“Lộ trình xây dựng đội U.23 VN với nòng cốt là các cầu thủ U.19. Từ đó, chúng ta sẽ có một kế hoạch để các cầu thủ thi đấu và tập huấn ở nước ngoài trước khi vào độ chín năm 2017 – thời điểm tôi xác định sẽ vô địch SEA Games. Tuy nhiên, sau khi HLV Toshiya Miura nắm quyền, các cựu cầu thủ U.19 ít được sử dụng. Tôi rất tiếc khi lứa cầu thủ U.19 tài năng như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường lại không được xây dựng cẩn thận, theo lộ trình định sẵn. HLV Miura cứ lấy quân kiểu chắp vá qua từng đợt nên đội bóng của ông ấy không có lối chơi rõ ràng. Từ đó, hỏng luôn một lứa cầu thủ tài năng”, bầu Đức nói vậy và tiết lộ sẽ đem câu chuyện này hỏi các lãnh đạo VFF trong Hội nghị BCH VFF lần thứ 4 khóa VII và thậm chí còn muốn VFF sa thải HLV Miura, tuyên bố sẵn sàng đứng ra lo tất.
Với những tuyên bố của PCT VFF, Hội nghị BCH lần này được dự báo sẽ rất nóng bỏng với những phát biểu của bầu Đức.
Rất nhiều vấn đề của nền bóng đá, từ thực trạng của hệ thống giải chuyên nghiệp đến những vấn đề vĩ mô như phương hướng xây dựng, phát triển nền bóng đá và vai trò đầu tàu của VFF với bộ sậu lãnh đạo mới có rất nhiều tuyên bố to tát nhưng nhìn lại thì không thấy làm được gì nhiều trong khi BĐVN có dấu hiệu mất kiểm soát và nhiều mâu thuẫn âm ỉ. Đó là lý do Hội nghị BCH lần thứ 4 rất được chờ đợi.
Tuy nhiên, với việc tổ chức đúng vào ngày ĐTVN thi đấu để các đại biểu tranh thủ họp xong ra sân xem Thái Lan, bên cạnh sự… lơ mơ của một số thành viên BCH khóa VII khi phần lớn đều không biết nội dung của Hội nghị sẽ bàn cái gì, diễn ra như thế nào…, có lẽ cũng khó hy vọng gì nhiều.
BĐVN, lúc này, dù gì vẫn cần một “hòn đá ném ao bèo” và sẽ là ai, nếu không phải bầu Đức?
“Ở HA.GL, tôi chỉ cần 12 tỷ là đủ đá ở V.League 2015. Nếu phải thuê thêm 2 cầu thủ ngoại thì 15 tỷ là tối đa. Đây là tính toán trong điều kiện cầu thủ HA.GL được ăn sung mặc sướng, đi máy bay ở khách sạn sang trọng chứ không phải tiết kiệm. Trong tay tôi đã có đầy đủ những con số, ai cần cứ điện thoại cho tôi, tôi sẽ chứng minh…”.
Ông Đoàn Nguyên Đức, PCT VFF phụ trách tài chính phát biểu trước ngày V.League 2015 khởi tranh. Và cũng từ phát biểu này của bầu Đức, vô hình đã đẩy nhiều CLB vào thế khó. Và không những khẳng định “chỉ cần 15 tỷ thì sống khỏe”, ông chủ của HA.GL còn tuyên bố: “Một CLB chơi tại V.League làm gì mà phải cần đến 30 tỷ, tôi nói thẳng con số này là con số không thực tế. Những ai nói chi cho một CLB từ 40 đến 50 tỷ là không đúng. Tại HA.GL, tôi chi cho đội bóng, các lứa cầu thủ trẻ, Học viện HA.GL Arsenal JMG…
Tất cả mọi chi phí trong một năm cũng không đến con số đó. Tôi biết, nói thẳng ra điều này ra sẽ có rất nhiều người ghét nhưng với vai trò PCT VFF phụ trách tài chính tôi phải nói và nói có cơ sở để BĐVN lập lại trật tự”.
Tất nhiên, bầu Đức có cái lý của riêng mình thì mới khẳng định đội bóng của ông chỉ cần 15 tỷ đồng là sống khỏe. Bởi trong số 29 cầu thủ HA.GL đăng ký thi đấu ở V.League 2015, có đến 21 cầu thủ của Học viện và 5 cựu binh còn hợp đồng với đội. Tất cả 26 cầu thủ này HA.GL không tốn tiền lót tay, chỉ phải trả lương cho mỗi người trung bình 25 triệu/tháng và tính cả mùa, quỹ lương cho những cầu thủ “của nhà trồng được” là 8,1 tỷ đồng.
Nếu tính luôn 500 triệu đồng lương và lót tay HA.GL phải trả cho thủ môn Minh Nhựt, cụ thể lương 25 triệu đồng/tháng và 200 triệu đồng lót tay cho 1 năm hợp đồng. Cả mùa giải V.League 2015, HA.GL chỉ phải tốn 8,6 tỷ đồng, so với 15 tỷ như bầu Đức khẳng định thì HA.GL vẫn còn 6,4 tỷ đồng để tuyển ngoại binh và dùng cho các khoản chi còn lại.
Ai “đốt tiền” của bầu Đức?
Với 6,4 tỷ đồng còn lại, HA.GL dư sức để có thể tuyển mộ được cho mình một vài ngoại binh chất lượng để phục vụ cho đội. Thế nhưng tại V.League 2015, HA.GL là đội phải thay ngoại binh nhiều nhất với 6 người, và “đốt” không ít tiền. Được biết, mỗi ngoại binh về với HA.GL được trả lương 5.000 USD/tháng chưa kể tiền lót tay, trong trường hợp bị thanh lý trước thời hạn mỗi người được bồi thường 2 tháng lương, tương đương 10.000 USD.
Các ngoại binh Mitja Morec, Drako Lukanovic, Cosmin Goia, Dragicevic Zdravko lần lượt có 1, 2, 4, 8 trận ra sân tại V.League đã bị HA.GL thanh lý trước thời hạn vì không đáp ứng được chuyên môn. Riêng tiền dùng để trả lương và tiền bồi thường phá vỡ hợp đồng cho 4 ngoại binh này đã ngốn của HA.GL số tiền gần 3 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, riêng việc chiêu mộ tiền đạo Moussa đã ngốn của HA.GL thêm 1,7 tỷ đồng bao gồm tiền lương 5 tháng, 6.000 USD/tháng và 50.000 USD tiền phá vỡ hợp đồng. Và nếu tính luôn tiền lương của trung vệ Franklin, tại V.League 2015 đã ngốn số tiền gần 8 tỷ đồng cho ngoại binh.
Tính chung cả mùa, HA.GL phải chi ra số tiền 16,6 tỷ đồng cho tiền lương, lót tay cho các cầu thủ và nếu đem so với số tiền 15 tỷ mà bầu Đức tuyên bố hồi đầu mùa giải thì con số thực tế đã cao hơn, đó là chưa kể đến vô số chi phí cho cả một mùa giải.
Đến bầu Đức cũng thất bại
Bầu Đức “nổ” và lố với phát biểu của chính mình. Không những thế, từ phát biểu của bầu Đức đã khiến cho nhiều CLB tại V.League khốn đốn với con số 15 tỷ cho một năm hoạt động của một CLB tại V.League.
Bên cạnh những thất bại về chuyên môn, hình ảnh cũng như chiến lược xây dựng đội bóng, bầu Đức còn phải ê chề về khía cạnh tài chính. Đó là điều đáng nói, khi ông bầu này với Học viện HA.GL và thành công trong 2 năm trước đó cùng với vị thế của một Phó Chủ tịch phụ trách tài chính được coi như lá cờ đầu và đi tiên phong để mở ra cuộc “cách mạng” với một nền bóng đá 15 năm lên chuyên nghiệp nhưng chỉ chuyên nghiệp nhất trong việc “đốt tiền” và mỗi mùa giải tiêu không biết bao nhiêu tiền nhưng đôi khi người ta không thể biết tiền tiêu cho bóng đá để làm gì và nhận lại cái gì.
