bóng đá Anh

Màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn của hai đội vào tháng 11 năm 2004 (Arsenal thắng 5-4)

 

Trận cầu thăng hoa của ‘gà trống’ trước người hàng xóm tháng 1 năm 2008

Ông Poll phân tích: “Diego Costa phải bị FA kết tội và treo giò do tát vào mặt Koscielny trong tình huống xảy ra trước lúc Costa xô xát với Gabriel Paulista khiến hậu vệ Arsenal bị đuổi. Quyết định này đến từ hành động dại dột của cầu thủ người Brazil do bị tiền đạo Chelsea chọc giận, nên Mike Dean buộc phải phất thẻ đỏ khi nhìn thấy Gabriel tung cú đá hậu vào giữa hai chân Costa.

Graham Poll: Phải treo giò kẻ chơi xấuNhưng thật đáng buồn khi Dean không quan sát thấy va chạm giữa Costa với Koscielny. Costa dường như đã chộp lấy mặt của Koscielny rồi tát trung vệ Arsenal nhằm chọc giận đối thủ. Khi Gabriel đến can thiệp, Costa đã đẩy ngã cậu ta. Dean nhìn thấy nên phất thẻ vàng cảnh cáo cả hai, nhưng họ tiếp tục khiêu khích nhau cho tới khi Gabriel tung cú đá hậu. Những tình huống trẻ con và không cần thiết như thế lẽ ra đừng để xảy ra trên sân. Tuy nhiên, Dean chính xác khi phạt Santi Cazorla thẻ vàng thứ hai do cú tắc quá ẩu với Cesc Fabregas. FA cũng cần trừng phạt Arsenal do cả Gabriel lẫn Cazorla đều không chịu rời sân ngay lập tức khi bị đuổi”.

Thiên Tứ

Diego Costa: “Đệ tử chân truyền” của Mourinho

Năm người con trai và 1 người con gái của gia đình Glazer gồm Glazer, Avram, Joel, Kevin, Bryan, Edward và Darcie Glazer Kassewitz thừa hưởng khoảng 80% cổ phần của công ty Man Utd, đơn vị chịu trách nhiệm phát hành cổ phiếu của đội bóng thành Manchester trên thị trường chứng khoán New York. Tổng số cổ phiếu mà 6 người con của Glazer nắm giữ lên tới 131 triệu cổ phiếu. Từ lợi nhuận mà Man Utd thu được hàng năm, “Quỷ đỏ” sẽ phải trả cho mỗi thành viên gia đình Glazer 2,5 triệu bảng/năm và tính cả 6 người là 15 triệu bảng/năm.

Nhà Glazer vơ vét tiền của Man Utd

Điều này khiến các CĐV của Man Utd hết sức phẫn nộ bởi doanh thu của CLB bị sụt giảm 8,8% do không được dự Champions League mùa trước, khiến “Quỷ đỏ” thất thu 38 triệu bảng. Trong hoàn cảnh đó, Man Utd vẫn phải trích ra 15 triệu bảng để chia cho 6 người con của Glazer là điều không thể chấp nhận được, bởi nó đáng ra phải là số tiền cần được đầu tư trở lại cho CLB. Nên nhớ rằng ngoài việc thu lợi từ cổ tức, nhà Glazer còn thu được rất nhiều tiền từ các nguồn khác nhau nhờ Man Utd, khiến “Quỷ đỏ” phải hứng chịu khoản nợ ròng lên tới khoảng 400 triệu bảng.

Man Utd bắt đầu trở thành công cụ kiếm tiền của nhà Glazer kể từ khi họ thâu tóm “Quỷ đỏ” vào năm 2005, nhưng phần lớn số tiền mà họ dùng để mua CLB là tiền vay ngân hàng và từ đó đến nay, sân Old Trafford phải è lưng ra trả nợ cho họ. Từng xuất hiện rất nhiều chiến dịch chống lại nhà Glazer được các CĐV Man Utd tiến hành nhưng không mang lại kết quả, nổi bật là chiến dịch vàng-xanh. Trong khi đó, GĐĐH Ed Woodward trấn an người hâm mộ rằng ở mùa giải này, Man Utd có thể đạt doanh thu kỷ lục của nước Anh là 500 triệu bảng.

 Hồ Hải

Hiểu theo ý của cầu thủ người Italia thì anh vẫn chưa cho thấy hết khả năng và còn tiến bộ nữa, hoặc Old Trafford sẽ không phải là điểm dừng chân cuối cùng của anh.

Matteo Darmian: “Man Utd không phải là đỉnh cao sự nghiệp của tôi”“Điều quan trọng nhất đối với tôi là ngay cả khi là cầu thủ nước ngoài, tôi đã thích nghi ngay được tại Man Utd. Cũng nhờ các đồng đội và ban huấn luyện, tôi cảm thấy mình là một phần của tập thể”, cựu hậu vệ của Torino cho biết trên tờ Corriere della Sera. “… Man Utd chỉ là khởi đầu, không phải là đỉnh cao sự nghiệp của tôi”.

Darmian tới Man Utd từ Torino với giá 12,7 triệu bảng trong hè và được xem là sự lựa chọn đúng đắn của Louis van Gaal ở bên hành lang phải, cũng như là lý do khiến Rafael buộc phải khăn gói tới Lyon ở Ligue 1.

Mặc dù thế, cái tên Darmian vẫn còn xa lạ với tất cả dù anh được so sánh là một “Cabrini mới”. Antonio Cabrini cũng không được biết đến nhiều khi tham dự World Cup 1978 nhưng cầu thủ của Juventus là trụ cột trong hàng thủ vô địch World Cup 1982 ở Tây Ban Nha và giành 6 danh hiệu Serie A. Còn Darmian, anh chưa có được danh hiệu nào và liệu Man Utd có giúp anh trở thành một Cabrini thực sự hay không, ít nhất anh cũng phải làm Old Trafford quên đi Gary Neville và thất bại của Rafael, Phil Jones hay Antonio Valencia trong vai trò thay thế.

Phạm Hưng

Cánh phải được xem là điểm yếu của Man Utd sau khi Gary Neville giải nghệ hồi tháng 2/2011 và kể từ đó, Rafael, Phil Jones và Antonio Valencia luân phiên chơi ở vị trí này.

Bởi suy cho cùng, kết quả của sự đầu tư tài chính với một CLB vẫn là thành tích gặt hái được trên sân cỏ và với điều này, bối cảnh của Man Utd như đứng trước canh bạc. Bản thân chính họ đã từng không thành công trong hầu hết các vụ chuyển nhượng trước, điển hình là Angel Di Maria – bản hợp đồng khiến Man Utd lỗ nặng về tài chính và cũng không thu được lợi ích về mặt chuyên môn từ ngôi sao người Argentina.

Man Utd: Nhiều tiền không dễ thởĐiều đó khiến Man Utd càng trở nên mông lung khi ngóng đợi những thành công từ chuyển nhượng hè vừa qua. Thậm chí, ngay lúc này số tiền 36,3 triệu bảng bỏ ra cho tiền đạo trẻ vô danh Anthony Martial là câu chuyện vẫn chưa chấm dứt tranh cãi.

Nó hoàn toàn có thể là một “quả đắng”, cũng như cảm giác Man Utd vẫn chưa tìm được tín hiệu tốt đẹp để kết luận về sự thành công với những Morgan Schneiderlin, Memphis Depay, Matteo Darmian hay Bastian Schweinsteiger. Việc thiếu kinh nghiệm tuyển dụng (và phần nào cả sự thiếu khôn ngoan) khiến Man Utd đang thấp thỏm sau khi bỏ ra số tiền khổng lồ. Nếu thành công thì đó là câu chuyện khác, song nếu thất bại thì Man Utd không chỉ lãng phí tiền bạc mà hệ quả rất có thể bị rối loạn và mất phương hướng ở những kỳ CN tiếp theo.

Do đó, sau những phiên chợ chi bạo là sức ép Man Utd phải chịu đựng trong lúc chờ đợi có quả ngọt.

