Đoàn Nguyên Đức

Không biết khi bầu Đức đòi thay ông Miura thì ông phát biểu với tư cách gì? Một Phó Chủ tịch VFF mà “phang” như thế thì rõ ràng không ổn bởi ông Đức cũng là một phần của cái cơ cấu đưa ông Miura về Việt Nam làm HLV trưởng đồng thời ông Đức cũng từng bị xem là người cùng hội cùng thuyền với Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng và Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn – hai đạo diễn chính của việc đưa HLV Miura về Việt Nam. Còn nếu ông Đức nói với tư cách một doanh nhân làm bóng đá – nếu đúng với những gì báo giới đưa tin – thì rõ ràng ông quá ngạo mạn.

Chuyện giữ hay thay ông Miura phải là chuyện tầm xa chứ không thể là chuyện thấy Đội tuyển đá chưa hay hoặc thắng mà lối chơi nghèo nàn thì thay HLV.

VFF: Thay ông Miura giải quyết được gì?Những gì ông Đức nói có thể không sai nhưng cách nói và thời điểm nói không có lợi cho cái chung của BĐVN. Bởi là thành viên Thường trực VFF, ông Đức thừa hiểu vì sao ông Miura có mặt tại Việt Nam và vì sao HLV này thực hiện hàng loạt những vấn đề then chốt liên quan đến ĐTVN và U.23 VN. Chắc chắn đó không phải là tự ý của Miura mà phải là sự xuyên suốt thông qua đại diện VFF – nơi thuê và định hướng cho ông Miura. Nên nhớ, ông Miura không thể là người giật dây cho Đội tuyển chạy mà là người thực hiện chiến lược và đường lối của VFF.

VFF có một Hội đồng HLV, có Phòng các ĐTQG, có người giám sát ông Miura, có chủ trương và chiến lược để ông Miura thực hiện… Thế thì tại sao lại đổ hết lên đầu ông Miura (?).

Chơi như thế là không công bằng (!).

Có một thực tế mà những nhà chuyên môn nhìn thấy rất rõ, đó là ở VFF có nhiều ban bệ nhưng vai trò đều tê liệt. Ông Chủ tịch Hội đồng HLV cũng là Phó Chủ tịch VFF thường trực kiêm phụ trách chuyên môn – Trần Quốc Tuấn. Ông này là người mà thời gian đi họp ở nước ngoài nhiều hơn làm việc ở trong nước, vậy thì 14 chức vụ còn lại ông này mang có cưu mang đầy đủ hết không? Vì như thế, mỗi ngày ông chỉ ngồi một cái ghế thôi đã không đủ thời gian đứng lên ngồi xuống và đọc văn bản.

Có thể sau khi chơi với bạn và ủng hộ bạn, ông Đức đã nhìn ra được chân tướng của những người ngồi cùng xuồng với mình và việc chỉ trích đòi thay ông Miura chỉ là một phản ứng với thành viên ở Thường trực VFF. Nói là có thể, bởi ông Đức xưa nay vốn nổi tiếng là trực tính thì với “bạn hiền” ông hoàn toàn có thể góp ý thẳng mặt.

Thay ông Miura thì sẽ giải quyết được gì? Có ai chịu nhìn ra Đội tuyển là thành phẩm của một phiên bản V. League lỗi nặng khi một số vòng đấu vừa qua cầu thủ không đá thật.

Có ai chịu nhìn ra nền tảng của Đội tuyển là mặt bằng giải VĐQG và ông Miura không thể dựa trên nền tảng lỗi mà cho ra sản phẩm hoàn hảo được. Đó là chưa kể Nghị quyết VFF đưa ra là trẻ hóa, là tập trung cho lứa cầu thủ tài năng với đích đến cụ thể nhưng cuối cùng thì mọi cái lại được xáo tung lên bởi chẳng ai giữ cương để Nghị quyết đi đúng hướng.

Nguy hiểm cho bóng đá Việt Nam là “cha chung không ai khóc” và cứ hở một tí thì đòi “thay tướng” trong khi cái cần thay thì chẳng thay được.

NGUYỄN NGUYÊN

“Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng trận đấu với Đài Loan (Trung Quốc), ĐTVN đã thi đấu không tốt. Thế nhưng, đó cũng là điều bình thường bởi so với AFF Cup, chúng ta không có nhiều thời gian chuẩn bị nên sự kết dính trong lối chơi gặp vấn đề. Măt khác, họ không yếu như nhiều người nghĩ, khi có hàng loạt cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài và không dễ để bắt nạt. Bây giờ bóng đá phát triển rồi, đừng nói gì là Đài Loan mà thi đấu với Lào, Đông Timor nếu không chuẩn bị tốt cũng sẽ thất bại…”, Hoàng Thịnh chia sẻ.

Tiền vệ Hoàng Thịnh: “Thầy Miura xứng đáng được trân trọng”

“Mỗi người có một quan điểm và tôi nghĩ đó là ý kiến chủ quan của cá nhân bầu Đức. Với tôi cùng các đồng đội, chúng tôi không quan tâm lắm những phát biểu như thế mà chỉ lo tập trung vào nhiệm vụ của mình. Quả thực rất khó hiểu khi thắng mà vẫn bị chỉ trích, phê phán. Bóng đá người ta chỉ nhớ đến người vô địch chứ có ai nhắc đến kẻ về Nhì bao giờ đâu.

Về thầy Miura, tôi nghĩ ông ấy đã làm hết bằng tấm lòng, sự tâm huyết của mình rồi. Kể từ khi sang đây, HLV Miura đã thổi luồng sinh khí mới cho ĐTVN. Thầy luôn khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sự khát khao trong mỗi cầu thủ. Thử hỏi có nhà cầm quân nào mà mới làm việc hơn 1 năm ở Việt Nam đã có được những thành tích tốt ở ASIAD, AFF Cup, VL U.23 châu Á và SEA Games như HLV Miura? Thế nên, hãy công bằng và đừng vội phán xét, phủ nhận hết công sức của HLV Miura suốt thời gian vừa qua…”.

Phương Anh (ghi)

Sau khi ĐTVN thắng may, thắng hú hồn Đài Loan thì ông Miura lại chê nhiều cầu thủ “đang gặp trục trặc”.

Một trợ lý của ông, HLV ĐT.LA Ngô Quang Sang, giải thích: “V.League đi vào giai đoạn cuối, các cầu thủ mất nhiều thể lực nên trục trặc”. Nghe thế, một chuyên gia bóng đá điện thoại cho tôi cười sằng sặc: “V.League ở giai đoạn cuối thì đúng rồi nhưng nếu bảo cái giai đoạn cuối ấy khiến cầu thủ mất thể lực thì phải xem lại, vì đoạn cuối có vẻ bóng lăn… trên bàn nhiều hơn lăn trên sân”.

Thôi thì trục trặc vì thể lực hay trục trặc vì “bóng lăn trên bàn” là điều thật khó mà kết luận, chỉ biết rằng ông Miura có lý khi nói đến chuyện trục trặc vào cái thời điểm mà từ VFF đến V.League quả nhiên cũng đang rất trục trặc này.

