Champions League

“Tại sao mọi người lại quá ngạc nhiên khi Man Utd thất bại trước PSV? Man Utd đúng là đội bóng lớn hơn – họ xứng đáng nhiều hơn là một thất bại trong trận đấu đó – nhưng nhiều đội bóng lớn cũng từng thua trận trước PSV. Họ từng là nhà vô địch châu Âu vào 1988. Đừng cảm thấy sốc. Arsenal cũng thua trận ở Zagreb.

Chuyện đó vẫn xảy ra. Họ chơi bóng và không ngây thơ khi đến đó. Với mọi người, chuyện đó có thể là sốc, khi đội bóng cũ của tôi (Besiktas) loại Liverpool ở Europa League mùa trước. Với chúng tôi, nó chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi chúng tôi hy vọng vào điều đó và có kế hoạch cho thất bại đó”.

“Người Anh nên chấm dứt thói kiêu ngạo”

Bilic đã nhắn tin chúc mừng HLV Zoran Mamic, sau khi Dinamo Zagreb giành chiến thắng 2-1 trước Arsenal, nói rằng màn trình diễn của họ là “hoàn hảo về mặt chiến thuật”. Với chiến thắng đó, đội bóng Croatia kéo dài mạch trận bất bại lên con số 42 trận. Việc 3 trong 4 đội bóng Anh lần lượt thua ở lượt trận mở màn vòng bảng Champions League mùa này, trong khi Liverpool cũng chơi mờ nhạt ở Europa League càng làm dấy lên mối lo ngại về một mùa thất bại toàn diện nữa của bóng đá Anh tại Cúp châu Âu. Ở 2 trong 3 mùa gần nhất, không có đội bóng Anh nào vào tới tứ kết Champions League – và nếu xu hướng này duy trì, bóng đá Anh có thể chỉ còn 3 đại diện được quyền dự giải đấu đỉnh cao thế giới cấp CLB.

“Họ có thể mất suất thứ 4. Italia đã rơi vào hoàn cảnh đó vài năm trước. Nó vẫn xảy ra trong bóng đá”, Bilic nhận xét. “Bóng đá Italia từng thống trị châu Âu với AC Milan, rồi sau đó tới lượt người Anh tiếp quản vị trí số 1. Bây giờ, bạn có Bayern Munich hay Dortmund và chắc chắn là Tây Ban Nha – với 2 đội bóng mạnh nhất (Barcelona và Real Madrid) ở châu Âu”. Dù vậy, Bilic vẫn tỏ ra lạc quan khi dự đoán “Cả 4 đội bóng Anh rồi sẽ vượt qua vòng bảng. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ là kết quả tuyệt vời và sống còn đối với Premier League. Chuyện đó có dễ dàng không ư? Với Arsenal, chuyện đó chắc chắn không hề”.

Quan điểm của Bilic được cựu đội trưởng Man Utd, Roy Keane, chia sẻ với khẳng định rằng Arsenal có thể quên đi Champions League mùa này. “Tôi trông đợi gì ở Arsenal?”, Keane nói. “Nhìn vào bộ khung đội bóng, có cảm tưởng như các cầu thủ đang phơi nắng ở công viên. Bạn có thể cảm nhận được sự yếu đuối ở họ và. Tôi vẫn hy vọng họ sẽ vượt qua vòng bảng, hiển nhiên là ở vị trí thứ nhì. Nhưng tiến xa hơn ở giải đấu ư? Họ sẽ sớm kết thúc ở đây”.

Thành Lương

Họ (nước Anh) có thể mất suất thứ 4. Italia đã rơi vào hoàn cảnh đó vài năm trước”.
Slaven Bilic

Tâm sự trên BT Sport, chân sút xuất sắc thứ 2 trong lịch sử “Pháo thủ” không ngại chỉ trích BLĐ đội bóng cũ và ông thầy Arsene Wenger về sai lầm trong kế hoạch chiêu mộ một cây săn bàn thượng thặng trong hè để giờ hệ quả thật tai hại.

Ian Wright: “Pháo thủ” còn rối vì thiếu... “Pháo”“Đó là một sự bối rối, thật hổ thẹn, trong cái cách họ theo đuổi thương vụ Karim Benzema trong hè”, Ian Wright chia sẻ. “Để chiêu mộ một cầu thủ như thế, bạn cần phải cho đối tác và cả mục tiêu chuyển nhượng thấy bạn có gì và quyết tâm nhường nào. Và một khi họ quan tâm, hãy nhấn tới. Cái cách Arsenal đàm phán thật tệ. Và việc Benzema liên tục cam kết gắn bó với Real chẳng khác nào cái tát vào sự kiêu hãnh của “Pháo thủ”.