ĐĂNG TÚ

Cụ thể là trong 1 mùa giải David Moyes dẫn dắt với tổng cộng 51 trận, ông giành được 27 chiến thắng (9 hòa và 15 thua). Số tiền Moyes được cấp chi tiêu mua sắm cầu thủ trong thời gian ấy là 67 triệu bảng. Nếu hoạch tính thì cứ 2,48 triệu bảng Man Utd bỏ ra đổi lấy 1 trận thắng.

10 triệu bảng đổi lấy một chiến thắng

Con số này đã là cao song không có nghĩa lý gì so với hơn 1 năm qua của Louis van Gaal, khi mà đến lúc này Man Utd dưới bàn tay của chiến lược gia người Hà Lan đã chi tộng cộng 258,7 triệu bảng để tăng cường nhân sự. Van Gaal vừa mới đạt mốc 50 trận cùng Man Utd, trong đó cũng giành 27 trận thắng (hòa 12 và thua 11). Như vậy, tính ra cứ 9,6 triệu bảng tiêu vào TTCN trong 3 kỳ mua sắm của Van Gaal thì Man Utd mới có 1 chiến thắng – đắt gấp gần 4 lần so với David Moyes. Chính xác nữa là gấp 3,87 lần. Nếu tính riêng ở Premier League, mỗi điểm số của Man Utd – Van Gaal là 3,36 triệu bảng trong khi giai đoạn của Moyes là 1,18 triệu bảng.

Ngoài khía cạnh so sánh này, xét về giá trị quy đổi bàn thắng thì Louis van Gaal cũng có lí do phải hổ thẹn. Man Utd của Moyes ghi được 86 bàn (tỷ lệ trung bình 1,69 bàn/trận), trong khi giảm xuống 1,62 bàn/trận dưới thời Van Gaal (81 bàn). Chi phí mỗi bàn thắng của Man Utd – Van Gaal là 3,19 triệu bảng còn dưới thời Moyes là 779 nghìn bảng/bàn (chi phí bàn thắng thời Van Gaal cũng gấp 4 lần thời Moyes). Một sự khác biệt giúp Van Gaal ngẩng cao đầu là số bàn thua phải nhận ít hơn (0,94 bàn/trận so với thời Moyes là 1,06 bàn/trận).

So sánh điều này để chứng minh rằng, ít nhiều đang có sự lầm tưởng về công sức cống hiến của Van Gaal cho Man Utd. Đúng là Quỷ đỏ đã có sự chuyển biến, điển hình như việc giành vé dự Champions League, song để nhìn nhận một cách công bằng thì những gì Van Gaal làm được so với số tiền khổng lồ ông đã chi tiêu vẫn có gì đó xót xa.

ttt

MẠNH KHÁNH

5,6 Nếu hoạch tính cán cân chuyển nhượng, với 106,6 triệu bảng thu được từ bán cầu thủ thì số tiền Man Utd dưới thời Van Gaal đang thâm hụt chuyển nhượng là 152,1 triệu bảng và đánh đổi cho mỗi chiến thắng là 5,6 triệu bảng.

Giải thưởng huyền thoại bóng đá lần đầu tiên được trao cho John Charles năm 1997. Trong 5 năm gần đây, giải thưởng này lần được trao cho Harry Redknapp, Eric Cantona, Jose Mourinho, Pele và Ryan Giggs.

Beckham nhận giải Huyền thoại Bóng đáBeckham xứng đáng được HMV Football Extravaganza vinh danh, bởi trong suốt 20 năm sự nghiệp sân cỏ, cựu tiền vệ này giành tổng cộng 17 danh hiệu ở Man Utd, cùng nhiều chức vô địch quốc gia cùng với Real Madrid, LA Galaxy, AC Milan và Paris Saint-Germain. Phát biểu trong lễ nhận giải, cựu đội trưởng ĐT Anh cho biết: “Bạn hãy nhìn vào danh sách những người vĩ đại nhận được giải thưởng trước đó để có thể thấy rằng, tôi rất vinh dự và tự hào khi được nhận giải trong năm nay. Tôi cảm thấy mình may mắn khi được sánh ngang với họ”.

T.P

Đây là cầu thủ có tính cách dễ chịu, nếu không muốn nói khá hiền lành và nhút nhát. Vì thế, giá trị của Gomis không được khai thác hết ở đội tuyển Pháp, nhất là ở môi trường này là “tổ hợp” những tính cách phức tạp do những tuyển thủ có nguồn gốc quá đa dạng. Cũng tại Lyon, Gomis phần nào bị hạn chế về khả năng do không được các đồng đội tạo điều kiện tối đa.

Bafetimbi Gomis: Đúng chất... gỗ mítSwansea không giống những nơi đó, và đang giúp cựu tiền đạo của Saint Etienne và Lyon có được sự hưng phấn, thi đấu nhiệt huyết hơn và cảm nhận về nghĩa vụ cống hiến cũng nhiều hơn. Tất cả là có lợi cho Swansea, ít nhất nhìn từ 2 khía cạnh sau: một là thành tích của đội bóng được nâng cao và hai là thời điểm này họ có thể thu được khoản tiền lớn nếu bán Gomis cho đội bóng khác. Từ miễn phí chuyển nhượng, Gomis nay có tin đồn được Man Utd trả giá đến 20 triệu bảng. Swansea coi như “vớ bẫm”.

ĐĂNG TÚ

Andre Ayew và Bafatimbi Gomis: “Gió điên” miền đất mới

Có điều, tiền vệ người Pháp không hiểu được rằng, chính tính cách mạnh mẽ và lối chơi quyết liệt trên sân cỏ đã tạo nên một Keane xuất sắc.

Xét về điều này, tham vọng của Schneiderlin khó trở thành hiện thực bởi tính cách của anh hoàn toàn khác Keane. Điều này cũng đồng nghĩa dù khoác áo Man Utd, người ta cũng không thể được chứng kiến những cuộc so tài đỉnh cao giữa Schneiderlin với Yaya Toure trong các trận derby Manchester hay với Cesc Fabregas của Chelsea ở mùa giải 2015/16. Để so sánh, Keane được nhớ đến vì các cuộc chiến theo đúng nghĩa với Patrick Vieira của Arsenal trước đây.Morgan Schneiderlin: Nói ít khó trở thành huyền thoại

“Tính cách của tôi hoàn toàn khác với anh ấy. Tôi ít nói hơn”, cựu cầu thủ của Southampton cho biết. “Nhưng tôi hy vọng có được ảnh hưởng như anh ấy trong đội bóng. Những cuộc đối đầu của anh ấy với Patrick Vieira, khi Man Utd gặp Arsenal là rất ấn tượng. Tôi đã xem lại nhiều trận đấu giữa hai đội và thấy thật thú vị”.
Thực tế thì kể từ khi Keane chia tay Old Trafford vào năm 2005, Man Utd không tìm được một tiền vệ nào như cựu cầu thủ người Ireland. Thậm chí, vị trí tiền vệ phòng ngự là vấn đề lớn nhất của Alex Ferguson, David Moyes và Louis van Gaal cho đến khi họ đưa được cầu thủ người Pháp về Old Trafford trong mùa hè này.
Schneiderlin có thể giải quyết được nỗi lo cho Man Utd nhưng hy vọng anh trở thành một thủ lĩnh ở Old Trafford xem chừng là rất khó.

Mạnh Hào

Hai người mới nhất điền tên vào danh sách những tay ghi bàn của Man City mùa giải năm nay là Aleksandar Kolarov và Samir Nasri, một người mở ra và một người khép lại chiến thắng 2-0 cho đội bóng trên sân của Everton. Họ cùng với những Aguero, Fernandinho, Kompany, Yaya Toure đã thực hiện hiện 8 pha lập công cho The Citizens, không ai ghi quá 2 bàn và cũng chỉ có 1 người (Kompany) ghi bàn trong 2 trận đấu. Họ đóng vai trò luân phiên, khi lạnh lùng phát sáng như Yaya Toure, khi bùng nổ làm vỡ òa như Sergio Aguero, và cũng có khi bất ngờ hồi sinh như Samir Nasri. Thậm chí, đến một chuyên gia phòng ngự như Kolarov cũng có thể tiếp cận khung thành và tung cú sút mang nhãn hiệu của… một tiền đạo.

