Bơi lội

Tham gia ở nội dung 50m bơi bướm, Tareq về cuối cùng ở lượt bơi vòng loại với thành tích 41 giây 13, nhiều hơn gần 16 giây so với vận động viên có thành tích tốt nhất là Sarah Sjostrom của Thụy Điển (25 giây 43). Dù vậy với thành tích này, cô bé có mẹ là người Scotland vẫn hy vọng sẽ giành một suất dự Olympic Rio 2016 cho đất nước Bahrain.

Cô bé 10 tuổi đi vào lịch sử bơi thế giới

Sở dĩ Tareq được tham dự giải vô địch thế giới vì quy định mỗi quốc gia được quyền có một vận động viên tham dự ở mỗi nội dung và Liên đoàn bơi lội thế giới không giới hạn độ tuổi vận động viên. Do Bahrain không có ai thi đấu ở nội dung này hay đúng hơn là Tareq là người bơi bướm giỏi nhất tại quốc gia này nên cô bé đã làm nên kỳ tích có một không hai trong làng bơi thế giới.

A.K

Trước khi giải bơi vô địch thế giới 2015 diễn ra, không nhiều người biết tới Ning Zetao. Có lẽ chỉ ở tầm châu lục, người ta còn biết tới vận động viên sinh năm 1993 này nhiều hơn sau khi anh giành 4 huy chương vàng Asian Games 2014 tại Icheon, Hàn Quốc. Thực tế đó mới là giải đấu lớn đầu tiên bên ngoài Trung Quốc của Ning Zetao và ngay lập tức anh đã vô địch 50m tự do, 100m tự do, 4x100m tự do tiếp sức và 4x100m hỗn hợp tiếp sức.

Đoạt vàng nhờ... bệnh tật

Ít ai tin Zetao làm nên chuyện ở giải vô địch thế giới, ngay cả khi nhiều kình ngư tên tuổi như người đã 2 lần liên tiếp vô địch thế giới James Magnussen của Australia vắng mặt. Dù vậy ở nội dung 100m tự do, vẫn còn đó nhà vô địch Olympic Nathan Adrian của Mỹ. Nhưng khi Adrian trải qua một giải đấu thất vọng khi chỉ về cuối cùng (thứ 7) thì Zetao lại khiến tất cả sững sờ khi vượt qua Cameron McEvoy của Australia và Federico Grabich của Argentina để trở thành nhà vô địch thế giới mới ở nội dung bơi 100m với thành tích 47 giây 84.

Ít ai biết con đường tới đỉnh vinh quang của Zetao lại chông gai và đặc biệt đến thế. Là con trai độc nhất trong một gia đình có quyền thống phục vụ cho quân đội, Zetao học bơi từ năm 8 tuổi để vượt qua nỗi sợ hãi khi xuống nước và cải thiện thể hình mỏng cơm! Ban đầu tiềm năng bơi lội của Zetao được các huấn luyện viên phát hiện và hướng tới nội dung 200m và 400m hỗn hợp cá nhân. Nhưng sau khi được chẩn đoán đầu gối bị vôi hóa xương mãn tính, Zetao được khuyên nên chuyển sang thi đấu ở những nội dung bơi ngắn. Và từ đây nhà vô địch đã sinh ra!

Cũng như điền kinh, 100m tự do được coi là nội dung danh giá bậc nhất trong môn bơi. Nhà vô địch phải sở hữu tất cả những phẩm chất tốt nhất như vận động viên bơi lội cả về thể lực, tốc độ và cảm giác từ khi xuất phát tới khi chạm vạch đích. Huấn luyện viên Guo Hongyan, người đầu tiên phát hiện ra tài năng của Zetao, và Ye Jin, huấn luyện viên từ năm 14 tuổi tới bây giờ của Zetao, đều nhận xét rằng cậu học trò có những thứ đặc biệt mà không vận động viên bơi lội nào có được, đặc biệt là tinh thần chiến đấu.

Ning Zetao từng không ít lần thất bại ở những giải đấu trong nước trước khi trở thành kỷ lục gia của Trung Quốc ở nội dung bơi cự ly ngắn 50m với thời gian 21 giây 91 và kỷ lục châu Á 100m với thời gian 47 giây 65. Thậm chí ở tuổi 22, Ning Zetao đã mất trắng một năm sự nghiệp vì bị cấm thi đấu do dương tính với chất cấm.

Tháng 4/2011, khi mới 18 tuổi, mẫu thử của Zetao dương tính với chất clenbuterol (vốn là chất sử dụng cho người bị rối loạn hô hấp như là một loại thuốc thông mũi và thuốc giãn phế quản) và đây là chất nằm trong danh mục cấm. Zetao bị cấm thi đấu 1 năm nhưng không gục ngã. Đó lại là tiền đề để anh trở thành kình ngư số 1 của Trung Quốc và chinh phục cả thế giới.

ANH KHANG

Thành tích vô địch thế giới bơi 100m, 47 giây 84, của Ning Zetao chưa phải là kết quả tốt nhất của anh. Năm ngoái Zetao lập kỷ lục châu Á với 47 giây 65. Con số này vẫn còn kém kỷ lục thế giới của Cesar Cielo (Brazil) 46 giây 91 một khoảng cách khá xa.

Phớt lờ cảnh báo
Khi Phước lên đường sang Nhật Bản tập huấn vào đầu năm 2015, giới chuyên môn đã kỳ vọng vào một bước đột phá mới của tài năng 22 tuổi này. Ngoài lý do môn bơi của Nhật Bản phát triển hàng đầu thế giới với sự chuyên nghiệp và khả năng đào tạo cao, còn bởi những người có trách nhiệm và bản thân Phước đã có đủ kinh nghiệm cho thành công, sau nhiều cú vấp.

Hoàng Quý Phước thảm bại tại giải VĐTG 2015: “Đi tong” chuyến xuất ngoại tiền tỷ
Kình ngư tài năng Hoàng Qúy Phước lại kết thúc dang dở chuyến tập huấn tại Nhật Bản

Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau đó, hàng loạt các dấu hỏi xuất hiện xung quanh chuyến tập huấn của Phước, từ chất lượng CLB, đẳng cấp chuyên gia cho đến phương thức tập luyện, sinh hoạt. Trong đó, đáng nói nhất Phước không có một HLV nội theo kèm. Anh gần như phải tự lo cho mình, kể cả chuyện đi chợ nấu ăn.

Khi đó, tất cả những thông tin mang tính cảnh báo, thậm chí cả đề xuất kiến nghị từ người trong cuộc đều bị bỏ qua. Tấm HCV cùng kỷ lục mà Phước giành được tại SEA Games 28 càng khiến ngành thể thao mặc nhiên cho rằng chuyến tập huấn này đang có hiệu quả cao.