Đội quân của bầu Đức đã tạo ra một luồng gió mới với nhiều tín hiệu tích cực. Họ được xây dựng để trở thành một đội bóng sạch, đạo đức và là hình mẫu của BĐVN, sau những gì làm được trong màu áo U.19 VN.
“Hữu xạ tự nhiên hương”, HA.GL trở thành “thượng khách” ở bất cứ sân nào họ đến. Cảnh tượng dòng người chen lấn xô đẩy để sở hữu tấm vé hay các SVĐ được nêm kín mỗi khi HA.GL góp mặt, những SVĐ vốn hiu quạnh như Tam Kỳ, Đồng Nai, Hàng Đẫy… bỗng dưng đông như trẩy hội, HA.GL làm được điều mà bấy lâu nay các đội bóng ở V.League bất lực: Kéo khán giả đến sân bằng chính niềm tin về thứ bóng đá tử tế. Dẫu thua liên tục, họ vẫn kiên quyết với mục tiêu phục vụ khán giả là trên hết.
Thế nhưng, khi đứng trước vận mệnh của đội bóng và lựa chọn giữa “sống và chết”, HA.GL đã thay đổi lối chơi, chọn cách “sống chung với lũ” và đi đường vòng để tồn tại. HA.GL trụ hạng với những chiến thắng “có mùi” và cách họ sống sót khiến không ít NHM chạnh lòng, thậm chí cảm thấy đau đớn.
Họ đã từ bỏ những tiêu chí, cách chơi mất nhiều năm xây dựng với sứ mệnh cứu lấy niềm tin về thứ bóng đá tử tế nơi NHM. Chính tay họ đã ném bỏ điều tích cực, khi phải chọn giữa sự sống và cái chết.
Đến HA.GL của bầu Đức cuối cùng cũng đánh mất bản ngã. Và đó mới là thất bại lớn nhất, không phải của riêng họ mà của cả nền bóng đá.
Từ đó, bầu Đức bị cả làng ghét, bị chỉ trích vì “hạ giá đầu tư”. Việc tưởng là chuyện riêng của nhà bầu Đức hóa ra lại ảnh hưởng đến cả làng bóng khi các ông bầu và những người làm bóng đá cho rằng mình bị “làm khó”. Họ khẳng định, chỉ vì bầu Đức mà việc xin tiền, chạy tài trợ gặp đủ khó khăn do nhà đầu tư, đối tác cho rằng chỉ 15 tỷ mỗi mùa là đủ.
Tất nhiên, cũng có người dám khẳng định rằng mùa qua dù không phải mua cầu thủ hay chuyển nhượng lót tay như 13 CLB còn lại do bầu Đức sử dụng “hàng nhà” là lứa cầu thủ của Học viện HA.GL – Arsenal – JMG nhưng ông bầu này phải chi đến 30 thay vì 15 tỷ đồng.
Cũng có người còn tìm hiểu và làm bài toán phân tích, rằng đội bóng của bầu Đức đến một số địa phương có hệ thống khách sạn hay có đối tác của HA.GL nên phần ăn, ở tại địa phương có khi không bị cộng sổ.
Cũng có những ông bầu đưa ra các con số là bầu Đức chỉ tính phần “nổi” mà không tính phần vốn ông bỏ ra cả 7 năm qua trong đó có việc phá 7ha cao su làm Học viện và ký kết với Arsenal – JMG để đào tạo cầu thủ. Con số này lên đến ngàn tỷ đồng chứ chẳng chơi, và tất nhiên là bầu Đức không cộng vào.
Nếu tính thành phẩm cho một CLB và cho mỗi mùa bóng thì phải tính chi tiết các khoản, từ đầu vào cho cầu thủ trẻ đến đầu ra và như thế mới công bằng. Có lẽ bầu Đức đã quên các khoản đó và lời phát biểu trong lúc cao hứng đã khiến nhiều CLB khác gặp khó. Có lẽ bầu Đức không nghĩ đến việc các CLB khác không hạch toán như HA.GL mà phải dựa vào nhiều nguồn thu, trong đó có cả xin từ UBND tỉnh hoặc của các doanh nghiệp trong tỉnh.
Thế nên, vô tình bầu Đức đã trở thành mục tiêu để các ông bầu chỉ trích chỉ vì con số chưa thực mà ông đưa ra.
Theo bầu Đức thì chắc chắn các CLB không theo được, bởi các CLB không giống HA.GL mở Học viện để bán cầu thủ nhưng khi chưa bán được thì dùng để đá V.League. “Giết gà bằng dao mổ trâu” như nhiều ông bầu khác nói cũng không sai, nhưng đúng ra thì không ai mở Học viện chỉ để phục vụ cho một CLB đá giải VĐQG. Vì vậy, các CLB phải làm theo cách riêng của mình để thích nghi với bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam, với hoàn cảnh hiện tại.
Chuyện của bầu Đức, vì thế, cũng đừng nên tính thành chuyện của các CLB và bản thân ông bầu này cũng đừng quy cách làm của mình sang cách làm chung của các đội bằng việc “hạ giá” đến mức kinh ngạc mà chưa cộng vào các khoản đầu tư.
Nói như một ông bầu, thì bầu Đức tính khoản đầu tư cho các cầu thủ Học viện vào một con tính khác còn tính cho V.League lại là một con tính khác, nhưng có lẽ con tính đấy cũng… không thật.
Khi bầu Đức quyết định đôn lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn… lên đá V.League thì nhiều người đã dự đoán giải VĐQG sẽ xuất hiện một làn gió mới. Một món quà bất ngờ vì nhiều mùa bóng gần đây đìu hiu như cảnh chợ chiều, khi niềm tin của NHM đã chạm đáy.
Sau sự cố “vỡ sân” ở Pleiku cùng chiến thắng ấn tượng 4-2 trước S.Khánh Hòa BVN, HA.GL tạo nên “cơn sốt” với khán giả cả nước ở lượt đi V.League 2015. Họ đi đến đâu là BTC địa phương luôn phải lo chuyện “vỡ sân” bên cạnh công tác hậu trường. Bằng chứng là trận đấu với đội chủ nhà ĐT.Long An (vòng 2), khán giả từ TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp và thậm chí là ở tận Đà Nẵng cũng bay vào, với mong mỏi chứng kiến những thần tượng “bằng xương, bằng thịt”.
Làn gió mới mà HA.GL mang lại còn là sức nóng trước các trận đấu có sự hiện diện của họ. Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… đi đến đâu thì “fan cuồng” đều vây kín đến mức thở không nổi. Thậm chí, các buổi tập của HA.GL còn nhộn nhịp hơn một số trận đấu chính thức của các đội bóng khác ở V.League.
Tiếng nói trên khán đài
Với chuỗi thất bại liên tiếp trên sân khách, HA.GL đã phơi bày sự non nớt ở sân chơi V.League, nhưng họ vẫn được khán giả yêu mến. Tình cảm ấy là thước đo chính xác nhất về sự tin yêu của NHM dành cho đội bóng phố Núi. Rất nhiều trận, giới chuyên môn đoán trước là HA.GL sẽ thua nhưng khán giả vẫn đến sân cổ vũ. Trong những trận “sống còn”, HA.GL luôn nhận được tình yêu trên các khán đài của… đội bóng đối thủ.
Mùa này, khi HA.GL hành quân đến sân Gò Đậu, đa phần NHM đều cho rằng họ sẽ thua và thua cách biệt. Thế nhưng, khán giả từ khắp nơi vẫn đổ về Bình Dương để theo dõi đội bóng phố Núi thi đấu trong sự hân hoan tột cùng. Một nghịch cảnh, bởi đội bóng đất Thủ sở hữu cả dàn sao của BĐVN mà sân Gò Đậu thường trống vắng lạnh lẽo nhưng khi HA.GL xuất hiện lại đầy ắp khán giả.
