Tiến Minh

Sydney International 2015: Tiến Minh vô địch có 4.000 điểm thưởng

Nếu như 5 trận thắng dễ ở 5 vòng trước không phản ánh được gì nhiều vì các đối thủ đều yếu hơn hẳn thì chiến thắng thuyết phục trong trận chung kết tại Australia trước tay vợt ngang cơ Zulfadli Zukiffli (Malaysia, hạng 39 thế giới) đã chứng tỏ sự trở lại mạnh mẽ của Tiến Minh.

Tổng hợp tin thể thao ngày 27/09Cựu binh 32 tuổi chỉ mất 32 phút để đánh bại người xếp ngay sau mình trên BXH TG với tỷ số 2-0 cách biệt (21/11 và 21/12). Tuyển thủ Việt Nam đã có một màn trình diễn vào loại hay nhất của anh sau 2 năm sa sút kéo dài. Nó đã khép lại hành trình đăng quang đầy ấn tượng của tuyển thủ Việt Nam với 6 thắng lợi tuyệt đối mà không thua 1 ván nào. Chiến tích này cũng giúp Tiến Minh có thêm được tới 4.000 điểm thưởng, đủ để tăng thêm được khoảng 5 bậc trên BXH TG, nơi anh đang đứng thứ 38.

Giải quần vợt FLC 2015: Thắng liền 2 trận, Minh Quân vào bán kết

Tay vợt kỳ cựu đang giữ kỷ lục 10 lần vô địch đơn nam QG Đỗ Minh Quân đã tỏa sáng tại giải đấu khởi tranh từ hôm qua (26/09) khi thắng liền 2 trận để thẳng tiến vào bán kết. Sau khi vượt qua đối thủ trẻ Nguyễn Đắc Tiến 9-3, anh lại tiếp tục tận dụng triệt để kinh nghiệm cùng khả năng thích nghi để đánh bại hảo thủ đến từ Nhật Bản Hiroki bị hóc nắng và chủ động xin dừng bước khi đang bị dẫn 4-7.

Tổng hợp tin thể thao ngày 27/09
Các trận đấu của vòng bảng thi đấu theo thể thức “chạm 9”. Dù thể lực, phong độ đã kém nhiều so với thời đỉnh cao, song cựu tuyển thủ 31 tuổi Minh Quân vẫn nổi lên như ứng viên hàng đầu cho ngôi Quán quân của giải.

Việt Nam dự đủ 14 môn tại Asian Beach Games 2016

Đây là điểm đáng chú ý nhất trong kế hoạch chuẩn bị lực lượng của ngành thể thao cho Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á (Asian Beach Games) 2016 tranh tài tại Đà Nẵng từ 24/09 đến 04/10.

Tổng hợp tin thể thao ngày 27/09

Đoàn thể thao nước chủ nhà sẽ dự đủ 14 môn thi đấu gồm: Thể thao dưới nước (gồm bơi Marathon có 4 nội dung, Bóng nước (1)), Kabaddi (2), Bóng đá nam (1), Bóng chuyền (2), Bóng ném (2), Bóng rổ 3×3 (2), Cầu mây (6), Võ thuật (Vật (8), Sambo (9), Jujitsu (12), Kurash (10), Pencak Silat (18), Vovinam (9), Muaythai (16), Võ cổ truyền Việt Nam (9)), Đá cầu (7), Bi sắt (9), Thể hình (7), Bóng gỗ (11), Rowing (6) và Điền kinh (14). Cụ thể, Việt Nam sẽ cử 350 tuyển thủ tham dự khoảng 90% trong tổng số 165 nội dung của 14 môn, với mục tiêu lọt vào Top 4 toàn đoàn.

S.M

Tiến Minh vào chung kết giải quốc tế sau 2 năm

Tổng hợp tin thể thao ngày 26/09

Phải sau hơn 2 năm, Tiến Minh mới lại lọt vào tới trận chung kết một cuộc đấu quốc tế – giải Sydney International 2015. Tuy nhiên, đây là một giải cấp thấp trong hệ thống của Liên đoàn Cầu lông Thế giới, nên tay vợt hạng đang đứng 38 thế giới Tiến Minh được xếp là hạt giống số 1. Sau các chiến thắng dễ dàng trước những đối thủ dưới cơ, ở trận bán kết vào hôm qua, tuyển thủ người TP.HCM chỉ mất 29 phút để đánh bại Zulhelmi Zulkiffli, tay vợt 19 tuổi thua mình tới 212 bậc, với tỷ số 2-0 cách biệt (21/13 và 21/7).
Tiến Minh sẽ có cơ hội Vô địch khi chạm trán một tay vợt khác của Malaysia đang đứng ngay sau mình trên BXH thế giới là Zulfadli Zulkiffli trong trận chung kết vào hôm nay.

Thành lập Liên đoàn Cử tạ – Thể hình Việt Nam

Tổng hợp tin thể thao ngày 26/09

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp chung của 2 môn này đã chính thức được thành lập, với Đại hội khóa I diễn ra hôm qua (25/09) tại Hà Nội. Đại hội đã bầu ra 21 thành viên Ban Chấp hành, trong đó Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương đảm trách vị trí Chủ tịch và Vụ phó Vụ Thể thao Thành tích cao II Đỗ Đình Khánh làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký. Cả cử tạ và thể hình đều là những môn thế mạnh hàng đầu của TTVN, riêng cử tạ đã có một số tuyển thủ từng giành huy chương Olympic và thế giới. Nhiệm vụ trọng tâm được Liên đoàn xác định là thúc đẩy xã hội hóa, nhất là mảng tiếp thị – tài trợ nhằm tháo gỡ khó khăn kinh phí (đang phụ thuộc vào nguồn bao cấp hạn hẹp của Nhà nước) ví như kinh phí tập huấn thi đấu quốc tế 2 môn này được cấp chỉ là 3 tỷ đồng/1 năm.