Chỉ Phước phải trả giá đắt
Từ những gì phơi bày tại giải VĐTG, người ta mới giật mình vì hóa ra mọi chuyện với Phước đang vô cùng tồi tệ. Nó không chỉ thể hiện ở thành tích tụt dốc thảm hại của tài năng này ở cả 2 nội dung sở trường 100m và 200m tự do mà còn ở tình trạng chấn thương lưng tái phát trước SEA Games ngày một nặng, cùng thực tế khó tin phía sau chuyến tập huấn tiền tỷ trên đất Nhật. Đó là việc suốt nhiều tháng nay, anh chủ yếu chỉ tập kỹ thuật và tập tĩnh, với các đối thủ cọ xát quá yếu. Phước cũng hoàn toàn bất lực trong việc tự lo sinh hoạt, ăn uống cho mình mà như anh thừa nhận điều đó đã ảnh hưởng lớn đến chuyện tập luyện.

Chính Phước đã chủ động báo cáo đầy đủ, cũng như từng vài lần đề xuất xin được về nước, song không hiểu sao không hề được xem xét.

Và giờ, chỉ có anh đang phải trả giá quá đắt với tình trạng chấn thương, thể lực và phong độ tồi tệ, cùng tâm lý bất ổn.

Lại sửa sai và ứng phó?
Mãi đến lúc sự thật đã quá rõ, ngành thể thao và đơn vị chủ quản Đà Nẵng mới vào cuộc, với những quyết định nhanh hiếm thấy. Theo đó, ngay sau giải VĐTG, Phước sẽ về nước để tập trung điều trị dứt điểm chấn thương lưng. Anh cũng sẽ chuyển sang địa điểm tập luyện mới thay vì CLB cũ tại Nhật Bản. Trong đợt tập huấn mới, Phước sẽ có một HLV đi cùng hỗ trợ, chăm lo vòng ngoài giống như mô hình HLV Đặng Anh Tuấn với Nguyễn Thị Ánh Viên.

Có thể coi như các nhà quản lý của bơi Việt Nam đã thừa nhận mình sai, và giờ lại sửa sai theo kiểu ứng phó. Đó là cái sai rất lớn và rất sơ đẳng, xuất phát từ một cách làm hời hợt, chủ quan, duy ý chí, cả về mặt chuẩn bị lẫn tổ chức thực hiện.

Đơn giản nhất, với một kình ngư như Phước mang đầy đủ những đặc điểm của tuyển thủ Việt, chưa thể có khả năng một mình tự lo toàn bộ trong các chuyến xuất ngoại tập huấn mà không cần HLV đảm bảo theo kèm.

Sỹ Minh

Đây đã là chuyến xuất ngoại tập huấn thứ 2 bị đổ bể của kình ngư tài năng Hoàng Quý Phước. Lần trước là chuyến đi Mỹ cùng đợt với Ánh Viên hồi đầu 2012 với kinh phí 1,1 tỷ đồng từng gây thất vọng tràn trề, khi anh đã phải trở về nước chỉ sau mấy tháng. Nguyên nhân cụ thể có khác song gốc rễ vẫn nằm ở sự chuẩn bị và phương thức yếu kém, bị động. Từ các nhà quản lý môn bơi đến chính thầy trò Phước thời điểm ấy đều thể hiện sự nghiệp dư, non nớt. Có lẽ cú vấp trên đất Mỹ chính là thất bại đau nhất của Phước cũng như cả bơi Việt Nam bởi nó đã khiến cho sự nghiệp của tài năng đặc biệt này rẽ hẳn sang hướng khác. Phước đã đánh mất cơ hội để vươn ra khỏi tầm mức SEA Games. 

Top 20 không khó

Qua 3 lần tham dự, có lẽ Ánh Viên hiểu rõ hơn ai hết giải VĐTG là nơi mặt bằng chung trình độ vốn quá cao lại phân ra nhiều đẳng cấp khác nhau. Có nghĩa là, một tài năng trẻ với những bước đột phá liên tục như Viên sẽ có nhiều cơ hội để chen vào nhóm giữa, cụ thể với một thứ hạng trong Top 25, Top 20, hay kể cả Top 15.

Tăng 4 hạng khó như... lên trời

Thực tế, cuộc đấu cách đây 2 năm trên đất Tây Ban Nha thời điểm còn “chưa là gì”, Viên khi đó 17 tuổi đã chinh phục thành công Top 20. Chỉ dự tranh 2 nội dung, nhưng Viên đều đạt thành tích rất tốt. Cô đứng thứ 21 đường bơi 400m hỗn hợp, và thậm chí còn xếp thứ 19 ở 200m ngửa.

Theo đánh giá, khi đó, nếu phát huy cao nhất khả năng thay vì chỉ xác định như một đợt cọ xát, tuyển thủ Việt Nam đã có thể lọt vào Top 15. Đây cũng chính là 2 cự ly sau đó Viên đã mang về cho bơi Việt Nam 2 tấm HCĐ lịch sử tại ASIAD 2014.

Top 8 hoàn toàn khác

Với đẳng cấp hiện tại, chuyện Ánh Viên lọt vào Top 15, hay Top 10 tại giải VĐTG sẽ không còn quá bất ngờ. Chính xác hơn, kình ngư này đã vươn tới tầm mức vững vàng của một kình ngư nhóm 2 thế giới. Tuy nhiên, để tăng thêm được vài bậc, rõ nhất với mục tiêu lọt vào tới chung kết – tương ứng với Top 8 – lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Đơn giản vì giữa các gương mặt thuộc Top 8 (chưa nói đến các ứng viên tranh huy chương) với nhóm ngay phía sau, trong đó một vài nội dung có Viên, hãy còn một khoảng cách rất xa. Nó không chỉ thể hiện ở thành tích mà còn gắn với những khác biệt rõ rệt về hình thể, sức mạnh, kỹ thuật, kinh nghiệm.

Như giới chuyên môn ví von, Viên cần 2 năm để gia nhập Top 15 thế giới. Và cũng phải cần chừng ấy thời gian, với quyết tâm nỗ lực cao hơn nhiều mới có thể tiếp tục vượt qua được một vài đối thủ xếp trên mình.

Vì sao có thể hy vọng ở 400m hỗn hợp?

Có thể thấy, 400m hỗn hợp đang là nội dung mạnh nhất, phù hợp nhất với Ánh Viên. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý, đó cũng là đường bơi gần như duy nhất Viên luôn có những bước thăng tiến nhanh và ổn định như một “mũi nhọn” số 1. Kể từ khi nền tảng thể lực của cô có bước đột phá, cùng khả năng bơi ếch được nâng cao, điều này càng được khẳng định.

Ở giải VĐTG 2013, Viên xếp thứ 21 với thông số 4 phút 47 giây 60. Qua 2 năm, kỷ lục gia SEA Games này đã bơi dưới 4 phút 40 giây, rút ngắn được tới 7-8 giây, một thành quả rất “khủng”. Chưa kể căn cứ vào kết quả trong tập luyện, cũng như tính toán về “điểm rơi” phong độ, Viên sẽ có thể làm nên chuyện ở bài thi quyết định 400m hỗn hợp vào ngày 09/08 tới.