Tình yêu đặc biệt của NHM dành cho HA.GL còn đến từ những trận đấu của họ với các đội cùng cảnh ngộ “chiếu dưới” XSKT.Cần Thơ, Đồng Tháp và Đồng Nai. Điển hình là “trận chung kết ngược” ở vòng 23. Sân Đồng Nai mùa này vắng vẻ sau sự cố tiêu cực cuối mùa trước nhưng được phủ kín bởi 25.000 khán giả nhờ sức hút của HA.GL, một con số kỷ lục trong 3 năm liên tiếp có mặt ở sân chơi V.League của đội bóng miền Đông Nam bộ.
Từ khán giả Tây Đô đến Đồng Nai đều bày tỏ một nỗi niềm riêng, với một thứ tình cảm bị chia đôi. Họ mong đội nhà thắng nhưng sợ đội bóng phố Núi thua sẽ… rớt hạng. Lý do là họ trung thành với đội nhà nhưng yêu thứ bóng đá đẹp, đầy hồn nhiên của đội khách. Thế nên, họ phải cổ vũ cả 2 đội bóng, một điều đặc biệt ở V.League, và có lẽ chỉ HA.GL mới nhận được.
Phần thưởng cho cái đẹp
Giá trị cốt lõi giúp HA.GL tạo nên làn gió mới cho V.League chính là lối chơi quyến rũ và hồn nhiên. Đội bóng phố Núi đã trình diễn thứ bóng đá đẹp mắt, không đặt nặng sự thắng thua và cách hành xử trên sân của các cầu thủ rất chuẩn mực. Đó là điều mà NHM Việt Nam đã ao ước từ rất lâu và HA.GL đáp ứng được.
Thế nên, dù chỉ xếp thứ 13 chung cuộc, nhưng HA.GL đã có chiến thắng lớn: Nhận được tình yêu của NHM. Một đội bóng sở hữu rất nhiều ngôi sao, đá đâu thắng đấy như B.Bình Dương vẫn phải chịu sự lạnh nhạt của NHM. Trong khi đó, CĐV SLNA và Hải Phòng nổi tiếng máu lửa nhưng đã quay lưng với đội nhà vì mất niềm tin. Chỉ mình HA.GL luôn nhận được tình yêu của NHM, ngay cả khi những trận đấu cuối cùng của họ có dấu hiệu “bốc mùi”.
Từ tình yêu không toan tính của NHM dành cho HA.GL ở mùa bóng này đã cho thấy một điều: Khán giả đang rất “đói” thứ bóng đá đẹp và đội nào đá đẹp sẽ có “quà”. Thế nên, giá như có thêm những đội bóng như HA.GL thì BĐVN sẽ bớt đi nỗi lo vắng khán giả. Tiếc rằng, V.League 2015 vẫn còn nhiều trận đấu “bốc mùi” lẫn thứ bóng đá như “đấu võ”, khiến niềm tin của NHM ngày càng sút giảm.
VĂN NHÂN
Nhờ hiệu ứng đặc biệt mang tên HA.GL, V.League 2015 đã thu hút lượng khán giả nhiều hơn so với mùa bóng 2014 (1.346.500 lượt khán giả đến sân so với con số 986.500 mùa trước).
“Ước gì V.League có thêm 4 hoặc 5 đội bóng như HA.GL. Khi đó, có lẽ các khán đài của V.League sẽ luôn chật kín, và BTC các sân sẽ không phải quá lo lắng về doanh thu từ tiền vé”. – Chủ tịch CLB ĐT.LA,Võ Thành Nhiệm.
“Trận nào cũng đạt được doanh thu như trận gặp HA.GL thì tốt quá. Tôi thiết nghĩ, chỉ cần đá đẹp, đá hay và cống hiến thì NHM sẽ kéo sân ngày một đông hơn”. – HLV CLB XSKT.Cần Thơ, Nguyễn Thanh Danh.
“Nếu trận gặp HA.GL diễn ra sớm hơn, có lẽ Đồng Tháp đã thu về số tiền cao hơn con số 400 triệu đồng. Mùa giải sau, tôi mong sẽ được gặp HA.GL ngay từ những vòng đầu tiên để doanh thu từ bán vé được cao hơn. Bởi vì, sức hút của những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường vẫn còn rất lớn”. – GĐ Tài chính Cty CP phát triển bóng đá Đồng Tháp, Lê Minh Hiếu.
Trong số những trận đấu bị nghi ngờ tiêu cực, 2 trận đấu của vòng 24 được xem là “sặc mùi” nhất. Rất nhiều người không hiểu tại sao HA.GL có thể lội ngược dòng để giành chiến thắng 3-2 trước HN.T&T, sau khi bị đối thủ “đè ngửa” ra đá và dẫn trước 2 bàn. Trong khi tại Cần Thơ, thất bại 0-3 của SLNA trước chủ nhà đã khiến CĐV xứ Nghệ bật khóc tức tưởi, sau khi bị phản bội trắng trợn trong trận thua HA.GL ở vòng 21.
Trước những phản ứng từ báo chí và dư luận về một “vòng đấu kỳ lạ”, thế nhưng đại diện VPF, lại cho rằng là không có chứng cứ, thiếu cơ sở để kết luận các trận đấu này có tiêu cực. Thậm chí, ông Trưởng BTC còn lấy căn cứ là phát biểu của lãnh đội 2 CLB và nhận định của Trưởng Ban trọng tài dự khán trận đấu để khẳng định trận đấu không có mùi.
Cần biết rằng, đây không phải là lần đầu tiên những người có trách nhiệm ở VPF như ông Viễn hoặc cao hơn là VFF lên tiếng về những nghi vấn tiêu cực theo kiểu quan liêu như thế. Theo như điều lệ, quy chế bóng đá chuyên nghiệp, BTC có quyền xử những CLB có dấu hiệu tiêu cực dựa trên các cơ sở như báo cáo của giám sát, băng ghi hình trận đấu, thái độ cầu thủ thi đấu trên sân, phản ứng của dư luận…
Thế nhưng rất thất vọng là những người có trách nhiệm đã thiếu dũng khí để xử lý, lại chỉ nói vơ theo kiểu “bằng chứng đâu”. Và nói như chuyên gia Nguyễn Văn Vinh, BĐVN đã chìm ngập vì cái cái cụm từ đó trong 30 năm nay rồi nên đừng mang ra để bao biện nữa.
Bất lực, đồng lõa hay…
Để xảy ra cơ sự như giai đoạn cuối mùa giải vừa rồi, có ý kiến cho rằng BTC, cụ thể là VPF thiếu một người cầm cương đủ cứng như bầu Kiên trước đây. Thời VPF mới thành lập, với tiếng nói và hành động của mình, bầu Kiên luôn khiến mọi thành phần tham gia giải đấu nể phục, với những lý lẽ, luận cứ đầy thuyết phục.
Song cũng có người cho rằng do những người ở VFF, VPF đang hướng đến những vị trí khác cao và “thơm” hơn nên đã đồng lõa, cố tình “nhắm mắt, bịt tai”. Bởi nếu quyết liệt, mạnh mẽ mà nhỡ xảy ra sự cố của XT.Sài Gòn ở mùa giải 2013, sau trận thua quá lộ liễu trước K.Kiên Giang (1-3) và XT.Sài Gòn bị trừ 4 điểm nên lấy cớ này bầu Thụy bỏ giải luôn khiến tất cả loạn hết lên, cơ sự coi như “xôi hỏng, bỏng không”.
Trước những lộn xộn của giải đấu, rất bất ngờ khi vai trò của VFF lại hết sức mờ nhạt. Điều này khiến cho người ta đặt dấu hỏi xung quanh cái gọi là tiếng nói, vị thế của Chủ tịch Lê Hùng Dũng hiện giờ là đang ở đâu, cũng như những gì mà ông tuyên bố trong ngày đầu nhậm chức?
