Premier League

“Anh cần may mắn nhưng sự cân bằng của đội bóng tốt hơn mùa giải trước”, HLV người Hà Lan nói. “Về đội hình và về nhân sự đều có sự cải thiện. Tôi giờ có thể xoay vòng nhiều hơn vì tôi có các lựa chọn. Tôi đã để 20-25 cầu thủ đi. Vì thế, đây là một đội hình mới”.

Louis van Gaal: Những cầu thủ mới vứt đi đâu?

Điều ngạc nhiên là Van Gaal đã không nhắc đến 250 triệu bảng được ông vứt vào thị trường chuyển nhượng trong vòng hơn một năm qua. Hè 2014, Rio Ferdinand, Nemanja Vidic, Patrice Evra, Danny Welbeck, Anderson, Shinji Kagawa rời Old Trafford nhưng bù lại, Man Utd đã có Ander Herrera, Luke Shaw, Marcos Rojo, Angel di Maria và Daley Blind. Mùa đông và hè năm nay, thêm Darren Fletcher, Robin van Persie, Rafael, Di Maria, Jonny Evans, Javier Hernandez… bị đẩy khỏi CLB nhưng cùng lúc, Van Gaal đưa về Memphis Depay, Matteo Darmian, Bastian Schweinsteiger, Morgan Schneiderlin, Sergio Romero và Anthony Martial.

Vì thế, dù khẳng định ông đã hoàn toàn đúng khi cắt giảm lực lượng, thực tế cho thấy thành công mà Man Utd đang có được là nhờ 250 triệu bảng bỏ ra mua cầu thủ mới. Và không hiểu sao, cựu HLV người Hà Lan đã không nhắc đến điều này, hay những thay đổi về lối chơi, khi tất cả cũng thấy rõ là bất cứ ai cũng có thể đưa Red Devils hồi sinh nếu có một số tiền lớn như vậy chứ không riêng gì ông?

Phạm Hưng

Lần đầu tiên kể từ ngày 17/08/2013 sau khi thắng Swansea 4-1, Man Utd mới trở lại dẫn đầu BXH Premier League vào cuối tuần qua. Tính ra là 770 ngày.

Dĩ nhiên là chức vô địch không bao giờ được quyết định trong mùa thu nhưng việc các đội bóng thi đấu như thế nào có thể mang lại những cảm nhận cho tất cả. Một năm về trước, Chelsea đã có khởi đầu mạnh mẽ, ghi 15 bàn trong 4 trận đấu đầu tiên và không thua ở bất cứ giải nào cho đến tháng 12, và sau đó vô địch Premier League. Vì thế, khi Man City thắng liền 5 trận, chẳng ai dám nghi ngờ vào cơ hội của họ ở mùa giải 2015/16, trước lúc một tuần hay hơn thế làm thay đổi đảo lộn mọi nhận định. Họ thua West Ham trên sân nhà, bị Tottenham đè bẹp tới 1-4 vào cuối tuần qua. Từ chỗ dẫn đầu BXH, họ để Man Utd vượt qua. Câu hỏi đặt ra là điều gì đã xảy đến với Man City?

Man City: Sức cạn, hạn đến

Thật may là ở thời điểm này, người ta không mất quá nhiều thời gian để tìm câu trả lời bởi bất chấp việc sở hữu một đội hình đắt giá và có chiều sâu, rắc rối mà Pellegrini đang phải gặp phải là chấn thương cùng vấn đề thể lực của các cầu thủ.

Tại White Hart Lane, David Silva vắng mặt vì chấn thương và vị trí của tiền vệ người Tây Ban Nha đã không được ai thay thế xứng đáng. Trong khi đó ở phía cuối sân, cả thủ môn Joe Hart và đặc biệt là Vincent Kompany đều không thể ra sân. Dĩ nhiên là Pellegrini vẫn còn có những trung vệ như Nicolas Otamendi, Martin Demichelis hay Eliaquim Mangala, nhưng kể từ khi Kompany bị đau ở trận gặp Juventus, Man City đã thủng lưới 8 bàn trong 285 phút. Tính ra cứ 35,6 phút, họ phải nhận một bàn thua, trong lúc ở 450 phút trước đó, con số này là 0.

Nói ngắn gọn, không có Silva và Kompany, Man City trở thành một đội bóng rất khác. Và nếu yếu tố lực lượng là chưa đủ, thể lực cũng là một vấn đề mà Pellegrini dường như đã bỏ qua. Theo thống kê của tờ The Times, Man City thắng 75% số trận ở Champions League khi họ chạy nhiều hơn đối thủ và chỉ thắng 19% khi họ chạy ít hơn. Nhìn từ Champions League và nhìn từ 90 phút ở White Hart Lane, thực tế cho thấy Tottenham đã chạy nhiều hơn 10km so với đội bóng của Pellegrini. Thử hỏi làm sao họ có thể đứng vững được trước lối chơi nhanh và mạnh mẽ như vậy của đối phương, trong đó riêng tiền vệ Dele Alli chạy nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào của Man City tới 2km?

Dĩ nhiên, Man City vẫn là ứng cử viên nặng kí ở Premier League và nếu vấn đề của Pellegrini chỉ là sự vắng mặt của một số trụ cột hay thể lực, họ có thể sẽ sớm tìm lại hình ảnh quen thuộc. Còn lúc này, hy vọng chấn thương của Yaya Toure sẽ không làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn, khi derby Manchester sắp đến gần.

Mạnh Hào

Với đội hình ra sân có độ tuổi trung bình là 24 tuổi và 40 ngày, các cầu thủ Tottenham đã chạy hết quãng đường 121,3km so với 111,3km của Man City.

Câu hỏi đặt ra là tại sao việc bảo vệ danh hiệu lại khó đến vậy ở Premier League, khi từ Man Utd tới Arsenal, Chelsea hay Man City đều thất bại? Một điều dễ thấy nhất là thành công càng lớn, nguy cơ tự hài lòng với bản thân cũng lớn theo. Không phải vô cớ mà trong cuốn sách đầu tiên của mình, cựu tiền vệ Roy Keane mô tả mùa giải giành cú ăn ba năm 1999 của Man Utd tương đương như quà tặng và lời nguyền. “Thành công mang đến sự thỏa mãn. Quá nhiều người ở CLB hào hứng với cú ăn ba, điều đó đã làm hại chúng tôi. Tôi biết vậy. Chúng tôi nói nhiều nhưng không làm được”.