Cùng với Karim Benzema, Edinson Cavani cũng được xem như là ngôi sao tấn công thích hợp với Arsenal. Nhưng rốt cuộc chẳng ai xuất hiện ở sân Emirates để giờ Arsenal và Wenger phải trả giá bằng thất bại ở màn ra mắt tại Champions League khi gửi niềm tin vào “chân gỗ” Oliver Giroud. Trước đó, hậu vệ Nacho Monreal cũng đã tâm sự về thất bại khó nuốt trôi trước Monaco tại vòng 1/8 mùa trước.

Đó vẫn là nỗi ám ảnh với thầy trò Wenger.

Vậy nên đừng ngạc nhiên nếu mùa này, năm thứ 6 liên tiếp “Pháo thủ” không thể đi xa hơn vòng 1/8.

D.Q

Vì thế, HLV Mauricio Pochettino (Tottenham), một trong những ông thầy cùng đội bóng chinh chiến ở sân chơi châu Âu (Europa League) bảo rằng “ước gì Premier League giảm bớt tính cạnh tranh như nó đang diễn ra”. Nếu được như thế, sức lực của các CLB của Premier League dự Cúp châu Âu sẽ tốt hơn, thời gian chuẩn bị nhiều hơn và cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Premier League: Lắm thù trong, thua giặc ngoàiTrái lại, điều có thể thấy rõ là khoảng cách các đội ở Premier League nay là không lớn, trận chiến nào cũng là một thử thách chứ không riêng gì trong nhóm “Big Four” như được nhắc đến những năm trước. Nó đòi hỏi mỗi đội đều phải vật lộn khủng khiếp, và tất nhiên là một trong những điểm bất lợi với các đại diện phải dự Cúp châu Âu. Man City đã mất Sergio Aguero vì chấn thương hay Man Utd đã thiếu Wayne kiểu tương tự là bài học mới nhất để chiêm nghiệm.

Liên quan đến điều này, giới chuyên gia lại cho rằng, thực ra khả năng phân phối sức của các đội ở La Liga và Bundesliga là tốt hơn. Họ xoay vòng cầu thủ khéo léo và tinh tế, chứ không như các đội của Premier League.

ĐĂNG TÚ

Mục đích của việc thành lập giải đấu thứ 3 của UEFA là tạo điều kiện cho các quốc gia có nền bóng đá kém phát triển có cơ hội thi thố ở Cúp châu Âu. Những CLB không giành được quyền vào chơi vòng bảng Champions League, cũng như các đội bóng bị loại khỏi giai đoạn vòng bảng Europa League sẽ được tham dự giải đấu mới này. Như vậy, những CLB lâu nay vẫn bị xem là “bé hạt tiêu” ở châu Âu sẽ có thêm một sân chơi phù hợp hơn để thi thố tài nghệ, đồng thời thu về được những lợi ích tài chính đáng kể.

UEFA muốn “đẻ” thêm giải đấu

Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng sơ khai bởi phải đến ít nhất là năm 2018, khi gói bản quyền truyền hình hết hạn, nó mới triển khai được. GĐĐH Stewart Regan của LĐBĐ Scotland cho biết giải đấu này có thể kết thúc trước thời điểm năm mới, một điều lạ lẫm với bóng đá châu Âu. “Đây là một cuộc thảo luận về việc thành lập giải đấu thứ 3 cho các CLB nhỏ hơn, khi họ không thể cạnh tranh được ở Europa League hay Champions League”, ông Regan cho biết, “nhưng vấn đề quan trọng nhất là tài chính, bởi không có bất cứ CLB nào muốn tham gia một giải đấu mà họ sẽ bị thua lỗ”.

Thực tế thì ý tưởng trên hoàn toàn có thể trở thành hiện thực khi Chủ tịch UEFA Michel Platini là người quá quen với những ý tưởng cải tổ bóng đá châu Âu, nhằm giúp đỡ các quốc gia có nền bóng bóng đá kém phát triển có cơ hội được tham dự những giải đấu lớn. Tiêu biểu là tại VCK EURO 2016 ở Pháp, số lượng các đội bóng tham dự được tăng lên thành 24 đội so với 16 đội như trước đây, giúp cho những quốc gia có nền bóng đá nhỏ bé như Iceland lần đầu tiên được tham dự giải đấu này.

