Café 24h: Bóng đá phá người xem

Lúc này, dù mùa giải Châu Âu mới đi được hơn 1/3 chặng đường thì người ta đã tính chuyện bản quyền cho 3 mùa giải tiếp theo.

Nghe nói, bóng đá Anh ngày càng lộ bản chất…con buôn, trục lợi trên sự hâm mộ của cả tỷ người trên trái đất. Bởi thế, giá bản quyền Premier League lên tới gần 8 tỷ USD. Theo dự kiến, nếu muốn có sóng Premier League thì các nhà đài Việt Nam phải bỏ ra khoản tiền là từ 70 triệu - 100 triệu USD, tương đương 2000 tỷ đồng. Tính gọn ghẽ thế này, nếu phải chi từng ấy thì giá mỗi trận đấu được phát ở Việt Nam là trên…5 tỷ đồng. Vậy các nhà đài lấy gì để lãi? Nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay?

Giá bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh ngày càng đắt đỏ.
Giá bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh ngày càng đắt đỏ.

Trông vào quảng cáo? Xin lỗi là các doanh nghiệp đang khóc như ếch kêu sau mưa để mong giảm thuế, giảm phí nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn và kinh phí. Thậm chí ngay cả chuyện tăng lương tối thiểu vùng cũng “co kéo từng đồng” với Tổng Liên đoàn lao động như đánh trận.

Vậy thì tăng giá cước? Bao nhiêu thì đủ khi mà giá cước của các nhà đài nói chung đang bị kêu là quá cao so với chất lượng dịch vụ.

Nếu đối tác nào mạnh dạn ôm cả cục Premier League để độc quyền, không khéo dính nạn “tẩy chay” có khi mất cả chì lẫn chài.

Nếu đắt quá thì tốt nhất là…nhịn xem. Nhưng nhịn Ngoại hạng Anh thì phải có gì bù vào chứ? Đây là câu chuyện của bóng đá Việt Nam.

Chúng ta có thể mất cả ngàn tỷ để ngó bóng đá ngoại trong khi lại lãng phí những giá trị của bóng đá trong nước.

Chỉ có một nhóm khán giả đến xem giải bóng đá nữ TP.Hồ Chí Minh trong trận gặp Myanmar.
Chỉ có một nhóm khán giả đến xem giải bóng đá nữ TP.Hồ Chí Minh trong trận gặp Myanmar.

Hôm qua, một phóng viên đăng trên facebook nỗi cảm thán về trận đấu giải bóng đá nữ TP.HCM giữa chủ nhà và Myanmar. Dưới sân cầu thủ đá bóng mà trên khán đài chỉ mấy chục người xem. Việc bóng đá nữ vắng khán giả không phải lỗi của các cầu thủ. Trách nhiệm của những nhà quản lý ở đâu?

Câu chuyện của bóng đá nữ hay là câu chuyện của những giải thể thao được tổ chức ở Việt Nam nói chung vẫn là quá xa khán giả.

Thử hỏi, những giải đấu như điền kinh, võ vật thậm chí…bơi có bao nhiêu người quan tâm?

Thể thao không khán giả đừng hy vọng doanh nghiệp xắn tay vào xã hội hóa.

Thắng thua trong làm ăn kinh tế, quyết định ở khâu tổ chức. Trước đây, VFF được lãnh đạo bằng những nhà thể thao nên “nói chuyện kinh tế” khó đã đành. Giờ đây, cả Chủ tịch VFF lẫn PCT VFF đều là những doanh nhân, là những người “nhẵn mặt” ở thương trường.

Ấy thế mà nói dễ làm vẫn khó. Giá trị thương quyền của V.League cứ phập phù như đèn trước gió.

Cũng lại là chuyện tổ chức, hôm qua, tại Bình Dương, đội đại diện của Myanmar đã suýt “nghỉ chơi” sau khi cho rằng trọng tài đã ép họ quá đáng. Mời khách đến chơi, rồi ép họ tới mức phải xách dép chạy thì là công tác tổ chức chứ gì nữa.

Bóng đá cứ phá người xem như thế, như cái ao đục ngầu thì còn ai dám “về tắm ao ta…”.

SONG AN

Fan page Thethao24h

Mã an ninh

Chủ Tỷ số Khách
FT United of... 1 - 4 Chesterfield
FT Nancy 3 - 1 Dijon
FT Athletic II 2 - 0 Llagostera
FT Crotone 3 - 1 Avellino
FT St. Pauli 4 - 0 Fortuna...
FT Bordeaux 3 - 1 Monaco
FT Olympique... 3 - 0 Saint-Étienne
FT Sampdoria 0 - 2 Fiorentina
FT Sevilla 3 - 2 Real Madrid
FT Alcorcón 0 - 0 Almería
Xem thêm

VTVCab_rgb

 

338x282-sonparis

 

adv4

Thể Thao 24 TV (http://thethao24.tv)

tra-xanh-c2

 

VTVPlay1

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Vũ Quang Huy

Giấy phép số 91/GP-TTDT do bộ thông tin & truyền thông cấp ngày 09-05-2011

Địa chỉ tòa soạn: 65 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Địa chỉ liên lạc: 79 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 32669666 - Fax: (04) 39429189

Email: baothethao24h@sport24h.com.vn

Powered by Netlink Tech