AnhNgoài lý do trên, trung vệ John Terry có đưa ra một trải nghiệm khác sau khi Chelsea vô địch Premier League cách đây một thập kỷ. “Tất cả đều chơi với hơn 100% khả năng khi đối diện với chúng tôi, chưa kể nhiều đội còn áp dụng kiểu phòng ngự tiêu cực”, cầu thủ người Anh nói.

Điều này cũng đồng nghĩa một đội bóng vô địch có thể phải thay đổi cách tiếp cận trận đấu và nhân sự. Như thế, công thức chiến thắng xem như không còn được duy trì.

Lý do cuối cùng là sự tiến bộ của các đội bóng trung bình. Nhờ tiền bản quyền truyền hình tăng, họ bắt đầu vung tiền nâng cấp lực lượng.

Phạm Hưng

Từ mùa giải 1992/93, Man Utd đã 6 lần bảo vệ thành công danh hiệu Premier League và 1 lần còn lại thuộc về Chelsea của Jose Mourinho.

HLV người Hà Lan cho rằng việc Man Utd, Man City và Arsenal đều thất bại tại lượt trận đầu tiên Champions League là vì có quá ít thời gian hồi phục sau những trận đấu căng thẳng, quyết liệt ở giải trong nước.

“Đừng tự lấy đá ghè chân”

“Premier League là giải đấu vô cùng khắc nghiệt. Việc đánh bại đối thủ mỗi cuối tuần không hề đơn giản”, Van Gaal phát biểu trước thềm trận đấu với Wolfsburg vào thứ Tư tới. “Đó luôn là một cuộc vật lộn cam go. Và rồi bạn lại phải căng sức ra chơi vào giữa tuần ở Champions League. Điều này khiến các cầu thủ mất sức vô cùng. Vì vậy, bạn cần phải xoay tua đội hình và tôi cũng phải tính tới việc đó để bảo vệ cầu thủ của mình”.

Van Gaal đang có tới 3 hậu vệ bị chấn thương, và buộc phải “đốt cháy giai đoạn” với trường hợp của Phil Jones, vắng mặt 8 trận đầu mùa vì phát hiện có cục máu đông ở chân. Van Gaal cũng thừa nhận rằng các đội bóng không còn cảm giác lo sợ khi hành quân tới Old Trafford nữa: “Tôi không nghĩ các cầu thủ còn cảm thấy choáng ngợp bởi Old Trafford. Thật tuyệt vời khi chơi bóng trước đám đông cuồng nhiệt. Bây giờ, đối thủ cũng tận hưởng cảm giác đó, và nó truyền cảm hứng cho họ chống lại Man Utd”.

Rất tình cờ, Manuel Pellegrini cũng chia sẻ một phần quan điểm với Van Gaal, khi nói rằng Man City phải quên đi việc thống trị Premier League như Man Utd trước kia. “Đây không còn là thời của một đội bóng thống trị Premier League. Các đội bóng đang trở nên mạnh mẽ hơn. Bây giờ, chúng ta có Chelsea với nền tảng tài chính hùng mạnh, cộng thêm Manchester City, Arsenal và Liverpool. Thời thế đã thay đổi”, HLV người Chile của Man City nhận xét.

Kể từ sau khi Chelsea giành Champions League 2012, các đội bóng Anh có dấu hiệu sa sút thành tích trên đấu trường châu Âu, dẫn tới nguy cơ có thể mất suất thứ 4 tham dự Champions League. Các chuyên gia bóng đá Anh cho rằng làn sóng cầu thủ nước ngoài không chất lượng và trình độ huấn luyện hạn chế là 2 nguyên nhân chủ chốt dẫn tới việc các CLB Anh không thành công ở châu Âu.

Jamie Redknapp, cựu tiền vệ Liverpool, thì cho rằng: “Bóng đá luôn có chu kỳ. Và không ai thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chu kỳ đó. Vấn đề của các đội bóng Anh chỉ có thể là cắt ngắn giai đoạn ảnh hưởng bởi chu kỳ, bằng việc tăng thêm lịch thi đấu sang ngày thứ Sáu. Premier League cũng nên cân nhắc nghiêm túc việc nghỉ đông như các đội bóng châu Âu. Điều đó cho phép các cầu thủ nghỉ ngơi nhiều hơn và thành tích sẽ trở lại”.

Thành Lương

“Premier League cũng nên cân nhắc nghiêm túc việc nghỉ đông như các đội bóng châu Âu. Điều đó cho phép các cầu thủ nghỉ ngơi nhiều hơn và thành tích sẽ trở lại.”

Jamie Redknapp

Thay vào đó, kết quả này đã khẳng định The Blues có khởi đầu tệ nhất dưới thời Roman Abramovich. Nghĩa là còn tệ hơn cả đầu mùa giải 2007/08 khi Mourinho bị sa thải vào giữa tháng 9. Có thể tỷ phú người Nga không quan tâm đến các thống kê hiện tại nhưng với 8 điểm sau 7 vòng, chưa bao giờ Chelsea giành được ít điểm như vậy trong 12 năm qua.

Những lý do không vào nổi Top 5

Thậm chí, trong lịch sử Premier League cũng chỉ có một lần The Blues có số điểm thấp hơn mùa giải 2015/16. Đó là 2000/01, khi họ giành được vỏn vẹn 7 điểm trong 7 vòng đấu đầu tiên và khép lại 38 vòng đấu ở vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng.

Liệu đây có phải là dấu hiệu báo trước một mùa giải thất bại cho đội bóng của Mourinho hay không? Điều đáng lo cho HLV người Bồ Đào Nha là trong 4 mùa bóng trước đó mà họ có được ít hơn 10 điểm sau 7 vòng, họ đều không đứng cao hơn vị trí thứ 6. Chính xác là 3 trong 4 mùa giải này, họ đứng thứ 11 hoặc thấp hơn.

Ngược lại, trong những mùa bóng vô địch Premier League, số điểm thấp nhất mà Chelsea có được sau 7 vòng là 17 và ở mùa giải 2004/05 khi Mourinho mới đến London. Ở ba mùa giải khác, họ lần lượt giành 18 (2009/10), 19 (2014/15) và 21 (2005/06)

Tính ra, trong 12 năm kể từ khi Abramovich đặt chân tới Stamford Bridge, chỉ có một mùa bóng Chelsea khởi đầu cũng gần tệ như hiện tại. Đó là mùa giải 2007/08 khi họ giành 11 điểm sau 7 vòng. Dĩ nhiên là vào thời điểm này, Mourinho đã rời London và không hiểu ông có là lý do khiến Chelsea chơi tệ như vậy không, đội bóng thành London sau đó đã đảo ngược tình hình. Cùng với Avram Grant, một HLV người Israel không được đánh giá cao, The Blues đã kết thúc ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng và chỉ chịu thua Man Utd trong vòng đấu cuối cùng.

