Hệ thống hóa & 10 cũng như… 11

Khi bóng đá ngày càng được hệ thống hóa một cách chặt chẽ, với những tính toán chi tiết về mặt chiến thuật, còn tốc độ cùng thể lực được đẩy lên mức cao hơn, nhiều lúc người ta có thể nhầm lẫn rằng một đội bóng đang chơi đủ 11 người, khi các vị trí trên sân vẫn được đảm bảo nhờ khả năng di chuyển, bọc lót, dù đội bóng đó chỉ còn 10 người.

Thực tế, trước khi hệ thống phòng ngự khu vực ra đời, khi bóng đá chủ yếu còn là những cuộc đấu theo kiểu một-chọi-một, rất dễ tìm ra điểm yếu của đội bóng bị mất người. Một ví dụ điển hình là trận chung kết FA Cup 1953, khi đang dẫn 3-1 và trận đấu còn 20 phút, Bolton mất hậu vệ trái Tommy Banks vì chấn thương trong khi tiền vệ trái Eric Bell cũng không thể thi đấu. Hết quyền thay người, Bolton bất lực nhìn cầu thủ chạy cánh phải của Blackpool, Stanley Matthews cày nát hành lang trái và rồi chịu thua ngược 3-4.

Hệ thống hóa & 10 cũng như... 11Nhưng trong hệ thống phòng ngự khu vực, luôn có sự bọc lót nhằm đảm bảo sự an toàn ngay cả khi không có cầu thủ chơi cùng vị trí thay thế. Ví như trung vệ có thể dịch chuyển ra hành lang trái để che chắn và biết rằng bên cạnh anh ta, hậu vệ phải cũng sẵn sàng bó vào trong lấp chỗ trống và từ phía trên tiền vệ phải sẽ lùi về chám vào vị trí của hậu vệ biên.

Rõ ràng, trong môi trường bóng đá được hệ thống hóa hiện đại, ý nghĩ rằng đội bóng 11 người đá với đối thủ chỉ còn 10 người có nghĩa đang hơn hẳn 1 vị trí đã là lỗi thời. Tất nhiên, bóng đá không phải trò chơi trừu tượng, nên vẫn có sự khác biệt giữa việc mất đi một trung về và mất một cầu thủ chạy cánh, hay mất một ngôi sao trụ cột với một cầu thủ có thể thay thế bất cứ lúc nào. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu một đội bóng được chơi hơn người nghĩ rằng nắm nhiều hơn cơ hội chiến thắng và từ đó có những điều chỉnh về chiến thuật và nhân sự vượt quá năng lực thật của họ. Bởi khi đó, hãy dè chừng trái đắng từ đối thủ.

D.Q

Từ cú vấp của Real & câu chuyện 11 chọi 10: Hơn người đừng tưởng đã “ngon”