Nhà báo Phan Đăng: Văn hóa chê!Nhưng “bài ca chê bai” không chỉ diễn ra với ông Miura, mấy hôm nay lại đến lượt PCT VFF Đoàn Nguyên Đức bật dậy chê lấy được. Mà ông chê chính HLV Miura. Ông bảo, cứ với một HLV như thế, BĐVN khó mà tiến được, rồi bảo sẵn sàng giơ tay đầu tiên nếu Thường trực VFF đặt vấn đề nhanh chóng đưa HLV Miura về Nhật Bản.

Giữa việc ông Miura chê cái mặt sân tập rồi chê phong độ của các cầu thủ với việc ông Đức chê ông Miura có gì giống và khác nhau?

Giống ở chỗ, cả 2 đều chê công khai, trực tiếp mà không ngại ngần, kiêng dè. Đừng tưởng đấy là chuyện nhỏ, vì ở nền bóng đá mà trò “ném đá giấu tay” hay “chọc gậy sau lưng chiến sĩ” từng phổ biến thì những người dám chê công khai, trực tiếp như thế này, ở một góc độ nào đó là rất đáng cảm phục.

Còn khác ở chỗ, có vẻ ông Miura chê đơn thuần trong tư cách của một nhà chuyên môn, còn ông Đức lại không chê đơn thuần từ… góc độ tài chính – cái góc độ mà về lý thuyết ông đang đảm nhiệm. Thế nên, mấy hôm nữa họp Thường trực VFF, chắc chắn sẽ có người vặc lại ông Đức: Anh làm PCT tài chính, sao cứ thích nói về chuyên môn nhiều vậy? Nhưng yên tâm là ông Đức không hề đuối lý, vì ở cuối nhiệm kỳ VI của VFF, ông Lê Hùng Dũng tiếng là PCT tài chính nhưng cũng đăng đàn nói và quyết hàng loạt vấn đề chuyên môn. Chẳng nhẽ lại bảo: Ông phó tài chính can thiệp chuyên môn đã trở thành truyền thống ở VFF?

Người ta bảo, mang HLV Miura đến Việt Nam là quyết sách chủ yếu của Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng. Người ta cũng bảo, kể từ khi lứa U.19 của những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… vốn là “con đẻ” của ông Đức không được đại diện cho BĐVN tham dự SEA Games 28 thì khoảng cách giữa ông Dũng và ông Đức ngày một xa dần. Vậy thì, với việc đăng đàn kịch liệt chê bai, phê phán ông Miura, phải chăng người mà ông Đức nhắm tới lúc này không chỉ là Miura? Và nếu đúng thế, thời gian tới đây rồi sẽ còn nhiều màn chê đi chê lại, chê tái chê hồi?

Giữa cái chê của một HLV – một nhà chuyên môn đơn thuần với cái chê của một quan chức VFF – một người nổi tiếng là “ăn to nói lớn” có rất nhiều sự khác biệt về động cơ, tính chất.

Giữa cơn mưa chê bai liên tiếp ấy chợt thấy nhiệm kỳ VII VFF – cái nhiệm kỳ từng khởi đi với rất nhiều hứa hẹn – đến lúc này cứ như… loạn trường đua.

PHAN ĐĂNG

Những phát ngôn “văng miệng” của PCT VFF Đoàn Nguyên Đức: Vì sao bầu Đức “nổ”?

Sự bất lực của BTC và VPF

B.Bình Dương đã vô địch sớm 2 vòng đấu và lễ đăng quang được tổ chức ở đâu, bao giờ không phải cái gì to tát. Thế nhưng, nó lại là vấn đề, sau một cuộc chiến mà phía đội bóng đất Thủ chọn cách đối đầu với BTC, với VPF cùng thách thức “nếu trao ở Gò Đậu thì B.Bình Dương không nhận Cúp” và cuối cùng những nhà tổ chức chịu thua, chấp nhận theo ý muốn của nhà vô địch.

Loạn!

Một đội bóng nhà giàu, tiền và lực mạnh lại là nhà bảo trợ cho V.League như B.Bình Dương, tầm ảnh hưởng bao trùm và có thể chi phối nhiều thứ, trong đó có BTC là chuyện bình thường, ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng có. Tuy nhiên, cái cách mà B.Bình Dương ép VPF để nhất quyết làm theo ý mình cho thấy vị thế của BTC và VPF bây giờ. Nhìn lại thì không chỉ mùa giải này mà mấy năm qua, VPF thực sự yếm thế và dường như ngày càng đánh mất chính mình, không kiểm soát nổi cuộc chơi.

Ít người biết, phải nhờ đến sự tác động lẫn níu giữ, TGĐ Phạm Ngọc Viễn mới không rút lui ngay khi V.League 2015 chuẩn bị khởi tranh nhưng ở lại chỉ để làm tròn trách nhiệm và chờ vài tháng nữa về hưu. Thế nên, vị trí và vai trò của ông Viễn mùa này gần như không có.

Từ việc B.Bình Dương “đè” BTC đến tuyên bố của Đoàn Nguyên Đức: Loạn!

Trước ông Viễn, GĐĐH kiêm Trưởng BTC V.League Trần Duy Ly xin từ chức và nghỉ hưu trong âm thầm, với bao cay đắng sau “án kỷ luật” từ vụ mổ băng trận Thanh Hoá – XMXT.Sài Gòn mùa 2013. Từ những chuyên gia lão làng như các ông Trần Duy Ly, Phạm Ngọc Viễn, Nguyễn Hữu Bàng (Phó GĐĐH VPF, Trưởng BTC giải hạng Nhất 2013) đến thất bại của chuyên gia Nhật Tanaka Koji sau một mùa giải ngồi ghế Trưởng giải đến sự chi phối và kiểm soát từ VFF…, tất cả đã bộc lộ những vấn đề bất cập ngay ở cấp thượng tầng, từ chính VPF và BTC giải.

Án phạt vội vàng và thiếu lý trí đối với XMXT.Sài Gòn dẫn đến việc đội bóng của bầu Thuỵ bỏ giải ở mùa 2013; việc những đội bóng cỡ HV.An Giang, K.Kiên Giang (sau này đều giải tán) cũng dám gây áp lực ngược lên trọng tài, BTC rồi đến mùa này, từ các HLV Lê Huỳnh Đức, Ngô Quang Trường; từ Thanh Hoá, ĐT.LA đến Đồng Nai, Đồng Tháp và đặc biệt là HA.GL của bầu Đức nếu không phê phán, đả kích thì cũng ra mặt “bật lại”… cho thấy sự yếm thế của BTC và VPF.

Nó thể hiện rõ nhất ở việc người ta chọn cách im lặng, trốn tránh hoặc đối mặt kiểu đối phó trước những sự cố xảy ra, những trận đấu đầy nghi vấn mà chính CĐV của các đội bóng vì quá bức xúc đã lên tiếng yêu cầu VFF, VPF vào cuộc điều tra tiêu cực.