Giải quần vợt FLC 2015: Nhà vô địch nhận 30 triệu đồng

Ngoài Đỗ Minh Quân (10 lần VĐQG), Phạm Minh Tuấn (đương kim VĐQG), Trịnh Linh Giang (vô địch đơn nam toàn quốc 2014), Hoàng Thành Trung (cựu VĐQG), Trần Hoàng Anh Khoa (Á quân giải VĐQG 2014), Nguyễn Đắc Tiến (tay vợt thống trị các giải trẻ quốc gia từ năm 11 tuổi), giải quần vợt FLC 2015 còn có khách mời đến từ Nhật Bản – Hiroki Horikiri, tay vợt 21 tuổi hạng 1.735 ATP.
Giải đấu do Tập đoàn FLC, Báo Thể thao & Văn hóa tổ chức tại Sầm Sơn, Thanh Hóa trong hai ngày 26 và 27/09. Phần thưởng cho nhà Vô địch và Á quân lần lượt là 30 và 20 triệu đồng.

S.M – Trúc An

Tiến Minh rút khỏi giải Thái Lan mở rộng 

Dù có trong danh sách đăng ký song tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh vừa quyết định rút khỏi giải đấu thuộc hệ thống Grand Prix Gold có tổng trị giá giải thưởng lên tới 120.000 USD khởi tranh từ ngày 29/09 tới.

Tổng hợp tin thể thao ngày 21/09

Với thứ hạng 37 theo BXH mới nhất của Liên đoàn Cầu lông thế giới, nếu dự tranh, Minh sẽ phải chạm trán hảo thủ trong nhóm hạt giống ngay từ vòng 2.

Đặt đồng hồ đếm ngược cho ĐH Thể thao Bãi biển châu Á 2016

BTC sẽ chính thức tiến hành đặt đồng hồ đếm ngược cho Đại hội Thể thao bãi biển châu Á (Asian Beach Games) lần V năm 2016 do Việt Nam đăng cai tại Đà Nẵng vào ngày 24/09 tới, đánh dấu 1 năm trước lễ khai mạc.

Tổng hợp tin thể thao ngày 21/09

Đồng hồ có tổng chiều dài 21 mét, trong đó chiều cao cho cả số giờ, số ngày, logo, dòng chữ bằng tiếng Anh cùng tiếng Việt hơn 5 mét. Riêng đồng hồ có chiều cao 2,2 mét. Dòng chữ ngày, giờ nổi rõ vào ban ngày và có hiệu ứng vào ban đêm với hệ thống đèn led chiếu sáng. Phía trên các chữ số sẽ có Mascot của Asian Beach Games V và phía sau các chữ số có biểu tượng 5 ngọn núi Ngũ Hành. Theo chương trình đã được thống nhất, Đại hội sẽ diễn ra từ ngày 24/09 đến ngày 03/10 với 17 môn thi đấu.

Giải bóng chuyền CLB nữ châu Á 2015: Thông tin LienVietPostBank đứng hạng 7

Sau 5 trận toàn thua, phải đến ngày đấu cuối vào hôm qua (20/09), đội chủ nhà Thông tin LienVietPostBank mới giành được chiến thắng đầu tiên, trước Petrol Blazer đến từ Philippines. Đội bóng áo lính đang trẻ hóa lực lượng mạnh mẽ, dù hoàn toàn làm chủ thế trận song cũng đã phải rất khó khăn mới đánh bại được đối thủ dưới cơ với tỷ số 3-1 (26/24, 27/25, 24/26 và 25/20). Thắng trận này, Thông tin LienVietPostBank đứng hạng 7 chung cuộc, chỉ xếp trên 2 đại diện của Philipines và Iran. Đây là một kết quả thụt lùi so với thành tích đứng thứ 6 của đội ở giải lần trước.

S.M

World Cup cờ vua 2015: Trường Sơn thủ hòa kỳ thủ hạng 13 thế giới

Sau khi xuất sắc vượt qua vòng 1 Word Cup cờ vua 2015 tại Azerbaijan với phần thưởng 10.000 USD, cả hai kỳ thủ Việt Nam Lê Quang Liêm và Nguyễn Ngọc Trường Sơn tiếp tục thi đấu rất xuất sắc ở ván lượt đi của vòng 2 dù đều cầm quân đen.

Trong đó, đáng chú ý, Trường Sơn (hệ số elo 2.634) đã thủ hòa đối thủ từng vô địch châu Âu cá nhân, vô địch đồng đội thế giới Tomashevsky Evgeny (elo 2.758). Với một thế trận chặt chẽ, anh đã buộc siêu sao người Nga đang xếp hạng 13 thế giới này phải chấp nhận hòa chỉ sau 23 nước.

Tổng hợp tin thể thao trong nước 15/09

Đồng đội Quang Liêm (elo 2.697) cũng giành được một kết quả hòa như ý trước một đối thủ sừng sỏ khác, Vitiugov Nikita (Nga, elo 2.725) sau 22 nước. Ở ván lượt về vào hôm nay (15/09), cả Sơn và Liêm sẽ có được thuận lợi không nhỏ nhờ ưu thế được cầm quân trắng.

Theo quy định, nếu 2 ván cờ tiêu chuẩn kết thúc với tỷ số hòa, các đối thủ sẽ bước vào 2 ván cờ nhanh. Và trong trường hợp 2 ván cờ nhanh vẫn chưa phân định thắng thua, họ sẽ phải giải quyết bằng 1 ván cờ chớp.