Ánh Viên chỉ có đúng 30 ngày để chuẩn bị trực tiếp cho giải VĐTG – một quỹ thời gian cực kỳ ngắn so với các hảo thủ quốc tế, do phải dự tranh SEA Games 28. Và việc phải căng sức ra đấu ở cả chục nội dung (đoạt 8 HCV, phá 8 kỷ lục ở sân chơi khu vực) đã ít nhiều ảnh hưởng đến tính quy trình chặt chẽ cùng thể lực của Viên. Kình ngư này cũng gặp bất lợi khi chưa thể tạo ra cho mình một vài đường bơi sở trường, kiểu như 400m hỗn hợp, mà vẫn phải duy trì đồng thời nhiều nội dung. Nó sẽ chỉ phù hợp với một sân chơi như SEA Games song rất khó cho đích tranh chấp HCV ASIAD hay đoạt thứ hạng cao tại đấu trường Olympic, thế giới.

Màn trình diễn tệ hại của ĐKVĐ SEA Games Hoàng Quý Phước ở cự ly mạnh nhất 200m tự do nam với thông số 1 phút 54 giây 31, đứng thứ 62 trong 80 đấu thủ càng minh chứng giải VĐTG là một sân chơi quá tầm với bơi Việt Nam. Nó cũng chứng tỏ chiến tích Top 15 thế giới của “con độc” Ánh Viên sáng giá như thế nào. Chuyến tập huấn tại Nhật Bản với tổng chi phí dự tính lên tới 1,6 tỷ đồng của anh đã sớm đổ bể. Được biết, đơn vị chủ quản Đà Nẵng đã lên kế hoạch rút Phước về nước.

HÀ THẢO

Nhìn vào trường hợp của Katie Ledecky, câu trả lời là quá trình kiểm soát doping vẫn đang được thực hiện một cách đúng trình tự. Bởi chữ kí đầu tiên mà kình ngư người Mỹ hoàn thành sau khi giành chiến thắng ở nội dung 400m tự do là ở một mảnh giấy do một nhân viên kiểm tra doping đưa đến.

Sun Yang.
Sun Yang.

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu ở một ngôi sao như Ledecky vì thành tích 3 phút 59,13 giây chỉ kém chính kỷ lục thế giới của cô đúng 0,76 giây. Nếu nhìn kết quả ở nội dung này từ trước đến nay, 6 trong 7 lần bơi nhanh nhất thuộc về cô gái 18 tuổi.

Ở thời buổi hiện tại, quần áo bơi có tác dụng cải thiện thành tích không phải là lý do duy nhất khiến một nhà vô địch dễ bị chú ý. Lý do khác chính là doping, dù doping đã xuống nước kể từ thập niên 1970. Điều này đã giải thích tại sao ở vòng loại 100m bướm của nữ, Natalia Lovtsova bị ống kính máy quay chĩa vào nhiều như vậy bởi kình ngư người Nga mới trở lại thi đấu sau án phạt lần thứ hai do có liên quan đến doping.

Lovtsova cuối cùng đã không vượt qua được vòng bán kết với thành tích 59,11 giây nhưng Sun Yang của Trung Quốc, VĐV nghỉ thi đấu trong 3 tháng hồi giữa năm ngoái do có dương tính với chất kích thích sau cuộc kiểm tra vào tháng 5, đã bảo vệ thành công chiếc huy chương vàng ở nội dung 400m tự do với thành tích 3 phút 42,58 giây. Điều đáng nói là Sun đã đạt thành tích nhanh nhất trong năm 2015 này.

Trong cuộc họp báo sau đó, Sun có nói một câu rằng, “thế giới luôn nghĩ rằng, mỗi khi một VĐV Trung Quốc đạt kết quả tốt, đấy là vì chúng tôi đã sử dụng thuốc kích thích. Sự thực là chúng tôi luyện tập rất tích cực”.
Tuy nhiên, trong báo cáo mà tờ The Sunday Times và kênh ARD vừa đưa ra, doping đã được sử dụng một cách có hệ thống ở Nga và Trung Quốc. Tính từ năm 2011, hơn một tá VĐV bơi lội của Nga dương tính với chất kích thích, trong đó có chuyên gia bơi bướm 16 tuổi Daria K. Ustinova.

Còn tại Trung Quốc, trước vụ của Sun, bơi lội nước này đã để lại nhiều tai tiếng trên đường đua xanh. Từ năm 1990 đến 1998, 28 VĐV của Trung Quốc bị phát hiện sử dụng doping. Riêng ở giải vô địch bơi lội thế giới năm 1998 tại Perth, Australia, người ta còn tìm thấy trong hành lí của kình ngư Yuan Yuan số thuốc dùng cho cả đội tuyển nữ Trung Quốc.

Vì thế, khi Sun nói rằng truyền thông thế giới nên công bằng với các VĐV Trung Quốc, không hiểu kình ngư 23 tuổi có nghĩ đến mình và những scandal trước đó?

Mạnh Hào

Tại giải vô địch bơi lội thế giới năm 1994 ở Rome, Italia, nhiều người không tin các VĐV nữ của Trung Quốc là nữ vì trông họ cơ bắp cuồn cuộn, giọng nói ồm ồm và có chiều cao hơn mức trung bình. Năm đó, bơi lội nữ Trung Quốc giành 12 trong tổng số 16 huy chương vàng, lập 5 kỷ lục thế giới.

Trong lịch sử Olympic, người Mỹ đã giành hơn 500 huy chương ở các nội dung bơi lội, một con số kinh ngạc nếu biết rằng, không một quốc gia nào có được tới 200 huy chương. Vì thế, khi Jimmy Feigen và các đồng đội thất bại ở vòng loại nội dung 4x100m tự do tiếp sức của nam, Đội tuyển Mỹ có lẽ cũng đã nhận ra rằng thế giới đang thay đổi nhanh như thế nào. Đối với họ, trừ Katie Ledecky, không có gì còn được xem là chắc chắn nữa.

Người Mỹ đang bơi chậm lại

Như thường lệ, giải vô địch bơi thế giới được xem là phong vũ biểu cho các kình ngư của Mỹ tại Olympic. Một năm trước Olympic London 2012, họ đã giành 17 trong tổng số 30 HCV ở giải VĐTG. Sau đó ở London, họ giành được 16 HCV trong tổng số 31 huy chương.

Vậy nhưng, hơn một năm trước Olympic Rio 2016, ngày đầu tiên trên đường đua xanh đã diễn ra không như những gì người Mỹ chờ đợi. Ngoài thất bại khó tin của đội tự do tiếp sức nam, Mỹ cũng không có VĐV nào dự chung kết 100m bơi ếch của nam, 100m bơi bướm của nữ và không có huy chương ở nội dung 400m tự do của nam. Nên nhớ rằng, đây đều là những nội dung họ có huy chương tại Olympic London 2012.

