VPF

“Tôi không lạ với những gì mà vừa rồi anh Hùng hay anh Long lên án, chỉ trích và kêu ca. Mùa nào cũng như vậy, đến tổng kết thì “cãi nhau như mổ bò” nhưng chẳng thấy thay đổi gì cả. Điều này bên cạnh sự ích kỷ của các đội bóng, chỉ biết nghĩ cho mình hay vì mưu đồ cá nhân, tôi cho rằng lỗi, trách nhiệm của BTC giải, VPF và VFF cũng rất lớn.

Cựu GĐĐH CLB K.Kiên Giang - Trương Thanh Hồng: “Hết xôi rồi việc...”
Cựu GĐĐH CLB K.Kiên Giang, Trương Thanh Hồng.

Như trường hợp kêu than của anh Nguyễn Văn Long ở Đồng Nai về việc bị VFF, VPF, BTC giải đối đãi theo kiểu “sống chết mặc bay” vừa rồi chẳng hạn. Từ kinh nghiệm và thực tế của K.Kiên Giang trước đây, tôi cho điều này là hoàn toàn có thật.

Sau khi trụ hạng thành công ở mùa giải 2013, vì không có tiền nên chúng tôi buộc phải nghỉ chơi và quyết định giải tán đội bóng. Mình không đủ tiềm lực thì nghỉ, đơn giản vậy thôi.
Thế nhưng, rất buồn là chẳng thấy ai của VFF, VPF hay BTC giải đoái hoài gì đến, thậm chí một cuộc điện thoại hỏi thăm cũng chẳng thấy.

Làm việc theo kiểu “hết xôi rồi việc” như thế, tôi nghĩ sẽ khó chấm dứt cảnh cãi nhau như cái chợ như trong buổi lễ tổng kết mùa giải vừa rồi. Và BĐVN thì đừng hòng phát triển với cái kiểu điều hành, quản lý như thế này của những người có trách nhiệm…”.

PHẠM HỒ (ghi)

“Mùa giải này, VPF làm tốt chưa? Tôi cho rằng chưa và cần phải nâng cao trình độ và tầm quản lý hơn nữa. Những tai tiếng và sự ầm ĩ trong 5 vòng đấu cuối thì BTC và lực lượng an ninh đã vào cuộc nhưng vào cuộc tới đâu? Sau khi phát hiện thì chúng ta phải xem lại sự tinh quái của các đội mà không có đủ chứng cứ để thực hiện”.

Chủ tịch CLB Đồng Tháp, Đặng Xuân Huy: VPF vạch lá tìm sâu

Không nói VPF quan liêu như Chủ tịch CLB Hải Phòng đã huỵch toẹt ở ngày tổng kết nhưng ông Đặng Xuân Huy cũng có một chia sẻ bức xúc về chuyện sân bãi ở mùa giải này.

“Theo tôi, VPF chưa sâu sát để nắm hết tâm tư của các đội bóng, từ việc thẩm định sân bãi cho đến phối hợp làm sao để CLB, giải đấu và cả VPF tốt hơn. Có những BTC sân làm rất tốt nhưng Giám sát cũng phải tìm cách móc cái này cái kia ra, để chỉ cho có. Hình như mặt nào đó lực lượng giám sát và lực lượng phối hợp cố tình tổ chức tìm cách “vạch lá tìm sâu”. Vì có những sân làm rất tốt vẫn bị phê bình. Chuyện nhỏ nhưng nó nói lên nhiều điều, bởi cái gì cũng có nguyên nhân của nó…”, ông Huy kết luận.

VĂN NHÂN

“Anh Hùng phát biểu như vậy là không đúng, không chính xác. Hội nghị tổng kết mùa giải nên tôi không tiện trả lời vấn đề bức xúc của anh Hùng nhưng đến Đại hội cổ đông vào cuối tháng 10 này, tôi sẽ trả lời tất cả mọi thắc mắc, đặc biệt nếu anh Hùng thắc mắc gì thì cứ chuẩn bị.

Anh tong ket mua giai 2015_ Phu Hoa1

Nói thẳng, anh Hùng nói như vậy mục đích là để giảm uy tín của tôi và Trưởng BTC Nguyễn Minh Ngọc, vì không muốn ai trong số chúng tôi ngồi vào chiếc ghế TGĐ của VPF hiện đang không có chủ, khi sau ngày 20/09/2015 anh Phạm Ngọc Viễn nghỉ.

