Sea Games

Tập vài tháng đã phải lên đài

Việc tuyển chọn, đào tạo VĐV boxing nữ giờ vẫn “khó như lên trời”, vì đủ các lý do như định kiến xã hội, việc tập luyện thi đấu vất vả, chế độ đãi ngộ. Cả Việt Nam hiện chưa có nổi 100 tay đấm tính từ tuyến năng khiếu và trẻ, trong đó riêng Hà Nội đã chiếm khoảng 20. Nhiều địa phương tiếng là có song thực chất trong đội hình chỉ có 2-3 VĐV.

100 tay đấm, 4 triệu & Đỉnh châu lục

Cũng bởi quá thiếu người, các nữ võ sĩ đều lập tức được tung vào tranh tài tại các giải quốc gia chỉ sau mấy tháng làm quen. Họ đã phải lên sàn trong tình trạng chưa nắm được các kỹ năng sơ đẳng nhất, chưa có sự chuẩn bị ở mức tối thiểu nhất, vừa đấu vừa học, lấy tinh thần làm chính. Như một vòng luẩn quẩn, chính sự đốt cháy giai đoạn và thiếu cơ bản ấy đã khiến cho hàng loạt võ sĩ triển vọng, kể cả tuyển thủ quốc gia, rơi vào nghịch cảnh “sớm nở tối tàn”. Boxing nữ là môn có tuổi nghề đỉnh cao ngắn nhất của TTVN, thường chỉ 4-5 năm, mà hầu hết đều giải nghệ trước tuổi 25. Á quân trẻ thế giới 2011 Phạm Thị Phương thậm chí còn lặng lẽ biến mất khi mới 22 tuổi.

“Món” sở trường của các sơn nữ

Rất kỳ thú ở boxing nữ, ngay cả ĐTQG lại có sự áp đảo của các tay đấm người dân tộc thiểu số vùng cao. ĐTVN các lứa luôn xuất hiện các gương mặt lạ người Mông, Dao, Dáy, hay mới đây là Êđê, Bana. Nhiều người về tập huấn tại Hà Nội trong tình trạng nói tiếng Việt chưa thạo, mang theo cả nếp sinh hoạt riêng.

Họ luôn chứng tỏ được ý chí, khả năng đặc biệt của mình, rõ nhất về độ “lì”. Trong đó, nổi bật nhất có võ sĩ người Mông Lào Cai Lừu Thị Duyên từng giành HCV SEA Games, huy chương ASIAD và đang nhắm tới một suất chính thức tới Olympic 2016.

yyy

Môn này gần như không thể thu hút và giữ chân được các VĐV ở các trung tâm lớn, rồi ngay những vùng nông thôn cũng vô cùng khó khăn. Trong khi đó, món đấm đá hãy còn rất xa lạ, phần nào đó bị định kiến với phụ nữ Việt này lại có thể dễ dàng được các thiếu nữ vùng cao người dân tộc chấp nhận, chính xác hơn còn thấy thích thú. Họ cũng có sự phù hợp cao về mặt chuyên môn, cũng như không có nhiều đòi hỏi về điều kiện hay lương thưởng. Như ở Lào Cai, boxing được coi như một niềm đam mê và cơ hội đổi đời của nhiều sơn nữ người dân tộc thiểu số.

Thu nhập bèo bọt 3-4 triệu đồng/tháng

Thực tế dễ thấy không môn nào sánh được với boxing nữ về sự khắc nghiệt của việc tập luyện, thi đấu, giống như một sự tàn phá liên tục, lâu dài mà chỉ có một số ít có thể vượt qua. Bất cứ nữ võ sĩ nào khi bắt đầu đội mũ, so găng cũng là những cú đấm như trái phá của các thầy hay các đàn chị đến mức hộc máu mồm hay lệch quai hàm để thử khả năng chịu đòn như một quy định bất thành văn. Rồi ngày ngày, họ đều phải giơ mặt ra cho nhau đấm, với đủ các mức độ mà nhiều buổi ai cũng bị toạc mặt rách mắt. Có đến quá nửa đã phải bỏ cuộc giữa chừng, có khi chỉ sau vài tháng hay vài tuần vì “hãi” quá.

Các cô gái đấm bốc đã chấp nhận hy sinh, vượt khó chịu khổ như thế song chỉ nhận được mức thu nhập bèo bọt đến khó tin, chưa có một chút đặc thù nào. Cỡ tuyển thủ quốc gia trụ cột cũng chỉ nhận 4 triệu đồng/tháng, từ tiền công tập luyện ngày nào tính ngày ấy. VĐV cấp tỉnh còn thấp hơn nhiều, vỏn vẹn 2 triệu đồng.

Hà Thảo 

Nhà vô địch SEA Games Lừu Thị Duyên được coi là một gương mặt điển hình cho một võ sĩ boxing đầy mạnh mẽ. Để có được thành công, cô sơn nữ người Mông Lào Cai xinh đẹp đã phải đánh đổi bằng chính hình thể của mình. Sau nhiều năm ăn tập, thi thoảng chị vẫn bàng hoàng và khóc rấm rứt vì  khuôn mặt mình đã bị “biến dạng” một cách khủng khiếp. Như lời tâm sự thật thà mà đầy xót xa của Duyên thì “mọi người đừng gọi em là người đẹp boxing nữa, em giờ có còn được như thế đâu”.

100 tay đấm, 4 triệu & Đỉnh châu lục

Tại SEA Games 28, 2 nữ võ boxing đến từ Việt Nam Lê Thị Bằng và Nguyễn Thị Yến đã khiến khán giả tại NTĐ hay trên truyền hình phát sốt vì gương mặt đẹp, nước da trắng ngần, sự duyên dáng và cá tính của mình. Thậm chí, Bằng còn được là 1 trong 10 gương mặt nữ gợi cảm nhất Đại hội. Yến đang đảm trách Đại sứ thương hiệu cho Kick- Fitness. Đồng nghiệp nam các nước gọi Bằng, Yến là “Miss boxing”. Chính 2 tuyển thủ xinh như hot girl này đã giúp cho môn thể thao khắc nghiệt bậc nhất mềm mại, nữ tính hơn hẳn. Nó cũng lý giải tại sao các nhà quản lý huấn luyện của boxing Việt Nam luôn lo ngay ngáy nguy cơ mất quân bởi các hoa khôi đấm bốc luôn có nhiều “vệ tinh” vây xung quanh.  

Đầu tư cứng chưa bằng 1/3

Theo dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2015 của Bộ Tài chính, ngành TTVN sẽ nhận được 750 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp. Trong khi đó, khoản tương ứng của Thái Lan lên tới 4 tỷ bath, khoảng gần 2.500 tỷ đồng. So sánh đơn giản, mức đầu tư của TTVN chưa bằng 1/3 của người Thái. Và nếu nhìn ngay vào sự chênh lệch “khủng” đó trong cả một quá trình dài mới thấy, mục tiêu bám đuổi họ trong tương lai là rất khó, chứ chưa nói mốc năm 2010 hay năm 2015 như lãnh đạo ngành thể thao từng đặt ra cách đây 10 năm.

