Miura

Sau khi ĐTVN thắng may, thắng hú hồn Đài Loan thì ông Miura lại chê nhiều cầu thủ “đang gặp trục trặc”.

Một trợ lý của ông, HLV ĐT.LA Ngô Quang Sang, giải thích: “V.League đi vào giai đoạn cuối, các cầu thủ mất nhiều thể lực nên trục trặc”. Nghe thế, một chuyên gia bóng đá điện thoại cho tôi cười sằng sặc: “V.League ở giai đoạn cuối thì đúng rồi nhưng nếu bảo cái giai đoạn cuối ấy khiến cầu thủ mất thể lực thì phải xem lại, vì đoạn cuối có vẻ bóng lăn… trên bàn nhiều hơn lăn trên sân”.

Thôi thì trục trặc vì thể lực hay trục trặc vì “bóng lăn trên bàn” là điều thật khó mà kết luận, chỉ biết rằng ông Miura có lý khi nói đến chuyện trục trặc vào cái thời điểm mà từ VFF đến V.League quả nhiên cũng đang rất trục trặc này.

Nhà báo Phan Đăng: Văn hóa chê!Nhưng “bài ca chê bai” không chỉ diễn ra với ông Miura, mấy hôm nay lại đến lượt PCT VFF Đoàn Nguyên Đức bật dậy chê lấy được. Mà ông chê chính HLV Miura. Ông bảo, cứ với một HLV như thế, BĐVN khó mà tiến được, rồi bảo sẵn sàng giơ tay đầu tiên nếu Thường trực VFF đặt vấn đề nhanh chóng đưa HLV Miura về Nhật Bản.

Giữa việc ông Miura chê cái mặt sân tập rồi chê phong độ của các cầu thủ với việc ông Đức chê ông Miura có gì giống và khác nhau?

Giống ở chỗ, cả 2 đều chê công khai, trực tiếp mà không ngại ngần, kiêng dè. Đừng tưởng đấy là chuyện nhỏ, vì ở nền bóng đá mà trò “ném đá giấu tay” hay “chọc gậy sau lưng chiến sĩ” từng phổ biến thì những người dám chê công khai, trực tiếp như thế này, ở một góc độ nào đó là rất đáng cảm phục.

Còn khác ở chỗ, có vẻ ông Miura chê đơn thuần trong tư cách của một nhà chuyên môn, còn ông Đức lại không chê đơn thuần từ… góc độ tài chính – cái góc độ mà về lý thuyết ông đang đảm nhiệm. Thế nên, mấy hôm nữa họp Thường trực VFF, chắc chắn sẽ có người vặc lại ông Đức: Anh làm PCT tài chính, sao cứ thích nói về chuyên môn nhiều vậy? Nhưng yên tâm là ông Đức không hề đuối lý, vì ở cuối nhiệm kỳ VI của VFF, ông Lê Hùng Dũng tiếng là PCT tài chính nhưng cũng đăng đàn nói và quyết hàng loạt vấn đề chuyên môn. Chẳng nhẽ lại bảo: Ông phó tài chính can thiệp chuyên môn đã trở thành truyền thống ở VFF?

Người ta bảo, mang HLV Miura đến Việt Nam là quyết sách chủ yếu của Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng. Người ta cũng bảo, kể từ khi lứa U.19 của những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… vốn là “con đẻ” của ông Đức không được đại diện cho BĐVN tham dự SEA Games 28 thì khoảng cách giữa ông Dũng và ông Đức ngày một xa dần. Vậy thì, với việc đăng đàn kịch liệt chê bai, phê phán ông Miura, phải chăng người mà ông Đức nhắm tới lúc này không chỉ là Miura? Và nếu đúng thế, thời gian tới đây rồi sẽ còn nhiều màn chê đi chê lại, chê tái chê hồi?

Giữa cái chê của một HLV – một nhà chuyên môn đơn thuần với cái chê của một quan chức VFF – một người nổi tiếng là “ăn to nói lớn” có rất nhiều sự khác biệt về động cơ, tính chất.

Giữa cơn mưa chê bai liên tiếp ấy chợt thấy nhiệm kỳ VII VFF – cái nhiệm kỳ từng khởi đi với rất nhiều hứa hẹn – đến lúc này cứ như… loạn trường đua.

PHAN ĐĂNG

Những phát ngôn “văng miệng” của PCT VFF Đoàn Nguyên Đức: Vì sao bầu Đức “nổ”?

“Đời thừa”

Kể từ ngày 25/03/2014 khi nhận chức Phó Chủ tịch phụ trách tài chính ở VFF đến nay, vai trò và nhiệm vụ của bầu Đức rất mờ nhạt. Ông gần như “im hơi lặng tiếng” và không hiện diện trong các việc hệ trọng của VFF. Trong các cuộc “họp nóng”, “họp nguội” lớn bé của VFF, người ta rất ít khi thấy sự xuất hiện của bầu Đức. Có cảm giác như chức danh Phó Chủ tịch tài chính là “hữu danh vô thực” và bản thân ông Đức là người thừa trong bộ máy vận hành của VFF.

Vì sao bầu Đức “nổ”?

Tất cả những hợp đồng kinh tế lớn nhỏ hay kêu gọi tài trợ ở VFF, được hiểu như là nhiệm vụ chính của bầu Đức. Tuy nhiên, có người ở VFF lại không nghĩ như vậy. Trong lúc trà dư tửu hậu một người nói: “Ông ấy là người có tiền và có quyền lực trong giới kinh doanh như thế nào thì không biết nhưng ở VFF thì chưa thấy kiếm về được đồng nào”.

Cũng trong thời gian đó, với HA.GL mà lực lượng là nguyên lứa cầu thủ Học viện HA.GL Arsenal JMG lên đá V.League, bầu Đức lại mang về khá nhiều hợp đồng tài trợ cho HA.GL. Bên cạnh đó là những hình ảnh cùng những phát ngôn liên tiếp gắn với HA.GL, với lứa Công Phượng…. Trong khi đó, mỗi khi nói đến VFF, VPF thì bầu Đức lại luôn gán ghép với những phát biểu theo hướng tiêu cực.

Có lần, bầu Đức đã lý giải về sự bất cập giữa việc công và việc tư ở VFF với CLB: “Khi nào VFF khó khăn về nguồn tài chính thì lúc đó tôi sẽ ra tay mạnh mẽ, còn bây giờ chưa đến nỗi. Đương nhiên, dưới tôi có những trợ lý làm việc rất tốt, tôi chỉ đạo là được rồi, không cần phải ra tay. Khi lâm vào cảnh khó khăn, tôi vẫn tìm nhà tài trợ, làm tất cả mọi thứ đều được hết. Nói chung ở VFF về mảng vận động tài chính là tôi đã làm tốt” (Thời điểm tháng 5/2015).

Nhiều ý kiến cho rằng, bầu Đức không mặn mà với VFF và chỉ nhận lời làm Phó Chủ tịch vì “nể bạn”, ý kiến khác lại nói bầu Đức đang “dỗi” VFF, khi những việc mà mình phụ trách và nắm quyền lại không có tiếng nói quyết định.

Đơn cử như việc thuê và trả lương cho HLV Miura, bầu Đức cũng không biết tiền ở đâu và VFF trả là bao nhiêu.

Rồi gần đây, đến thương vụ mời Man City sang du đấu, những thứ liên quan đến tài chính, ông Đức cũng như bị…” mù”, vì không biết và không ai báo cáo.

Hay bị lãng quên?

Sau khi Đại hội khóa VII chính thức ra mắt vào tháng 3/2014 đến nay, VFF mới chính thức có cuộc họp quan trọng của Thường trực VFF diễn ra vào tháng 5/2015. Tuy nhiên, bầu Đức cáo bận vắng mặt. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy, khi câu chuyện ở đây là sự tôn trọng và cái tôi.Café 24h: Ai dám chống lại nghị quyết của VFF?

Đang là đương kim Phó Chủ tịch phụ trách tài chính và là người có tiếng nói quyết định gần như lớn nhất trong vấn đề tài chính, kinh tế ở VFF nhưng như đã đề cập ở trên, bầu Đức gần như “tàng hình” ở VFF. Một số người đồng cấp, cấp trên, cấp dưới đều không còn coi ông là người trong tổ chức. Họ tự làm tự quyết,  không cần đến ông Phó Chủ tịch tài chính.

Gọi là xin ý kiến hoặc họp hành để đưa ra những định hướng, quyết định nhưng cũng thật lạ khi thành phần tham dự cũng chỉ từ 3 đến 4 người trong một nhóm quyết hết. Vậy nên, mang tiếng là Phó Chủ tịch VFF nhưng đến ngay cả “trong nhà mình”, bầu Đức cũng chẳng biết nên đi “cửa” nào để vào.

Và ngay cả bầu Đức cũng phải úp mở để nói lên điều này: “Mâu thuẫn thì không nhưng việc siết chặt tay để cùng làm việc có thể chưa được như ý”.

