bóng chuyền Việt Nam

“Đừng hỏi em nặng bao nhiêu?

Nhìn trên sàn đấu hay qua màn hình ti-vi xem các VĐV bóng chuyền nữ thi đấu, ai cũng thấy thích mắt. Thế nhưng đó là ở trong sân mà thôi còn nếu gặp trực tiếp ngoài đời không ít người choáng váng bởi ngoại hình “đô con” của họ.

Cân nặng và... tình yêu
VĐV thể thao thường gặp khó khăn, đặc biệt trong tình yêu.

Cầu thủ bóng chuyền nữ thường chia ra làm 2 mẫu ngoại hình. Một là “mình dây”, kiểu Kim Huệ (Bộ TLTT), Thu Trang, Ngọc Hoa (BĐ.Long An)… Tuy nhiên, những VĐV “như người mẫu” như thế chiếm tỷ lệ thấp. Trong khi đó, tạng người cao to chiếm tỷ lệ áp đảo; như Bùi Huệ (V.Thái Bình), Phạm Yến, Đỗ Thị Minh (Bộ TLTT), Diệu Châu (BĐ.Long An), Hà Thị Hoa, Nguyễn Thị Xuân (Ngân hàng Công Thương)…

Với các VĐV bóng chuyền nếu hỏi về chiều cao thì họ dễ dàng khai ngay nhưng điều mà họ ngại nhất là khi bị hỏi về cân nặng vì hầu như người nào cũng trên 70kg.

Người được xem là đang giữ kỷ lục về trọng lượng trong giới bóng chuyền nữ là chủ công Nguyễn Thị Xuân của Ngân hàng Công thương với chỉ số gần 78kg và chiều cao 1,80m. Người thon thon như Diệu Châu (cao 1,80m) cũng xấp xỉ 72kg. Hoặc như Phạm Yến thời đỉnh cao cách đây 2 năm đã ngót nghét 73kg, trong khi chiều cao là 1,76m. Riêng tay chuyền hai Hà Thị Hoa và chủ công Bùi Thị Huệ có cùng chiều cao 1,74 m và cũng chung luôn cân nặng 73kg.

Trong những lúc trò chuyện, nếu ai đó cắc cớ về ngoại hình quá khổ của mình thì các nàng chân dài đều mắc cỡ thỏ thẻ: “Tại tụi em tập nặng quá. Tập tạ, tập sức bật nhiều nên người cứ to dần ra chứ trước khi đến với bóng chuyền đứa nào cũng gầy cả”. Dù được khán giả mến mộ, khen xinh xắn nhưng bản thân các cầu thủ bóng chuyền, hầu như ai cũng tự ti vì ngoại hình “hơn người” của mình.

Cũng vì to cao quá khổ, nên các nàng chân dài rất khó khăn trong việc chọn mua đồ vì quần áo của họ đều thuộc dạng “big size” cỡ 31-32 trở lên, trong khi với con gái bình thường mặc size 28 đã được coi là to con.
Chủ công Phạm Yến tâm sự: “Cũng may là tụi em đi nước ngoài nhiều nên cũng mua đồ để dành mặc chứ ở mình khó mua đồ vừa cỡ lắm. Thi thoảng, chị em cả đội rủ nhau đi chợ mua vải rồi ra tiệm may cho vừa ý. To con cũng khổ lắm chứ có sướng gì đâu”.

Chủ yếu yêu dân trong nghề

Cao lênh khênh nên chuyện yêu đương của dân bóng chuyền nữ cũng lắm nhiêu khê vì ngoài việc tiếp xúc ít với đối tượng bên ngoài xã hội thì cũng ít chàng trai nào “dám” yêu một cô gái cao hơn cả cái đầu. Bởi vậy, đơn giản nhất là yêu luôn dân trong nghề vốn cũng cao kều cho “nhanh, gọn, nhẹ” và cũng dễ hiểu, thông cảm cho nhau.

Phạm Kim Huệ trước khi lập gia đình cũng từng có mối tình khá dài với một cầu thủ bóng đá đội QK3. Diệu Châu đã yêu và cưới đồng nghiệp Phạm Văn Định ở đội HL.Long An. Noi gương đàn chị, phụ công Ngọc Hoa (cao 1,83m) cũng đang trong giai đoạn tình yêu đẹp với cầu thủ đội HL.Long An, hay Bùi Huệ đang đẹp duyên vợ chồng với Văn Giáp (CA Vĩnh Phúc, vừa chuyển đến đội Tập đoàn Dầu khí QGVN).

Nếu không yêu dân bóng chuyền, nhiều người se duyên cùng dân thể thao vốn cũng cao to. Năm 2007, tay chuyền hai đang lên Hà Thị Hoa đột ngột lên xe hoa với thủ môn Tạ Đức Hiếu (HN.ACB) để lại nhiều tiếc nuối vì sự nghiệp của Hoa đang “phất như diều”.

Riêng với phụ công Phạm Thu Trang thì suốt 3 năm nay, cô nàng luôn bí mật về mối tình với tuyển thủ bóng rổ QG của đội Phòng không Không quân. “Anh không được viết em có “bồ” đâu nhé. Ở đội, các bác la em chết; với lại biết em có bồ người ta bớt hâm mộ thì sao”, Thu Trang lém lỉnh khi phải bật mí về chuyện tình yêu.

