Serie A

Xu hướng nghỉ xả hơi ở các HLV có lẽ được bắt đầu ở Pep Guardiola sau khi ông rời Barcelona vào năm 2012 và tới New York sinh sống, trước lúc nhận lời dẫn dắt Bayern Munich chỉ sau đó 6 tháng và sau đúng một mùa giải, ông trở lại băng ghế huấn luyện. Trong khoảng thời gian này, Pep đã được xem là sự lựa chọn của Chelsea và Man City nhưng rồi rất bất ngờ, ông chọn Bayern Munich cứ như thể ông cho rằng, ở Bundesliga, ông dễ dàng thành công hơn là ở Premier League, nơi Chelsea và Man City thay HLV như thay áo.

Nghỉ thật hay thất nghiệp?

Ít nhất thì cho đến giờ, Pep đã cho thấy quyết định của ông là đúng và dù Bayern Munich vẫn chưa thể vô địch Champions League như tính toán của người Đức, ông chuẩn bị nhận được một đề nghị gia hạn hợp đồng.

Sau Pep, Juergen Klopp và gần đây là Carlo Ancelotti cũng nói đến nghỉ ngơi như là một cái cớ sau khi họ rời CLB theo dạng thỏa thuận hoặc bị sa thải. Hay xa hơn, Jose Mourinho rời Chelsea vào tháng 9/2007 và rảnh rỗi cho đến hè năm sau khi ông nhận được lời mời của Inter về việc thay thế Roberto Mancini.

Có thể thấy rằng, điểm chung ở những HLV này là họ muốn có thời gian để cân nhắc các đề nghị, hoặc là chờ đợi những cú điện thoại đã không đến sau khi họ chia tay đội bóng cũ. Thế mới nói, tưởng như Klopp nghỉ ngơi một mùa giải như ông tuyên bố, HLV người Đức cũng sắp trở lại sân cỏ chỉ sau 4 tháng ông rời Dortmund. Dĩ nhiên, quyết định bất ngờ này xuất phát từ những diễn biến bất ngờ ở Bayern Munich khi Pep chuẩn bị được gia hạn hợp đồng, thay vì Klopp được chờ đợi sẽ ngồi chiếc ghế đó vào hè 2016 trong trường hợp HLV người Tây Ban Nha đến Man City thế chỗ của Manuel Pellegrini.

Cùng lúc, sự có mặt của Klopp tại Anfield sẽ kết thúc cơ hội của Ancelotti, dù không có cơ sở nào để khẳng định HLV người Italia sẽ đồng ý. Vì thế, việc Carletto nói đến chuyện nghỉ ngơi tới mùa giải sau chẳng qua là vì ông không nhận được đề nghị nào vào thời điểm này. “Bây giờ tôi đang tận hưởng thời gian nghỉ ngơi nhưng dĩ nhiên, tôi muốn trở lại công việc huấn luyện, được làm việc bởi vì đó là đam mê của tôi”, cựu HLV của Chelsea và Real Madrid nói.

Thực tế thì những chỗ “ngon lành” cho Ancelotti đều đã có người ngồi và đừng quên là một khi tuyên bố ông không có ý định trở lại Italia, Pháp (PSG) và Tây Ban Nha (Real Madrid) là những nơi ông vừa trải nghiệm, ông sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài Anh hoặc Đức. Và giờ thì tiếp tục chờ đợi.

Mạnh Hào

Việc Carlo Ancelotti không trở lại Italia có thể được hiểu vì Serie A đang thua kém Premier League, La Liga hay Bundesliga về sự giàu có. Lựa chọn cho ông do vậy không nhiều cho đến khi ai đó bị sa thải.

Trước đó, lần thua gần nhất đội bóng luôn tung ra sân một đội hình toàn Italia-điều xem ra hơi kì lạ ở Serie A đầy rẫy cầu thủ nước ngoài này-xảy ra ngày 29/4 (thua Roma). Kể từ đó đến giờ là một chuỗi 11 trận không thua. Trong số 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu, chỉ có Real Madrid (16 trận ở Liga) và PSG (15 trận ở Ligue 1) là không thua nhiều hơn Sassuolo, đội bóng đang đứng thứ 4 trên BXH Serie A, một thành tích đáng ngợi ca và đang được báo chí ví là “Chievo mới”.

