HPL

12038304_10205215892257009_401146775972948196_n
Bóng đá phủi tất nhiên là rất phủi
12006248_10205215891056979_2581453476572361921_n
Không thể tin khán giả nhiều đến thế, khán giả đến sân để cổ vũ cho con em, cho hàng xóm, cho bạn bè và họ đến sân để… thưởng thức!
12049562_10205215885536841_2395308376865617090_n
Quyết liệt nhưng không hề triệt hạ.
12033157_10205215886816873_883830100481323174_n
Ăn thua, cay cú nhưng không ác ý và không toan tính.
12046929_10205215887696895_7852826805533452073_n
Một fan của FC Triều khúc!

12049375_10205215889256934_6767696414547444499_n

12009619_10205215889096930_4615623358601394850_n

11933490_10205215892337011_2446283956636490119_n
Các cầu thủ tới từ Lào Cai (áo tím) có trận hòa trong mơ với FC Hanel, một ứng cử viên tiềm tàng cho chức vô địch giải phủi năm nay.

1978707_10205215893977052_3476747446780114368_n

11009955_10205215894177057_6165677846814490598_n

Ảnh: HẢI THỊNH

Còn nhớ một ngày cách đây 3 năm, một ông anh thân quen nhắn: “Anh họp để chuẩn bị làm cái giải bóng đá phủi, chú qua cho vui”. Tối hôm đó, tại một quán bia trên đường Quốc Tử Giám, đại diện các đội ngồi với nhau trong một không gian nhỏ bé nhưng ấm cúng. Khi được giới thiệu đây là đại diện đội A, đại diện đội B, những người được mời phát biểu còn có chút ngại ngùng. Những người xung quanh lần đầu được nghe khái niệm “ngoại hạng phủi”, còn chưa thực sự hiểu hết đó là cái gì. Giải gì đây, ai chơi, chơi thế nào, chưa nhiều người hiểu rõ.

AZ1A2379

Thế rồi một buổi họp báo ra mắt giải đấu diễn ra ở một khách sạn lớn. HPL – HaNoi Premier League S1 bắt đầu, đại loại đó là một giải bóng đá phủi, bóng đá phong trào qui tụ những đội bóng phong trào hàng đầu Hà Nội. Ngày đầu khai mạc giải ở sân tập Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Hà Nội, tắc từ cổng ra vào. HPL bỗng nhiên trở thành một thứ “món ăn lạ miệng”, người ta đến đó và xem các cầu thủ “phủi” thi đấu với nhau. Khán giả trèo mái nhà để xem, sân quá tải và BTC phải chuyển sang một sân thi đấu khác có khán đài lớn hơn, và khán đài đó thì vẫn lại có nguy cơ quá tải.

920473_4762579786292_58781949_o

1 mùa đầu, rồi mùa thứ 2, “HPL” giờ đã thành một thương hiệu, một giải bóng đá phong trào có tiếng vang lớn, các đội bóng, CĐV lại chờ đợi để trái bóng của mùa giải thứ 3 chính thức lăn.

Hóa ra, người Hà Nội vẫn máu, vẫn cần, vẫn khoái, vẫn sướng, vẫn mê bóng đá lắm. Cũng vẫn là Lương “dị”, Quốc Long, Ngọc Duy, Sầm Ngọc Đức…đá đấy thôi, mà sao khán giả đi xem lại hứng khởi hơn, máu hơn. Đây là sân chơi phong trào cơ mà, phong trào thì rõ là đâu bằng chuyên nghiệp. Ấy thế mà giải phong trào lại được mang ra so sánh với chuyên nghiệp, rằng thì là “xem phủi đông hơn xem V-League”.

AZ1A2811

2 mùa giải đã qua, có lê la ở sân này thì hiểu: BTC nêu cao khẩu hiểu “chơi có ý thức, chơi để tận hưởng”, cầu thủ thì đá bóng để mà lấy niềm vui, lấy thỏa mãn đam mê trước đã. Đội bóng thì cũng là của các ông bầu, bóng đá thì đương nhiên cũng phải có tí máu me, chơi là phải giành lấy chiến thắng. Phản ứng trọng tài, phản đối cái nọ cái kia, bỏ chơi bỏ giải, bóng đá cũng giống như cuộc đời, và đến mùa thứ 2 thì HPL cũng có những điều đó, BTC giải cũng đau đầu chứ chẳng đùa. Nhưng vài cái nhỏ nhặt không làm ảnh hưởng đến cái chất lớn nhất của giải: chơi để vui, cống hiến và tận hưởng. Đi xem chuyên nghiệp người ta không thấy vui, thấy bóng đá cứ có “cái gì đó” làm mất vui mất sướng, thì họ đi xem phủi thôi.

