cùng V.League vẫn chạy ăn từng bữa. Thậm chí bây giờ có khái niệm là “ngại lên hạng V.League” vì quá tốn kém. V.League mất giá cả… niềm tin. Khi một ông chủ CLB, một quan chức VFF và VPF như ông bầu Đoàn Nguyên Đức nói một chữ “hèn” đối với cả nền bóng đá thì niềm tin của NHM đã ở mức chạm đáy.

IMG_6571

Sợ nhất là phá giá niềm tin, nhưng chúng ta đang phải đối mặt với điều đó. Hãy xem Công Phượng thi đấu bây giờ khác hẳn thời điểm các đây 1 năm. Thay vì sự thanh thoát, nhịp nhàng, làm chủ cảm xúc của mình và làm chủ được cuộc chơi thì giờ đây Công Phượng như mất kiểm soát: Thiếu trách nhiệm với đồng đội, cục cằn với bản thân và những tình huống không đâu. Chỉ cần “soi” thái độ thi đấu của Phượng trong trận đấu gần nhất là thấy vấn đề: Một đồng đội chấn thương, Phượng không quan tâm vẫn ham dắt bóng; một đồng đội ở chỗ thuận lợi, Phượng mắm môi sút thay vì chuyền.

Một cầu thủ bị trượt giá và mất giá phản ánh đúng tình trạng của bóng đá Việt. Nó cũng cho thấy bóng đá Việt đang bị mất lái, thả nổi theo sự trượt giá ấy.

Chúng ta khó đòi hỏi một cầu thủ trẻ có trách nhiệm khi chính những người lớn lại thiếu trách nhiệm- thứ trách nhiệm gắn liền với vị trí trong tổ chức, trách nhiệm vì tập thể.

Nó là quy luật đơn giản: Cầu thủ nghĩ về việc đánh bóng cá nhân anh ta – đội bóng sẽ gặp vấn đề lớn. Ông chủ chỉ lo lợi ích của CLB thì mối quan hệ tổng hòa của V.League cũng rạn vỡ.

Câu hỏi là ai sẽ được lợi với câu chuyện bóng đá đang bị phá giá? Không phải ngẫu nhiên Ánh Viên lại được quan tâm đến thế. Viên – chứ không phải Phượng đang là cái neo niềm tin của NHM với cả nền thể thao.

Chí ít là như thế để thấy, còn có hy vọng chứ không phải đã “phá” hoàn toàn.

Song An  

Thật ra, hai cô này không phải là gà nên không ai biết gáy hết. Họ đánh nhau là vì người này chê người kia… mặt vuông. Cô bị gọi là mặt vuông khẳng định mình sexy và có nhiều fan đi cổ vũ. Điều đáng nói “trận chiến” của hai hotgirl nhận được lượt like (thích) khủng là ở chỗ các fan và những bạn trẻ hiếu kỳ hò nhau đi xem đánh nhau như thể rủ nhau đi chứng kiến một lễ hội văn hóa.

Kết cục là hôm sau, có cả ngàn người đến phố Nguyễn Huệ để xem những người đẹp đánh nhau, tạo nên khung cảnh đường phố khá hỗn loạn. Hai cô gái không rõ có đánh được đối phương cú nào không nhưng cùng một số kẻ quá khích khác, họ phải… lên đồn, và nộp phạt.

Chuyện này cho thấy mấy điều. Thứ nhất là có quá nhiều bạn trẻ sống ảo, tôn vinh những giá trị ảo và a dua theo phong trào ảo. Thứ hai, có vẻ như thanh niên Việt bây giờ thiếu… chỗ chơi, thiếu chỗ để giải trí thành ra từ một việc rất vớ vẩn giữa hai cá nhân, có cả ngàn người tham gia hò reo, cổ vũ.