Mạnh Hào 

Những lý do không vào nổi Top 5

“Quỷ đỏ” kiểu Van Gaal

Theo thống kê của Premier League qua 6 vòng đầu, Man Utd hiện có quãng đường di chuyển dài thứ nhì với 688,8km, chỉ kém Bournemouth. Bên cạnh đó, “Quỷ đỏ” còn có số đường chuyền dài thuộc loại hàng đầu với 77 lần, chỉ có West Ham với Watford là hơn nổi. Những con số này phản ánh một sự thật: HLV Louis van Gaal chưa hề từ bỏ triết lý quen thuộc từng giúp ông thành danh ở Ajax, khi đề cao quyền sở hữu bóng với yêu cầu các cầu thủ phải chạy chỗ liên tục, kể cả không có bóng và mất bóng để gây sức ép và sau đó chuyền dài trực tiếp từ dưới lên.

Đeo cà vạt làm... khuân vác

Thật ra, hệ thống 4-3-3 mà Van Gaal ưa thích đã phần nào bộc lộ ý tưởng ấy do cách bố trí của Ajax ở thập niên 90 khá tương đồng với Man Utd mùa này. Vì hồi còn ở Amsterdam, Van Gaal thường sử dụng sơ đồ 4 hậu vệ với trung vệ Frank Rijkaard còn có thể đá tiền vệ trụ nên thường đứng ngay trên trung vệ còn lại nhằm tạo thành mắt xích kết nối với 2 tiền vệ trung tâm lùi sâu như Edgar Davids và Clarence Seedorf. Man Utd hiện nay cũng có trung vệ Daley Blind thực chất là tiền vệ trụ, trong lúc 2 trong 3 vị trí tiền vệ trung tâm thường được hoán chuyển giữa các chuyên gia đánh chặn như Michael Carrick, Morgan Schneiderlin và Bastian Schweinsteiger.

Man Utd ngày càng tầm thường

Từ hệ thống chiến thuật tương đồng giữa Man Utd với Ajax cho tới thống kê về chạy và chuyền dài, không khó nhận ra các cầu thủ của sân Old Trafford đang ngày càng thấm nhuần triết lý của Van Gaal. Tuy nhiên, khoan xét tới triết lý ấy có đem lại thành công hay không, nhưng trước mắt, chẳng khó nhận ra chủ trương của Van Gaal đang biến Man Utd thành đội bóng trung bình. Cơ sở cho nhận định này là trong các đội đang chạy nhiều nhất đều thuộc loại xoàng xĩnh ở Premier League như West Ham, Watford hay Sunderland…

Man Utd chuyền dài và chạy quá nhiều: Đeo cà vạt làm... khuân vácDanh cách các đội chuyền dài nhất càng khẳng định Man Utd đang bị tầm-thường-hóa, khi nhóm đầu bao gồm toàn những đối thủ dưới cơ. Ngược lại, Arsenal, Man City, Liverpool và Chelsea hiện là các đội ít chuyền dài nhất! Man Utd chơi phòng thủ chắc – phản công nhanh như vậy rõ ràng không phải lối đá mà NHM mong đợi, vì chỉ có những đội “chiếu dưới” mới chấp nhận “chịu đấm, ăn xôi” do không đủ khả năng cầm bóng tốt để làm chủ thế trận. Ngược lại, với đội ngũ gồm nhiều cầu thủ đắt giá, Man Utd của Van Gaal lẽ ra phải dồn ép đối phương lùi sâu về phần sân nhà. Lúc đó, làm gì còn đủ không gian để “Quỷ đỏ” chuyền dài nhiều như thế?

“Công nhân” mặc đồ công sở

Đến lúc này, NHM Man Utd ắt hẳn mới hiểu thâm ý của Sir Alex Ferguson khi viết trong quyển tự truyện vừa phát hành rằng cả đời ông tại Old Trafford chỉ thấy đúng 4 cầu thủ có đẳng cấp thế giới. Một mặt, Sir Alex muốn tự đề cao bản thân do có khả năng biến đội bóng trung bình thành vĩ đại và nếu xét kỹ, ông rõ ràng có cơ sở để nói điều đó. Nhưng mặt khác, Sir Alex có vẻ không chịu nổi cảnh phải chứng kiến Van Gaal biến những anh đi giày tây, đeo cà vạt thành công nhân qua lối chơi thận trọng quá mức.

Vài thống kê khác càng xác nhận Man Utd của Van Gaal hiện tầm thường tới mức nào, vì với bình quân 11,3 cú sút mỗi trận, họ chỉ đứng thứ 14 Premier League so với Arsenal có 20,2 cú sút/trận hoặc Man City có 20 cú sút/trận. Số cú sút chính xác 3,5 lần/trận của Man Utd cũng chỉ cao thứ 13, trong lúc số pha lừa bóng 6,8 lần mỗi trận thậm chí xếp áp chót. Còn về bàn thắng thứ 3 của Man Utd cuối tuần trước là kết quả của 44 đường chuyền? Đấy cũng là sản phẩm của lối chơi phòng thủ chắc – phản công nhanh, vì hầu hết là những đường chuyền ngang hoặc chuyền về và chỉ có vỏn vẹn 2 đường chuyền rõ ràng hướng lên phía trước.