Cần phải hỏi bởi BĐVN có một ông Chủ tịch từng “đe” “nhờ cơ quan điều tra vào cuộc” sau thất bại của ĐTVN ở bán kết AFF Cup, thế nhưng V.League tràn ngập những trận đấu “bốc mùi” nhưng cuối cùng lại chỉ có câu hỏi “chứng cứ đâu?”…
Đắc Minh
Sau khi trúng cử chức Chủ tịch VFF nhiệm kỳ 7, ngoài việc tuyên bố sẽ mang về cho BĐVN 383 tỷ đồng/năm thì công cuộc xây bóng đá từ móng, chiến đấu với tiêu cực được xem là một trong khẩu hiệu của doanh nhân Lê Hùng Dũng.
“Các anh không làm được thì nghỉ, có người khác làm thay. VFF sẵn sàng làm việc với các đối tác Malaysia, Singapore để trao đổi trọng tài. VFF sẵn sàng “sửa mình” trước tiên, để có tiền đề làm việc sau đó với các CLB. Tôi không biết những nhiệm kỳ trước như thế nào nhưng ở nhiệm kỳ của tôi thì tiêu cực sẽ không có đất sống…”.
Ông Dũng tuyên bố sẽ nói không với tiêu cực và cho biết lực lượng trọng tài, giám sát sẽ là những đối tượng hướng đến trước tiên, sau khi nhậm chức Chủ tịch VFF nhiệm kỳ 7.
“Tôi chưa thấy một trận đấu nào ở mùa này mà Hải Phòng đá kém như vậy. Tinh thần thi đấu không có, đội hình ra sân có vấn đề. Các cầu thủ đá quá kém, đá dưới sức mình và chỉ 50% sức. Lối đá của Hải Phòng là phòng ngự nhưng phía trên không có 2 cầu thủ ngoại thì thua là đúng rồi”.
Trần Tiến Dũng (Trưởng đoàn của 40 CĐV Hải Phòng vượt 2.000 cây số vào Cần Thơ cổ vũ cho đội nhà)
“Với tư cách là một CĐV Đồng Nai, tôi nói để xây dựng rằng: V.League năm nay thực sự là giải đấu có vấn đề, không còn là một giải đấu bóng đá đơn thuần. Nó là một trò chơi đá cuội và là “Vờ” League. Tôi thấy BTC có vấn đề. Khi ông Lê Hùng Dũng ứng cử vào vị trí Chủ tịch LĐBĐVN thì tuyên bố tổ chức V.League có lời, sạch và thành công. Lãi hay không thì chúng tôi không biết nhưng sạch thì tôi thấy không sạch. Không chỉ tôi nói mà NHM cả nước đều biết có nhiều trận đấu “cuội””.
“Vậy nên, sau khi kết thúc V.League 2015, bầu Đức đã chỉ đạo đưa Công Phượng ra nước ngoài thi đấu. Với quyết định này, HA.GL mong muốn Công Phượng được phát triển thêm tài năng và phát triển sự nghiệp tại môi trường chuyên nghiệp. Một lý do khác nữa, HA.GL muốn giúp Công Phượng thoát khỏi áp lực từ dư luận khi suốt một năm qua Phượng đã phải chịu đựng quá nhiều…”., ông Nguyễn Tấn Anh tiếp tục đưa ra lý do bầu Đức có ý định đưa Công Phượng sang Nhật Bản thi đấu từ năm 2016.
Thế nhưng, khi Thể thao 24h đưa ra câu hỏi, liệu Công Phượng sẽ gặp khó khăn gì khi phải phát triển chuyên môn và sự nghiệp của mình tại CLB Mito Hollyhock, đội bóng đang xếp vị trí thứ 20 trên BXH J.League 2 và đang đối diện với nguy cơ phải xuống chơi J.League 3 ở mùa giải năm sau, vị Trưởng đoàn của HA.GL lại úp mở về khả năng đi – ở của Công Phượng.
Ông Nguyễn Tấn Anh bày tỏ: “Trong thỏa thuận giữa HA.GL và CLB Mito Hollyhock, Công Phượng phải được thi đấu tại J.League 2. Tuy nhiên, trong trường hợp CLB Mito Hollyhock rớt hạng ở mùa giải này, hai bên khi đó sẽ phải ngồi lại với nhau để bàn bạc thêm về tương lai của Công Phượng”.
Được biết, Mito Hollyhock hiện đang thi đấu tại J.League 2, giải đấu có 22 đội bóng tham dự. Sau 34 vòng đấu, Mito Hollyhock đang có 36 điểm, xếp vị trí thứ 20 trên BXH. Hơn nữa, trong cuộc chiến trụ lại J.League 2, họ đang bị 2 đối thủ xếp ngay phía dưới là Oita Trinita (32 điểm, xếp vị trí 21), Tochigi SC (31 điểm, xếp vị trí 22) bám đuổi quyết liệt.
Ngoài ra, trong 8 lượt trận cuối cùng, CLB Mito Hollyhock sẽ phải đối diện với những đối thủ rất mạnh như Jubilo Iwata, Tokyo Verdy, V-Varen Nagasaki, Fagiano Okayama, đang lần lượt xếp ở các vị trí thứ 2, 5, 6, 10 trên BXH tính đến hết vòng 34. Trong khi đó, 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Oita Trinita, Tochigi chỉ phải gặp những đối thủ vừa sức ở nửa dưới BXH.
Vậy nên, lúc này việc Công Phượng sẽ sang Nhật Bản thi đấu hoặc tiếp tục ở lại Việt Nam để cùng HA.GL chinh chiến tại V.League 2016 vẫn còn bỏ ngỏ.
Và, người ta sẽ đặt câu hỏi: Cầu thủ “triệu đô không bán” của bầu Đức liệu có phải “du học” mà cũng là “giải thoát” ở giải hạng Ba?
THÁI HẢI
Trước Công Vinh với Consadole Sapporo ở J.League 2, khá nhiều cầu thủ Việt Nam được các đội bóng Nhật Bản mời sang thi đấu ở các hạng đấu dưới của J.League như Thành Lương, Trọng Hoàng, Văn Quyết… nhưng tất cả đều từ chối bởi khó khăn, sự khác biệt về trình độ, văn hoá và đặc biệt là lý do thực chất phía sau mà bóng đá đôi khi chỉ được coi như “cây cầu nối”.
Còn nhớ đầu mùa giải 2015, khi CLB Đồng Tháp gặp phải khó khăn tài chính và đứng trước nguy cơ bỏ giải, ông Đoàn Nguyên Đức đã lên báo “mách nước” với tuyên bố mỗi đội chơi ở V.League chỉ cần tối đa 15 tỷ đồng. Phát biểu này ngay lập tức bị dư luận và các đội bóng khác phản bác vì phi thực tế. Bởi nếu nhìn vào quy định tài chính của VPF, các đội dự V.League phải có số tiền tối thiểu 35 tỷ đồng/mùa.
Sáng nay, GĐĐH Nguyễn Húp của QNK.Quảng Nam xới lại vấn đề, cho rằng tuyên bố của bầu Đức ảnh hưởng đến các đội khác. Về phần mình, TGĐ Cty CP bóng đá SLNA Nguyễn Hồng Thanh cũng nói con số 15 tỷ đồng là phi thực tế, nghèo như đội của ông cũng tốn tới 30 tỷ/1 mùa. Ông Nguyễn Húp cũng tố bầu Đức gây mất đoàn kết và coi thường các CLB khác, với phát ngôn “sợ quân tôi đá với những thằng “say rượu”.
“13 CLB còn lại toàn là những thằng uống rượu để đá bóng à? Ông Đức là PCT VFF nhưng lại phát biểu những điều như vậy, khác nào tổ chức này không có sự đồng nhất từ trên xuống dưới?”, ông Húp chất vấn lãnh đạo VFF, VPF.
Hôm qua, rất nhiều ý kiến của các đội bóng xoáy vào những tiêu cực, bất cập ở bộ máy điều hành của VFF, VPF khi thiếu và né tránh trách nhiệm trước những vấn đề nổi cộm; về việc bầu Đức là người “phá đám”, làm ảnh hưởng tới các đội khác. Bàn chủ tọa với Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng, TGĐ VPF Phạm Ngọc Viễn, Trưởng BTC các giải chuyên nghiệp Nguyễn Minh Ngọc có phản ứng nhưng cũng chỉ cho có khi không trả lời thẳng vào câu hỏi.