Dù năm nào cũng ưu tiên tối đa cho mảng thành tích cao, với tỷ lệ chiếm tới 70% kinh phí song rõ ràng số tiền vẫn vô cùng hạn hẹp. Nó vẫn chỉ đáp ứng 60% nhu cầu thực tế của việc đào tạo, tập huấn thi đấu thuộc diện trung bình của khu vực Đông Nam Á. Càng đáng nói hơn vì sau SEA Games 2003, TTVN cũng không còn có một chương trình mang tính mục tiêu quốc gia với nguồn kinh phí riêng 150 tỷ đồng như khoảng thời gian trước đó.

Bài toán 750 & 2.500 tỷ đồng

Cụ thể nhất trong việc chuẩn bị trực tiếp SEA Games, nếu Việt Nam cao nhất cũng chỉ có khoảng 100-120 tỷ đồng cho cả một chiến dịch, riêng khoản mà người Thái rót cho đào tạo tập huấn của VĐV, cũng đã 180-200 tỷ đồng.

Kế hoạch Olympic “khủng” của Liên đoàn Taekwondo Thái

Trong bối cảnh hiện tại, khả năng ngành thể thao có thể được tăng kinh phí sự nghiệp “cứng” hàng năm gần như không thể, nếu không muốn nói là còn giảm. Theo thống kê, ngoại trừ năm đăng cai SEA Games 2003, định mức dành cho thể thao chưa bao giờ vượt quá 0,8% tổng chi ngân sách.

Thực ra, với thể thao Thái Lan, mức 2.500 tỷ đồng mỗi năm mới chỉ phản ánh một phần sự đảm bảo ở mức dồi dào và chủ động, gắn với hiệu quả xã hội hóa tuyệt vời, trên tất cả các mặt. Riêng mảng thành tích cao, không phải nhà nước mà chính các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, được hậu thuẫn bởi các doanh nhân giàu có, doanh nghiệp hùng mạnh mới “làm chủ” các hoạt động của từng môn. Từ bóng đá, bóng chuyền, cầu mây, boxing, cho đến điền kinh, bơi, hay taekwondo…

Không khỏi sốc khi nhìn vào kế hoạch hướng tới Olympic 2016 rất “khủng” mà Liên đoàn Taekwondo Thái Lan đặt ra. Rõ nhất về kinh phí, họ đã có một khoản 20 triệu bath (khoảng 13 tỷ đồng) mỗi năm dành cho việc thuê chuyên gia ngoại, tập huấn thi đấu, bên cạnh khoản hỗ trợ của nhà nước. Nhờ thế, ĐTQG Thái mới được dẫn dắt bởi 4 chuyên gia hàng đầu của Hàn Quốc, được đáp ứng cao nhất mọi nhu cầu về tập luyện, thi đấu, trang thiết bị, dinh dưỡng, thuốc men… Ngay từ bây giờ, riêng taekwondo Thái Lan đã “treo” thưởng cho 1 tấm HCĐ Olympic 2 triệu bath, (khoảng 1,3 tỷ đồng).

Còn taekwondo Việt Nam vẫn trông chờ cả vào nguồn chưa tới 100.000 USD mỗi năm của ngành thể thao, trong khi Liên đoàn không có gì. Thậm chí, Liên đoàn Taewondo Việt Nam nghèo khó và thụ động đến mức không lo nổi khoản 100.000 USD lệ phí, bị quốc tế cực chẳng đã phải tước quyền đăng cai giải VĐTG.

Cùng với việc phải đổi mới quyết liệt cách nghĩ cách làm, rõ ràng để có thể bám đuổi người Thái, chứ chưa nói vượt qua, TTVN phải có bước đột phá về xã hội hóa.

Hà Thảo 

Trong số hơn 20 Liên đoàn – Hiệp hội thể thao QG của Việt Nam mới duy nhất VFF có đủ điều kiện, nguồn lực (rõ nhất là về kinh phí) để có thể đảm trách một phần việc đào tạo, tập huấn VĐV cấp độ ĐTQG. Hàng năm, nhà nước vẫn phải rót không dưới 20 tỷ đồng cho mảng quan trọng hàng đầu này của BĐVN.

“Tôi cho rằng TTVN chưa có gì so được với Thái Lan cả, nếu không muốn nói đều kém xa, có thể định lượng bằng khoảng cách hàng thập kỷ. Tuy nhiên, câu chuyện bám đuổi người Thái phải đặt ra, như một đích nhắm để học hỏi, phấn đấu cho phát triển, và thực sự chúng ta hoàn toàn có những mặt, mũi, cụ thể hơn là môn ngang bằng thậm chí vượt họ, đơn cử như môn bơi đã vượt. Riêng mảng thành tích cao, thời gian qua, chúng ta đang đi đúng hướng để tạo ra những chuyển biến rõ rệt. Theo tôi, ngành thể thao cần phải tiếp tục ưu tiên tập trung đầu tư mạnh mẽ cho các môn Olympic phù hợp, có thế mạnh. Với các môn bóng, vốn đòi hỏi kinh phí lớn, chỉ có thể phát triển qua việc thúc đẩy xã hội hóa. Chúng ta cũng phải cố gắng tham mưu, vận động để có được một số chương trình mang tính mục tiêu cho thể thao, ví như một chương trình đầu tư cho các VĐV trẻ”. – Nguyễn Hồng Minh (Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao, Trưởng đoàn TTVN).

Từ ngôi đầu SEA Games tới đích nhắm Thái Lan

Kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á năm 2003 diễn ra trên sân nhà chắc chắn là một cột mốc đánh dấu bước đột phá ngoạn mục cả về diện mạo lẫn nền tảng, khi TTVN lần đầu bước lên ngôi cao nhất với 158 HCV, hơn Thái Lan tới… 59 chiếc. Nó ấn tượng đến nỗi không chỉ tạo ra một cú hích mà còn phần nào đó khiến cho ngành thể thao tự tin, lạc quan quá mức. Đến SEA Games 2005, việc Việt Nam tiếp tục đứng trong Top 3 bất chấp chương trình thi đấu thay đổi phân nửa cùng rất nhiều khó khăn càng đẩy “khí thế” lên cao vút.

10 năm & giấc mơ “ảo”
Vật và thể dục dụng cụ là 2 môn hiếm hoi Việt Nam đang vượt Thái Lan.