Dĩ nhiên, không khó để hiểu được vì sao. Sự vắng mặt của hàng loạt tên tuổi chính là lý do cơ bản. Natalie Coughlin, giờ 32 tuổi, không tham dự. Ryan Lochte, 30 tuổi, vẫn có mặt tại Kazan nhưng Michael Phelps lại đang bị cấm do lái xe trong tình trạng có hơi men. Trong khi đó, kình ngư từng giành 3 HCV Olympic ở nội dung bơi ếch của nữ là Rebecca Soni đã giải nghệ. Hay chuyên gia bơi bướm và từng giành 4 HCV Olympic là Dana Vollmer vừa lên chức mẹ.

Theo David Durden, HLV của đội tuyển bơi lội nam, lực lượng bơi lội Mỹ đang ở trong giai đoạn chuyển giao và rắc rối là họ vẫn phải dựa nhiều vào các cựu binh hơn là đặt niềm tin vào những gương mặt trẻ.

Thật may là bơi lội Mỹ cũng còn có hai ngôi sao trẻ là Ledecky, 18 tuổi, và Missy Franklin, 20 tuổi. Họ đã giúp đội tuyển Mỹ giành HCĐ ở nội dung 4×100 tự do tiếp sức của nữ. Ở họ, Mỹ có hai kình ngư có khả năng làm được điều Phelps từng làm cho Đội tuyển nam trong 12 năm qua: Giành được nhiều huy chương trong một thời gian dài. Như Ledecky đã có HCV Olympic ở nội dung 800m tự do, cùng KLTG nội dung 400m, 800m và 1.500m tự do. Hôm kia, cô gái 18 tuổi này đã giành thắng lợi tuyệt đối ở nội dung 400m tự do và bỏ xa người đứng sau tới gần 4 giây.

Hiện Trung Quốc đang dẫn đầu với 11 HCV, sau là Nga với 8 HCV và Mỹ chỉ đứng thứ ba với 4 HCV. Có thể khi giải VĐTG khép lại vào Chủ nhật tới, Mỹ vẫn dẫn đầu BXH nhưng khoảng cách giữa họ và các đối thủ chắc chắn đã bị thu hẹp.

MẠNH HÀO

Hạng 15 đã là một cột mốc
Có thể thầy trò Nguyễn Thị Ánh Viên chưa hài lòng với thành tích trên đường bơi 200m hỗn hợp song rõ ràng thành tích đứng thứ 15 thế giới cũng đã là một cột mốc mới của bơi Việt Nam. Bởi trước đây, bơi chỉ có đại diện nhờ suất đặc cách và luôn đứng nhóm cuối ngay từ vòng loại. Với Ánh Viên, lần đầu tiên Việt Nam có một kình ngư dự tranh bằng “cửa chính”, lọt vào tới vòng bán kết rồi xếp thứ 15. Việc đứng thứ 15 trong số 39 kình ngư mạnh nhất thế giới ở một nội dung truyền thống và vô cùng khó khăn như thế là thành tích rất đáng nể. Theo xếp hạng mới nhất của Liên đoàn bơi quốc tế (FINA), Viên cũng chỉ đang đứng 29 thế giới.

Ánh Viên khởi đầu giải vô địch thế giới với vị trí thứ 15: “Đỉnh” thế giới còn rất xa

Cả 2 lần xuống nước ở vòng loại và bán kết, tuyển thủ quê Cần Thơ đều “bơi” ra 2 kỷ lục so với thành tích tại SEA Games 28, với thông số được rút ngắn tới 24% giây. Viên cũng có lý do để nuối tiếc vì thành tích 2 phút 13 giây 29 hãy còn kém nhiều so với cột mốc cao nhất VĐV này từng vươn tới, 2 phút 12 giây 66. Tuy nhiên, rất khó để đòi hỏi khi mà Viên phải thi đấu trước áp lực, bên cạnh các hảo thủ hàng đầu thế giới.

Chưa thể mơ huy chương
Có lẽ màn trình diễn với 2 kỷ lục SEA Games liên tiếp của Ánh Viên đã cho thấy rõ kỳ tích giành 8 HCV kèm theo 8 kỷ lục ở sân chơi khu vực chưa nói lên nhiều điều. Và đấu trường thế giới mới là thước đo chuẩn xác nhất, nơi đẳng cấp thực sự của Viên mới đang ở nhóm 2 và ở các nội dung mạnh nhất cũng chỉ nằm trong Top 15, Top 20 hay cao nhất là Top 10.

Mục tiêu phấn đấu có huy chương ngay tại giải này với Viên xem ra là không thể. Đơn giản vì khoảng cách giữa Viên với nhóm dẫn đầu còn xa vời vợi. Ngay đường bơi 200m hỗn hợp, giả dụ có tái lập được thành tích 2 phút 12 giây 66, Viên vẫn chỉ đứng thứ 14. Người xếp cuối trong 8 VĐV lọt vào chung kết cũng đã đạt 2 phút 11 giây 39.

Với mặt bằng chung đối thủ quá mạnh cùng tính chất cạnh tranh khốc liệt, có thể khẳng định, tình thế của Viên cũng khó khác gì nhiều ở 400m hỗn hợp – nội dung số 1.

Có lẽ Ánh Viên cần thêm ít nhất 1 năm nữa, cụ thể là tại Olympic 2016 cho hy vọng một tấm huy chương tầm thế giới. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết đặt ra là quy trình tập huấn đặc biệt trên đất Mỹ của Viên cần phải chuyên biệt hơn nữa, trong đó khối lượng vận động, hiện được lượng hóa bằng khoảng 3500 km mỗi năm cần tiếp tục đẩy lên cao.

Phúc Tường

Viên đang tập như thế nào tại Mỹ?
Trên đất Mỹ, Ánh Viên đang tập luyện theo một chương trình ổn định gồm 9 đến 12 buổi mỗi tuần, 1-2 buổi tập mỗi ngày, với 1,5 -3,0 giờ mỗi buổi, 20-30 giờ mỗi tuần. Tổng khối lượng bơi tổng cộng hàng tuần của Viên từ 35 – 70km. Tùy theo các mục tiêu và giai đoạn, nó sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Viên đã giành 3 chuẩn A Olympic, và gần như chắc chắn sẽ có thêm 1 chuẩn A nữa để có thể được tranh tài nhiều nội dung tại Olympic 2016.

Có thể vào Top 8 nội dung 400m hỗn hợp
Dù khó song theo đánh giá, Ánh Viên có thể phấn đấu lọt vào chung kết đường bơi 400m hỗn hợp. Đây là đường bơi đủ dài để cô có thể phát huy tối đa sức bền, sự dẻo dai của mình. Trong luyện tập, Viên cũng đã bơi ổn định ở mức Top 8 nội dung này ở giải VĐTG lần trước.