TRÚC AN
Chúng tôi đã tìm hiểu, đó không phải là những phát biểu của bầu Đức. Anh Đức là người hiểu biết, chắc chắn không có những phát biểu mang tính chất tiêu cực như vậy được. Làm gì có chuyện các đội bóng, trọng tài đánh hội đồng HA.GL và đó cũng không phải quan điểm của anh Đức”.
Cùng năm Nguyễn Hiền đỗ Trạng, chàng trai Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ Bảng nhãn và Đặng Ma La 14 tuổi đỗ Thám hoa.
Nếu người tài được bổ nhiệm khi còn trẻ lại càng quý, bởi như thế thời gian cống hiến sẽ dài hơn.
Thế nhưng, câu chuyện về Giám đốc Sở 30 tuổi kia gây ầm ĩ là bởi anh ta là con trai của Bí thư Tỉnh ủy.
Thật ra, kể cả con quan chức cũng chẳng sao nếu thực tài.
Giờ đây người ta có một thứ tâm lý, có thể là chút kỳ thị với những người trẻ tuổi được nhanh chóng thăng tiến, lại “con nhà nào đó”. Những cái nhìn thiếu thiện cảm ấy, kiểu “5C”, tức là “con cháu các cụ cả” phần nào làm lu mờ những gì mà lứa lãnh đạo ấy cố gắng.
Bản chất của vấn đề không phải là trẻ, cũng không phải là con ai mà là người được bổ nhiệm làm được những gì. Quan trọng nhất là làm sao để cho yếu tố “5C” kia không phải là yếu tố quyết định. Cần công bằng với tất cả những người trẻ, dám bổ nhiệm những người trẻ, đó mới là điều đáng bàn.
Bóng đá Việt có yếu tố 5C không? Ở đây không bàn đến chuyện cha truyền con nối trong lĩnh vực bóng đá bởi điều ấy là bình thường khi tài năng chơi bóng cũng phần nào được quy định bởi yếu tố gen di truyền.
Ở đây là câu chuyện… quân bầu Đức. Ai cũng biết, bầu Đức là người có tiếng nói trọng lượng trong làng bóng đá. Vị trí của ông Đức là Phó Chủ tịch VFF, nghĩa là hàng ngũ lãnh đạo VFF rồi.
Vậy thì chuyện “đưa” mấy cầu thủ U.19, U.20 lên Tuyển trước đây có xu hướng 5C? Thậm chí tuyên bố đưa đội U.19 năm 2014 (thành phần chủ yếu là lứa Học viện HA.GL Arsenal JMG) dự SEA Games năm 2015 theo Nghị quyết (!?) và sẽ là chủ lực dự SEA Games 2017 với tham vọng đoạt HCV cũng được cho là “ưu tiên gà nhà bầu Đức”.
Cho đến lần tập trung này thì mọi chuyện có vẻ sáng tỏ hơn. HLV Miura kiên quyết không gọi các “cháu bầu Đức” như Công Phượng, Tuấn Anh lên Tuyển. Trả lời báo chí, chính bầu Đức cũng khẳng định không có quyền gì ép VFF gọi hay không gọi quân mình lên Tuyển.
Có vẻ như từ chuyện này, bóng đá đã đi trước xã hội. Bầu Đức gửi quân mình ra nước ngoài rèn giũa thêm thay vì tìm cách nhét họ lên Tuyển.
Bởi bóng đá là thứ mà tài năng thể hiện một cách rõ rệt nhất. Dù là Công Phượng hay Tuấn Anh cũng cần phải sòng phẳng, thay vì chỉ “gắn mác” quân bầu Đức là nghiễm nhiên được… bổ nhiệm vào ĐTQG hay ĐT U.23 QG.
Quyết định nóng vội của bầu Đức khi trao trọng trách cho lứa cầu thủ U.19 đã suýt chút nữa khiến HA.GL phải ôm hận. Đội bóng phố Núi phải rất vất vả và may mắn mới có thể trụ hạng ở những vòng đấu cuối sau những chiến thắng bị nghi ngờ.
Sai lầm được chỉ ra và nhận thấy chỉ sau vài vòng đấu đầu tiên. Nhận ra vấn đề và thực tế khẳng định vai trò của các cựu binh, ngay từ giữa mùa giải khi cần những cầu thủ lớn tuổi làm chỗ dựa, gánh trách nhiệm cho những Công Phượng, Tuấn Anh, Đông Triều… lãnh đạo HA.GL đã “to nhỏ” về việc giữ chân. HA.GL sẽ không thể nào sống khỏe tại V.League 2016 với đám trẻ của mình. Đề nghị gia hạn hợp đồng với Văn Long, Hoàng Thiên, Út Cường, Hữu Long được đưa ra khi họ trở thành cầu thủ tự do (duy nhất Trần Vũ là còn 1 năm hợp đồng). Thế nhưng, tất cả họ đều lắc đầu với bầu Đức.
Hoàng Thiên đã là người của SHB.Đà Nẵng, trong khi Văn Long, Hữu Long, Út Cường hiện đều có ít nhất 2 sự lựa chọn cho bến đỗ mới. Rất bất ngờ, những cầu thủ do HA.GL nuôi dưỡng và đào tạo, được giữ lại nhưng giờ lại tìm đường “thoát thân” khỏi phố Núi.
Tiền bạc không thể là lý do, khi lót tay và đãi ngộ HA.GL dành cho các cầu thủ này không thấp hơn so với các CLB khác. Thế nhưng ở trong cuộc mới hiểu, có nhiều những bất cập, ức chế và sau 1 mùa giải “chịu đựng”, họ muốn ra đi để “giải thoát” cho chính mình. Nói như một số cầu thủ, đi để được chơi bóng, tìm kiếm niềm vui chứ không thể đá bóng trong hoàn cảnh ức chế, cái đầu không thông như thế.
Hôm qua, trên một tờ báo, ông Đoàn Nguyên Đức nói thế này: “Tôi thật sự buồn phiền khi thấy một số báo cứ ghi phát biểu của tôi về bóng đá Việt Nam mà thật ra tôi chẳng nói gì cả. Gần nửa tháng nay, tôi công tác nước ngoài và tôi khẳng định là mình không trả lời bất cứ cuộc phỏng vấn nào, thế nhưng các báo cứ dẫn lời ông Đức nói này, ông Đức nói nọ, thật hết biết. Khi họ dẫn những lời mà tôi không nói, rõ ràng họ đã không cung cấp sự thật đối với độc giả và thiếu tôn trọng đối với tôi. Nhiều báo còn tự dưng bịa đặt chuyện tôi mâu thuẫn với các thành viên của VFF, làm mọi việc rối tung lên và gây ảnh hưởng đến uy tín của tôi. Đừng nghĩ thể thao là vô thưởng vô phạt, muốn viết gì thì viết, từ giờ bất cứ báo nào viết những lời mà tôi không nói, không tiếp xúc với tôi mà lại bảo phỏng vấn ông Đoàn Nguyên Đức là tôi sẽ kiện ngay”.
Sở dĩ bầu Đức nói vậy là vừa rồi có tờ báo dẫn lại cho rằng, chính ông Đức đã không cho các cầu thủ của mình như Công Phượng lên Tuyển, ngay cả trong trường hợp HLV Miura có gọi tiền đạo này.
Tất nhiên, có thể lần này ông… nói thật. Mà thật quá, tới mức còn tuyên bố luôn cả việc chỉ dành 2% thời gian cho bóng đá. Trước đây, bầu Đức dành 30% thời gian cho bóng đá, bây giờ chỉ 2% là điều đáng phải suy nghĩ, bởi lẽ bầu Đức khác với bầu Hiển. Có những thời điểm bầu Hiển không dùng % nào cho bóng đá là điều dễ hiểu, bởi ông đã tuyên bố chỉ là “một người hâm mộ” và không có vai trò gì với VFF.