Tiến Minh “bỏ” giải cầu lông cá nhân toàn quốc

Tại giải đấu quốc nội quan trọng nhất của cầu lông Việt Nam do tỉnh Thái Nguyên đăng cai vừa khởi tranh, tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh đã lần đầu tiên “được phép” vắng mặt. Đây là điều mà Tiến Minh đã thống nhất với các nhà quản lý huấn luyện ngay từ đầu năm nhằm tập trung cao độ cho các mục tiêu quốc tế, phù hợp với tình trạng thể lực và phong độ hiện tại. Theo kế hoạch, ngoại trừ giải quốc tế Việt Nam mà Minh dừng bước ở vòng 3 mới đây, cựu binh 32 tuổi sẽ không tham dự bất cứ cuộc đấu quốc nội nào trong năm.

Có 116 tay vợt của 19 đơn vị dự giải cầu lông cá nhân toàn quốc năm nay, trong đó có gương mặt nữ đang xếp hạng 55 thế giới Vũ Thị Trang, với tư cách ĐKVĐ đơn nữ.

Mục tiêu quan trọng nhất của bộ đôi Tiến Minh – Vũ Thị Trang là giành suất chính thức tới Olympic 2016. Hiện tại Minh vẫn chắc suất khi đang đứng thứ 38 trên BXH đơn nam thế giới, còn Trang đang đứng trước nguy cơ bị loại do văng khỏi Top 50 đơn nữ thế giới. Theo thông lệ ở các kỳ Olympic trước, điều kiện để một tay vợt giành quyền tham dự Olympic nội dung đơn là đứng trong Top 50 thế giới. Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) sẽ “chốt” lại danh sách tuyển chọn cho Olympic vào tháng 5/2016.

S.M

Đỉnh và đáy

Thái Lan đã vượt xa Việt Nam 2 môn đại chúng hàng đầu là tennis và golf đến mức không có gì để đặt ra câu chuyện hơn kém như thế nào hay khả năng bám đuổi. Như golf, trong khi Việt Nam cao nhất mới chỉ đứng hạng 11 SEA Games, Thái Lan luôn độc chiếm tất cả HCV các kỳ Đại hội thể thao ĐNÁ và vươn lên nhóm hàng đầu châu lục từ lâu. Họ có mấy chục golf thủ chuyên nghiệp có đẳng cấp ngang và vượt Duy Nhất, gương mặt ngoại lệ của làng golf Việt. Người Thái đã tạo nên một hệ thống Học viện đào tạo và giải đấu quốc tế trở thành một “điểm đến” quen thuộc của cả châu Á.

Thảm họa bóng “đè”

Với tennis, xứ chùa Vàng từng đạt tới đỉnh cao nhất khi có một Paradorrn Srichaphan đứng hạng 9 đơn nam thế giới. Và dù đang sa sút nghiêm trọng về “mũi nhọn”, họ vẫn có 5 tay vợt nam lọt vào Top 1.000 ATP, nơi “con độc” Lý Hoàng Nam của Việt Nam hãy còn cách 55 bậc.

Có tới 9 tay vợt như Tiến Minh

Khoảng cách đỉnh và đáy ở golf hay tennis thực ra cũng không phải là một điều gì quá ghê gớm, bởi khác biệt một trời một vực về xuất phát điểm, điều kiện. Phần nào đó phải coi như một sự “lực bất tòng tâm”.

Tuy nhiên, cái thua ở một số môn mà thực tế truyền thống, tiềm năng, nguồn lực không khác nhau nhiều lại rất đáng suy ngẫm, tiêu biểu như cầu lông. Rõ ràng, cầu lông Việt Nam chẳng hề kém cạnh mấy người Thái về phong trào, khả năng đầu tư, nhân tố. Dầu vậy, cả chục năm nay, môn được quan tâm, yêu thích đầu bảng này vẫn chỉ trông cả vào một Tiến Minh, phần nào đó là Vũ Thị Trang.

Thảm họa bóng “đè”Hiện tại, Minh đã bước qua sườn dốc bên kia của nghiệp đấu, còn Trang chưa biết đến bao giờ mới lọt được vào Top 30, chứ chưa nói đến nhóm hàng đầu. Trong khi đó, Thái Lan đang sở hữu tới 9 tay vợt thuộc nhiều lứa tuổi, hầu hết hãy còn rất trẻ, giống như Tiến Minh. Nam có Tanongsak hạng 21 thế giới, Boonsak Ponsana hạng 26 và đặc biệt nữ Ratchanok Intanon thứ 5, cùng hai người khác cũng đứng trong Top 20. Có nghĩa là, họ sẽ luôn vững vàng trên đỉnh quốc tế, chứ không phải lo trở về cảnh “tay trắng” như Việt Nam sau khi Tiến Minh giải nghệ.

Nghịch cảnh một Ngọc Hoa hay nhất khu vực

Chính các chuyên gia của bóng chuyền Thái Lan cũng đánh giá họ không có một gương mặt nào xuất sắc như phụ công Nguyễn Thị Ngọc Hoa của Việt Nam. Thậm chí, các CLB Thái còn phải chạy đua quyết liệt để có được đội trưởng ĐTVN trong đội hình. Chỉ có điều, qua trường hợp Ngọc Hoa hay nhất Đông Nam Á lại càng phơi bày những điểm yếu chí tử của bóng chuyền nữ Việt Nam trước người Thái. Các ĐTQG được dẫn đầu bởi Ngọc Hoa vẫn luôn thảm bại.
TTVN ngày càng tụt hậu so với Thái Lan: Thảm họa bóng “đè”Tính riêng SEA Games, Việt Nam đã thua Thái Lan 8 trận chung kết liên tiếp, qua 14 năm đằng đẵng, thậm chí Ngọc Hoa cùng các đồng đội chỉ kiếm được của đối thủ đúng 1 hiệp thắng.