Hiện tượng Sassuolo: Đội duy nhất bất bạiTrên thực tế, đấy là một đội bóng kiểu mẫu. Sassuolo cùng với Juventus và Udinese là những CLB có sân vận động riêng hiếm hoi ở Serie A. Họ có chi phí lương chỉ 27 triệu euro, thấp gần như bậc nhất tại Italia. Mùa hè qua, họ lãi 6 triệu euro từ việc mua bán cầu thủ và số tiền ấy được dùng để tăng lương nhằm giữ chân ngôi sao trẻ Berardi và để mua Defrel, chân sút người Pháp. Năm ngoái, họ lỗ chỉ 16 triệu euro, chủ yếu là để mua cầu thủ trong kì chuyển nhượng mùa đông, khi Sassuolo đang ngấp nghé xuống hạng, khiến Di Francesco bị sa thải, được thay thế bằng Malesani nhưng ngay sau đó được bổ nhiệm lại và đội bóng trụ hạng năm thứ 2 liên tiếp. Năm thứ 3 của Di Francesco ở Serie A có vẻ đầy hứa hẹn, với thành tích ấn tượng theo sơ đồ tấn công 4-3-3 kiểu Zeman và một tư tưởng chơi cống hiến.

Chân sút quan trọng nhất của đội là Defrel, tiền đạo người Pháp được đưa về từ Cesena để thay thế cho Zaza sang Juve. Nhưng truyền thống Italia của Sassuolo được duy trì: Trong đội hình của họ chỉ có đúng 3 cầu thủ ngoại quốc, ít nhất Serie A!

A.N

Theo tờ Gazzetta dello Sport, Chủ tịch James Pallotta đã sẵn sàng sa thải Garcia nếu như Roma không thể giành chiến thắng trước Palermo, qua đó cải thiện được vị trí thứ 6 mà họ đang nắm giữ ở Serie A. Trận thua 2-3 trước đối thủ yếu như BATE Borisov tại vòng bảng Champions League hồi giữa tuần là kết cục khó có thể chấp nhận được, khiến “Bầy sói” lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, đe doạ sẽ huỷ hoại tất cả mọi mục tiêu mà họ hướng đến ở mùa giải này.

HLV Rudi Garcia nhận tối hậu thư

Thực tế tnhững tin đồn về chuyện Garcia sẽ sớm bị Roma sa thải đã xuất hiện rất nhiều trong những tuần gần đây, khi chiến lược gia người Pháp bộc lộ những hạn chế về chiến thuật cũng như cách dùng người. Bởi vậy, Roma tin rằng họ sẽ không đạt được bất cứ điều gì nếu tiếp tục đặt niềm tin vào Garcia.

Hợp đồng của HLV Garcia vẫn còn thời hạn đến năm 2018 và nếu Roma sa thải HLV 51 tuổi vào thời điểm này, họ sẽ phải tiêu tốn khoảng 17 triệu euro bồi thường. Nhưng nếu giữ Garcia ở lại, Roma thậm chí còn phải trả cái giá đắt hơn.

Ngoài ra, Roma còn nhiều lý do để tỏ ra sốt sắng trong việc sa thải Garcia. Mục tiêu mà họ đang thèm khát là Carlo Ancelotti, chiến lược gia lão luyện người Ý hiện đang nhàn rỗi và sẵn sàng tiếp quản chiếc “ghế nóng” ở sân Olimpico.

Trong khi đó, 2 mục tiêu sáng giá còn lại mà Roma nhắm đến bao gồm Antonio Conte và Vicenzo Montella cũng rất hứng thú với viễn cảnh đến làm việc ở Thủ đô nước Ý. Nếu có được một trong những cái tên này, Roma hoàn toàn có thể nghĩ đến việc cạnh tranh các danh hiệu, thay vì cam chịu số phận “kẻ đến sau” ở mọi cuộc đua dưới thời Garcia.

Hồ Hải

Dẫu vậy, Tambini không quá thất vọng bởi cô đã tìm được một công việc mới, thú vị không kém việc cầm còi tại giải đấu cao nhất xứ Mỳ ống. Nữ trọng tài xinh đẹp vừa ký hợp đồng với kênh Mediaset Premium để tham gia bình luận các trận đấu trong chương trình “The Screen Is The Same For Everyone”.

Trọng tài xinh đẹp treo còi để làm BLV

Ngoài công việc bình luận viên, Elena Tambini còn làm người mẫu bán thời gian cho các tạp chí thời trang. Cô khá nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thường xuyên đăng tải những bức ảnh khoe thân hình quyến rũ.

Lê Hiếu

Ghi 10 bàn sau 5 vòng đầu, thành tích của Napoli cao gần gấp đôi đội xếp đầu bảng Inter (6 bàn) và so với chính họ cùng kỳ mùa trước (6 bàn/5 trận). Nhưng bởi Napoli cũng “hào phóng” ôm về 6 bàn thua, việc thầy trò HLV Sarri mới thắng 1 trận cũng dễ hiểu. Tín hiệu tốt là 2 vòng gần nhất Napoli giữ sạch lưới.