Bầu Đức ngược lại, ông đang là Phó Chủ tịch phụ trách tài chính của VFF – một ví trí quan trọng mà người ta nói rằng để “làm tiền” cho VFF. Nếu ông chỉ dùng 2% sự quan tâm của mình cho bóng đá thì đến bao giờ và lúc nào tài chính của VFF, của BĐVN mới ổn?
Nó cũng cho thấy các quan chức khác, không biết dành bao nhiêu % thời gian cho bóng đá để rồi cả VFF và nền bóng đá đang bộc lộ rất nhiều vấn đề?
Một nửa sự thật tuy không còn là sự thật nhưng cũng nói lên một khía cạnh nào đó về giá trị của… sự thật.
Theo GĐĐH Huỳnh Mau, nếu không có gì thay đổi, những trường hợp này sẽ được ký lại hợp đồng mới, với thời hạn từ 2 năm trở lên: “Đây là những cầu thủ có nhiều đóng góp trong thành tích trụ hạng vừa rồi của HA.GL. Vì vậy, chúng tôi phải hết sức trân trọng và một bản hợp đồng có thời hạn đủ để anh em yên tâm tiếp tục cống hiến cho HA.GL là điều mà chúng tôi buộc phải thực hiện…”.
Trao đổi với Thể thao 24h, một học trò của HLV Nguyễn Quốc Tuấn cho biết: “Tôi xuất thân và trưởng thành từ CLB HA.GL, vì vậy nếu được tiếp tục ở lại thì rất tốt, bởi sẽ được gần gũi với gia đình, vợ con. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa bằng mọi giá tôi sẽ ở lại. Cụ thể, nếu đội bóng đưa ra một bản hợp đồng thuyết phục về giá trị lẫn thời gian thì tôi sẽ ở lại, không thì đành phải nói lời tạm biệt…”.
Theo tìm hiểu, từ giữa mùa giải khi khó khăn, HA.GL đã gọi các trường hợp sắp hết hợp đồng ra “nói chuyện” và hứa hẹn để trấn an tinh thần. Tuy nhiên, những cầu thủ này thống nhất không cần mang hợp đồng ra “dụ”, để họ tập trung đá giúp đội trụ hạng rồi nói chuyện. Ở lại V.League và bây giờ, hầu hết đều nhận được những lời đề nghị hấp dẫn từ các CLB khác. Thế nên, kể cả bầu Đức “phá lệ”, chấp nhận chi tiền để giữ quân nhưng chưa chắc đã toại nguyện.
“Hiện tôi đang đi công tác ở nước ngoài nên những vấn đề liên quan do cấp dưới điều hành. Về thông tin HA.GL bỏ giải U.21 QG, vấn đề này chưa có gì chắc chắn cả. Thế nên mọi người đừng bàn tán nhiều. Quyết định sẽ được chốt lại sau khi tôi có cuộc họp với cấp dưới và hiện tại chỉ khẳng định là HA.GL sẽ tham dự giải U.21 quốc tế…”.
Nói về việc HA.GL có tham dự giải U.21 QG năm nay hay không, một lãnh đạo của đội bóng này cho biết: “Thông tin U.21 HA.GL bỏ giải U.21 chưa có quyết định chính thức nào cả. Quan điểm của tôi là HA.GL phải có đội tham dự giải này, bởi nếu bỏ sẽ rất dở vì các cầu thủ trẻ sẽ mất đi cơ hội rèn giũa. Hơn nữa, sau khi không tham dự giải U.13 và U.17, giờ bỏ thêm giải U.21 nữa thì rất nhiều hệ lụy…”.
Tại VL U.21 QG 2015, HA.GL nhận đăng cai tổ chức bảng C và nằm chung bảng đấu với các đối thủ Bình Định, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Bình Phước. Để chuẩn bị cho giải đấu, U.21 HA.GL tập trung trở lại từ ngày 06/09 sau khi đội được đem cho Phú Yên mượn thi đấu tại giải hạng Nhất. Ngoài ra, 2 trợ lý của đội 1 HA.GL là các ông Trịnh Duy Quang, Dương Minh Ninh cũng được tăng cường xuống làm nhiệm vụ tại đội U.21.
Với những cầu thủ nổi bật tại lớp năng khiếu như Thành Long, Triệu Việt Hưng, Thành Đồng… cùng sự tăng cường những cái tên như Văn Toàn, Minh Vương, Trung Hiếu, Đông Triều… từ đội 1, U.21 HA.GL đang hướng đến tấm vé đi dự VCK. Thế nhưng, tối ngày 12/09, bầu Đức bất ngờ tuyên bố không cho tham dự VL U.21 QG 2015. Cả GĐĐH Huỳnh Mau và Trưởng đoàn Nguyễn Tấn Anh đều bất ngờ, thậm chí sốc với quyết định của bầu Đức. Dù cả 2 nhân vật vẫn được xem là tay phải, tay trái này ra sức thuyết phục nhưng bầu Đức vẫn bảo lưu quan điểm của mình và không đưa ra lý do cụ thể.
Theo thông tin đưa ra cho báo chí, sáng thứ Hai (14/09), HA.GL sẽ có công văn gửi VFF thông báo không tham dự VL U.21. Tuy nhiên, đến hôm qua (15/09) vẫn chưa có quyết định nào gửi đi.
Một điều rất lạ, dù đã tuyên bố sẽ không tham dự VL nhưng mấy ngày qua tại Hàm Rồng, U.21 HA.GL vẫn tập luyện tích cực dưới sự hướng dẫn của HLV Trịnh Duy Quang. Thậm chí, khi được hỏi, những người trong cuộc vẫn chưa hề biết gì về quyết định của bầu Đức.
VL U.21 QG sẽ đồng loạt khởi tranh 5 bảng đấu trên cả nước từ ngày 01/10, tức là chỉ còn đúng 15 ngày nữa là bóng lăn. Và bây giờ bầu Đức tuyên bố nghỉ chơi, dù không có động thái nào cho thấy họ sẽ bỏ.
Rất có thể, sau những bất đồng với VFF và chính HLV Miura về việc quân của HA.GL không được trọng dụng tại U.23 VN và ĐTQG, bầu Đức với những con tính của mình rất có thể sẽ khiến cho nhiều người phải khổ sở. U.21 HA.GL không tham dự, sân Pleiku sẽ không tổ chức VL bảng C nhưng có thể đến khi cận ngày HA.GL mới ra thông báo.
Khi ấy, không biết BTC sẽ xoay trở ra sao đây, nếu bầu Đức “chơi”?
TIỂU PHONG
Theo Quy chế BĐCN sửa đổi được VFF ban hành năm 2014, tại điều 33, mục 3, khoản a: Một CLB BĐCN phải có 4/5 đội trẻ tham dự giải các giải U.13, U.15, U.17, U19 và U.21 QG. Nếu như không đủ số lượng đội tham dự giải theo quy định, CLB sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định của VFF và bị phạt 200 triệu đồng/đội không tham dự giải. Từ đầu năm 2015, HA.GL đã không tham gia các giải U.13, U.17, U.19 QG và phải nộp phạt 400 triệu đồng (Giải U.19 QG, HA.GL không bị phạt vì khi ấy vẫn còn đủ thời gian tham dự 4 giải đấu còn lại).
Nếu như HA.GL tự tin, chấp nhận thay đổi ngay khi giai đoạn 1 kết thúc, tôi nghĩ họ cũng không đến mức phải khổ sở và chịu nhiều tai tiếng như hiện tại. Vấn đề của HA.GL nằm ở chính… bầu Đức, khi ông ấy quá tự tin và không muốn phá bỏ những thứ mình tạo ra, vốn đã có lộ trình từ đầu.
Nói bầu Đức bảo thủ thì hơi quá nhưng nói thế cũng không sai! Việc ông ấy đem cả đội hình toàn cầu thủ trẻ, chưa chơi bóng đỉnh cao để đá V.League là phép tính sai hoàn toàn. Có thể bầu Đức nghĩ giờ là lúc hưởng thành quả nhưng làm bóng đá đâu dễ dàng, đơn giản như thế được.