Dù không mạnh như nữ song các cầu thủ nam Thái Lan cũng mới chỉ một lần bị loại khỏi trận chung kết, và đăng quang tới 5 lần. Còn bóng chuyền nam Việt Nam đến 2005 mới giành tấm HCĐ đầu tiên, 2 lần vào tới trận cuối và đều thua. Trong đó, gần nhất, thầy trò Nguyễn Mạnh Hùng đã thất trận 0-3 tâm phục khẩu phục trước người Thái.

Với TTVN, có lẽ thảm họa bóng “đè” với nỗi ám ảnh từ người Thái sẽ còn kéo dài.

Sỹ Minh

Bóng chuyền nữ: 8 lần liên tiếp thua Thái Lan tại chung kết SEA Games kể từ năm 2001 (7 trận thua 0-3, 1 trận thua 1-3).

Cầu lông nam: Việt Nam có duy nhất Tiến Minh đang xếp hạng 38 thế giới; Thái Lan có Tanongsak hạng 21, Boonsak Ponsana hạng 26, Suppanyu Avihingsanong hạng 85.

Cầu lông nữ: Việt Nam có duy nhất Vũ Thị Trang hạng 55; Thái Lan có Ratchanok Intanon hạng 5, Ongbumrungphan hạng 17, Buranaprasertsuk hạng 21, Jindapon hạng 39, Ketethong hạng 62, Chochuwong hạng 77.

Tennis nam: Việt Nam chỉ có Lý Hoàng Nam đứng 1.055 ATP, Thái Lan có Danai Udomchoke hạng 494, Pruchya Isarow hạng 787, Puriwat Chatpatcharoen hạng 894, Phassawit Burapharitta hạng 985.

Tiến Minh thua đau “người quen” tại Vietnam Open
Niềm hy vọng số 1 Nguyễn Tiến Minh đã sớm dừng bước ở vòng 3 nội dung đơn nam giải đấu trên sân nhà, khi tái ngộ Chong Wei Feng, đối thủ quen thuộc mà anh từng thua ở nhiều lần gặp trước đó. Tay vợt người Malaysia đang kém tuyển thủ TP.HCM 3 bậc trên BXH thế giới (39 so với 36) song lại vượt trội về sức trẻ, thể lực và đang có phong độ rất cao.

Hoàng Nam “văng” ngay vòng 1 giải Men’s Future thứ 3 Sau khi thua ván đầu 15/21, Tiến Minh đã có một ván thứ 2 chơi cực hay để thắng lại Chong với cách biệt 21/9. Tuy nhiên, sự sa sút thấy rõ về thể lực đã khiến anh không thể tiếp tục “chiến đấu” sòng phẳng trong ván 3 quyết định, nhanh chóng phải gác vợt ở tỷ số 12/21.

Với thất bại 1-2 này của Tiến Minh, chủ nhà Việt Nam không còn có đại diện nào ở cả 2 nội dung đơn nam, đơn nữ và coi như thất bại trong mục tiêu tranh huy chương, do đại diện ở các nội dung đôi còn lại thua xa nhóm dẫn đầu. Đây cũng là một bước thụt lùi của Tiến Minh so ngay với thành tích lọt vào tới bán kết ở giải năm ngoái. Trước đó, anh từng lập kỷ lục vô địch đơn nam của giải quốc tế thường niên trên sân nhà tới 4 lần.

Hoàng Nam “văng” ngay vòng 1 giải Men’s Future thứ 3
Tại giải Men’s Future thứ 3 trên đất Ai Cập, tay vợt Lý Hoàng Nam đã dừng bước ngay từ vòng 1 khi chạm trán đối thủ rất mạnh Ugo Nastasi (Luxembour) hơn mình 3 tuổi và đang xếp hạng 715 ATP. Ngoài sự chênh lệch rõ rệt về đẳng cấp, Nam đã thua dễ chỉ sau 2 ván còn do thể lực không đảm bảo.

Hoàng Nam “văng” ngay vòng 1 giải Men’s Future thứ 3 Tuyển thủ 19 tuổi này đã bị vắt kiệt sức từ giải Men’s Future trước đó, nơi Nam lần đầu tiên lọt vào tới bán kết. Thực tế cuộc đấu với Nastati, Nam đã chơi rất tốt trong ván đầu khi vượt lên dẫn 3/2, duy trì sự bám đuổi tới 5/5 trước khi để đối phương vượt lên thắng 7/5. Sang ván 2 do đuối sức, Nam đã để mất hoàn toàn thế trận, đặc biệt thua kém trong khả năng giao bóng và các pha đánh bền, rồi thua nhanh 3/6. Bị loại ngay từ vòng 1, Nam đã thay đổi kế hoạch, lập tức lên đường sang Mỹ để sớm bước vào chuẩn bị cho giải Trẻ Mỹ mở rộng – Grand Slam trẻ thứ 4 của mình.

Đáng chú ý, sau giải Trẻ Mỹ mở rộng, Hoàng Nam sẽ về nước để dự tranh giải VĐTQ 2015 từ 15-24/09 tới tại TP.HCM. Đây là cơ hội để Nam tái chiếm ngôi Quán quân của mình sau một mùa giải bị “treo tay” do 2 lần không lên tập trung ĐTQG. Ở cả 2 giải 2012 và 2013, Nam đều chiến thắng thuyết phục.