Mỗi người là một “tay súng”

Quả thực, ở Man City bây giờ giá trị như bị san phẳng, hay đúng hơn là không tồn tại khái niệm “tay săn bàn”, dù về mặt lý thuyết thì Aguero vẫn di chuyển trong phạm vi của cầu thủ số 9 và phần còn lại hoạt động là để phục vụ ngôi sao người Argentina. Hãy xem, từ đầu mùa Aguero tung ra được 9 cú sút, ghi 1 bàn, tức là chiếm gần 26% tổng cú sút của cả đội (35 cú sút) nhưng chỉ chiếm 1/8 số bàn của đội bóng.

Điều này có thể không hay ho với Aguero nhưng với HLV Manuel Pellegrini thì mọi thứ đang trở nên quá tốt đẹp. Đặc biệt đây là kết quả của lối chơi nhuần nhuyễn và có ý đồ tấn công biến hóa rất rõ ràng chứ không phải là thành quả của sự may mắn. Nó đem đến những nhìn nhận về sự ổn định của Man City, trong đó các tiền vệ của họ đang làm nhiệm vụ khá tốt, điển hình như David Silva – tác giả của 3 đường kiến tạo từ đầu mùa, theo sau là những Yaya Toure (2 kiến tạo), Wilfried Bony, Jesus Navas, Raheem Sterling (1 lần).

Để rồi, năm hiếm hoi kể từ khi CLB được chuyển sang tay người Arab, Man City mới biết đến bước khởi động hoàn hảo ở mọi ngõ ngách đến như thế. Lần đầu tiên sau 4 mùa, Man City giành điểm số tối đa sau 3 vòng mở màn và cũng là lần đầu tiên sau 5 mùa họ, giành 9 điểm mà không để thủng lưới. Mùa 2009/10 được xem là một trong những mùa khởi động đẹp đẽ nhất khi Man City toàn thắng 3 trận, không phải nhận bàn thua. Tuy nhiên năm đó họ chỉ có được 4 bàn thắng, tức chỉ bằng một nửa số bàn hiện tại ghi được.

MẠNH KHÁNH

Bạn có biết?

Cú chọc khe cho Kolarov ghi bàn mở tỷ số ở trận thắng Everton là pha kiến tạo đầu tiên của Raheem Sterling sau 12 trận liên tiếp của anh ở Premier League, kể từ trận Liverpool gặp Man City vào tháng 3 năm nay.

103 năm sau…

Chính xác là kể từ năm 1912, theo hồ sơ lưu trữ của Man City, đội bóng này mới lại biết đến mạch 9 trận thắng liên tiếp ở giải đấu cao nhất nước Anh. Chuỗi chiến thắng được thầy trò Manuel Pellegrini thực hiện từ cuộc đối đầu với West Ham trên sân nhà Etihad vào ngày 19/04. Đáng ngưỡng mộ là trong chuỗi trận này thì chỉ 2 lần The Citizens bị thủng lưới, trong khi ghi đến 25 bàn (trung bình 2,77 bàn/trận).

Chưa chiếm được phân khúc “siêu sao”

Không nghi ngờ gì nữa, Premier League là giải đấu giàu nhất châu Âu và sự vượt trội về nguồn lực tài chính của họ sẽ càng trở nên rõ ràng kể từ mùa giải sau, khi hợp đồng bản quyền truyền hình mới chính thức có hiệu lực. Sự mất giá của đồng euro so với đồng bảng Anh càng khiến cho sức mua của người Anh tăng lên, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là Premier League có thể sở hữu tất cả những gì mình muốn. Xét trên tổng thể quy mô của giải đấu, đúng là Premier League sở hữu nguồn lực tài chính vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, nhưng xét riêng từng CLB thì Man City, Chelsea hay Man Utd lại không phải là quá giàu có so với Real Madrid, Barcelona, Bayern Munich hay PSG.

Vì sao các tiền đạo giỏi từ chối Premier League?

Căn cứ trên bảng xếp hạng của hãng kiểm toán Deloitte, chỉ có một CLB Anh duy nhất (Man Utd, 518 triệu euro quy đổi) lọt vào Top 5 đội bóng có doanh thu cao nhất thế giới trong mùa giải 2013/14, nhưng họ vẫn còn kém đội dẫn đầu là Real (549 triệu) tới hơn 30 triệu euro. Khoảng cách giữa Man City và Chelsea (doanh thu lần lượt là 414 và 387 triệu euro) so với nhóm đầu (Barca, Bayern, PSG đều có doanh thu từ 475-500 triệu euro) còn lớn hơn nữa, lên đến khoảng 100 triệu euro. Vì thế mà các CLB ở giải Ngoại hạng rất khó có thể cạnh tranh được với 4 đội bóng siêu giàu nói trên trong việc chiêu mộ những ngôi sao, còn giành giật cầu thủ từ trong tay Real, Barca, Bayern hay PSG là gần như không tưởng. Nói như Jose Mourinho, “các CLB Anh có thể mua tất cả các cầu thủ mà họ muốn từ khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ 3 hay 4 CLB sở hữu sức mạnh tiền bạc mạnh mẽ hơn chúng tôi. Không thể buộc họ bán những cầu thủ mà họ không muốn bán”. Vài ngoại lệ như các thương vụ Di Maria (mùa trước) và Schweinsteiger (mùa này) rời Real và Bayern để chuyển sang Man Utd đều xuất phát từ mong muốn tái cơ cấu đội hình của hai gã khổng lồ TBN và Đức mà thôi.

Nói tóm lại, nếu chia thị trường chuyển nhượng cầu thủ ra thành nhiều phân khúc, Premier League có thể chiếm được ưu thế trong phân khúc “cầu thủ khá-giỏi”, những người có giá từ 20-40 triệu bảng, nhưng tại phân khúc “siêu sao”, những người trị giá từ 40-50 triệu bảng trở lên thì Real, Barca hay Bayern vẫn là điểm đến được ưa thích nhất. Ngay cả khi có được các ông chủ giàu sụ thì Chelsea và Man City cũng cần phải chi tiêu cẩn trọng nếu không muốn gặp rắc rối với Luật Công bằng Tài chính, trong khi Man Utd hay Arsenal đã đánh mất ít nhiều sức hấp dẫn sau một quãng thời gian tương đối dài thi đấu không thành công.

Tiền đạo giỏi thường có giá… tiền tấn

Đáng tiếc cho Premier League, các tiền đạo thường có giá chuyển nhượng cao hơn nhiều so với những cầu thủ thi đấu ở tuyến sau. Một tiền vệ toàn diện, đa năng, giàu kinh nghiệm, đã đạt đẳng cấp thế giới và đang ở độ tuổi chín muồi như Arturo Vidal chỉ có giá khoảng 37 triệu euro, tức còn rẻ hơn đáng kể so với một chân sút hạng khá và hầu như chưa chứng minh được gì trên đấu trường quốc tế như Christian Benteke (32,5 triệu bảng, tương đương 46 triệu euro quy đổi). Quy luật định giá này có chính xác hay không, có lẽ vẫn cần phải bàn thêm, nhưng nó khiến cho các cây làm bàn đẳng cấp luôn có giá cao ngất trời và về cơ bản luôn nằm ngoài tầm với của ngay cả các CLB giàu nhất ở giải Ngoại hạng. PSG đã phải bỏ ra tới 65 triệu euro để thuyết phục Napoli chịu nhả Edinson Cavani, trong khi những Karim Benzema hay Robert Lewandowski nếu được đem ra sàn chuyển nhượng chắc chắn cũng không có giá dưới 50 triệu, một mức giá sẽ khiến các “đại gia” Premier League cũng phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Còn những siêu sao thực sự như Ronaldo, Messi, Neymar hay Suarez thì đương nhiên chẳng đời nào từ bỏ Real hay Barca để đến Premier League – giải đấu đã vắng bóng ở tứ kết Champions League trong 2 trong 3 mùa bóng gần nhất – thi đấu.

