Những con số nghìn tỷ choáng váng
Ngoài ASIAD 2019 đang nổi sóng với con số 150 triệu USD, ngành thể thao đã liên tiếp nhận đăng cai, tổ
Ngoài ASIAD 2019 đang nổi sóng với con số 150 triệu USD, ngành thể thao đã liên tiếp nhận đăng cai, tổ chức các sự kiện với chi phí tính bằng đơn vị nghìn tỷ. Điều đáng ngại, tất cả đều do ngân sách nhà nước cấp và hầu hết tập trung cả cho vào việc đầu tư cơ sở vật chất. Thể thao Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ lãng phí và lệch hướng nghiêm trọng.
>>>>>Bi hài chuyện trọng tài của bóng chuyền Việt Nam
>>>>>Xạ thủ từng bắn vượt kỷ lục Olympic 6 điểm Hà Minh Thành Mất hút vì đâu?
>>>>>Dự án sân đua xe đạp lòng chảo 500 triệu USD phục vụ ASIAD 2019
>>>>>Cuộc đổi “vận” kỳ lạ của xạ thủ đen nhất thế giới
1.500 tỷ đồng cho Đại hội TDTT toàn quốc 2014
Sự kiện thời sự nhất chính là Đại hội TDTT toàn quốc 2014 diễn ra tại Nam Định vào cuối năm nay. Chưa thể biết được tổng chi từ các nguồn khác nhau sẽ lên đến bao nhiêu song chỉ nhìn vào kinh phí mà ngân sách cấp đã thấy “khủng” như thế nào. Tính ra, nhà nước sẽ phải rót không dưới 1.500 tỷ đồng để đầu tư xây mới, nâng cấp sửa chữa các công trình, mua sắm trang thiết bị dụng cụ, khai mạc, bế mạc, tổ chức thi đấu 36 môn và hoạt động các tiểu ban của BTC. Trong đó, chỉ riêng khoản hỗ trợ xây dựng NTĐ đa năng Nam Định đã khoảng 855 tỷ đồng, NTĐ Thái Bình khoảng 400 tỷ đồng. Ngoài ra ở mức thấp hơn nhà nước còn hỗ trợ xây dựng nhà thi đấu đa năng tại Hà Nam và xây dựng Trung tâm huấn luyện và thi đấu đua thuyền, cùng khu bắn súng, bắn cung thuộc Khu Liên hợp thể thao Hải Phòng.
Con số 1.500 tỷ đồng chi cho giải đấu quốc nội này biết nói nếu như so sánh và thấy nó bằng đúng một nửa mức hơn 3.000 tỷ đồng (150 triệu USD) mà ngành thể thao dự toán cho ASIAD 2019. Trong khi đó, suy cho cùng, Đại hội TDTT toàn quốc chỉ là sự lắp ghép thủ công của giải VĐQG các môn, với căn bệnh dàn trải, thành tích trước mắt mà ngành thể thao chưa có biện pháp khắc phục.
Đại hội bãi biến châu Á 2016 cũng ngốn 1.000 tỷ đồng
Trước ASIAD 2019, Việt Nam còn đứng ra đăng cai một sự kiện tầm cỡ châu lục khác là Đại hội thể thao bãi biến châu Á. Xét trên một phương diện nào đó, Đại hội này được coi là một ”bước đệm” quan trọng cần phải có cả cho việc vận động đăng cai lẫn việc tổ chức ASIAD 2019.
Do điều kiện thuận lợi sẵn có tại 3 địa điểm tổ chức Nha Trang, Mũi Né, Đà Nẵng nên nước chủ nhà coi như không phải lo lắng gì về chuyện phục vụ ăn ở cho các đoàn. Quy mô và đặc thù của sự kiện cũng cho phép Việt Nam không phải đầu tư cơ sở vật chất gì nhiều. Thế nhưng tổng chi phí cho Đại hội dự kiến cũng phải vào cỡ gần 1.000 tỷ đồng. Tức là, nó cũng đã bằng gần 1/3 dự toán kinh phí ASIAD 2019.
5 năm & 4 sự kiện nghìn tỷ
Nếu như tính từ Đại hội TDTT toàn quốc 2014 đến ASIAD 2019, Việt Nam sẽ đăng cai, tổ chức 4 sự kiện với mức kinh phí nghìn tỷ đồng liên tiếp trong thời gian đúng 5 năm.
Sau Đại hội TDTT toàn quốc 2014, Đại hội thể thao bãi biễn châu Á 2016 là Đại hội TDTT toàn quốc 2018 mà An Giang đang quyết tâm, tích cực vận động đăng cai với một đề án có dự trù kinh phí lên tới 3.425 tỷ đồng. Riêng vốn đầu tư xây mới các công trình cho Đại hội là 3.280 tỷ đồng, trong đó tất nhiên ngân sách vẫn phải hỗ trợ một nửa.
Đến 2019 có thể coi như kết thúc một chu trì ”đột phá” với ASIAD 2019 mà hiện tại vẫn chưa thể biết nó sẽ tốn 150 triệu USD như dự kiến của ngành thể thao, hay 300 triệu, 400 triệu như cảnh báo của các chuyên gia.
Thể thao Việt Nam chắc chắn được thúc đẩy về mọi mặt bởi các sự kiện, thế nhưng đăng cai, tổ chức kiểu này và chỉ tập trung cao độ cho việc xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình xem ra không ổn một chút nào.Nguy cơ lãng phí và lệch hướng đang hiển hiện trước mắt.
Phúc Tường