S.M

Tiến Minh chỉ xếp hạt giống số 7 VietNam Open

Ở cuộc đấu quốc tế thường niên tại TP.HCM từ 24/8 tới, tay vợt số 1 Việt Nam chỉ được xếp làm hạt giống số 7, căn cứ vào thứ hạng trên BXH TG của các đấu thủ dự tranh.

Tiến Minh chỉ xếp hạt giống số 7 VietNam OpenCó tới 6 gương mặt đang có vị trí, thành tích hơn Tiến Minh tại giải, trong đó có một số đang đứng trong nhóm hàng đầu TG như Tommy Sugiarto (Indonesia), Lee Huyn II (Hàn Quốc), Xue Song (Trung Quốc)… Niềm hy vọng duy nhất của chủ nhà này rơi vào một nhánh đấu khó, trong đó ngay vòng 1, Tiến Minh đã phải chạm trán một đối thủ sừng sỏ là Daren Lew (Malaysia).  Khả năng để anh tái lập chiến tích lọt vào tới bán kết như giải năm ngoái, chứ chưa nói đến vô địch, được đánh giá rất thấp. Trong lịch sử 10 lần tổ chức, Minh từng có tới 4 lần đăng quang, thường xuyên xếp hạt giống số 1, song tình thế đã hoàn toàn khác khi anh không còn duy trì được thể lực và phong độ cao do tuổi tác.

Nhà VĐTG trẻ Anh Khôi “thọ giáo” Đại KTQT Đào Thiên Hải

Nhà vô địch cờ vua trẻ TG 2 lần Nguyễn Anh Khôi vừa tạo nên một chiến tích ngoạn mục nữa khi đoạt 2 tấm HCV, 1 HCB trong 3 nội dung của lứa tuổi U.14 giải Trẻ châu Á 2015.

Tiến Minh chỉ xếp hạt giống số 7 VietNam Open Dù ngành thể thao TP.HCM khẳng định Anh Khôi sẽ được đưa vào diện đầu tư trọng điểm, song đến thời điểm này vẫn chưa có kế hoạch nào được triển khai. Hiện tại,  khác biệt duy nhất kể từ khi Khôi lần đầu bước lên ngôi cao nhất giải trẻ TG vào 2012 chỉ là việc em được tập luyện, cọ xát cùng ĐT cờ TP.HCM. Khôi đang được “thọ giáo” Đại KTQT tên tuổi Đào Thiên Hải, song thời gian cũng không được thường xuyên.

Khởi tranh giải cầu lông phong trào tiền tỷ

Giải cầu lông công nhân viên chức lao động toàn quốc Cúp Báo Lao Động vừa khởi tranh tại NTĐ tỉnh Bắc Ninh với sự tham dự của trên 300 tay vợt đến từ 37 đơn vị trên cả nước.

Tiến Minh chỉ xếp hạt giống số 7 VietNam OpenĐây là cuộc đấu phong trào có quy mô lớn nhất của môn này, có tổng kinh phí tổ chức lên tới 1 tỷ đồng. Trong đó, riêng khoản dành cho giải thưởng là gần 500 triệu đồng.  Giải phân theo 5 nhóm tuổi, thi đấu tranh 26 bộ huy chương. Giải sẽ kết thúc vào 25/8 tới, với lễ bế mạc cùng một số trận chung kết sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Bắc Ninh và kênh VTC3.

S.M

Quang Liêm “trắng tay”ở giải châu Á

Tại giải đấu do U.A.E vừa kết thúc, kỳ thủ số 1 Việt Nam đã thất bại hoàn toàn khi không giành nổi tấm huy chương nào ở cả 3 nội dung cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh và cờ chớp.

Quang Liêm “trắng tay”ở giải châu ÁCụ thể, Liêm chỉ xếp 11 cờ tiêu chuẩn, đứng thứ 5 cờ nhanh và thứ 11 cờ chớp. Mục tiêu mà ngôi sao đang du học tại Mỹ này đặt ra là giành ít nhất 1 HCV trong 3 nội dung mà anh đều được xếp hạt giống số 1. Thành tích duy nhất của cờ vua Việt Nam tại giải đấu châu lục đỉnh cao này là tấm HCV cờ nhanh của Nguyễn Ngọc Trường Sơn.

Tiến Minh dừng bước ở vòng 3 giải VĐTG

Đúng như dự báo, tay vợt số 1 Việt Nam đã không thể làm nên bất ngờ trước đối thủ trẻ hơn tới 11 tuổi và đứng trên mình tới 30 bậc trên BXH thế giới Kento Momota (Nhật Bản). Tiến Minh đã gần như hoàn toàn bất lực và bị động chống đỡ trước sức tấn công mạnh mẽ của Momata, người đang đứng thứ 4 thế giới.

Quang Liêm “trắng tay”ở giải châu Á

Tuyển thủ người TP.HCM đã chấp nhận thua nhanh trong cả 2 ván với các tỷ số cách biệt 15/21 và 16/21. Việc Tiến Minh dừng bước ngay từ vòng 3 một giải đấu đỉnh cao như giải VĐTG không có gì bất ngờ với tuổi tác, phong độ và thể lực hiện tại của anh. Giới chuyên môn cùng NHM giờ chỉ mong Tiến Minh sẽ duy trì được một thứ bậc trong Top 50 thế giới để có thể giành quyền dự tranh Olympic vào sang năm. Theo dự kiến của Tiến Minh, anh cũng sẽ giải nghệ vào cuối 2016.