“Chỉ 10 năm trước, khi chúng tôi còn làm thì chuyện Việt Nam có một kình ngư đứng thứ 15 thế giới như Viên là điều không dám nghĩ tới. Viên đã và đang tạo nên những điều phi thường cho bơi Việt Nam. Tôi nghĩ Viên hoàn toàn có thể sớm chinh phục các thứ hạng cao thế giới, như lọt vào chung kết một số nội dung thế mạnh. Với hy vọng phấn đấu có huy chương, dù có thể song tôi cho rằng cực khó, đòi hỏi Viên phải có một cuộc vượt “ngưỡng” mới. Thực tế, qua theo dõi Viên thi đấu nội dung 200m hỗn hợp đã thấy rõ những thách thức lớn đặt ra, từ hạn chế cơ bản về hình thể, sức mạnh, kỹ thuật xuất phát và quay vòng. Trong khi đó, mặt bằng chung trình độ của môn bơi thế giới ngày càng được nâng cao”.
Ngô Chí Thành – Nguyên Trưởng bộ môn thể thao dưới nước, HLV trưởng ĐTQG

“Tôi không thực sự hài lòng về kết quả của Viên ở 200m hỗn hợp. Nó khá thấp so với mục tiêu thầy trò tôi đặt ra. Có lẽ Viên đã gặp đôi chút khó khăn về tâm lý. Tôi đã quyết định Viên sẽ bỏ qua 2 nội dung 400m tự do và 200m ngửa để tập trung cho 200m tự do và 400m hỗn hợp. Chưa thể nói trước được gì song tôi tin rằng màn trình diễn của Viên sẽ rất khác, nhất là 400m hỗn hợp”.
Đặng Anh Tuấn, HLV ĐTQG

Bởi sau khi bơi 1.500m, Ledecky sẽ chỉ có chừng 20 phút phục hồi và tiếp tục xuống nữa một lần nữa ở vòng bán kết nội dung 200m tự do. Thậm chí, thời gian nghỉ ngơi thực sự của cô trước khi loa thông báo “cuộc đua sẵn sàng” đúng ra là xấp xỉ 5 phút.

Con số đó quả là ít ỏi cho mùa giải 2015 quyết định của cô gái 18 tuổi và 1 năm trước lúc Rio de Janeiro 2016 diễn ra. Càng ít hơn khi đây là nhiệm vụ kép khắc nghiệt mà cô phải chinh phục ở Kazan.

Bơi luôn 2 chặng không cần nghỉ

Vì 3 năm sau khi bùng nổ trên đường đua xanh cùng với tấm huy chương vàng bất ngờ ở nội dung 800m tự do tại Olympic London và 1 năm trước khi cô đến Rio như là ứng cử viên của các cự ly trung bình, Ledecky rất muốn chạm đến mục tiêu mà cô đã bỏ qua cách đây 2 năm. Tại giải bơi lội thế giới khi đó ở Barcelona, Ledecky, lúc này mới 16 tuổi, đã vượt qua vòng loại nội dung 200m tự do, cùng với những nội dung sở trường là 400m, 800m và 1.500m, nhưng cuối cùng, cô đã phải từ bỏ nội dung này với lý do cô không thể bơi liên tiếp ở cuộc đua 1.500m và 200m. Khép lại giải bơi lội thế giới năm 2013, Ledecky giành 4 huy chương vàng, trong đó có 3 nội dung cá nhân, hai kỷ lục thế giới ở cự ly 800m và 1.500m, và 1 nội dung đồng đội 4x200m tiếp sức tự do, nhưng cô luôn nung nấu ý định muốn được thử sức ở nội dung 200m vào một thời điểm nào đó.

Thời điểm đó là bây giờ. Không lâu sau khi vượt qua vòng loại cho cả 4 nội dung cá nhân cách đây 1 năm, Ledecky và HLV của cô, Bruce Gemmell, lao vào chương trình tập luyện gian khổ để chuẩn bị cho vài phút ngắn ngủi nhưng đầy thách thức ở Kazan và vẫn phải tập trung cho Rio. Sở dĩ như thế bởi tại Olympic 2016 sẽ không có nội dung 1.500m của nữ và cô buộc phải dồn sức cho những cự ly ngắn, tiếp sức để duy trì số huy chương cho đội tuyển Mỹ.

Lợi thế cho Ledecky là sức trẻ nhưng nên nhớ, kình ngư từng giành 11 huy chương Olympic là Ryan Lochte đã 2 lần từ bỏ ý định tham dự hai cự ly ngắn liên tiếp vào năm 2008 và 2012 ở chung kết 200m ngửa và 200m hỗn hợp do anh chỉ có 20-30 phút nghỉ ngơi. Mặc dù đều giành huy chương nhưng Lochte thừa nhận: “Ngay khi kết thúc, tôi có cảm giác ai đó đá vào bụng mình”.

Trong danh sách 54 thành viên của đội tuyển Mỹ, Katie Ledecky là một trong 3 ngôi sao sáng nhất, bên cạnh Ryan Lochte và Missy Franklin, người sẽ là đối thủ của cô ở nội dung 200m tự do.

MẠNH HÀO

Sau một ngày bận rộn và căng thẳng với công việc thì bơi lội là cách tốt nhất giúp bạn “xả stress” và cân bằng cơ thể.

Bơi lội giúp rèn luyện khả năng chịu đựng của cơ thể; giúp giảm cân hiệu quả. Việc tập luyện thường xuyên các bài tập giảm cân trong phòng tập có thể khiến bạn nhàm chán và tẻ nhạt. Tập bơi sẽ khiến bạn cảm thấy hứng thú mà vẫn mang lại hiệu quả giảm cân như mong muốn.

Bơi lội: Môn TT duy nhất toàn bộ cơ thể cùng vận động

HLV Vũ Thị Phượng.

Tập bơi thường xuyên giúp cải thiện chức năng hoạt động của tim mạch. Bơi lội như một bài tập hữu hiệu để bạn thở tốt hơn, cho trái tim và phổi khỏe mạnh. Tập bơi đều đặn sẽ giúp cơ bắp săn chắc và xây dựng sức mạnh. Đây là môn thể thao duy nhất khiến toàn bộ cơ thể cùng phối hợp và vận động.

Tuy nhiên, chị Phượng cũng lưu ý những điều nên và không nên khi bơi. Theo đó, phải dành khoảng 10 – 15 phút để khởi động làm nóng cơ thể trước khi xuống bể. Không ăn quá no trước khi đi bơi, vệ sinh sạch sẽ, trang bị kính và mũ bơi cẩn thận, đặc biệt thoa kém chống nắng để bảo vệ làn da. Bể bơi là nơi có rất nhiều hóa chất, các chất thải, chất bẩn gây hại cho cơ thể. Vì thế, ngoài đồ bơi chất liệu tốt, chúng ta cũng nên trang bị các phương tiện “bảo hộ” như kính, mũ bơi… để bảo vệ cho các vùng nhạy cảm trên cơ thể, nhất là đôi mắt.

