UEFA

Có lẽ, bài học đau thương từ sự mất cân đối tài chính 2 năm trước khiến Man City phải áp dụng kế sách đối phó. Coi như, đó cũng là sự chống chọi theo bản năng tồn tại của một con thú trước một con thú dữ dằn hơn, đặc biệt với Man City thì chẳng có con đường nào khác là dùng tiền để duy trì và phát triển tầm vóc.

Kẻ “gian lận” đại tài

Do đó, Man City bỗng trở nên tinh quái, hay đúng hơn là buộc phải trở thành kẻ “gian lận” bất đắc dĩ. Họ mua Kevin De Bruyne với giá 54 triệu bảng nhưng đã thuyết phục được phía Wolfsburg cho phép thanh toán giá trị hợp đồng trong 6 năm. Nghĩa là mỗi năm Man City chỉ phải chi trả 9 triệu bảng. Đây chỉ là một ví dụ cho cả các vụ thanh toán với Raheem Sterling, Nicolas Otamendi, Fabian Delph, Patrick Roberts…

Như trang Blogger Swissramble phân tích, thực chất số tiền Man City móc trong két ra cho việc mua cầu thủ trong thời điểm hè 2015 là 36 triệu bảng thay vì phải thanh toán tổng cộng là 142 triệu bảng. Thủ thuật thanh toán này đi kèm với việc thu tiền bán Negredo, Nastasic, Sinclair, Boyata và thêm những cầu thủ cho mượn (Dzeko, Jovetic), tính ra Man City chỉ thâm hụt tổng cộng 9 triệu bảng ở kỳ chuyển nhượng hè 2015. Ngoài cách trên, Man City còn áp dụng một chiến thuật khác là cắt giảm lương và nhờ đó ít nhất họ đã tiết kiệm được 10 triệu bảng.

Những con số được “phù phép” giảm thiểu đến khó tin, tuy nhiên để làm được điều này thì Man City phải chấp nhận trả cho các khách hàng mức giá “cắt cổ” với những tân binh họ đã có được. Giờ thi ai đó đã hiểu vì sao giá những Sterling, De Bruyne… lại cao như thế. Đơn giản thôi: cả 2 cùng có lợi, Man City chịu giá cao nhưng bù lại không phải lo ngại luật Công bằng tài chính của UEFA còn các đối tác bán được giá hời nhưng họ không thu được tiền… “một cục”. Cái gì cũng có giá và sự đánh đổi của nó.

Mạnh Khánh

303 triệu bảng là số tiền Man City đã “phù phép” từ năm 2011 đến nay để tránh phạm luật Công bằng tài chính của UEFA.

Không khó để thấy ngay những vấn đề phát sinh với ý tưởng trên, đó là chi phí tổ chức sẽ tốn kém hơn. Vấn đề an ninh cũng bị đặt dấu hỏi và bởi khá nhiều sân bóng chỉ có sức chứa 4-5 vạn chỗ, tức là không tạo ra nhiều cơ hội cho CĐV ở những quốc gia hẻo lánh đăng cai như Azerbaijan, Macedonia hay Belarus có cơ hội vào sân.

feat

Chưa hết, việc mang các trận đấu đi khắp châu Âu cũng có nghĩa các đội tuyển phải di chuyển nhiều hơn, tốn tiền và mệt mỏi. Và đương nhiên các tuyển thủ sẽ phải chịu đựng nhiều nhất, đặc biệt là rủi ro chấn thương. Đừng ngạc nhiên nếu kế hoạch này sẽ bị gây sức ép buộc phải… xếp xó sau đó!

L.A

Giờ thì Iceland đã chính thức giành vé, sau khi góp phần xát muối vào nỗi đau của Hà Lan. Xứ Wales sắp được dự ngày hội lớn đầu tiên kể từ World Cup 1958. Và niềm vui cũng có thể đến với Áo hay thậm chí Albania, Estonia, Phần Lan và Hungary. Với quy mô 16 đội dự VCK như cũ, giành vé đến ngày hội là giấc mơ khó chạm tới với những ĐT kể trên. Nhưng chẳng cần phép màu để biến giấc mơ của họ thành hiện thực. Và Michel Platini cũng không phải là Chúa. Đơn giản, đó chỉ là một cuộc chơi sòng phẳng.

Michel Platini & tương lai bóng đá thế giới: EURO phình một, World Cup phồng hai

Khi kế hoạch mở rộng VCK EURO lên 24 đội được thông qua 7 năm trước, tại Bordeaux, thời điểm Platini mới ngồi vào ghế Chủ tịch UEFA được hơn 1 năm, những “ông lớn” như LĐBĐ Đức hay LĐBĐ Anh ra sức phản đối. Nhưng Platini cần và phải đáp lễ các LĐBĐ nhỏ đã ủng hộ ông chiến thắng trong cuộc đua với cựu Chủ tịch UEFA, Lennart Johansson. Và tất nhiên, một khi ý tưởng “hô biến kích cỡ” EURO được đưa ra, với cơ hội tham dự trở nên rõ ràng cho các đội tuyển trung bình yếu, các LĐBĐ các quốc gia đó cũng bỏ phiếu ủng hộ tắp lự, 51/54 thành viên UEFA. Giờ nếu hối tiếc nhất thì hẳn đó là… Hà Lan.

Ngày hội hay… ngày hành tội

Tuy nhiên, đấy cũng không chỉ đơn thuần là cuộc trao đổi sòng phẳng đôi bên cùng có lợi, giữa Michel Platini và các LĐBĐ đã hậu thuẫn ông. Bên dưới lớp kem hào nhoáng với ý nghĩa cao cả: giúp các đội tuyển trung bình yếu có cơ hội dự EURO, phát triển bền vững, không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế đi kèm và đó là điều UEFA nhắm đến. Với 24 đội tranh tài ở Pháp hè tới, giải đấu sẽ kéo dài hơn và tiền cũng chảy vào túi UEFA nhiều hơn từ việc bán bản quyền truyền hình, tiền vé, quảng cáo…

Thực tế, ngay từ chiến dịch vòng loại, UEFA đã “vẽ” ra thêm cách kiếm tiền, từ ý tưởng “tuần bóng đá” của chính Platini. Theo đó, các trận vòng loại được bố trí thi đấu trải dàn từ thứ Năm tuần này tới tận thứ Ba tuần kế tiếp để thuận lợi cho việc phát sóng và bán quảng cáo. Dĩ nhiên mọi thứ đều có tính hai mặt và làn sóng phản đối dữ dội ý tưởng mở rộng EURO ngay từ đầu là một minh chứng.

Michel Platini & tương lai bóng đá thế giới: EURO phình một, World Cup phồng hai

“Tuần bóng đá” không “làm hồi sinh sự hấp dẫn của các trận đấu quốc tế” – như Platini hứa hẹn – mà điều dễ thấy là sự mệt mỏi của các cầu thủ khi lên tập trung ở ĐTQG bởi trước và sau đó họ không có nhiều ngày nghỉ vì phải chơi cho CLB. Và điều trớ trêu là mức độ hấp dẫn, sự cạnh tranh khốc liệt ở 268 trận đấu tại vòng loại phải giảm đi khi cơ hội giành vé của các đội tăng lên. Nên nhớ, ở vòng loại World Cup 2014 khu vực châu Âu, có tới 16 đội tuyển không thể thắng quá 2 trận. Lẽ ra cần một bài sát hạch để loại bớt những đội tuyển trung bình yếu để vòng loại ngắn gọn và chất lượng hơn.

Nhưng không. Thực tế, có lẽ chỉ có 36 ĐT thật sự tranh chấp cho… 24 suất dự VCK. Như thế đào đâu ra chất lượng ganh đua? Thậm chí, nhìn ra xa hơn, mùa hè tới với 24 đối thủ ở Pháp, sẽ phải cần đến 36 trận chỉ để loại 8 đội tuyển ở vòng đấu bảng để rồi sau đó là thể thức knock-out giống như World Cup. Quá dài và mệt mỏi. Hẳn khi đó người ta sẽ chỉ nhìn về quá khứ, với VCK 16 đội như ở EURO 2000, một trong những giải đấu quốc tế hay nhất lịch sử, với sự tiếc nuối, thèm thuồng.

Thổi phồng World Cup

“Bóp méo” quy mô VCK EURO và biến giải đấu thành… gánh xiếc rong trên khắp châu lục (ở VCK 2020). Khai sinh ra một Europa League kém hấp dẫn hay ủng hộ Qatar đăng cai World Cup 2022 để rồi lịch sử bóng đá thế giới buộc phải ghi nhận một kỳ World Cup… mùa đông nếu không muốn bỏ phiếu chọn lại quốc gia đăng cai. Những ý tưởng và hành động của Platini khiến nhiều người phải đặt câu hỏi, liệu ông đang đóng góp, xây dựng cho sự phát triển của bóng đá châu Âu nói riêng và bóng đá thế giới nói chung, hay là… phá hoại.

Một điều chắc chắn là quyền lực của Platini có thể còn lớn hơn nhiều, khi ông đánh bại vị Chủ tịch đang vướng vào bê bối tham nhũng hối lộ, Sepp Blatter, cũng như những ứng viên khác được đánh giá nhẹ ký hơn, trong cuộc bầu cử vào vị trí Chủ tịch FIFA diễn ra cuối tháng 2 năm sau. Và khi trở thành người quyền lực nhất thế giới bóng đá, có lẽ, Platini cũng chẳng ngại thổi phồng World Cup, từ mô hình chuẩn cho việc xếp khung thời gian thi đấu với 32 đội tuyển tham dự lên thành 40 hoặc thậm chí 48 đội tranh tài. Chẳng phải FIFA có tới tận 209 thành viên và có thể còn mở rộng nữa, tức gấp 4 lần quy mô thành viên hiện tại của UEFA đấy sao!