Hồ Hải

Ai có thể tin các CLB Anh sẽ thống trị Champions League những năm tới nhưng người Tây Ban Nha và người Đức thì không. Vì cách tiếp cận và ứng xử với giải đấu số 1 châu Âu, về cái tầm, trong suy nghĩ của người Tây Ban Nha và Đức thì Premier League còn khá nhiều bất cập.

Tiềm lực Premier League có yếu không? Sự thật là “Có”, nếu đặt cạnh những Barca, Real, Bayern… song vấn đề là ngay cả khi so sánh với những Atletico, Sevilla, Juventus, Wolfsburg, Leverkusen… các đại diện của Premier League vẫn không nhỉnh hơn. 4 đội ra quân loạt mở màn vòng bảng, 3 đội thua trận (mình Chelsea giành chiến thắng) trong khi với La Liga và Bundesliga là câu chuyện rất khác. Không có sự bất công nào ở đây bởi ngoài Man City phải đụng độ Juventus, 3 đội còn lại đều gặp những đối thủ dưới cơ. Không thể viện lí do Man Utd bị xử ép trước PSV, không thể viện cớ Arsenal đen đủi mất người trước Dinamo Zagreb. Vì với bóng đá, những lời bào chữa ấy thật hài hước.

Không khôn thành ra khốn đốnMà hãy nhìn thẳng vào sự thật, việc không có khả năng cạnh tranh ở châu Âu là sai lầm từ quan điểm của Premier League – giải đấu quá coi trọng danh hiệu VĐQG thì khát vọng Champions League phải giảm bớt. Ở Đức, giành Bundesliga mà thiếu chức vô địch Champions League là… vứt đi. Ở Tây Ban Nha, lên đỉnh La Liga mà không làm “Vua châu Âu” chỉ là hạng xoàng xĩnh. Hãy cứ xem người Đức đang dè bỉu Bayern của Pep Guardiola và nên hỏi cảm giác thế nào của người Tây Ban Nha về 2 chiếc Cúp (La Liga và châu Âu).

Ở đây, không phải là câu chuyện Real, Barca, Bayern đã có sự phân cấp với phần còn lại ở giải VĐQG, mà thực sự họ rất chú trọng thành tích ở châu Âu. Với người Anh, sức ép và niềm vui dồn vào ngôi vương Premier League là quá nhiều. Họ đang bị mất cân bằng trong cách ứng xử giữa các sân chơi. Không ai còn coi thất bại của Chelsea trước PSG tại vòng 1/8 mùa trước là kết quả xấu xí, sau khi đội quân của Jose Mourinho đăng quang ở Premier League.

Và để phục vụ nhãn quan ưu ái bóng đá đẹp của người thích bóng đá Anh, các CLB Premier League chọn giải pháp chơi bóng “hồn nhiên”, thay vì đáng ra họ phải toán tính rất nhiều ở các cuộc chiến ngoài châu Âu.

Bóng đá ngày nay ít nhiều đang trở nên xa vời với định nghĩa “chiến thuật” nhưng đấy chỉ là để phục vụ người xem và trong một giới hạn sân chơi nào đó, còn thực tế sân cỏ Champions League vẫn phải áp dụng nó. Chiến thuật ở đây không đơn giản là những chi tiết về về hệ thống chơi bóng, con người trên sân mà bao hàm cả những triết lý bóng đá cũng như giải pháp “vắt óc” để đưa ra trong những tình huống cụ thể trên sân. Tóm lại, chiến lược ấy mang tầm vóc, bao quát và cũng phải rất cụ thể.

Điều đó khiến họ bị đánh giá thiếu “khôn ngoan và kinh nghiệm”, song thực chất là lười suy nghĩ và tính toán cho các trận đấu ở châu Âu. Hiệu ứng kéo theo là giảm bản sắc thi đấu của các cầu thủ, không buộc những đôi chân phải chiến đấu bằng mọi giá trên sân. Đúng hơn là họ thiếu quyết tâm và khát vọng ở mức độ cao nhất.