Giới bóng chuyềntừng tiếc nuối về một cặp tai tài gái sắc, đẹp đội nhất từ xưa đến giờ,  giữa libero Hương Lan (Bộ Tư lệnh Thông tin) và phụ công Văn Thành (Thể Công). Yêu nhau khi vừa bước qua tuổi đôi mươi nhưng mối tình của họ cũng đã chấm dứt cách đây hơn 2 năm và sau đó Hương Lan về quê Quảng Ninh lập gia đình cùng một doanh nhân, giã từ sự nghiệp thi đấu.

HÀ THẢO

Trong sàn đấu, đôi lúc Kim Huệ tỏ ra “quá khích”, rất cau có và sẵn sàng đôi co, phản ứng mạnh với quyết định trọng tài. Tuy nhiên, Kim Huệ là cầu thủ có thể nói là duy nhất cho đến nay, đủ khả năng xốc lại tinh thần của cả đội. Khi Kim Huệ lập gia đình, Diệu Châu rồi Phạm Yến lần lượt giữ trách nhiệm đội trưởng ĐTVN nhưng họ đều thừa nhận kém xa Kim Huệ về tư chất thủ lĩnh, giữ “lửa” cho cả đội.

“Cánh chim đầu đàn” Phạm Kim Huệ

Ở ngoài đời, về cách sống và sinh hoạt, Kim Huệ có thể không làm hài lòng nhiều người nhưng ở đội Bộ Tư lệnh Thông tin cũng như ĐTVN, tất cả cầu thủ đều nể người đội trưởng vì dám đứng lên đấu tranh, bênh vực đồng đội, các đàn em trước lãnh đạo, BHL mỗi khi có việc bất bình.

Phạm Yến kể: “Có lần đi thi đấu ở tỉnh, cả đội ngồi trên khán đài xem thì có khán giả mất lịch sự bình phẩm này nọ về các cầu thủ dưới sân. Trong khi tụi em rất ngượng thì chị Huệ dám mắng thẳng mặt người khán giả kia, khiến anh ta phải xấu hổ với mọi người xung quanh, sau đó trốn về mất”.

Với bản tính thẳng thắn, sau khi sinh con và tập luyện trở lại một thời gian, cuối năm 2008, Kim Huệ đã làm một việc chưa từng có ở Bộ TLTT là gặp thẳng lãnh đạo CLB với lá đơn xin nghỉ thi đấu và ra khỏi ngành Quân đội.

Trước sự cương quyết và những lý lẽ hợp tình của Kim Huệ, lãnh đạo đội chấp nhận để phụ công này thi đấu thêm mùa 2009  cho CLB rồi tự do ra đi (về đội VietsoPetro).

Nghe qua thì tưởng chừng đơn giản nhưng với cơ chế của Bóng chuyền Việt Nam mà lại ở đội bóng của Quân đội như BTLTT thì để làm điều đó chỉ có bản lĩnh Phạm Kim Huệ.

Sỹ Minh  

Với trung bình 20 ngoại binh khoác áo thời vụ trong khoảng 2 tháng, với chi phí khoảng 3.000 USD/người/tháng, các đội bóng đã tốn tới trên 1,2 triệu USD, khoảng 25 tỷ đồng. Điều quan trọng, nguồn ngoại lực này đã không giúp được gì mà còn gián tiếp đẩy khâu đào tạo cầu thủ trẻ tại chỗ vốn yếu kém càng thêm tồi tệ, nhất là với căn bệnh thành tích trước mắt của môn này.

Bóng chuyền VN: “Đốt” hơn 1,2 triệu USD cho cầu thủ ngoại

Ngoại binh Anna Seni (người Fiji) của nữ Bình Điền Long An

Việc cho ngưng cầu thủ ngoại đã chứng tỏ rằng bóng chuyền Việt Nam đã sai, hay chí ít nhìn nhận, sử dụng sai. Nó đã phải trả giá không chỉ bằng khoản ngoại tệ 1,2 triệu USD mà đau hơn là hệ thống đào tạo trẻ, chất lượng của giải VĐQG và ĐTQG.

Sỹ Minh

Có 4-5 tỷ mới “nuôi” được 1 đội

Kể từ 2004, thời điểm chỉ khoảng 2 tỷ hay thậm chí 1 tỷ  mỗi năm, chi phí cho 1 CLB dự giải VĐQG giờ đã tăng vọt, với mức trung bình 4-5 tỷ đồng. Tính sơ bộ, tổng kinh phí của 24 đội nam, nữ cũng đã trên 100 tỷ đồng.

100 tỷ & 1 giải đấu vài trận

Đáng chú ý, một số đại diện theo mô hình mới như Đức Long Gia Lai, Sanest Khánh Hòa (nam) hay Bình Điền Long An, Ngân hàng Công thương Việt Nam (nữ) đã chi tới trên dưới 10 tỷ đồng. Trong khi đó, một vài đại diện của các địa phương khó khăn hay thuộc quân đội, như Than Quảng Ninh, Giấy Bãi Bằng (nữ) hay Quân khu 9, Quân đoàn 4 (nam) với 1,5-2 tỷ đồng. Còn diện phổ biến nhất vẫn là những đội ở khoảng  4-5-6 tỷ đồng, một mức  được đánh giá có thể đáp ứng tương đối tốt nhu cầu thực tế.