HƯƠNG GIANG

Hồi phục sau chấn thương

Anh Nam kể mình sinh ra và lớn lên trong một gia đình dù không có truyền thống theo nghiệp thể thao nhưng lại yêu thích và đam mê bơi lội. Nhưng bơi lội còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa trong cuộc đời, khi anh ngã xe, bị chấn thương nặng và phải phẫu thuật.

“Các vết thương ở chân đã khiến tôi gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại trong một thời gian khá dài. Vết thương ở chân đau nhói khiến tôi rất khó khăn mỗi khi di chuyển. Và rồi, tôi quyết định đến bệnh viện khám thêm lần nữa. Trong lúc trò chuyện, tôi tỏ ra tiếc nuối vì không thể đi bơi được nữa. Khi đó, bác sỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên và mắng: “Tại sao cậu lại không thể bơi? Càng ngâm mình dưới nước, vết thương của cậu càng mau lành. Lúc đầu sẽ hơi khó khăn chút nhưng sau đó, vết thương của cậu sẽ dịu dần và cậu sẽ thoải mái hơn”. Nghe bác sỹ nói vậy, tôi nén đau để đi bơi.

20d2

Thật kỳ diệu, chỉ sau một thời gian không dài vết thương ở chân của anh Nam đã đỡ hơn hẳn đi lại dễ dàng hơn, không còn khó khăn như trước.

Cả nhà cùng bơi

Sau những gì có được với bơi lội, giờ đây, anh Nam “lôi kéo” thêm cả vợ và con gái cùng bơi với mình. Con gái anh mới chỉ 3 tuổi nhưng đã bơi rất thuần thục. Nhưng để thuyết phục vợ con cũng không dễ dàng, anh đã phải tìm hiểu rất nhiều thông tin, in ra đưa cho vợ đọc. Anh nói: “Sau rất nhiều lần được tôi thuyết trình, cô ấy cảm thấy thích thú, khi bơi lội có nhiều lợi ích: Phòng trị bệnh béo phì, phòng trị viêm khớp, tốt cho tuần hoàn máu, chữa mất ngủ hoặc chứng suy nhược thần kinh, phòng trị bệnh tĩnh mạch và rất nhiều tác dụng khác.

20d

Gia đình anh Đỗ Ngọc Nam.

Với con gái, thời gian đầu, bé cũng khá rụt rè và sợ hãi khi xuống bể khiến cả 2 vợ chồng lo lắng. Tuy nhiên, rồi bé cũng quen dần. Các bác sỹ cho biết: Đi mẫu giáo, cả ngày ngồi phòng điều hòa, các con sẽ rất khó chịu nếu như không được hít thở không khí, không được vận động ngoài trời. Thói quen này sẽ khiến các con trở nên chây ỳ, lười vận động, sức đề kháng kém”.

Sau một thời gian, vợ anh Nam đã giảm cân đáng kể, thân hình săn chắc hơn. Con gái thì ít đau ốm, mạnh dạn hơn và ăn tốt hơn trước.

PHUTHONG

Các chuyên gia y học thể thao nhận định: Bơi lội là môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi để rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai và sức bền của tất cả các nhóm cơ. Hoạt động bơi lội giúp cơ thể nhanh chóng đốt cháy năng lượng, yếu tố cơ bản giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Lá đơn kêu cứu

Trong đơn, mẹ của Kim Sơn – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: “Trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu không thực hiện đúng theo hợp đồng, không tiếp tục tạo điều kiện cho VĐV được tập luyện ở môi trường thể thao dưới nước tốt nhất hiện nay tại TP.HCM, trả VĐV Nguyễn Hữu Kim Sơn về tập luyện tại đơn vị chủ quản (CLB Kỳ Đồng)”. Đây có thể coi như một hình thức kỷ luật, trả VĐV về tuyến dưới.

Mẹ của Kim Sơn bày tỏ mong muốn BGĐ Sở VH &TT TP.HCM can thiệp để cho con có được điều kiện tập luyện tốt nhất ở hồ bơi Yết Kiêu 50m thay vì tập ở hồ bơi 25m ở Kỳ Đồng, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho giải ĐNÁ vào cuối năm nay.

5D

Kỷ lục gia trẻ Nguyễn Hữu Kim Sơn.

Hiện tại, gia đình Kim Sơn cũng đã làm đơn gửi lên CLB Kỳ Đồng để xin nghỉ vì môi trường tập hiện tại không thể đảm bảo cho Kim Sơn có thể duy trì thể lực, phong độ tốt nhất. Gia đình cũng khẳng định nếu không được xem xét giải quyết mong muốn chính đáng này sẽ cho Sơn nghỉ bơi luôn.

 Con chịu kỷ luật do… mẹ

Thông báo về việc yêu cầu trả VĐV Nguyễn Hữu Kim Sơn về quận tập luyện vào 24/06 của Trung tâm Yết Kiêu, lý do là vi phạm mục 1 và 5 ở quy định đối với phụ huynh có con là VĐV năng khiếu các tuyến tập luyện tại trung tâm: “Không chỉ trích, bình phẩm, nói xấu HLV dưới mọi hình thức và không được tự ý đưa con mình tập với HLV khác hoặc không tập thêm ở những địa điểm khác”.

Lý giải quyết định của mình, GĐ Chung Tấn Phong cho biết: “Gia đình đã làm chuyện sai là đưa con đi tập thêm ở ngoài. Hôm đó, dù chưa tập gì hết nhưng Sơn bước vào với tóc tai ướt. Do vậy, Sơn tập không nổi. Sau đó, tôi bảo HLV thông báo với các VĐV, nếu phát hiện phụ huynh tự ý đưa con đi tập với HLV tổ khác hoặc tập thêm ở những địa điểm khác sẽ trả về quận. Thế là mẹ của Sơn chửi bới ngoài hồ và có Kiều Oanh (PGĐ Trung tâm Yết Kiêu) làm chứng nên tôi quyết định thông báo trả về quận”.

Trung tâm bảo sai, phụ huynh bảo không sai

Trước thông báo trả Kim Sơn về quận của Trung tâm Yết Kiêu, mẹ của kình ngư nhí này đã phủ nhận mọi chuyện: “Tôi không chấp nhận 2 điều vi phạm mà Trung tâm thông báo. Tôi không hề có chửi bới ở ngoài hồ bơi. Theo thông báo có cô Kiều Oanh làm chứng nhưng sự việc không đúng như vậy. Hôm đó, cô Oanh đi tập trễ và có phụ huynh làm chứng điều ấy. Khi cô Oanh đi vào trễ thì làm sao thấy tôi nói này nói kia mà bảo tôi to tiếng và cãi nhau với HLV. Tôi không hề làm điều ấy.