Ngoại hạng Anh thiếu tiền đạo (Kỳ cuối): Vì sao các tiền đạo giỏi từ chối Premier League?

Những năm gần đây, thế giới bóng đá đã sản sinh ra hàng tá tiền vệ xuất sắc, nhưng tiền đạo giỏi vô cùng khan hiếm và phần đông trong bọn họ lại đang thi đấu cho nhóm CLB siêu giàu như Real, Barca, Bayern hay PSG – những đội bóng không bao giờ bán đi các trụ cột của mình chỉ vì tiền. Hai chân sút xuất sắc hiếm hoi mà Premier League chiêu mộ được từ châu Âu lục địa trong những năm gần đây là Diego Costa và Sergio Aguero (Falcao chỉ còn là cái bóng mờ của chính anh sau khi rời Monaco) đều chưa thực sự đứng vào hàng ngũ siêu sao khi họ mới chuyển đến Anh, hơn nữa CLB chủ quản cũ của bộ đôi tiền đạo này là Atletico Madrid – một đội bóng chưa bao giờ được đánh giá cao về sức mạnh tiền bạc.

Khó thu hút tài năng Nam Mỹ

Hai lý do phụ nữa khiến cho Premier League gặp nhiều khó khăn trong việc lôi kéo các chân sút đẳng cấp cao xuất phát từ phương diện văn hoá. Bước sang thế kỷ 21, Nam Mỹ đã không còn sản sinh ra nhiều tài năng như trước, đặc biệt là nếu đặt trong tương quan so sánh với châu Âu (chúng ta đã thấy các lò đào tạo của TBN hay Đức liên tục xuất xưởng những sản phẩm chất lượng cao như thế nào), nhưng nếu có một vị trí nào mà Nam Mỹ vẫn đang áp đảo thì đó chính là tiền đạo. Sự khốc liệt của các trận đấu đường phố, lối chơi đậm chất bản năng (điều rất phù hợp với một tiền đạo cắm), áp lực phải thành công để giúp gia đình có một cuộc sống tốt hơn…. đều góp phần giải thích cho hiện tượng trên, nhưng dù là vì lý do gì thì Nam Mỹ vẫn đang đóng góp tới 80% số tiền đạo giỏi nhất (theo ước tính của Arsene Wenger) và, xuất phát từ nhân tố văn hoá và lịch sử, mọi cầu thủ Nam Mỹ nói riêng hay Latin nói chung đều mơ ước có một ngày được khoác áo Real hay Barca.

Tiếp theo, như Falcao hay Jack Wilshere khẳng định, bóng đá ở Anh là nơi đòi hỏi cường độ thể lực cao nhất châu Âu, các pha va chạm ở đây cũng thường quyết liệt hơn đáng kể so với phần còn lại của lục địa già (không phải ngẫu nhiên mà các CLB Anh, vốn đã quen với cách cầm còi có phần nương nhẹ ở giải Ngoại hạng, thường xuyên dính rất nhiều thẻ khi ra châu Âu thi đấu). Những tình huống va chạm ấy đã khiến cho Aguero chỉ có thể đá chính khoảng 60% số trận đấu của Man City trong 3 mùa gần nhất và Diego Costa phải bỏ lỡ khoảng 1/3 mùa giải 2014/15 của Chelsea. Và chắc hẳn La Liga, nơi các hậu vệ vào bóng có phần giữ chân hơn, vẫn là một điểm đến hấp dẫn hơn hẳn với những “số 9” đẳng cấp…

Quang Hải

Các đội bóng Anh đang đối phó với việc thiếu vắng tiền đạo giỏi bằng cách đa dạng hoá nguồn cung bàn thắng. Trong vòng 10 năm gần nhất, các nhà VĐ Premier League đã sở hữu trung bình 15 cầu thủ ghi bàn khác nhau trong mùa giải mà họ đăng quang, tăng đáng kể so với mức 13.1 người trong giai đoạn từ 1995-2005. Cũng trong 10 năm từ 2005 đến nay, chỉ có duy nhất một mùa giải mà nhà VĐ giải Ngoại hạng sở hữu một chân sút ghi được từ 30 bàn trở lên (Ronaldo của Man Utd năm 2008) và cái thời mà một trung phong đẳng cấp (Van Nistelrooy, Henry) đóng góp từ 35-40% số bàn thắng của cả đội đã trôi qua từ rất lâu. HLV Arsene Wenger biện minh rằng “khi phong cách chơi bóng trở nên mềm mại và giàu kỹ thuật, chúng tôi không cần một trung phong cổ điền, và các bàn thắng có thể đến từ khắp nơi”. Nhưng có một sự thực là trong những cuộc chạm trán đỉnh cao, đặc biệt là tại Champions League, vẫn cần có một cây ghi bàn đẳng cấp để giải quyết trận đấu và không phải ngẫu nhiên mà trong lần duy nhất Premier League bước lên đỉnh châu Âu kể từ sau khi Ronaldo ra đi (mùa 2011/12), Chelsea đã sử dụng một trung phong cực kỳ điển hình là Didier Drogba. 

“Tôi đã phải thú nhận với vợ rằng có thể gia hạn thời gian ở lại Manchester”, Van Gaal nói. “Chúng tôi mới chỉ có một đội hình cân bằng hơn, chứ chưa phải là Man Utd của tôi. Vì sao ư? Bởi chúng ta phải tìm kiếm đội hình cân bằng hơn, sáng tạo hơn. Chelsea có Eden Hazard, Willian và Oscar. Và họ có nhiều sự sáng tạo. Man City có Sergio Aguero. Barca có Messi, Neymar và Luis Suarez. Và Man Utd phải tìm kiếm mẫu cầu thủ như vậy, nhưng phải với giá hợp lý. Bạn có thể hy vọng nhiều điều từ Ashley Young, với một mùa tuyệt vời. Nhưng anh ấy không phải là một Neymar. Và chúng tôi phải chiến đấu với trình độ như vậy”.

Van Gaal cũng không né tránh nói về việc Robin van Persie đến Fenerbahce, chỉ 1 mùa sau khi ông tới Old Trafford, dù tiền đạo này từng khẳng định “sẵn sàng nhảy vào lửa vì LVG”. “Mọi người nói tôi ưu ái và bảo vệ Van Persie. Vâng, có thể. Nhưng, một HLV luôn phải đánh giá cầu thủ nào có nhiều cống hiến, ít hơn và không có đóng góp. Rồi sau đó, ông ấy phải quyết định” – một lời bào chữa cho bình luận của truyền thông Anh: “Cách Van Gaal đối xử với Van Persie không khác con vịt lên bờ và rũ cánh”. HLV 63 tuổi cũng khẳng định vẫn tìm kiếm một gương mặt tên tuổi trong mùa hè này, nhưng không phải là Ronaldo, dù CĐV CLB sẽ phát điên vì hạnh phúc nếu ông hành động. “Điều đó là không thể, bởi bạn phụ thuộc CLB, Ronaldo và quan trọng nhất là CLB muốn chi bao nhiêu tiền cho thương vụ này”.

"Mục tiêu của tôi là vô địch Anh"

17 cầu thủ ra đi và 10 người mới đến kể từ khi LVG xuất hiện ở Old Trafford, và ông khẳng định đó vẫn chưa phải là con số cuối cùng. Sự thực là những David De Gea và Angel Di Maria có khả năng ra đi vào những ngày cuối cùng của kỳ CN. Van Gaal cũng từ chối bình luận về tuyên bố của Arsene Wenger, rằng Man Utd dùng tiền để mua chức vô địch mùa này. Thực tế, HLV người Hà Lan không chủ định xây dựng quan hệ tốt với các đồng nghiệp, kể cả học trò cũ Jose Mourinho hay đồng hương Ronald Koeman. “Mọi người nói tôi đã có một ly rượu với Mourinho sau trận đấu, không phải vậy. Trong mùa qua, tôi chỉ có một lần uống rượu cùng với HLV của West Brom – một người dễ chịu. Ở sân khách, có 2 lần như thế. Còn lại đều là do các trợ lý của tôi xử lý”.