Nguyễn Thị Huyền dự tranh 400m rào tại giải VĐTG

Vào ngày 18/8 tới, Nguyễn Thị Huyền- đại diện duy nhất của điền kinh Việt Nam tại giải VĐTG 2015- sẽ lên đường sang Trung Quốc tranh tài.

Quang Liêm “trắng tay”ở giải châu ÁCô sẽ dự tranh một nội dung duy nhất là 400m rào, đường chạy đã giúp Huyền giành HCV, phá ky lục và vượt chuẩn Olympic tại SEA Games 28. Hiện tại kế hoạch xuất ngoại tập huấn tại Nga của kỷ lục gia SEA Games này cũng đã đổ bể vì nhiều lý do khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do Liên đoàn điền kinh Việt Nam đã không thể liên hệ với các địa điểm trên đất Nga.

S.M

Trường Sơn đoạt HCV cờ nhanh châu Á

Kỳ thủ số 2 Việt Nam Nguyễn Ngọc Trường Sơn đã khẳng định khả năng và kinh nghiệm đánh nhanh vô cùng đặc biệt để bước lên ngôi cao nhất nội dung cờ nhanh cá nhân nam tại giải vô địch châu Á 2015 đang diễn ra ở U.A.E.

Trường Sơn đoạt HCV cờ nhanh châu ÁHành trình đăng quang của Sơn cũng diễn ra nghẹt thở đúng tính chất của loại hình đặc thù này khi chỉ được quyết định sau ván cuối cùng (ván 8), với một ván hòa đầy gian khó trước chính người đồng hương Lê Quang Liêm. Chung cuộc, Sơn đã giành 6 điểm (6 ván thắng, 2 ván hòa). Quang Liêm cũng là 1 trong 4 người cùng đạt 5,5 điểm, chỉ kém Sơn đúng 0,5 điểm song phải xếp hạng 5 do thua về chỉ số phụ.

Mục tiêu giành HCV tại giải châu lục lần này của siêu kỳ thủ Quang Liêm vẫn bất thành. Ở nội dung cờ cá nhân tiêu chuẩn trước đó, anh chỉ xếp hạng 10 với 6 điểm (3 ván thắng và 6 ván hòa).

 

Tiến Minh đả bại tay vợt hạng 10 thế giới

Tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam đã có màn trình diễn hay nhất của mình kể từ đầu năm khi đánh bại đối thủ đang xếp hạng 10 thế giới Kashyap Parupalli (Ấn Độ) để lọt vào vòng 3 giải VĐTG 2015 tại Indonesia. Ở cuộc đấu kéo dài 65 phút này, Tiến Minh đã tái hiện được điểm mạnh chơi bền bỉ, linh hoạt, cũng như thể hiện một bản lĩnh dày dạn. Bị dẫn trước 17/21 trong ván 1, cựu binh 32 tuổi người TP.HCM đã xuất sắc làm nên một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục, khi giành thắng lợi thuyết phục ở cả 2 ván sau đó với các tỷ số 21/13, 21/18. Thắng trận 2-1, Tiến Minh sẽ tiếp tục chạm trán một đối thủ hàng đầu khác, thậm chí còn có đẳng cấp cao hơn nhiều Kashyap là Kento Momota (Nhật Bản, hạng 4 thế giới).

Trường Sơn đoạt HCV cờ nhanh châu Á

Ở nội dung đơn nữ, Vũ Thị Trang đã dừng bước ngay từ vòng 2 khi gặp phải tay vợt hạng 6 thế giới Wang Yihan (Trung Quốc). Tuy nhiên, Trang đã có một trận đấu đỉnh cao của mình, vì không chỉ thắng được Wang 1 ván mà còn gây rất nhiều khó khăn cho đối phương trong suốt trận đấu mà mình thua

1-2 (18/21, 21/17, 13/21).

Giải cầu lông CNVCLĐ toàn quốc Cúp báo Lao động 2015

Trong lần thứ 2 tổ chức, giải đấu diễn ra tại NTĐ Bắc Ninh từ 20 đến 25/08/2015 vẫn duy trì được quy mô, vị thế của một cuộc đấu phong trào lớn bậc nhất Việt Nam với sự tham dự của 310 tay vợt đến từ 40 đoàn. Các VĐV sẽ phân chia thành 5 nhóm tuổi, tranh 26 bộ huy chương. Tổng giá trị giải thưởng của giải lên tới 450 triệu đồng, với mức tiền mặt và hiện vật là 7 triệu đồng/HCV, 5 triệu đồng/HCB và 2 triệu đồng/HCĐ. Lễ khai mạc, bế mạc và một số trận chung kết sẽ được tường thuật trực tiếp trên Đài THKTS VTC và Đài PT-TH Bắc Ninh.

S.M   

ĐTQG bóng chuyền nam sẽ có chuyên gia Nhật Bản

Chuyển động 24h: Điểm tin thể thao trong nước ngày 23/7

Hiện tại, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đang xúc tiến việc thuê chuyên gia nước ngoài chất lượng cao cho 2 ĐTQG nam – nữ. HLV đội nữ có thể sẽ là chuyên gia người Trung Quốc, còn đội nam đang nhắm tới một ông thầy người Nhật Bản. Mức lương cho hai chuyên gia ngoại sẽ dao động 4.000-5.000 USD/tháng. Phương thức sử dụng chuyên gia trong giai đoạn mới của môn này là dài hạn và bài bản. Trong đó, các HLV ngoại sẽ không chỉ đảm trách ĐTQG mà cả Đội tuyển trẻ, cũng như hỗ trợ bóng chuyền Việt Nam mảng đào tạo trẻ, cũng như định hình lối chơi riêng.

Tiến Minh chắc suất dự Olympic 2016

5p2

Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn Cầu lông thế giới (BWF), có tổng cộng 172 tay vợt của 5 nội dung giành quyền tranh tài tại Olympic 2016. Trong đó, đơn nam và đơn nữ, mỗi nội dung sẽ có 38 suất dự tranh. Xét trên thứ hạng, cả 2 tay vợt hàng đầu Việt Nam Nguyễn Tiến Minh (hạng 32 nam thế giới) và Vũ Thị Trang (hạng 39 nữ thế giới) đều sẽ có suất tới Brazil vào năm tới. Thực tế xét chọn ở các kỳ Thế vận hội trước, một tay vợt chỉ cần đứng trong Top 50 thế giới gần như chắc chắn có suất chính thức. Vấn đề đặt ra cho cả Minh và Trang là phải giữ được một vị trí ở Top 50 thế giới ít nhất tới tháng 5/2016, thời điểm BTC gút lại danh sách tuyển chọn. Tiến Minh từng 2 lần liên tiếp dự Olympic, 2008 và 2012.

S.M

Kình ngư Phương Trâm dự giải trẻ toàn quốc : Giành HCV cho… Trung tâm HLQG TP.HCM

Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, cũng như quyền lợi chính đáng của cá nhân VĐV, ngành thể thao đã đạt được thỏa thuận với đơn vị chủ quản cũ để kình ngư 14 tuổi đang vướng vào vụ lùm xùm đi – ở này vào giờ chót dự tranh giải bơi trẻ toàn quốc vừa khởi tranh ngay tại TP.HCM. BTC đã đặc cách cho Nguyễn Diệp Phương Trâm đăng ký thi đấu dưới danh nghĩa thành viên của Trung tâm HLTTQG TP.HCM, nơi em đang được tạo điều kiện tập huấn, dù ĐTQG đã giải tán. Đây được coi như một giải pháp hợp tình, hợp lý của những người có trách nhiệm, đặc biệt trong bối cảnh sự vụ liên quan đến Phương Trâm sẽ còn diễn biến phức tạp, kéo dài, khi gia đình đã khởi kiện ngành thể thao TP.HCM ra tòa.

5d1

Rất đáng chú ý vì ngay ngày đầu tiên, tài năng trẻ từng lọt vào chung kết 2 nội dung tại SEA Games 28 đã lập tức giành 2 HCV ở các cự ly 200m hỗn hợp và 100m tự do.

Tiến Minh thất thủ ở vòng 3 giải Đài Loan

Tay vợt số 1 Việt Nam đang đứng thứ 32 thế giới đã không thể làm nên bất ngờ tại vòng 3 giải Đài Loan mở rộng khi để thua đối thủ hạng 8 thế giới đang có phong độ cao Chou Tien Chien. Dù Tiến Minh đã chơi nỗ lực song sớm phải nhận một thất bại toàn diện, được thể hiện rõ ngay từ tỷ số cách biệt rõ rệt trong cả 2 ván đấu (12/21, 14/21). Dù dừng bước từ vòng 3, tay vợt người TP.HCM đã có một giải đấu khá khởi sắc so với chính mình, đặc biệt với chiến thắng thuyết phục trước hảo thủ Hu Yun (Hong Kong, hạng 14 thế giới) 2-0 tại vòng 2.

5d2

77 tay vợt đấu giải bóng bàn quốc tế Cây vợt vàng

Tranh tài từ 23 đến 26/07 tới NTĐ Nguyễn Du (TP.HCM), giải đấu truyền thống lần thứ 28 này thu hút 77 tay vợt, gồm các đại diện của Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc) cùng 3 đội chủ nhà gồm: ĐTVN, TP.HCM và Petrosetco.

Bên cạnh sự có mặt của hầu hết các gương mặt hàng đầu Việt Nam như Trần Tuấn Quỳnh, Nguyễn Anh Tú, Lê Tiến Đạt, Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Việt Linh, giải còn có sự góp mặt của nhiều tay vợt chuyên nghiệp, có thứ hạng quốc tế cao như Zeng Jian (Singapore, hạng 62 thế giới), Batra Manika (số 1 Ấn Độ), Kim Kyung Min (Hàn Quốc, vô địch đơn nam giải Cây vợt vàng năm 2014)…

S.M – P.H

4c1

Tiến Minh văng xuống hạng 35 thế giới: Ngay sau thất bại ở SEA Games 28, tay vợt số 1 Việt Nam lại vừa đón nhận một tin rất đáng buồn khi bị tụt liền 7 hạng, xuống đứng thứ 35 trên BXH đơn nam thế giới. Đây là kết quả khó tránh do từ đầu năm Tiến Minh dự tranh rất ít giải quốc tế trong hệ thống và đều bị loại ở một số giải đấu khác. Tuyển thủ TP.HCM đang đứng trước nguy cơ có thể tiếp tục tụt hạng nặng ở những đợt xếp hạng sắp tới.

Trong khi đó, gương mặt vừa bảo vệ thành công tấm HCĐ SEA Games Vũ Thị Trang cũng bị rớt 2 hạng, xuống thứ 49 đơn nữ thế giới. Vị trí ở Top 50 của chị cũng đang bị đe dọa bởi chỉ còn hơn đối thủ xếp sau đúng 77 điểm.