Đáng buồn và đáng sợ khi V.League lại có dấu hiệu quay về “thời kỳ đồ đá”, khi những mối liên kết, quan hệ để “đá trên bàn” có cơ hội chi phối cuộc chơi và những “thây ma” sống lại, trong sự bất lực vì mất kiểm soát của những người có trách nhiệm.

“Quân hồi vô phèng”

Sau chiến thắng nhọc nhằn của ĐTVN trước Đài Loan (Trung Quốc) ở VL World Cup 2018, bầu Đức đăng đàn tuyên bố: “Còn HLV Miura thì BĐVN không phát triển được”. Ông Đức dù là PCT VFF nhưng thẳng thừng đề nghị cho ông thầy người Nhật nghỉ và “cho Miura nghỉ, tôi lo tất…”.

Hãy nhớ, bầu Đức không chỉ là ông chủ của HA.GL mà hiện đang là Phó Chủ tịch VFF. Và rõ ràng, không ngẫu nhiên ông Phó VFF tuyên bố luôn mình “không có quyền và không có khả năng thay đổi điều gì cả, khi vai trò của tôi ở VFF chỉ mang tính chất phụ họa…”, dù ông nổi tiếng là hay phát ngôn “văng miệng”. Cùng với những phát biểu liên quan đến HA.GL và V.League ở mùa giải này, chính bầu Đức không coi ai ra gì, kể cả BTC cũng như VPF.

Ai cũng có thể “chửi” và mạnh ai nấy làm, miễn sao đạt mục đích của mình, tình trạng đó không phải mùa này mới xuất hiện mà nó tồn tại từ vài năm nay. Chính xác, kể từ khi cái bóng của bầu Kiên – người đứng lên “dựng cờ khởi nghĩa”, sáng lập ra VPF và quyết tâm cải tổ BĐVN – không còn, BĐVN không có người cầm đầu và rơi vào tình trạng mất kiểm soát khi thiếu một đầu tàu có đủ thế, lực và hiểu biết, đam mê bóng đá để làm.

V.League của VPF sau 4 mùa giải với những thay đổi tích cực nhưng rồi cuối cùng lại đối diện với những vấn đề cũ và nguy hiểm hơn, rơi vào tình trạng loạn lạc như “rắn mất đầu” khi “cả làng cùng chạy”.

Cay đắng thay!

Độc Phong 

Những phát biểu “để đời” của bầu Đức

“Nếu U.19 VN không vô địch SEA Games 2017, hãy gọi tôi là Đức nổ”: Sau khi U.19 VN thất bại tại giải U.19 châu Á tại Myanmar vào tháng 10/2014, ông chủ Học viện HA.GL Arsenal JMG tuyên bố như vậy.

“Cấm cầu thủ U.19 nhận thưởng của VFF”: “Tôi nói thẳng là không bao giờ. Thậm chí VFF có thưởng tôi cũng cấm cầu thủ nhận tiền. Tôi cấm cầu thủ tuyệt đối đụng đến tiền, không đá banh vì tiền mà phải vì màu cờ sắc áo, vì trách nhiệm”. Sau khi U.19 VN với nòng cốt là cầu thủ Học viện HA.GL Arsenal thi đấu ấn tượng tại giải U.19 ĐNÁ năm 2013, ông Đức khẳng định.

“12 tỷ là đủ đá V.League”: “Ở HA.GL, tôi chỉ cần 12 tỷ đồng là đủ đá V.League 2015. Nếu tính thêm phải thuê 2 cầu thủ ngoại thì 15 tỷ đồng là tối đa. Đấy là tính toán trong điều kiện các cầu thủ HA.GL được ăn sung mặc sướng, đi máy bay ở khách sạn sang trọng chứ không phải chi tiết kiệm”. Bầu Đức “nổ bom” và khiến cả V.League phản ứng bởi phát ngôn liên quan đến tiền bạc từ trường hợp đặc biệt của HA.GL, sau khi cho rằng mùa giải này HA.GL sẽ có lãi.

“HA.GL không có thói quen sa thải HLV”: Ông Đức khẳng định như vậy khi HLV Graechen và đội bóng của ông có thành tích bết bát ở lượt đi nhưng khi giải đấu còn 5 vòng, nhà cầm quân người Pháp phải ra đi.

“HA.GL bị đánh hội đồng”

Thất bại liên tiếp và nguy cơ phải xuống hạng, bầu Đức đã đổ lỗi cho việc các cầu thủ trẻ bị các CLB, trọng tài “đánh hội đồng”.

“Đi xin điểm thì nhục lắm”: “Tôi đã khẳng định nếu HAGL rớt hạng thì làm lại từ đầu, xem như đó là bài học quý giá. Chúng tôi đã chấp nhận rớt hạng thì việc gì phải đi xin điểm, xin đội bạn nương chân. Nhục lắm, không bao giờ chúng tôi làm chuyện đó…”., ông chủ HA.GL nói sau chiến thắng 3-1 trước SLNA.

“Sa thải Miura đi, tôi sẽ lo tất cho ĐTVN”: Sau chiến thắng 2-1 trước Đài Loan (Trung Quốc) của ĐTVN, bầu Đức đã liên tục xuất hiện trên truyên thông với những tuyên bố rất sốc, khi yêu cầu sa thải ông thầy người Nhật vì “còn Miura, BĐVN không phát triển”.

Café 24h: Đội bóng “nhà người ta”

HA.GL: Đá cho bõ tức

Hội CĐV B.Bình Dương: “Ô vui quá xá bà con ơi…”

Lẽ ra chuyện này phải diễn ra lâu rồi chứ không phải cho đến bây giờ, khi HA.GL ở dưới đáy, khi HLV Graechen đấu khẩu với trưởng đoàn Tấn Anh và khi các cầu thủ trẻ mất niềm tin.

Bầu Đức phải làm cái việc chẳng đã như một lời thừa nhận: Tôi đã sai. Ông Đoàn Nguyên Đức – vốn tự hào là người không tốt nghiệp Đại học nhưng vẫn là một trong những người giàu nhất Việt Nam – chứa đựng bên trong sự giản dị của “áo thun quần jean” là một con người kiêu ngạo.

Bầu Đức có quyền kiêu ngạo với những gì mình làm được ngay cả khi ông tuyên bố “cả đời tôi chẳng làm phó cho ai” nhưng cuối cùng làm phó cho ông Lê Hùng Dũng và cả bầu Thắng ở VFF và VPF.

Về kinh doanh, đừng nói chuyện đúng sai với bầu Đức dù trong hàng loạt các dự án kinh doanh, chẳng phải dự án nào cũng “hái ra tiền” như tất cả vẫn tưởng. Nhưng bóng đá nó khác, làm bóng đá như đi trên dây và phức tạp tới mức nhiều ông bầu từng có tiếng là “liều ăn nhiều” như bầu Thụy, bầu Trường… đã phải bỏ bóng chạy lấy người.

Café 24h: Bầu Đức cứu V.League

Bầu Đức đã từng đúng khi áp dụng những chiến thuật kinh doanh vào bóng đá như việc lấy những ngôi sao về làm thương hiệu khi HA.GL chập chững lên chuyên nghiệp. Ông Đức đi trước về cách làm ấy và trở thành điển hình phong trào. Cho đến khi chính bầu này lại quay sang kinh doanh bóng đá với việc hợp tác cùng Arsenal để mở học viện bóng đá.