Van Gaal không giấu ý định gia hạn hợp đồng với Man Utd, nhưng tỏ ra bình thản nếu điều tệ nhất xảy ra. “Mục tiêu cá nhân của tôi là vô địch ở 4 nước khác nhau”, cựu HLV Ajax, Barcelona và Bayern nói. “Nhưng tôi có thể ra đi bình thản. Tôi đã có 2 lần dứt áo hoàn toàn với làng bóng đá. Chuyện đó thật dễ chịu. Và tôi không phải tranh luận với vợ vì việc đó. Tôi có một thiên đường (ngôi nhà) ở Bồ Đào Nha. Bởi vậy, tôi có thể rời bỏ bóng đá một cách thoải mái và làm những việc mà mình có thể làm”.

THÀNH LƯƠNG

12D

Không ăn khổ, sao hơn người?

Có sự thật là nếu không phải chịu áp lực để buộc phải phát huy hết tiềm năng, một số huyền thoại của bóng đá thế giới đã không thể tỏa sáng rực rỡ như mong đợi. Trong cuộc phỏng vấn do tạp chí FourFourTwo thực hiện năm 2006, cựu thủ quân Anh David Beckham từng thừa nhận điều đó khi nhắc lại chiếc thẻ đỏ ngớ ngẩn tại World Cup 1998. Do Beckham – lúc đó mới 23 tuổi dính “bẫy” của Diego Simeone (Argentina), “Tam sư” bị loại tức tưởi trên chấm 11m nên không bất ngờ khi mọi phẫn nộ và thất vọng ở xứ sở sương mù đều trút lên đầu tiền vệ của Man Utd.

Tuy nhiên, Beckham đã không để những chỉ trích tác động tới phong độ. Hệ quả là mùa bóng 1998/99 đi vào lịch sử khi Man Utd lập cú ăn ba với anh là ngôi sao sáng nhất, không chỉ qua số lần thi đấu nhiều nhất đội. Một cú đá phạt đánh gục Barcelona ở Champions League. Một cú đá phạt khác gạt bỏ Arsenal khỏi FA Cup. Hàng loạt pha kiến tạo tuyệt vời khác ở Champions League. Kết quả là cuối mùa đó, anh nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu cấp CLB và chỉ đứng sau Rivaldo trong cuộc đua trang Quả bóng Vàng châu Âu.

Thêm CR7 và Suarez

Và đương nhiên, Beckham chẳng phải trường hợp cá biệt “nếm qua mùi cay đắng, mới nên bậc anh hào”. Cristiano Ronaldo là ví dụ hùng hồn khác về việc áp lực có thể kích phát tiềm năng của cầu thủ ghê gớm tới mức nào. Vì trước “cú đá lông nheo” đầy khiêu khích hướng tới đồng đội ở Man Utd là Wayne Rooney khi Bồ Đào Nha loại Anh ở World Cup 2006 do “số 10” nhận thẻ đỏ, CR7 thật ra chỉ mới là một cầu thủ quan trọng tại Old Trafford, nhưng chưa tới mức chẳng thể thay thế. Nhưng sau đấy, Premier League 2006/07 chứng kiến Ronaldo lần đầu tiên trong sự nghiệp ghi nhiều hơn 10 bàn ở giải VĐQG, chính xác là 17 bàn!

Và kể từ đó, đây là con số thấp nhất trong sự nghiệp của Ronaldo. Và ngoại trừ mùa 2008/09 khi CR7 làm mình làm mẩy để tìm cách sang Real Madrid nên chỉ ghi có 18 bàn, thông số tệ nhất của anh ở các mùa còn lại đều đạt bình quân khoảng 1 bàn/trận. Riêng mùa qua, con số ấy lên tới gần 1,5 bàn/trận: đấy là thông số thật không thể tin nổi trong kỷ nguyên của bóng đá hiện đại ở 1 trong 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu. Ngoài ra, Luis Suarez cũng có thể xếp vào nhóm này, khi góp công không nhỏ vào cú ăn ba cùng Barcelona sau sự cố “cắn người” ở World Cup 2014 khiến anh từng bị FIFA cấm đụng tới quả bóng và tập luyện trong 4 tháng đầu mùa trước.

Có tài năng, vàng sợ lửa?

Báu vật mang tên... $t€rling

Từ những tấm gương như Beckham và Ronaldo hoặc Suarez, có thể kỳ vọng áp lực mà Raheem Sterling đang gánh chịu sẽ trở thành động lực để tiền vệ trẻ này trở thành vĩ đại. Vì trước mắt, bệ phóng của Sterling thật sự không kém Beckham và ngôi sao Bồ Đào Nha. Tân HLV Real Madrid Rafael Benitez vừa xác định điều đó, khi thừa nhận một trong những tiếc nuối lớn nhất của ông là không được góp tay vào việc phát triển Sterling ở Liverpool. Điều thú vị là chính ông từng chứng kiến Sterling từ Queens Park Rangers đến Anfield lúc tiền vệ này mới 15 tuổi. Nhà cầm quân người Tây Ban Nha tâm sự: “Ngay lúc đó, tôi đã rất hài lòng về việc mua Sterling, vì biết rõ cậu ấy giỏi tới mức nào, nhưng sau đấy, tôi buộc phải ra đi”.

Với tài năng sớm được khẳng định như vậy, vấn đề của Sterling hiện nay chỉ còn là chờ xem cậu có thể vượt qua áp lực để đi theo con đường mà Beckham và Ronaldo từng trải qua hay không. Sự kỳ vọng lớn như thế chẳng phải là tình cờ, vì Sterling từng giữ được sự tỉnh táo ở trận giao hữu Ireland – Anh tại Dublin khi bị CĐV nhà chế nhạo. Lúc đó, Jordan Henderson – đồng đội cũ của Sterling tại Liverpool và hiện là thủ quân mới ở Anfield – cho biết: “Sterling có tâm lý rất vững và rất biết cách ứng phó với áp lực như thế. Tôi không cảm thấy cậu ấy bị ảnh hưởng chút nào”. Đấy ắt hẳn là bài tập mà Sterling đã rèn luyện từ lâu, khi xác định hướng đi là nâng cao chuyên môn, nghĩa là sẵn sàng rời bỏ đội bóng nhỏ để chuyển đến các CLB lớn hơn với cơ hội và thách thức nhiều hơn. Điều đó giải thích tại sao Sterling từng bỏ QPR đến Liverpool, nên không khó hiểu nguyên nhân Sterling rời Liverpool sang Man City. Với tinh thần cầu tiến như thế của Sterling thì chỉ cần không có sự cố đáng tiếc như gãy chân hoặc đứt gân kheo xảy ra với tiền vệ này, ngôi đền huyền thoại của “Tam sư” sẽ có thêm thành viên mới.

HLV tuyển Anh ủng hộ Sterling: Theo HLV tuyển Anh Roy Hodgson, những chỉ trích nhằm vào Raheem Sterling về việc rời Liverpool sang Man City sẽ chỉ giúp tiền vệ trẻ mạnh mẽ và trưởng thành hơn. Hodgson giải thích: “Sterling từng chơi cho CLB có lực lượng CĐV đông đảo, không chỉ ở Anh mà còn nhiều nơi khác trên thế giới. Thật không may cho Sterling, các CĐV Liverpool đã thiếu sáng suốt khi nhìn nhận về việc cậu ấy muốn đi, vì đây là một phần của bóng đá. Tuy nhiên, tôi tin tưởng việc này sẽ chỉ giúp Sterling mạnh mẽ và trưởng thành hơn, dù Sterling đã mạnh mẽ hơn bạn bè đồng lứa, không chỉ về thể chất, mà cả về tinh thần”.