5D2

Con tôi có đi bơi ở chỗ khác nhưng như thế nào là tập ở nơi khác? Khi con tôi không hề bỏ buổi nào trong các giờ tập luyện ở Trung tâm Yết Kiêu còn thời gian còn lại là thời gian rảnh. Sơn có bơi thêm ở hồ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng hoàn thành tốt bài tập trên lớp, không hề đuối sức mà vẫn dẫn đầu trong lớp”.

Xung quanh vụ việc, lãnh đạo Trung tâm và phụ huynh Kim Sơn đều mỗi bên lý giải theo một cách trái ngược, rất khó để xác định đúng sai. Chỉ có một thực tế chắc chắn là kỷ lục gia trẻ này bị kỷ luật và đứng trước nguy cơ lãnh đủ bởi sự nóng vội của người lớn.

VĂN NHÂN

Tại giải vô địch các nhóm tuổi toàn quốc 2015, Kim Sơn đã giành 5 HCV cá nhân, 2 HCV tiếp sức kèm theo 4 kỷ lục quốc gia nhóm tuổi. Sơn cũng đạt 4 chuẩn dự giải vô địch các  nhóm tuổi ĐNÁ 2015.

Nếu tôi vi phạm cam kết thì sao lúc đầu không mời vào nói về vấn đề này. Bây giờ, họ đợi con tôi giành nhiều huy chương cho TP.HCM rồi cho con tôi về. Tại sao không mời phụ huynh họp để nói rõ? Họ không cho tôi giải trình, giải thích vì đây là vi phạm của phụ huynh và không hề có cuộc họp kỷ luật con tôi? Nếu Sơn sai phạm thì phải có cuộc họp nói rõ sai phạm gì mà kỷ luật” – Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (mẹ VĐV Nguyễn Hữu Kim Sơn).

Hiện tại tôi chưa được Trung tâm báo cáo về trường hợp của Kim Sơn. Tôi sẽ cho kiểm tra lại cụ thể để có hướng xử lý” – PGĐ Sở VH-TT TP.HCM Mai Bá Hùng.

“Tuyển thủ tiền tỷ” đầu tiên 

Là con nhà nòi ở đất bơi Thủy Nguyên (Hải Phòng), mới 10 tuổi, Hữu Việt đã được tuyển vào tuyến năng khiếu, sớm bộc lộ những tố chất hiếm có, đặc biệt phù hợp với loại hình bơi ếch. Chỉ sau đúng 2 năm ăn tập, kình ngư sinh năm 1988 đã vô đối tại các giải trẻ toàn quốc. Khả năng vươn xa rất rõ ràng, thế nhưng bước ngoặt cho sự nghiệp của Việt đến từ một quyết định mang tính đột phá của UBND TP: Chi tiền tỷ đưa tài năng trẻ 14 tuổi sang Trung Quốc tập huấn dài hạn từ 2002.  Việt  là trường hợp đầu tiên của TTVN được đầu tư theo đúng mẫu hình chuẩn quốc tế hiện đại, do một chuyên gia ngoại kèm cặp theo một chương trình riêng, có chế độ dinh dưỡng, thuốc men riêng. Đặc biệt, kình ngư đất Cảng còn có cơ hội tập luyện cùng, thi đấu cọ xát với rất nhiều VĐV có đẳng cấp thế giới, đến từ nhiều trường phái khác nhau.

4

Với điều kiện lý tưởng, cộng thêm quyết tâm và sự khổ luyện, Việt đã tiến bộ vượt bậc. SEA Games 2003, ở tuổi 15, anh đã đủ sức thay thế Xuân Hiền sa sút phong độ nghiêm trọng, rồi đoạt ngay  tấm HCĐ 100m ếch với thông số đúng bằng của đàn anh 2 năm trước đó 1 phút 04 giây 94. Từ chiến tích xuất sắc ấy, ngành thể thao Hải Phòng thậm chí còn tăng đầu tư cho Việt lên gấp đôi, tới 1 tỷ đồng mỗi năm, với mục tiêu tranh chấp HCV tại kỳ SEA Games kế tiếp.

Chỉ mơ Bạc rồi giành Vàng lịch sử

Đến SEA Games 2005, với một Hữu Việt đang bắt đầu bước vào độ “chín”, bơi Việt Nam đã lần đầu có thể tin tưởng sẽ giành huy chương, chứ không còn hy vọng mong manh, chờ cả vào khả năng tận dụng cơ hội và may mắn như trước. Ai cũng đoán chắc Việt sẽ có huy chương, chỉ chưa biết sẽ là màu gì, còn bản thân tay bơi 17 tuổi chỉ dám mơ một tấm HCB.

chinh8

Trên đường bơi chung kết 100m ếch vào tối 30/11, Việt xuất phát cực tốt, rồi liên tục so kè với đối thủ người Thái ở 2 vị trí đầu. Bước vào 50m cuối, tuyển thủ Việt Nam đã thực hiện một cuộc bung sức và tăng tốc ngoạn mục để bứt lên rồi cán đích đầu tiên với thông số 1 phút 03 giây 80, hơn 20% giây so với người về Nhì.

Ngay khi chạm tay vào đích, Việt đã hét toáng lên rồi ôm mặt khóc nức nở, còn cả đội bơi Việt Nam như vỡ òa, cùng nhau giơ cao cờ Tổ quốc chạy quanh khắp khán đài. Gương mặt trẻ 18 tuổi đã cắm một cột mốc mới cho Việt Nam trên bản đồ làng bơi ĐNÁ, giải cơn khát Vàng kéo dài tới 44 năm đằng đẵng.
Và như đánh giá của nguyên Trưởng đoàn TTVN, ông Nguyễn Hồng Minh, “món nợ” suốt 16 năm kể từ khi tái hội nhập SEA Games của cả ngành thể thao mới được trả.

HỮU VIỆT

Chỉ là một tấm HCV khu vực, mang tính cá nhân  song chiến tích của Nguyễn Hữu Việt được ngành thể thao, cùng tất cả các cơ quan truyền thông bầu chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu năm 2005. Còn bản thân kình ngư làm nên lịch sử này cũng vượt qua hàng loạt tuyển thủ xuất sắc khác để đứng đầu danh sách 10 tuyển thủ tiêu biểu nhất năm.

 Với tấm HCV của Hữu Việt, ngành thể thao cùng làng bơi Việt  mới nhận thức rõ rằng, dường như chúng ta đã quên mất môn này, trong khi hoàn toàn có thể triển vọng tranh chấp thành tích cao nhất nếu như chọn lựa được những nhân tố tốt, ở một số nội dung phù hợp, để đầu tư trọng điểm”.