Song, đôi khi là những triết lý “không giống ai” như việc tuyên bố “HA.GL không cần HLV giỏi”.

Chỉ một nền bóng đá nghiệp dư mới không cần HLV giỏi. Tất cả những đội bóng lớn đều cần HLV giỏi. Cũng như tư duy “không cần qua Đại học” vẫn có thể giàu có nhưng biết đâu một người như bầu Đức nếu được đào tạo kinh doanh thì có thể sẽ giàu hơn gấp nhiều lần.

Bầu Đức sa thải Graechen trong bối cảnh V.League bỗng nhiên có quá nhiều bất thường: Từ trận đấu có tỷ số không tưởng 7-3 ở sân Chi Lăng, trận đấu giữa Đồng Nam- FLC Thanh Hóa kết thúc với tỉ số 5-2…
Ở góc độ nào đó, bầu Đức đã làm một việc nghĩa hiệp với V.League là “hút dư luận” vào câu chuyện Graechen thay vì những vấn đề nhạy cảm của V.League.

Chấp nhận mang tiếng dùng thầy … “dỏm”, đồng nghĩa với thừa nhận một sai lầm trong đầu tư nhưng bầu Đức đã biết cách chứng tỏ sự hảo hớn của mình trong lúc V.League cần ông bầu này nhất.

Song An

Đó là giai đoạn khởi đầu mà bầu Đức làm bóng đá dựa vào đồng tiền thao túng thị trường lẫn hào phóng “thưởng” cả “vòng trong” lẫn “vòng ngoài”. Cách làm bóng đá đấy được nhiều đội nói là mãnh lực đồng tiền mà ông bầu phố Núi chịu chơi và chịu chi.

Hơn 10 năm sau thì bầu Đức lại lên tiếng với lứa cầu thủ trẻ khóa đầu của Học viện HA.GL Arsenal JMG qua phát biểu: “Cứ đá đẹp đi, xuống hạng cũng không sao”.

Bây giờ thì lứa cầu thủ trẻ đấy của bầu Đức đang gồng mình lo xuống hạng. Họ thiếu kinh nghiệm chinh chiến, thiếu một HLV hiểu về cuộc chơi khắc nghiệt ở V.League và thiếu cả một tầm nhìn chiến lược của những người làm công tác chuyên môn…

Thực tế thì “không sợ xuống hạng” hay “cứ đá đẹp đi, đừng lo xuống hạng” chỉ là một cách nói của bầu Đức để giảm áp lực cho các cầu thủ trẻ mà ông vội vã đưa lên và sai.

Ông không cho đấy là sai lầm dù ông hiểu rằng quyết định đấy đã bào mòn các cầu thủ trẻ rất nhiều thay vì cứ để họ phát triển một cách tự nhiên.

Rõ ràng là ai làm bóng đá đầu tư tốn kém mà chẳng lo xuống hạng, đặc biệt là một đội bóng trẻ có nhiều tiềm năng được tin yêu, kỳ vọng. Tuổi 20, họ quen với những nền tảng học được từ trường lớp và quen chơi bóng hơn là đá bóng phải tính đến sự thực dụng và phải đối mặt với những tiểu xảo, những áp lực…

Xuống hạng với lớp cầu thủ vừa qua tuổi 19-20 là một cú sốc lớn trong lần đầu bước ra sân chơi người lớn. Khi mà hào quang và sự tung hô của đám trẻ cứ được vây quanh bởi truyền thông mà tất nhiên ở đây cũng có những tung hô quá đà, hoặc vì những động cơ khác.

Họ đã từng trở thành hiện tượng của cả làng bóng, thế mà chơi giải V.League đầu tiên lại vất vả lo trốn xuống hạng ngay thì kiểu gì cũng bị những vết hằn tâm lý.

Đằng sau những tuyên bố "đao to búa lớn" là nỗi buồn, sự tổn thương của các cầu thủ trẻ
Đằng sau những tuyên bố “đao to búa lớn” là nỗi buồn, sự tổn thương của các cầu thủ trẻ

Bây giờ thì điều mà HLV Guillaume lo là có thật. Ông sợ các cầu thủ trẻ của mình mất thăng bằng, khi sự hưng phấn, tự tin như hồi khoác áo U.19 bị những vết hằn tâm lý lấy đi mất dần.

Với một đội bóng mà tầm ảnh hưởng lớn như HA.GL thì việc xuống hạng nếu xảy ra còn ảnh hưởng đến những biến động trên “thị trường” trong đó có cả mã HAG thường nhích lên với thành công và tiếng vang của cầu thủ U.19 ngày nào. Hay những chuyến tập huấn với Arsenal hoặc việc mời thầy trò ông Wenger đến Hà Nội… cùng nhiều đối tác “ăn theo” gắn với những sản phẩm trên ngực áo các cầu thủ trẻ…

Và nếu không sợ xuống hạng thì những thành viên đi cùng đội bóng đâu có phải sôi lên đến độ quên luật, quên quy định và thậm chí là quên cả những tuyên bố của bầu Đức để ăn thua đủ với trọng tài và nhận hàng loạt án phạt.

Bầu Đức đúng là đang cô đơn ở ngôi nhà VFF, ở VPF và cô đơn cả mỗi khi ông nhìn về đội bóng từ việc được xem là “mỏ quý” của BĐVN.

Ông không mất đi nhưng chắc chắn ông e ngại sự mài mòn ở mặt trận khắc nghiệt mà ông không ngờ đến. Nó hoàn toàn khác hẳn với kiểu 11-12 năm trước ông dùng đồng tiền để đạt cho được chức vô địch bằng một Dream team kèm theo những chiến dịch phục vụ để HA.GL vô địch.

Bây giờ thì chẳng có chiến dịch nào cả ngoại trừ một suy nghĩ nai lưng ra đá nốt 6 trận còn lại và trận nào cũng là trận chung kết.

NGUYỄN NGUYÊN

Thế nên ở cuộc họp BCH sắp tới tôi sẽ có ý kiến để xem có thật đó là những phát ngôn của anh Đức hay không. Phát ngôn gì thì phát ngôn nhưng cũng phải nhớ, anh Đức đang là Phó chủ tịch VFF. Là lãnh đạo VFF, anh ấy phải vì cái chung, sự phát triển của BĐVN chứ không phải chỉ vì mỗi đội bóng của mình. Khi cương vị càng cao, trách nhiệm càng lớn thì những phát ngôn của người đứng đầu cần hết sức thận trọng.