Học trò trẻ, thầy lại non kinh nghiệm nhưng bầu Đức vẫn đặt niềm tin. Thử hỏi ông ấy có biết không? Chắc chắn là biết. Nhưng biết mà không thể làm khác đi được, vì “phải” bảo thủ để bảo vệ chính mình.
Tuy nhiên, cũng may cho cả lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… vì cuối cùng bầu Đức đã chịu thay đổi để tồn tại. Bóng đá đâu phải cứ cầu thủ hay và giỏi là thắng, là thành công. Bóng đá là môn chơi tập thể, có tính chất cạnh tranh, nên đòi hỏi phải có sự đoàn kết, tôn trọng nhau. Nó còn là tầm nhìn của lãnh đạo, của những chiến thuật, con người. Bản thân tôi đánh giá cao khi HA.GL chấp nhận thay đổi để tạo nên thành công như vừa qua.
Có thể HLV Nguyễn Quốc Tuấn không được lãnh đạo đội bóng phố Núi đánh giá cao về mặt chuyên môn so với HLV Graechen, nhưng đổi lại ông Tuấn lại là người có kinh nghiệm ở V.League và BĐVN. Nhiều năm làm cầu thủ, từng làm trợ lý cho khá nhiều HLV ở cấp CLB cho tới ĐTQG, bản thân tôi thấy ông Tuấn là người có quan hệ và đặc biệt là “biết việc”. Nói nôm na, ông Tuấn có thể “bắt bệnh” được chính HA.GL hay các đội bóng khác, họ cần gì và mạnh yếu ở đâu để “bốc thuốc”.
Có thể nhiều người cho rằng HLV Quốc Tuấn chỉ là “tấm bình phong” được dựng lên nhưng tôi nghĩ HA.GL có được tinh thần, lối chơi hay phong cách như hiện tại, có công không nhỏ của nhà cầm quân này.
Kể từ ngày 25/03/2014 khi nhận chức Phó Chủ tịch phụ trách tài chính ở VFF đến nay, vai trò và nhiệm vụ của bầu Đức rất mờ nhạt. Ông gần như “im hơi lặng tiếng” và không hiện diện trong các việc hệ trọng của VFF. Trong các cuộc “họp nóng”, “họp nguội” lớn bé của VFF, người ta rất ít khi thấy sự xuất hiện của bầu Đức. Có cảm giác như chức danh Phó Chủ tịch tài chính là “hữu danh vô thực” và bản thân ông Đức là người thừa trong bộ máy vận hành của VFF.
Tất cả những hợp đồng kinh tế lớn nhỏ hay kêu gọi tài trợ ở VFF, được hiểu như là nhiệm vụ chính của bầu Đức. Tuy nhiên, có người ở VFF lại không nghĩ như vậy. Trong lúc trà dư tửu hậu một người nói: “Ông ấy là người có tiền và có quyền lực trong giới kinh doanh như thế nào thì không biết nhưng ở VFF thì chưa thấy kiếm về được đồng nào”.
Cũng trong thời gian đó, với HA.GL mà lực lượng là nguyên lứa cầu thủ Học viện HA.GL Arsenal JMG lên đá V.League, bầu Đức lại mang về khá nhiều hợp đồng tài trợ cho HA.GL. Bên cạnh đó là những hình ảnh cùng những phát ngôn liên tiếp gắn với HA.GL, với lứa Công Phượng…. Trong khi đó, mỗi khi nói đến VFF, VPF thì bầu Đức lại luôn gán ghép với những phát biểu theo hướng tiêu cực.
Có lần, bầu Đức đã lý giải về sự bất cập giữa việc công và việc tư ở VFF với CLB: “Khi nào VFF khó khăn về nguồn tài chính thì lúc đó tôi sẽ ra tay mạnh mẽ, còn bây giờ chưa đến nỗi. Đương nhiên, dưới tôi có những trợ lý làm việc rất tốt, tôi chỉ đạo là được rồi, không cần phải ra tay. Khi lâm vào cảnh khó khăn, tôi vẫn tìm nhà tài trợ, làm tất cả mọi thứ đều được hết. Nói chung ở VFF về mảng vận động tài chính là tôi đã làm tốt” (Thời điểm tháng 5/2015).
Nhiều ý kiến cho rằng, bầu Đức không mặn mà với VFF và chỉ nhận lời làm Phó Chủ tịch vì “nể bạn”, ý kiến khác lại nói bầu Đức đang “dỗi” VFF, khi những việc mà mình phụ trách và nắm quyền lại không có tiếng nói quyết định.
Đơn cử như việc thuê và trả lương cho HLV Miura, bầu Đức cũng không biết tiền ở đâu và VFF trả là bao nhiêu.
Rồi gần đây, đến thương vụ mời Man City sang du đấu, những thứ liên quan đến tài chính, ông Đức cũng như bị…” mù”, vì không biết và không ai báo cáo.
Hay bị lãng quên?
Sau khi Đại hội khóa VII chính thức ra mắt vào tháng 3/2014 đến nay, VFF mới chính thức có cuộc họp quan trọng của Thường trực VFF diễn ra vào tháng 5/2015. Tuy nhiên, bầu Đức cáo bận vắng mặt. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy, khi câu chuyện ở đây là sự tôn trọng và cái tôi.
Đang là đương kim Phó Chủ tịch phụ trách tài chính và là người có tiếng nói quyết định gần như lớn nhất trong vấn đề tài chính, kinh tế ở VFF nhưng như đã đề cập ở trên, bầu Đức gần như “tàng hình” ở VFF. Một số người đồng cấp, cấp trên, cấp dưới đều không còn coi ông là người trong tổ chức. Họ tự làm tự quyết, không cần đến ông Phó Chủ tịch tài chính.
Gọi là xin ý kiến hoặc họp hành để đưa ra những định hướng, quyết định nhưng cũng thật lạ khi thành phần tham dự cũng chỉ từ 3 đến 4 người trong một nhóm quyết hết. Vậy nên, mang tiếng là Phó Chủ tịch VFF nhưng đến ngay cả “trong nhà mình”, bầu Đức cũng chẳng biết nên đi “cửa” nào để vào.
Và ngay cả bầu Đức cũng phải úp mở để nói lên điều này: “Mâu thuẫn thì không nhưng việc siết chặt tay để cùng làm việc có thể chưa được như ý”.
Cũng vì thế những người biết việc ở VFF hiện tại, họ nói rằng, không phải vô cớ bầu Đức lại “nổ” như vậy đâu. Bởi mọi thứ đều có nguyên do cả và có vẻ như, đến chính bầu Đức cũng đang “bó tay”…
Trúc An
“Đừng có dại mà nổ, không ai dại đi lấy “một đội bóng” (ĐTQG) để đối đầu với cả nền bóng đá (như Thái Lan) cả. Nếu có tiền, có tiềm lực hãy tìm và hỗ trợ các trung tâm bóng đá cộng đồng, bóng đá học đường, bóng đá trẻ…”.
Tôi xin dẫn chứng: Nghị quyết của VFF là xây dựng Đội tuyển U.23 với thành phần nòng cốt là cầu thủ xuất thân từ Học viện HA.GL Arsenal JMG. Đội tuyển này sẽ dự SEA Games 2015 với mục tiêu cọ xát, nâng cao trình độ, kinh nghiệm trận mạc để 2 năm sau đó phải giành cho được HCV SEA Games. Nào ngờ khi HLV Miura đến, mọi chuyện xáo tung hết lên. HLV Miura độc đoán trong việc chọn cầu thủ bằng tiêu chí to cao, khỏe khoắn và xem nhẹ yếu tố kỹ thuật, lối chơi bóng nhỏ của các cầu thủ Việt Nam. Tôi thật sự nản lòng khi nghị quyết của VFF bị phớt lờ bởi chính các nhà chuyên môn”.
Chưa bàn đến đến chuyện HLV Miura giỏi hay không giỏi, đúng hay không đúng trong suốt quá trình dẫn dắt Đội tuyển, xem ra bản thân tại VFF đã có những nhân vật chống lại nghị quyết của VFF.