Nguyên Trưởng bộ môn Thể thao Dưới nước Ngô Chí Thành

Nỗi khổ của kỷ lục gia “con độc”

Sau kỳ tích tại SEA Games 2005, Hữu Việt tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư cao độ để vươn tới tầm của một “vua ếch” ĐNÁ. Kình ngư Hải Phòng còn đoạt HCV đường bơi “tủ”, 100m ếch ở hai kỳ Đại hội 2007 và 2009. Trong đó, ở SEA Games 2009, anh đã trở thành kình ngư Việt đầu tiên phá được kỷ lục với thông số 1 phút 01 giây 60, đủ để lọt vào Top 8 châu Á.

chan

Thế nhưng, kỷ lục gia này vẫn là một chàng “con độc” của bơi Việt Nam trong một thời gian dài, khi bên cạnh anh không có bất cứ kình ngư nào vươn tới, dù chỉ một tấm huy chương màu đồng. Có lẽ cũng chính bởi tấm HCV SEA Games quá quý giá, cùng vị thế của một người không thể thay thế nên cả các nhà quản lý huấn luyện, và bản thân Việt đã tự bằng lòng ở tầm mức khu vực, không phát huy được cao nhất tài năng hiếm có của anh.

Đón đọc kỳ 4: Từ Quý Phước đến Ánh Viên, 4 năm bằng 3 thập kỷ

Huyền thoại làng bơi này từng tạo nên những kỳ tích độc nhất vô nhị trên đường bơi xanh quốc nội trong hàng chục năm ròng, trong đó đỉnh cao là 14 HCV và 5 kỷ lục quốc gia tại Đại hội TDTT toàn quốc 1990.

chan(18)

Danh xưng “Nữ hoàng” cùng sự ví von “xuống nước là có Vàng” được khởi phát và dành riêng cho Kiều Oanh.

Thế nhưng, kình ngư người TP.HCM lại chưa từng giành được một tấm huy chương SEA Games nào, và thành tích cao nhất chỉ là hạng 4 năm 1993. Tài năng hiếm có của Oanh đã bị lãng phí bởi chị sinh ra vào đúng giai đoạn chìm nghỉm của bơi Việt Nam.

Oanh gần như chỉ tự tập luyện trong nước, với thầy nội, trong điều kiện thiếu thốn về mọi mặt, và tuyệt nhiên không được hưởng bất cứ thành quả nào của khoa học công nghệ và phương pháp đào tạo hiện đại.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu sinh ra và theo nghiệp bơi ở thời hiện tại, kình ngư từng 2 lần dự Olympic này chắc chắn đạt tới đẳng cấp để ít nhất giành HCV SEA Games.

Sỹ Minh

Dự tranh ngay từ kỳ Đại hội tái hội nhập trở lại vào năm 1989, song đến SEA Games 1999, tức là 10 năm tròn, bơi Việt Nam vẫn không giành nổi tấm huy chương nào. Khi đó, môn này bị đánh giá tụt hậu so với mặt bằng chung ĐNÁ tới 2 thập kỷ.

chinh1(29)

3 thập kỷ mất hoàn toàn “đỉnh cao”

Khi hội nhập quốc tế trở lại, bơi Việt Nam đã trải qua một thời kỳ mất đỉnh cao hoàn toàn, kéo dài tới hơn 30 năm. Một phần do điều kiện khách quan, phần chủ yếu từ quan điểm của chính ngành thể thao nên bơi chỉ được đinh hướng phát triển ở mức… phong trào thuần túy.

Kể từ lứa ít ỏi của kỷ lục gia Vũ Thị Sen, kình ngư đoạt HCV Đại hội thể thao các nước mới trỗi dậy (Ganefo) 1966, môn này đã coi như không còn các VĐV đúng nghĩa. Cộng thêm cơ sở vật chất quá hạn chế với các hồ bơi cốt sao chỉ để bơi được, không theo chuẩn quốc tế, cùng sự tách biệt hẳn với thế giới, đã khiến bơi Việt Nam chìm nghỉm.

Sau năm 1975, cũng vì quá tập trung cho việc thúc đẩy phong trào, những người làm bơi cũng chưa nghĩ gì đến mảng đỉnh cao. Thậm chí, một số VĐV tuổi còn trẻ, đang có phong độ tốt cũng chỉ được huy động chủ yếu cho việc làm hướng dẫn viên bơi còn chuyện tập luyện thi đấu nhắm tới thành tích không hề được đặt ra.

10 năm “chết chìm”

SEA Games 1989 khi TTVN bắt đầu hội nhập trở lại với đại gia đình thể thao khu vực ĐNÁ, bơi cũng lập tức góp mặt. Và tất cả đã thấy ngay một sự thật phũ phàng, khi các VĐV Việt Nam tốt nhất thời điểm ấy đã tụt lại một khoảng quá xa. Dù chỉ dự tranh một số cự ly ngắn ở nội dung phổ thông (như bơi tự do) song các tuyển thủ Việt Nam đều xếp cuối, với cách thức và thông số vô cùng thảm hại.

Đáng buồn hơn, thay vì nhìn thẳng vào thực tế, cả ngành thể thao và những người có trách nhiệm của môn bơi lại chán nản và buông xuôi.

Chỉ vì không thể đáp ứng được thành tích trước mắt như hàng loạt các môn “đi tắt đón đầu”, nên bơi chỉ luôn được coi là môn thuộc diện thứ yếu của ngành thể thao. Tiếng là môn cơ bản hàng đầu của mọi nền thể thao, như g sự quan tâm đầu tư cho bơi suốt một giai đoạn dài gần như chỉ cho có, được chăng hay chớ.

Nó càng nhạt nhòa hơn trong điều kiện mà TTVN chỉ nặng về thành tích SEA Games, và đã có ngay nhiều môn khác dù mang tính thời vụ, hay đặc sản khu vực thay thế… xuất sắc. Cả ngành thể thao tiếp cận môn bơi như thế, nên tất nhiên các địa phương, đơn vị phía dưới cũng khó có thể khác.

Hậu quả là: Dù sau đó có tìm ra được một vài nội dung phù hợp để ưu tiên tập trung, song bơi Việt Nam vẫn bế tắc. Đó là sự thua kém của cả một hệ thống, gần như không thể có lối ra. Nhìn vào mảng miếng nào của bơi cũng thấy từ yếu đến rất yếu, đặc biệt với đội ngũ HLV (rõ nhất ở tuyến cơ sở ban đầu), việc ứng dụng khoa học công nghệ cho phát hiện, đào tạo VĐV…

Mãi đến 10 năm sau, SEA Games 1999, bơi vẫn là môn duy nhất của TTVN chưa giành nổi tấm huy chương nào.

PHÚC TƯỜNG

Giới chuyên môn từng đặt câu hỏi đầy bức xúc: Việt Nam không cần phát triển môn bơi, hay ở Việt Nam bơi không phải là môn thể thao cơ bản, khác với quan niệm của cả thế giới? Trước các kỳ SEA Games, từng có những cuộc tranh luận nảy lửa về việc có nên tiếp tục tham dự môn bơi hay không, bởi vừa tốn kém lại vừa… xấu hổ vì thành tích quá yếu kém.