Với các đội bóng, có sân chơi này, họ có chỗ để đua tranh thực lực, biết người biết ta, các đội bóng, các cầu thủ được CĐV biết đến một cách “chính thống” hơn. Các đội bóng từ Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định tham gia giải, bắt đầu trở thành “Hanoi Open”. Chuyên nghiệp hóa giải phong trào, HPL có công lớn đưa bóng đá phong trào tiến lên một tầm cao mới, mở ra một “thời” mới cho phong trào.

Ảnh: Thái Hói
Ảnh: Thái Hói

HPL danh tiếng, dù hiện tại bóng đá phong trào có thể nói là bùng phát với vô số giải đấu phủi liên tục được tổ chức. Đội bóng đá ở HPL, cầu thủ phủi chơi đã ở HPL nghiễm nhiên được công nhận là “gớm mặt”, là đã ở một trình độ phui nhất định, “trình cao” rồi.

Đội bóng góp mặt, khán giả ủng hộ, HPL còn là giải đấu được truyền thông ủng hộ, khi BTC giải đấu này và giới phóng viên thể thao là đồng nghiệp, là anh em bạn bè thân tình. Đi tác nghiệp ở giải này, vừa mở FB là cả loạt tin nhắn của anh em cầu thủ, cũng là những người bạn: “Gửi em cái ảnh đăng Facebook cho vui”, rồi có cầu thủ nói “Cả đời em đi đá bóng, hôm nay mới được lên báo, khoái quá”. Bóng đá phủi mà hết vòng đấu, từ truyền hình đến báo mạng, từ báo to đến báo “teen” đều đăng tin bài, hẳn cũng oách.

Cuối tuần này là Saigon Special beer HPL-S3 chính thức khai màn. Chơi thôi, để vui, những thứ niềm vui bóng đá nguyên sơ, hóa ra cũng chẳng hiếm có khó tìm.

                                                                                         QUANG THÁI

                                                          Chuyên viên truyền thông LienVietPostBank

Nào là có một căn nhà Việt ở triển lãm Expo tại Italia, đành rằng công tác tổ chức có phần chưa được hoàn thiện, chưa chiếm trọn tình cảm của du khách cũng như chính người Việt khi tham quan. Thế là có một người viết lên facebook , đại loại rằng: “Nhà Việt nhếch nhác quá, nhục quá”.

Lập tức báo chí, nhiều báo lớn “nâng quan điểm”: Như thế rõ ràng là “nhục quốc thể”, không thể chấp nhận được, chưa kể có những phóng viên kỳ cựu không am hiểu về văn hóa nhận định rằng trong ngôi nhà đó trưng bày cả “quái thú nước lạ”, trong khi không biết đó là con nghê.

Chưa hết, có một anh thanh niên mới tốt nghiệp Đại học, chưa có việc làm lại vừa lên chức bố, cầm tấm biển đứng ngoài đường với mong muốn sẽ kiếm được việc làm để có tiền mua sữa cho con. Hình ảnh này gây sốt cộng đồng mạng và nhiều ý kiến cho rằng thanh niên kia không biết “nhục”, sao không tìm một việc gì đó để làm thay vì xin lòng thương hại của mọi người?

Chẳng ngờ, có một ngày bóng đá phong trào lại là "kem chống nhục" cho bóng đá chuyên nghiệp
Chẳng ngờ, có một ngày bóng đá phong trào lại trở thành “kem chống nhục” cho bóng đá

Rồi mấy ngày nay xôn xao vụ 2 thiếu nữ không được nhập cảnh vào Singapore. Lúc đầu thì dư luận “phản đối”, rồi lại có thông tin rằng 2 cô gái kia có thể là “gái đứng đường” từng bị cho vào “sổ đen” sau nhiều lần nhập cảnh vào đất nước này. Thế là nhiều người đồng thanh: “Nhục, nhục quá”.

Tất cả những điều ấy cho thấy, cộng đồng mạng là một cơ thể nhạy cảm cần có một thứ mà cư dân mạng vẫn đùa nhau: Kem chống nhục!

Cái cơ thể bóng đá cũng đang quá nhạy cảm. Hàng loạt trận đấu cuối mùa V.League bỗng trở nên bất thường và “có mùi”, PCT VFF Đoàn Nguyên Đức công khai nói rằng đội HA.GL của ông bị “đánh hội đồng”, bản thân ông chả còn quan tâm nhiều tới VFF, trong khi đó mấy hôm nay thiên hạ rộ lên thông tin Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng bị bắt vì những sai phạm liên quan đến tài chính, tiền tệ trong vai trò là Chủ tịch HĐQT Eximbank.