HAGL vẫn nhận được sự quan tâm, nhưng phần lớn là bởi... tò mò
HAGL vẫn nhận được sự quan tâm, nhưng phần lớn là bởi… tò mò

Câu hỏi là, trong bối cảnh V.Legaue bắt đầu có những “vấn đề”, niềm tin về độ trong sạch của V.League đã lại lung lay thì nên chăng đưa một số trận đấu ra… phố đi bộ Nguyễn Huệ để các cầu thủ thi thố cho bà con thưởng lãm, giải quyết được trí tò mò. Hai hotgirl trên mạng còn kéo được cả mấy ngàn người hiếu kỳ thì đội bóng có thể còn làm được nhiều điều hơn thế.

Cần Thơ, HA.GL có bóng dáng của hai… hotgirl của làng bóng. HA.GL từng mang đến hơi thở trẻ trung, mát lành và thực sự họ đã có lượng người theo dõi quá đông đảo. Cần Thơ cũng từng được kỳ vọng là sẽ trở thành “cái rốn” của bóng đá ĐBSCL.

Nghiệt nỗi, cả hai đội bóng này đang “kẹt” ở cuối bảng xếp hạng. Thậm chí, hotgirl HA.GL còn ở vị trí cuối cùng và có khả năng bị đánh tụt hạng nếu thi đấu không tốt ở những vòng cuối.

Cần Thơ không gọi HA.GL là mặt vuông, nhưng GĐKT của Cần Thơ đã khiêu chiến bầu Đức.

Tất cả đang nóng lòng về một cuộc “đại chiến” và có lẽ họ khó kéo nhau ra phố đi bộ. Giống nhau ở chỗ nếu trước đây, đám đông cổ vũ họ vì yêu quý thì nay, có lẽ phần lớn là vì… tò mò.

Song An

Giá trị của bóng đá đôi khi là ở chỗ nó biết gắn kết cộng đồng để cùng sẻ chia với mất mát, để cùng đồng lòng chung tay giúp đỡ đồng loại gặp khó khăn. Có quá nhiều trận đấu từ thiện, có quá nhiều trận đấu tri ân khán giả…

Trách nhiệm của bóng đá cũng chính là ở chỗ đó.

Quảng Ninh đang lụt, con số cho đến ngày hôm qua là thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, hàng chục người chết, hàng chục ngôi trường phải đóng cửa và cả trăm ngàn công nhân ngành than điêu đứng.

Cho đến giờ này, Quảng Ninh vẫn đang đối mặt với hiểm họa. Dân thiếu nước sạch, thiếu gạo. Mới rồi một doanh nhân đất Mỏ là ông Đào Hồng Tuyển đã quyết định bán đấu giá chiếc xe Rolls-Royce trị giá cả triệu USD để ủng hộ đồng bào bão lụt. Ông Tuyển – người từng tổ chức nhiều giải bóng chuyền ở Tuần Châu – cũng bỏ ra 2 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào bão lụt.

Đá bóng ở Quảng Ninh lúc này là vô cảm
Đá bóng ở Quảng Ninh lúc này là vô cảm

Toàn tỉnh Quảng Ninh đang gồng mình chống lũ và khắc phục hậu quả cơn lũ. Quảng Ninh vốn không nghèo nhưng cơn lũ này có thể khiến tỉnh có “mỏ vàng đen” phải mất một thời gian dài mới khôi phục được.

Trong bối cảnh ấy, nếu tổ chức trận đấu bóng đá là có lỗi với nhân dân Quảng Ninh. Lúc này, không ai có nhiều tâm trí để ngồi hò reo, vui sướng. Không cầu thủ Quảng Ninh nào đủ tâm trí 100% tinh thần và sức lực cho trận đấu, dù đối thủ là HA.GL.

Một tấm vé vào sân Cẩm Phả lúc này trị giá 30 – 40 ngàn đồng ngay lập tức có thể quy đổi ra bao nhiêu gói mỳ, bao nhiêu lít nước sạch. Đó là những thứ mà nhiều người dân đang mất nhà, mất cửa, đói ăn đang cần. Họ chưa cần bóng đá vào lúc này.