Minh Châu

Nét mới ở Man City

Lần đầu tiên kể từ ngày trao thân cho ông chủ Sheikh Mansour (2008), Man City mới sở hữu được hàng thủ có cả chất lẫn lượng. Vì thế, chẳng phải ngẫu nhiên mà đội bóng của HLV Manuel Pellegrini giữ sạch lưới suốt 5 vòng đầu. Trong trường hợp Vincent Kompany kịp bình phục để dự trận đấu ở White Hart Lane, hiệu quả phòng thủ của đội khách hứa hẹn còn tốt hơn nữa. Vì ngoài giải pháp Eliaquim Mangala đá cặp cùng trung vệ người Bỉ ở 5 trận đầu, nhà cầm quân Chile nay có thêm phương án Nicolas Otamendi. Tuyển thủ Argentina có lối chơi xông xáo tương tự Kompany, nghĩa là luôn băng lên tranh chấp trước lúc tiền đạo đối phương có đủ thời gian để khống chế bóng, thay vì thận trọng lùi về phán đoán hướng đột phá của đối phương nhưng khả năng làm chủ tình hình cũng giảm hẳn. Đúng là tân binh này hơi thiếu tốc độ, song sự thể hiện ấn tượng ở 2 trận qua trước West Ham và Sunderland chứng tỏ anh hội đủ sức mạnh cùng sự tỉnh táo và can đảm mà hàng thủ Man City cần có.

Tường đồng so vách sắt

Trong khi ấy, Mangala hiện là thành viên trẻ nhất trong các trung vệ của Man City, nhưng sớm khẳng định khả năng qua 5 vòng đầu giúp đội nhà giữ sạch lưới. Đặc biệt ở trận thắng Everton, anh thể hiện được sức mạnh, sự nhanh nhẹn cùng óc phán đoán tuyệt vời để phong tỏa những tiền đạo cao lớn. Tuy nhiên, anh cần tránh mất tập trung ở những thời khắc quan trọng, như khi cho phép Mario Mandzukic dễ dàng vượt qua để đệm bóng san bằng cách biệt trong trận ra quân ở Champions League. Tình huống đó cũng cho thấy khả năng chọn vị trí và tư duy chiến thuật của Mangala chưa hoàn hảo, nhưng anh còn nhiều thời gian để khắc phục.

Tới lúc Mangala cải thiện được khả năng “đọc” trận đấu, Man City có thể yên tâm cho Martin Demichelis nghỉ hưu. Vì tới nay, lão tướng 34 tuổi này vẫn là trung vệ thông minh nhất và xử lý bóng an toàn nhất của Man “xanh”. Bởi vậy, cho dù không phải là giải pháp lâu dài do tuổi tác, anh vẫn là một chọn lựa hữu dụng của HLV Pellegrini ở bất cứ thời điểm nào. Nói tóm lại, những chọn lựa phong phú đó xứng đáng là chỗ dựa đáng tin cậy để Man City lên đỉnh lần nữa, nhất là do so với mùa trước, Kompany hiện chọn vị trí tốt và giải quyết tình huống thông minh hơn.

Điểm lạ của Tottenham

Điều trùng hợp thú vị là hàng thủ vững chắc vừa là nét mới ở Man City, cũng lại là điểm lạ ở Tottenham vốn thường thắng do ghi bàn nhiều hơn đối phương. Bằng chứng là đội chủ sân White Hart Lane vừa giữ sạch lưới cả 3 trận gần đây để có số bàn thua ở Premier League chỉ nhỉnh hơn Man City. Đấy là lý do khiến chân sút Harry Kane tự tin trước vòng đấu cuối tuần: “Hàng thủ của chúng tôi đang thi đấu rất tuyệt vời. Phong độ đó sẽ giúp toàn đội tự tin đối mặt với Man City vào thứ Bảy này”.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, linh hồn trong hàng thủ của HLV Mauricio Pochettino chính là bộ ba Hugo Lloris, Toby Alderweireld và Jan Vertonghen. So với trước, Vertonghen nay rõ ràng chín chắn hơn rất nhiều. Điều đó dường như là hệ quả của việc anh được đá cặp cùng Alderweireld, cũng là đồng đội ở tuyển Bỉ. Nhờ đó, Vertonghen đã tìm lại được cảm hứng thi đấu thời đỉnh cao, thể hiện rõ qua cách anh đang chỉ huy bộ tứ phòng thủ của Tottenham.

Về phần Lloris, thậm chí có ý kiến cho rằng Tottenham giữ được anh là thành công còn lớn hơn cả việc níu kéo Kane. Pha cản phá Bakary Sako ở trận thắng Crystal Palace giải thích rõ nhận định đó: Ngay cả khi vượt qua được các hậu vệ Tottenham, đối phương còn phải đối mặt với lá chắn thép đến từ Pháp. Lloris là mẫu thủ môn biết cách giữ được sự tỉnh táo ở những thời điểm then chốt, không dễ “giật mình” do những sai sót bất ngờ từ các đồng đội ở hai biên như Kyle Walker, Ben Davies hoặc Danny Rose cũng đang đá ngày càng lên chân. Phát triển tới tầm cỡ đó, Lloris sẽ không cho phép Man City hạ nhục như 5 lần đối đầu trước, khi cứ bình quân 26 phút là họ buộc anh phải vào lưới nhặt bóng 1 lần.

tttt

MINH CHÂU

Hàng thủ Man City khởi đầu mùa bóng này ấn tượng chẳng kém hàng công, khi chỉ lọt lưới 2 lần sau khi chống đỡ 52 cú sút ở 6 vòng đấu của Premier League. Cả hai thông số này hiện đều là tốt nhất. Đồng thời, đây còn là tin xấu cho dàn công của Tottenham hiện phải cần tới gần 20 pha dứt điểm mới ghi được 1 bàn. 

Sergio Aguero: El Kun thích “thịt gà”

Harry Kane: Áo số 10 ám ảnh

Pellegrini “bắt nạt” Pochettino

Chuyên gia Mark Lawrenson: “Spurs thua thôi”

Và đôi khi, người ta buộc phải hỏi: Tình yêu với đội bóng là gì và tình yêu ấy liệu có bền vững nếu thành tích của đội bóng không được cải thiện? Tình yêu có thể rất lớn nhưng chắc chắn nó không thể trọn vẹn nếu như đội bóng họ yêu luôn thua kém các đối thủ khác.

Bóng đá Anh: Với Fan hâm mộ, họ đang “tàn nhẫn”Với những người đã chọn yêu Premier League, họ đang ít nhiều bị tổn thương khi ngó sang thành công của La Liga, Bundesliga và phần nào cả Serie A hay bóng đá Pháp (PSG). Trên thực tế, khi quyết định gắn bó với Premier League, các fan hâm mộ phải trả giá vé vào sân khá đắt, phải bỏ tiền nhiều hơn nếu theo dõi qua truyền hình, và cuối cùng là cái giá của “sự yêu đương”.