Và cách đây 10 năm, một chiến lược “vươn lên tầm châu Á, tấn công vào Olympic” đã được đặt ra như một khẩu hiệu của ngành thể thao. Trong đó, lãnh đạo ngành thể thao mạnh dạn nhắm Thái Lan làm đích để “công phá”. Cụ thể, đến 2010, TTVN sẽ đuổi kịp người Thái tại sân chơi khu vực, và đáng nói hơn là sẽ san bằng khoảng cách ở tầm châu lục, Olympic sau đó 5 năm. Những người có trách nhiệm cũng khẳng định chắc nịch về tính khả thi, gắn với những tiềm năng, điều kiện không hề thua kém.

Sự thật phũ phàng sau 10 năm

Đến thời điểm này, mục tiêu bám đuổi Thái Lan của TTVN đã bất thành, chính xác hơn phải coi như một thảm bại. Điều đó được thể hiện rõ ràng, đơn giản nhất trong thành tích ở 2 giải đấu đặc biệt quan trọng, phù hợp với các nước Đông Nam Á là SEA Games và ASIAD.

10 năm & giấc mơ “ảo”

Ngay tại SEA Games, sau 2003, Việt Nam dù luôn tập trung cao độ mọi nguồn lực cũng chưa bao giờ vượt qua được người Thái về thứ hạng tổng, cũng như chất lượng của các tấm huy chương. Nên nhớ rằng, từ lâu Thái Lan đã chỉ chuẩn bị, dự tranh SEA Games ở mức độ vừa phải.

Với ASIAD, 3 kỳ Đại hội trở lại đây, Thái Lan luôn giành ít nhất 11 HCV, lọt vào Top 9, riêng năm 2006 còn đứng thứ 5 toàn đoàn. Trong khi đó, Việt Nam phải trầy trật, may mắn lắm mới có HCV, thậm chí cả hai kỳ Á vận hội 2010 và 2014 đều chỉ đoạt vỏn vẹn 1 chiếc, đứng ngoài Top 20. Đến Olympic, TTVN thực sự chưa có gì để “tính đếm” được với Thái Lan. Tính 3 kỳ Thế vận hội gần nhất, họ đoạt tới 16 huy chương các loại (5 HCV) còn Việt Nam chỉ có nổi 1 tấm HCB của đô cử Thạch Kim Tuấn.

Thực tế khác biệt lớn về thành tích cũng mới chỉ phản ánh một phần sự thua kém và tụt hậu của TTVN so với Thái Lan. Bởi nhìn vào mảng cốt yếu nào của hai nền thể thao cũng thấy một khoảng cách vời vợi, từ phong trào, nhất là thể thao học đường, hệ thống đào tạo trẻ, cho đến sự chuyên nghiệp hóa, nhân lực quản lý huấn luyện…

Suy cho cùng, đó là cái thua chí tử của cả một nền tảng và một cách nghĩ cách làm thể thao.

Phúc Tường 

Thành tích 3 kỳ ASIAD gần nhất Năm Việt Nam Thái Lan
2006 3 Vàng, 7 Bạc, 13 Đồng (hạng 19) 13 Vàng, 15 Bạc, 26 Đồng (hạng 5)
2010 1 Vàng, 17 Bạc, 15 Đồng (hạng 24) 11 Vàng, 9 Bạc, 32 Đồng (hạng 9)
2014 1 Vàng, 10 Bạc, 25 Đồng (hạng 21) 12 Vàng, 7 Bạc, 28 Đồng (hạng 8)
Thành tích 3 kỳ Olympic gần nhất Năm Việt Nam Thái Lan
2004 0 huy chương 3 Vàng, 2 Bạc, 4 Đồng (hạng 25)
2008 1 HCB (hạng 71) 2 Vàng, 2 Bạc, 0 Đồng (hạng 34)
2012 0 huy chương 0 Vàng, 2 Bạc, 1 Đồng (hạng 57)

Nhất cũng chưa là gì ngay ở khu vực

Bản thân Duy Nhất hiểu rõ về giá trị cùng sự bất ngờ của ngôi đầu Asian Development Tour mà mình vừa giành được trên đất Indonesia. Đây mới chỉ là lần đầu tiên anh chiến thắng sau gần chục mùa liên tục dự tranh giải đấu chuyên nghiệp thường niên, gồm hàng loạt tour đấu. Thực tế phải rất nỗ lực và có thêm may mắn, Nhất mới lật ngược tình thế trước đối thủ người Singapore. Có nghĩa, nó mới chỉ là một danh hiệu của một tour đấu cụ thể, chưa phản ánh được gì nhiều cho đẳng cấp, bước tiến mới, cho dù chắc chắn mang lại cho anh sự tự tin, phong thái khác hẳn.

Huy chương SEA Games hãy còn xa
Qua 6 kỳ SEA Games, thành tích cao nhất của golf Việt Nam là hạng 18.

Khả năng của Nhất vẫn chưa vượt qua được vị trí nhóm cuối Top 50 Asian Tour như nhiều năm qua. Trong đó, tuyển thủ Việt Nam vẫn còn thua hàng loạt golf thủ của Thái Lan, Singapore, Malaysia. Do đã chuyển sang chuyên nghiệp nên không được dự SEA Games, song giả sử nếu có, so sánh tương quan lực lượng, Nhất cũng khó có thể tranh chấp một tấm huy chương.

Cao nhất mới đứng thứ 11 SEA Games

Tại SEA Games 28, golf Việt Nam cử sang một lực lượng gồm 5 tuyển thủ được đánh giá trẻ trung nhất, tài năng nhất từ trước đến nay. Họ đều đang tập huấn dài hạn ở nước ngoài, trong đó có 4 người trở về từ Mỹ, 1 ở Thái Lan. Đội hình có tuổi đời trung bình 18 tràn đầy tự tin và khí thế, với quyết tâm tạo đột phá. Mục tiêu cụ thể được đặt ra là phấn đấu lần đầu trong lịch sử đoạt được một tấm huy chương.

Chỉ có điều, bước vào trận, cả đội đã phải đối mặt với một sự thật phũ phàng khi trình độ hãy còn thua kém cả mặt bằng chung, chứ chưa nói đến nhóm dẫn đầu, đặc biệt là các tay golf quá mạnh của Thái Lan. Chung cuộc, thành tích cao nhất của nữ chỉ là hạng 11 của Nguyễn Thảo My, trong khi Trương Chí Quân tốt nhất nam đứng mãi hạng 18. Việt Nam không đủ quân để đấu đồng đội nam, còn đội nữ xếp áp chót trong 7 đội.

Có lý do để biện hộ cho kết quả yếu kém của golf Việt Nam ở kỳ SEA Games khi các VĐV còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, mới đang ở thời kỳ tích lũy, nâng cao. Đó cũng có thể coi là một niềm tin vào sự tiến bộ mạnh mẽ của họ trong tương lai. Tuy nhiên, với khoảng cách quá lớn về cả nền tảng lẫn mũi nhọn, cũng những khác biệt rõ rệt về cách thức đầu tư, tập huấn, có lẽ Việt Nam sẽ chỉ vượt lên được chính mình, chứ không thể mong tiếp cận được với Malaysia, Singapore và đặc biệt là Thái Lan.

Hà Thảo 

Tính đến SEA Games 28, golf Việt Nam đã dự 6 kỳ Đại hội trong tình cảnh đúng nghĩa “thi xong xuôi tất cả lại về”. Các golf thủ Việt các lứa, từ Duy Nhất, Thái Dương khi trước, hay Chí Quân, Thảo My bây giờ chưa bao giờ đủ sức để khiến các đối thủ phải tính đếm.

Tay golf Việt Nam chuyên nghiệp đầu tiên và độc nhất đến thời điểm này Trần Lê Duy Nhất là một thành quả ngoại lệ, hoàn toàn do đầu tư của gia đình cũng như nỗ lực tự thân, với sự hội tụ đầy đủ các yếu tố. Hiện tại, trong số các golf thủ trẻ đang tập huấn nước ngoài, chỉ duy nhất tài năng trẻ 17 tuổi Nguyễn Thảo My có dấu ấn của nhà nước, với một kế hoạch và nguồn kinh phí của ngành thể thao Hà Nội phối hợp với gia đình. Còn lại những Ngô Bảo Nghi, Trần Chiêu Dương (nữ) hay Trương Chí Quân, Đỗ Lê Gia Đạt (nam) đều đang phụ thuộc cả vào định hướng, nguồn kinh phí từ gia đình.

Từng có chuyện bi hài, chỉ vì hai cuộc đấu diễn ra trùng dịp hay quá sát nhau mà người ta sẵn sàng bỏ cả giải vô địch thế giới, giải vô địch châu Á để tập trung cho SEA Games. Còn trường hợp ngược lại tuyệt nhiên không.


Thực tế mới chỉ duy nhất 1 tuyển thủ, võ sỹ môn taekwondo Lê Huỳnh Châu, từng “dám” bỏ SEA Games để tham dự vòng loại Olympic hồi 2011. Nói là “dám” nhưng thực chất nó cũng chỉ là sự lựa chọn bắt buộc. Khi ấy, dù đoạt suất tới Olympic song Châu đã bị thiệt đơn thiệt kép. Chẳng những mất cả một khoản tiền thưởng lớn cho tấm HCV SEA Games mà mình chắc chắn đoạt được nếu dự tranh, anh cũng không nhận được một đồng nào cho suất Olympic, ngoài 10 triệu đồng của Liên đoàn Taekwondo Việt Nam.

Có lẽ nếu thực sự muốn bứt phá, ngành thể thao cần giải quyết ngay từ khâu tiền thưởng, với sự khuyến khích đặc biệt cho các thành tích tầm cỡ châu lục, thế giới. Đơn cử, việc giành suất Olympic cần được thưởng chí ít cũng phải ngang bằng một tấm HCV SEA Games.

Sỹ Minh

Năm nay 25 tỷ, năm tới…vài trăm triệu

Chưa tính đến nguồn thưởng của đơn vị chủ quản, tổng số tiền thưởng theo quy định của nhà nước và tài trợ cho đoàn TTVN tại SEA Games 28 đã trên 25 tỷ đồng. Có tới gần 200 tuyển thủ nhận thưởng ở các mức độ khác nhau.

Trong đó, có tới vài chục gương mặt lĩnh trên 150 triệu đồng, dẫn đầu là Ánh Viên (khoảng 700 triệu đồng cả tiền mặt lẫn hiện vật), Đinh Phương Thành (gần 400 triệu), Nguyễn Thị Huyền (trên 300 triệu) hay Phan Thị Hà Thanh (gần 300 triệu)… Những người khiêm tốn nhất – chỉ giành 1 HCĐ – cũng đã có 40 triệu đồng, một khoản đáng kể với dân thể thao.

Chinh2

Tuy nhiên, chỉ ngay năm tới, câu chuyện thưởng sẽ hoàn toàn khác, với sự tụt dốc có thể nói là thê thảm được nhìn thấy ngay từ bây giờ. Đơn giản vì 2016 là năm của Olympic, nơi TTVN nhiều nhất cũng mới có 20-25 suất dự tranh, và may lắm mới giành được huy chương. Có nghĩa là, coi như cả làng thể thao sẽ “lõm” thưởng nặng vì Olympic. Cứ tạm tính Việt Nam có thể giành một vài huy chương tại Brazil, số tiền thưởng chỉ là vài trăm triệu đồng.

Với các VĐV Việt Nam vốn chỉ trông chờ vào tiền thưởng như nguồn thu nhập đáng kể nhất, việc mất trắng 25 tỷ đồng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, thậm chí là động lực tập luyện thi đấu.

Vòng luẩn quẩn từ tiền thưởng

Chuyện thưởng thành tích chứng tỏ sự quan tâm của nhà nước dành cho các đối tượng lao động đặc thù trong lĩnh vực thể thao, và các VĐV hoàn toàn xứng đáng được hưởng cho nỗ lực, đóng góp của mình.
Chỉ có điều, chính từ đó cũng tạo ra mặt trái, gắn với cách nghĩ cách làm của ngành thể thao đầu tư tập trung cho sân chơi SEA Games trong một thời gian dài. Ở sân chơi khu vực này, một số lượng khổng lồ VĐV của mấy chục môn được dự tranh, chuẩn bị mang tính thời vụ theo năm, về cơ bản dễ dàng giành thành tích cao và có tiền thưởng.

Bởi thế, dù ngành thể thao có coi SEA Games chỉ là bước đệm, ưu tiên cho mục tiêu ASIAD hay Olympic, song thực chất cả làng đều bị phụ thuộc, phần nào đó lệ thuộc vào sân chơi khu vực Đông Nam Á. Nói cách khác, người trong cuộc đều hiểu SEA Games đứng ở đâu và TTVN cần phải làm gì để phát triển thực chất mà rốt cuộc ai cũng chỉ mê mải, ưu tiên nhất cho nó.

Mặt trái được phơi bày ở đây chính là sự nhìn nhận, đầu tư hời hợt cho ASIAD, và đặc biệt Olympic, nhất là khi 2 đích này hãy còn xa vời vợi so với trình độ, cách làm của TTVN. Tất cả đã tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn, phần nào đó kìm hãm bước tiến của TTVN.

Hà Thảo

Có cơ sở để tin rằng, ngay từ bây giờ, nhiều người chỉ xác định tập luyện, thi đấu cầm chừng trong năm Olympic 2016, để chờ đến SEA Games 2017, thời điểm cả làng thể thao sẽ lại vui như… Tết. 

Tiền thưởng của TTVN qua con số & sự kiện
Năm 2010 (ASIAD): 2,4 tỷ đồng
Năm 2011 (SEA Games): 22 tỷ
Năm 2012 (Olympic): 0 đồng
Năm 2013 (SEA Games): 19 tỷ
Năm 2014 (ASIAD): 3,1 tỷ
Năm 2015 (SEA Games): 25,0 tỷ

“Chúng tôi đã làm việc với các nhà quản lý môn bơi ở Phú Nhuận và họ đã đồng ý cho Kim Sơn về tập luyện. Hiện tại, Phú Nhuận có hồ bơi 50m giống diện tích hồ bơi ở Yết Kiêu để Kim Sơn có thể tập luyện. Chuyện của Kim Sơn với Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu thì không phải là do chúng tôi tự ý làm sai mà có nhiều nguyên nhân xảy ra trước đó nên buộc phải trả em về quận 3 (CLB Bơi lội Kỳ Đồng). Về việc Kim Sơn nộp đơn xin nghỉ, gia đình Sơn với quận 3 lại xảy ra rắc rối. Tuy nhiên, gia đình cần tôn trọng đơn vị đã dạy bơi cho Sơn. Hoàn cảnh hiện tại của Kim Sơn là lỗi do phụ huynh gây ra. Khi báo Thể thao 24h đăng thông tin Kim Sơn phải đi mua vé tập bơi thì chúng tôi cũng cố gắng giúp em thêm một lần nữa để xin đến Phú Nhuận tập luyện”, ông Phong cho biết.

cot - Copy

Cũng theo thông tin từ ông Phong, gia đình Kim Sơn vẫn lấn cấn với đơn vị chủ quản quận 3. Thế nên, gia đình Kim Sơn phải liên lạc với Phú Nhuận để trình bày về hoàn cảnh của Kim Sơn thì chuyện tập luyện sẽ được giải quyết như nguyện vọng. Trong quá trình tập luyện, kình ngư nhí này phải tuân thủ theo nội quy tập luyện của Phú Nhuận và Phú Nhuận sẽ làm việc với gia đình Kim Sơn.

Qua những động thái mới nhất, có thể thấy Kim Sơn đã được “cứu”. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào chính gia đình của em. Nếu gia đình Sơn hợp tác và cầu thị, bản thân Sơn tập luyện, thi đấu tốt, việc quay trở lại Trung tâm Yết Kiêu chỉ là vấn đề thời gian.

Trước đó, ngày 24/06/2015, VĐV Nguyễn Hữu Kim Sơn đã bị Trung tâm Yết Kiêu trả về tập luyện tại quận 3 (CLB Kỳ Đồng) với lý do vi phạm mục 1 và 5 ở quy định đối với phụ huynh có con là VĐV năng khiếu các tuyến tập luyện tại trung tâm: Không chỉ trích, bình phẩm, nói xấu HLV dưới mọi hình thức và không được tự ý đưa con mình tập với HLV khác hoặc không tập thêm ở những địa điểm khác. Sau đó, gia đình đã xin cho Sơn nghỉ tập ở CLB Kỳ Đồng từ ngày 02/07/2015 vì cho rằng điều kiện tại đây không đảm bảo cho sự phát triển.

Văn Nhân

“Tuyển thủ tiền tỷ” đầu tiên 

Là con nhà nòi ở đất bơi Thủy Nguyên (Hải Phòng), mới 10 tuổi, Hữu Việt đã được tuyển vào tuyến năng khiếu, sớm bộc lộ những tố chất hiếm có, đặc biệt phù hợp với loại hình bơi ếch. Chỉ sau đúng 2 năm ăn tập, kình ngư sinh năm 1988 đã vô đối tại các giải trẻ toàn quốc. Khả năng vươn xa rất rõ ràng, thế nhưng bước ngoặt cho sự nghiệp của Việt đến từ một quyết định mang tính đột phá của UBND TP: Chi tiền tỷ đưa tài năng trẻ 14 tuổi sang Trung Quốc tập huấn dài hạn từ 2002.  Việt  là trường hợp đầu tiên của TTVN được đầu tư theo đúng mẫu hình chuẩn quốc tế hiện đại, do một chuyên gia ngoại kèm cặp theo một chương trình riêng, có chế độ dinh dưỡng, thuốc men riêng. Đặc biệt, kình ngư đất Cảng còn có cơ hội tập luyện cùng, thi đấu cọ xát với rất nhiều VĐV có đẳng cấp thế giới, đến từ nhiều trường phái khác nhau.

4

Với điều kiện lý tưởng, cộng thêm quyết tâm và sự khổ luyện, Việt đã tiến bộ vượt bậc. SEA Games 2003, ở tuổi 15, anh đã đủ sức thay thế Xuân Hiền sa sút phong độ nghiêm trọng, rồi đoạt ngay  tấm HCĐ 100m ếch với thông số đúng bằng của đàn anh 2 năm trước đó 1 phút 04 giây 94. Từ chiến tích xuất sắc ấy, ngành thể thao Hải Phòng thậm chí còn tăng đầu tư cho Việt lên gấp đôi, tới 1 tỷ đồng mỗi năm, với mục tiêu tranh chấp HCV tại kỳ SEA Games kế tiếp.

Chỉ mơ Bạc rồi giành Vàng lịch sử

Đến SEA Games 2005, với một Hữu Việt đang bắt đầu bước vào độ “chín”, bơi Việt Nam đã lần đầu có thể tin tưởng sẽ giành huy chương, chứ không còn hy vọng mong manh, chờ cả vào khả năng tận dụng cơ hội và may mắn như trước. Ai cũng đoán chắc Việt sẽ có huy chương, chỉ chưa biết sẽ là màu gì, còn bản thân tay bơi 17 tuổi chỉ dám mơ một tấm HCB.

chinh8

Trên đường bơi chung kết 100m ếch vào tối 30/11, Việt xuất phát cực tốt, rồi liên tục so kè với đối thủ người Thái ở 2 vị trí đầu. Bước vào 50m cuối, tuyển thủ Việt Nam đã thực hiện một cuộc bung sức và tăng tốc ngoạn mục để bứt lên rồi cán đích đầu tiên với thông số 1 phút 03 giây 80, hơn 20% giây so với người về Nhì.

Ngay khi chạm tay vào đích, Việt đã hét toáng lên rồi ôm mặt khóc nức nở, còn cả đội bơi Việt Nam như vỡ òa, cùng nhau giơ cao cờ Tổ quốc chạy quanh khắp khán đài. Gương mặt trẻ 18 tuổi đã cắm một cột mốc mới cho Việt Nam trên bản đồ làng bơi ĐNÁ, giải cơn khát Vàng kéo dài tới 44 năm đằng đẵng.
Và như đánh giá của nguyên Trưởng đoàn TTVN, ông Nguyễn Hồng Minh, “món nợ” suốt 16 năm kể từ khi tái hội nhập SEA Games của cả ngành thể thao mới được trả.

HỮU VIỆT

Chỉ là một tấm HCV khu vực, mang tính cá nhân  song chiến tích của Nguyễn Hữu Việt được ngành thể thao, cùng tất cả các cơ quan truyền thông bầu chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu năm 2005. Còn bản thân kình ngư làm nên lịch sử này cũng vượt qua hàng loạt tuyển thủ xuất sắc khác để đứng đầu danh sách 10 tuyển thủ tiêu biểu nhất năm.

 Với tấm HCV của Hữu Việt, ngành thể thao cùng làng bơi Việt  mới nhận thức rõ rằng, dường như chúng ta đã quên mất môn này, trong khi hoàn toàn có thể triển vọng tranh chấp thành tích cao nhất nếu như chọn lựa được những nhân tố tốt, ở một số nội dung phù hợp, để đầu tư trọng điểm”.

Nguyên Trưởng bộ môn Thể thao Dưới nước Ngô Chí Thành

Nỗi khổ của kỷ lục gia “con độc”

Sau kỳ tích tại SEA Games 2005, Hữu Việt tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư cao độ để vươn tới tầm của một “vua ếch” ĐNÁ. Kình ngư Hải Phòng còn đoạt HCV đường bơi “tủ”, 100m ếch ở hai kỳ Đại hội 2007 và 2009. Trong đó, ở SEA Games 2009, anh đã trở thành kình ngư Việt đầu tiên phá được kỷ lục với thông số 1 phút 01 giây 60, đủ để lọt vào Top 8 châu Á.

chan

Thế nhưng, kỷ lục gia này vẫn là một chàng “con độc” của bơi Việt Nam trong một thời gian dài, khi bên cạnh anh không có bất cứ kình ngư nào vươn tới, dù chỉ một tấm huy chương màu đồng. Có lẽ cũng chính bởi tấm HCV SEA Games quá quý giá, cùng vị thế của một người không thể thay thế nên cả các nhà quản lý huấn luyện, và bản thân Việt đã tự bằng lòng ở tầm mức khu vực, không phát huy được cao nhất tài năng hiếm có của anh.

Đón đọc kỳ 4: Từ Quý Phước đến Ánh Viên, 4 năm bằng 3 thập kỷ

Vấn đề là cũng khá nhiều người thích, nhất là các bà, các cô. Khổ nỗi, phim lại phát vào giờ ăn nên nó cũng bị coi là “phá hoại bữa ăn” “gây chia rẽ gia đình”.

Hiển nhiên phim là giải trí, thích thì xem, không thích thì thôi. Song, cũng cần phải nói là “cái gì dài quá cũng… không nên” nhất là sự dài ấy cứ dai dẳng, tới mức chán ngắt mà chưa thấy điểm dừng

Câu chuyện về bộ phim 2.000 tập của Ấn Độ, tưởng là dài nhưng hóa ra lại không dài bằng một thứ ở Việt Nam: sợi dây kinh nghiệm. Nói như ông Nguyễn Bá Thanh khi còn sống thì “ở Việt Nam sợi dây kinh nghiệm là dài nhất, rút hoài không hết”.

Rút kinh nghiệm là một câu nói thật… dễ dàng khi đối mặt với một thất bại hay điều gì đó chưa làm được. Nếu thế, sợi dây kinh nghiệm trong bóng đá cũng quá dài. SEA Games nào U.23 VN lên đường cũng trống dong cờ mở nhưng chưa bao giờ có được tấm HCV, và mỗi lần như thế người ta lại… rút kinh nghiệm.

CT nuoc tiep doan TTVN 3

Hôm qua, trong cuộc diện kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang của đoàn TTVN, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã nói một câu, đại ý rằng: “TTVN giành được nhiều HCV nhưng bóng đá lại chưa có vàng SEA Games khiến người dân rất buồn. Nhưng kỳ sau có thể sẽ chạm tay vào vàng…”. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói ngay: “Bóng đá đôi khi chỉ thua trong tích tắc. Nhưng thua keo này ta bày keo khác. Xưa kia, tôi đã từng xem cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang thi đấu rất hay. BĐVN trước giải phóng cũng đã từng đoạt HCV khu vực nhưng khi ấy các nước chưa thành khối Đông Nam Á như bây giờ. Tấm HCĐ của ngày hôm nay cũng đáng quý…”.

Ấy là Chủ tịch nước có ý động viên bóng đá nam, cụ thể là đội U.23. “Thua keo này, bày keo khác” và “thất bại là mẹ thành công”. Nhưng việc đổi màu huy chương không thể chỉ từ một lời nói, hay đơn giản là rút sợi dây kinh nghiệm.

Bóng đá được đầu tư nhiều, cầu thủ đã có những khoản chuyển nhượng tiền tỷ nhưng xem ra đã bắt đầu “đuối” so với những môn thể thao khác, trong hệ thống Olympic.

NHM sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ U.23 như “Cô dâu 8 tuổi”. Phải làm gì đó ngay chứ đừng để bóng đá thành bộ phim ngàn tập?

SONG AN

Dự tranh ngay từ kỳ Đại hội tái hội nhập trở lại vào năm 1989, song đến SEA Games 1999, tức là 10 năm tròn, bơi Việt Nam vẫn không giành nổi tấm huy chương nào. Khi đó, môn này bị đánh giá tụt hậu so với mặt bằng chung ĐNÁ tới 2 thập kỷ.

chinh1(29)

3 thập kỷ mất hoàn toàn “đỉnh cao”

Khi hội nhập quốc tế trở lại, bơi Việt Nam đã trải qua một thời kỳ mất đỉnh cao hoàn toàn, kéo dài tới hơn 30 năm. Một phần do điều kiện khách quan, phần chủ yếu từ quan điểm của chính ngành thể thao nên bơi chỉ được đinh hướng phát triển ở mức… phong trào thuần túy.

Kể từ lứa ít ỏi của kỷ lục gia Vũ Thị Sen, kình ngư đoạt HCV Đại hội thể thao các nước mới trỗi dậy (Ganefo) 1966, môn này đã coi như không còn các VĐV đúng nghĩa. Cộng thêm cơ sở vật chất quá hạn chế với các hồ bơi cốt sao chỉ để bơi được, không theo chuẩn quốc tế, cùng sự tách biệt hẳn với thế giới, đã khiến bơi Việt Nam chìm nghỉm.

Sau năm 1975, cũng vì quá tập trung cho việc thúc đẩy phong trào, những người làm bơi cũng chưa nghĩ gì đến mảng đỉnh cao. Thậm chí, một số VĐV tuổi còn trẻ, đang có phong độ tốt cũng chỉ được huy động chủ yếu cho việc làm hướng dẫn viên bơi còn chuyện tập luyện thi đấu nhắm tới thành tích không hề được đặt ra.

10 năm “chết chìm”

SEA Games 1989 khi TTVN bắt đầu hội nhập trở lại với đại gia đình thể thao khu vực ĐNÁ, bơi cũng lập tức góp mặt. Và tất cả đã thấy ngay một sự thật phũ phàng, khi các VĐV Việt Nam tốt nhất thời điểm ấy đã tụt lại một khoảng quá xa. Dù chỉ dự tranh một số cự ly ngắn ở nội dung phổ thông (như bơi tự do) song các tuyển thủ Việt Nam đều xếp cuối, với cách thức và thông số vô cùng thảm hại.