Nghị quyết là ý chí của cả một tập thể, như kim chỉ nam hành động trong một giai đoạn nhất định. Nghị quyết cũng là sợi dây để tất cả cùng hành động và hướng đến mục đích. Chống lại hay phớt lờ nghị quyết vừa là cản trở tập thể, cần phải loại trừ.
Nghị quyết của VFF là đầu tư cho lứa U.19 để đoạt HCV SEA Games năm 2017 đã không được thực hiện. Vì sao?
Đầu tiên có thể là triết lý bóng đá của Miura và cách HLV này gọi cầu thủ lên Tuyển. Thông thường, HLV trưởng có toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, cơ chế đặc thù của BĐVN là bản danh sách ĐTQG hay U.23 QG chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của bộ phận chuyên môn cao nhất của VFF và Tổng cục TDTT.
Tại sao khi HLV Miura đưa ra danh sách, không thấy bộ phận nào phản biện và “nắn” thực hiện đúng nghị quyết của VFF?
Câu hỏi về bộ phận chuyên môn VFF là rất lớn khi Phòng các ĐTQG chẳng khác cái “chỗ trọ” cho những “chuyên gia” của VFF: Thích thì xin vào ngồi, không thích thì xin xuống CLB làm HLV. Hội đồng HLVQG chỉ tồn tại cho có và ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch Hội đồng này đồng thời là PCT VFF phụ trách chuyên môn gần nhất “mất tích” trong việc định hướng kế hoạch Đội tuyển và đặc biệt, phải là đầu mối để các bộ phận chức năng thực hiện nghị quyết của VFF.
HLV Miura chỉ là người thực hiện. Hay nói một cách phũ phàng là dù gì cũng chỉ là HLV làm thuê, làm tốt thì lương cao, thưởng và làm không tốt thì xé hợp đồng…
HLV Miura không phải là mấu chốt của vấn đề. Tìm ra ai đang chống lại, không thực hiện đúng nghị quyết của VFF, đó mới là điều cần làm lúc này?
Bỏ qua tất cả mọi soi xét và ý kiến bên lề về thành công bất ngờ cùng sự lột xác của HA.GL sau khi HLV Nguyễn Quốc Tuấn lên nắm quyền thay ông Graechen, đội bóng phố Núi muốn cống hiến cho NHM và giới chuyên môn một trận cầu mãn nhãn.
Hơn nữa, HA.GL còn muốn chứng minh cho tất cả thấy được thành quả họ đạt được ngày hôm nay là bằng chính năng lực của chính bản thân chứ không phải nhờ những yếu tố phi chuyên môn.
“Mục đích của bầu Đức khi đôn nguyên lứa U.19 lên chơi V.League là muốn đội bóng có lối chơi đẹp, cống hiến và HA.GL luôn muốn hướng đến một thứ bóng đá sạch, đẹp. Tôi xin khẳng định HA.GL luôn kiên trì với quan điểm và tiêu chí mà bầu Đức đã đề ra. Trận đấu với ĐT.LA vào cuối tuần này là dịp để HA.GL thể hiện điều này. Và đây cũng là cơ hội để cho chúng tôi cống hiến cho NHM và giới chuyên môn một trận đấu chất lượng cao. Chúng tôi muốn cho tất cả thấy được rằng thành quả mà HA.GL có được là từ năng lực chuyên môn chứ không phải một vấn đề gì khác ngoài lề…” GĐĐH Huỳnh Mau chia sẻ.
Trưởng đoàn Nguyễn Tấn Anh cho biết như vậy và phủ nhận thông tin đội bóng phố Núi can thiệp xin cho cầu thủ không lên Tuyển để tập trung cho mục tiêu trụ hạng.
Hôm qua, bản danh sách 23 cầu thủ được HLV Miura điền tên sơ bộ đã bị rò rỉ trước ngày công bố. Theo đó, nhà cầm quân người Nhật không triệu tập bất kỳ cầu thủ HA.GL nào cho chuyến làm khách trước Đài Loan tại VL World Cup 2018 vào ngày 08/09 tới đây.
Do quỹ thời gian chuẩn bị cho trận đấu khoảng 1 tuần nên HLV Miura tập trung chủ yếu với những gương mặt từng nhiều lần làm việc chung, dựa trên phong độ hiện tại. Những cầu thủ đã khẳng định được tên tuổi như Thành Lương, Văn Quyết, Ngọc Hải, Hoàng Thịnh, Phi Sơn, Mạc Hồng Quân, Công Vinh, Trọng Hoàng, Xuân Thành… có mặt. Ngoài 23 cầu thủ chính thức, có 7 cầu thủ ở danh sách dự bị, trong đó có tên Công Phượng.
Theo kế hoạch, ĐTVN sẽ tập trung tại Hà Nội vào tối ngày 02/09. ĐTVN nằm ở bảng F, sau khi Indonesia bị FIFA áp dụng lệnh cấm thi đấu quốc tế, hiện tại còn 4 đội là Thái Lan, Iraq, Việt Nam và Đài Loan. Hiện tại, ĐTVN thi đấu được 1 trận (thua Thái Lan 0-1).
Nếu là chuyện của phong độ, việc “ngôi sao” Công Phượng không được gọi là xứng đáng, với những gì tiền đạo này thể hiện ở V.League. Nhưng nếu đơn giản là chuyên môn, rất khó thuyết phục nếu HLV Miura không chọn Tiến Dũng hay Tuấn Anh – cầu thủ chơi rất hay thời gian gần đây và thật sự xứng đáng.
Là phong độ, vậy tại sao Công Phượng có mặt khi ĐTVN đá giao hữu với Man City, dù cũng tịt ngòi và “lặn mất tăm” trong màu áo HA.GL, trong khi 2 chân sút nội ghi bàn nhiều nhất là Văn Thắng, Đình Tùng không có chỗ? Phải chăng, đá với Man City là “ăn cỗ” và việc lên Tuyển là “quà” còn làm nhiệm vụ ở VL World Cup thì khác?
Và phong độ, lý giải sao về trường hợp Quang Hải, tiền đạo trước đó từng được gọi lên theo diện “chữa cháy” khi cần, đang chơi thăng hoa?
Ở đây, có một câu hỏi được đặt ra: Liệu có hay không sự can thiệp, khi HA.GL đang gồng lên lo trụ hạng và muốn tập trung những gì tốt nhất để bằng mọi giá phải ở lại V.League? Có hay không sự đặc cách cho đội bóng của bầu Đức và bản danh sách do ông Miura ký tên bị chi phối bởi bàn tay, tính toán nào đó?
Thực ra, cũng không đến mức to tát hay nghiêm trọng hoá vấn đề đến thế, dù nó là chuyện công bằng hay những giá trị, nguyên tắc cần tôn trọng tuyệt đối với ĐTQG. Và lên hay không lên ở một trận đấu, không phải chuyện của cá nhân Công Phượng hay cầu thủ HA.GL mà ở đây, vấn đề phải là màu áo ĐTVN và cách mà người ta lâu nay vẫn ứng xử.
Tự bản thân các cầu thủ được gọi hay “được” không phải gọi, họ sẽ nghĩ gì trong đầu và tác động từ trong ý thức ra sao? Rồi những vấn đề tưởng như rất nhỏ nhặt như thế, như cái lắc đầu ngao ngán đầy bức xúc ở đợt tập trung đá với Man City của nhiều cầu thủ khi được cho mua mỗi người 2 cặp vé hạng 2, hạng 3 rồi khi ế vé thì “tháo khoán” cho các tuyển thủ, nên nhìn nhận như thế nào khi lâu nay người ta cứ rao giảng những thứ to tát như màu cờ sắc áo, danh dự và trách nhiệm?
Chợt nhớ tới uất hận của những cầu thủ bị người đứng đầu nền bóng đá cho vào “danh sách đen” và “cấm cửa” lên Tuyển, đến câu chuyện hậu thất bại AFF Cup 2014 rồi cả những tuyên bố, những bài giảng về đạo đức… cùng một tiêu chí nghề nghiệp vô cùng đặc biệt mà lâu nay cầu thủ Việt Nam vẫn ý thức sâu sắc: