Trần Mạnh Hùng

“Anh Hùng phát biểu như vậy là không đúng, không chính xác. Hội nghị tổng kết mùa giải nên tôi không tiện trả lời vấn đề bức xúc của anh Hùng nhưng đến Đại hội cổ đông vào cuối tháng 10 này, tôi sẽ trả lời tất cả mọi thắc mắc, đặc biệt nếu anh Hùng thắc mắc gì thì cứ chuẩn bị.

Anh tong ket mua giai 2015_ Phu Hoa1

Nói thẳng, anh Hùng nói như vậy mục đích là để giảm uy tín của tôi và Trưởng BTC Nguyễn Minh Ngọc, vì không muốn ai trong số chúng tôi ngồi vào chiếc ghế TGĐ của VPF hiện đang không có chủ, khi sau ngày 20/09/2015 anh Phạm Ngọc Viễn nghỉ.

Sau vòng 8, đáng lẽ ra anh Viễn đã nghỉ nhưng vì tình cảm nên ở lại đến hết V.League 2015 và HĐQT đồng ý. Vấn đề này tế nhị nên không ai nói ra nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng” nên tôi buộc phải lên tiếng để bảo vệ uy tín của mình. 4 năm kể từ khi ra đời, VPF chạy khắp nơi để tìm kiếm tài trợ mỗi năm trên 50 tỷ đồng để có tiền chi phí cho công tác tổ chức và hỗ trợ các đội. Tại VPF, tất cả mọi người từ TGĐ đến nhân viên đều phải chạy tài trợ trước mỗi mùa giải. Vậy nên, tôi không muốn công bố hàng năm mình mang về bao nhiêu tiền cho VPF, vì đó là công sức chung của cả một tập thể.

Nếu như VPF hoạt động không hiệu quả, không chạy được tài trợ, vậy 4 năm qua lấy tiền đâu ra để tổ chức các giải đấu? Tiền đâu để hỗ trợ cho các CLB tham dự giải? Xin nêu ra dưới đây một vài con số và những công việc trong 4 năm qua VPF đã làm được: Doanh thu mỗi năm của VPF từ khi ra đời năm 2012: Năm 2012 là 66 tỷ đồng, năm 2013 là 60 tỷ đồng, năm 2014 là 55 tỷ đồng và năm 2015 là 70 tỷ đồng.

Số tiền này, VPF dùng để tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp. Và từ mùa giải 2013, tất cả các CLB tham dự V.League, hạng Nhất đều được VPF hỗ trợ dựa trên số tiền còn lại sau khi đã trừ hết mọi chi phí hoạt động của VPF. Có sự khác nhau giữa V.League và hạng Nhất. Cụ thể như sau:

Năm 2013: 12 tỷ đồng chia đều cho 19 CLB tham dự, mỗi CLB được VPF hỗ trợ 630 triệu đồng (11 CLB V.League và 8 CLB hạng Nhất).

Năm 2014: 11,5 tỷ đồng chia đều cho 21 CLB tham dự, mỗi CLB được VPF hỗ trợ 548 triệu đồng (13 CLB V.League và 8 CLB hạng Nhất).

Năm 2015: 15 tỷ đồng chia đều cho 22 CLB tham dự, mỗi CLB được VPF hỗ trợ 681 triệu đồng (14 CLB V.League và 8 CLB hạng Nhất)”.

Ông Phạm Phú Hòa tỏ ra bức xúc với phát biểu của Chủ tịch CLB Hải Phòng, Trần Mạnh Hùng.

THÁI HẢI

“HĐQT Công ty VPF bổ nhiệm ông Phó TGĐ phụ trách tài chính (ông Phạm Phú Hòa – PV), 4 năm không mang về một xu nhưng vẫn ở sang, đi máy bay ghế VIP và nhận lương hàng trăm triệu đồng/năm. Tôi yêu cầu xem xét lại, bởi nó ảnh hưởng đến các cổ đông. Chúng tôi phải lo từng đồng để tham dự giải, trong khi VPF lại lãng phí vô ích”.