Cứ thất bại triền miên như thế, các cầu thủ đánh mất sự tự tin – điều người ta nhìn thấy rất rõ ở các đội bóng của La Liga như Atletico, Bilbao, Sevilla hay những CLB trung bình khá của Đức, chứ không thấy ở những ông lớn của Anh. Có lẽ, sự toan tính và thực dụng của Jose Mourinho là sự khác biệt trong lòng Premier League.

MẠNH KHÁNH

Thành tích các giải ở lượt đầu vòng bảng Champions League

La Liga 10 điểm 5 đội dự
Bundesliga 9 điểm 4 đội dự
Serie A 4 điểm 2 đội dự
Ligue 1 4 điểm 2 đội dự
VĐQG Bồ 4 điểm 2 đội dự
VĐQG Nga 3 điểm 2 đội dự
Premier League 3 điểm 4 đội dự

Tại sao Chelsea thắng đậm Maccabi?

Trong vòng đấu mà cả 3 đại diện hùng mạnh khác của Anh đều thua đau, Chelsea trông càng rực rỡ ở Champions League khi thắng Maccabi Tel Aviv 4-0. Thậm chí, cách biệt ắt hẳn càng cao hơn, nếu Eden Hazard không sút hỏng phạt đền.

Lý giải về thể hiện gần như “lột xác” của chủ sân Stamford Bridge, tiền vệ Cesc Fabregas quy công cho những lời động viên của HLV Jose Mourinho khi tiết lộ: “Ông ấy bảo chúng tôi rằng Champions League là một giải khác, nên đừng để tác động từ Premier League. Do đó, mọi việc phải làm chỉ là tập trung chiếm ngôi đầu bảng. Hy vọng khởi đầu ấy sẽ đem nụ cười và niềm tin trở lại với chúng tôi”.

Quyền lực trong tay ai?

Thế nhưng, ngay cả F4 ắt hẳn cũng không dám tin rằng chỉ dựa vào vài lời nói là đủ để các ngôi sao Chelsea đá bốc hẳn lên. Và nếu cho rằng Chelsea thắng lớn phần nào còn do Maccabi Tel Aviv quá yếu thì cần lưu ý, chất lượng của đại diện Israel chưa hẳn đã kém so với Everton hoặc Crystal Palace – những đội từng hạ đội ĐKVĐ Anh đầu mùa này. Do đó, màn trình diễn rạng sáng qua chỉ có thể xem như một thỏa hiệp giữa “Người đặc biệt” với các học trò khi cố gắng không để mâu thuẫn ảnh hưởng tới thành tích ở Champions League.

Bởi lẽ, tất cả đều không dám phạm vào điểm mấu chốt của ông chủ Roman Abramovich. Vì sau khi chỉ cần 10 năm để giúp Chelsea vô địch Premier League 4 lần so với vỏn vẹn 1 ngôi vô địch Anh suốt 100 năm trước của CLB phía Tây London, ngài tỷ phú Nga xem ra chỉ còn hứng thú với Champions League do ông chỉ mới một lần được tận hưởng niềm vui của kẻ chinh phục. Nhưng cũng chính vì vậy, các cầu thủ Chelsea mới có gan “bật” lại Mourinho ở Premier League, vì người có quyền quyết định tương lai của mọi thành viên ở Stamford Bridge không phải HLV người Bồ, mà là Giám đốc Marina Granovskaia – cánh tay của Abramovich.

Sóng ngầm ở Stamford Bridge

Trên thực tế, Granovskaia từng “gõ” Mourinho trên TTCN hè 2015. Đấy là khi khao khát muốn có trung vệ John Stones (Everton), Mourinho lại chỉ được nhận trung vệ Papy Djilobodji (Nantes). Ý tưởng của Granovskaia rất đơn giản: Tăng cường nhân sự cho Mourinho chống đỡ mùa bóng dài trước mắt, đồng thời làm chỗ dựa cho các cầu thủ để ông thầy người Bồ hiểu rõ trong phòng thay đồ của Chelsea, ai mới là ông chủ thật sự. Sở dĩ Granovskaia phải dằn mặt Mourinho như vậy phần nào là do trong mấy tháng qua, HLV này tỏ ra hơi “lố”.

Chelsea mang 2 bộ mặt: Quyền lực trong tay ai?Vì sau khi mạnh mẽ tuyên bố Chelsea không còn “quyền lực đen” của cầu thủ, ông còn tuyên bố mình mới là “thủ lĩnh” duy nhất ở Chelsea và không ngần ngại đẩy các công thần ra khỏi Stamford Bridge. Những hành động ấy đương nhiên phải có ảnh hưởng nhất định tới tâm lý của các trụ cột, thể hiện gián tiếp qua tâm sự của Frank Lampard khi tiết lộ tiếc nuối duy nhất trong sự nghiệp là không được rời Chelsea long trọng như Steven Gerrard ở Liverpool, mà bị ép sang Man City.

Granovskaia phải làm khó Mourinho còn nhằm trấn an các ngôi sao Chelsea như John Terry hoặc Hazard. Nguyên nhân không khó hiểu: các trụ cột của Chelsea có “cái tôi” rất lớn, nên không chấp nhận có kẻ cưỡi lên đầu họ, hoặc đe dọa đẩy họ ra ghế dự bị. Tâm sự mới đây của Filipe Luis xác nhận thực trạng ấy, khi thừa nhận lý do trở lại Atletico Madrid là do không chấp nhận phải cạnh tranh suất đá chính với bất cứ ai. Vì vậy, Terry có thể không để ý tới Djilobodji, nhưng chắc chắn sẽ phản ứng nếu tân binh là Stones đủ khả năng uy hiếp vị thế của anh ta. Tương tự, Hazard uể oải phần nào là do Pedro xuất hiện khiến ảnh hưởng ở hai cánh giảm sút.

Cái miệng hại cái thân Mourinho

Và nghiêm trọng chẳng kém, Mourinho từng hứa hẹn trao băng thủ quân cho Hazard. Có lẽ Mourinho cho rằng chuyện này chẳng có gì to tát, vì Terry sắp tới lúc treo giày. Vấn đề là chừng nào còn lết được ra sân thì ngày ấy, Terry vẫn không muốn buông bỏ băng đội trưởng. Hơn nữa, cho dù biết rõ thời gian thi đấu không còn nhiều, song Terry chắc chắn chẳng vui vẻ gì khi phải hàng ngày giáp mặt với kẻ mà anh ta thừa biết đang muốn lấy chiếc băng thủ quân của mình. Ngược lại, Hazard có lẽ cũng không vui vì Terry chưa chịu buông vai trò đầy vinh dự ấy.

Ngoài ra, Branislav Ivanovic dường như cũng đang bực bội, vì với vai trò đội phó, lẽ ra hậu vệ phải này cần được xem như ứng viên số 1 thay thế Terry. Những cái đầu đầy bức xúc như thế giải thích phần nào phong độ tệ hại của họ ở đầu mùa này. Sóng ngầm ở Chelsea càng thêm mạnh mẽ do các cầu thủ đều cho rằng Mourinho hành xử quá đáng trong vụ nữ bác sỹ Eva Carneiro.

Đấy là lý do tại sao các cầu thủ Chelsea gần như chỉ đi bộ ở hiệp đầu trận thua Everton. Nói cách khác, Chelsea sa sút chưa hẳn vì phong độ, mà do tư tưởng. Chiến thắng Maccabi có thể xem như bằng chứng. Và đấy cũng là dấu hiệu đổi thay? Thái độ thi đấu của Chelsea trước Arsenal cuối tuần này sẽ làm rõ nhận định đó. Nếu đúng vậy, đây là tín hiệu tốt cho Chelsea, đồng thời dự báo Abramovich còn muốn giữ Mourinho. Còn ngược lại? Mourinho khó trụ đến hết Giáng sinh.

Minh Châu

Chelsea: Thầy thay đổi, nhưng đội bóng còn lo

Mou ví mình với Rooney!

Chelsea: Quả trứng nào có giòi?

Nếu Jose Mourinho rời Stamford Bridge: London đâu chỉ có Chelsea

Đó là vấn đề không mới, nhưng rõ ràng đấy là cảnh báo không thừa mà Gary Lineker đưa ra và những người làm bóng đá Anh phải cân nhắc xem xét lại. “Chúng ta đang tự giết chính mình vì lịch thi đấu điên rồ, bất hợp lý trong giai đoạn Giáng sinh. Đá liên miên trong những ngày lễ, hầu như dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong khi những giải đấu khác đều nghỉ, điều này chỉ khiến thứ bóng đá của chúng ta trở nên đáng sợ hãi và chẳng giúp ích gì cho cầu thủ cùng CLB”, Lineker tâm sự.