Không có căn cứ nào để nói các đội bóng và trọng tài đánh hội đồng HA.GL cả. Các đội đá với HA.GL vì điểm số và danh dự. Họ vào trận với tâm thế không thể thua một đội bóng trẻ như thế được, vì thua thì mất mặt lắm. Trọng tài càng không làm chuyện đó, vì nếu sai sót thì bị kỉ luật, ảnh hưởng đến kinh tế và danh dự của họ. Khi trọng tài sai thì ai đứng ra cứu để họ phải làm những chuyện như vậy? 12 trận đầu mùa giải, chúng tôi phân công 12 trọng tài bắt ở các trận của HA.GL đó thôi. Nếu điều đó xảy ra thì quá nghiêm trọng, còn gì là bóng đá. Với một đội bóng được NHM yêu mến như vậy, không tạo điều kiện để phát triển thì thôi chứ ai lại vùi dập, đánh hội đồng. Tôi không tin đó là những phát biểu của Phó Chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức”, Trưởng ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi chia sẻ.

bbb

“Các trọng tài không có bất cứ áp lực nào khi bắt các trận có HA.GL. Họ đều cố gắng bắt khách quan, vô tư, trung thực chứ không cố tình thổi ép, có tư tưởng không tốt hay lấn cấn chuyện ngoài lề. Năm nay có rất nhiều trọng tài trẻ, lần đầu được thử sức ở V.League, vì thế họ rất muốn chứng tỏ khả năng và khẳng định bản thân. Trẻ, non kinh nghiệm và những sai sót xuất hiện là điều phải chấp nhận. Nó không phải chỉ đến với HA.GL mà có thể đến với bất kì đội bóng nào khác. Những phát biểu của bầu Đức và phản ứng của cầu thủ, BHL và lãnh đội ở sân Thanh Hóa vừa rồi chỉ nhằm mục đích gây áp lực lên phía trọng tài khi thành tích của họ không tốt…

Không có chuyện phân biệt đối xử khi phân công những trận đấu có HA.GL mà luôn đảm bảo tính công bằng giữa các đội. Chúng tôi phân công theo 3 tiêu chí: Tính chất trận đấu, trình độ trọng tài và tính địa phương. HA.GL đang xếp ở nhóm cuối và đối với họ, mỗi trận đấu sắp tới như trận “chung kết” nên chúng tôi phải tính toán thật kĩ mỗi khi phân công. Không chỉ với HA.GL mà các trận đấu của những đội đang tranh đua suất trụ hạng như Đồng Nai, XSKT Cần Thơ,… cũng đều được rất quan tâm và tính toán kỹ lưỡng”, ông Mùi khẳng định mọi đội bóng đều được đối xử một cách công bằng.

TRẦN KHÁNH (ghi)

Thế mà nhiều người thử xem- kiểu như một dạng xem bói cho vui. Tất nhiên, sẽ cho ra những kết quả bất ngờ. Chẳng hạn một người bạn tôi dùng phần mềm đó và nó nói thế này: “Thời sự năm 2020 nói gì về bạn? Tin chấn động: Trùm bất động sản Nguyễn Văn A thực chất chưa học hết lớp 9”. Hoặc “Tin nóng: Người mẫu Nguyễn Thị B công khai đồng tính trên Facebook khiến cộng đồng mạng đập đầu vào đá”. Đen đủi hơn, có người chỉ nhận được một thông báo ngắn ngủi: “Chúng tôi không tìm được bất kỳ thông tin nào từ Nguyễn Văn C”.

Là vì phần mềm này gắn với tên miền blobla.com nên cũng hiểu rằng chuyện “bói thời sự” là để giải trí. Tất nhiên. Đến đây thì tôi nhớ đến một câu chuyện hài hước thế này:

“Ba cổ động viên của 3 nước là Anh, Thái Lan, Việt Nam lên gặp Thượng đế.

CĐV nước Anh hỏi: Thưa Thượng đế, bao giờ thì Đội tuyển Anh vô địch World Cup?

Thượng đế nói: 50 năm nữa.

CĐV nước Anh: Ôi, Thượng đế, khi đó con chết rồi.

CĐV nước Thái Lan: Thưa Thượng đế, bao giờ thì Đội tuyển Thái Lan vô địch Asian Cup?
Thượng đế: 100 năm nữa.

CĐV nước Anh: Ôi, Thượng đế, vậy khi đó con chết rồi.

CĐV nước Việt Nam: Thưa Thượng đế, bao giờ thì Đội tuyển Việt Nam giành được suất dự World Cup?

Thượng đế: Ôi, con của ta, lúc đó ta… chết rồi”.

Thật ra nói câu chuyện Việt Nam dự World Cup thì xa quá. Câu hỏi thật sự đặt ra là liệu có phần mềm chính xác nào để thông tin: “Thời sự năm 2020 nói gì về bóng đá Việt Nam?”.

“Hãy cho tôi biệt danh Nổ nếu không đoạt HCV SEA Games 2017”
“Hãy cho tôi biệt danh Nổ nếu không đoạt HCV SEA Games 2017”

Nói gì nhỉ? Là một Đội tuyển vừa đăng quang World Cup? Là một Đội tuyển đứng đầu châu Á sau khi đánh bại Nhật Bản với tỷ số 5-0? Là một Đội tuyển mà giá trị của các cầu thủ Việt Nam gấp 20 lần giá trị của Messi, Ronaldo thời điểm năm 2015…

Liệu ai có thể tin vào những điều đó? Thật ra, cũng có những quan chức VFF không hiểu dùng phần mềm gì đã từng tuyên bố đưa lứa U.19 dự… World Cup 2018. Thậm chí có ông bầu còn tuyên bố: “Hãy cho tôi biệt danh Nổ nếu không đoạt HCV SEA Games 2017”.

Rõ ràng là quan chức bóng đá nhà ta vui tính thật, có thể, họ đã dùng phần mềm thời sự năm 2020 nói gì để phán và có khả năng sẽ cho ra kết quả: “Tin chấn động”: Đội tuyển Việt Nam đang hướng thẳng tới World Cup nhưng thực chất vẫn chưa bước ra khỏi ao làng SEA Games”.

Song An

Hôm qua là một ngày nóng theo nhiều nghĩa: Thời tiết và nhiệt độ trong phòng thi.

Thế nên, trong lúc ngồi tránh nắng và chờ con thì người ta nghĩ ra mấy câu trả lời của các thí sinh thế này:

– Đề thi năm nay không khó. Em làm sai có một câu. Còn mấy câu kia em… không làm.

– Đề thi năm nay nói chung là vừa sức các bạn và quá sức em.

– Đề thi năm nay dễ, em làm bài theo 4 bước: Đọc đề, chửi thề, xé đề, đi về.

– Đề năm nay 9 điểm nằm chắc trong tay em. Còn 1 điểm nằm trên… giấy.

– Đề thi năm nay được đánh giá là vừa sức với giáo viên.

– Đề thi năm nay rất dễ… đọc. Công nhận chất lượng máy in tốt ghê!

-Mình thấy đề thi năm nay khá thú vị, khoảng cách giữa đề bài và lề giấy quá hợp lý. Đúng tiêu chuẩn. Khá bắt mắt…

Đại để là có rất nhiều lý do vui để chống chế cho chuyện thi trượt. Lại nhớ đến những kỳ thi của bóng đá. Mấy bận bóng đá Việt Nam thua, người ta bảo: “Hai đội đá với nhau, Đội tuyển Việt Nam không thắng, đối thủ không thua, Việt Nam xin hòa, đối thủ không cho” hay “Bóng đá Việt Nam thua nhưng vẫn ngẩng cao đầu nhưng ngẩng miết rồi nên mỏi quá”.