Chủ tịch CLB Hải Phòng, Trần Mạnh Hùng phát biểu trong Hội nghị tổng kết các giải BĐCN VN 2015 ngày 28/09 tại Hà Nội.

Bản dự thảo báo cáo này dài 17 trang trong đó nội dung chủ yếu đề cập đến V.League. Thế nhưng, ngoài việc nhìn và hệ thống lại những việc đã làm được, BTC không chỉ ra những mặt chưa được, còn thiếu sót, hạn chế tại mùa giải vừa qua.

Theo đại diện các đội bóng, bản tổng kết này được “tô hồng”, không có tính xác thực và chung chung, không phải một bản đánh giá tổng kết.

Báo cáo tổng kết V.League 2015: “Toàn nói hay, nói tốt”

Lý giải về bản tổng kết sơ sài, trưởng BTC Nguyễn Minh Ngọc cho biết: “Chiều 26/09 mới khép lại các giải đấu chuyên nghiệp nên chúng tôi phải làm gấp rút bản dự thảo. Nó chưa phải bản tổng kết chính thức mà cần chờ ý kiến đóng góp của các đội bóng để sát với thực tế”.

TỐ QUYÊN

Tôi đề nghị BTC giải, VPF điều tra làm rõ những trận đấu ở lượt về mà dư luận và truyền thông nhắc đến có vấn đề và tiêu cực. Rất nhiều trận đấu được đặt nghi vấn, ngay cả trận Hải Phòng – XSKT.Cần Thơ nữa. Bạo lực là bạo lực thế nào? Đó là những vấn đề BTC giải cần phải có trách nhiệm lên tiếng.

Chủ tịch CLB Hải Phòng “nổ” ra sao?
Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng.

Các CLB đóng góp cho VPF rất nhiều như logo nhà tài trợ trước ngực áo, biển quảng cáo được đặt chỗ đẹp nhất trên sân nhưng tôi thấy BTC giải không tôn trọng và quan tâm. Cuối cùng CLB là đối tượng khổ nhất.

Việc chúng tôi chậm đóng các khoản tiền cho VPF là có lý do. Năm 2014 Hải Phòng vô địch Cúp QG được thưởng 1 tỷ đồng nhưng 3 tháng sau VPF không chuyển và không nói rõ vì sao. Trong khi đó, chúng tôi chậm là bị phạt ngay. Tôi hỏi nếu BTC giải, VPF chậm và sai phạm thì ai phạt các ông?

Bổ nhiệm là đúng nhưng cách thức bổ nhiệm Phó TGĐ VPF là sai. Bởi khi xong xuôi hết mọi chuyện rồi các cổ đông mới được thông báo ông Nguyễn Minh Ngọc là Phó TGĐ.

Trong dự thảo Tổng kết mùa giải, tôi thấy ông Ngọc đề cập đến việc CLB Hải Phòng, Đà Nẵng, HA.GL vi phạm nội quy về phát ngôn gây ảnh hưởng đến uy tín của VPF và giải đấu, bị nhắc nhở bằng công văn. Tôi hỏi lại ông Ngọc, tôi bị nhắc nhở và phạt ở công văn nào, số bao nhiêu, ngày tháng năm nào? Tôi phải chất vấn vì đó là danh dự của Hải Phòng và cá nhân tôi. Nếu không có chuyện đó, tôi đề nghị ông Ngọc phải công khai xin lỗi tôi.

Cái cần nói thì các ông không nói, cứ đi trốn tránh trách nhiệm và đi phong danh tước cho nhau. Điều chúng tôi cần là nhìn thẳng và nói thật chứ không phải một bản báo cáo toàn “màu hồng”.

Những vấn đề nổi cộm của mùa giải như tiêu cực, có mùi hay không có mùi, vấn nạn bạo lực thì lại không thấy nói. Có hay không, BTC giải cũng phải ý kiến và báo cáo tổng kết chứ, đằng này đưa ra toàn những cái không xác thực và quan liêu.

HĐQT công ty bổ nhiệm ông Phó TGĐ phụ trách tài trợ, 4 năm không mang về một xu nhưng vẫn ở sang, đi máy bay ghế VIP và nhận lương hàng trăm triệu đồng/năm. Tôi yêu cầu phải xem xét lại, bởi nó ảnh hưởng đến các cổ đông. Chúng tôi phải lo từng đồng để tham dự giải, trong khi VPF lại lãng phí vô ích.

P.A (ghi)

Việc hoãn tổ chức do những nhà điều hành cấp cao muốn tránh những vấn đề nóng và nhạy cảm đang diễn ra. Đây được xem là đòn “né” ngoạn mục, để tránh phải giải trình những chuyện nghị sự nóng bỏng.

Nhà báo Nguyễn Nguyên: Đại hội VFF lại bị hoãn
Chủ tịch CLB bóng đá Hải Phòng, Trần Mạnh Hùng.

Chủ tịch CLB bóng đá Hải Phòng Trần Mạnh Hùng đã chia sẻ rất thật về lý do ông không gọi đấy là Đại hội theo đúng nghĩa đen của nó mà lại gọi là “hội” với lý do sau:

“Đại hội VFF là nơi những người có trách nhiệm cao nhất đại diện cho các tầng lớp của bóng đá Việt Nam tham dự để nghe báo cáo, để đóng góp ý kiến, để điều chỉnh và để chất vấn các vấn đề trong ngôi nhà VFF. Ngôi nhà mà người ta hoạt động theo cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Thế nhưng ý nghĩa của các Đại hội đã chỉ còn sót lại một từ “hội” vì họ đến đấy chỉ để nghe, để vỗ tay, rồi ra sân ngồi ghế VIP xem đá bóng… Nguy hiểm là văn hóa đại khái và vui vẻ khi dự Đại hội đã ảnh hưởng đến chính sách của cả một nền bóng đá. Điển hình là cũng từ những Đại hội đấy, người ta dễ dàng thông qua Quy chế bóng đá chuyên nghiệp trong đó có điều 39 về xử phạt cầu thủ. Vừa qua khi ứng dụng vào phạt Quế Ngọc Hải thì mới biết là cả làng đều sai vì cùng gật, cùng biểu quyết vào thứ luật đứng trên cả luật dân sự…”.

Do đó, việc không “hội” vào tháng 10 là chắc chắn dù các Ủy viên BCH đã nhận được thông báo dự kiến ngày “hội” và cũng được phát phiếu thăm dò ngày tổ chức. Tuy nhiên, chỉ 1-2 ngày sau khi nhận được thông báo thì nhiều Ủy viên lại nhận được điện thoại từ văn phòng VFF đề nghị đánh dấu vào ô không đồng ý tổ chức vào ngày 12 và 13/10.

Như vậy, Thường trực VFF sẽ không phải đối mặt với chất vấn xung quanh hàng loạt sự kiện nóng bỏng và nhạy cảm đang diễn ra bao gồm công tác Đội tuyển; định hướng chiến lược bóng đá Việt Nam; vai trò HLV ngoại và trách nhiệm của Hội đồng HLV quốc gia; sự cố 2 quan chức bị tố cáo nhận hối lộ; mùa giải V.League đầy dấu hỏi; Quy chế bóng đá chuyên nghiệp đứng trên cả luật dân sự…

Tháng 10 nóng vì thế đã được “lái” sang tháng 12 và có thể là trước Tết để quả bóng được xì bớt hơi hoặc cũng có thể nói là “quả bom” như những bức xúc của bầu Đức vừa qua được “tháo ngòi”…

Vừa qua, ông Trần Mạnh Hùng, cũng là một trong những đại diện 65% cổ đông ở VPF, chỉ ra bộ máy điều hành hỏng nên V.League loạn và chia sẻ những gì ông trao đổi với lãnh đạo VPF.

Ông Hùng nói: “Tôi có nói với anh Võ Quốc Thắng – Chủ tịch HĐQT VPF là tôi hiểu phần khó của anh Thắng nhưng không đồng ý với việc Công ty cổ phần VPF do các CLB góp vốn đến 65% mà lại hoạt động lệch hướng và không hiệu quả. Là một cổ đông của VPF tôi không muốn VFF vươn tay quậy hết cả cám lẫn cháo ở VPF một cách sai luật và mất bình đẳng với các cổ đông như thế”.

Tháng 10 vì thế mà không có “hội”.

NGUYỄN NGUYÊN

Năm đầu hoạt động, điều quyết liệt nhất VPF làm được là hoạt động theo đúng luật doanh nghiệp lẫn luật công ty cổ phần bởi “chủ quyền” thuộc về các ông bầu, các CLB (tham gia 65% cổ phần so với VFF là 35% cổ phần). Lần đầu tiên bản quyền V.League bán được với cái giá đáng kể sau khi VPF lấy lại bản quyền từ AVG. Sau đó, khi VPF mất người cầm trịch lẫn hiểu biết về luật cũng như đủ cơ để “đấu” lại những thế lực muốn lấy lại các giải đấu để tổ chức thì VPF dần “biến dạng”.

Sự “biến dạng” này đã được Chủ tịch LĐBĐ Hải Phòng kiêm Chủ tịch CLB Bóng đá Hải Phòng chỉ ra những phần sai mà VPF đánh mất đi chức năng hoạt động của công ty cổ phần để bị “lái” theo hoạt động như “công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên” (theo cách nói của ông Trần Mạnh Hùng).

Ông Hùng dẫn chứng các cổ đông chiếm 65% cổ phần không còn được tôn trọng mà thay vào đấy là VFF mà đứng đầu là CT Lê Hùng Dũng và PCT Trần Quốc Tuấn chỉ đạo hết. Từ việc cấy người của VFF vào HĐQT đến việc “ép” phải đưa người của Phòng thi đấu VFF Nguyễn Minh Ngọc vào làm trưởng BTC giải. Sau đó là ép luôn việc đưa ông Ngọc làm Phó TGĐ và có ý định đẩy lên thay ông Phạm Ngọc Viễn làm TGĐ.

Chính từ việc VFF lấn hết phần và quyền của 65% cổ đông còn lại điều hành V.League khiến giải đấu này y hệt như hồi VFF điều hành các giải đấu. Ông Hùng cũng chỉ ra phần bất hợp lý mà nếu thực sự VPF điều hành thì phải tính đến yếu tố con người mà VPF thuê để làm sao có lợi nhất cho công ty. Đằng này toàn là người được gài vào từ VFF, thậm chí là gài vào để ăn lương hay để mượn chức quyền trong VPF làm kinh tế.

Nhà báo Nguyễn Nguyên: VPF đang bị “biến dạng”
Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng (phải).

Đó là việc ông Trần Mạnh Hùng đã hỏi thẳng Chủ tịch HĐQT Võ Quốc Thắng về việc tại sao thuê một Phó TGĐ Phạm Phú Hòa suốt gần 4 năm trả lương mỗi tháng 45 triệu đồng; bao tiền vé máy bay, ăn ở đi đủ mọi nơi mà không mang về được một đồng nào tài trợ nhưng VPF vẫn è cổ ra trả lương. Khi bị chất vấn như thế, ông Võ Quốc Thắng không thể trả lời được và đó cũng là điều cho thấy ông này bất lực và lép vế hoàn toàn trước những nhân vật mà VFF cài vào dù ông Thắng danh nghĩa là Chủ tịch HĐQT.

Một điều khác nữa mà BĐVN đang tranh luận rất nhiều, đó là Quy chế bóng đá chuyên nghiệp được thông qua có những điểm và những phần bất hợp lý (như vụ Quế Ngọc Hải phải bồi thường toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương cho Anh Khoa) nhưng vẫn có hiệu lực sau khi được thông qua. Đó là quyền góp ý để hoàn chỉnh quy chế liên quan quyền lợi đội bóng, của cầu thủ và của CLB nhưng đại diện của các CLB thường đi họp qua loa. Nói như những thành viên từng dự họp về kể thì “vui là chính” trong khi phần nội dung cần đóng góp thì lại bị bỏ qua.

Sau V.League 2015, sẽ có bản tổng kết và nguy hiểm nhất là bản tổng kết đấy lại quay về điệp khúc như thời bao cấp lẫn thời VFF điều hành với những mỹ từ “thành công tốt đẹp” hay về “đích an toàn”.

NGUYỄN NGUYÊN

Không chỉ bị phản ứng trên sân Cần Thơ, ở Mỹ Đình CĐV đất Cảng cũng chăng biểu ngữ “đề nghị VFF, VPF và các cơ quan chức năng làm sáng tỏ trận đấu vòng 18 giữa XSKT.Cần Thơ – Hải Phòng”. Là người đứng đầu đội bóng, Chủ tịch Trần Mạnh Hùng bày tỏ quan điểm: “Tôi phải nói luôn thế này, CĐV ở Hải Phòng rất đông, yêu và cuồng  nhiệt nhưng cũng có một vài nhóm mang danh CĐV chỉ đi quậy để làm sao cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Họ không xây dựng. Hãy cứ thử nhìn xem cái băng rôn vừa rồi được treo ở sân Mỹ Đình có được bao nhiêu người thực hiện việc đó, trong khi CĐV Hải Phòng thì có hàng vạn người. Họ chỉ là số ít những cá nhân quá khích, muốn làm xấu mặt đội bóng.

Chủ tịch CLB Hải Phòng - Trần Mạnh Hùng.
Chủ tịch CLB Hải Phòng – Trần Mạnh Hùng.

Tôi không có ý chê trách CĐV, bởi họ được quyền nghĩ, được quyền phát ngôn nhưng phải công bằng, góp ý có tính chất xây dựng, tốt cho đội bóng. Họ không đứng ở góc độ ở một nhà quản lý, hiểu và biết hết những khó khăn mà chúng tôi gặp phải. Chỉ vì nhìn nhận một trận thua theo cách chủ quan đã quy chụp là có tiêu cực như thế thì họ đang phụ lòng cầu thủ, những người đã nỗ lực, cố gắng thi đấu thời gian qua…”.

Để viện dẫn cho thất bại trước XSKT.Cần Thơ, người đứng đầu của đội bóng đất Cảng còn đưa ra ví dụ: “B.Bình Dương có mạnh không? Quá mạnh, là ĐKVĐ và là “Chelsea Việt Nam”, tại sao vẫn bất ngờ ngã ngựa trước đội bóng được đánh giá yếu hơn rất nhiều như HA.GL? Ngay cả HLV Mai Đức Chung cũng lên tiếng thừa nhận là nhiều cầu thủ đá giữ chân để lên tuyển, tức là không đá đúng sức. Thế thì có được gọi là có vấn đề về tiêu cực không?

“Đừng phụ sự nỗ lực của các cầu thủ”

Phải thẳng thắn là XSKT.Cần Thơ bây giờ không yếu. Họ thay đổi, tăng cường lực lượng ở giai đoạn 1 nên mạnh hơn rất nhiều. Nói thật, mục tiêu của chúng tôi đến làm khách ở trận đấu đấy cũng chỉ hy vọng kiếm được 1 điểm. Thế nhưng lực lượng không đủ, khi các trụ cột không chấn thương thì thẻ phạt hoặc bị ốm như trường hợp của Stevens, nếu cứ cố xếp vào đá nhỡ họ bị nặng hơn mà phải nghỉ mất vài vòng thì Hải Phòng sẽ như nào?

Với một giải đấu dài và khắc nghiệt, Hải Phòng buộc phải tính toán, có chiến lược. Nói thế không có nghĩa là chúng tôi nhường điểm hay buông, thi đấu thiếu tiêu cực. Chúng tôi phải biết mình là ai, nhất là thời gian sắp tới, lịch thi đấu của Hải Phòng rất dày, nếu không tính toán thật kỹ có thể sẽ phải nhận một chuỗi trận không thành công…”, Chủ tịch của đội bóng đất Cảng kết luận.

Hải Phòng năm nay nghèo, không giàu mạnh về ngân sách, kinh phí. Mục tiêu đơn giản là đá tốt từng trận một, đạt thành tích càng cao càng tốt. Chứ nếu cứ nói cho sướng mồm mà lúc không đạt được thì người ta nghĩ mình nổ thì rất dở…”.

TÚ PHẠM (ghi)