Đáng buồn hơn, thay vì nhìn thẳng vào thực tế, cả ngành thể thao và những người có trách nhiệm của môn bơi lại chán nản và buông xuôi.

Chỉ vì không thể đáp ứng được thành tích trước mắt như hàng loạt các môn “đi tắt đón đầu”, nên bơi chỉ luôn được coi là môn thuộc diện thứ yếu của ngành thể thao. Tiếng là môn cơ bản hàng đầu của mọi nền thể thao, như g sự quan tâm đầu tư cho bơi suốt một giai đoạn dài gần như chỉ cho có, được chăng hay chớ.

Nó càng nhạt nhòa hơn trong điều kiện mà TTVN chỉ nặng về thành tích SEA Games, và đã có ngay nhiều môn khác dù mang tính thời vụ, hay đặc sản khu vực thay thế… xuất sắc. Cả ngành thể thao tiếp cận môn bơi như thế, nên tất nhiên các địa phương, đơn vị phía dưới cũng khó có thể khác.

Hậu quả là: Dù sau đó có tìm ra được một vài nội dung phù hợp để ưu tiên tập trung, song bơi Việt Nam vẫn bế tắc. Đó là sự thua kém của cả một hệ thống, gần như không thể có lối ra. Nhìn vào mảng miếng nào của bơi cũng thấy từ yếu đến rất yếu, đặc biệt với đội ngũ HLV (rõ nhất ở tuyến cơ sở ban đầu), việc ứng dụng khoa học công nghệ cho phát hiện, đào tạo VĐV…

Mãi đến 10 năm sau, SEA Games 1999, bơi vẫn là môn duy nhất của TTVN chưa giành nổi tấm huy chương nào.

PHÚC TƯỜNG

Giới chuyên môn từng đặt câu hỏi đầy bức xúc: Việt Nam không cần phát triển môn bơi, hay ở Việt Nam bơi không phải là môn thể thao cơ bản, khác với quan niệm của cả thế giới? Trước các kỳ SEA Games, từng có những cuộc tranh luận nảy lửa về việc có nên tiếp tục tham dự môn bơi hay không, bởi vừa tốn kém lại vừa… xấu hổ vì thành tích quá yếu kém.

“Hôm nay U.23 VN đã để thua trước U.23 Thái Lan và NHM như tôi cảm thấy rất buồn. Trận đấu này cả 2 đội đều tung ra đội hình dự bị nhưng người Thái vẫn hơn rất nhiều và giành chiến thắng một cách thuyết phục, điều đó cho thấy BĐVN vẫn ở “cửa dưới” so với Thái Lan.

6chan

Tuy nhiên, tôi tin U.23 VN sẽ vào đến chung kết và gặp lại U.23 Thái Lan. Đó mới chính là trận đấu lớn, là thời điểm để cho thầy trò HLV Miura khẳng định bản lĩnh và trình độ của mình. Tôi nghĩ rất có thể hôm nay HLV Miura đã giấu bài. Vì sau 5 trận đấu, HLV Miura đã sử dụng 5 đội hình khác nhau, chưa bao giờ ông sử dụng một đội hình cố định trong 2 trận đấu liên tiếp và tất cả các cầu thủ đã được ra sân thi đấu. Một điều đặc biệt là không ai có thể phân biệt được đội hình chính và dự bị của U.23 VN. Với cách làm như thế, ông đã khiến tất cả các cầu thủ đều khát khao được ra sân, được cống hiến và chơi hết mình.

Theo tôi, dù có phải gặp bất cứ đội bóng nào ở bán kết cũng không quan trọng. Đối thủ là U.23 Myanmar, U.23 VN vẫn sẽ là trận chung kết.

Giấc mơ vàng SEA Games đã kéo dài 56 năm kể từ chiếc HCV năm 1959. Hơn nửa thế kỷ qua, bao thế hệ đã nối tiếp nhau nhưng đã bao lần chúng ta “cầm vàng rồi lại để vàng rơi”. Tôi cũng như hàng triệu con tim đang hướng về những bước tiến của U.23 VN. Chúng tôi vẫn có niềm tin, giấc mơ đó sẽ được thầy trò HLV Miura biến thành hiện thực…”, luật sư Trần Thiên Lộc – một CĐV trung thành của ĐTVN chia sẻ sau trận đấu.

THÁI HẢI (ghi)

001111

“Thực sự cảm giác rất xúc động và cũng không biết nói gì ở hoàn cảnh như thế này. Nó còn hơn cả nỗi buồn, khi phải chia tay SEA Games như thế. Khi các đồng đội cùng BHL coi chiến thắng U.23 Malaysia là món quà tinh thần tặng cá nhân tôi, tiễn tôi về nhà, tôi chỉ muốn khóc. Vừa hạnh phúc, vừa vui lại thấy tủi thân…”. Chiều qua (03/06), Tấn Tài đã về nước trong sự chào đón của nhiều CĐV tại sân bay Tân Sơn Nhất. Những gì nhận được từ CĐV khiến tuyển thủ U.23 VN đen đủi xúc động muốn khóc.

“Tôi xin cảm ơn và chúc toàn đội sẽ gặt hái thành công như sự kỳ vọng của NHM cả nước. Tôi sẽ âm thầm cổ vũ cho đồng đội thi đấu trong các trận đấu kế tiếp. Tôi sẽ cầu nguyện để cả đội an lành, may mắn và tiếp thêm sức mạnh cho họ, để họ đá hộ cả phần của tôi.

Được tham dự SEA Game là giấc mơ lớn trong cuộc đời nhưng thật tiếc mọi thứ đã không thể trọn vẹn bởi chấn thương. Dù rất cố gắng để tự động viên bản thân cũng như nhận được nhiều lời động viên của các đồng đội, các thầy nhưng tôi nghĩ cần có một khoảng thời gian để vượt qua cú sốc này và hy vọng sau khi hồi phục chấn thương thì tôi sẽ tìm lại được sự cân bằng”, Tấn Tài trải lòng.

Được biết, Tấn Tài về nước là do BHL đề xuất nhằm giúp hậu vệ này có điều kiện điều trị chấn thương tốt nhất. Theo đó, Tấn Tài cũng đồng ý với quyết định ấy vì anh rất khó khăn trong sinh hoạt khi phải dùng nạng để di chuyển. Khi cả đội đang tham dự một giải đấu hừng hực khí thế, bản thân Tài cũng không muốn hình ảnh một cầu thủ “thương binh” với đôi nạng trên tay, đi đâu cũng cần người giúp đỡ. Dù không ảnh hưởng gì nhưng Tài cho rằng sẽ không tốt cho đội nên việc chia tay U.23 VN để về nước là điều nên làm, vì tập thể.