24H

Cũng may, bóng đá là một cuộc chơi, chứ không phải là cuộc thi cho dù cũng là điểm số, cũng là đấu trường, cũng là lên xuống hạng, cũng là  vô địch – thủ khoa và cũng có trường hợp trắng tay ra về – xuống hạng.

Cứ nghĩ kỳ thi 2 trong 1 năm nay, nghĩa là ghép kỳ thi Trung học vào Đại học mới thấy đội quân của ông bầu Đoàn Nguyên Đức đá V.League cứ như chưa tốt nghiệp cấp 2 mà đã bon chen Đại học. Ừ thì chấp nhận xuống hạng, ừ thì đá thua cũng được nhưng miễn là phải đá đẹp.

Thế nhưng, hậu quả cuối cùng của một kỳ thi không chỉ là… đợi năm sau thi tiếp mà còn là những sang chấn tinh thần cần nhiều thời gian bù đắp.

Đội quân của bầu Đức đang có vấn đề về tâm lý, chỉ có điều không ai đùa rằng, ở trận đấu gần đây nhất của HA.GL là một trận đấu “vừa sức với đội bạn và… quá sức với HA.GL”.

SONG AN

Thực tế thì thời điểm này bầu Đức có quá nhiều cái để lo nên phần đội bóng chỉ để cấp dưới quán xuyến. Ông lo khối tài sản bên Myanmar chưa bán được dù trước đó có thông tin một tỷ phú bên Singapore tính mua ¾ cổ phần; ông lo những trang trại nuôi bò mới mở ở Gia Lai và Củ Chi; lo mã HAG trồi sụt trên bảng xanh xanh đỏ đỏ ở thị trường chứng khoán… Lo nhiều đến độ ông không có cả thời gian về Hàm Rồng vui với đám trẻ lứa sau của học viện mà ông vẫn khoe có nhiều cầu thủ con ngon hơn Công Phượng, Tuấn Anh…

IMG_0892

Nói bầu Đức bỏ bê lứa HA.GL đang đá V-League thì không đúng mà đúng hơn là ông có nhiều cái để lo hơn.
Nói như những nhà làm kinh tế thì kể từ khi quyết thanh lý hơn 20 cầu thủ và lấy lứa U.19 làm nòng cốt thì cũng giống như quyết một bài toán chưa chuẩn. U.19 làm mưa làm gió ở các sân cỏ trong nước và quốc tế không có nghĩa họ đủ sức chơi ở chiến trường V.League mà không cần dựa vào những cầu thủ có kinh nghiệm. Và chắc chắn dưới góc độ chuyên môn thì việc thay hẳn một lứa cầu thủ đấy luôn gặp những phản ứng mạnh. Thế nhưng ở HA.GL điều gì ông Đức quyết thì tất cả phải nghe. Cũng cần biết là kể từ khi chuyên gia Nguyễn Văn Vinh xin nghỉ thì gần như không ai đủ tầm để khuyên bầu Đức hãm bớt những cơn sướng mà trở về với thực tế và bản chất của vấn đề chuyên môn.

HLV Phan Thanh Hùng nói rất đúng về lứa cầu thủ trẻ HA.GL, đó là 1-2 mùa nữa thì đây là lứa cầu thủ rất đáng xem nhưng bây giờ lại chưa phải là lúc họ chuyển từ “biểu diễn” sang “chiến đấu” ở môi trường V.League khốc liệt.

Nếu HA.GL xuống hạng thì điều gì sẽ xảy ra?

Bầu Đức từng nói là xuống hạng mà đá đẹp ông vẫn vui nhưng rõ ràng là bây giờ họ có muốn đá đẹp cũng khó mà đá được bởi trận nào cũng căng ra tìm điểm trong môi trường giống như bị hội đồng.

Cũng có ý kiến nói rằng có phải HA.GL bị hội đồng khi đội nào cũng gồng lên tìm cách đánh bại họ?! Việc thắng một đội đang hot đúng là chỉ một phần nhỏ trong bóng đá. Phần còn lại bị “hiểu lầm” là hội đồng nằm ở chỗ nhiều CLB xây dựng đội bóng kiếm đồng tiền mòn mỏi và không dễ để đi xin hoặc đi đổi làm sao mỗi năm có 30-40 tỷ đồng duy trì đội bóng thì đùng một cái nghe ông Đức tuyên bố chỉ cần mười mấy tỷ là có thể duy trì đội bóng đá mỗi mùa V-League.

Và ai cũng thấy con số ông Đức đưa ra chỉ đúng ở phần ông đang tận dụng lứa cầu thủ này trong mặt trận V.League chứ ông không tính tiền đầu tư 7 năm qua lên đến hàng trăm tỷ. Vì thế mà con số mười mấy tỷ bầu Đức đưa ra khiến nhiều CLB bị tỉnh, bị nhà tài trợ hạch hỏi rằng ông Đức làm bóng đá ít tiền mà sao tỉnh mình làm bóng đá tốn thế.

Đấy cũng là lý do khiến có lúc đội bóng ông Đức bị ghét và bị nhiều đội đá như hội đồng.

Và khả năng đội bóng bầu Đức xuống hạng hoàn toàn có thể xảy ra. Chỉ sợ là lúc đấy bầu Đức trong cương vị Phó Chủ tịch VFF mà lại ra tay thì sẽ rất mệt cho ông lẫn cho những người làm bóng đá.

NGUYỄN NGUYÊN

4CHAN

“Báo chí và NHM ca tụng quá, chứ cá nhân tôi thấy chiến thắng vừa rồi của U.23 Việt Nam là bình thường vì U.23 Malaysia có đá gì đâu. Chơi bóng thì đơn giản, cầu thủ “vai u thịt bắp” như thế thì chịu sao nổi dàn cầu thủ kỹ thuật đầy mình như chúng ta.

Hơn nữa, đây đâu phải lần đầu tiên mình thắng họ mà phải ầm ỹ, cũng chỉ là một trận thắng bình thường. Cuộc chơi còn phía trước và khi nào U.23 VN giành chiến thắng trước U.23 Thái Lan rồi vào chơi trận CK thì khi ấy mới sướng.

Những gì Công Phượng thể hiện, tôi thấy bình thường vì ở Học viện HA.GL Arsenal – JMG, ghi bàn, đi bóng hay kiến tạo kiểu đó thì Phượng thực hiện hoài. Dù có thời điểm “tắt điện” nhưng tôi biết Phượng là một tài năng, có thể toả sáng bất cứ lúc nào. Thế nên, khen đá hay, xuất sắc là bằng thừa.

Nói thật, khó có cầu thủ nào ở lứa tuổi như Công Phượng làm được nhiều điều tích cực như trận đấu vừa rồi, thậm chí đó là Văn Quyến hay Công Vinh trước đây. Trực tiếp ghi 2 bàn và mang về cho đội nhà 2 quả phạt đền cùng hàng loạt những pha kiến tạo tinh tế, vậy nên không ca tụng và dành những lời lẽ hoa mỹ nhất cho Phượng thì còn ai vào đây? Tuy nhiên, chỉ nên chừng mực, bởi dù gì thì đó cũng đang là cầu thủ trẻ, cần học hỏi và trau dồi thêm”.