MINH CHÂU

Với một người làm nghề lâu năm, Jose Mourinho đủ từng trải để nhận ra John Stones ở cái tuổi 21 là một tài năng hứa hẹn. Thế nhưng, đừng nghĩ rằng vì thế mà Mourinho nhanh nhảu đáp ứng yêu cầu 30 triệu bảng của Everton cho hậu vệ tuyển Anh. Nên nhớ, đây là khoản tiền không hề nhỏ với cầu thủ hoạt động quanh khung gỗ, thậm chí ngay cả khi người ta biết rằng tại Anh, giá trị một cầu thủ bản địa luôn cao hơn các cầu thủ quốc tịch khác thì con số tài chính đó vẫn thực sự phải cân nhắc. “Tất nhiên đó là thị trường, ai thích thì mua và nếu thấy không kham nổi thì thôi. Thị trường không có quy tắc, ngày càng bùng nổ mức giá chuyển nhượng, song dù gì cũng phải có giới hạn của nó”, Mourinho giải thích.

Everton v Tottenham Hotspur - Premier League

Xét về thị trường chung thì Mourinho có lý, nhưng bản thân phía Everton lúc này cũng có thể trình bày được rất nhiều lý do về sự đòi hỏi của họ. Man City mới đây để có được Raheem Sterling đã phải bỏ ra ngót nghét 50 triệu bảng, Man Utd năm ngoái cũng mất 30 triệu bảng cho Luke Shaw, trong khi chính việc Chelsea săn đón John Stones – một động thái làm kích cầu – khiến cho Everton càng có dịp để đòi giá cao.

Vấn đề là Chelsea sẽ phản ứng tiếp theo như thế nào, nếu như mức giá lần 2 (20 triệu bảng) không được Everton chấp thuận? Để trả lời, Mourinho có thể nhìn lại những bài học chuyển nhượng cầu thủ trẻ với giá cao trong quá khứ. Chẳng hạn như Shaw hè trước đến Man Utd, như Anderson gia nhập “Quỷ đỏ” năm 2007, như Mario Balotelli đến Man City, hay cũng như vụ Denilson đến Betis mùa 1998/99 (20 tuổi, 22 triệu bảng), Javier Saviola từ River Plate sang Barca (19 tuổi, 25 triệu bảng, năm 2001) và Nicolas Anelka từ Arsenal đến Real Madrid năm 1999 (20 tuổi, 22 triệu bảng). Một CLB khác là PSG cũng nhận không ít bài học đắt giá từ việc trả phí cao cho cầu thủ trẻ, như vụ mua tiền vệ Lucas Moura (20 tuổi, 28 triệu bảng) hay trung vệ Marquinhos (19 tuổi, 22 triệu bảng).

Wayne Rooney từ Everton đến Man Utd là trường hợp thành công hiếm hoi, và bây giờ liệu Chelsea có nên đặt niềm tin vào một sản phẩm khác của Everton – John Stones?

MẠNH KHÁNH

“Everton thật ngây thơ nếu họ nghĩ rằng những cầu thủ trẻ khác có giá vài chục triệu bảng thì John Stones cũng bán được với giá đắt” – Jose Mourinho.

5 cầu thủ trẻ đắt nhất Premier League
Raheem Sterling (49 triệu bảng): Đến Man City từ Liverpool hè này và bắt đầu thể hiện được giá trị.
Luke Shaw (30 triệu bảng): Đến Man Utd từ Southampton và anh chưa đáp ứng được kỳ vọng ở mùa bóng đầu tiên. Một phần là do chấn thương.
Wayne Rooney (26 triệu bảng): Đến Man Utd từ Everton khi còn rất trẻ và bây giờ có thể khẳng định đây là bản hợp đồng cầu thủ trẻ cực kỳ thành công.
Anderson (21 triệu bảng): 8 năm ở sân Old Trafford rất ít khi tiền vệ người Brazil này làm thỏa mãn các CĐV.
Mario Balotelli (20 triệu bảng): Một sự nghiệp đầy hứa hẹn ở Inter Milan nhưng rốt cục không phát triển ở Man City và sau đó càng ngày càng đi xuống.

Khi Van Gaal bẫy truyền thông
Câu chuyện khá đơn giản, vì khi được hỏi về người thay thế các chân sút vừa rời Old Trafford như Robin van Persie và Radamel Falcao trước trận giao hữu với San Jose Earthquakes, Louis van Gaal tuyên bố: “Cậu ta đang trên đường đến Man Utd. Tuy nhiên, đó chẳng phải là tiền đạo mà truyền thông đang bàn tán. Mọi người cứ chờ xem. Cửa sổ chuyển nhượng còn mở tới 31/08 mà. Các bạn hãy ráng đợi”.

bbb

Nào ngờ sau chiến thắng San Jose Earthquakes 3-1, Van Gaal tỏ ra bất ngờ trước thông tin về việc ông đang săn lùng tiền đạo mới, và ám chỉ rằng mục tiêu chuyển nhượng kế tiếp của “Quỷ đỏ” nhắm vào vị trí khác. Nhà cầm quân người Hà Lan tâm sự: “Tôi không biết mình còn muốn mua tiền đạo nữa hay không. Tôi khá ngạc nhiên khi đọc thấy báo chí tin rằng đó là một tiền đạo. Không, tôi chẳng nói như thế. Đấy là các bạn nói. Ý tôi muốn nói khác”.

Man Utd thật sự thừa tiền đạo
Nếu phát biểu trước của Van Gaal có ý gài bẫy truyền thông do suốt ngày tung tin đồn nhảm rằng Man Utd sắp mua cầu thủ thì tuyên bố sau đó của HLV này có phần đáng tin. Nguyên nhân rất dễ hiểu: “Nhà hát của những giấc mơ” vẫn còn 3 tiền đạo, cụ thể là Wayne Rooney, Javier Hernandez và James Wilson. Nếu là ở mùa trước, số lượng này có lẽ chưa đủ, nhưng nếu xét tới hệ thống mà Van Gaal vận dụng vào cuối mùa cũng như chuyến du đấu ở Mỹ, HLV này coi như đã đủ người để dùng, ngay cả khi Man Utd căng sức cho nhiều giải.

Bởi lẽ, hệ thống mà Van Gaal đang hướng tới hiện là 4-3-3, với dàn công gồm một trung phong và hai cầu thủ chạy cánh. Chọn lựa hàng đầu cho vị trí trung phong đương nhiên là thủ quân Rooney. Cánh phải nhiều khả năng thuộc về Juan Mata, còn ở cánh trái, tân binh Memphis Depay sẽ hất cẳng Ashley Young. Nếu xét tới các dự bị có khả năng duy trì phần lớn sức mạnh cho “Quỷ đỏ”, cánh phải xem ra cần bổ sung hơn tiền đạo, đặc biệt khi Man Utd cần thêm mẫu cầu thủ có khả năng thoát qua hàng phòng ngự đối phương để nhận đường chuyền dài từ các tiền vệ trụ Bastian Schweinsteiger và Morgan Schneiderlin.

Yêu cầu nào cho “số 9” mới
Dĩ nhiên, cũng không loại trừ khả năng Van Gaal thật ra vẫn muốn bổ sung tiền đạo. Bởi lẽ, tuyệt vời nhất là mẫu cầu thủ vừa đá được tiền đạo, vừa chạy cánh giỏi như cách ông sử dụng Arjen Robben ở World Cup 2014. Ngặt nỗi là cho dù có được mục tiêu đáp ứng yêu cầu ấy, tân binh tương lai của Man Utd cần phải đáp ứng tiêu chí khác càng khắt khe hơn: anh ta phải trẻ hơn và có khả năng bứt tốc tốt hơn Rooney, đồng thời buộc “số 10” phải tâm phục, khẩu phục nhường cho suất đá chính.

Manchester United's Colombian striker Radamel Falcao (3rd R) celebrates after scoring his team's first goal during the English Premier League football match between Stoke City and Manchester United at the Britannia Stadium in Stoke-on-Trent, central England, on January 1, 2015. AFP PHOTO / OLI SCARFF RESTRICTED TO EDITORIAL USE. No use with unauthorized audio, video, data, fixture lists, club/league logos or “live” services. Online in-match use limited to 45 images, no video emulation. No use in betting, games or single club/league/player publications.