4c2

Taekwondo bị loại khỏi nhóm môn trọng điểm: Lần đầu tiên, ngành thể thao đã xác định rõ sẽ đưa môn thể thao mũi nhọn số 1 trong suốt một thời gian dài, từng giành huy chương Olympic và HCV ASIAD đầu tiên cho TTVN, ra khỏi môn trọng điểm cho các mục tiêu Olympic và ASIAD. Lý do bởi trình độ của taekwondo nhiều năm qua chỉ xếp ở nhóm cuối nhóm 2 thế giới, gần như không còn hy vọng tranh chấp huy chương Olympic hay HCV ASIAD. Điều quan trọng, khả năng thay đổi tình thế, tiếp cận trở lại nhóm dẫn đầu thế giới là quá thấp, trong mặt bằng chung taekwondo quốc tế hiện tại. Tuy nhiên, với TTVN, taekwondo vẫn sẽ là môn chủ lực ở nhóm 2 gánh vác nhiệm vụ tại các kỳ SEA Games, giành huy chương ASIAD hay đoạt suất tới Olympic.

4c3

Nguyễn Thị Huyền đoạt HCV giải Grand Prix châu Á: Sau vòng đầu cuộc đấu châu lục thường niên có giải thưởng 50.000 USD chỉ giành 3 HCB, đến vòng thứ 2, điền kinh Việt Nam đã có tấm HCV đầu tiên, do công của Nguyễn Thị Huyền trên đường chạy 400m. Tuyển thủ vừa giành 3 HCV, 1 kỷ lục và 2 chuẩn Olympic tại SEA Games 28 này đã về nhất với thông số khá tốt 52 giây 75, cho dù còn kém thành tích 52 giây 00 của chính chị trên đất Singapore. Đây là một cơ hội cọ xát giá trị cho Huyền khi chạm trán 44 đối thủ nhiều trình độ, trường phái ở khắp châu Á. Cũng ở vòng 2 Grand Prix 2015, Việt Nam còn có 1 HCB ở nội dung nhảy 3 bước nữ, thuộc về Trần Huệ Hoa với 13m75. Vòng 3, cũng là vòng cuối của giải do Thái Lan đăng cai sẽ diễn ra vào ngày 29/06.

S.M

(Thethao24.tv) – Sau một chuỗi thành tích bết bát khiến tay vợt số 1 Việt Nam tụt xuống hạng 17 thế giới, có vẻ như giải đấu trên đất Mỹ là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự nỗ lực cũng như may mắn của Tiến Minh. Ở vòng 1, tuyển thủ TPHCM đã chơi rất hay và chỉ mất đúng 17 phút để đánh bại đối thủ hoàn toàn dưới cơ Robert Henson Waller (hạng 788 thế giới) với các tỷ số đầy chênh lệch 21/4 và 21/2.

Sang đến vòng 2, tưởng như cựu binh 31 tuổi sẽ phải gặp nhiều khó khăn khi chạm trán tay vợt khó chơi người Ấn Độ Chetan Anand. Tuy nhiên, rất bất ngờ vì Minh đã không phải tốn một giọt mồ hôi nào vẫn giành quyền vào vòng 3 do đối thủ chủ động xin bỏ cuộc.

cot2

Ở vòng 3, Tiến Minh tiếp tục được gặp một đối thủ dễ thở trên hành trình bảo vệ ngôi vô địch là Chia Hsin Wan (Đài Loan, hạng 84 thế giới).

Gần 450 tay vợt dự VCK cầu lông Công nhân viên chức toàn quốc

VCK giải đấu do báo Lao động làm chủ giải này sẽ khởi tranh từ hôm nay (12/7) tại NTĐ tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham dự của gần 450 tay vợt thuộc 55 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành, ngành đã vượt qua vòng loại tại 6 khu vực trên toàn quốc.

Điều đặc biệt, lễ khai mạc và bế mạc cùng các trận đấu mở màn và chung kết sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Vĩnh Phúc, đồng thời được VTC tiếp sóng. Trong đó, BLV Vũ Quang Huy sẽ trực tiếp đảm trách vai trò bình luận trong trận đấu biểu diễn khai màn, giữa cặp đôi tuyển thủ quốc gia trẻ với đôi của chủ nhà Vĩnh Phúc. Trước đó, tay vợt số 1 Việt Nam Tiến Minh cũng đã thi đấu biểu diễn trong ngày khởi tranh vòng loại khu vực 6, diễn ra tại Cần Thơ.

Theo đánh giá của Tổng thư ký Liên đoàn Cầu lông Việt Nam Lê Thanh Sang, đây không chỉ là giải đấu đông đảo nhất mà còn có chất lượng cao nhất trong các giải đấu phong trào của môn này. Kể từ nay giải sẽ tổ chức thường niên và được đưa vào hệ thống chính thức của Liên đoàn Cầu lông Việt Nam.

1 HLV, 2 VĐV Việt Nam dự trại hè bóng rổ thế giới

Một tin rất vui cho bóng rổ Việt Nam khi 1 HLV cùng 2 VĐV trưởng thành từ giải U.17 toàn quốc cúp Cool air đã được mời tham dự Trại hè thế giới tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 8 tới.

Trong khi đó, giải U.17 toàn quốc lần thứ 5 này cũng vừa khởi tranh với sự tham dự của 70 trường PTTH, THCS và trung tâm TDTT của cả nước, ở hai nội dung của nam và nữ.

Điểm mới đáng chú ý nhất chính là việc lần đầu tiên giải mở rộng đối tượng ra cho cả các đối tượng học sinh PTCS, với 7 đội dự tranh.

Dù là giải đấu phong trào cho đối tượng trẻ song giải có giá trị giải thưởng rất cao lên tới 100 triệu đồng, trong đó mỗi đội vô địch nam, nữ nhận 15 triệu đồng. Ngoài ra BTC còn bình chọn đội hình 5 cầu thủ tiêu biểu, với phần thưởng cho mỗi người là 5 triệu đồng.

SM