Gary Lineker: Đừng tự tay... bóp cổ!“Nên bỏ thể thức đá lại ở các giải đấu Cúp và phân chia hợp lý khoảng thời gian thi đấu trong giai đoạn Giáng sinh và Năm mới. Đừng để những đội bóng bước vào tháng 02 với thể lực bị bào mòn trước đó, trong khi các CLB từ những giải đấu khác hoàn toàn sung mãn sau kỳ nghỉ đông”.

2/3 mùa gần đây không có đại diện nào của Premier League góp mặt ở tứ kết Champions League. Trường hợp đáng nhớ gần nhất là Chelsea, khi họ vào bán kết mùa 2013/14 rồi gục ngã trước Atletico Madrid bởi màn tra tấn thể lực. Giờ mùa giải mới bắt đầu và có thể xem như cú ngã của hai đội bóng thành Manchester chẳng khác nào điềm xui xẻo. Và tất nhiên, còn tệ hơn nữa, dù Lineker hay bất kỳ chuyên gia nào lên tiếng thì ít nhất lịch thi đấu năm nay vẫn giữ nguyên, nghĩa là các CLB phải vắt sức ra cày ải trong mùa đông với rủi ro chấn thương và mệt mỏi. Đúng là: thân làm tội đời!

L.A

Trước khi đến sân Old Trafford, Louis van Gaal có một sự nghiệp lẫy lừng. Van Gaal là bậc thầy về chiến thuật, với nhiều ảnh hưởng đến không ít HLV tên tuổi hiện nay. Jose Mouronho là một trong số đó. Van Gaal từng làm việc ở 3 quốc gia khác nhau trước khi đến Anh, gồm Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức. Nơi nào ông cũng giành chức VĐQG. Riêng với Ajax, Van Gaal từng lấy Champions League mùa 1994/95.

Các quan chức và CĐV Man Utd đã rất kỳ vọng vào thành công từ sự kết hợp cùng Van Gaal. Người ta hy vọng vào một chu kỳ thành công mới, như đã từng có với Sir Alex Ferguson vĩ đại.

Cuộc hôn nhân thảm họaTiền đã được ném rất nhiều vào thị trường chuyển nhượng, thời gian dành cho Van Gaal cũng không hề ít, nhưng thành công là một thứ gì đó phù phiếm. Sau hơn một năm, Man Utd vẫn như một công trường ngổn ngang dưới bàn tay Van Gaal.

Cứ sau một vài kết quả khả quan, chính Van Gaal lại kéo tuột niềm lạc quan của CĐV Man Utd xuống mặt đất. Trận derby nước Anh với Liverpool cuối tuần qua là ví dụ. Man Utd chỉ cần 3 pha dứt điểm chính xác để tạo nên khác biệt với trận thắng 3-1. Trận ấy, tân binh Anthony Martial đã ghi bàn với cú sút đầu tiên trong đời ở Premier League.

Nhưng chỉ 3 ngày sau, “Quỷ đỏ” trình diễn bộ mặt thảm họa trên đất Hà Lan. Mặc dù Memphis Depay có bàn thắng vào lưới đội bóng cũ khá sớm, và có một thế trận tích cực hơn, nhưng rồi Man Utd vẫn sụp đổ. Ở sân Philips, mọi thứ Man Utd thể hiện là rất tệ. Martial vừa được tâng bốc đã trở nên vô hại, với 2 cú sút mà không tạo ra nguy hiểm nào.

Lần đầu tiên sau 19 năm, Man Utd mở màn Champions League bằng một thất bại (không tính play-off và sơ loại). Mùa 1996/97, “Quỷ đỏ” thua khi làm khách của Juventus. Nhưng thất bại ấy là dễ hiểu, khi Juve vào trận với tư cách ĐKVĐ. Lần này, Man Utd thua trước một PSV mới lần đầu trở lại vòng bảng Champions Leaue kể từ 2008.

Thảm họa tiếp nối thảm họa. Cứ đà này, Man Utd và Van Gaal sẽ còn tiếp tục hủy hoại nhau.

Ngọc Linh

1. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai đội bóng thành Manchester – Man Utd và Man City – cùng thua 1 lượt trận Champions League.
6. Lần gần nhất David De Gea giữ sạch lưới ở một trận chính thức cùng Man Utd cách nay đã 6 tháng.

Tin tức nổi bật

Thủ môn luôn là điểm tựa vững chắc cho hàng phòng ngự của mỗi đội bóng. HPL-S3 là giải đấu quy tụ những “người gác đền”...