Chỉ có như thế mới khiến phòng thay đồ của Man Utd “sóng yên, biển lặng”. Tuy nhiên, bóng đá thế giới hiện có bao nhiêu tiền đạo đủ sức khiến Rooney cúi đầu? Lionel Messi? Ngôi sao này rời Barcelona sang Man Utd rõ ràng chỉ là chuyện cổ tích. Thomas Mueller? Bayern Munich vừa khẳng định họ sẽ không cho phép cầu thủ nào đến Old Trafford sau Schweinsteiger. Diego Costa hoặc Sergio Aguero? Khả năng chỉ là 50-50, nhưng vấn đề là kéo họ khỏi Chelsea hoặc Man City càng khó hơn. Còn Alexandre Lacazette hay Harry Kane? Họ chắc chắn không thể “đè” được Rooney, chưa kể xét tới kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao hoặc khả năng tranh chấp bóng, tất cả đều chưa thể vượt qua Rooney.

Giữa lúc việc săn lùng “số 9” mới cho Man Utd gần như thiếu thực tế, việc tăng cường sức công phá ở hai hành lang lại không khó. Bởi lẽ, Mata hiện không đá đúng vị trí sở trường. Do đó, tìm người đá chính thay anh là chuyện đơn giản hơn. Man Utd có thừa tiền thì Van Gaal có thể nhắm tới Gareth Bale đang thất sủng ở Real Madrid. Man Utd không sẵn tiền thì Van Gaal có thể chuyển sang các mục tiêu như Kevin Volland (Hoffenheim) có giá rẻ hơn nhiều, song các thông số ở mùa qua đều nhỉnh hơn Mata.

Minh Châu

Di Maria và Mata là nhất
Do Louis van Gaal thường áp dụng chiến thuật tạt bóng từ biên, không có gì ngạc nhiên khi Juan Mata và Angel di Maria là những người dẫn đầu danh sách những cầu thủ tạo ra nhiều cơ hội nhất cho Man Utd tại Premier League 2014/15. Chỉ có điều, nỗ lực của hai nhân tố chạy cánh này là không đủ để giúp Man Utd cạnh tranh ngôi VĐ với Chelsea và Man City.

“Petr là người bạn tốt, một thủ môn vĩ đại”, Matic nói. “Arsenal đã có một bản hợp đồng cực kỳ quan trọng. Tôi không thoải mái về điều đó. Anh ấy là một cầu thủ rất chuyên nghiệp, một trong những thủ môn giỏi nhất. Tôi chỉ hy vọng anh ấy sẽ không chơi mùa này như đã thể hiện trong 10- 11 năm qua. Tôi vui mừng cho anh ấy vì vẫn ở lại London, bởi chuyện đó rất quan trọng với Petr và gia đình”.

bbb

Trong khi đó, một người còn gắn bó với Cech nhiều năm hơn Matic, Branislav Ivanovic, cũng chia sẻ quan điểm: “Đây là bóng đá và anh ấy muốn được chơi bóng. Tôi chỉ có thể nói cám ơn anh ấy 500 lần – anh ấy giúp chúng tôi tự tin khi thi đấu, cùng làm nên lịch sử của CLB và giành các danh hiệu. Là một người bạn, chúng tôi sẽ nhớ anh ấy mỗi khi vào phòng thay đồ. Quyết định đó cho thấy khát vọng được chơi bóng của Petr. Cá nhân tôi cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho anh ấy. Chỉ có điều, anh ấy đừng giành danh hiệu nào khác”.

Về phần mình, Matic cho rằng Chelsea không hề suy yếu, sau sự ra đi của Cech và Didier Drogba. Trước đó, Mourinho khẳng định các học trò phải nỗ lực hơn năm ngoái. Và Matic tự tin khẳng định: “Tôi nghĩ Man Utd, City, Arsenal, Liverpool và Tottenham đều có đội hình mạnh mùa trước. Nhưng chúng tôi là những nhà vô địch và một đội bóng vô địch thì luôn sẵn sàng cho mọi thách thức. Tôi nghĩ chúng tôi có đủ sức mạnh cần thiết. Các đội khác có thể mang về nhiều cầu thủ mới, nhưng điều đó cũng có thể khiến họ suy yếu đi. Đôi khi duy trì nguyên vẹn đội hình lại có tác dụng tốt hơn để đảm bảo tính ổn định. Và chúng tôi có thể tiếp tục thành công với đội hình hiện tại. Mùa trước, chúng tôi chỉ thua 4 trận trên mọi đấu trường. Nếu lặp lại thành tích đó mùa tới, vậy chúng tôi quá đủ điều kiện để bảo vệ danh hiệu. Tất nhiên, chuyện đó rất khó lặp lại, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng và có thể còn thành công hơn”.

Matic khẳng định các cầu thủ đều nhận thức nhu cầu phải thành công hơn và nỗ lực chinh phục Champions League một lần nữa. “Champions League là danh hiệu đặc biệt với mọi CLB và cầu thủ”, tiền vệ 26 tuổi nhấn mạnh. “Chúng tôi sẽ cố gắng vào chơi chung kết và giành chức vô địch nếu có thể. Mùa trước, chúng tôi đã đứng đầu bảng đấu và không thua trận nào ở đấu trường này. Vậy mùa tới, chúng tôi cần lặp lại thành tích đó, tiến xa hơn và cạnh tranh quyết liệt hơn với các đối thủ mạnh khác”.

Kể từ sau khi được Roberto Di Matteo dẫn dắt tới chức vô địch Champions League 2011/12, Chelsea luôn thất bại kể từ khi Mourinho trở lại: thua ở bán kết 2012/13 bởi Atletico Madrid và ở mùa trước bị loại bởi PSG chỉ còn 10 người ở lượt về vòng 1/8.

Thành Lương

“Đôi khi duy trì nguyên vẹn đội hình lại có tác dụng tốt hơn để đảm bảo tính ổn định”
Nemanja Matic

Trong trận giao hữu đầu tiên của Real Madrid dưới thời Rafa Benitez, không ít người hâm mộ đội bóng Hoàng gia cảm thấy bất ngờ. Bất ngờ vì Gareth Bale được đá vai trò “số 10” thì ít, mà việc Benzema ngồi dự bị thì nhiều. Benzema phải ngồi ngoài, nhường vị trí trung phong cho Jese Rodriguez.

“Đây đơn giản là một thử nghiệm”, HLV Rafa Benitez giải thích cho cách dùng người của mình. Tuy vậy, một thực tế mà Benitez không thể bào chữa là Benzema không được yêu thích bởi chủ tịch Perez.

Thực tế này tồn tại từ thời Jose Mourinho, cho đến Carlo Ancelotti. Cả hai người đều giữ Benzema bằng mọi cách, khiến Perez phải chấp nhận. Nhưng với sự hiện diện của Benitez, tương lai Benzema đang trở nên khó khăn.

bbb

Sự nghiệp của Benitez chìm trong khó khăn nhiều năm liền. Ông gần như luôn thất bại ở những nơi mình dừng chân, sau khi chia tay Liverpool. Việc Perez đưa Benitez trở lại sân Bernabeu được xem như món quà lớn nhất cuộc đời ông. Vì vậy, Benitez sẽ chấp hành mọi ý kiến từ phía Perez – điều mà Mourinho và Ancelotti đã không làm.

Perez tuyên bố trước khi Real tập trung, rằng Bale có thể ảnh hưởng lớn hơn lên đội bóng. Perez muốn thấy một Bale mới mẻ hơn, thay vì đóng khung trong vai trò tiền đạo cánh phải. Cũng vì mong muốn của Perez mà Benitez quyết thử nghiệm Bale ở vị trí “số 10”, cho dù tất cả đều biết cầu thủ người xứ Wales không có tố chất đá ở trung tâm.