Sau vòng 8, đáng lẽ ra anh Viễn đã nghỉ nhưng vì tình cảm nên ở lại đến hết V.League 2015 và HĐQT đồng ý. Vấn đề này tế nhị nên không ai nói ra nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng” nên tôi buộc phải lên tiếng để bảo vệ uy tín của mình. 4 năm kể từ khi ra đời, VPF chạy khắp nơi để tìm kiếm tài trợ mỗi năm trên 50 tỷ đồng để có tiền chi phí cho công tác tổ chức và hỗ trợ các đội. Tại VPF, tất cả mọi người từ TGĐ đến nhân viên đều phải chạy tài trợ trước mỗi mùa giải. Vậy nên, tôi không muốn công bố hàng năm mình mang về bao nhiêu tiền cho VPF, vì đó là công sức chung của cả một tập thể.

Nếu như VPF hoạt động không hiệu quả, không chạy được tài trợ, vậy 4 năm qua lấy tiền đâu ra để tổ chức các giải đấu? Tiền đâu để hỗ trợ cho các CLB tham dự giải? Xin nêu ra dưới đây một vài con số và những công việc trong 4 năm qua VPF đã làm được: Doanh thu mỗi năm của VPF từ khi ra đời năm 2012: Năm 2012 là 66 tỷ đồng, năm 2013 là 60 tỷ đồng, năm 2014 là 55 tỷ đồng và năm 2015 là 70 tỷ đồng.

Số tiền này, VPF dùng để tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp. Và từ mùa giải 2013, tất cả các CLB tham dự V.League, hạng Nhất đều được VPF hỗ trợ dựa trên số tiền còn lại sau khi đã trừ hết mọi chi phí hoạt động của VPF. Có sự khác nhau giữa V.League và hạng Nhất. Cụ thể như sau:

Năm 2013: 12 tỷ đồng chia đều cho 19 CLB tham dự, mỗi CLB được VPF hỗ trợ 630 triệu đồng (11 CLB V.League và 8 CLB hạng Nhất).

Năm 2014: 11,5 tỷ đồng chia đều cho 21 CLB tham dự, mỗi CLB được VPF hỗ trợ 548 triệu đồng (13 CLB V.League và 8 CLB hạng Nhất).

Năm 2015: 15 tỷ đồng chia đều cho 22 CLB tham dự, mỗi CLB được VPF hỗ trợ 681 triệu đồng (14 CLB V.League và 8 CLB hạng Nhất)”.

Ông Phạm Phú Hòa tỏ ra bức xúc với phát biểu của Chủ tịch CLB Hải Phòng, Trần Mạnh Hùng.

THÁI HẢI

“HĐQT Công ty VPF bổ nhiệm ông Phó TGĐ phụ trách tài chính (ông Phạm Phú Hòa – PV), 4 năm không mang về một xu nhưng vẫn ở sang, đi máy bay ghế VIP và nhận lương hàng trăm triệu đồng/năm. Tôi yêu cầu xem xét lại, bởi nó ảnh hưởng đến các cổ đông. Chúng tôi phải lo từng đồng để tham dự giải, trong khi VPF lại lãng phí vô ích”.

Chủ tịch CLB Hải Phòng, Trần Mạnh Hùng phát biểu trong Hội nghị tổng kết các giải BĐCN VN 2015 ngày 28/09 tại Hà Nội.

Một ngày sau khi kích hoạt “bom nổ” với hàng loạt những câu chuyện nổi cộm ở mùa giải tại buổi tổng kết, sáng qua nhiều người bắt gặp Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng ở trụ sở VFF, VPF để tiếp tục tìm kiếm câu trả lời mà ông đã đặt ra trong buổi tổng kết trước đó.

 Điếc
Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng, TGĐ Phạm Ngọc Viễn

Nhân vật mà ông Hùng “lùng sục” chính là Trưởng BTC các giải chuyên nghiệp Nguyễn Minh Ngọc. Lý do: Chủ tịch đội bóng đất Cảng muốn tìm bằng được để tiếp tục đối chất về những vấn đề mà ông Ngọc chưa trả lời đúng và trúng những bức xúc của mình. Thế nhưng, sau khoảng 2 tiếng chờ đợi, cuộc gặp gỡ đã không thể diễn ra vì ông Trưởng giải… “đi có việc”.

Khi những câu chuyện mới chỉ được xới tung lên và khi các nhà điều hành, quản lý đã không dám nhìn thẳng, nhìn thật vào vấn đề bản chất để xử lý tận gốc thì chắc chắn những bức xúc vẫn còn đó và âm ỉ. Ai kích “bom nổ” thì cứ kích, ai lên tiếng thì cứ lên, sau những buổi chất vấn như thế cũng chỉ để lại dư âm trong thời gian ngắn, vì sau đó mọi chuyện lại như chưa hề xảy ra. VFF, VPF có biết không? Chắc chắn họ biết và biết rất rõ, nhưng…

Thời điểm 2012 khi VPF mới ra đời, ông Phạm Ngọc Viễn ngồi ghế TGĐ VPF và kiêm nhiệm ghế Trưởng BTC Cúp QG 2012 nhưng kết thúc mùa giải, lệnh từ VFF chuyển sang, theo ý PCT Lê Hùng Dũng thì từ mùa 2013 ông Viễn không thể kiêm nhiệm như thế, nếu không sẽ “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Người của VFF còn nói về luật, Trưởng BTC giải là người làm thuê và chịu trách nhiệm trước Ban TGĐ nên ông Viễn buộc phải rút lui.