Nhưng bởi không thể ghi bàn, ngay cả trước đối thủ tí hon Carpi, chiến thắng lại lặn mất tăm và người ta tiếp tục nghi ngờ khả năng duy trì ổn định của Napoli.

Khốn khổ đẩy phần ai?

Chính xác, trận hòa Carpi 0-0 là lần thứ 2 ở mùa này Napoli đánh rơi điểm số trước những đối thủ xếp ở nửa cuối BXH, tính từ thứ 11 trở xuống. Mùa trước, Napoli của Rafa Benitez giành 33 điểm trước những đối thủ như thế, chiếm quá nửa tổng điểm số của CLB (63). Giờ Juventus đang xếp thứ… 13 hiện diện trước mặt Napoli. Liệu thầy trò Sarri có tiếp tục đánh rơi điểm?

Một trận đại chiến thì không thể chỉ nhìn vào vị trí trên BXH của hai đội. Điều Napoli có thể hài lòng là Juventus đến San Paolo với cơ thể thương tật vì tiếp tục dính bão chấn thương. Và Juve cho thấy sự bất ổn trầm trọng không chỉ từ kết quả đối đầu kém cỏi với những đội xếp sau họ (4 điểm/3 trận trước Udinese, Genoa, Frosinone), mà còn chơi tệ trước CLB xếp trên (hòa Chievo) hay trước đối thủ đồng cân lạng (thua Roma).

Cùng kỳ năm ngoái, phải đến vòng này Juve mới nhận những bàn thua đầu tiên (3-2 Roma), nhưng họ vẫn duy trì thành tích toàn thắng (6 vòng đầu). Giờ tỷ lệ giành điểm của Juve là 1 điểm/trận, tương đương đội rớt hạng, trong khi hiệu suất ghi bàn sụt giảm 50% (5-10) và số bàn thua sau 5 vòng đầu (5) bằng số lần thủng lưới sau 1/3 chặng đường mùa trước. Rắc rối của Juve nằm ở chỗ họ không còn những thủ lĩnh biết vực dậy toàn đội bằng khả năng ghi bàn – như Carlos Tevez, hay sự điềm tĩnh để duy trì lối chơi – như Andrea Pirlo, hoặc thổi bùng ý chí chiến đấu – như Arturo Vidal. Ngoài ra, vận đen chấn thương cũng phải kể đến.

Và sau cùng chính sự loay hoay của HLV Max Allegri trong việc định hình một bộ khung nhân sự cũng là lý do dẫn tới kết quả tiêu cực. Trong đó, thật khó hiểu bởi Allegri không mặn mà sử dụng Paulo Dybala, bản hợp đồng mua về đắt giá nhất Serie A hè này (32 triệu euro + 8 triệu phụ phí). Đừng quên là Dybala có 2 bàn và hiện dẫn đầu danh sách ghi bàn của CLB.

ttt

LƯƠNG ANH

10 Riêng 2 trận sân nhà gần nhất Napoli ghi tới 10 bàn. Đó là những chiến thắng “5 sao” trước Brugge (Europa League) hay Lazio (Serie A) và thậm chí Napoli còn không cho đối thủ gỡ dù chỉ 1 bàn danh dự.

Mancini có cả một tuần để chuẩn bị cho các trận đấu ở Serie A. Tuy nhiên, trong lịch sử Serie A, có bao nhiêu đội bóng lớn đoạt Scudetto trong năm họ không được đá ở Cúp châu Âu? Trong 25 năm gần đây, chỉ có đúng 2 đội làm được điều này. Đó là Milan mùa 1991/92, 1998/99 và Juventus mùa 2011/12.

Mùa bóng 1991/92, Milan của Capello bất bại. Bị cấm thi đấu ở Cúp châu Âu trong một mùa giải sau sự cố bỏ trận đấu với Olimpique Marseille ở tứ kết Cúp C1 mùa 1990/91, Milan đã chơi một mùa giải tuyệt vời ở Serie A và đoạt Scudetto. Điều đáng chú ý là đội về nhì sau Milan mùa ấy là Juventus, cũng không được dự Cúp châu Âu, trong khi Inter mùa đó lại đứng rất gần khu vực tụt hạng Serie B.