Sau chiến thắng vừa rồi, có người hỏi nếu Công Phượng và các cầu thủ thuộc “lò” HA.GL Arsenal – JMG tiếp tục tỏa sáng, mang về chiếc HCV thì có thưởng đậm không, tôi khẳng định luôn là không bao giờ. Quân HA.GL không đá bóng vì tiền và có thành công cũng sẽ không đời nào dám đòi hỏi chuyện này…”.

NGỌC UYÊN (ghi)

(thethao24.tv) – Ông bầu của HA.GL đưa các cầu thủ thuộc Học viện lên đội 1 tham dự V.League mùa tới không còn là dự định mà là… chắc chắn như vậy khi bầu Đức thêm một lần nữa xác nhận. Tốt hay xấu thì vẫn cần thời gian để xác thực nhưng dư luận đã có lo lắng sợ rằng, các tài năng của bóng đá Việt Nam sẽ trở thành nạn nhân của V.League?

>>>Tài năng của cầu thủ triển vọng thế giới Phan Thanh Hậu

>>>Video: Tổng hợp những tình huống đẳng cấp Tuấn Anh tại VCK U.19 châu Á

>>>Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… chia tay U19 Việt Nam

Lo cũng có cơ sở khi vài ba mùa giải vừa qua, tình trạng bạo lực có dấu hiệu bùng phát ở V.League. Như mùa giải vừa rồi, chỉ sau vài vòng đấu đã có đến 3 cầu thủ phải nói lời chia tay sân cỏ sau những pha chấn thương kinh hoàng. Nhưng… có thực V.League xấu xí và đáng sợ như thế? Suy cho cùng thì đó cũng là một mặt của bóng đá, môn thể thao có tính đối kháng cao và va chạm, tiểu xảo, chấn thương là chuyện… thường ngày. Ngay các giải bóng đá hàng đầu thế giới như Anh, Tây Ban Nha, Đức… cũng đầy rẫy những pha bóng kinh hoàng, những pha chấn thương khủng khiếp đấy thôi.

Doan Nguyen Duc xuong san

Bầu Đức lo ngại tình trạng bạo lực ở V.League.

Người hâm mộ những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều… lo V.League làm hỏng chân các em nhưng sao không đặt câu hỏi ngược lại, các cầu thủ này cũng như bầu Đức có dám đánh đổi khi chấp nhận bước vào cuộc chơi. V.League là một giải đấu có tính cạnh tranh cao, nơi mà đội bóng nào cũng muốn giành chiến thắng và để đạt được mục đích, họ sẽ phải chiến đấu, làm hết mình để đạt được.

Vậy thì tại sao họ phải “nhân nhượng”, chơi đẹp với HA.GL, cũng là một thành phần của V.League như họ. HA.GL sẽ mang tư tưởng chơi đẹp, nặng tính biểu diễn đến với V.League, đó là quyền của họ nhưng không thể bắt buộc đối thủ phải theo ý của họ. HA.GL cũng như quan điểm xây dựng con người của bầu Đức với lứa cầu thủ này cũng sẽ phải thay đổi khi đặt chân vào V.League, phải như vậy mới thích nghi được với môi trường và đó cũng là điều mà các cầu thủ trẻ này cần có. Thế nên nếu V.League có khốc liệt, có “tàn bạo” thì bầu Đức cũng phải chấp nhận… Và cũng bởi ở đây họ tham dự V.League với vai trò là thành viên của HA.GL chứ chẳng phải ĐTQG để đòi hỏi một sự đối đãi, ứng xử khu biệt.

Một vấn đề nữa, NHM cứ lo V.League làm hỏng các em thì tại sao không đặt vấn đề, các em đã đủ khả năng để bước vào sân chơi lớn này. Thật ra quân Học viện được bầu Đức đưa lên V.League cũng đã thực hiện rồi. Đấy là trường hợp của Lê Đức Lương, cầu thủ cũng nằm trong khóa 1 của Học viện, được đưa lên đội 1 HA.GL từ 2 năm qua nhưng không thể hiện được gì nhiều.

Thế nên sau 1 mùa dự V.League, những Công Phượng, Tuấn Anh có “biến” thành những cầu thủ khác, có những hành động, lối chơi tiểu xảo hay tranh cãi trọng tài (thứ mà bầu Đức bảo là mất dạy)… cũng là một khả năng có thể xảy ra, bởi đó cũng là cách để họ hòa nhập và “khôn” hơn. Liệu bầu Đức có dám đánh đổi…

Anh Linh

 

 

 

 

 

(thethao24.tv) – Quyết tâm chơi hết mình và đặt hẳn mục tiêu vô địch ở giải U.21 quốc tế tại Cần Thơ, bầu Đức đang đầu tư mạnh mẽ cho đội U.19 Học viện HA.GL. Ông bầu này đã tạo điều kiện hết cỡ cho HLV Guillaume, cũng như cho các cầu thủ có sự tiện lợi nhất khi tham gia giải đấu.

>>>U19 Việt Nam: “Hãy có niềm tin về giấc mơ của mình”

>>>U19 Việt Nam: Thua một trận, không thua một hành trình

>>>U19 Việt Nam: Sứ giả của cái đẹp và khát vọng

Giải đấu tại Cần Thơ được xem là cơ hội để U.19 Học viện – đứa con tinh thần của bầu Đức thể hiện khả năng của mình. Ở một sân chơi vừa sức hơn, U.19 Học viện sẽ có cơ hội trình diễn lối chơi đẹp mắt và hơn nữa là có được danh hiệu đầu tiên.

VAN TRUONG 2

 HLV Guillaume sẽ tăng cường cầu thủ ở bên ngoài cho đội U19.

Chính vì vậy, bầu Đức đã quyết định “bật đèn xanh” cho HLV Guillaume tăng cường thêm cả cầu thủ bên ngoài. Cụ thể, HLV Guillaume đã gọi thêm trung vệ Tiến Dũng, người thời gian vừa qua đá cặp với Đông Triều lên Pleiku. Trung vệ trẻ của đơn vị Viettel sẽ lên phố Núi vào ngày 17-10 để sẵn sàng bổ sung cho hàng thủ U.19 Học viện HA.GL. Sở dĩ HLV Guillaume gọi thêm trung vệ là vì hàng phòng ngự của U.19 Học viện đang thiếu người. Ksor Úc có hạn chế về chiều cao trong khi Đông Triều lại vừa khỏi chấn thương. Với sự tăng cường này, U.19 Học viện đang cho thấy quyết tâm rõ rệt.

Để tạo điều kiện cho các cầu thủ có những điều kiện di chuyển và sinh hoạt tốt nhất, bầu Đức còn đầu tư hẳn chuyên cơ để cả đội đi thẳng xuống Cần Thơ thay vì phải bay 2 chặng. Cụ thể toàn đội sẽ bay thẳng xuống Cần Thơ vào sáng ngày 19/10. Sau đó trong buổi chiều đội sẽ theo dõi trận đấu giữa U.21 Sydney và U.21 Malaysia. Khi thi đấu xong, các cầu thủ cũng sẽ được bay thẳng trong lượt về.