LƯƠNG ANH

“Ném đá” Platini
Ngoài UEFA, 3 LĐ thành viên khác của FIFA là LĐBĐ châu Á (AFC), LĐBĐ Bắc Trung Mỹ và Caribbean (CONCACAF) và LĐBĐ Nam Mỹ (COMMEBOL) đều công khai ủng hộ Michel Platini ngồi vào ghế Chủ tịch FIFA ở cuộc đua diễn ra cuối tháng 02/2016 tới. Được xem như ứng viên nặng ký nhất, tuy nhiên, Platini cũng đang bị công kích nhiều nhất.
Mới đây ứng viên Chung Mong-Joon, tỷ phú người Hàn Quốc từng có 17 năm giữ chức PCT LĐBĐ châu Á (AFC), đã công kích việc “Platini bắt tay với lãnh đạo AFC để rồi từ đó tổ chức này gửi thư tới từng LĐBĐ thành viên đề nghị… ủng hộ Platini”. Trong khi đó, một ứng viên sáng giá khác, Hoàng tử Jordan, Ali Bin Al-Hussein đã nói thẳng rằng “Platini được Blatter “bảo kê” trong cuộc đua vào vị trí Chủ tịch FIFA và điều này chẳng tốt chút nào cho bóng đá thế giới”.

Một trong những “sản phẩm” của Michel Platini, Europa League, kể từ khi ra đời thay thế UEFA Cup (2009/10), với quy mô lớn hơn, cũng đánh dấu sự tụt dốc thê thảm về chất lượng. Mùa giải năm ngoái có tới 481 trận, trong đó 276 trận diễn ra trước vòng đấu bảng với chất lượng thấp. NHM có chăng chỉ ngó ngàng đến giải đấu kể từ vòng knock-out. Thật tiếc bởi 20 năm trước, UEFA Cup 1993/94 dù chỉ có 126 trận và mức độ cạnh tranh cũng như chất lượng tốt hơn hẳn.

Bảng A với sự góp mặt của 2 nhà cựu vô địch châu Âu, Ajax và Celtic cùng “gã khổng lồ” bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ Fenerbahce, bên cạnh Molde của Na Uy được nhận định là bảng đấu khó khăn nhất.

Bốc thăm chia bảng Europa League 2015/16: Bảng A là bảng “tử thần”Hiện tượng của mùa giải trước, từng lọt vào tới trận chung kết là Dnipro rơi vào bảng G với Lazio (Italia), St. Etienne (Pháp) và Rosenborg (Na Uy). Trong khi đó, Liverpool nằm ở bảng đấu khá dễ thở khi đội bóng của HLV Brendan Rodgers sẽ cạnh tranh 1 trong 2 chiếc vé của bảng B với Rubin Kazan (Nga), Bordeaux (Pháp) và Sion (Thụy Sỹ).

Loạt trận mở màn vòng bảng Europa League 2015/16 sẽ diễn ra vào ngày 17/09.

Đ.H

Kết quả bốc thăm
Bảng A: Ajax, Celtic , Fenerbahce, Molde
Bảng B: Rubin Kazan, Liverpool, Bordeaux, FC Sion
Bảng C: Borussia Dortmund, Paok Thessaloniki, Krasnodar, Gabala
Bảng D: Napoli, Club Brugge, Legia Warsaw, Midtjyllland
Bảng E: Villarreal, Viktoria Plzen, Rapid Vienna, Dinamo Minsk
Bảng F: Marseille, Braga, Slovan Liberec, Groningen
Bảng G: Dnipropetrovsk, Lazio, St-Etienne, Rosenborg
Bảng H: Sporting Lisbon, Besiktas, Lokomotiv Moscow, Skenderbeu
Bảng I: Basel, Fiorentina, Lech Poznan, Belenenses
Bảng J: Tottenham, Anderlecht, Monaco, Qarabag
Bảng K: Schalke, Apoel Nicosia, Sparta Praha, Asteras Tripolis
Bảng L: Athletic Bilbao, AZ Alkmaar, Augsburg, Partizan Belgrade

Hôm qua, VTVCab họp báo công bố việc sở hữu gói bản quyền UEFA Champions League với 73 trận đấu (tương đương khoảng 60% tổng số trận đấu trong một mùa). Trong đó có 68 trận trực tiếp các vòng đấu loại, vòng play-off, vòng bảng, tứ kết (độc quyền 44 trận) và bản quyền trọn vẹn các trận bán kết, chung kết.

VTVCab sở hữu 60% các trận UEFA Champions LeagueNgoài ra, VTVCab còn sở hữu bản quyền truyền hình UEFA Europa League và UEFA Super Cup trong ba mùa liên tiếp (cũng là giai đoạn 2015-2018). Với UEFA Europa League, VTVcab có bản quyền phát sóng 62 trận/mùa (độc quyền 24 trận).

Là đơn vị truyền hình trả tiền đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 2 gói bản quyền trên nhưng ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Tổng giám đốc VTVcab cho biết, do các nhóm kênh của VTVCab như Bóng đá TV, Bóng đá TV HD, Thể thao TV, Thể thao TV HD đều có trong hệ thống của rất nhiều đơn vị truyền hình trả tiền khác như: K+, SCTV, VTC, AVG, FPT, MyTV, HTVC… nên các thuê bao của các nhà đài trên đều có thể xem UEFA Champions League, UEFA Europa League trong các mùa giải tới.

Cùng với đó, khán giả sẽ được gặp lại những nhân vật nổi tiếng và được yêu mến như BLV Long Vũ, BLV Quang Huy, BLV Quang Tùng và BLV Anh Ngọc… Song song là các chương trình đồng hành do VTVCab sản xuất được sử dụng công nghệ hiện đại Libero nhằm phân tích kỹ hơn những tình huống trên sân.

THANH BA

Ông Platini đương nhiên nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ LĐBĐ châu Âu, ngoài ra còn có LĐBĐ châu Á (AFC), LĐBĐ Nam Mỹ (CONMEBOL) cùng với LĐBĐ Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF). Tuy nhiên, cựu danh thủ người Pháp cũng cho biết ông vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn sẽ ra tranh cử.

Chủ tịch UEFA Michel Platini.
Chủ tịch UEFA Michel Platini.

Hồi tháng trước, Chủ tịch đương nhiệm FIFA Sepp Blatter cho biết ông sẽ từ chức và đang lên kế hoạch cải cách cơ quan bóng đá quyền lực nhất thế giới. Vào ngày 16/12, ông Blatter sẽ cùng Uỷ ban điều hành của FIFA hội đàm về những vấn đề liên quan đến cuộc bầu cử. Sepp Blatter, năm nay 79 tuổi đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 Chủ tịch FIFA vào ngày 29/05, nhưng chỉ 4 ngày sau đó ông đã phải tuyên bố ý định sẽ từ nhiệm của mình sau vụ Scandal rúng động tham nhũng và nhận hối lộ của các quan chức FIFA.

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter.
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter.

Ông Blatter muốn ở lại nhiệm sở, cho đến khi cuộc bầu cử Chủ tịch mới của FIFA được tiến hành vào giữa tháng 12 và tháng 03/2016. Tuy nhiên, UEFA đang yêu cầu ông phải từ chức càng sớm càng tốt, và chậm nhất là đến cuối năm nay. Những người phản đối ông Blatter mạnh mẽ nhất bao gồm ông Michel Platini, cùng các thành viên Uỷ ban điều hành của Anh và Đức là David Gill và Wolfgang Niersbach.

Hoàng tử Jordan Ali bin Al Hussein.
Hoàng tử Jordan Ali bin Al Hussein.

Ngoài ra còn có hoàng tử Ali bin al-Hussein, người đã bị thua trước chính Sepp Blatter trong cuộc chạy đua: “Ông ta không thể cứ nấn ná lâu hơn được nữa. Ông ta phải đưa ra quyết định từ chức ngay. Ông ta cũng không được phép lên kế hoạch tìm ra người kế nhiệm mình, càng không được điều hành quá trình bầu cử. Cần phải chỉ định 1 nhà lãnh đạo độc lập để quản lý các quá trình của cuộc bầu cử, thêm nữa trong cuộc bầu cử sắp tới cần có những thoả luận liên quan đến công cuộc cải cách liên đoàn. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng thời gian diễn ra cuộc bầu cử, để trong tương lai sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào nữa.

PHƯỢNG RƠI (tổng hợp)

Các ông chủ Qatar và đội bóng nước Pháp đã chính thức nhận được tin tức tốt lành này sau khi trước đó có thông tin, UEFA dự định sẽ nới lỏng Luật công bằng tài chính (FFP) để các giải đấu tăng thêm sự hấp dẫn. Theo quy định của FFP, PSG đã phải hạn chế không được bạo chi vượt quá 60 triệu euro trong 1 năm. Trước đó, họ đã phải trả cho Toulouse 12 triệu euro để ký hợp đồng với hậu vệ Serge Aurier.