Con số trên 100 tỷ đồng ấy chính là thành quả của quá trình xã hội hóa, khi nhiều doanh nghiệp đã tham gia tài trợ, nhận nuôi, hay kể cả thành lập CLB riêng. Nó cũng phần nào thúc đẩy các địa phương, đơn vị đang có đội bóng cũng phải thay đổi theo. Cao điểm, từng có nhiều giải, có tới 23/24 đội (trừ nữ Quảng Ninh) đều có đối tác hậu thuẫn.

Thu nhập cầu thủ tăng gấp 3

Với nguồn kinh phí nâng cao, các đội đã có điều kiện tốt hơn nhiều để đầu tư về lực lượng, tập huấn thi đấu, chế độ đãi ngộ. Và một sự đột phá có thể thấy rõ chính là mặt bằng chung thu nhập của các cầu thủ, rõ nhất với trụ cột của các đội gắn với các doanh nghiệp, đã tăng tới 3 lần.

Nghịch lý của bóng chuyền Việt Nam: 100 tỷ & 1 giải đấu vài trận

10 năm trước, thu nhập trung bình của họ mới 2-3 triệu đồng/tháng, đến nay mức 7-8 triệu đồng đã quá bình thường. Có tới quá nửa đội hình tranh tài tại giải VĐQG đạt tới trên dưới 10 triệu đồng. Mức trung bình mà các cầu thủ của nữ Bình Điền Long An, hay nam Sanest Khánh Hòa đã gần 15 triệu đồng. Một vài ngôi sao như Ngọc Hoa, Văn Kiều, Hữu Hà còn nhận 20 triệu đồng. Chưa kể cũng nhờ sự đổi mới từ các nguồn lực xã hội, nhiều cầu thủ được chuyển nhượng CLB, nhận tiền lót tay từ trăm triệu cho tới cả tỷ đồng. Các gương mặt xuất sắc còn được hỗ trợ vài triệu đồng/tháng khi lên làm nhiệm vụ ở ĐTQG.
Nghịch lý giải VĐQG vài trận

Như một nghịch lý kéo dài, hầu hết các CLB không còn phải lo thiếu tiền, một số đã thuộc diện rủng rỉnh song chất lượng của giải VĐQG lại giậm chân tại chỗ, và ngày càng bết bát.

Lý do một phần, như Thể thao 24h từng đề cập, xuất phát từ chính việc duy trì quy mô “hoành tráng” 12 đội nam, 12 đội nữ cùng cách thức tổ chức 2 vòng đấu, với khoảng cách thời gian quá xa. Trong đó, sự chênh lệch quá lớn về trình độ đã khiến cho giải chỉ có vài trận đáng xem, không tạo ra động lực, tính cạnh tranh cần thiết cho cả nhóm mạnh lẫn nhóm yếu.

Tuy nhiên nguyên nhân quyết định, dù kinh phí đã đảm bảo, các CLB vẫn không quan tâm tập trung gì cho mảng đào tạo trẻ, nếu có cũng chỉ ứng phó theo kiểu được chăng hay chớ. Số đội thực sự đang làm trẻ có thể đếm được trên đầu ngón tay, mà đúng nghĩa chỉ đúng 3 “lò” Thông tin LienVietPostBank, Bình Điền Long An (nữ) và Thể Công Binh Đoàn 15 . Vì thế, cả làng bóng chuyền đã rơi vào một cuộc khủng hoảng cầu thủ nghiêm trọng. Nó càng bế tắc bởi suốt một thời gian dài, các nhà quản lý của môn bóng chuyền cũng không có chiến lược dài hạn, hay biện pháp tức thời để “cứu vãn”.

Bóng chuyền Việt Nam thiếu hụt cầu thủ chất lượng đến nỗi chỉ một gương mặt trẻ loại khá vừa mới vào ĐT trẻ đã được “hét” giá chuyển nhượng 1 tỷ đồng. ĐTQG nữ vừa thua đau U.23 Thái Lan ở bán kết giải quốc tế mời VTV Cup cũng do quá phụ thuộc vào cá nhân Ngọc Hoa và sự khác biệt về trình độ giữa đội hình chính với dự bị. Và ngay cả các tuyển thủ dự bị ấy cũng lại là Ngọc Hoa của CLB mình. 

HÀ THẢO

Á hậu Hoàng My làm đại sứ giải Marathon vượt núi

Đặc biệt, cuộc đua sẽ có sự hiện diện của Á hậu Việt Nam 2010 Vũ Hoàng My với vai trò là Đại sứ. Cũng như năm ngoái, BTC sẽ dùng một phần kinh phí quyên góp được tại cuộc thi để làm từ thiện.Chuyển động 24h: Á hậu Hoàng Myl àm đại sứ giải Marathon vượt núi

Dự kiến số tiền này sẽ được trao tặng cho Operation Smiles (Tổ chức Phẫu thuật nụ cười),  một tổ chức từ thiện quốc tế, chuyên thực hiện phẫu thuật cho trẻ bị dị tật bẩm sinh khe hở môi và hở hàm ếch tại Việt Nam.

Quang Liêm nhắm HCV giải cờ vua châu Á

Hôm nay (31/07), kỳ thủ số 1 Lê Quang Liêm cùng 7 hảo thủ khác của ĐTVN sẽ lên đường sang U.A.E tham dự giải vô địch châu Á 2015. Khởi tranh từ 2/8, đây cũng là cơ hội cho các tuyển thủ phấn đấu giành suất tới World Cup khi các đấu thủ đứng trong Top 5 của nam và nhà vô địch nữ sẽ được trao vé.Chuyển động 24h: Á hậu Hoàng Myl àm đại sứ giải Marathon vượt núi

Hiện, cờ vua Việt Nam đã có 3 suất World Cup, của Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn và Phạm Lê Thảo Nguyên. Mục tiêu mà Liêm đặt ra tại giải là đoạt HCV ở 1 trong 3 nội dung cờ tiêu chuẩn, cờ chớp và cờ nhanh cá nhân. Trước đó, anh từng đăng quang cờ chớp ở giải 2013.