Tất nhiên cả ông Dũng và Eximbank đều phủ nhận những tin đồn ác ý trên. Song cũng như thị trường chứng khoán, những thông tin này tác động tiêu cực tới nội tình bóng đá Việt và niềm tin của NHM.
Hôm qua, trong lễ ra mắt giải bóng đá phong trào mang tên Ngoại hạng Hà Nội, một lãnh đạo VFF có nói đại ý: “Bóng đá chuyên nghiệp thì Việt Nam có thể thua Thái Lan nhưng bóng đá phong trào thì có thể thắng. Có lẽ cần lên kế hoạch để tập hợp một đội tuyển phong trào sang Thái Lan đá một lần cho sướng, cho họ biết BĐVN vẫn có những điểm mạnh, điểm hay…”.

Lãnh đạo VFF cho rằng, những giải đấu phong trào được tổ chức tốt, thu hút được khán giả cũng sẽ góp phần khơi dậy niềm tin bóng đá cho NHM ở thời điểm này.

Chẳng ngờ, có một ngày, bóng đá phong trào lại trở thành một sản phẩm như… “kem chống nhục” cho bóng đá.

Song An

Không ai biết thật chính xác luật đá sân 7 ở Hà Nội có tự bao giờ, có khi có từ những năm 40, 50 của thế kỷ trước cũng không chừng. Vì chỉ biết là khi một thanh niên 7X như thế hệ của tôi lớn lên thì những sân bóng mini  7 người đã có từ rất lâu. Có thể nói sân 7 là “một di sản” của bóng đá Hà Nội mà bao thế hệ chơi, đam mê và tự hào.

Sở dĩ nói thế vì nếu dọc theo chiều dài đất nước, từ Hà Nội đến Nghệ An đá 7, đến Huế trở vào trong Nam đều chơi sân 5. Và riêng Hà Nội lại có những luật riêng tương đối khác với nhiều địa phương khác ở miền Bắc cũng chơi sân 7. Đó là kích thước sân nhỏ hơn, gôn nhỏ hơn, một nét rất đặc trưng rất phù hợp với Thủ đô “ đất chật, người đông “, là nơi luôn sản sinh ra rất nhiều cầu thủ có kỹ năng xử lý trong không gian hẹp cực kỳ điêu luyện.

Bóng đá sân 7 là đặc sản của người Hà Nội. Thế nhưng trong suốt chiều dài hình thành và phát triển, sân 7 vẫn chỉ luôn là phong trào tự phát, sân chơi được gọi đơn giản là “phủi”. Chưa ai định nghĩa được chữ “phủi” kia nhưng trước kia, ở những năm 1990-2010 thì đây là một từ có tính khu biệt cao, chưa được quan tâm, thừa nhận và coi trọng.

“Di sản phủi”, HPL và tuổi lên 3...

Chính vì như thế nên bóng đá phủi Hà Nội mang nhiều sắc thái cục bộ, rối ren và mạnh ai nấy chơi, mạnh ai người đấy tổ chức. Nhiều giải đấu đấy, nhiều đội bóng đấy… nhưng hầu hết đều hoạt động dựa trên tôn chỉ cá nhân, có chuyên môn nhưng chỉ để phục vụ cho chính mình, dẫn đến phủi cũng chỉ mãi mãi chỉ là “những thằng đi đá bóng phủi”, không được xã hội thừa nhận một cách chính danh.

Trong bối cảnh đó, Hanoi Premier League ra đời và bước ngoặt xuất hiện. Một nhóm các thành viên “chưa biết nhiều về bóng đá phủi“ nhưng lại dám nghĩ, dám làm và dám mang trong mình sứ mệnh lớn, đó gìn giữ, phát huy nét đẹp của bóng đá phong trào Hà Nội, mang vẻ đẹp này của bóng đá giới thiệu đi khắp các miền Tổ quốc. Hơn nữa, họ còn dám kêu gọi cả cộng đồng “cùng chơi, cùng tận hưởng”.