Cũng vì thế những người biết việc ở VFF hiện tại, họ nói rằng, không phải vô cớ bầu Đức lại “nổ” như vậy đâu. Bởi mọi thứ đều có nguyên do cả và có vẻ như, đến chính bầu Đức cũng đang “bó tay”…

Trúc An

“Đừng có dại mà nổ, không ai dại đi lấy “một đội bóng” (ĐTQG) để đối đầu với cả nền bóng đá (như Thái Lan) cả. Nếu có tiền, có tiềm lực hãy tìm và hỗ trợ các trung tâm bóng đá cộng đồng, bóng đá học đường, bóng đá trẻ…”.

Ý kiến của một người hâm mộ.

Café 24h: Ai dám chống lại nghị quyết của VFF?

Nhà báo Phan Đăng: Văn hóa chê!

Tiền vệ Hoàng Thịnh: “Thầy Miura xứng đáng được trân trọng”

Tôi xin dẫn chứng: Nghị quyết của VFF là xây dựng Đội tuyển U.23 với thành phần nòng cốt là cầu thủ xuất thân từ Học viện HA.GL Arsenal JMG. Đội tuyển này sẽ dự SEA Games 2015 với mục tiêu cọ xát, nâng cao trình độ, kinh nghiệm trận mạc để 2 năm sau đó phải giành cho được HCV SEA Games. Nào ngờ khi HLV Miura đến, mọi chuyện xáo tung hết lên. HLV Miura độc đoán trong việc chọn cầu thủ bằng tiêu chí to cao, khỏe khoắn và xem nhẹ yếu tố kỹ thuật, lối chơi bóng nhỏ của các cầu thủ Việt Nam. Tôi thật sự nản lòng khi nghị quyết của VFF bị phớt lờ bởi chính các nhà chuyên môn”.

Café 24h: Ai dám chống lại nghị quyết của VFF?Chưa bàn đến đến chuyện HLV Miura giỏi hay không giỏi, đúng hay không đúng trong suốt quá trình dẫn dắt Đội tuyển, xem ra bản thân tại VFF đã có những nhân vật chống lại nghị quyết của VFF.

Nghị quyết là ý chí của cả một tập thể, như kim chỉ nam hành động trong một giai đoạn nhất định. Nghị quyết cũng là sợi dây để tất cả cùng hành động và hướng đến mục đích. Chống lại hay phớt lờ nghị quyết vừa là cản trở tập thể, cần phải loại trừ.

Nghị quyết của VFF là đầu tư cho lứa U.19 để đoạt HCV SEA Games năm 2017 đã không được thực hiện. Vì sao?

Đầu tiên có thể là triết lý bóng đá của Miura và cách HLV này gọi cầu thủ lên Tuyển. Thông thường, HLV trưởng có toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, cơ chế đặc thù của BĐVN là bản danh sách ĐTQG hay U.23 QG chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của bộ phận chuyên môn cao nhất của VFF và Tổng cục TDTT.

Tại sao khi HLV Miura đưa ra danh sách, không thấy bộ phận nào phản biện và “nắn” thực hiện đúng nghị quyết của VFF?

Câu hỏi về bộ phận chuyên môn VFF là rất lớn khi Phòng các ĐTQG chẳng khác cái “chỗ trọ” cho những “chuyên gia” của VFF: Thích thì xin vào ngồi, không thích thì xin xuống CLB làm HLV. Hội đồng HLVQG chỉ tồn tại cho có và ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch Hội đồng này đồng thời là PCT VFF phụ trách chuyên môn gần nhất “mất tích” trong việc định hướng kế hoạch Đội tuyển và đặc biệt, phải là đầu mối để các bộ phận chức năng thực hiện nghị quyết của VFF.

HLV Miura chỉ là người thực hiện. Hay nói một cách phũ phàng là dù gì cũng chỉ là HLV làm thuê, làm tốt thì lương cao, thưởng và làm không tốt thì xé hợp đồng…

HLV Miura không phải là mấu chốt của vấn đề. Tìm ra ai đang chống lại, không thực hiện đúng nghị quyết của VFF, đó mới là điều cần làm lúc này?

Song An

Những phát ngôn “văng miệng” của PCT VFF Đoàn Nguyên Đức: Vì sao bầu Đức “nổ”?

Có tích kể rằng, đời Hậu Hán (25-250) có người tên là Hoàng Cảnh, theo học đạo tiên với một đạo sĩ. Một hôm, đạo sĩ bảo Cảnh: “Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao may ra tránh khỏi tai nạn”. Cảnh làm theo, lúc về nhà trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị chết hết.

Người Trung Quốc coi ngày Trùng Cửu là ngày may mắn.

Còn đối với NHM Việt Nam thì ngày Trùng Cửu, tức là đúng ngày 09/09 năm ngoái, họ cũng cảm thấy thật may mắn và tràn đầy hy vọng.

Ngày 09/09/2014 trên sân Mỹ Đình, dàn cầu thủ U.19 VN gồm Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường đã có trận đấu quá xuất sắc trước U.19 Nhật Bản. Dù thua 2-3 chung cuộc nhưng với NHM, tỷ số không phải là điều quan trọng mà là cách chơi, bản lĩnh, cách nhập cuộc trận đấu với một đối thủ mạnh.

Đó mới là hiện thân của khái niệm thua về tỷ số nhưng thắng trong lòng NHM.

Một năm sau, kỷ niệm cho ngày Trùng Cửu 2015, chúng ta cũng may mắn, quá may mắn trong trận đấu với Đài Loan (Trung Quốc) nhưng khái niệm về bóng đá thì khác hẳn: Thắng về tỷ số nhưng thua đậm trong lòng NHM.

Ngày Trùng Cửu

Một năm trước, chúng ta đầy hài lòng về một trận thua và nhìn về tương lai rất tươi sáng. Bây giờ thì không ít người phẫn nộ về một trận thắng và tương lai ĐTVN rất mịt mờ.

Một bình luận rất hài hước về thầy trò HLV Miura sau trận hôm qua:  “Tuyển Việt Nam chỉ có 1-2 có cầu thủ đá dở, số còn lại là cực kỳ dở”.

Chỉ chừng ấy đủ vắn tắt về một trận thắng của BĐVN.

Trong khi BĐVN đang loay hoay tìm cách đuổi theo Thái Lan thì dường như chúng ta đang quên mất một điều quan trọng là để đuổi theo một đối thủ mạnh, ta phải chống tụt hậu trước. Không thể chạy với tốc độ cao khi chân phải đạp xuống… bùn.

Hoặc là chúng ta đang tụt, hoặc là các đối thủ yếu hơn đang phả hơi nóng vào gáy thầy trò Miura.

Đã có người đặt những dấu hỏi lớn về ông thầy người Nhật. Triết lý của ông Miura không tồi nhưng chưa chắc đã phù hợp với bóng đá và tư duy kiểu Việt Nam.

Giống như câu chuyện đồ nội địa Nhật phù hợp với điện thế 100 vôn trong khi chúng ta dùng 220 vôn. Điều dễ thấy là thiết bị ấy dù hiện đại đến đâu cũng cháy.

Có vẻ như bây giờ, ông Miura vẫn chưa tìm thấy cái ổn áp cho mình. Ngày 09/09, hy vọng may mắn đến với ông, khi đội tuyển trở về.

Song An

Vòng loại WC 2018, Đài Loan (TQ) 1-2 Việt Nam: May hơn khôn

Trong phòng họp báo trước trận đấu vào hôm qua ngày 07/09, ông Miura có phân tích rất nhiều những điểm mạnh yếu của Đài Loan (Trung Quốc) cũng như ĐTVN.

Thuyền trưởng ĐTVN nói: “Dù chỉ có thời gian chuẩn bị khoảng 1 tuần cho trận đấu nhưng tôi tin vào các cầu thủ của mình, khi họ đang đạt phong độ cao và đã hiểu ý đồ của BHL. Còn đối với đội chủ nhà, điểm mạnh của họ là chơi mạnh mẽ, quyết liệt, không ngại va chạm. Cuộc so tài ngày mai sẽ không dễ dàng đối với ĐTVN”.

Đề phòng củi lửa...

Với những gì ông thầy người Nhật chia sẻ, có vẻ như đối thủ của ĐTVN vào tối nay chắc chắn sẽ là vật cản khó. Thế nhưng, nếu tìm hiểu đối thủ và nhìn vào thành tích đối đầu trong quá khứ giữa hai đội, ông Miura có vẻ như đang thiếu tự tin thật.

Đài Loan (Trung Quốc) chưa từng thắng ĐTVN ở các giải đấu chính thức gần đây hay ngay cả tại VL World Cup 2018, họ cũng khá chật vật mới có thể vượt qua Brunei (thua 0-1 trên sân nhà và thắng 2-0 trên sân đối phương). Thêm nữa, trong 2 trận đấu đầu tiên tại sân chơi này, đối thủ này thua Thái Lan 0-2 và thất bại 1-5 trước Iraq. Chưa hết, ở lần tập trung này, trong 23 cầu thủ mà HLV Chen Kuei-jen triệu tập phần lớn đều đang chơi các đội bán chuyên trong nước và vẫn đang là sinh viên.