Vậy nên, câu hỏi là tại sao VPF cố “ép” Quảng Ninh phải đá ngày 05/08 tới? Vì đối thủ là HA.GL? Vì ông chủ đội bóng này là bầu Đức, cũng là PCT VPF?

Nếu như trận đấu được dời đi nơi khác và người ta dùng toàn bộ số tiền bán vé làm từ thiện, bầu Đức bỏ ra một khoản lớn ủng hộ người dân Quảng Ninh thì có lẽ, ý nghĩa trận đấu này đã khác.

Đừng đá bóng ở Quảng Ninh lúc này, vì nó xa lạ và vô cảm với chính người dân vùng Mỏ.

Song An

Oái oăm là ở chỗ, người đàn ông này (chứ không phải là một chàng trai trẻ) quyết định chạy theo xe của Manchester City để… cổ vũ cho Bayern Munich – đội bóng mà NHM kia yêu quý đích thực. Nó cũng thể hiện ngay trên bộ đồ màu đỏ quen thuộc của đội bóng Bayern chứ không phải màu xanh của Man xanh.

Cũng nhiều điều phản ánh, rằng trong số những CĐV đón Man xanh ở sân bay thì không ít người mới trở thành fan của đội bóng này, khi mới đây Hội CĐV Man City ở Việt Nam chính thức ra mắt.

Nhưng điều ấy không sao, BTC cũng đã lường trước được chuyện này và họ cũng chẳng có lỗi. Lỗi là ở… Man City. Họ là đội bóng có lịch sử lâu đời nhưng không có truyền thống và điều quan trọng là Man xanh chưa khẳng định được bản sắc.

CAFÉ 24h: Cổ động viên... mùa vụ
Hai tuyển thủ Việt Nam Mạc Hồng Quân và Quế Ngọc Hải cùng các cầu thủ Man City

Bản sắc và truyền thống mới làm nên lực lượng CĐV trung thành. Họ được hiểu là không thể rời mắt khỏi màn hình tivi mỗi khi đội bóng của mình thi đấu, theo dõi từng chuyển động của đội bóng, luôn dành trọn tình yêu cho đội bóng. Vui buồn, chán nản, tức giận, sung sướng…, CĐV vẫn luôn luôn ủng hộ, cổ vũ dù đội bóng yêu thích có thể không đạt được kết quả như họ mong muốn…

Thế thì khó, Manchester City sang đây, nói một cách chuẩn xác là một thương vụ. Họ đi đá bóng và kiếm tiền, đó là điều quan trọng nhất. Nếu trong hợp đồng không yêu cầu họ phải luôn nở nụ cười với fan Việt Nam thì họ sẽ không cười, không bắt buộc họ phải nói thì họ sẽ không nói.

Man xanh sang Việt Nam kiểu mùa vụ thì sẽ có những CĐV mùa vụ, vì vậy cũng đừng trách. Họ sẽ làm những gì cần phải làm chứ tình cảm thì không phải cứ phải thốt ra mồm.

Có lẽ ở Việt Nam mới có khái niệm CĐV mùa vụ, với ngay cả những đội bóng trong nước. Khi đội thắng thì ồn ào, náo nhiệt cổ vụ ầm ầm, cháy vé. Thế nhưng chỉ thua một vài trận thôi là biết mặt nhau ngay, sân vắng dần và CĐV thì bắt đầu quay sang… chửi đội bóng.

Tất nhiên, CĐV có quyền thể hiện chính kiến cũng như yêu cầu của mình với đội bóng nhưng cái kiểu khi yêu thì yêu quá nhưng khi thua thì quay lưng cũng là một kiểu yêu mùa vụ.