VĂN NHÂN

chinh2

Một việc đơn giản đáng ra có thể tự giải quyết, ông Trưởng bộ môn kiêm HLV trưởng đã làm náo loạn cả Đại hội.

“Dớp” 

Ngay trước thềm SEA Games, bóng bàn từng gây xôn xao dư luận với vụ kiện tụng liên quan đến đội hình chính thức buộc ngành thể thao phải cho đấu tuyển nội bộ. Nó đã dẫn đến kết cục bi hài, có tới 2 trụ cột bị loại, thay vào đó là những người ngoài lề. Đơn cử trường hợp của “hành khách cuối cùng” Vũ Thị Hà  đã khiến các cán bộ của Ủy ban Olympic Việt Nam phải chạy đôn chạy đáo mới được BTC cho bổ sung.

Dù xuất phát từ nhiều nguyên nhân song quả thật bóng bàn Việt Nam như bị “cái dớp”. Và hôm qua, một lần nữa họ lại bị sự đen đủi giáng xuống đầu. Theo đăng ký ban đầu, 2 tay vợt Mai Hoàng Mỹ Trang và Nguyễn Thị Nga sẽ dự tranh nội dung đơn nữ. Thế nhưng 2 cái tên xuất hiện trong chương trình thi đấu chính thức lại là Mai Hoàng Mỹ Trang và Vũ Thị Hà. Lần này, lý do hoàn toàn mang tính khách quan bởi trước đó rõ ràng Việt Nam đã gửi sang đăng ký Trang và Nga, có xác nhận của cả bộ môn lẫn lãnh đạo đoàn TTVN.

Khốn khổ vì ông Trưởng bộ môn kiêm HLV trưởng

Có thể thấy đó là một sự sai sót không mong muốn,  hoàn toàn có thể xảy ra ở một đấu trường có tới 36 môn thi với mấy nghìn VĐV của 11 đoàn. Trên thực tế, lãnh đội cùng các HLV dư sức để giải quyết êm thấm, theo kinh nghiệm của nhiều kỳ Đại hội trước, nhất là khi Việt Nam vẫn còn giữ bản đăng ký giấy trắng mực đen, có chữ ký.

Thế nhưng ông lãnh đội kiêm HLV trưởng Nguyễn Đức Long đã làm náo loạn cả Đại hội, với những phản ứng quá mức cần thiết. Ông vội vã kết luận Singapore đã tự ý thay đổi nhằm gây khó dễ cho đội của mình. Ông cũng lập tức hết triệu tập đoàn tiền trạm đang có mặt tại Singapore, đến liên hệ khẩn cấp với lãnh đạo đoàn TTVN hệt như thể một sự cố động trời. Trong khi đó, sau khi xem xét lại, BTC môn bóng bàn thừa nhận đã có nhầm lẫn rồi điều chỉnh lại đúng với đăng ký của Việt Nam.

Qua đây, người ta không hiểu còn có chuyện gì đang chờ bóng bàn Việt Nam tại SEA Games 28. Bảo rằng môn này phức tạp cũng đúng nhưng suy cho cùng, quá nhiều sự cố diễn ra đều có nguyên nhân của nó.

Rất khó trông chờ vào một “tướng ngoài biên ải” mà sự chủ động, khả năng tự quyết và tự chịu trách nhiệm lại yếu kém đến vậy. Ngay cả lúc ở trong nước, là Trưởng bộ môn và kiêm HLV trưởng nhưng ông Long bất lực với việc kiểm soát ĐTQG.

Bóng bàn Việt Nam thuộc diện yếu, cứ liên tục có sự cố kiểu này, chắc chắn sẽ còn làm khổ cả đoàn TTVN trên đất Singapore.

Dự tranh SEA Games 28 từ hôm nay (01/06), bóng bàn Việt Nam chỉ đặt ra một đích khiêm tốn so với truyền thống là 1 HCB, 3 HCĐ. Tuy nhiên, ngay cả mục tiêu này, theo đánh giá của chính người trong cuộc cũng khó. Phải có trường hợp xuất thần kiểu như Tiến Đạt ở kỳ SEA Games 27 thì may ra thầy trò HLV Nguyễn Đức Long mới có thể vươn tới HCB.

HÀ THẢO

doanminhxuong

 “Trận đấu này hai đội sẽ khoá nhau và được giải quyết chỉ bằng một tình huống. Tôi mong tác giả sẽ là Công Phượng, cầu thủ được dùng ở hiệp 2 như quân bài chiến lược…”. Chuyên gia Đoàn Minh Xương chia sẻ.

“Ở SEA Games này, Công Phượng là cầu thủ quan trọng đối với HLV Miura. Thế nhưng Phượng phải biết tự tiết chế bản thân, khi nào cần cầm bóng đột phá và cần phối hợp với đồng đội. Được vậy, Phượng mới đóng góp nhiều hơn cho U.23 Việt Nam. Trong trận đấu gặp U.23 Malaysia, tôi nghĩ BHL sẽ có sự lưu ý nhất định về cách chơi bóng của Công Phượng sao cho phù hợp nhất.

Trận giao hữu với U.23 Myanmar, Công Phượng được sử dụng ở vai trò cầu thủ tổ chức lối chơi. Phượng đã tạo đột biến với pha solo từ nửa sân để ghi bàn nhưng sau thời điểm đó thì mọi chuyện lại rẽ theo hướng khác. Tiền đạo này sa đà vào lối chơi cá nhân làm ảnh hưởng đến cả hệ thống, khiến các đồng đội khó đá. Thế nên, HLV Miura cần có những khuyến cáo dành cho Phượng trong trận đấu gặp U.23 Malaysia.

Tôi tin rằng HLV Miura sẽ sử dụng Công Phượng trong hiệp 2 trận đấu với U.23 Malaysia chứ không xếp đá chính. Không phải vì Phượng không đủ sức đá xuất phát mà trận đấu này rất quan trọng nên cả hai đội sẽ chơi kín kẽ và thiên về sức mạnh. Trong khi đó, đối thủ chắc chắn có phương án đối phó với Phượng sau lần gặp nhau ở VL U.23 châu Á. Thế nên việc dùng Phượng ở hiệp 2, với lối chơi kỹ thuật và khả năng đột phá, hiệu quả sẽ phát huy khi đối thủ đã xuống sức.

Tôi dự đoán rằng trận đấu sẽ diễn ra hết sức căng thẳng, bàn thắng chỉ đến từ nửa cuối hiệp 2 và U.23 VN sẽ thắng cách biệt 1 bàn trước U.23 Malaysia. Vì thời điểm này, đối thủ không còn mạnh như vài năm trước và không có nhiều cầu thủ nổi trội. Trong khi đó, U.23 VN được chuẩn bị kỹ lưỡng, có tính kế thừa từ ASIAD 17 và có một dàn cầu thủ chất lượng”.

VĂN NHÂN (ghi)