Bản thân các CLB Premier League cũng đang lo thấp thỏm khi giải đấu này đứng trước nguy cơ bị đá văng khỏi Top 3 xếp hạng các giải của UEFA, do thành tích kém của họ ở châu lục những năm qua. Hiện số điểm giữa Premier League với Serie A là không nhiều và rủi ro sẽ không còn 4 đại diện dự Champions League mùa 2017/18. Nếu thế thì sức cạnh tranh nội bộ Premier League có hấp dẫn mấy cũng là vô nghĩa.

ĐĂNG TÚ

Vào thời điểm Man City bỏ ra 55 triệu bảng mua Kevin De Bruyne từ Wolfsburg, Giám đốc của Bundesliga, Klaus Allofs nói: “Thật khó khăn để cạnh tranh được với người Anh. Ngay cả những đội bóng đứng cuối BXH của họ cũng được cấp nhiều tiền hơn Bayern Munich. Premier League không chỉ đe dọa Bundesliga mà cũng cả các giải đấu khác”. Thế nhưng, lo lắng về hệ quả của Klaus Allofs chỉ tồn tại trên lý thuyết, do Premier League… không biết tiêu tiền.

Giàu quá hóa... rồ

Tiền bạc đích thị là một sự ưu đãi song nó không phải là điều kiện quyết định dẫn đến thành công. Nhất là khi, Premier League bỗng chốc giàu lên một cách khủng khiếp nhờ gói bản quyền truyền hình mới. Từ con số 3,08 tỷ bảng trong giai đoạn 2013-2016 tăng lên 5,13 tỷ bảng giai đoạn 2016-2019. Ước tính, những CLB ở đáy BXH cũng có 100 triệu bảng để chi tiêu. Một lượng tiền quá lớn bỗng dưng… rơi vào đầu, xử lý một cách hợp lý và hiệu quả khi đối mặt với nó là thách thức lớn. “Có tiền, sinh ra nhiều vấn đề”, BBC cho là thế, và tất nhiên nó cũng không khác gì một quy tắc trong những hoàn cảnh khác. Quản lý đồng tiền và làm cho nó sinh sôi cần phải có một quá trình va chạm, tích lũy kinh nghiệm theo mức độ tài chính lớn dần.

Đơn cử, hôm nay bạn có 10 đồng, ngày mai 20 đồng, rồi 30, 40… đến 100 đồng, bạn sẽ có đủ thời gian dần dần để tiếp cận và xử lý hiệu quả, thay vì hôm nay có 10 đồng và bất thần ngày mai bạn được ban phát cả trăm đồng – rất khó để bảo toàn được khoản tiền đó, chưa nói đến việc làm cho nó sinh lời. Câu chuyện cũng giống như những người nông dân được đền bù đất, vốn chả khi nào được tiếp cận trăm triệu và tự nhiên có hàng tỷ đồng.

Premier League đang vấp phải bài học như thế. Hai mùa trước Tottenham tiêu hết số tiền từ việc bán được Gareth Bale và sau đó chẳng thu được gì. Năm vừa qua từ Arsenal, Liverpool đến trường hợp đặc biệt là Man Utd đều vung tiền tăng cường nhân sự và kết cục thì tất cả đều biết sự hiệu quả chi tiêu của họ đến đâu. Ở tầm nhìn ngắn hơn – hè 2015 – các CLB Premier League thi nhau dẫn đầu trong Top những mặt hàng đắt nhất, nào De Bruyne, Sterling, Benteke, Otamendi… nhưng hãy xem họ đang làm được gì? De Bruyne và Sterling khiến Man City phải chi 100 triệu bảng, đổi lại được 2 bàn thắng (mỗi người có 1 bàn). Christian Benteke ngốn của Liverpool 32 triệu bảng và nay anh mới cống hiến cho The Reds vỏn vẹn 2 bàn. Thêm vài thương vụ đắt giá không đáp ứng được kỳ vọng khác nữa như Schneiderlin, Depay, Firmino và kể cả Pedro bổ sung làm bằng chứng.

Premier League không biết tiêu tiền, ít ra những nhà tuyển trạch viên lọc lõi của La Liga và Bundesliga có thể kết luận như thế. Hoặc cũng có thể, vì Premier League có quá nhiều tiền nên không tiếc. Chỉ có điều, hoang phí bao giờ cũng để lại hệ luỵ.

Mạnh Khánh

Trong trận đấu mới đây ở vòng 3 League Cup, Aguero ghi bàn mở màn cho chiến thắng 4-1 của Man City trên sân đối thủ Sunderland. Pha bóng ấy giúp Aguero chấm dứt 5 tuần lễ “tịt ngòi” trong các trận đấu với Man City. Trước đó, bàn đầu tiên và duy nhất trong mùa giải mới là pha mở tỷ số giúp Man City hạ gục ĐKVĐ Chelsea 3-0.

Man City: Cẩn thận, Aguero đang buồn

Thực tế, bàn thắng mà Aguero ghi vào lưới Sunderland chỉ đến từ chấm 11m. Hơn nữa, sau khi khởi đầu với 6 trận không thắng ở Premier League, Sunderland buộc phải buông League Cup. “Mèo đen” cần có sự tập trung tối đa vào cuộc chiến trụ hạng Premier League, thay vì mơ mộng ở những sân chơi khác.

Thế nên, bàn thắng được ghi trên sân Ánh sáng không đồng nghĩa với việc Aguero phiên bản tốt nhất đã trở lại. Người hâm mộ Man City có lý do để bi quan, nhất là sau khi đội nhà phơi áo 1-2 trước West Ham ngay tại Etihad.

Trận thua West Ham đã lộ ra rất nhiều vấn đề tồn tại ở City. Theo đó, Man City tấn công không mạnh như đội quân của Manuel Pellegrini vẫn tự đề cao. Khả năng phòng ngự của City cũng không tốt như họ ảo tưởng, sau chuỗi khởi đầu 5 trận sạch lưới ở Premier League.

Khi gặp các đối thủ bản lĩnh, City ngay lập tức phơi bày những hạn chế. Thua liên tiếp Juventus và West Ham chỉ trong vòng 3 ngày, đều trên sân nhà, là minh chứng rõ nhất. Trên phương diện tập thể, Man City có hạn chế về lối chơi và tâm lý. Ở khía cạnh cá nhân, vấn đề của City là Aguero không thoải mái.