Inter: Không đá Cúp châu Âu không phải là một lợi thế8 năm sau, Milan của Zaccheroni đã tận dụng tốt giai đoạn cuối mùa, khi Lazio của Eriksson bị phân tâm do cũng phải thi đấu (sau đó chiến thắng) ở Cúp C2 để đoạt Scudetto ở vòng cuối cùng, sau khi thắng một lèo 7 trận. Còn Juve 2011/12? Đấy là mùa bóng đầu tiên của họ dưới tay Conte và Scudetto giành được trong một cuộc ganh đua nảy lửa với Milan, mà đỉnh điểm là trận đấu với Milan ở San Siro, khi bàn thắng của Muntari không được công nhận, dù bóng đã đi qua vạch vôi.

Đấy là những đội bóng lớn, và việc không được dự Cúp châu Âu đã khiến họ đầu tư mạnh mẽ cho việc trở lại những đấu trường danh giá nhất, và Scudetto mùa bóng sau đó là một tưởng thưởng xứng đáng cho những gì họ đã làm. Mùa hè 2015, Inter đã thực hiện một cuộc cách mạng lớn chưa từng có trong nhiều năm qua, và câu hỏi đặt ra, là liệu Mancini có đưa được đội bóng đến đỉnh cao thông qua Scudetto?

Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Chỉ biết rằng, thành tích tốt nhất mà chính Inter đạt được ở Serie A trong những mùa bóng không dự Cúp châu Âu là á quân, mùa 1992/93 (sau Milan) và thứ 4, mùa 1999/2000.

A.N

Và đôi khi, người ta buộc phải hỏi: Tình yêu với đội bóng là gì và tình yêu ấy liệu có bền vững nếu thành tích của đội bóng không được cải thiện? Tình yêu có thể rất lớn nhưng chắc chắn nó không thể trọn vẹn nếu như đội bóng họ yêu luôn thua kém các đối thủ khác.

Bóng đá Anh: Với Fan hâm mộ, họ đang “tàn nhẫn”Với những người đã chọn yêu Premier League, họ đang ít nhiều bị tổn thương khi ngó sang thành công của La Liga, Bundesliga và phần nào cả Serie A hay bóng đá Pháp (PSG). Trên thực tế, khi quyết định gắn bó với Premier League, các fan hâm mộ phải trả giá vé vào sân khá đắt, phải bỏ tiền nhiều hơn nếu theo dõi qua truyền hình, và cuối cùng là cái giá của “sự yêu đương”.

Bản thân các CLB Premier League cũng đang lo thấp thỏm khi giải đấu này đứng trước nguy cơ bị đá văng khỏi Top 3 xếp hạng các giải của UEFA, do thành tích kém của họ ở châu lục những năm qua. Hiện số điểm giữa Premier League với Serie A là không nhiều và rủi ro sẽ không còn 4 đại diện dự Champions League mùa 2017/18. Nếu thế thì sức cạnh tranh nội bộ Premier League có hấp dẫn mấy cũng là vô nghĩa.

ĐĂNG TÚ

Biểu tượng Melo

Chắc chắn trong phòng ngự và thực dụng trong một lối chơi không hề đẹp mắt, với 4 trận thắng 1-0 và chỉ một lần duy nhất ghi trên 1 bàn (thắng 2-1), Inter của Mancini đang gây sự chú ý mạnh mẽ. Nhưng Mancini hiểu rằng, khó khăn vẫn đang mai phục phía trước.

Cái đẹp của sự không hoàn hảo

Inter trong hình hài của Felipe Melo. Người không được các interista yêu thích và thậm chí bị phản đối rầm rĩ trên các diễn đàn cổ động viên Inter khi Mancini tìm mọi cách để đưa anh về trong mùa hè qua giờ đây đã trở thành một biểu tượng mới của Inter, khi anh là hình ảnh thu nhỏ của một đội bóng đang tái thiết từ nền móng. Inter không đẹp đẽ, nhiều khiếm khuyết, ghi bàn rất ít và chơi một thứ bóng đá xù xì, thực dụng, nhưng chắc chắn, đầy tính chiến đấu, và quan trọng hơn cả, là hiệu quả, với bằng chứng là 5 trận thắng cả 5, trong đó có chiến thắng ở trận derby.

“Một chiến binh” (guerriero), BLV Fabio Caressa đã reo lên như thế trên sóng của Sky Sport Italia. “Một người hùng”, Gianni Mura, cây bút hàng đầu của nhật báo La Repubblica ca ngợi. Và không ít chuyên gia Serie A nhắc đến quãng thời gian đầy chán chường và thất vọng của tiền vệ người Brazil ở Juventus những năm trước kia, dưới tay Ferrara. Đấy là một Melo vụng về, hay phạm lỗi và dường như được đánh giá cao hơn, cũng như được mua với giá cao hơn khả năng thực tế.