UEFA đã đi đến thoả thuận sẽ nới lỏng luật lệ để giúp nâng cao sự cạnh tranh giữa các CLB cũng như thu hút được thêm những nhà đầu tư mới. PSG và Manchester City nằm trong số những đội bóng được hưởng lợi lớn nhất.

Luật công bằng tài chính của UEFA chỉ để cho vui?
Luật công bằng tài chính của UEFA chỉ để cho vui?

Vì thế, PSG sẽ sẵn sàng để Zlatan Ibrahimovich ra đi khi hợp đồng của tiền đạo người Thuỵ Điển chỉ còn 1 năm. Cầu thủ 33 tuổi đang là người được trả lương cao nhất đội, và thực tế là vai trò của anh cũng không còn quá quan trọng nữa. Ibra đang muốn 1 bản hợp đồng mới, nhưng nhiều khả năng anh sẽ được tự do đàm phán với những đội bóng khác.

Ibra rời đi và Cristiano Ronaldo sẽ đến. Tiền đạo này có vẻ như đang có bất đồng với Ban lãnh đạo Real Madrid, và anh cũng muốn chuyển sang Pháp. Nếu có thể trả cho Real số tiền khoảng 125 triệu euro, vụ chuyển nhượng CR7 chắc chắn sẽ là quả “bom tấn” của mùa hè này.

Tương lai của CR7 sẽ là ở PSG?
Tương lai của CR7 sẽ là ở PSG?

Tương tự là trường hợp Angel di Maria của Man Utd. Di Maria có quan hệ rất thân với tiền vệ của PSG Javier Pastore. PSG có thể sẽ bỏ ra khoảng 60 triệu euro để đưa “Fideo” về sân Parc des Princes. Ngoài ra PSG cũng đang nhắm đến Hugo Lloris của Tottenham Hotspur, người đang nhấp nhổm ra đi.

H.V (theo Telegraph)

Nước chủ nhà World Cup 2022 dự định chi ra khoảng 150 tỷ bảng để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho giải đấu sẽ diễn ra 7 năm nữa. Từ khi quốc gia Trung Đông giành quyền đăng cai World Cup, người ta chưa bao giờ hết bàn ra tán vào. Mới nhất là việc FIFA thông báo, sẽ tổ chức giải đấu vào khoảng tháng 11 đến tháng 12 để tránh cái nắng “như thiêu như đốt” làm ảnh hưởng đến các cầu thủ và đội tuyển.

LĐBĐ Tây Ban Nha sau đó đã đệ đơn kiện lên toà án thể thao quốc tế CAS để phản đối quyết định của FIFA, Chủ tịch Javier Tebas tuyên bố rằng nếu điều đó xảy ra LFP sẽ lỗ 65 triệu euro. Ông Tebas phát biểu cả Premier League, Bundesliga và Serie A đều ủng hộ động thái của LFP nhưng ông Infantino lại không cho rằng đó là sự thật.

Tổng thư ký UEFA Gianni Infantino.
Tổng thư ký UEFA Gianni Infantino.

Trả lời các hãng thống tấn tại hội nghị Ban chấp hành UEFA ở Prague, ông Infantino nói: “À vâng, về việc La Liga phản đối World Cup Qatar, tôi có thể khẳng định ngay cả LĐBĐ Chuyên nghiệp Châu Âu cũng đã đồng ý với phương án FIFA lựa chọn. Xét 1 cách toàn cục, theo tôi tất cả chúng ta nên suy xét thấu đáo hơn.

Với những vấn đề như thế này, chúng ta cần trung thực và thẳng thắn với nhau. Mọi người không cần quá căng thẳng để làm gì cả. Theo tôi nghĩ, World Cup là giải đấu tập hợp những đội tuyển xuất sắc thế giới và do đó, giải đấu này phải luôn được đáp ứng những điều kiện thi đấu tốt nhất có thể. World Cup đã có tuổi đời 150 năm rồi, vì thế nói như ngài Chủ tịch Michel Platini thì thay đổi 1 năm cũng có chết ai đâu.

Chúng ta phải nhất trí với nhau, đó không phải là ý tưởng hay nhưng UEFA cũng đã đồng ý rồi, các liên đoàn và hiệp hội cũng đều thông qua hết rồi. Liên đoàn các CLB Châu Âu gồm các CLB Tây Ban Nha, trong đó có các đội La Liga cũng không thấy có khúc mắc nên tôi mới băn khoăn việc ngài Chủ tịch LFP phát biểu như vậy là có ý đồ gì.

Nếu không nhận được sự đồng thuận từ tất cả các phía, đương nhiên sẽ cảm thấy có chút gì đó không vui. Nhưng quyền quyết định thuộc về đa số, và chúng ta phải chấp nhận không thể lúc nào cũng làm vừa lòng tất cả được.”

Khi được hỏi về vụ tham nhũng của FIFA và quyết định của không từ nhiệm của Sepp Blatter, ông Infantino cho biết: “Cả chúng tôi lẫn Uỷ ban điều hành FIFA đều đảm nhận những trọng trách khác nhau. Nhiệm vụ của họ là điều hành bóng đá thế giới, nhưng chắc chắn không phải là theo cách như vậy. Chúng ta sẽ cùng đợi ngài Blatter công bố quyết định chính thức vào kỳ Đại hội đồng sắp tới.”

H.V (theo Football)

Một tòa án ở Brussels (Bỉ) vừa ra phán quyết về việc tạm thời ngăn chặn hiệu lực của Luật công bằng tài chính của UEFA (FFP). Các quy định trong điều luật FFP có xác định rõ từng mức thua lỗ trong hoạt động của các đội bóng, cho đến việc sử dụng ngân sách dựa trên doanh thu… Cụ thể, các đội không được chịu lỗ quá 45 triệu euro (gần 40 triệu bảng).

15D

Trong những năm qua, Man City là “đối thủ trung thành” của FFP và UEFA. Năm ngoái, UEFA từng đưa ra án phạt 60 triệu euro (49 triệu bảng) với đội bóng chủ sân Etihad, và đưa ra giới hạn về chi phí thực hiện chuyển nhượng.

Thế nên, với việc FFP bị vô hiệu hóa tạm thời, Man City như đang dẫn trước các đối thủ của họ 1 bàn, khi mùa giải 2015/16 còn chưa chính thức khai màn. Tất nhiên, dẫn trước 1 bàn không đồng nghĩa với chiến thắng chung cuộc cả mùa giải. Nhưng ít nhất đây là một tín hiệu khả quan, mang đến lợi thế không ít cho Man City.

Lợi thế ấy mà Man City đang có chính là việc HLV Manuel Pellegrini có thể bắt đầu lên kế hoạch cùng các quan chức đội bóng, và mang tiền đi mua sắm cầu thủ mới chất lượng. Không còn bị rào cản về hạn mức chi tiêu, Man City có thể mua bất kỳ ai họ muốn.

Từ cuối mùa 2014/15, Man City xuất hiện nhiều trong những câu chuyện về chuyển nhượng. Nhưng trên thực tế Pellegrini chỉ biết nhìn một cách thèm thuồng trước những chuyến “đi chợ” của các đồng nghiệp như Loui van Gaal, Arsene Wenger. Pellegerini cùng các cộng sự chưa thể tiếp cận các mục tiêu mà mình nhắm đến, vì vẫn chờ quyết định từ tòa án.

Sau phán quyết từ Brussels, đây là thời điểm Man City bước vào cuộc chơi theo cách riêng của mình. Hãy nhớ rằng, trước khi có sự can thiệp của FFP, Man City khiến cả châu Âu phải lo lắng vì thói chơi ngông của họ. Sẽ là một cuộc chơi ngông khác từ Pellegrini và những ông chủ người Ả rập, cho giấc mơ trở lại ngôi vị quán quân Premier League, cũng như tiến xa trên mặt trận Champions League.

Đâu là những mục tiêu của Man City? Raheem Sterling, Kevin de Bruyne, Paul Pogba và Isco. Họ đều ở độ tuổi rất trẻ. Nhưng tuổi trẻ tài cao, và chỉ cần mua được 1 trong 4 cầu thủ này đủ để giúp cải thiện sức mạnh cho đội bóng thành Manchester.

Trong mùa 2014/15, tính cả hai kỳ chuyển nhượng, Man City đã tiêu 74,8 triệu bảng.

Aguero đang là cầu thủ giữ kỷ lục chuyển nhượng đến Man City, với 38,1 triệu bảng. Nhưng Aguero có thể bị vượt qua trong mùa hè năm nay.

NGỌC LINH

Chiến dịch nhận được sự ủng hộ tuyệt đối, từ mọi tầng lớp thế giới bóng đá. FIFA, UEFA, các liên đoàn thành viên và bản thân các cầu thủ luôn thể hiện quyết tâm loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc. Họ có thành công?

OSN

Cựu Chủ tịch Sepp Blatter từng tuyên bố “hoàn toàn không có nạn phân biệt chủng tộc trên sân bóng”. HLV Jose Mourinho sau bê bối một số CĐV Chelsea buông lời lẽ kỳ thị màu da với một CĐV PSG trong ga tàu điện ngầm cho biết ông cảm thấy xấu hổ vì hành động này, và rằng “không có phân biệt chủng tộc trong bóng đá. Bóng đá không ngu ngốc đến mức đóng cửa với nhiều người. Nếu anh giỏi, anh có việc”.