Thiếu tự tin khi đề cập đến trận đấu nhưng với ĐTVN nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn phải thắng và ông Miura vẫn khẳng định: “Chúng tôi cần phải giành chiến thắng để duy trì cơ hội của mình. Dù biết sẽ không dễ dàng khi thi đấu tại sân khách nhưng ĐTVN sẽ nỗ lực hết mình để có được 3 điểm”.

TRÚC AN

Những diễn biến tâm lý và các động thái gần đây cho thấy, có vẻ như ông thầy người Nhật đang bị áp lực trước sức ép về mặt thành tích mà ĐTVN đang phải đối diện ở VL World Cup 2018. 2 lần dừng chân ở bán kết tại AFF Cup 2014 và SEA Games 28, HLV Miura đặt rất nhiều kỳ vọng sẽ giúp ĐTVN tiến xa ở VL World Cup 2018, trong đó mục tiêu tối quan trọng là giành vé tham dự VCK Asian Cup 2019 như là “chìa khoá”.

Đài Loan - Việt Nam: Canh bạc của ông Miura

Thế nhưng, thất bại với tỷ số 0-1 trong ngày ra quân trước Thái Lan và việc Iraq thể hiện sức mạnh vượt trội, cơ hội để ĐTVN hiện thực hóa mục tiêu là điều không phải dễ dàng. Không những vậy, khi lên danh sách triệu tập chuẩn bị cho chuyến làm khách trước Đài Loan (Trung Quốc), HLV Miura vấp phải rất nhiều sự phản đối cho rằng, ông đã bỏ qua hàng loạt những cầu thủ có phong độ tốt như Trọng Hoàng, Thanh Trung, Văn Thắng, Anh Đức… để tin dùng những học trò đã từng làm việc, sát cánh với mình suốt một thời gian dài.

Nhà cầm quân người Nhật khẳng định, đây là đợt tập trung ngắn ngày nên những cầu thủ được chọn lựa phải phù hợp và hiểu triết lý bóng đá mà ông theo đuổi. Quyết định đi “ngược lại với dư luận” cũng đồng nghĩa, ông Miura chấp nhận đương đầu với thử thách và là người chịu trách nhiệm cao nhất về vấn đề chuyên môn, thành tích của ĐTVN.

Sức ép từ nhiều phía và gánh nặng thành tích khiến thuyền trưởng của ĐTVN đang gặp đôi chút vấn đề về tâm lý. Từ việc thể hiện sự bức xúc khi chỉ trích về điều kiện sân bãi tập luyện của ĐTVN, HLV Miura còn “cấm cửa” các học trò tiếp xúc với truyền thông nếu chưa được phép. Sự căng thẳng của ông thầy người Nhật vô tình khiến cho bầu không khí ở ĐTVN trở lên ngột ngạt, ảnh hưởng đến tinh thần của toàn đội, khi làm gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”.

Trong những chia sẻ gần đây với các học trò, HLV Miura yêu cầu toàn đội phải tập trung cao độ cho trận đấu có tính chất rất quan trọng với Đài Loan (Trung Quốc). Bởi nếu muốn duy trì cơ hội để lọt vào VCK Asian Cup 2019, ĐTVN buộc phải có 3 điểm.

“ĐTVN không có nhiều thời gian chuẩn bị nhưng trong đội hình hiện tại là những cầu thủ có phong độ tốt, hiểu rõ được triết lý bóng đá mà tôi đã xây dựng suốt hơn 1 năm qua. ĐTVN đã có sự khởi đầu không như ý khi thua Thái Lan nên cần phải có được chiến thắng để duy trì mục tiêu. Sẽ là một trận đấu khó khăn khi phải làm khách nhưng ĐTVN sẽ nỗ lực để lấy 3 điểm…”. , ông Miura khẳng định quyết tâm.

Phương Anh 

Sau 2 trận thắng được 6 điểm, Thái Lan hiện dẫn đầu bảng F và vị trí thứ 2 thuộc về Iraq. Nếu có được 3 điểm trước Đài Loan (Trung Quốc), thầy trò Miura sẽ rút ngắn cách biệt với 2 đối thủ phía trên, khi ở lượt trận này, Iraq và Thái Lan đối đầu. 

Ngay buổi tập chính thức đầu tiên của ĐTVN trước ngày lên đường gặp Đài Loan (Trung Quốc), HLV Miura đã lộ rõ vẻ thất vọng về vấn đề mặt sân cỏ tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF – nơi các tuyển thủ Việt Nam tập luyện. Ông không hài lòng với mặt sân không được chăm sóc tốt lại không có đường kẻ để cầu thủ có cảm giác như thi đấu trên mặt sân có phân định ranh giới trong và ngoài sân.

Khi ông Miura bắt đầu biết chê

Nỗi bực bội ngay trong buổi tập chính thức đầu tiên đã làm ông nhớ đến câu chuyện về chất lượng mặt sân ở các nước Đông Nam Á mà điển hình là Việt Nam, nơi ông phải đi qua nhiều sân cỏ tổ chức V.League để tìm tài năng cho đội tuyển. Ông phàn nàn tình trạng chung ở Đông Nam Á mà điền hình là Việt Nam không hiểu vì lý do gì mà các CLB đã không chuẩn bị cho một mặt sân thi đấu đủ chuẩn. Đồng thời ông Miura cũng đưa ra một ví von hết sức ngộ nghĩnh đó là: “Sân bãi như ở Việt Nam thì đến Messi có đến thi đấu cũng không thể hay được, do bị ảnh hưởng bởi mặt sân không đảm bảo cho cầu thủ như Messi có thể phát huy…”.

Từ đó ông Miura cũng phủ nhận luôn cách lập luận của giới chuyên môn khi đánh giá về đối thủ Đài Loan (Trung Quốc). Ông nói mình đã theo dõi đối thủ thi đấu với Thái Lan và khẳng định Đài Loan (Trung Quốc) không yếu như mọi người nhận xét. Từ đó ông đưa ra nhận định trận đấu đêm mai trên sân của Đài Loan (Trung Quốc) sẽ là trận đấu rất khó chứ không phải là cuộc dạo chơi của các tuyển thủ Việt Nam.

Giới chuyên môn và truyền thông lâu nay vẫn đánh giá đội Đài Loan (Trung Quốc) qua những kết quả từ lịch sử cho thấy họ không phải là đối thủ lớn bởi họ thường thua các ĐTVN và thậm chí là thua rất đậm.

Đúng là các trận đối đầu Đài Loan (Trung Quốc) thi đấu rất chân phương và thiếu nhiều thứ. Tuy nhiên, ông Miura lại không nhìn nhận điều đấy qua cách vận hành của họ trong trận thua Thái Lan. Đó là một lối chơi năng nổ dựa trên các cầu thủ có thể hình đẹp và tự tin khi đối đầu với Thái Lan dù là thua.

Phần khen của ông Miura dành cho đối thủ trước lúc bóng lăn và phần trách cứ bộ phận chuẩn bị sân bãi của VFF đã cho thấy ông Miura không vui trong cuộc chuẩn bị đối đầu này bởi thầy trò ông đã không nhận đươc những điều kiện chuẩn bị tốt nhất.

Xét cho cùng thì đến giờ mà ông Miura mới nhận ra và mới biết chê thì cũng là hơi muộn. Và cũng hay cho ông thầy người Nhật Bản ở chỗ ông cũng đã bắt đầu biết liệu cơm gắp mắm, biết tập làm quen và thích nghi với những điều kiện chưa tốt.

Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến việc ông đã bắt đầu biết phàn nàn với truyền thông như cần tìm đến một sự đồng cảm mà hình như chỉ có truyền thông mới hiểu và mới chia sẻ được cùng ông.
Không biết với chuyện biết chê và bực mình đấy có ảnh hưởng đến “tuổi thọ” của ông Miura.

Nguyễn Nguyên

Trắng tay ở 2 giải đấu quan trọng nhất trong nhiệm kỳ 3 năm (2014-2016) là AFF Cup 2014 và SEA Games 2015, ông thầy người Nhật đang làm tất cả để gỡ lại thể diện của mình với mục tiêu lớn ở VL World Cup 2018, cụ thể là lấy vé dự VCK Asian Cup 2019. Thế nhưng có vẻ như những con tính của ông thầy người Nhật không thực sự khả quan, khi bại trận ngay vòng đấu đầu tiên trước Thái Lan và rồi Indonesia bị FIFA cấm thi đấu khiến ĐTVN bị mất đi một cơ hội lấy điểm.

Khi ông Miura không vui…Hôm qua (05/09), ngay khi đặt chân đến sân bay Taoyuan, sau khi gặp gỡ kiều bào và CĐV tại đây, toàn đội di chuyển về khách sạn và chỉ nghỉ hơn 2 giờ trước khi bị lùa ra sân tập. “Đây là cuộc đọ sức tầm vóc châu Á nên tôi phải đòi hỏi cầu thủ của mình có thể lực và tập trung tốt nhất. Theo tôi thì họ không phải đội bóng dễ bị đánh bại, khi chơi không tệ trước Thái Lan, Iraq”, ông Miura chia sẻ.

Tại VL World Cup 2018, ĐTVN ra quân thua 0-1 Thái Lan, đối thủ đang dẫn đầu bảng với 6 điểm và vị trí thứ 2 thuộc về Iraq. Nếu muốn duy trì cơ hội lọt vào VCK Asian Cup 2019, thầy trò ông Miura phải có 3 điểm trước Đài Loan (Trung Quốc).

TRÚC AN

SLNA: Một cuộc “cách mạng”?

Trưởng đoàn Nguyễn Tấn Anh cho biết như vậy và phủ nhận thông tin đội bóng phố Núi can thiệp xin cho cầu thủ không lên Tuyển để tập trung cho mục tiêu trụ hạng.

Hôm qua, bản danh sách 23 cầu thủ được HLV Miura điền tên sơ bộ đã bị rò rỉ trước ngày công bố. Theo đó, nhà cầm quân người Nhật không triệu tập bất kỳ cầu thủ HA.GL nào cho chuyến làm khách trước Đài Loan tại VL World Cup 2018 vào ngày 08/09 tới đây.

Danh sách ĐTVN chuẩn bị VL World Cup 2018: Vì sao quân bầu Đức không có tên?Do quỹ thời gian chuẩn bị cho trận đấu khoảng 1 tuần nên HLV Miura tập trung chủ yếu với những gương mặt từng nhiều lần làm việc chung, dựa trên phong độ hiện tại. Những cầu thủ đã khẳng định được tên tuổi như Thành Lương, Văn Quyết, Ngọc Hải, Hoàng Thịnh, Phi Sơn, Mạc Hồng Quân, Công Vinh, Trọng Hoàng, Xuân Thành… có mặt. Ngoài 23 cầu thủ chính thức, có 7 cầu thủ ở danh sách dự bị, trong đó có tên Công Phượng.

Theo kế hoạch, ĐTVN sẽ tập trung tại Hà Nội vào tối ngày 02/09. ĐTVN nằm ở bảng F, sau khi Indonesia bị FIFA áp dụng lệnh cấm thi đấu quốc tế, hiện tại còn 4 đội là Thái Lan, Iraq, Việt Nam và Đài Loan. Hiện tại, ĐTVN thi đấu được 1 trận (thua Thái Lan 0-1).

THANH BA

Danh sách sơ bộ 23 cầu thủ

Thủ môn: Nguyên Mạnh, Vĩnh Lợi.

Hậu vệ: Xuân Thành, Ngọc Hải, Thanh Hiền, Đinh Tiến Thành, Chí Công.

Tiền vệ: Trọng Hoàng, Mai Tiến Thành, Hoàng Thịnh, Duy Mạnh, Huy Hùng, Huy Toàn, Thành Lương.

Tiền đạo: Công Vinh, Mạc Hồng Quân, Văn Quyết, Đình Tùng, Phi Sơn.

Nhóm cầu thủ dự bị: Mạnh Hùng, Vũ Minh Tuấn, Văn Biển, Michal Nguyễn, Tấn Tài, Đặng Văn Robert, Công Phượng.

Những chuyện chỉ có ở V.League: Doping tiền, áo giáp & chống trộm

Nếu là chuyện của phong độ, việc “ngôi sao” Công Phượng không được gọi là xứng đáng, với những gì tiền đạo này thể hiện ở V.League. Nhưng nếu đơn giản là chuyên môn, rất khó thuyết phục nếu HLV Miura không chọn Tiến Dũng hay Tuấn Anh – cầu thủ chơi rất hay thời gian gần đây và thật sự xứng đáng.

Anh HLV Miurra - Cong Phuong

Là phong độ, vậy tại sao Công Phượng có mặt khi ĐTVN đá giao hữu với Man City, dù cũng tịt ngòi và “lặn mất tăm” trong màu áo HA.GL, trong khi 2 chân sút nội ghi bàn nhiều nhất là Văn Thắng, Đình Tùng không có chỗ? Phải chăng, đá với Man City là “ăn cỗ” và việc lên Tuyển là “quà” còn làm nhiệm vụ ở VL World Cup thì khác?

Và phong độ, lý giải sao về trường hợp Quang Hải, tiền đạo trước đó từng được gọi lên theo diện “chữa cháy” khi cần, đang chơi thăng hoa?

Ở đây, có một câu hỏi được đặt ra: Liệu có hay không sự can thiệp, khi HA.GL đang gồng lên lo trụ hạng và muốn tập trung những gì tốt nhất để bằng mọi giá phải ở lại V.League? Có hay không sự đặc cách cho đội bóng của bầu Đức và bản danh sách do ông Miura ký tên bị chi phối bởi bàn tay, tính toán nào đó?

Thực ra, cũng không đến mức to tát hay nghiêm trọng hoá vấn đề đến thế, dù nó là chuyện công bằng hay những giá trị, nguyên tắc cần tôn trọng tuyệt đối với ĐTQG. Và lên hay không lên ở một trận đấu, không phải chuyện của cá nhân Công Phượng hay cầu thủ HA.GL mà ở đây, vấn đề phải là màu áo ĐTVN và cách mà người ta lâu nay vẫn ứng xử.

Tự bản thân các cầu thủ được gọi hay “được” không phải gọi, họ sẽ nghĩ gì trong đầu và tác động từ trong ý thức ra sao? Rồi những vấn đề tưởng như rất nhỏ nhặt như thế, như cái lắc đầu ngao ngán đầy bức xúc ở đợt tập trung đá với Man City của nhiều cầu thủ khi được cho mua mỗi người 2 cặp vé hạng 2, hạng 3 rồi khi ế vé thì “tháo khoán” cho các tuyển thủ, nên nhìn nhận như thế nào khi lâu nay người ta cứ rao giảng những thứ to tát như màu cờ sắc áo, danh dự và trách nhiệm?

Chợt nhớ tới uất hận của những cầu thủ bị người đứng đầu nền bóng đá cho vào “danh sách đen” và “cấm cửa” lên Tuyển, đến câu chuyện hậu thất bại AFF Cup 2014 rồi cả những tuyên bố, những bài giảng về đạo đức… cùng một tiêu chí nghề nghiệp vô cùng đặc biệt mà lâu nay cầu thủ Việt Nam vẫn ý thức sâu sắc:

“Cầu thủ không phải những thằng mất dạy…”!

ĐỘC PHONG

Những chuyện chỉ có ở V.League: Doping tiền, áo giáp & chống trộm

Screen Shot 2015-08-30 at 22.18.48

Phải đến ngày 1/9 bản danh sách tập trung ĐTQG tập trung chuẩn bị cho trận đấu với Đài Loan ở VL World Cup 2018 mới chính thức được công bố. Thế nhưng ngay khi vừa rỏ rỉ bản danh sách sơ bộ, với việc thiếu vắng hàng loạt những gương mặt đáng chú ý, trong đó Công Phượng là ngôi sao được chờ đợi nhất đã gây ra những tranh cãi của giới chuyên môn, dư luận.

AZ1A8407

Vốn là một người đam mê, dành rất nhiều tình cảm cho bóng đá, cho ĐTVN, ca sỹ Tuấn Hưng cũng đã đưa ra những quan điểm của mình xung quanh bản danh sách triệu tập lần này của HLV Miura. Nam ca sỹ gốc Hà Nội bày tỏ: “Có nhiều lần gật đầu ủng hộ Miura nhưng lần này thì không. Công Phượng không có tên trong danh sách ĐTQG đó là điều ngạc nhiên với cá nhân tôi. Thành thật mà nói: thời điểm này khó mà tìm được một số 10 đích thực. Nhất là trong bối cảnh V.League đang chơi với chiến thuật 8-2 (siêu phòng ngự phản công), những cầu thủ như Công Phượng sẽ lại càng có ít đất để diễn. Thế nhưng khi lên tuyển thì khác, gặp các đội bóng khác đến từ nước khác sẽ khác, Công Phượng luôn tỏ ra nguy hiểm và ít nhất là tròn vai. Cái cách mà HLV trưởng Việt Nam đó là nhìn vào phong độ thực tế của cầu thủ đó để gọi thì không hoàn toàn chính xác. Khi toàn thể đội HAGL không có được phong độ tốt nhất thì Công Phượng khó lòng hay được. Nhưng nếu đưa cậu đó được chơi quanh các siêu vệ tinh như Phi Sơn, Minh Tuấn, Văn Toàn, Huy Toàn khác ngay. Tôi vắt tay lên trán mơ ước một bộ khung sẽ được HLV Miura tạo ra ổn định nhất, gắn kết nhất. Và đương nhiên cách gọi người thời điểm này tôi thấy rất lạ”.

TÚ PHẠM

Danh sách sơ bộ 23 cầu thủ

Thủ môn: Nguyên Mạnh, Vĩnh Lợi.

Hậu vệ: Xuân Thành, Ngọc Hải, Thanh Hiền, Đinh Tiến Thành, Chí Công.

Tiền vệ: Trọng Hoàng, Mai Tiến Thành, Hoàng Thịnh, Duy Mạnh, Huy Hùng, Huy Toàn, Thành Lương.

Tiền đạo: Công Vinh, Mạc Hồng Quân, Văn Quyết, Đình Tùng, Phi Sơn.

Nhóm cầu thủ dự bị: Mạnh Hùng, Vũ Minh Tuấn, Văn Biển, Michal Nguyễn, Tấn Tài, Đặng Văn Robert, Công Phượng.

Trước trận đấu, ĐT.LA hô hào và khẳng định chơi hết mình để xóa bỏ những hoài nghi về việc cứu XSKT.Cần Thơ đang trong cơn khốn đốn. Thế nhưng, các học trò của HLV Ngô Quang Sang chơi như thể những người mới vừa khỏi bệnh.

Ông Miura nghĩ gì?

Nhật Tân, một cầu thủ dày dạn kinh nghiệm ở hàng phòng ngự và là mắt xích quan trọng bậc nhất trong chuỗi thành công của Gạch thời gian qua, chơi bóng như thể mới học việc. Ít dâng cao hỗ trợ tấn công như mọi khi, có bóng trong chân thì liên tục chuyền hỏng, hoặc không thì cũng đặt đồng đội vào thế khó với những quả chuyền theo kiểu “ném bom”. Chán nản hơn, khi mất bóng và bị tấn công thì chẳng màng tham gia phòng ngự với đồng đội, thậm chí là đi bộ lững thững trên sân.

Nhưng hôm qua hàng phòng ngự của chủ nhà chơi “bèo bọt” không chỉ mỗi mình Nhật Tân, mà ở đó còn có cả Thanh Cường, Chí Công. Điển hình như 2 bàn thua chóng vánh ở đầu hiệp 2, với những lỗi không thể chấp nhận được như những cầu thủ dạy dạn kinh nghiệm như Chí Công.

Bàn đầu tiên là Thanh Cường “đốt nhà” để Văn Thắng phá việt vị sút dễ mở tỷ số, trong khi bàn thứ hai thì chẳng hiểu sao một cầu thủ đầy sức mạnh, luôn kèm người sát rạt như Chí Công lại dễ dàng để cho Wasiu đè rồi xoay người tự do sút tung lưới.

Ông Miura nghĩ gì?

Hàng phòng ngự chơi như thể “quà biếu” nhưng hàng công cũng chẳng khá hơn, khi tự gây khó khăn cho mình với việc có bóng là tự “đâm đầu vào tường” và chuyền bóng theo kiểu cho xong nhiệm vụ. Nói không quá, nguyên hàng công hôm qua của Gạch chỉ mỗi mình tiền đạo Diabate là người chơi bóng. Thế nên dù chân sút người Mali ghi bàn rút ngắn tỷ số ở phút 78, đội hình dâng cao, tốc độ trận đấu được đẩy lên hết cỡ nhưng người ta vẫn không hy vọng Gạch sẽ lật ngược thế cờ.

Lý giải thất bại, HLV Ngô Quang Sang cho biết do lực lượng mỏng, thời tiết nóng bức dẫn đến nhiều cầu thủ vốn lớn tuổi xuống sức nhanh, dẫn đến chơi không được tốt chứ không thừa nhận các học trò chơi dưới sức mình.

Song, có lẽ đó chỉ là cách bao biện của ông thầy họ Ngô, chứ thực tế trên sân hôm qua ai cũng thấy một ĐT.LA nhợt nhạt, thậm chí là bạc nhược. Điều mà chính HLV Nguyễn Thanh Danh của XSKT.CT cũng phải thốt lên trong phòng họp báo là “hôm nay tôi thấy tư tưởng nơi cầu thủ ĐT.LA có vấn đề…”.

ĐẮC MINH

ĐỘI HÌNH THI ĐẤU

ĐT.LA: Quốc Cường; Nhật Tân, Chí Công, Thanh Cường, Phước Thọ; Thanh Hải, Lima (Phan Tấn Tài), Huỳnh Tấn Tài (Thanh An), Tài Lộc (Hoài Nam); Diabate, Tài Em.

XSKT.CT: Bửu Ngọc; Sỹ Nam, Tiến Thành, Văn Quân (Văn Khánh), Ngọc Mạnh; Tấn Hùng, Duy Thanh (Nguyễn Robgers), Thanh Tùng, Công Thảo (Oseni); Wasiu, Văn Thắng.

Tiền đạo Công Phượng chỉ được đăng ký trong danh sách dự bị nhưng HLV Miura không sử dụng cầu thủ này 1 phút nào trên sân, trong phòng họp báo nhà cầm quân người Nhật đã từ chối thẳng thắn những câu hỏi liên quan đến cầu thủ gốc xứ Nghệ.

Anh HLV Miura

Công Phượng đã có phong độ khá tốt và là người đang sở hữu số bàn thắng nhiều nhất của U.23 VN với 3 bàn, tuy nhiên trong trận đấu với U.23 Đông Timor, HLV Miura đã không tung tiền đạo của HA.GL vào sân. Trước vấn đề này, nhiều phóng viên đã tò mò và đặt câu hỏi, tuy nhiên ông thầy người Nhật đã tỏ ra “nóng mặt” và từ chối trả lời.

Sau chiến thắng 4-0 trước U.23 Đông Timor, thầy trò HLV Miura đã chính thức có mặt tại bán kết trước một vòng đấu và ông thầy người Nhật tỏ ra khá hài lòng với kết quả này. “Tôi rất hạnh phúc với những gì mà các học trò của tôi làm được, khi toàn đội  đã hoàn thành chỉ tiêu lọt vào bán kết. Tới đây chúng tôi sẽ nỗ lực thi đấu từng trận để có thể góp mặt trong trận chung kết SEA Games 28”, HLV Miura cho biết.

Ngày 10/6 tới đây U.23 VN sẽ có trận đấu thủ tục cuối cùng với U.23 Thái Lan và theo chia sẻ của HLV Miura, lúc này ông vẫn chưa quan tâm hay có phương án gì cho trận đấu.

TÚ NGUYỄN (từ Singapore)

Đầu tiên là ông Miura ở Olympic VN tại Asiad 17 và ĐTVN tại AFF Cup 2014. Tôi nhớ, trận chính thức đầu tiên cầm Olypmic VN “oánh” Iran, ông Miura khiến cả người Việt Nam lẫn người Iran phát sốc với một đội hình 4-4-2 được đẩy lên cao và một lối chơi tấn công nhanh, mạnh, giàu hiệu quả. Tôi cũng nhớ, trận chính thức đầu tiên cầm ĐTVN “oánh” Indonesia trên sân Mỹ Đình, ông Miura vẫn lặp lại đúng cái sơ đồ 4- 4-2 gắn liền với triết lý công thành dồn dập ấy. Nói rộng ra, toàn bộ Asaid 17 và AFF Cup 2014, khát vọng tấn công là một khát vọng có thật, một khát vọng bừng sáng dưới triều đại Miura.

4D

Thế mà sang đến vòng loại giải U.23 châu Á 2016, trận đấu đầu tiên ở vòng loại World Cup 2018 và nóng nhất, thời sự nhất là chiến trường SEA Games thì loại trừ những trận đấu với Macau (Trung Quốc), Lào hay Brunei quá yếu, lại xuất hiện một Miura thứ hai: một Miura phòng thủ. Ở giải đấu thứ nhất, U.23 VN của Miura ăn Malaysia 2-1 bằng tư tưởng phòng thủ, thua U.23 Nhật 0-2 bằng tư tưởng tử thủ. Ở giải đấu thứ hai, ĐTVN của Miura thua Thái Lan cũng bằng tử thủ nhưng lần này cấp độ “thủ” còn cao tới độ có nhiều thời điểm chúng ta chỉ biết lao vào chân đối thủ và… phá bóng. Và bây giờ, khi gặp lại U.23 Malaysia, rồi sắp tới sẽ gặp U.23 Thái ở SEA Games 28, một Miura phòng ngự – một Miura “ăn chắc mặc bền” là rất rõ.

4D1

Cái quái quỉ gì đã khiến chúng ta nhìn thấy 2 Miura trong một Miura như thế nhỉ? Cái quái quỉ gì đã tạo ra 2 Miura rất khác nhau đến mức này? Tôi lại nhớ, trong một cuộc trả lời độc quyền một đài truyền hình Nhật Bản, HLV Miura nhắc nhiều tới trận tứ kết Olypmic VN thua Olympic UAE rồi nhấn nhá: “Thoạt tiên tôi nghĩ chúng tôi có thể đá sòng phẳng với ngay cả các đội mạnh châu Á nhưng sau trận đấu này thì tôi nghĩ khác”.

pd

Nhà báo Phan Đăng.

Rồi tôi lại nhớ đến trận đại bại 2-4 của ĐTVN trước ĐT Malaysia tại bán kết lượt về AFF Cup 2014, đấy cũng là trận đấu chúng ta vào cuộc với tư tưởng đôi công. Có phải chính 2 trận thua với cùng tư tưởng đôi công mang tính bản lề ấy đã khiến Miura thay đổi nhận thức? Có phải từ trận đấu thứ nhất đến trận đấu thứ hai mà Miura càng lúc càng tin rằng: BĐVN không nên và không thể tấn công trước các đại diện Tây Á cũng như ngay cả với các đại diện Đông Nam Á có trình độ tương đương?

Nhận thức bao giờ cũng là một quá trình với những va đập sinh động và khắc nghiệt từ thực tế. Một ông thầy mới chỉ lần đầu cầm một ĐTQG, mới chỉ lần đầu đặt chân đến Việt Nam như Miura thì càng cần sự va đập sinh động và khắc nghiệt ấy để dần định hình một nhận thức chuẩn cho mình. Dĩ nhiên đấy là cái chuẩn trong nhân sinh quan của riêng ông, và cũng chẳng có gì bất ngờ nếu cái nhân sinh quan ấy khác biệt với nhân sinh quan người khác, thậm chí khác biệt với nhân sinh quan của số đông.

Vấn đề nằm ở chỗ, những người lèo lái nền bóng đá, đặc biệt là ông Chủ tịch VFF và bộ phận chuyên môn (phải dùng khái niệm “bộ phận chuyên môn” thay vì GĐKT vì chúng ta vẫn chưa có GĐKT) đang theo đuổi một nhân sinh quan như thế nào? Và trong cái nhân sinh quan ấy thì một Miura tấn công như ở Asiad 17 và AFF Cup 2014 hay một Miura phòng ngự, thậm chí là phòng ngự xấu xí như ở vòng loại World Cup 2018 và SEA Games 28 là thực sự phù hợp với chiến lược của mình?

Lạ thay, với một Miura thứ nhất, các quan VFF, trừ bầu Đức (hình như thế), vỗ tay khen, và với một Miura thứ hai, họ cũng vỗ tay khen. Chẳng nhẽ lại bảo nhân sinh quan của họ là một thứ nhân sinh quan mềm dẻo, thậm chí mềm dẻo tới độ tiệm cận tới trạng thái ba phải, không có quan điểm?

Chuyện về 2 ông Miura vì thế không chỉ liên quan trực tiếp đến ông Miura, mà còn liên quan đến việc định hướng chiến lược của một ĐTQG, một nền bóng đá. Và đấy là một vấn đề chúng ta còn phải trở lại một cách kỹ lưỡng sau SEA Games này, bất chấp việc U.23 VN có vô địch hay không…

PHAN ĐĂNG

Ngồi luận về chuyện U.23 VN tối nay đá với U.23 Malaysia, có người bạn nói rằng: “Chỉ mong ông Miura không đánh dấu thuyền tìm gươm”.

Sách cổ học tinh hoa có câu chuyện: “Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: “Gươm ta rơi ở chỗ này đây”. Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước tìm gươm.

Anh Miura_21

Sách cũng bàn rằng: “Thanh gươm rơi xuống sông thì ở ngay chỗ rơi. Nếu muốn tìm thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đợi đến lúc thuyền đỗ vào bến, mới lặn xuống bến tìm? Người tìm gươm này có khác nào như người đánh đàn sắt đem gắn cả ngựa lại, tưởng ngựa không di dịch được là các âm vận tự nhiên điều hòa được đúng. Than ôi, người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giữ chặt một cái đã nắm chặt trong tay, chớ không hiểu nghĩa chờ “thời” là gì?”.

Giống nhau là ở chỗ này đây: Mấy tháng trước, ông Miura đã “đánh rơi gươm” ở Mỹ Đình, và trận đấu lượt về còn đầy những bí ẩn với chính đối thủ Malaysia. Ít người tin ĐTVN sẽ thua, ấy vậy mà thua thật, theo cái cách ấm ức nhất, bực mình nhất và nghi ngờ nhiều nhất. Thậm chí, chính ông Chủ tịch VFF đặt thẳng nghi vấn , yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc…

Chỉ có điều chưa bao giờ trận thua này được mổ xẻ một cách thấu đáo: Tại sao thua, thua thế nào, chiến thuật có gì sai lầm, tư tưởng cầu thủ ra sao…?

Cả một mớ những câu hỏi lửng lơ cho đến tận bây giờ. Có vẻ như ông thầy người Nhật không có sự lựa chọn nào khác là “đánh dấu” trận thua ấy theo kiểu người nước Sở mất gươm.

Người Mã thường tạo ra những điều kỳ quặc khi đối đầu với Việt Nam. Chẳng hạn ở SEA Games năm 2009 trên đất Lào, vòng bảng U.23 VN thắng dễ 3-1 thế nhưng vào chung kết ta lại thua 0-1. AFF Cup 2014 vừa rồi, lượt đi ta thắng 2-1 ngay tại sân khách, ấy thế mà lượt về lại kém cỏi toàn diện thua 4 bàn quá dễ.

BĐVN có quá nhiều những trận thua ở cả đấu trường ĐTQG và U.23 nhưng điều thường thấy là những nhà chuyên môn của bóng đá Việt lại chỉ đi tìm nguyên nhân thua trận bằng cách “đánh dấu chỗ rơi gươm vào mạn thuyền” nên sau mỗi thất bại ấy không rút ra điều gì.

Miura cứng nhắc nhưng có lẽ không bảo thủ, U.23 VN không phải là đội tuyển, “thời” cũng đã khác dù vẫn là đối thủ khó chơi ấy.

Chỉ mong, Miura đã tìm được thanh gươm đánh rơi ở Mỹ Đình hơn nửa năm trước nhưng đã kín đáo giấu sau tay áo, cho trận đấu hôm nay.

SONG AN

Trân trọng kính mời quý bạn đọc quan tâm đến chuyên mục “Cafe 24h” phản hồi vào địa chỉ email: cafe24h@sport24h.com.vn để chia sẻ, góp ý với Thể thao 24h!

Thẳng thắn mà nói thì không phải bất cứ ai trong hàng vạn khán giả xem bóng đá đều có đủ kiến thức chuyên môn để phân tích một trận đấu, chẳng hạn thế nào là tiền vệ đánh chặn hay tiền đạo lùi, hoặc đội nhà đang đá với đội hình 4-5-2 hay 4-4-2… Dù vậy bằng cảm nhận, họ có thể biết được đội nào yếu, đội nào mạnh. Đơn cử như ở trận ĐTVN gặp Thái Lan trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2018 vừa rồi, khi thấy các cầu thủ Việt Nam tập trung rất đông ở phần sân nhà trong tình huống Thái Lan triển khai tấn công, chẳng cần phân tích cũng biết Thái Lan mạnh hơn, nên chúng ta phải phòng ngự số đông. Một trận đấu khác có cảnh huống tương tự là trận mở màn của U-23 Việt Nam tại SEA Games 28 với U-23 Brunei. Trong suốt trận, các cầu thủ Brunei chỉ quanh quẩn ở sân nhà và hiển nhiên họ yếu hơn U-23 Việt Nam.

Sáu bàn thắng của U.23 Việt Nam ở trận ra quân chưa có nhiều dấu ấn về chiến thuật Ảnh: Tuấn Tú
Sáu bàn thắng của U.23 Việt Nam ở trận ra quân chưa có nhiều dấu ấn về chiến thuật Ảnh: Tuấn Tú

Ở trận đấu nói trên của U-23 Việt Nam, đối thủ Brunei thua trắng 6 bàn. Số bàn thắng này do 5 cầu thủ U-23 Việt Nam lập công. Trên thế giới, có vài CLB nổi tiếng làm được điều đó, như Barcelona chẳng hạn, bởi hầu hết cầu thủ của họ thuộc mẫu cầu thủ đa năng, đa nhiệm. Các cầu thủ U-23 Việt Nam dĩ nhiên không phải mẫu cầu thủ như thế, thành thử tạo ra cảm giác có sự thiếu nhất quán trong lối chơi của U-23 Việt Nam. Các cầu thủ của chúng ta nhận được vô số cơ hội từ các lỗ hổng to tướng do hàng phòng thủ Brunei để lại lúc đã đuối thể lực và thế là hậu vệ ghi bàn, tiền vệ, tiền đạo cũng ghi bàn. Giá trị về mặt tỷ số dĩ nhiên không vì vậy mà giảm sút, song giá trị về mặt chiến thuật của trận đấu, có lẽ chỉ mình HLV Toshiya Miura biết. Sở dĩ nhận xét như vậy là vì sau trận đấu, giới chuyên môn bóng đá trong nước không ai bảo ai, nhất loạt đều cho rằng HLV Miura “giấu bài”.

Thực ra có những “bài” vị HLV người Nhật không hề giấu. Chẳng hạn như việc ưu tiên lối đá thiên về sức mạnh, hoặc kiên trì phòng ngự giữ sạch lưới nhà trước khi nghĩ đến chuyện tấn công ghi bàn vào lưới đối phương. Cách chơi ấy có thể không đẹp mắt nhưng mục đích biện minh cho phương tiện, kết quả cuối cùng mới là điều đáng nói. Chỉ có điều nếu kết hợp các quân bài đã lộ và những gì U-23 Việt Nam thể hiện ở tận mở màn, có thể cho rằng ở trận đấu vào ngày 2/6 tới đây, HLV Miura không cần giở thêm bài (nếu quả ông vẫn còn bài vở giấu trong tay áo) thì đối thủ U-23 Malaysia cũng đã khó khăn trong việc phán đoán trận pháp của U-23 Việt Nam. Nói một cách nôm na là chúng ta vẫn còn nhiều hy vọng, miễn là sau mỗi trận vẫn còn giữ được quân số đầy đủ chứ không phải chào đồng đội về nước trên cáng cứu thương.

NGUYÊN ANH

Anh HLV Miurra7

Nhắc đến U.23 VN, hầu hết giới truyền thông khu vực và các đối thủ đều chỉ biết đến cái tên Công Phượng, tiền đạo được đánh giá là một trong số những cầu thủ đáng xem nhất ở SEA Games 28 này. Thế nhưng cũng giống như trận mở màn gặp U.23 Brunei, khi cầu thủ xứ Nghệ chỉ được tung vào sân ở hiệp 2 và chơi ở vị trí hộ công không phải sở trường, nhiều khả năng HLV Miura sẽ tiếp tục mang đến bất ngờ cho Malaysia với “chìa khóa” mang tên Công Phượng.

Ở buổi tập trên sân ITE College chiều qua, ông thầy người Nhật tỏ ra rất thận trọng khi chỉ cho phóng viên Việt Nam theo dõi, tác nghiệp. Các phóng viên của Malaysia được mời khỏi sân tập, đặc biệt để tránh bị quay lén, nhà cầm quân 52 tuổi này còn yêu cầu nhân viên an ninh đi vòng quanh sân để kiểm tra rồi mới bắt đầu cho triển khai bài tập chia đội hình đá đối kháng.

Trong 20 phút, ông Miura gây bất ngờ bằng cách sử dụng đội hình không tiền đạo với 2 tiền vệ đánh chặn là Duy Mạnh- Hữu Dũng, 2 biên là sự xuất hiện của Ngọc Thắng- Huy Toàn. Bên phía đội hình không mặc áo bib, nhà cầm quân người Nhật lại cho thấy sự “khó hiểu”, khi xếp cùng lúc 4 tiền đạo với Hồng Quân -Thanh Bình đá cao nhất, biên phải là Văn Toàn mới trở lại sau chấn thương và đặc biệt ở cánh đối diện, Công Phượng lần đầu được sử dụng trong vai trò của một tiền vệ trái.

Rất nhiều những thay đổi, xáo trộn về mặt đội hình, với những thử nghiệm mà ngay cả những thành viên trong đội cũng chỉ biết “chờ ra sân là chiến” chứ chưa hiểu rõ hết ý đồ của HLV Miura. Thậm chí, nhiều học trò của ông thầy người Nhật còn chia sẻ rất thật rằng, muốn biết liệu mình có tên trong danh sách thi đấu hay không thì “phải ra sân chờ họp đội, công bố mới dám chắc được”.

Đó là sự khác biệt, khi ông thầy người Nhật luôn tỏ ra bí hiểm, khó “bắt bài” như chính phát biểu sẽ tung ra sân đội hình mạnh nhất để đá với U.23 Brunei nhưng rốt cuộc ở trận đấu mở màn, nhà cầm quân này lại cho tất cả “việt vị” bằng việc sử dụng những quân bài không phải mạnh nhất của mình. Nó cũng giống như cách mà chiến lược gia 52 tuổi này sử dụng Phi Sơn chơi tiền đạo, thay vì ở hành lang cánh như ở mấy trận đấu gần đây, trong chiến thắng 6-0 trước U.23 Brunei.

Quan sát những buổi tập gần đây của U.23 VN và qua cách sắp xếp nhân sự, xáo trộn đội hình liên tục của HLV Miura, có thể hiểu rõ ý đồ “chơi chiêu” của ông thầy người Nhật. Sau trận ra quân không mất quá nhiều sức trước U.23 Brunei nhưng vẫn đảm bảo được tiêu chí thắng đậm và tránh bị lộ bài, nhà cầm quân này dường như đang muốn chơi trò “trận giả” với U.23 Malaysia.

Khi đến sân theo dõi U.23 Malaysia đá trận mở màn với U.23 Đông Timor mới đây, ông thầy người Nhật mang theo rất nhiều tài liệu, ngồi ghi chép tỉ mỉ về đối thủ và phát hiện, đội hình mà HLV Ong Kim Swee đưa ra sân chưa phải là mạnh nhất. Một số trụ cột của U.23 Malaysia được “cất” để sẵn sàng cho cuộc chạm trán với U.23 VN và HLV Miura cần tính toán, để mang đến những bất ngờ cho chính đối thủ ở trận đấu cả hai đều quyết chiến để có 3 điểm.

Nói về mục tiêu trước U.23 Malaysia, ông thầy người Nhật tỏ ra thận trọng, đánh giá cao sức mạnh đội bạn nhưng cũng không quên bỏ ngỏ: “Chúng tôi sẽ giải mã họ để giành lấy tấm vé vào bán kết”. Một phát biểu ẩn ý, như chính thái độ bí hiểm và cách làm khó lường của HLV Miura.

Hãy cứ chờ xem, ông thầy người Nhật chơi trò “trận giả” và giải mã người Mã như thế nào…

Ngoài việc triển khai những bài phối hợp nhóm, đưa bóng xuống 2 biên, HLV Miura cũng rất chú trọng rèn những pha chống bóng bổng, từ các tình huống cố định. Với sự hiểu biết của mình về U.23 Malaysia, nhà cầm quân người Nhật đặc biệt đánh giá rất cao những pha dàn xếp đá phạt góc của đối thủ.

TÚ PHẠM (ghi)

Hai-lo

Nếu là một khán giả, tôi chưa thoả mãn với những gì U.23 VN thể hiện. Xem đội đá không có cảm giác thích thú, mà thực ra, gần như không có gì để xem với trận đấu này. Đối thủ yếu kém quá, đáng lẽ U.23 VN cần phải thể hiện được sự hơn hẳn về trình độ, khả năng áp đặt và chơi bóng nhàn nhã thay vì sự vất vả, nhọc nhằn như thế. Chứng tỏ sự bài bản, vờn đối thủ bằng cách cầm quả bóng để chơi với nhau, U.23 VN không làm được nên không có cảm giác thích hay sướng con mắt.

Thời tiết nắng nóng, không sử dụng đội hình mạnh nhất, trận đầu ra quân, ý đồ của HLV và cả việc đối thủ yếu quá nên tâm lý lỏng, chưa đá đã biết thắng…, có thể U.23 VN chưa thể hiện được gì nhiều vì nhiều lý do. Và đội bóng của ông Miura không để ấn tượng hay dấu ấn cụ thể nào, thậm chí khiến một người xem như tôi đôi lúc còn ấm ức vì những thắc mắc.

Cả trận đấu, đội trưởng Mạnh Hùng có gần chục quả “tạt đại”, cứ tầm 30-40m là câu vào rất cẩu thả. Hoàn toàn có thể phối hợp, đưa bóng xuống sát biên rồi tạt ngang hoặc ngược vào trong thay vì những tình huống bóng tối kỵ ở thế trận dễ dàng như thế, thế nhưng không bị nhắc nhở, thay đổi mà cứ lặp lại. Rồi trước hàng thủ chỉ đông về quân số chứ không biết đứng vị trí, bọc lót, tại sao không đập tường nhỏ mà cứ tấn công  theo kiểu đâm đầu vào tường như vậy?

Điểm sáng duy nhất hiệp 1 là tình huống đá khe để Ngọc Thắng thoát xuống dứt điểm hụt. Còn với cả trận đấu này, khác biệt duy nhất có lẽ nằm ở sự xuất hiện của Công Phượng, khi tiền đạo này vào sân cầm được bóng, tổ chức các pha phối hợp phá được hàng thủ của U.23 Brunei.

U.23 VN tầm thường, trước một U.23 Brunei không biết đá bóng. Thế nhưng đó cũng chỉ là cảm giác ở một trận đấu như là đá tập và để đánh giá thì phải chờ, khi phía trước  là U.23 Malaysia với nhiệm vụ phải thắng. Đó mới là thử thách và cơ hội để chứng tỏ…

Chính vì thế ở Việt Nam, các HLV phải đối mặt truyền thông và NHM với một áp lực không hề nhỏ. Sau mỗi trận đấu, đặc biệt là những thất bại thì luôn là những câu hỏi: “Tại sao không đưa cầu thủ này vào?”, “Tại sao lại chơi với đội hình thế nọ, thế kia?”… Cũng không ít câu chuyện “cười ra nước mắt” rằng trong một số cuộc họp báo đã có những HLV phát cáu vì những câu hỏi của phóng viên mà theo họ “chẳng biết gì về bóng đá”.

Còn NHM, tất nhiên luôn cho mình quyền phán xét như thể họ có thể là một Mourinho hay Ferguson ẩn mình và tất nhiên là bất kỳ ông HLV nào cũng là HLV… hạng bét.

Năm 2008, khi ông Calisto cầm quân không thắng một mạch 11 trận. Báo chí mất lòng tin, NHM chán ngán. Thậm chí, chính ông Calisto cũng hoang mang về những gì mình đang làm. Trước thềm AFF Cup, ông Calisto đã làm một động thái là lấy tín nhiệm từ cầu thủ. “Chỉ cần một phiếu không tin tưởng, tôi sẽ ra đi”, ông Calisto tuyên bố và tất nhiên ông nhận được ủng hộ 100% từ cầu thủ.

Mỗi HLV đều biết rằng mình có gì và có thể làm gì. Sự thành bại đôi khi được quyết định bằng việc anh có chịu đựng được qua ngưỡng hay không.

Hôm qua, có rất nhiều thông tin xung quanh bản danh sách đội tuyển của ông Miura, đặc biệt là câu chuyện liệu Công Phượng có được gọi vào đội tuyển hay không.

Miura là một người khôn khéo. Ông biết cách chiều lòng truyền thông và NHM bằng việc gọi Công Phượng lên ĐTQG trước trận giao hữu với CHDCND Triều Tiên nhưng không vì thế mà mất đi tính kiên định của mình: Bất chấp những kỳ vọng, ông Miura đã không cho Công Phượng ra sân phút nào. Và hôm qua thì cái tên Công Phượng không có tên bổ sung cho ĐTVN trận gặp Thái Lan.

Hiển nhiên sẽ có những người không thích quyết định này. Thậm chí cũng có nhận xét rằng ông Miura có ác cảm với những nhân tố HA.GL hay U.19. Ác cảm hay không thì chưa bàn nhưng với ông thầy người Nhật thì công việc là trên hết. Về chuyên môn thuần túy, rõ ràng Công Phượng chưa đủ “tuổi” để đá ở trên Tuyển. Đó là một thực tế và chuyện không có cầu thủ này ở ĐTQG chính là sự công bằng cho những cầu thủ khác.

Không ai làm thay được Miura và sau câu chuyện này, người ta lại thấy một Miura kiên định. Và đó chính là điều mà ĐTVN cần, chứ không phải sự có mặt của Công Phượng.

SONG AN

Trân trọng kính mời quý bạn đọc quan tâm đến chuyên mục “Cafe 24h” phản hồi vào địa chỉ email: cafe24h@sport24h.com.vn để chia sẻ, góp ý với Thể thao 24h!

cv

“Đối với các cầu thủ trẻ, dù chỉ được lên ĐTQG tập luyện cùng thì đó là cơ hội quý giá và họ phải cảm thấy vinh dự, tự hào và trân trọng…”, tiền đạo Công Vinh chia sẻ quan điểm cá nhân, liên quan đến sự chuẩn bị của ĐTVN cũng như chiến dịch SEA Games của U.23 VN.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc HLV Miura phải “một nách hai con” và xây dựng đội tuyển “hai trong một”, nhấc một số cầu thủ U.23 VN lên tập luyện cùng ĐTQG ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc chuẩn bị, yếu tố chuyên môn. Tuy nhiên, sau gần 2 tuần tập trung với cách làm khá lạ của HLV Miura, Công Vinh cho rằng không có gì khó hiểu và đó là quyết định sáng suốt của ông thầy người Nhật: “HLV Miura đã xây dựng lối chơi của ĐTQG cũng như U.23 VN giống hệt nhau nên chuyện thích nghi không phải vấn đề lớn. Những giáo án tập luyện mà ông Miura đưa ra có sự đồng nhất xuyên suốt từ khi ông sang Việt Nam nên tôi nghĩ đa phần các cầu thủ đều đã trải qua, có sự hiểu và biết cách để thích nghi”.

Chuẩn bị cho trận đấu tại VL World Cup 2018 với Thái Lan vào ngày 24/05 và ĐTQG tập trung tới 20 ngày, điều này được hiểu như là cách ông Miura muốn tận dụng để “phục vụ” cho U.23 VN trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch SEA Games 28. Thế nhưng đối với Công Vinh, nên nhìn nhận và đánh giá ở khía cạnh đúng đắn nhất về chuyên môn.

“Cầu thủ chúng tôi hay bản thân HLV Miura, chắc chắn sẽ không mơ mộng đến World Cup, bởi điều này là phi thực tế. Nhưng năm nay, AFC tăng số đội tham dự VCK Asian Cup 2019 từ 16 lên 24 và VL World Cup 2018 cũng là VL Asian Cup 2019. Vậy nên khi HLV Miura đặt mục tiêu giành vé tham dự VCK là hoàn toàn thiết thực. Vì thế, đừng ai nói chúng tôi lên ĐTQG lần này để “phục vụ” cho U.23 VN tích lũy kinh nghiệm trước khi bước vào SEA Games 28.

Với bóng đá chuyên nghiệp, ĐTQG phải là bộ mặt của cả nền bóng đá. Vậy tại sao nhiều người lại coi trọng U.23 VN cao hơn ĐTQG, đó là điều vô lý. Bản thân tôi nghĩ, dù chỉ là một buổi tập luyện cùng ĐTQG nhưng đó chắc chắn sẽ khiến các cầu thủ trẻ cảm thấy vinh dự. Cả đời cầu thủ, phấn đấu và thi đấu tốt cũng chỉ mong 1 lần được khoác chiếc áo ĐTQG, vì thế họ cần phải trân trọng và tự hào khi được tạo cơ hội”.

Việc HLV Miura quyết định chỉ triệu tập 19 cầu thủ ở ĐTQG cho trận gặp Thái Lan và đôn 6-7 cầu thủ ở U.23 VN lên, điều này cũng “cướp” đi cơ hội cho các cầu thuộc biên chế ĐTQG và đang có phong độ tốt. Nhưng với Công Vinh, mọi người nên tôn trọng quan điểm dùng người của ông Miura: “Mỗi HLV đều qua triết lý bóng đá riêng và HLV Miura luôn chọn con người để phục chiến thuật của mình. Tôi cho rằng, việc đôn những cầu thủ U.23 VN lên ĐTQG sẽ không khiến đội bóng yếu đi, bởi những người được tăng cường đều có chuyên môn tốt, họ đã từng làm việc với ông Miura trong các giải đấu vừa qua. Vậy nên chắn chắn sẽ có sự tính toàn kỹ lưỡng trước khi quyết định”.

Ở những buổi tập gần đây, HLV Miura đã đôn 7 cầu thủ U.23 VN lên tập luyện cùng ĐTQG và nhiều khả năng đây sẽ là những gương mặt được lựa chọn thi đấu giao hữu với CHDCND Triều Tiên và cuộc đối đầu với Thái Lan tại Bangkok. Đó cũng là sức ép với những “đàn anh”, bởi nếu không thể hiện tốt, họ sẽ đánh mất vị trí của mình vào tay “đàn em”.

“Bản thân tôi cho rằng, mọi người cần nhìn nhận lại, bởi nhân sự ở ĐTQG là sự tập hợp của những cầu thủ tốt nhất, có kinh nghiệm và đã khẳng định được chuyên môn. Còn U.23 VN có thể sức trẻ là điểm mạnh nhưng qua thực tế, chắc mọi người đã hiểu chuyên môn của họ đến đâu, trước khi đưa ra những so sánh. Với tôi, nhiều cầu thủ U.23 VN cần phải học hỏi nhiều hơn nữa từ các anh lớn ở ĐTQG mới có thể tiến lên một tầm cao mới. Vì thế, chúng tôi không cảm thấy áp lực hay sức ép nào cả”, Công Vinh cho biết.

Từng có thời gian thi đấu tại Nhật Bản, thường xuyên trao đổi với HLV Miura nên Công Vinh rất hiểu những điều mà vị chiến lược gia 52 tuổi này đang làm. Tiền đạo này cho rằng trong những buổi tập có thể HLV Miura trộn 2 đội vào với nhau nhưng ở một trận đấu chính thức, điều này khó xảy ra. Bởi bóng đá cần sự ổn định và thành tích nên cơ hội ra sân của các cầu thủ U.23 VN trong trận giao hữu với CHDCND Triều Tiên là không cao.

TRÚC AN (thực hiện)