Để chuẩn bị cho giải U.21 quốc tế, đội U.19 Học viện HA.GL đã tập lại từ ngày 15/10 vừa qua. Với 13 cầu thủ vừa khoác áo U.19 VN tham gia đấu trường châu Á, U.19 Học viện HA.GL đang sung mãn về thể lực. Khát khao thi đấu của các cầu thủ cũng được ghi nhận khi nhiều trong số 13 cầu thủ chưa có nhiều cơ hội ra sân.

Di Linh

(Thethao24.tv) – Nhằm “tiếp lửa” cho U19 Việt Nam trong trận gặp Trung Quốc ở lượt cuối cùng vòng bảng diễn ra chiều nay (13/10), bầu Đức đã quyết định cho 3000 cán bộ nhân viên thuộc HAGL tại Myanmar được nghỉ việc để đến sân cổ vũ cho thầy trò HLV Guillaume Graechen.

Bầu Đức với vai trò là Trưởng đoàn U19 Việt Nam tại Giải U19 châu Á 2014 diễn ra tại Myanmar. Đúng như lời ông bầu phố Núi nói trước khi lên đường tham dự VCK U19 châu Á 2014, ông sẽ làm mội thứ tốt nhất cho đội tuyển với mong muốn các cầu thủ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho mỗi trận đấu. Tuy nhiên, Phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức đã chủ động rời xa đoàn quân của HLV Guillaume Graech vì cho rằng mình không đem lại may mắn cho đội tuyển sau trận thua 06 trước Hàn Quốc ở trận đấu mở màn.

Cảnh tượng này sẽ lại xuất hiện ở trận đấu chiều nay
Cảnh tượng này sẽ lại xuất hiện ở trận đấu chiều nay

Dù không sát cánh cùng U19 Việt Nam, bầu Đức đã thuê hẳn một chuyên cơ 72 chỗ để phục vụ cho công tác di chuyển của đoàn quân HLV Guillaume từ Nay Pyi Taw lên Yangon nhằm đảm bảo thể lực tốt nhất cho các cầu thủ trước trận gặp U19 Trung Quốc diễn ra chiều nay (13/10). Ngoài ra, ông bầu phố Núi còn tìm cách để “tiếp lửa” cho U19 Việt Nam từ khán đài.

Cụ thể, ở trận đấu với U19 Trung Quốc tới đây bầu Đức đã quyết định cho 3000 cán bộ nhân viên đang làm việc cho tập đoàn HAGL tại Yangon nghỉ để đến sân cổ vũ cho thầy trò HLV Guillaume Graechen. Tuy nhiên, cho tới thời điểm trước khi trận đấu diễn ra một ngày, văn phòng đại diện của tập đoàn HA.GL mới chỉ tạm thời mua được khoảng hơn 1000 vé, thấp hơn nhiều so với dự kiến. Lý do, sau trận U 19 Việt Nam đá là trận chủ nhà Myanmar gặp Iran nên CĐV nước chủ nhà cũng đã khiến cho số vé trận đấu này trở nên “sốt”.

Với công tác “tiếp lửa” từ Trưởng đoàn bầu Đức, U19 Việt Nam chắc chắn sẽ thi đấu nhiệt huyết để giành chiến thắng trước Trung Quốc ở lượt đấu cuối cùng bảng C diễn ra chiều nay (13/10). Mặc dù đã chính thức bị loại, bầu Đức vẫn dặn dò các tuyển thủ U19 Việt Nam hãy ra sân với quyết tâm cao nhất và thi đấu với tinh thần hưng phấn nhất để mang về chiến thắng giành tặng cho NHM.

Theo Thethao247

(Thethao24.tv) – Năm 2014 bóng đá Việt Nam sẽ hướng tới rất nhiều mục tiêu, dưới đây là những phát biểu của VFF về chuyện mục tiêu của bóng đá Việt Nam trong năm 2014.

“ BĐVN phải lấy lại vị thế của mình”

1

“Trong năm 2014 và những năm sắp tới, BĐVN có rất nhiều mục tiêu trọng tâm để chúng ta hướng đến. Cụ thể là VFF sẽ làm hết sức và tạo mọi điều kiện để ĐTQG nữ thi đấu tốt ở giải châu Á và giành vé tham dự World Cup 2015 ở Canada khi đứng trước cơ hội lịch sử. Ngoài ra các giải futsal châu Á, giải bóng đá U.19 ĐNÁ và giải U.19 châu Á chọn suất tham dự giải U.20 thế giới cũng là một trong những cơ hội để BĐVN thực hiện mục tiêu của mình. Đặc biệt nhất, trong năm 2014 mục tiêu quan trọng nhất của chúng ta là phải chăm lo thật tốt để giúp ĐTVN lấy lại vị thế của mình ở đấu trường khu vực sau vài năm gần đây bị thất bại, lấy lại tin yêu cho NHM cả nước. Điều đó đặt ra không ít những thách thức cho những người làm BĐVN và tôi tin với sự cố gắng, nỗ lực cùng những thay đổi của bộ máy, VFF sẽ giúp ĐTVN có được những thành công, hoàn thành mục tiêu”.

PCT phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn

“Tôi đã làm được gì đâu mà nói?”

“Tôi rất vui vì nhận được sự tín nhiệm của BCH khi bầu cử mình vào chức danh PCT phụ trách tài chính. Tuy nhiên, đến thời điểm này tôi vẫn chưa chính thức tiếp quản cương vị mới. Thế nên tôi không thể nói gì và cũng chưa muốn nói gì vào thời điểm này. Để khi ra mắt và họp BCH để bàn bạc kế hoạch cụ thể, tôi bắt tay vào công việc thì lúc đó phát biểu gì cũng chưa muộn…”.

PCT phụ trách tài chính Đoàn Nguyên Đức

“Mối quan hệ truyền thông và VFF sẽ cải thiện”

“Tôi rất hạnh phúc khi được BCH tín nhiệm ứng cử vào chức danh PCT phụ trách truyền thông và đối ngoại. Với tôi đấy là vinh dự và cũng là trách nhiệm trong nhiệm kỳ sắp tới. Tôi chưa thể nói cụ thê kế hoạch bởi còn phải họp thường trực, thông qua quy chế làm việc trong BCH. Tuy nhiên, với một người xuất thân từ người làm báo, bản thân tôi rất mong muốn và hy vọng giới truyền thông càng gần gũi với thể thao nói chung, bóng đá nói riêng. Bóng đá có được thành công hay không chính là nhờ vào những lời động viên, góp ý xây dựng của giới truyền thông. Chắc chắn trong thời gian sắp tới, tôi sẽ cố gắng xây dựng, cái thiện mối quan hệ của VFF và truyền thông…”.

PCT phụ trách truyền thông & đối ngoại Nguyễn Xuân Gụ

Phương Anh (ghi)