Cần phải đính chính tuyên bố của 2 nhân vật kể trên, tình trạng kỳ thị chủng tộc không phải “hoàn toàn” không xảy ra trên sân bóng, mà chỉ là “rất ít”. Có lẽ nhiều người chưa quên việc Kevin-Prince Boateng khi còn chơi cho AC Milan đã rời sân giữa chừng trong một trận giao hữu trước mùa để phản ứng lời lẽ phân biệt màu da nhắm vào anh từ trên khán đài.

Tôn giáo, màu da, sắc tộc, vùng miền là đề tài rất nhạy cảm, thường xuyên gây tranh cãi gay gắt mỗi khi đem ra làm chủ đề.

Việt Nam không ngoại lệ với tình trạng phân biệt vùng miền. Nhẹ là những cái bĩu môi dè bỉu “dân A, dân B mà”, hay thể hiện ở thái độ nói chuyện và cung cách giao tiếp. Trầm trọng hơn, một số công ty ghi rõ trong yêu cầu tuyển dụng: “Không tuyển nhân sự tỉnh A, B, C…”

Một số HLV, CLB bóng đá không công khai đưa ra tiêu chí phân biệt để tuyển người như vậy nhưng ngấm ngầm lại không thiếu. Bê bối liên quan đến cựu HLV Wigan, Malky Mackay là ví dụ mới nhất. Những từ ngữ phân biệt chủng tộc, giới tính trong các bức thư điện tử của Mackay trong suốt thời gian làm việc tại Cardiff từng bị phanh phui và gây sốc với nhiều người.

Chính phủ các quốc gia, như FIFA hay UEFA, đã và đang chung tay tìm hướng loại bỏ vấn nạn kỳ thị chủng tộc. Tuy nhiên tất cả đều hiểu đây là một chiến dịch kéo dài thậm chí nhiều người xác định trước không có điểm kết thúc; thay vào đó, những cố gắng của mọi người chỉ cho hy vọng giảm chứ khó quét sạch được khi mà sự kỳ thị đã ăn sâu vào tư tưởng của nhiều người.

Q.Nguyên

13p

Khi UEFA thông báo một hệ thống phân bổ tài chính mới đã được thông qua cho các CLB góp mặt tại Champions League cũng như giải đấu bị coi là “hạng 2” là Europa League từ năm 2015 đến 2018.

“EPFL chúc mừng UEFA khi đưa ra quyết định quan trọng cho một tương lai bền vững của bóng đá châu Âu”, Tổng thư ký Georg Pangl của EPFL nói. “Cá nhân tôi cảm thấy biết ơn Chủ tịch Michel Platini của UEFA và Tổng thư ký Gianni Infantino vì quyết định khôn ngoan này”.

Quyết định của UEFA được Georg Pangl miêu tả là “khôn ngoan” là bởi tổ chức này đã có sự nhượng bộ đối Hiệp hội các CLB châu Âu (ECA), vốn tiền thân là nhóm G-14 bao gồm các CLB hàng đầu lục địa già từng gây không ít phiền toái cho UEFA và FIFA. Nếu không có động thái “lùi một bước”, UEFA sẽ tiếp tục đối diện với những rắc rối như từng trải qua với G-14. Gần 10 năm trước, G-14 từng bị cho là có ý định ly khai khỏi Champions League, thành lập một giải đấu riêng rẽ bao gồm các đội bóng hàng đầu châu Âu.

Tăng tiền thưởng tại Champions League, Europa League và dĩ nhiên các CLB là đối tượng được hưởng lợi nhất, kể cả các đội bóng trung bình tại lục địa già theo kiểu “mèo nhỏ bắt chuột nhỏ”. Một ví dụ, theo hệ thống phân bổ tài chính mới của UEFA, Dundalk, đại diện của bóng đá Ireland tham dự Champions League sẽ nhận tối thiểu 550 nghìn euro, tăng 57% so với 375 nghìn euro mà St Patrick’s Athletic mùa trước nhận được.

Song song với chiến thắng trong việc khiến UEFA tăng số tiền thưởng tại 2 giải đấu Champions League và Europa League, ECA cũng đạt được thỏa thuận mới với UEFA về việc đảm bảo cho các CLB ít nhất 200 triệu euro từ doanh thu EURO 2020. Thỏa thuận hiện tại đang đóng ở mức 150 triệu euro cho EURO 2016. Ngoài ra, các CLB sẽ nhận 8% doanh thu từ truyền hình, các hoạt động thương mại và tiền bán vé. Trước đó, UEFA đã chấp nhận yêu cầu có chính sách bảo hiểm và  cho các cầu thủ tham dự VCK EURO, bắt đầu từ EURO 2012.

Một thắng lợi khác của ECA là UEFA sẽ cho 214 thành viên tổ chức này 2 ghế trong Ban điều hành hoạch định chính sách. “Những thỏa thuận đạt được là một thành công tuyệt vời”, Chủ tịch Karl-Heinz Rumennigge của ECA hoan hỉ nói sau cuộc họp với UEFA hồi giữa tháng 3.

ECA cũng cho biết đang tiến hành đàm phán với FIFA, theo đó họ yêu cầu phải có “sự cho phép” từ các CLB khi quyết định thời điểm cho các cầu thủ tập trung lên làm nhiệm vụ cho ĐTQG.

ĐỨC HIỂN

Tuy nhiên trong vài năm qua thì mức độ cạnh tranh trong bóng đá châu Âu đã giảm đi đáng kể sau sự ra đời của Luật Công bằng Tài chính (FFP) và một trong những giải pháp đầu tiên mà UEFA tính đến để giảm bớt sự chênh lệch giữa các CLB ở lục địa già là sửa đổi FFP.

t17

Càng bất bình đẳng, càng nghèo

Tháng 12/2014 vừa qua, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố báo cáo về mối liên hệ giữa bất bình đẳng và phát triển kinh tế tại một số quốc gia thành viên của OECD. Kết quả là mức độ bất bình đẳng ở một nước càng tăng thì tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia đó lại càng giảm và ngược lại. Và điều tương tự cũng đúng với bóng đá, đặc biệt là trong bối cảnh nó đang được thương mại hóa cao độ như hiện nay. Như đã nói ở kỳ trước, mức độ cạnh tranh tại các giải VĐQG lớn ở châu Âu cũng như tại Champions League đều đang có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng và – cũng giống như những gì mà OECD đã phân tích – điều này sẽ có tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh của giải đấu nói chung cũng như các CLB nói riêng.

Doanh thu từ truyền hình chiếm tỷ trọng khá lớn (từ 35 đến 45%) trong tổng thu nhập của các đội bóng, và đến lượt mình thì nguồn thu từ truyền hình lại phụ thuộc vào tính hấp dẫn của giải đấu. Ngoại trừ một số CĐV vô cùng trung thành và sẵn sàng theo dõi tất cả các trận đấu cho dù nó có nhạt nhẽo tới đâu, phần lớn người hâm mộ đều mong muốn được chứng kiến một cuộc đối đầu kịch tính, nảy lửa mỗi khi nhấn nút khởi động TV. Hầu như không có ai muốn bỏ tiền ra để theo dõi một trận cầu/một giải đấu nhàm chán và khi mức độ cạnh tranh của một giải đấu sụt giảm thì giá trị bản quyền truyền hình của nó cũng vì thế mà chững lại theo. Đơn cử, tổng thu nhập từ truyền hình của Ligue 1, Serie A, Bundesliga – các giải đấu thuộc diện “đơn cực” khi mà PSG, Juventus, Bayern Munich đã thâu tóm cả 3 danh hiệu VĐQG gần nhất – trong mùa giải 2013/14 chỉ là 1,828 tỷ euro, tức còn thấp hơn một mình Premier League (1,875 tỷ euro quy đổi). Thậm chí Champions League cũng không phải là ngoại lệ. Trong khi giá trị bản quyền truyền hình của các giải VĐQG ít nhiều còn có sự tăng trưởng thì nguồn thu của UEFA từ Champions League đã giậm chân tại chỗ suốt 3 năm qua ở mức 1,34 tỷ euro/mùa.

Tác dụng phụ của FFP

UEFA đương nhiên không mong muốn bóng đá châu Âu trở thành sân chơi riêng của một số CLB siêu giàu và họ đang có những động thái điều chỉnh hành lang pháp lý để làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong bóng đá lục địa già. Một trong số đó là việc nới lỏng các quy định của Luật Công bằng Tài chính (Financial Fair Play – FFP). Thực ra thì FFP còn bao gồm nhiều hạng mục khác liên quan đến nghĩa vụ trả lương cầu thủ, thanh toán phí chuyển nhượng hay nộp thuế của các đội bóng, nhưng cấu phần quan trọng nhất vẫn là quy định về mức lỗ tối đa của một CLB. Cụ thể, nếu muốn được cấp phép tham dự Cúp châu Âu thì các CLB không được phép thua lỗ lũy kế nhiều hơn 30 triệu euro trong 3 mùa bóng từ 2012/13 đến 2014/15 (UEFA gọi là “kỳ theo dõi”). Ngoài ra, nếu như CLB đó bị lỗ lũy kế nhiều hơn 5 triệu euro trong kỳ theo dõi thì chủ sở hữu sẽ phải bỏ tiền túi ra để bù lỗ cho đội bóng, hay nói theo ngôn ngữ của UEFA thì là “chuyển đổi khoản lỗ (của đội bóng) thành cổ phần (của ông chủ)”. Ví dụ, nếu như Chelsea bị lỗ 20 triệu euro trong kỳ theo dõi thì họ sẽ phải phát hành thêm một lượng cổ phiếu trị giá 15 triệu euro (chênh lệch giữa 30 triệu và 5 triệu euro) và Roman Abramovich sẽ phải chi tiền ra mua lại số cổ phiếu này. Thông qua giao dịch nói trên, Chelsea sẽ có thêm 15 triệu euro tiền mặt còn Abramovich nhận được một mớ cổ phiếu về cơ bản là vô giá trị (đây không phải là vấn đề gì to tát với những “tay chơi” như Abramovich hay Sheikh Mansour, nhưng không phải ông chủ ngoại nào cũng rộng rãi như hai cái tên vừa nêu).