5 năm sau, dưới tay Mancini, người đã rất hiểu anh và biết cách sử dụng anh nhờ khoảng thời gian ngắn ngủi mà ông dẫn dắt anh ở Galatasaray, Melo đã là một người khác. Vẫn lối đá thô ráp ấy, vẫn cái kiểu phạm lỗi chiến thuật đủ để tránh các thẻ vàng, nhưng Melo đã trưởng thành hơn ở tuổi 32, đáng tin cậy hơn và trở thành xương sống của Inter, che mờ cả bóng dáng và sự năng nổ của một người trẻ tuổi như Kondogbia, người được đưa về vào mùa hè với giá 40 triệu euro và mặc nhiên được coi là một cái tên đáng chú ý nhất của Inter mùa này. Không, ngôi sao là Melo. Hơn thế nữa, đóng góp của anh còn ở cú đánh đầu thành bàn giúp Inter hạ Verona, cho chiến thắng thứ 5 liên tiếp kể từ đầu mùa, điều mà Inter chưa làm được kể từ năm 1966.

Vừa hành quân, vừa xếp hàng

Khi lối chơi còn chưa định hình rõ ràng, khi những tân binh còn chưa tìm được tiếng nói chung, nghĩa là đội bóng vẫn giống như một công trường, thì chỉ có sự tỏa sáng của các cá nhân xuất chúng như Jovetic, tinh thần chiến đấu của những người như Felipe Melo và sự chắc chắn của một tập thể ở tuyến dưới, những người như Murillo, Miranda, hay Medel, làm nên chiến thắng. Đấy không phải là một Inter hùng mạnh, là một tập thể của những cá nhân xuất sắc như Inter của Mancini những năm hậu Calciopoli, mà là một Inter vừa đá vừa hoàn thiện, và tạm hài lòng với những thắng lợi tối thiểu để có cái tối đa.

Rất nhiều người có thể chỉ ra các khiếm khuyết của Inter hiện tại: Ghi bàn quá ít, dù cơ hội tạo ra không ít; thiếu một cơ chế hỗ trợ tấn công hiệu quả để trung phong cắm có thể phát huy khả năng hủy diệt; và phụ thuộc quá nhiều vào cảm hứng của Jovetic, người đang hồi sinh ở San Siro dưới tay Mancini.

Medel, được kéo về chơi trung vệ, và Melo, hòn đá tảng che chắn cho hàng thủ, là những biểu tượng của một Inter đổi mới hoàn toàn ở mùa bóng này, nhưng trên thực tế, Inter không thể mãi dựa vào tinh thần chiến đấu của họ, mà cần thêm tốc độ và ý tưởng của những cầu thủ có lối chơi sáng tạo như Perisic và Ljajic. Ljajic chưa có nhiều cơ hội ra sân. Perisic chưa tỏa sáng (mất bóng tới 18 lần trong trận thắng Verona), chưa trở thành một nhân vật đáng chờ đợi. Đương nhiên, vị HLV 51 tuổi có thể nhận ra điều đó. Sự thật là Inter vẫn đang trong quá trình xây dựng và những điều tốt đẹp sẽ đến sau đây hay không, thời gian sẽ trả lời.

Người ta nói rằng, ai chiến thắng, người đó có lí. Những đội vô địch không phải là những đội ghi nhiều bàn nhất, mà thường là thủng lưới ít nhất. Sau 5 trận, Inter mới ghi 6 bàn, nhưng chỉ thủng lưới 1 bàn. Chờ đợi những bàn thắng, những chiến thắng mới của Inter, và trận đụng độ với hiện tượng Fiorentina, hiện đang đứng nhì bảng, vào cuối tuần này sẽ đem đến thêm nhiều câu trả lời nữa về Inter. Inter hiện tại là Melo. Nhưng Inter không chỉ có Melo…

Trương Anh Ngọc  (từ Roma, Italia)

Chưa bao giờ trong những năm tháng dẫn dắt Inter, Mancini giành điểm tối đa 15/15 sau 5 trận đầu mùa giải.

Inter là đội thủng lưới ít nhất sau 5 vòng đấu, chỉ 1 bàn. Gaudio (của Carpi) là cầu thủ duy nhất sút tung lưới Inter mùa này.

Đã 6 mùa trôi qua kể từ ngày gần nhất Inter đoạt Scudetto, mùa 2009/10, dưới tay Mourinho.

Lần gần nhất Inter thắng liền 5 trận kể từ đầu giải cách đây 49 năm, là mùa 1966/67. Mùa đó, chuỗi thắng liên tiếp của Inter chỉ bị chặn đứng ở vòng đấu thứ 8.