Với cách làm thực sự chuyên nghiệp, HPL là sự khác biệt. Từ khâu sân bãi, trọng tài, giám sát, nghi lễ; Từ việc chụp ảnh, ghi hình phát lại các trận đấu, làm highlight và các phóng sự bên lề, chân dung để thể hiện sự trân trọng với người chơi và tôn vinh vẻ đẹp của bóng đá, tuyên chiến với bạo lực, cái xấu và chưa đẹp; Từ sự táo bạo khi ở mùa giải thứ 2 có truyền hình trực tiếp trên Youtube với sự hợp tác của một đơn vị chuyên nghiệp như LiveProHD, cùng với các “bình luận viên phủi”; Từ khâu chọn lọc, kết nối với các đội bóng mạnh nhất ở Thủ đô cũng như các tỉnh lân cận đến những gì làm được, HPL thực sự mang đến hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trước kia, ai đá chả mấy người quan tâm nhưng hãy xem lại những trận cầu ở HPL-S2 , con số khán giả thật khủng khiếp, sức hút của bóng đá nghiệp dư ở nhiều trận đã vượt xa nhiều trận ở giải chuyên nghiệp. Trước kia, các giải phong trào phải “mời mãi“ các báo mới đến đưa tin nhưng bây giờ nếu đưa tin về HPL hay các giải đấu lớn trở thành sự cạnh tranh, điều rất thú vị và có phần may mắn với phong trào. Trước kia các cầu thủ “chỉ là thằng…” nhưng giờ đây, nhiều cầu thủ tham dự HPL được trân trọng, được các doanh nghiệp nhanh tay ký hợp đồng và trước mùa bóng thứ 3 thì có rất nhiều cầu thủ, nhiều đội khát khao được góp mặt ở sân chơi này, trong ngày hội thực sự của bóng đá phong trào Hà Nội.

“Di sản phủi”, HPL và tuổi lên 3...

Đã có riêng một bài viết về cách làm thế nào để có mặt ở sân chơi danh giá này, từ việc phải tổ chức đội bài bản, chuyên nghiệp, giữ gìn hình ảnh rồi… hàng loạt tiêu chí khác. Đó chính là minh chứng cho sự tác động sâu sắc của HPL như thế nào đối với phủi Hà Nội nói riêng và bóng đá phong trào cả nước nói chung. Điều này vô hình chung còn giúp cho ngành thể thao nhanh chóng đạt được chỉ tiêu đã đăng ký trong chiến lược phát triển BĐVN tới năm 2020 là năm 2015 sẽ có 4.500 CLB còn 2020 sẽ đạt đến con số 7.500 CLB.

Tất nhiên, ở độ tuổi mới lên 3 và đi những bước đầu tiên, chưa ai có thể nói trước được điều gì. Vẫn còn những khiếm khuyết lẫn cả “mảng tối” như việc tuyển chọn “đầu vào“ hay những bản án kỷ luật, cách giải quyết những “tình huống phủi“ theo cách quá cứng nhắc hay một vài điều khác… Tuy nhiên, dưới góc độ của một người cũng đã từng tổ chức nhiều giải đấu, hay dưới góc độ một cầu thủ từng tham dự nhiều giải đấu thì những nỗ lực “bóng đá vì cộng đồng “ như VietFootball và HPL đã, đang làm là đáng trân trọng và cần phát huy.

Từ nay đến mùa giải mới HPL-S3 cũng chỉ còn chừng 1 tháng nữa, các công tác chuẩn bị cho giải đang được gấp rút tiến hành, một núi các công việc không có tên đang chờ BTC giải quyết, chúng ta cùng nhau đón chờ một mùa giải mới đầy hấp dẫn và chúc cho BTC giải luôn “chân cứng, đá mềm” để đưa giải đi đến thành công, giữ gìn “di sản bóng đá phủi” của người Hà Nội.

HẢI HỒNG

Với 7 đội được mời tham dự vòng play-off, vòng loại thứ nhất Hanoi Premier League-season 3 đã chọn được 3 đại diện vào vòng 2 cùng FC Tô Ký tiếp tục đấu loại trực tiếp là FC Du lịch (thắng FC Phoenix 1-0), FC Phương Anh (thắng FC Hữu Bằng 1-0) và FC Vinapros (hoà FC Coca 1-1, thắng penalty 3-2). Vòng 2 sẽ diễn ra chiều thứ Bảy (15/08), 2 đội thắng giành vé chính thức còn 2 đội thua có cơ hội cuối cùng ở trận đấu diễn ra chiều Chủ nhật (16/08) trên sân C500. 3 đội vượt qua vòng loại sẽ cùng 9 đội chơi năm trước là Tin lớn & Anh em, Thành Đồng, MV Corp, Văn Minh (Nghệ An), Moon (Thanh Hoá), Cường Quốc, Triều Khúc, Hanel, Top Group tham dự HPL-S3 khởi tranh ngày 06/09.

Làm thế nào để đủ điều kiện tham gia HPL?

Tin tức nổi bật

Thủ môn luôn là điểm tựa vững chắc cho hàng phòng ngự của mỗi đội bóng. HPL-S3 là giải đấu quy tụ những “người gác đền”...