Chưa bao giờ Aguero đá tệ như hiện nay ở Premier League. Aguero có mặt trong cả 6 vòng vừa qua, với 5 lần đá chính, nhưng chỉ ghi 1 bàn. Chi tiết hơn, Aguero có 397 phút, sút 15 lần (8 chính xác), ghi được 1 bàn và 1 pha kiến tạo cho Kevin De Bruyne lập công. Nhưng việc De Bruyne sút tung lưới West Ham chủ yếu mang dấu ấn cá nhân hơn là sự hỗ trợ của Aguero.

Vì sao Aguero không thoải mái? “El Kun” đang bị cạnh tranh gắt gao trên hàng công. City “phá két” lấy về những De Bruyne và Raheem Sterling nên sẵn sàng nuông chiều họ. Vì thế, Sterling và De Bruyne hạn chế thực hiện các đường chuyền, để dành cơ hội tự thể hiện mình. Điều này kéo theo những công thần như Yaya Toure hay David Silva cũng muốn chứng tỏ.

Xen giữa khoảng thời gian thất vọng với Man City, Aguero ghi 3 bàn và 4 lần kiến tạo chỉ trong 2 trận khoác áo Argentina. Đây là bằng chúng rõ nhất cho việc Aguero không thoải mái tại sân Etihad. Vấn đề này kéo dài sẽ khiến Man City bị hất khỏi ngôi đầu Premier League một ngày không xa.

Ngọc Linh

Aguero đã thực hiện trọn vẹn 15 cú sút cầu môn (không tính 5 pha dứt điểm chạm hậu vệ), với 7 trong số đó không trúng đích.

Ở Premier League mùa này, Aguero đang có 92% số đường chuyền chính xác.

Cựu trung vệ Arsenal nhấn mạnh chân sút của Chelsea là mẫu cầu thủ không ngần ngại chơi tiểu xảo và khiêu khích đối thủ, trong đó có việc “chơi chiêu” đối với Gabriel Paulista dẫn tới Arsenal thua 0-2 trước Chelsea.

“Tôi ước được đối đầu với Costa”

“Có đôi khi tôi muốn đưa ai đó hiện tại trở về thời của mình, nhờ đó tôi có thể đối đầu với anh ấy. Diego Costa đứng đầu danh sách đó. Tôi có chút điên khùng và chắc chắn anh ấy cũng là mẫu người như vậy”, Keown khẳng định. “Costa có đai đen nghệ thuật hắc ám. Anh ấy chơi đối thủ cũng như chơi bóng, luôn cố gắng dẫn tới phản ứng của đối phương và chọc tức các hậu vệ. Diego có xu hướng đâm sầm vào đối thủ mỗi khi không có bóng, cào vào người, thì thầm vào tai họ những lời có Chúa mới biết. Anh ấy không để họ yên tới một giây. Anh ấy điên khùng tới mức không bao giờ lùi bước, luôn là người có tiếng nói, cú xô đẩy và hành vi khiêu khích cuối cùng”.

Thời còn thi đấu, Keown cùng Tony Adams, Patrick Vieira khét tiếng ngổ ngáo trong màu áo Arsenal. “Thông thường, hậu vệ chính là người đặt ra luật chơi, với trò tiểu xảo đầu tiên nhằm vào tiền đạo mà anh ta theo kèm. Với Costa, chuyện đó ngược lại. Anh ấy va đập với hậu vệ theo kèm ngay khi có thể, tìm kiếm cơ hội gây phản ứng hay có pha trả đũa ngay lập tức. Rồi sau đó, Costa ngã lăn ra ngay trước mắt trọng tài, đòi hỏi thẻ phạt và cố lôi người khác vào rắc rối”, Keown nhận xét. “Anh ấy luôn đứng bên rìa bờ vực, nhưng luôn biết cách điều khiển cuộc chơi một cách thông minh. Điều tinh quái trong chiêu trò của Costa là luôn biết điểm dừng để tránh nhận thẻ đỏ. Anh ấy vả thay vì đấm đối thủ, vung tay thay cho thúc cùi chỏ và khiêu khích người khác bằng ngôn ngữ. Costa cũng không ngần ngại gí đầu mình vào mặt đối thủ, biết rằng chẳng ai thích chuyện đó”.

Keown từng dùng chính chiêu này để khiêu khích Ruud van Nistelrooy của Man Utd ngày trước. “Thực tế là Costa biết sẽ nhận được cái vỗ vai khuyến khích từ Jose Mourinho, cũng như những cái nháy mắt đồng tình từ đồng đội. Ở một khía cạnh khác, tôi hài lòng với cách Gabriel phản ứng. Đã lâu rồi, Arsenal không còn có những người dám đứng lên bảo vệ đồng đội, chỉ là anh ấy bước một bước quá giới hạn. Hiển nhiên, Costa cũng đáng phải nhận thẻ đỏ”, Keown nhấn mạnh.

“Thông điệp của tôi cho Costa rất đơn giản: Anh giỏi, có sức mạnh, kỹ thuật và tốc độ. Chúc mừng và hãy chơi bóng. Khi đó, anh sẽ trở thành một huyền thoại thực sự”, Keown kết luận.

Thành Lương

“Costa có đai đen nghệ thuật hắc ám. Anh ấy chơi đối thủ cũng như chơi bóng, luôn cố gắng dẫn tới phản ứng của đối phương và chọc tức các hậu vệ”.

Martin Keown

Ngoài tiếng mẹ đẻ Hà Lan, HLV Louis van Gaal có thể nói thành thạo các ngôn ngữ Tây Ban Nha, Đức và Pháp. Nhưng chiến lược gia người Hà Lan luôn yêu cầu những cầu thủ nước ngoài tới Man Utd phải học tiếng Anh để tránh những bất đồng về ngôn ngữ hoặc cần phải nhờ đến đồng đội trợ giúp như trường hợp của Carlos Tevez trong quá khứ.

Vậy các ngôi sao nước ngoài khi tới Premier League luyện tiếng Anh cấp tốc bằng cách nào? Tân binh người Pháp của Man Utd, Anthony Martial mới đây chia sẻ rằng: “Khi còn thi đấu tại Pháp, tôi đã muốn tới Anh và tôi cần phải học tiếng Anh. Ngoài những khóa học căn bản, tôi thường xuyên nghe radio và các chương trình TV tiếng Anh. Một số cầu thủ khuyên tôi nên xem những bộ phim như Coronation Street, EastEnders và Only Fools and Horses”. Xem phim cũng là cách cựu tiền đạo Man Utd, Dimitar Berbatov luyện tiếng Anh. Berbatov cho biết, anh thích xem phim “Bố già” và tự nhận thấy mình giống như nhân vật Vincent Mancini do Andy Garcia thủ vai.

