Hệ thống chuyển nhượng ở các CLB lớn: Không ai giống ai

Cơ bản nguồn tiền vẫn bắt nguồn từ các ông chủ song mỗi CLB ở Premier League – tâm điểm các ông lớn – vẫn có hệ thống khác nhau trên TTCN.

Thủ lĩnh Wenger

Arsenal là đội bóng đặc thù nhất, khi mà Arsene Wenger nhờ gần 2 thập kỷ gắn bó với đội bóng nên được quyền kiểm soát toàn bộ việc chuyển nhượng. HLV người Pháp vừa đóng vai là do thám, vừa là chuyên gia phân tích dữ liệu, là nhân vật đứng ra đàm phán và cũng là người đưa ra kết quả cuối cùng. Thậm chí, ông còn là nhân vật quyết định đến con số tài chính, dù thực tế tiền không phải của Giáo sư người Pháp. Các ông chủ của Arsenal trong các mùa chuyển nhượng chỉ có nhiệm vụ… móc túi trả tiền.

Hệ thống chuyển nhượng ở các CLB lớn khác: Không ai giống ai

Nghiễm nhiên, đằng sau Wenger là một dàn tuyển trạch viên và ông giống như một nhạc trưởng, vừa hô hào vừa vạch ra từng bước cho các mục tiêu chuyển nhượng. Thành công là do Wenger và thất bại hay sai lầm cũng do ông chịu trách nhiệm.

Tay lái Van Gaal

Tại Man Utd, thành công hay thất bại chuyển nhượng được gắn với cái tên GĐĐH Ed Woodward, và xem ra vai trò của HLV ở đội bóng này liên quan đến việc mua bán nhân sự là không nhiều. Tuy nhiên, thực tế tiếng nói của Louis van Gaal không hề nhỏ. HLV người Hà Lan chính là người xác định mục tiêu mua bán, điển hình như thương vụ Memphis Depay vào hè mới đây, sau đó trình bày chiến lược để thuyết phục đội ngũ cấp cao của Man Utd.

Hệ thống chuyển nhượng ở các CLB lớn khác: Không ai giống ai

Theo giới chuyên gia, hiện trong tay Van Gaal là một đội ngũ “trinh sát” hùng hậu, sẵn sàng cung cấp cho ông những thông tin cần thiết về các mục tiêu.

Ngón trỏ của Mourinho

Sự kiện Jose Mourinho đá văng Jorge Valdano khỏi chiếc ghế GĐTT của Real Madrid khi xưa đủ cho thấy HLV người Bồ say mê với công việc chuyển nhượng như thế nào, và rất sẵn sàng can thiệp sâu vào việc mua sắm. Tuy nhiên, 5 năm qua Mourinho chưa khi nào được giao quyền kiểm soát toàn bộ.

Hệ thống chuyển nhượng ở các CLB lớn khác: Không ai giống ai

Những ngày này ở Chelsea, vai trò của Mourinho là “dùng ngón tay trỏ chỉ vào một mục tiêu”, sau đó kế hoạch được trình lên hội đồng và ông chủ Abramovich. Nói chung, hệ thống chuyển nhượng của Chelsea có quy trình rất rõ ràng. Mourinho không thâu tóm toàn bộ nhưng là một mắt xích cực kỳ quan trọng.

Bù nhìn Pellegrini

Nhiều năm qua Man City nổi danh tiêu tiền nhưng để nói về “hệ thống vận hành chuyển nhượng” của CLB này thì lại khá… lộn xộn. HLV của họ – hiện là Manuel Pellegrini – gần như là một nhân vật bù nhìn, thay vào đó quyền quyết định nhân sự lại là 2 nhân vật cũ của Barca, GĐĐH Ferran Soriano và Giám đốc bóng đá Txiki Begiristain.

Hệ thống chuyển nhượng ở các CLB lớn khác: Không ai giống ai

Đôi khi, họ cũng lắng nghe nguyện vọng của HLV nhưng chủ yếu là họ vẫn muốn các ông thầy tập trung vào chuyên môn sân cỏ. Điều này có phần bất hợp lý, khi mà chính HLV là người nắm bắt được đâu là lực lượng nhân sự đội bóng cần. Bất cập này BLĐ Man City không phải không nhận ra, song nên nhớ rằng việc mua ngôi sao của đội bóng này không chỉ phục vụ chuyên môn mà cũng bao gồm cả chiến lược mang tính thương mại.

MẠNH KHÁNH

HLV và quyền hạn chuyển nhượng: Mô hình chuẩn nhưng vận hành ngớ ngẩn