Vụ tố cáo hai lãnh đạo VFF: Quốc tế giải quyết vụ việc tương tự thế nào?

Trên thế giới không hiếm trường hợp lãnh đạo thể thao/bóng đá bị cáo buộc tiêu cực (đặc biệt là trước các cuộc bầu cử), từ tham nhũng, đưa và nhận hối lộ, gian lận tài chính đến mua bán huy chương… Trong đó, đình đám nhất phải kể tới vụ nguyên Chủ tịch FIFA, Ủy viên Ban Chấp hành FIFA Mohamed bin Hamman năm 2010 bị tố cáo đã sử dụng 1 triệu USD để mua phiếu của các Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe trong chiến dịch tranh cử chức Chủ tịch FIFA.

Có 2 hình thức phổ biến giải quyết các vụ tố cáo: Giải quyết nội bộ trong chính các cơ quan, tổ chức và giải quyết theo pháp luật. Nó rất khác với nhiều vụ tố cáo từng xảy ra ở thể thao Việt Nam mang nặng tính hành chính – nhà nước, rất phức tạp và khó giải quyết. Đơn cử ông Phó Chủ tịch VFF bị tố nhận hối lộ với tư cách người VFF song nơi đứng ra giải quyết chính lại là Tổng cục TDTT – nơi ông là cán bộ công chức được biệt phái sang VFF.

Vụ tố cáo hai lãnh đạo VFF: Quốc tế giải quyết vụ việc tương tự thế nào?
Ông Hammam trong chuyến công tác tại Việt Nam

Việc xem xét giải quyết các vụ tố cáo thể thao hay bóng đá quốc tế được thực hiện với tinh thần chứng cứ. Các kết luận và phán xử đều phải dựa trên các chứng cớ được làm rõ. Điển hình như vụ của chính ông Hamman. Dù Tiểu ban Đạo đức của FIFA đã có kết luận mà theo đó ông bị cấm tham gia hoạt động bóng đá suốt đời, song mọi chuyện đã thay đổi sau khi ông khiếu nại ra Tòa án Trọng tài thể thao (CAS). Khi đó, CAS đã kết luận rằng, chứng cứ không đủ để buộc tội mua phiếu cho ông Hamman, cho dù họ cũng không kết luận ông vô tội. Khi đó, CAS cũng khẳng định sẽ tiếp tục xem xét nếu bên cáo buộc đưa ra được chứng cứ.

S.M