Những chiêu học tiếng Anh độc đáo của sao bóng đá

Khi rời Atletico tới Liverpool năm 2007, Fernando Torres cũng gặp rào cản lớn về ngôn ngữ. Anh vượt qua như thế nào? Chân sút TBN cho biết trong cuốn tự truyện El Nino rằng: “Tôi thích The Beatles, nghe nhạc của họ giúp tôi cải thiện tiếng Anh nhanh chóng, tôi mê nhất hai bài Penny Lane và Yellow Submarine”. Ngoài The Beatles, vào những thời gian rảnh, El Nino còn gọi điện đến các tổng đài chăm sóc khách hàng để hỏi đủ thứ chuyện.

Mùa hè vừa qua, khi Man Utd xúc tiến thương vụ Sergio Ramos, cô bạn gái Pilar Rubio của hậu vệ Real Madrid cũng tiết lộ rằng, cô và Ramos đã bắt đầu học tiếng Anh. Và một trong những bí quyết luyện tiếng Anh của họ là xem phim “Vượt ngục”.

ĐÀM VĨNH TUY

Nếu HLV người Bắc Ireland muốn cho tất cả thấy ông xứng đáng dẫn dắt Liverpool, ông cần đưa họ vượt qua giai đoạn này. Đặc biệt khi The Reds được chơi tại Anfield.

11 ngày quyết định của Rodgers

Vào đêm nay, Liverpool sẽ gặp Norwich trong khuôn khổ vòng 6 Premier League. Tiếp đó, họ tiếp đón Carlisle United tại Capital One Cup. Đến thứ Bảy, Aston Villa sẽ tới Anfield ở vòng 7 Premier League và sau đó là FC Sion của Thụy Sĩ trong khuôn khổ lượt trận thứ hai của vòng bảng Europa League. Chỉ cần một cú sảy chân, sức ép sẽ đè nặng lên đôi vai cựu HLV của Swansea. Đừng quên rằng, Liverpool chỉ thắng được 5 trong 17 trận gần đây.

An Bình

Đội trưởng của The Reds vắng mặt trong 3 trận đấu gần đây tại Premier League và kết quả đã phần nào nói lên vai trò của anh.

Họ đã giành được 6 điểm ở 2 trận mở màn cùng với Henderson trong đội hình. Ở trận đấu thứ hai trước Bournemouth, chính cựu tiền vệ của Sunderland đã có đường chuyền cho Christian Benteke ghi bàn thắng duy nhất, trước lúc anh rời sân vào đầu hiệp 2.

Thiếu Henderson, Liverpool hết son

Tính ra, Liverpool thắng 100% ở mùa giải năm nay khi có Henderson trong đội hình và 0% khi không có anh. Còn trong mùa giải trước, tỷ lệ này là 50% khi Henderson đá chính ở 36 trong 38 trận của The Reds tại Premier League, và 0% khi anh vắng mặt. Trong 2 trận anh không đá chính, Liverpool chỉ giành được 1 điểm, hòa 0-0 trước Hull trên sân nhà và thua 1-3 tại Crystal Palace.

Xa hơn là mùa giải 2013/14, Liverpool chỉ thắng 1 trong 8 trận không có cầu thủ người Anh. Nói cách khác, tỷ lệ thắng của The Reds với Henderson từ tháng 8/2013 là 62% và không có anh, con số này rơi xuống chỉ còn 12,5%.

Phạm Hưng

“Để được ông ta (Van Gaal) cho thi đấu thì bạn phải tuân lệnh lời ông ta. Những gì ông ta yêu cầu không giống với những HLV khác yêu cầu các cầu thủ của họ”.

Và theo triết lý ấy, Van Gaal đang ép các cầu thủ Man Utd trở thành những cái máy chạy, bao phủ toàn mặt sân cỏ, nhiều hơn bất kỳ đội bóng nào ở Premier League sau 5 vòng đấu. Khoảng cách chạy giữa Man Utd với đội di chuyển thấp nhất là 64,7 km (Norwich – 513,8km). Xem ra, Louis van Gaal đang đòi hỏi một sự mãnh liệt ở các cầu thủ, hay ít ra lúc này người ta thấy Quỷ đỏ là tập thể… chăm chỉ nhất ở Premier League. Cỗ máy ấy phải hoạt động tối đa thời gian có mặt trên sân.

Man Utd chạy nhiều nhất sau 5 vòng: “Mạng nhện” của Van Gaal

Tuy nhiên, Man Utd không dẫn đầu nếu tính khoảng cách chạy trong một trận đấu, thay vào đó là Bournemouth với khoảng cách di chuyển cả đội là 125 km (trận hòa Leicester 1-1). Tiền vệ của họ, Eunan O’Kane cùng đồng đội Dan Gosling là những người “cày ải” nhiều nhất trận đó. Cả hai đều chạy 13,4km trong 90 phút. Trái lại, tiền đạo Romelu Lukaku (Everton) đang là người giữ kỷ lục di chuyển thấp nhất (ngoại trừ thủ môn) với con số 8,3km/trận.

Đ.T

Cầm bóng kiểu “Quỷ đỏ”

Luke Shaw gãy chân, Man Utd buộc phải thay đổi. Vì Louis van Gaal nhiều khả năng sẽ giữ nguyên cặp trung vệ Chris Smalling và Daley Blind đang thể hiện rất tốt ở Premier League, hậu vệ đa năng Marcos Rojo sẽ được điều ra biên trái. Đồng thời ở tuyến giữa, Morgan Schneiderlin cùng Michael Carrick sẽ trám chỗ của Ander Herrera và Bastian Schweinsteiger, song vấn đề chỉ do thể lực. Còn ở tuyến trên, Wayne Rooney sẽ trở lại đá chính.

Phản công dễ đâm “Quỷ đỏ”

Nhưng dù có xáo trộn về nhân sự, tư tưởng của “Quỷ đỏ” vẫn không thay đổi, cho dù chủ trương cầm bóng nhiều của Van Gaal thường xuyên gây tranh cãi. Bằng chứng là trong chiến thắng Liverpool tuần trước, Man Utd cầm bóng vượt trội ở hiệp đầu, nhưng tỏ ra đáng gờm hơn hẳn ở hiệp 2 khi cầm ít bóng hơn. Dù vậy, Van Gaal lại cho rằng đội nhà “đá hiệp 1 tốt hơn”, ngay cả khi không tạo nhiều cơ hội. Vì vậy, họ sẽ tới St.Mary cũng với mục tiêu nắm quyền kiểm soát bóng. Vấn đề là ý tưởng đó có giúp họ làm chủ được tình hình?