Không những thế, Perez còn muốn giảm tải cho Cristiano Ronaldo, người đã bước sang tuổi 30. Giải pháp tốt nhất để Ronaldo luôn có mặt trong các trận đấu của Real, và duy trì được hiệu suất ghi bàn như những năm qua, là giảm khối lượng công việc cho anh. Có nghĩa là CR7 cần đá gần khung thành đối thủ hơn, di chuyển ít hơn.

Đồng thời, Benitez đang có ý định chiêu mộ Fernando Llorente, người gần như không còn chỗ trong đội hình Juventus. Với Llorente, Benitez có giải pháp dự phòng cho Ronaldo.

Quá nhiều yếu tố đang đẩy Benzema khỏi Bernabeu. Điều này tương tự như Mesut Oezil mùa hè 2013. Tại thời điểm ấy, Perez mua Isco và HLV Ancelotti thay đổi Real, bằng cách biến Di Maria thành một tiền vệ trung tâm toàn diện. Oezil không có chỗ, buộc anh phải xin được ra đi.

Arsene Wenger đã đón Oezil về với Arsenal. Luôn dành sự ngưỡng mộ cho Benzema, từ khi anh khoác áo Lyon, nên Wenger đang chờ đợi sóng gió ở Bernabeu nổi lên để lấy tiền đạo người Pháp.

Ngọc Linh 

Kỷ lục trong một mùa giải của cá nhân Benzema là 32 bàn, được thực hiện thời điểm 2011/12.

Benzema đã có 281 trận khoác áo Real, trong 6 mùa giải gần nhất.

“Chuyện gia hạn hợp đồng không hề xuất hiện trong suy nghĩ của tôi và tôi nghĩ đó là cách tốt nhất phải thế. Bạn không muốn bị trì hoãn vì chuyện đó, bởi muốn chơi tốt cho đội bóng”, Walcott nói. “Tôi hạnh phúc khi được chơi bóng cho Arsenal. Đại diện của tôi đã nói chuyện với lãnh đạo CLB. Bởi vậy, tôi chỉ việc để họ giải quyết mọi việc, còn tôi tiếp tục công việc của mình”.

Walcott trở thành cầu thủ có thâm niên phục vụ Arsenal lâu nhất, sau khi Abou Diaby bị giải phóng hợp đồng. Nhưng sự nghiệp của cầu thủ này đã chững lại kể từ sau chấn thương đầu gối nghiêm trọng, khiến anh nghỉ thi đấu suốt 18 tháng qua. Dẫu sao, Walcott đã trở lại vào giai đoạn cuối mùa, tỏa sáng cho Arsenal và được gọi trở lại tuyển Anh. Hơn thế, anh còn khởi động mùa giải mới bằng việc ghi bàn đầu tiên vào lưới Everton tại Singapore. “Đó là mùa giải đáng thất vọng. Khi bạn phải nghỉ thi đấu một thời gian dài, thật khó để giành vị trí trong đội hình xuất phát. Đây là lần đầu tiên trong 2 mùa gần đây, tôi hoàn toàn khỏe mạnh và tham gia du đấu. Cá nhân tôi rất phấn khích và tin tưởng rằng đội bóng sẽ thành công. Đây là một trong những đội hình mạnh nhất mà tôi góp mặt và tôi muốn làm một phần trong đó”, Walcott nói.

Arsenal's Theo Walcott celebrates his goal against Aston Villa during their English Premier League soccer match at the Emirates Stadium in London, February 1, 2015. REUTERS/Eddie Keogh (BRITAIN - Tags: SOCCER SPORT) EDITORIAL USE ONLY. NO USE WITH UNAUTHORIZED AUDIO, VIDEO, DATA, FIXTURE LISTS, CLUB/LEAGUE LOGOS OR 'LIVE' SERVICES. ONLINE IN-MATCH USE LIMITED TO 45 IMAGES, NO VIDEO EMULATION. NO USE IN BETTING, GAMES OR SINGLE CLUB/LEAGUE/PLAYER PUBLICATIONS.FOR EDITORIAL USE ONLY. NOT FOR SALE FOR MARKETING OR ADVERTISING CAMPAIGNS. - RTR4NS5N

Tương lai của Walcott trở nên bất ổn trong giai đoạn cuối mùa trước, nhưng Wenger khẳng định việc đàm phán đang được triển khai. Sau 10 năm gắn bó với Arsenal, Walcott vẫn chưa thể thuyết phục Wenger rằng cầu thủ 16 tuổi ngày nào có thể là một Thierry Henry mới. “Đội bóng thành công là đội bóng giữ vững đội hình trong thời gian dài, và Arsenal có thể rất thành công mùa này”, Walcott khẳng định. “Chúng tôi đã giành 2 Cúp FA và bước tiếp theo hiển nhiên là thách thức chức vô địch Premier League. Thành thật mà nói, chúng tôi đã có thể vô địch, nếu bắt đầu mùa giải bằng phong độ ở giai đoạn 2. Chúng tôi đã chi tiền. Emirates đang trở thành một pháo đài. Và chúng tôi chơi thứ bóng đá cuốn hút và giành chiến thắng. Nhưng điều quan trọng hơn cả là không để thủng lưới nhiều. Tôi đã luôn bị đặt dấu hỏi về khả năng ghi bàn. Nhưng đó là điều một tiền đạo luôn phải đối mặt. Tôi hài lòng với thành tích ghi bàn của mình, mỗi khi được trao cơ hội. Khi chơi tiền đạo cánh, bạn cần ghi 15 hay 20 bàn. Tôi thích áp lực đó và sẽ chiến thắng nó. Bạn sẽ luôn có tự tin khi ghi bàn, và khi càng tự tin, bạn sẽ càng có thêm cơ hội”.

Thành Lương

Trong suốt phiên chợ hè 2015, De Gea là cái tên được nhắc đến nhiều nhất bởi Real rất muốn đưa thủ môn 24 tuổi này về Bernabeu để thay thế vị trí của Casillas, người đã hết thời và vừa buộc phải khăn gói đến Porto sau 25 năm gắn bó. Tuy nhiên, Man Utd không hề muốn đánh mất “báu vật” của mình, ngay cả khi De Gea kiên quyết từ chối gia hạn hợp đồng để được trở lại Tây Ban Nha chơi bóng. “Quỷ đỏ” yêu cầu Real phải phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng dành cho một thủ môn nếu muốn có De Gea (khoảng 35 triệu bảng), trong khi Chủ tịch Florentino Perez cho rằng đây là điều điên rồ đối với thủ môn chỉ còn 12 tháng hợp đồng.

Buông bỏ De Gea hè này

Ngoài ra, Man Utd cũng kiên quyết đòi Real phải nhượng Sergio Ramos cho họ để đổi lấy sự phục vụ của De Gea và sau nhiều ngày đàm phán, Perez đã thay đổi chiến lược. Bằng việc trao áo số 1 cho Navas, người đến Bernabeu vào năm 2014, Perez chấp nhận mạo hiểm một mùa để có De Gea mà không phải tốn bất cứ đồng nào. Theo đó, Real đã thuyết phục được De Gea bằng cách hứa hẹn với thủ môn này rằng nếu gia nhập “Kền kền trắng” vào hè 2016, anh sẽ đút túi 3,5 triệu bảng tiền lót tay và thủ môn này đã vui vẻ gật đầu.

Thực tế thì Real đã xác định Navas sẽ là thủ môn số 1 của họ ở mùa giải tới trước khi đưa ra quyết định bán Casillas. Navas, 29 tuổi, từng là người hùng giúp tuyển Costa Rica lọt vào đến tứ kết World Cup 2014, và tài năng cũng đã được kiểm chứng thời còn ở Levante. Nếu được trao cơ hội, Navas hoàn toàn đủ khả năng để thế chỗ Casillas tạm thời trước khi giải pháp lâu dài mang tên De Gea đến Bernabeu vào hè năm 2016.

HỒ HẢI

Tin tức nổi bật

“Mổ xẻ” YZF-R3 Yamaha

“Chiến mã” R3 của Yamaha nhập khẩu từ Indonesia thật sự đã tạo nên “cơn sốt” cho các tín đồ mô tô thể thao (sportbike) trên...