Nhưng cũng không trách được, bởi tính minh bạch của bóng đá Việt vẫn là một thứ xa xỉ. Ví dụ như việc CĐV không tin vào BĐVN, không tin vào cách xử lý của cơ quan quản lý ở một vụ việc tai tiếng, ầm ĩ nhưng người ta lại tự giải quyết theo cách của mình, bằng cái cách rất khó chấp nhận.

Cũng đau, khi người Việt luôn tự hào là yêu bóng đá nhất thế giới…

Song An

Tờ Daily Mail của Anh công bố những bức hình và đoạn clip gây sốc trên toàn thế giới bóng đá. Đấy là đoạn clip về diễn viên hài người Anh Simon Brodkin, hay còn được biết đến với cái tên Lee Nelson, đã từ dưới chạy lên cướp diễn đàn và ném tiền vào mặt Chủ tịch FIFA Sepp Blatter ngay trước cuộc họp báo của FIFA tại Zurich.

Café 24h: Ném tiền vào mặt Chủ tịch

Tất nhiên, kẻ quá khích bị nhân viên an ninh đưa ngay ra ngoài nhưng hình ảnh ngài Chủ tịch “đứng hình” trước những đồng đô-la (mỗi tờ trị giá 1 USD, nghe nói là tiền giả) bay lả tả trước mặt. Ngài Chủ tịch FIFA không lường trước tình huống này, run rẩy gọi an ninh sau đó phải mất một lúc mới trấn tĩnh để điều hành cuộc họp.

Chuyện này khiến nhiều người nhớ lại vụ ném giày vào cựu Tổng thống Mỹ năm 2008, G.Bush. Kẻ ném giày bị bắt giam và bị tống vào tù.

Ở Việt Nam việc… tung tiền, nhất là tiền thật rất hiếm gặp và chẳng ai làm như vậy. Người ta dùng trong lúc…đưa đám, với những đồng tiền lẻ với mục đích giúp “ma” biết đường mà về.

Nghe nói việc bầu Chủ tịch FIFA sẽ được tiến hành lại vào tháng 2 năm 2016 sau khi ông Blatter trúng cử rồi tuyên bố từ chức (sau đó lại tuyên bố là chưa bao giờ… tuyên bố như thế).

Thế nhưng vụ một người Anh ném tiền vào ông Blatter để phản đối chuyện FIFA tham tiền mà “bỏ qua” nước Anh trong cuộc chạy đua đăng cai World Cup cũng đã trở thành một scandal và làm xấu đi hình ảnh của FIFA.

Hôm qua, nghe chuyện về ông Blatter, nhiều người cứ nhắc đến việc ông này từng nhiều lần sang Việt Nam. Trong đó có lần sang khánh thành sân cỏ nhân tạo của Trung tâm đào tạo cầu thủ trẻ ở Mỹ Đình.

Vậy thì đúng rồi, bởi lẽ cũng chẳng đâu xa, một cựu lãnh đạo của Trung tâm này cũng đã “ném tiền” vào những lãnh đạo cao cấp của VFF. Theo như đơn tố cáo thì vụ “ném tiền” này không phải là những tờ đô-la lẻ mà là “cả cục tiền” trị giá trăm triệu. Thậm chí, theo đơn tố cáo, ông Chủ tịch còn “bị” ném một cái…đồng hồ cổ của Đức trị giá 30 triệu.

Ném, chẳng phải để phản đối gì mà là để chạy ghế, để rồi chạy không xong, ông Phó chủ tịch “ném lại” 100 triệu để thoái trách nhiệm.

Xem ra vụ ném tiền qua lại ở bóng đá Việt Nam hấp dẫn hơn vụ ông Blatter bị ném tiền tại Zurich. Chỉ có điều, khi vụ việc được dư luận quan tâm thì cơ quan chức năng của VFF, của Tổng cục TDTT và Bộ VHTT&DL cũng chơi trò ném. Nhưng hình như là… ném đá ao bèo.

Song An