Đội đoạt Siêu Cúp bóng chuyền VN nhận 100 triệu đồng

Diễn ra từ 05-09/08 tại NTĐ tỉnh Hà Tĩnh, giải bóng chuyền Cúp PV – Đạm Cà Mau theo mô hình “Siêu Cúp” có sự tham dự của 8 đội bóng nam, nữ mạnh nhất cả nước gồm Thông tin LienVietPostbank, Tiến Nông Thanh Hóa, Bình Điền Long An, Ngân hàng Công thương Việt Nam (nữ) và Thể Công Binh đoàn 15, Biên Phòng, Sanest Khánh Hòa, Đức Long Gia Lai (nam).Chuyển động 24h: Á hậu Hoàng Myl àm đại sứ giải Marathon vượt núi

Các đội sẽ thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm, chọn ra 2 đội nam, 2 đội nữ vào chung kết tranh ngôi cao nhất. Giải đấu có tổng giải thưởng 420 triệu đồng, trong đó 2 đội vô địch nam và nữ mỗi đội nhận 100 triệu đồng.

P.H- S.M

“Làm gì có chuyện 13 tuổi đã cao… 1m78”

Cựu HLV trưởng ĐTQG và CLB Bình Điền Long An, Lương Khương Thượng vẫn nhớ như in cảm giác choáng váng khi gặp Thanh Thúy trong một tiết học thể dục. Cô học trò 13 tuổi đang học lớp 7 đã cao tới 1m78. Lúc đầu, ông Thượng không tin,  “làm gì có chuyện 13 tuổi đã cao 1m78”. Sau khi tìm đủ các nguồn để xác minh đúng là Thúy sinh năm 1997, ông thầy kỳ cựu đã hiểu rằng mình đang đứng trước một “viên ngọc thô”. Ngoài chiều cao 1m78, Thúy còn có các chỉ số về sải tay, tầm với, sức bật tại chỗ đều lý tưởng với bóng chuyền Việt Nam.

“Khủng long” Thanh Thúy & 3 lần săn tìm kỳ lạ

Vị HLV kỳ cựu càng mừng hơn vì dù trước đó chưa từng động đến trái bóng chuyền, song Thúy lại rất mê môn này, thường xuyên theo dõi các trận đấu qua truyền hình, với thần tượng là các chị Ngọc Hoa và Phạm Yến. Thúy đã vui vẻ dẫn ông thầy lạ về nhà để nói với bố mẹ.

3 lần thuyết phục & 1 cuộc đối rượu

Mọi chuyện hóa ra nan giải, phức tạp hơn nhiều dự tính của ông Thượng bởi gia đình Thanh Thúy từ Hà Nam vào Bình Dương lập nghiệp và có điều kiện kinh tế, ngay lập tức từ chối. Họ cũng thẳng thắn trình bày quan điểm muốn cho con gái theo con đường học văn hóa, không thích thể thao và cũng… chẳng biết ông Thượng là ai.

2 tuần sau, ông HLV say nghề tiếp tục lặn lội từ Long An lên Bình Dương, cùng một số thành viên khác của đội bóng đi theo “giúp sức”, cho thêm tính thuyết phục với gia đình Thúy. Tuy nhiên, lần thứ hai này cũng không ăn thua, cho dù ông Thượng đã dùng đủ cách, từ lời hứa sẽ đưa trở thành một tài năng, có nghề nghiệp ổn định, đóng góp cho bóng chuyền Việt Nam đến việc “dọa” một cô bé cao kều như thế sẽ chỉ phù hợp và chỉ tìm được chồng trong môi trường thể thao.

Một tháng sau, ông Thượng lại  quay trở lại lần thứ ba. Ngoài chuyện tâm sự về mọi nhẽ, ông còn lấy chính trường hợp của mình, chỉ có một người con duy nhất vẫn cho theo thể thao và rất thành đạt, bố mẹ Thúy mới xuôi xuôi. Có lẽ họ cũng thấy rõ sự tâm huyết và niềm tin của ông thầy già. Tất cả chỉ kết thúc bởi một cuộc đấu rượu mà ông thầy nổi tiếng đã phải uống say túy lúy, rồi nhận được một lời quả quyết từ đáy lòng của bố Thúy: “Tôi giao cháu cho thầy. Cháu như thế nào nhờ cậy vào thầy cả”.

Và ngay buổi chiều cùng ngày, cô bé 13 tuổi cao 1m78 đã thu xếp quần áo, sách vở theo thầy Thượng gia nhập “lò” Long An. Tại đây, đích thân ông đã xác lập một lộ trình đào tạo riêng cho Thúy, rồi trực tiếp cùng các HLV trẻ kèm cặp “viên ngọc thô”. Hiện tại, dù đã lùi về tập trung đào tạo trẻ, không còn dẫn dắt đội 1 nhưng HLV Lương Khương Thượng vẫn theo sát từng bước tiến của cô học trò đặc biệt. Chỉ sau đúng 5 năm, Thanh Thúy đã là chủ công cao nhất, và triển vọng nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam.

Được đào tạo bài bản nên Thanh Thúy đang là chủ công toàn năng bậc nhất của ĐTQG. Không chỉ là “máy ghi điểm” và “bước tường chắn”, tài năng 18 tuổi còn có cú phát bóng hóc hiểm và có thể tung ra các cú dứt điểm từ sau vạch 3m xuyên dàn chắn. Hiện tại, chỉ có Đỗ Thị Minh và Thanh Thúy thực hiện được cú dứt điểm khó kiểu này.

HÀ THẢO

Kỷ lục bật đà 3m10

Có thể coi Ngọc Diễm là một trường hợp ngoại lệ trong số các tuyển thủ quốc gia hiện tại với xuất phát điểm và hành trình sự nghiệp kỳ lạ. 12 tuổi, cô bé cao gầy gia nhập đội bóng chuyền Vĩnh Long – một nơi chỉ được dẫn dắt bởi các ông thầy tay ngang, chất lượng cầu thủ làng nhàng và chỉ luôn yên phận ở hạng dưới. Thế nhưng ở một mặt bằng chung thấp như thế, Diễm vẫn  bứt hẳn lên. Qua đúng 4 năm ăn tập, chủ công trẻ này hoàn toàn khác biệt so với các đồng đội, không chỉ sở sự vượt trội của chiều cao, thể lực mà quan trọng hơn là sức bật đặc biệt cùng những cú dứt điểm như trái phá.

“Bệ phóng” 3m10 & người của 2 đội bóng

Tròn 18 tuổi, ngay mùa giải chính thức đầu tiên của mình, gương măt lạ đến từ miền Tây đã khiến cả làng bóng chuyền sửng sốt với sự bùng nổ ngoạn mục tại giải hạng A. Chủ công cao 1m77 này có sức bật đà tới 3m10 – một kỷ lục của bóng chuyền nữ. Quan trọng hơn, Diễm trở thành một “máy ghi điểm” thực thụ với hiệu suất trung bình 20-30 điểm mỗi trận và một tay đưa đội bóng quê nhà giành quyền lên chơi ở hạng đấu cao nhất. Từ đó, chị đã được các nhà tuyển trạch đặc cách đưa thẳng vào ĐTQG.

Khoác áo 2 đội bóng  ở 2 hạng đấu

Nếu như trưởng thành ở “lò” như Thông tin hay Long An, chắc chắn giờ Ngọc Diễm đã là chủ công vô đối, thậm chí một ngôi sao vượt khỏi sân bóng nhờ cộng hưởng của sự xinh đẹp và duyên dáng. Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, chính nhờ sự khiêm tốn cùng nghiệp “du mục” mới làm nên một tài năng kỳ lạ như thế.
Kể từ năm 2012, Diễm là cầu thủ duy nhất của môn này đều đặn mỗi năm đấu cho 2 đội ở 2 hạng đấu. Ngoài đội bóng quê hương Vĩnh Long ở hạng dưới, Diễm  còn đấu thuê cho 1 đội hạng trên dự giải VĐQG. Trước đây là Tân Bình TP.HCM và hiện tại là Bình Điền Long An. Bản thân cũng chỉ muốn nghiệp đấu ổn định với duy nhất Vĩnh Long, song do đội bóng không được đầu tư, lực lượng mỏng yếu, chỉ  dựa vào mỗi Diễm nên không thể thăng hạng. Chủ công trẻ này cứ liên tục phải gồng mình lên để vừa hoàn thành xuất sắc trách nhiệm với Vĩnh Long, vừa đóng vai trụ cột ở đội bóng thuê mình.

Các tuyển thủ quốc gia khác mỗi năm chỉ dự giải VĐQG với 2 vòng, riêng Diễm tới 2 giải ở 2 hạng khác nhau với tổng cộng 4 vòng. Nhiều lần, 2 giải chỉ diễn ra cách nhau vài ngày nên Diễm phải thi đấu mười mấy trận chỉ trong đúng 2 tuần. Đổi lại, đó cũng là một thử thách, cơ hội giúp Diễm trui rèn thể lực, ý chí, năng lực cũng như thích nghi với mọi đối thủ và tình thế. Đó cũng là lý do chủ công đất Vĩnh Long đã đạt tới đẳng cấp của một chủ công khỏe, khéo, toàn diện và hiệu quả hàng đầu Việt Nam. Dù có hàng loạt sự cạnh tranh, từ lâu Diễm đã có một vị trí chính thức nổi bật  ở ĐTQG.

Trước VTV Cup 2015, do phải thi đấu cho đội Vĩnh Long ở giải hạng A nên phải đến sát ngày đấu chị mới có thể lên tập trung cùng ĐTQG. Dù thời gian rèn giũa cùng các đồng đội ít, thể lực phần nào bị ảnh hưởng song Hà Ngọc Diễm đang là cầu thủ chơi  rất hay tại cuộc đấu quốc tế trên đất Bạc Liêu. Ngay trận mở đầu gặp Philipppines, Diễm đã ghi nhiều điểm nhất cho ĐTVN.

Chiều cao 1m77 của Ngọc Diễm khá bình thường ở môn của các chân dài song chị lại có một sức bật đà tới 3m10. Thông số này đang là kỷ lục bóng chuyền nữ Việt Nam, hơn các đồng đội ở ĐTQG 5-7cm, thậm chí cả 10 cm. Đơn cử 2 chủ công và phụ công cao nhất nước Trần Thị Thanh Thúy (1m89) và Bùi Thị Ngà (1m87) đều đang có mức bật đà 3m05, thua Diễm đúng 5cm.

HÀ THẢO

Thạch Kim Tuấn nhắm cả HCV châu Á và thế giới

6t1

Vắng mặt tại SEA Games 28 do môn Cử tạ bị loại khỏi chương trình thi đấu, nhưng đô cử số 1 Việt Nam sẽ trở thành tâm điểm chú ý khi dự tranh 2 cuộc đấu quan trọng hàng đầu, là giải vô địch châu Á vào tháng 9 và giải vô địch thế giới vào tháng 11. Tại cả 2 giải, Thạch Kim Tuấn sẽ nhắm tới đích tranh chấp HCV. Khác với Olympic chỉ tính nội dung tổng cử, giải châu Á và thế giới đều có 3 HCV riêng 3 cho nội dung: Cử giật, cử đẩy và tổng cử.

Hiện tại, đô cử hàng đầu thế giới hạng 56kg này đã hoàn toàn hồi phục chấn thương, sẵn sàng bước vào chiến dịch Olympic 2016 nơi anh được kỳ vọng đoạt 1 tấm huy chương. Mục tiêu của Cử tạ Việt Nam là đoạt 3-4 suất chính thức tới Brazil.

Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2015: Việt Nam có trận thắng thứ 2

6t2

Trong trận thứ 2 tiếp đối thủ Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) vào tối qua tại Bạc Liêu, HLV Thái Thanh Tùng đã cất chủ công trụ cột Đỗ Thị Minh và đưa vào thử nghiệm tài năng trẻ Lê Thị Hồng. Trước một đối thủ yếu hơn hẳn, Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn thế trận, thoải mái vừa “gặt điểm” vừa thử nghiệm lối chơi. Chỉ mất đúng 1 giờ 15 phút, Ngọc Hoa cùng các đồng đội đã giành thắng lợi 3-0 cách biệt (25/14, 25/18, 25/15). Đây cũng là chiến thắng thứ 2 liên tiếp của đội chủ nhà, bằng 6 hiệp thắng tuyệt đối, với sự nổi bật của gương mặt đang lên Hà Ngọc Diễm. Tuy nhiên, màn trình diễn của đội vẫn bộc lộ những điểm yếu cố hữu, đặc biệt trong khâu phòng thủ hàng sau và bắt bước 1.

Ở lượt đấu thứ 3 diễn ra hôm nay ngày 27/07, ĐTVN sẽ gặp thử thách thật sự khi chạm trán CHDCND Triều Tiên, đội chiều qua vừa thua Liêu Ninh (Trung Quốc) 0-3, nhưng vẫn được đánh giá là một đội mạnh.

3 môn gánh vác chỉ tiêu giành 1-2 huy chương Olympic

6t3

Ngành thể thao vừa chính thức công bố chỉ tiêu phấn đấu giành 1-2 huy chương cho Olympic 2016. Ba môn sẽ gánh vác sứ mệnh tranh huy chương cho TTVN là: Cử tạ, Bắn súng và Thể dục dụng cụ; cụ thể là 3 tuyển thủ mũi nhọn: Thạch Kim Tuấn, Hoàng Xuân Vinh và Phan Thị Hà Thanh. Trong đó, theo đánh giá, mới chỉ có đô cử hạng 56kg Kim Tuấn đủ sức tranh chấp sòng phẳng, còn xạ thủ Xuân Vinh và cựu binh thể dục Hà Thanh chỉ dừng lại ở mức hy vọng. Tính đến thời điểm này, Việt Nam mới chỉ có 4 suất chính thức tới Olympic 2016 tại Brazil, và còn phải rất nỗ lực mới có thể hoàn thành con số 19-23 suất đặt ra.

S.M

(thethao24.tv) – Đúng như dự báo, với tuyến trẻ của CLB Tràng An Ninh Bình làm đại diện, bóng chuyền nam Việt Nam đã thất bại theo cách không đỡ nổi tại giải trẻ ĐNÁ 2014. Đội đã đứng hạng bét sau 4 trận toàn thua, mà nếu có lực lượng mạnh nhất, gần như chắc chắn đoạt hạng Nhì.

>>>Nghịch lý của bóng chuyền nam Việt Nam: Giải VĐQG càng hay, đội tuyển càng… bết

>>>Bóng chuyền không tham dự ASIAD: Khó thì tự bó tay

>>>Chuyện kỳ thú của bóng chuyền nam Việt Nam: Lời nguyền 11 năm cho nhà vô địch

 Tại cuộc đấu vừa kết thúc trên đất Myanmar, ngoài chủ nhà chỉ có hai nước trong khu vực đăng ký dự tranh là Thái Lan và Việt Nam. Thảm đến mức Myanmar phải cử hai đội, đồng thời mời thêm một vị khách đến từ châu Đại Dương – Newzealand, vốn thuộc diện quá yếu so với mặt bằng chung châu Á.

Tuy nhiên, ở một giải tổ chức theo kiểu cố gắng ấy, chính Việt Nam mới có cách tiếp cận, chuẩn bị dễ dãi, hời hợt nhất. Thay vì thành lập một ĐTQG trẻ đường hoàng, với một quỹ thời gian tập trung nhất định, những người có trách nhiệm đã cử ngay tuyến trẻ của CLB Tràng An Ninh Bình làm đại diện. Càng đáng nói hơn vì đây cũng chưa phải là đội trẻ mạnh nhất nước, chỉ đứng hạng 3 giải trẻ toàn quốc, và không hề được bổ sung các nhân tố xứng đáng của các đội khác.

chinh1

Bộ môn và Liên đoàn đã giao phó trách nhiệm cho CLB Tràng An Ninh Bình theo kiểu được chăng hay chớ. Còn tự thân CLB vì không bị có động lực hay sức ép nào cả nên phần nào đó cũng tham dự hệt như một chuyến xuất ngoại tập huấn, cọ xát thông thường, thậm chí chẳng khác gì một chuyến du lịch kết hợp với chuyên môn.

Với đội hình cùng kiểu cách chẳng giống ở đâu như thế nên như một hậu quả tất yếu, trẻ Tràng An Ninh Bình trên danh nghĩa là ĐTQG trẻ đã toàn thua cả 4 trận, trước cả Thái Lan, Newzealand và hai đội bóng Myanmar. Trong đó, tệ nhất chính là trận thua  Myanmar 2- phân đội hai, chỉ đóng vai trò dự bị của chủ nhà với tỷ số bẽ bàng 0/3.

Kết thúc giải, các cầu thủ trẻ của Tràng An Ninh Bình đã chẳng hề mảy may cho chút buồn phiền hay xấu hổ như đáng ra phải thế. Cũng chẳng thể trách họ, bởi Tràng An Ninh Bình chỉ đơn giản là đội thế vai bất đắc dĩ, hoàn thành một cuộc đấu đũng nghĩa…cho xong. Chỉ có Việt Nam dù muốn hay không vẫn phải lãnh đủ, nhất là uy tín trước làng bóng chuyền ĐNA.

Từ đây, một lần nữa lại phải nhìn nhận lại nghiêm túc cách nghĩa cách làm của bộ môn và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam. Các nhà quản lý đã buông lỏng hoàn toàn “bộ mặt” của bóng chuyền nam, chỉ chạy theo một mục tiêu trước sau như một là SEA Games 2 năm 1 lần, mà chẳng quan tâm gì đến sự phát triển nền tảng, dài hạn và toàn diện.

chinh4

Bóng chuyền nam Việt Nam thảm bại tại giải trẻ ĐNÁ 2014 (Ảnh: Hy Lam)

Suốt nhiều năm trở lại đây, ĐTQG trẻ không hề được hình thành, cho dù không hề thiếu các giải đấu, cũng như bóng chuyền Việt Nam xuất hiện rất nhiều tài năng trẻ. Bi hài hơn, đến ngay ĐTQG cũng chỉ hai năm mới được triệu tập một lần để dự tranh SEA Games. Đơn cử năm 2014 khi bóng chuyền nam không dự ASIAD, ĐTQG phải đến tháng 4 sang năm mới hội quân trở lại để thi đấu SEA Games 28.

Bóng chuyền Việt Nam đang có một giải VĐQG thuộc loại hay nhất khu vực về nam, trong khi Liên đoàn cũng không hề thiếu kinh phí để đầu tư cho cả ĐTQG lẫn ĐT trẻ có thể tập huấn hàng năm, tham dự vài giải quốc tế.

Vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ, các nhà quản lý huấn luyện đã chỉ luôn bám theo thành tích trước mắt, thiếu hẳn tư duy đột phá cùng khát vọng vươn cao.

Xét trên mặt nào đó, điều đó đã tạo ra sự lãng phí ghê gớm của bóng chuyền nam Việt Nam, đặc biệt so với điều kiện và khả năng thực tế.

  • Tuyển nữ trẻ lại thua tâm phục khẩu phục Thái Lan

box

  • Không có gì khác biệt khi ĐT trẻ nữ tiếp tục đứng thứ hai tại giải trẻ ĐNÁ trên đất Myanmar, dù được dẫn dắt bởi HLV lão làng Nguyễn Mạnh Hùng, và vào giờ chót được bổ sung tài năng trẻ  Thanh Thúy- chủ công vào loại “sếu vườn” nhất làng bóng chuyền khu vực hiện tại với chiều cao lên tới 1m 89.

    Trước các đối thủ quá yếu của chủ nhà Myanmar và khách mời Newzealand, Việt Nam đã dễ dành giành hai chiến thắng để đảm bảo vị trí thứ 2 chung cuộc.

    Thế nhưng, trong trận đấu quyết định trước Thái Lan mà mọi người hy vọng đội sẽ có thể ít nhiều chứng tỏ được sự bám đuổi, thầy trò Nguyễn Mạnh Hùng đã gây thất vọng lớn. Giống như các đàn chị ở ĐTQG mỗi khi chạm trán người Thái, Thanh Thúy cùng các đồng đội đã nhập cuộc đúng với tinh thần… cho xong mà không hề có quyết tâm chiến đấu. Kết quả, Thái Lan thi đấu như đi dạo cũng đánh bại Việt Nam chỉ sau 3 hiệp, với tỷ số đầy cách biệt (25/15, 25/17, 25/15).

    Trước đó, tại giải U.19 châu Á, bóng chuyền nữ Việt Nam cũng chỉ có thể đứng hạng 10 – một thứ hạng rất thấp.

Sỹ Minh

 

(thethao24.tv) – Sau bóng bàn, đến lượt bóng chuyền cũng quyết định không cử cả hai ĐTQG dự ASIAD 2014. Điều đó phần nào chứng tỏ sự tụt hậu về mặt nền tảng của cả thể thao Việt Nam, được hội tụ ở nhóm các môn bóng dường như đang rơi vào tình trạng tự bó tay.

>>>Cả hai ĐTQG bóng chuyền nam nữ không dự ASIAD 2014

>>>Rafael Nadal có khả năng lỡ US Open vì chấn thương cổ tay

>>>Không ai xứng đáng làm đội trưởng tuyển Anh hơn Rooney?

Không thể phủ nhận, để phát triển nhóm môn bóng chẳng hề đơn giản đối với điều kiện của Việt Nam, kể cả ngay từ thể hình- thể lực cũng như về cơ bản, đã đi sau mặt bằng chung thế giới một khoảng xa.

Dầu vậy, sự chậm tiến đến mức trì trệ kéo dài ở một số môn thì thật khó chấp nhận. Nó xuất phát chủ yếu từ chính cách nghĩ cách làm của ngành thể thao chưa có sự nhìn nhận, đầu tư xứng đáng và hợp lý. Có lẽ trong quan niệm lâu nay của ngành thể thao, nhóm môn này luôn được cho rằng quá khó, quá xa với Việt Nam nên chỉ làm theo kiểu cầm chừng, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, chứ không bắt buộc phải đi nhanh tiến vững.

cot

Đặc biệt trong thời kỳ đầu hội nhập trở lại của thể thao Việt Nam, rất cần mở rộng về số lượng, thành tích nên như một xu hướng tất yếu, ngành đã luôn ưu tiên cho các môn cá nhân, rõ nhất với nhóm “đi tắt đón đấu” vừa ít tốn kém, đỡ thời gian lại dễ kiếm huy chương.

Như một nếp quen, trong kinh phí tập huấn thi đấu quốc tế  được phân bổ hàng năm của ngành thể thao, tỷ lệ dành cho nhóm môn môn bóng chỉ chiếm chưa nổi 1/3. Thường thì các môn này chỉ có được tổng số từ 500-700 nghìn USD, ngoài bóng đá được ưu tiên khoảng 100 nghìn USD, các môn khác thường chỉ quanh quẩn  40-60 nghìn USD. Mức này, như thừa nhận của các nhà quản lý huấn luyện  thì “không thể làm gì cho ra tấm ra miếng”.

Càng khổ nỗi, ngay cả các môn đã cơ bản thoát khỏi được nỗi lo thiếu kinh phí như bóng đá nam, bóng chuyền lại chưa thể bứt phá nổi, suy cho cùng cũng bởi loay hoay với bệnh thành tích trước mắt và cách làm ngắn hạn.

Như với bóng chuyền, dù muốn hay không cũng phải thừa nhận việc cả hai ĐTQG nam nữ không dự ASIAD là một thực tế khó có thể chấp nhận nổi.

Sỹ Minh

(thethao24.tv) – Chỉ sau hơn 1 giờ đồng hồ thi đấu, tuyển Việt Nam đã nhanh chóng đánh bại Kazakhstan để giành vé vào chung kết VTV Cup 2014, nơi tuyển trẻ Thái Lan đã chờ sẵn.

>>>Chuyện kinh phí của bóng chuyền Việt Nam

>>>Cuộc trẻ hóa lịch sử của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam

>>>Cup bóng chuyền nữ VTV Cup: Chờ tin chiến thắng

Trong lượt trận cuối cùng của vòng loại VTV Cup 2014, tuyển Việt Nam cũng đã có chiến thắng 3-1 trước các cô gái Kazakhstan. Theo đó, trong lần tái ngộ ở bán kết này, một lần nữa, tuyển Việt Nam đã có chiến thắng để hẹn hò người Thái trong trận chung kết.

Với tâm lý tự tin sau 4 trận toàn thắng ở vòng loại, và chiến thắng trước chính đối thủ trực tiếp Kazakhstan đã tạo sự thoải mái nhất định cho thầy trò HLV Nguyễn Mạnh Hùng.

20140523-_SSS332723456

Ngay trong set đấu đầu tiên, tuyển Việt Nam nhanh chóng vươn lên dẫn điểm và đã có nhưng lúc khoảng cách về điểm số lên đến con số 10. Sự tự tin của các tuyển thủ trẻ bên cạnh sự chín chắn và kinh nghiệm của những Ngọc Hoa, Đỗ Thị Minh đã giúp tuyển Việt Nam giành chiến thắng 25-17 trong set đầu tiên.

Ở set đấu thứ 2, những tưởng tuyển Việt Nam sẽ nhanh chóng kết thúc khi dẫn 24-17. Tuy nhiên, bất ngờ nho nhỏ đã xảy ra khi Kazakhstan liên tục ghi điểm. Dẫu vậy, sự tự tin nhanh chóng trở lại và tuyển Việt Nam giành chiến thắng với tỉ số 25-20

Trong set đấu quyết định thứ 3, tuyển Việt Nam liên tục xác lập khoảng cách 10 điểm so với đối thủ. Với khoảng cách lớn về điểm số và trên thực tế, phong độ ổn định của các tuyển thủ Việt Nam đã đem về chiến thắng cách biệt 25-14 trong set đấu quyết định này. Giành thắng lợi thuyết phục với tỉ số 3-0 trước Kazakhstan, ĐT Việt Nam sẽ gặp lại tuyển trẻ Thái Lan trong trận chung kết.

Linh Nguyen (theo vtv.vn)