Bởi lẽ, giữ bóng nhiều không đồng nghĩa với kiểm soát tốt các khoảng trống, vì để làm được điều sau còn cần có tốc độ cao. Nhưng qua các trận thua Swansea và PSV, Man Utd rõ ràng đang thiếu yếu tố ấy do họ đều cầm bóng nhiều hơn, nhưng dễ dàng sụp đổ khi đối phương phản công. Nguyên nhân không khó giải thích: Man Utd giữ bóng nhiều hơn, nhưng đối phương khai thác các khoảng trống tốt hơn.

Điều trớ trêu là các khoảng trống ấy chỉ lộ ra khi Man Utd có bóng. Bởi đấy là lúc các học trò của Van Gaal di chuyển ngay đến những vị trí hỗ trợ tấn công. Khi đó, các hậu vệ biên đồng loạt dâng cao, các tiền vệ trung tâm di chuyển tới những vị trí thuận lợi nhận bóng, trong lúc toàn bộ đội hình ngay lập tức chuyển từ tư thế phòng thủ sang tấn công. Đây chính là lúc các khoảng trống lộ ra, vì lúc đối phương phản công chính là khi các cầu thủ Man Utd đều không ở vị trí sẵn sàng phòng ngự.

Schneiderlin chống “Các vị Thánh”

Swansea từng đánh gục Man Utd từ tình huống như vậy, và Southampton đủ sức để làm điều tương tự. Đến đây có lẽ cần nhắc lại 1 bàn thua của “Quỷ đỏ” trước “Thiên nga”, khi Rooney để mất bóng và các hậu vệ biên đang đứng sai vị trí còn cặp tiền vệ phòng ngự đều bị chia cắt, Swansea tận dụng tốc độ chiếm lĩnh các khoảng trống để chỉ cần 3 đường chuyền là đủ bóng nằm gọn trong lưới.

Phản công dễ đâm “Quỷ đỏ”

Bàn mở tỷ số của Southampton trước Norwich càng khẳng định sự nguy hiểm của “Các vị Thánh”, khi Norwich đang lùi sâu đội hình về sân nhà, nghĩa là không phải điều kiện lý tưởng để phản công. Vậy mà chỉ cần một đường chuyền chính xác, James Ward-Prowse đã đặt Sadio Mane vào vị trí thuận lợi trong vùng 16m50 trước lúc anh tạt bóng cho Graziano Pelle ghi bàn. Tình huống ấy chứng tỏ HLV Ronald Koeman đang nắm trong tay những tiền vệ giàu kỹ thuật cùng các tiền đạo và cầu thủ chạy cánh có tốc độ cao giúp Southampton phản công rất sắc bén.

Dĩ nhiên, Man Utd chẳng phải là không có biện pháp hóa giải, và thú vị vì đấy chính là Morgan Schneiderlin vừa rời Southampton ở hè 2015. Tính tới nay, Schneiderlin là tiền vệ đánh chặn hay nhất của Man Utd ở Premier League với số pha cắt bóng mỗi trận cao hơn tất cả, chuồi bóng thành công cũng cao hơn hết, chưa kể tỷ lệ chuyền bóng chính xác 90% nghĩa là anh để mất bóng ít nhất và hiếm khi tạo cơ hội cho đối phương phản đòn.

Do đó, Schneiderlin xứng đáng nhận được sự tin cậy để che chắn bộ tứ phòng thủ ở St Mary’s. Chỉ có điều là trước các cầu thủ tấn công có tốc độ cao như Shane Long, Sadio Mane và Pelle, trách nhiệm của Schneiderlin thật sự rất nặng nề. Nếu anh hoàn thành nhiệm vụ, Man Utd sẽ trở thành đối thủ đáng gờm nhất uy hiếp ngôi đầu của CLB cùng thành phố. Nhưng nếu anh thất bại, đấy là lúc Van Gaal buộc phải cân nhắc lại triết lý bóng đá lạ lùng của ông.

tttt

Minh Châu

Trận đấu sắp tới của Man City sẽ là cuộc đón tiếp West Ham, đội bóng đã thắng Newcastle ở vòng trước để leo lên vị trí thứ 5 trên BXH Premier League. Có thể Fernandinho cho rằng, việc Man City đánh bại West Ham là không quá khó khăn sau khi The Citizens thắng cả 5 trận từ đầu mùa cho tới giờ. Hoặc có thể cầu thủ người Brazil, sau 2 năm khoác áo Man City, đã hiểu là chức vô địch Premier League có thể được quyết định trong dịp lễ Giáng sinh và đầu năm mới.

Fernandinho: Chưa xong tháng 9 đã lo tháng 12

“Tôi luôn nói rằng Premier League rất phức tạp, đặc biệt trong tháng 12”, tiền vệ từng chơi cho Shakhtar Donetsk nói. “Tôi tin kết quả vào thời gian này sẽ cho biết điều gì sẽ xảy ra vào cuối mùa giải”.

Vậy tại sao không phải là thời điểm hiện tại, khi Man City đang dẫn đầu sau 5 vòng toàn thắng và Chelsea có thể đã hết cơ hội khi rơi xuống vị trí thứ 17 với vỏn vẹn 4 điểm? Fernandinho khẳng định trong tháng 12, các đội bóng ra sân nhiều hơn và đội hình cần xoay vòng nhiều hơn để đảm bảo thể lực cho các cầu thủ. “Nếu anh không có đủ cầu thủ thay đổi, vấn đề sẽ trở nên nan giải”, tiền vệ người Brazil nói.

Hy vọng là Man City vẫn sẽ dẫn đầu Premier League cho đến lúc đó và có một dịp lễ Giáng sinh vui vẻ như cựu cầu thủ của Shakhtar Donetsk chờ đợi.

Phạm Hưng

Trong 6 mùa giải gần đây, đội dẫn đầu BXH Premier League vào dịp Giáng sinh đã vô địch 5 lần, bao gồm Chelsea (2), Man Utd (2) và Man City. Riêng Liverpool ở mùa 2013/14 đã thất bại.