Không phủ nhận là FFP đã khiến tình hình tài chính của các CLB châu Âu trở nên minh bạch và lành mạnh hơn, nhưng sự ra đời của quy định này vô hình chung cũng khiến cho các CLB thuộc hạng khá và vừa rất khó có cơ hội để chen chân vào nhóm đầu. Đối với những đội bóng cỡ như Everton hay Valencia, con đường nhanh nhất – nếu không muốn nói là duy nhất – để vươn mình đứng vào hàng ngũ CLB lớn là kiếm được một ông chủ giàu có, người sẵn sàng bơm tiền để đội bóng tham gia vào các cuộc “chạy đua vũ trang” trên thị trường chuyển nhượng (cứ nhìn tấm gương của Man City là thấy) cũng như để đủ sức giữ chân các ngôi sao. Còn nếu không có đủ tiềm lực tài chính thì thành công – dù lớn lao đến mấy – của một CLB cũng chỉ mang tính tạm thời mà thôi, bởi những gã nhà giàu sẽ nhanh chóng tìm đến và lấy đi từ tay họ những tài năng sáng giá nhất. Dẫn chứng điển hình là Dortmund: những thắng lợi rực rỡ ở Bundesliga cũng như tại Champions League trong giai đoạn 2010-2013 vẫn không thể giúp họ cạnh tranh nổi với các “ông lớn” ở châu Âu về sức mạnh tiền bạc và hậu quả là đội bóng vùng Ruhr đã phải nói lời chia tay với những Kagawa, Goetze hay Lewandowski. Tuy nhiên FFP đã khiến các tỷ phú trở nên ngần ngại hơn rất nhiều trong việc bỏ tiền đầu tư vào bóng đá, vì một khi đã lao vào cuộc đua mua sắm cầu thủ thì số tiền thua lỗ trong những năm đầu tiên (khi thành công trên sân cỏ còn chưa kịp đến) gần như chắc chắn sẽ vượt mốc 30 triệu euro và CLB đó – dù có hùng mạnh đến mấy – cũng chỉ có thể quanh quẩn ở giải nội địa.

Mở ra hy vọng “hóa rồng”

Hơn ai hết, UEFA hiểu rõ những tác dụng phụ của FFP và họ sẽ đưa ra những sửa đổi mà theo lời Tổng thư ký Gianni Infantino là để “thúc đẩy sự phát triển cũng như gia tăng sự cạnh tranh trong bóng đá châu Âu, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát chi tiêu và mức độ an toàn tài chính của các CLB”. Cụ thể, với FFP sửa đổi thì các ông chủ có thể thoải mái bơm tiền cho CLB mà mình sở hữu, miễn sao họ chứng minh được rằng đây là một dự án có hiệu quả và sau 3 đến 5 năm thì doanh thu của đội bóng đó sẽ tăng trưởng đủ mạnh để bù đắp lại cho khoản đầu tư ban đầu. Đương nhiên, nói như thế không có nghĩa là ai đó được quyền mua lại Aston Villa, Sevilla hay Fiorentina, ném tiền ra một cách vô tội vạ và giải thích với UEFA rằng: “Với 300 triệu euro đầu tư vào việc chiêu mộ cầu thủ, sau 3 năm chúng tôi sẽ đủ sức chạy đua giành chức VĐQG cũng như lọt vào sâu ở Champions League và sẽ không còn bị lỗ”. Họ phải trình bày được một bản kế hoạch rõ ràng, khả thi, gồm nhiều mục tiêu nhỏ được xác định theo từng giai đoạn. FFP sửa đổi không khiến các giới hạn về tài chính biến mất, nhưng nó sẽ giúp các CLB được quyền chi tiêu một cách linh hoạt hơn và giúp những đội bóng thuộc nhóm dưới có hy vọng một ngày nào đó “hóa rồng”. Đó là lý thuyết và cũng là những gì UEFA mong muốn, còn liệu nó có trở thành sự thực hay không thì chúng ta còn phải chờ xem…

Nước chảy chỗ trũng: FFP đã gián tiếp tạo ra một vòng luẩn quẩn trong hoạt động kinh doanh của các CLB. Muốn tăng cường lực lượng thì phải có tiền, nhưng với sự tồn tại của FFP thì việc huy động vốn từ những ông chủ tỷ phú là rất khó khăn và một đội bóng chỉ có thể kiếm tiền từ việc gặt hái các danh hiệu hoặc từ hoạt động thương mại. Nhưng những danh hiệu lớn hoặc các bản hợp đồng tài trợ béo bở lại thường chỉ rơi vào tay các CLB lớn, khiến họ đã giàu lại càng thêm giàu và khoảng cách giàu – nghèo giữa các đội bóng lại càng được nới rộng.

UEFA đang có những động thái điều chỉnh pháp lý để làm gia tăng mức độ cạnh tranh, mà một trong số đó là việc nới lỏng các quy định của Luật Công bằng Tài chính.

QUANG HẢI

barca-bayern

Sự yên lặng bất thường

Châu Âu đang trải qua một mùa hè nóng bậc nhất trong lịch sử, nhưng độ nóng ấy lại không được truyền tải đến các sân cỏ ở lục địa già. Tháng 5 là thời điểm mà mùa bóng sắp sửa hạ màn, là lúc diễn ra những vòng đấu cuối ở các giải VĐQG và lẽ ra phải là giai đoạn mà sự căng thẳng cũng như hồi hộp được đẩy lên đến đỉnh điểm cao trào. Nhưng tháng 5/2015 đã trôi qua một cách tương đối yên tĩnh và bình lặng. Sau ngày 8/5, cuộc đua đến ngôi vô địch tại tất cả các giải VĐQG lớn gần như đều đã ngã ngũ và người ta có tìm mỏi mắt cũng chẳng thấy một chút hấp dẫn hay kịch tính nào.

Tại Serie A, Juventus chính thức đăng quang từ ngày 2/5 khi mùa giải vẫn còn tới 4 vòng đấu (và thực ra thì Scudetto đã nằm trong túi họ từ giữa tháng 4, khi khoảng cách với đội xếp thứ hai Lazio được nới rộng ra thành 15 điểm). Cục diện ở Bundesliga cũng không có nhiều khác biệt khi mà Bayern Munich cũng lên ngôi sớm 4 vòng, thậm chí Bayern còn làm tốt hơn Juve ở chỗ họ đã trở thành nhà vô địch từ cuối tháng 4. Thậm chí kể cả Premier League, giải đấu vẫn được quảng bá là có tính cạnh tranh cao hàng đầu châu Âu cũng như thế giới, cũng an bài sớm không kém. Ngày 2/5, Chelsea bước lên ngai vàng Premier League sớm 3 vòng, nhưng thực ra ngay từ cuối tháng 3 thì Chelsea đã tạo ra khoảng cách trên dưới 10 điểm với nhóm bám đuổi và cuộc đua vô địch ở Premier League chỉ còn tồn tại trên góc độ lý thuyết. Tình hình tại La Liga khá hơn chút ít khi Barca và Real so kè khá quyết liệt đến tận 2-3 vòng đấu cuối, nhưng phong độ huỷ diệt của Barca khiến cho Real không có nhiều hy vọng và chút hy vọng nhỏ nhoi đó của Real cũng đã bị dập tắt sau trận hoà 2-2 trước Valencia ngày 8/5. Cái ngày 8/5 ấy cũng đã đặt dấu chấm hết cho màn rượt đuổi giữa PSG và Lyon ở Ligue 1, khi PSG nới rộng cách biệt ra thành 6 điểm và sở hữu hiệu số bàn thắng bại vượt trội trong bối cảnh mùa giải còn lại 2 vòng.

Buồn tẻ, dĩ nhiên rồi, nhưng điều thực sự đáng quan ngại nằm ở chỗ đó là một sự buồn tẻ có tính hệ thống. Juventus đã bỏ túi tới 4 danh hiệu VĐQG liên tiếp, còn Bayern và PSG kém cạnh hơn chút xíu với “chỉ” 3 lần liên tục mà thôi. Barca không thống trị La Liga một cách tuyệt đối như vậy, nhưng họ cũng vừa bước lên bục vinh quang lần thứ 4 trong vòng 6 năm và chỉ có Premier League là được đón chào một nhà vua tương đối mới mẻ (lần gần nhất Chelsea VĐ đã cách đây 5 năm). Tuy nhiên nếu nhìn rộng ra thì cũng chỉ có vỏn vẹn 3 CLB từng đoạt chức VĐ giải Ngoại hạng trong suốt 10 năm gần nhất, và đó rõ ràng không phải là dấu hiệu nhận biết của một giải VĐQG giàu tính cạnh tranh.

Sân chơi khép kín

Các giải đấu nội địa đã vậy, đấu trường cấp châu lục cũng không khá hơn là bao. Champions League – giải đấu cấp CLB vẫn được cho là hấp dẫn nhất hành tinh – giờ đây dường như đã biến thành sân chơi riêng của một số đội bóng siêu giàu. Mùa giải 2011/12, các đội góp mặt ở vòng bán kết lần lượt là Real, Barca, Bayern, Chelsea. Sang mùa 2012/13 là Real, Barca, Bayern, Dortmund. Mùa 2013/14 là Real, Bayern, Atletico Madrid, Chelsea. Mùa 2014/15 là Barca, Real, Bayern và Juventus. Nói cách khác, trong vòng 4 mùa giải gần nhất thì chỉ có 7 CLB từng đi đến bán kết Champions League trong khi con số tối đa trên lý thuyết là 16 đội. Để so sánh, chỉ trong 2 mùa 2009/10 và 2010/11 thì đã có 7 CLB khác nhau từng hiện diện ở bán kết (Real, Barca, Man Utd, Schalke, Bayern, Lyon, Inter) còn trong quãng thời gian 4 mùa bóng từ 2007/08 đến 2010/11 thì số lượng CLB góp mặt ở vòng 4 đội cuối cùng là 10 (thêm Liverpool, Chelsea, Arsenal) và có thể coi là mức độ cạnh tranh ở Champions League trong giai đoạn 2011-15 đã giảm tới 30% so với giai đoạn 2007-11.

Đúng là lời nguyền Champions League vẫn đang ứng nghiệm khi chưa có đội bóng nào có thể bảo vệ thành công chức vô địch, nhưng chiếc Cúp bạc này chỉ được luân chuyển giữa một số CLB lớn và các đội bóng nhỏ hoặc vừa hầu như không có cơ hội “mon men” đến những vòng đấu cuối chứ đừng nói gì đến việc nâng Cúp – một điều vẫn rất thường xuyên xảy ra khi mà giải đấu này còn mang tên Cúp C1 châu Âu. Để so sánh, trong 4 mùa bóng từ 1983/84 đến 1986/87 thì có tới… 15 CLB khác nhau (một kỷ lục) từng ghi tên mình vào bán kết (Liverpool, Dinamo Bucuresti, Dundee, Roma, Juventus, Bordeaux, Panathinaikos, Anderlecht, Steaua Bucharest, Gothenburg, Barca, Porto, Dynamo Kiev, Bayern, Real). HLV Arsene Wenger cũng phải thừa nhận: “Champions League bây giờ nhạt nhẽo hơn rất nhiều so với 15 năm trước. Các cầu thủ giỏi chỉ tập trung ở một số CLB lớn và kết cục của Champions League trở nên dễ dự đoán hơn rất nhiều”. Làm sao mà không dễ dự đoán cho được, khi 4 ứng cử viên hàng đầu (Real, Barca, Bayern, Chelsea) chiếm tới hơn 50% cơ hội đăng quang ngai vàng Champions League 2014/15 theo đánh giá của các nhà cái vào đầu mùa giải, còn tổng cộng xác suất vô địch của 22 đội bóng xếp cuối chỉ đạt chưa đầy 20%. Chi tiết hơn nữa, giáo sư Stefan Szymanski (ĐH Michigan, Mỹ) từng tính toán mức độ cạnh tranh của Champions League dựa trên chỉ số Gini (một công cụ được Ngân hàng Thế giới áp dụng để đo độ bình đẳng, càng gần 1 là càng bất bình đẳng) và kết quả thu được là 0.69 – còn cao hơn cả Gini của những quốc gia thuộc hàng bất bình đẳng nhất trên thế giới này như Botswana, Lesotho hay Nam Phi.

Khi “ăn ba” dễ như… ăn cháo

Trong lịch sử Cúp C1 châu Âu/Champions League thì số đội bóng giành cú đúp danh hiệu VĐ châu Âu + VĐQG không phải là nhiều, còn những trường hợp đoạt “cú ăn ba” (giành thêm Cúp QG) thì lại càng hiếm hơn nữa. Cúp C1 châu Âu/Champions League đã diễn ra được tổng cộng 60 mùa giải, nhưng mới có 7 CLB làm được kỳ tích “ăn ba” mà thôi. Chiến đấu trên nhiều mặt trận cùng lúc, với số trận đấu có thể lên tới hơn 60 trận/mùa, luôn là một điều không hề dễ dàng và chỉ riêng chất lượng đội hình rõ ràng là chưa đủ. Các đội bóng còn phải biết cách phân phối sức lực hợp lý, nỗ lực hết mình trong từng trận đấu và cần cả một chút may mắn nữa. Tuy nhiên có một điểm rất đáng chú ý, ấy là trong 7 cú ăn ba được nhắc đến ở trên thì có tới 3 trường hợp diễn ra trong vòng 7 năm trở lại đây, lần lượt là Barca (2008/09), Inter (2009/10) và Bayern (2012/13). Chưa hết, nếu như Barca đánh bại Bilbao trong trận CK Cúp nhà Vua TBN thì chắc chắn chúng ta sẽ được chứng kiến thêm một cú ăn ba nữa ở mùa giải 2014/15 (vì Juve đã giành đủ 2 danh hiệu nội địa) và sẽ có tới 4 đội bóng “ăn ba” trong 8 mùa gần nhất, tức cứ 2 năm lại xảy ra một lần. Đó là một tần suất cao đến mức đáng ngạc nhiên bởi vì trong 53 mùa giải đầu tiên của Cúp C1 châu Âu/Champions League (từ mùa 1955/56 đến 2007/08) cũng chỉ có 4 CLB đoạt 3 danh hiệu trong một mùa bóng, tức 13 năm/lần: sau Celtic (1966/67) là Ajax (1971/72), PSV (1987/88) và Man Utd (1998/99).

Có nhiều lý do dẫn đến việc các cú ăn ba nở rộ như nấm sau mưa như hiện nay. Đơn cử, việc giành vé tham dự Champions League giờ đây trở nên đơn giản hơn (không cần phải VĐQG mới được góp mặt) so với khi giải đấu này còn mang tên Cúp C1, giao thông thuận tiện và y học thể thao phát triển tạo điều kiện cho các cầu thủ phục hồi thể lực nhanh hơn sau khi tham dự những trận đấu ở Cúp châu Âu… nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là sự vượt trội của một nhóm CLB hàng đầu, khiến họ vẫn có đủ nguồn lực để áp đảo các đối thủ trong nước ngay cả khi đã chia sẻ sức lực cho chiến trường châu Âu. UEFA tất nhiên không mong muốn tình trạng này xảy ra, và họ đã có những hành động nhất định mà đầu tiên là việc điều chỉnh Luật Công bằng tài chính (FFP)…

Champions League bây giờ nhạt nhẽo hơn rất nhiều so với 15 năm trước. Các cầu thủ giỏi chỉ tập trung ở một số CLB lớn và kết cục của Champions League trở nên dễ dự đoán hơn rất nhiều” – Arsene Wenger.

QUANG HẢI

(Đón đọc Kỳ 2: FFP – Bình mới, rượu có mới?)

UEFA president Michel Platini speaks during a press conference on the eve of the qualifying draw of the 2016 European Football Championship on February 22, 2014 in Nice, southeatern France. AFP PHOTO / VALERY HACHE (Photo credit should read VALERY HACHE/AFP/Getty Images)

Chủ tịch Michel Platini.

Trong những thay đổi mà UEFA sắp thực hiện, những ông chủ bóng đá giàu có sẽ được phép bỏ tiền túi của mình để trang trải những khoản thua lỗ của CLB. Như vậy, những đội bóng nổi tiếng giàu có nhờ các ông chủ như Man City, PSG… sẽ được hưởng lợi lớn khi có thể thoải mái mua sắm trên TTCN mà không còn phải e ngại sẽ vi phạm FFP như trước đây.

Thay đổi của UEFA diễn ra trong bối cảnh FFP mà họ đề ra bị các CLB phản đối kịch liệt và có nguy cơ bị khởi kiện.

Hoàng Minh

(Thethao24.tv) – Để kỷ niệm 60 năm tuổi, UEFA – thành lập ngày 15/6/1954 – đang tiến hành bầu chọn Bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử các giải đấu của tổ chức này. Danh sách đề cử bao gồm 60 bàn thắng do chủ tịch Michel Platini và Tổng Thư Ký Gianni Infantino giới thiệu không gói gọn theo tiêu chí “bàn thắng tiêu biểu trong năm”, vì chủ yếu chỉ quan tâm tới chất lượng của bàn thắng. Đồng thời, phạm vi bầu chọn được trải rộng tối đa, từ EURO, Các Cúp châu Âu cho đến giải mới ra đời là UEFA Youth League. Quá trình bầu chọn sẽ khép lại vào ngày 25/11.

>>>Arsenal thoát khỏi án phạt từ Uefa

>>>UEFA chính thức thay đổi cách phân hạt giống tại Champions League

>>>Messi – Ronaldo đọ sức trong màu áo tuyển

Đứng trong hàng ngũ các CLB hàng đầu của các Cúp châu Âu mọi thời đại, Barcelona có ứng viên được đề cử là chuyện chẳng có gì lạ. Điều thú vị ở đây là trên trang chủ của Barca, họ cho biết chỉ có 3 đề cử thuộc về Samuel Eto’o, Lionel Messi và Munir El Haddadi với các pha lập công trong màu áo của “gã khổng lồ xứ Catalan”.

Tuyệt phẩm của Eto’o xảy ra trong chiến thắng Panathinakos 5-0 ở vòng bảng Champions League 2005/06 ngày 2/11/2005, khi nhận được chuyền của Messi rồi lốp bóng điệu nghệ vào góc xa khung thành trên đường đến đỉnh vinh quang. Tuyệt tác của Messi là một màn solo ngoạn mục qua hàng loạt chiếc áo trắng của Real Madrid, trước lúc đưa bóng vào góc xa ở lượt về vòng bán kết Champions League 2010/11 ngày 27/4/2011.

Messi, Munir y Eto'o

Samuel Eto’o (trái) và Lionel Messi trong danh sách đề cử Bàn thắng đẹp nhất lịch sử 60 năm của UEFA.

Trong khi ấy, tác phẩm của Munir El Haddadi xảy ra ở trận chung kết đầu tiên trong lịch sử của UEFA Youth League ngày 14/4/2014 với cú sút xa từ bên phần sân nhà đưa bóng vào khung thành Benfica. Ngoài ra, trang chủ của CLB chỉ nhắc tới cú sút xa thần sầu của Thiago Alcantara giúp Tây Ban Nha thắng Thụy Sĩ tại chung kết giải U-21 châu Âu ngày 25/6/2011. Và hết!

Rõ ràng, Barca cố tình phớt lờ đề cử cho Luis Figo với cú sút xa ngày 12/6/2000 giúp Bồ Đào Nha thắng Anh 3-2 ở EURO 2000. Điều này chứng tỏ Barca vẫn còn “căm” Figo, vì ở thời điểm ghi bàn, anh còn thuộc biên chế của Barca, và chỉ sau giải này, anh mới sang Real Madrid. Ngoài ra, Barca cũng giấu mất sự thật rằng tuyệt phẩm đang được đánh giá cao nhất hiện thuộc về Mauro Bressan (Fiorentina), với pha ngả người sút bóng từ khoảng cách 30m vào khung thành… Barca ở vòng bảng Champions League 1999/00 ngày 2/11/1999.

Minh Châu

(Thethao24.tv) – Hẳn chủ tịch của FA, Greg Dyke, đang rất thất vọng trước thông tin các CLB tại Premier League đưa ra sân số cầu thủ đào tạo tại chỗ thấp kỷ lục ở mùa giải năm nay.

>>>Ai đang là cầu thủ chạy nhanh nhất Premier League mùa giải này?

>>>Những con số thống kê ấn tượng sau vòng 9 Premier League

>>>ĐH tiêu biểu vòng 9 Premier League: Chelsea chiếm ưu thế

Thống kê từ The CIES Football Observatory có trụ sở ở Thụy Sĩ cho biết, tính đến ngày 21/10, con số này là 13,9%. Theo xếp hạng của The CIES Football Observatory thì Premier League đứng thứ 4 trong 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu về sử dụng cầu thủ đào tạo tại chỗ, sau Ligue 1 của Pháp (24,6%), La Liga của Tây Ban Nha (22,4%) và Bundesliga của Đức (16,4%). Serie A của Italia đứng thấp nhất, chỉ với 9,6%.

Ở đây, một cầu thủ đào tạo tại chỗ được UEFA xác định như sau: cầu thủ của đội 1 tập luyện trong ít nhất 3 năm tại CLB trong độ tuổi từ 15 đến 21. Các cầu thủ được CIES tính đến hoặc xuất hiện trong một trận đấu ở giải vô địch mùa bóng này, hoặc là dự bị không được sử dụng nếu họ đã chơi một trận đấu ở đội 1 trong hai mùa giải gần đây.

Greg Dyke FA

 Raffaele Poli, người đứng đầu CIES Football Observatory.

Theo ông Raffaele Poli, người đứng đầu CIES Football Observatory, con số trên chỉ ra hai mặt của Premier League khi thành công về mặt tài chính đã lấy đi cơ hội của những cầu thủ đào tạo tại chỗ. “Tỷ lệ số cầu thủ tập luyện tại CLB thấp ở Anh đã khẳng định rằng, nếu các CLB có tiền mua tài năng, họ thường không dành cơ hội cho những cầu thủ của học viện. Vì thế, câu hỏi đặt ra là tại sao họ vẫn đưa về nhiều cầu thủ trẻ nếu như không để họ thi đấu?” ông Poli đặt câu hỏi.

Không chỉ ở Anh, con số chung tại 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu cũng cho biết số cầu thủ đào tạo tại chỗ đã giảm từ 20,2% vào năm 2010 xuống 17,2%. Đây là bằng chứng cho thấy các CLB đang đóng băng những tài năng của học viện khi không để họ thi đấu trong đội 1.

Ít nhất thì CIES không công bố cụ thể số cầu thủ trẻ người Anh được các CLB tại Premier League đưa ra sân bởi vì khái niệm “đào tạo tại chỗ” của UEFA bao gồm cả những cầu thủ nước ngoài tập luyện trong 3 năm tại một CLB khi còn trẻ. Và UEFA quy định các đội bóng tham dự Champions League hay Europa League phải có 8 cầu thủ đào tạo tại chỗ trong danh sách đăng ký. Riêng trường hợp của Man City, họ chỉ có 5 cầu thủ dạng này do danh sách đăng ký bị giới hạn với 21 cầu thủ vì vi phạm Luật tài chính công bằng (FFP).

Hà Hân

(thethao24.tv) – Vấn nạn dàn xếp tỷ số tiếp tục hoành hành thế giới bóng đá sau khi UEFA cho biết cảnh sát đã tiến hành bắt giữ 8 thành viên của CLB Daugava Daugavpils (Latvia) nhúng tay dàn xếp tỷ số trong thất bại 1-7 của đội bóng này trước Elfsborg ở trận đấu lượt đi vòng loại thứ 2 Champions League.

>>>Video: Olympiacos 1-0 Juventus (Champions League 2014/15)

>>>Video: Anderlecht 1-2 Arsenal (Champions League 2014/15)

>>>Video: Roma 1-7 Bayern Munchen (Bảng E Champions League 2014/15)

Theo UEFA, cơ quan này bắt đầu tiến hành xem xét án phạt đối với CLB Daugava Daugavpils, chủ tịch đội bóng cũng như các cầu thủ có liên quan đến bê bối bán độ trên sau khi thu thập được một số chứng cứ.

Trong một tuyên bố tại cuộc họp báo ở Riga, người đứng đầu cảnh sát Lavia là Andrejs Grisins cho biết trong số 8 người bị giam giữ có 2 quan chức của câu lạc bộ, 2 cầu thủ và 4 người có liên quan trong việc dàn xếp tỷ số trận đấu nói trên.

1973008_w2

Elfsborg thắng giòn giã nhưng đâu biết đối phương… bán độ – Ảnh: AFP

“Nhờ hệ thống tìm vào phát hiện gian lận của UEFA, những cá cược bất thường về trận đấu giữa đội bóng của Latvia đấu với Elfsborg của Thụy Điển vào ngày 17.7.2013 được báo cáo sau đó. Điều này đã khởi nguồn cho một cuộc điều tra khi UEFA hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương. Các nhà chức trách thực thi pháp luật Latvia sau đó đã tiến hành điều tra trước khi thực hiện các cuộc bắt giữ”, Reuters dẫn một tuyên bố của UEFA.

Ở trận đấu nói trên, đội bóng chủ nhà Daugava Daugavpils (lần đầu tiên giành chức vô địch Latvia năm 2012) bất ngờ để thủng lưới 5 bàn thắng chỉ sau 30 phút thi đấu trước khi dẫn đến kết cục bị “tàn sát” 1-7 ở lượt đi. Sau đó, họ tiếp tục thúc thủ 0-4 trong trận lượt về.

Trong khi đó, sau vụ việc của Daugava Daugavpils, pháp luật của Latvia cũng tiến hành thay đổi một số điều luật vào đầu năm nay khi những người tổ chức và có liên quan đến bán độ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Thanh Niên

(Thethao24.tv) – Liên đoàn bóng đá quyền lực nhất Châu Âu vừa công bố một sự thay đổi quan trọng liên quan đến lễ bốc thăm chia bảng Champions League và đươc áp dụng ngay từ mùa giải sau.

Kể từ khi Champions League mở rộng số CLB tham dự lên thành 32 từ mùa 1999-2000, UEFA đã luôn trung thành với cách phân loại “hạt giống” theo vị trí trên một BXH chung. Bảng này được sắp xếp dựa trên thành tích thi đấu của các đội ở Champions League và UEFA Cup (sau này là Europa League) trong vòng 5 mùa giải gần nhất. Theo đó, 8 đội đứng đầu bảng thời điểm đó sẽ được ưu tiên lựa chọn vào nhóm “hạt giống”.

Cuộc đại chiến này hoàn toàn có thể xảy ra ngay từ vòng bảng Champions League
Cuộc đại chiến này hoàn toàn có thể xảy ra
ngay từ vòng bảng Champions League

Mặc dù vậy, kể từ mùa giải sau 2014-15, mọi thứ sẽ không còn diễn ra như suốt 15 năm qua. UEFA thông báo họ đã quyết định thay đổi thể thức phân loại “hạt giống”. Nhóm mạnh nhất sẽ bao gồm nhà ĐKVĐ Champions League cùng 7 nhà ĐKVĐ của 7 giải đấu hàng đầu Châu Âu gồm Anh, Tây Ban Nha, Đức, Italia, Bồ Đào Nha, Pháp và Nga. Trong trường hợp đội vô địch Champions League cũng lên ngôi ở 1 trong 7 giải quốc nội trên thì suất “hạt giống” dư ra sẽ được trao cho ĐKVĐ của giải Hà Lan.

UEFA hy vọng sự thay đổi trên sẽ khắc phục tối đa những hạn chế và bất cập trong cách chia bảng như hiện nay, khi mà thành tích ở đấu trường châu lục sẽ không còn đóng vai trò quá quan trọng nữa. Đơn cử, Man City đã vô địch nước Anh 2 trong 3 mùa giải gần đây nhưng họ chỉ được xếp vào nhóm 2 và 3 để rồi phải liên tục thi đấu ở bảng “tử thần”. Trong khi đó, “đồng hương” Arsenal lại luôn là “khách quen” của nhóm “hạt giống”, bất chấp chỉ xếp thứ 4 ở giải quốc nội và phải dự Champions League qua cửa play-off. Chắc chắn sẽ không còn tiếp diễn tình trạng những nhà vô địch đụng mặt nhau ngay từ vòng bảng như mùa giải này: Atletico Madrid (TBN) vs. Juvetus (Ý) vs Malmo (Thụy Điển) ở bảng A hay Bayern Munich (Đức) vs. Man City (Anh) ở bảng E.

Sự thay đổi này sẽ đảm bảo cho các nhà vô địch không phải chịu thiệt thòi nhưng cũng đã vấp phải không ít phản đối vì “hạt giống” sẽ không còn là 8 đội mạnh nhất Châu Âu. Ví dụ như việc ưu tiên các nhà vô địch của Nga và Bồ Đào Nha. Hiện nay, trình độ cấp CLB của 2 quốc gia này không thể so bì được với Anh, Đức hay Tây Ban Nha và chắc chắn những Chelsea, Dortmund hay Barcelona dù không vô địch quốc nội nhưng cũng thừa sức trên cơ ĐKVĐ Zenit St. Petersburg của Nga hay Benfica của Bồ Đào Nha. Viễn cảnh Chelsea hay Barca bị xếp làm “chiếu dưới” của Zenit hay Benfica thực sự khá là buồn cười.

Thực trạng này cũng sẽ dẫn đến số lượng bảng “tử thần” thậm chí còn nhiều hơn hiện nay, khi những đại gia như Chelsea và Barca sẽ không còn nằm chung một nhóm. Một bảng đấu mà không khác gì vòng bán kết hoàn toàn có thể xảy ra: Chelsea, Barcelona, Dortmund và AS Roma.

Gia Khoa

(Thethao24.tv) – UEFA đã xác nhận rằng họ sẽ xem xét phạt những CLB có khoản nợ quá lớn, và nhiều khả năng Man Utd sẽ là một trong số các đội bóng bị “sờ gáy”.

Ngày hôm nay, tờ The Telegraph đã đăng tải thông tin cho biết Manchester United có thể sẽ bị UEFA phạt vì vi phạm luật công bằng tài chính, bởi đội bóng hiện đang gánh khoản nợ lên tới 350 triệu bảng.

8

Manchester United đã dễ dàng vượt qua những đợt kiểm tra tài chính của UEFA trước đây nhờ những khoản lợi nhuận khổng lồ hàng năm của họ. Tuy vậy, mới đây UEFA đã xác nhận rằng họ sẽ xem xét phạt cả những CLB hiện đang nợ quá nhiều tiền. Ở thời điểm hiện tại, Man Utd đang nợ 350 triệu bảng, và trong quá khứ có thời điểm họ đã nợ tới 790 triệu bảng.

Tổng thư ký của UEFA, ông Gianni Infantino cho biết: “Hiện tại chúng tôi vẫn đang chú ý tới những khoản thua lỗ của các đội bóng, và rõ ràng việc trả nợ sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính của họ. Tuy vậy trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận những vấn đề liên quan tới những khoản nợ.”

Một đội bóng khác của Premier League là Man City cũng đang gặp rắc rối với luật công bằng tài chính của UEFA. Mới đây, Man City đã phải nhận án phạt 49 triệu bảng vì những sai phạm trong hoạt động tài chính của CLB. Tuy vậy, BLĐ Man City cho rằng việc UEFA phạt họ là không hợp lý, bởi hiện tại họ đã thanh toán hết các khoản nợ.

“Khoản nợ của chúng tôi đã về mức 0. Chúng tôi không phải trả tiền nợ, và đối với tôi, đây là một mô hình tài chính hiệu quả và bền vững. Nhưng có lẽ các quan chức của UEFA không nghĩ như vậy. Họ có những phương pháp đánh giá khác chúng tôi,” chủ tịch Khaldoon Al Mubarak của Man City cho biết.

Theo Bongdaso

(thethao24.tv) – Manchester United muốn có hậu vệ của Valencia, Nicolas Otamendi trong tháng Giêng, Marco Reus từ chối gia hạn hợp đồng với Borussia Dortmund, Sam Allardyce bênh vực người đồng nghiệp David Moyes,…là những thông tin chính có trong bản tin tối ngày 25/9 của thethao24.tv.

>>>Smalling nhập viện, hàng thủ Man Utd càng thêm khủng hoảng

>>>Sốc: Man Utd muốn đưa Pique trở lại Old Trafford

>>>Arsenal và Man Utd đại chiến vì Ron Vlaar

Theo Daily Express, HLV Louis van Gaal đã xác nhận Man Utd đang theo đuổi hậu vệ của Valencia, Nicolas Otamendi để giải quyết vấn đề hàng thủ hiện nay của đội. Tuy vậy, sẽ không dễ cho “Quỷ đỏ” trong phi vụ này bởi cả Chelsea và Manchester City đều muốn có Nicolas Otamendi trong đội hình.

ng1035869

“Quỷ đỏ” nhắm Nicolas Otamendi để giải quyết vấn đề hàng thủ.

Chia sẻ trên tờ The Sun, HLV Sam Allardyce có ý bênh vực người đồng nghiệp David Moyes. Cụ thể, chiến lược gia này thắc mắc tại sao Manchester United lại không cung cấp số tiền hơn 150 triệu bảng cho HLV người Scotland để ông có thể đưa vệ Old Trafford những ngôi sao mới như Van Gaal hiện tại.

Andy Carroll bị Sam Allardyce “đe dọa”. Theo đó, tiền đạo 25 tuổi này cần phải cải thiện phong độ của mình sau khi trở lại từ chấn thương nếu không muốn phải khăn gói ra đi.

HLV Arsene Wenger cho biết ông có thể “đào tạo” Abou Diaby trở thành một tiền vệ phòng ngự để tiếp tục phát triển sự nghiệp cho tiền vệ người Pháp.

Theo Daily Mirror, hậu vệ trái Matt Targett chuẩn bị kí vào bản hợp đồng mới có thời hạn 5 năm với Southampton. Hậu vệ mới bước sang tuổi 19 này được coi là tương lai thay thế lâu dài cho Luke Shaw – người đã chuyển tới khoác áo Man Utd hè qua.

Mục tiêu của Arsenal Adrien Rabiot nhiều khả năng sẽ được Paris Saint-Germain cho phép ra đi vào tháng Giêng tới nếu anh không ký tiếp vào bản hợp đồng gia hạn trước đó. Ngoài Arsenal, Roma cũng đánh tiếng muốn có tiền vệ 19 tuổi này.

Adrien-Rabiot_2890170

Arsenal sẽ có Rabiot trong tháng Giêng tới?

Ông chủ của CLB Leyton Orient mới đây đã đề nghị HLV Russell Slade từ chức. Nếu rời Leyton Orient, huấn luyện viên 53 tuổi này có thể dẫn dắt Cardiff City.

Tờ Daily Mail đưa tin, HLV Manchester City, Manuel Pellegrini sẽ không loại trừ khả năng giữ Frank Lampard ở lại Etihad lâu hơn dự thời hạn trong bản hợp đồng cho mượn từ CLB “con”, New York City FC.

Louis Van Gaal đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hàng thủ. Khi bệnh binh mới nhất gia nhập danh sách chấn thương của “Quỷ đỏ” là trung vệ Chris Smalling (chấn thương đùi).

20140918-liverpool-ngay-anfield-thanh-san-khau-kich-broadway-1

Liverpool sắp sửa chịu sự trừng phạt từ UEFA.

Liverpool đang bị UEFA điều tra về vấn đề vi phạm luật công bằng tài chính. Nguyên nhân được cho là The Kop đã để thất thoát 49.8 triệu bảng trong mùa giải 2012-13.

Arsenal, Chelsea và Manchester United đang gặp khó trong việc chiêu một thủ thành tài năng của Anderlecht, Mile Svilar. Thủ môn mới 15 tuổi này được giới chuyên gia đánh giá rất cao và được ví như một Thibaut Courtois thứ 2.

Theo Daily Express, Marco Reus đã từ chối ký vào bản hợp đồng gia hạn với Borussia Dortmund. Điều đó có nghĩa là cơ hội để sở hữu ngôi sao này của Manchester United, Liverpool và Arsenal lại tăng cao.

Marco-Reus-6

Reus đã từ chối gia hạn hợp đồng với Dortmund.

Theo Daily Star, tiền vệ của Manchester City, James Milner đã ra yêu sách với Pellegrini rằng nếu không được ra sân nhiều hơn trong mùa giải này anh có thể ra đi trong Hè tới.

Hào Dương (Tổng hợp)