Động thái này được hiểu như việc lãnh đạo VFF “dọn đường” để cài cắm người nhà vào VPF. Và Nguyễn Minh Ngọc đang làm Trưởng phòng Tổ chức thi đấu VFF được điều động lên nắm vị trí Trưởng BTC giải hạng Nhất, đẩy ông Nguyễn Hữu Bàng xuống Trưởng BTC giải Cúp QG mùa 2013.

 Điếc
Phó TGĐ VPF Phạm Phú Hòa.

Thế nhưng 2 năm sau, sai phạm từng được ông Lê Hùng Dũng chỉ ra và yêu cầu VPF sửa chữa lại lặp lại. Ông Ngọc được đôn lên làm Trưởng BTC các giải chuyên nghiệp Việt Nam. 5 tháng sau ngày nhận nhiệm vụ, ông Ngọc tiếp tục được HĐTQ VPF bổ nhiệm thêm vị trí Phó TGĐ VPF. Nói như Chủ tịch CLB Hải Phòng thì việc bổ nhiệm này có nhiều khuất tất và sai về cách thức, khi toàn bộ các cổ đông từ CLB đều không được thông qua.

Chúng tôi chỉ nhắc lại, việc ông Nguyễn Minh Ngọc kiêm nhiệm như vậy không khác gì mùa giải 2012 ông Phạm Ngọc Viễn từng làm và khi đó, ông Viễn bắt buộc phải rút lui theo chỉ đạo từ VFF vì sai nguyên tắc. Thế nhưng, không hiểu sao ông Nguyễn Minh Ngọc vẫn ngồi 2 chiếc ghế đó trong nửa năm qua?

Ở buổi lễ tổng kết mùa giải 2015, nhiều đội bóng lên tiếng phản ứng mạnh mẽ, còn đại diện VPF dù biết đó là sai quy tắc cũng không thể làm được gì, khi họ cũng chỉ là một… ”nạn nhân” và chỉ có thể và dám trả lời theo kiểu cho có: “Ông Ngọc là người trẻ, chưa có kinh nghiệm nên mong các đội bóng đóng góp thêm để hoàn thiện….”.

Như Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng đặt câu hỏi: VPF bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Ngọc kiêm nhiệm như thế có mục đích gì, khi ngay cả vị trí Trưởng BTC giải vẫn làm chưa tốt? Hỏi là một chuyện, vì ông Hùng biết chắc chắn sẽ không ai có thể đưa ra câu trả lời. Chỉ biết trong một lần trả lời báo chí, ông Hùng từng nghi ngờ VFF đưa “người của mình” sang VPF để bắt đầu một cuộc “thay máu nhân sự”, với những vị trí quan trọng.

Chưa rõ thực hư câu chuyện đó ra sao nhưng hôm rồi trong lúc “trà dư tửu hậu”, một số lãnh đạo đội bóng chia sẻ một câu chuyện như thế này: Mọi người có nhận được điện thoại hay cuộc gặp của Trưởng BTC giải không? Câu trả lời là có. Tất cả các đội bóng điều được “nói chuyện”. Lạ ở chỗ, nội dung của các cuộc trao đổi đó không hề liên quan đến V.League, hạng Nhất – vốn đang tồn tại nhiều vấn đề cần lên tiếng và giải quyết. Thay vào đó, ông Ngọc lại đóng vai “kẻ thuyết khách” để giãi bày tâm sự, vì những vụ kiện tụng ở VFF.

Lạ và rất lạ, khi chính ông Ngọc lại dùng chức danh Trưởng BTC giải để nói những câu chuyện với mục đích xoa dịu CLB, thông qua đó đối phó với dư luận. Trong khi đó, theo nhiều lãnh đạo CLB thì ngay cả vị trí Trưởng giải cũng có không ít vấn đề.

Một buổi tổng kết loạn và cái loạn đó, xuất phát từ một nền bóng đá đang loạn lạc mà ở đó, “nhà dột”…

THANH BA

Ngoài Công Phượng, nhóm 10 cầu thủ của Hà Nội.T&T, B.Bình Dương và 2 cầu thủ được gọi bổ sung là Ngọc Thắng, Hoài Anh đều có mặt ở buổi tập chiều qua. Do mới thi đấu trận CK Cúp QG cách đây ít ngày nên nhóm cầu thủ này được HLV Miura cho tập riêng với chuyên gia Shinichi ở bể bơi và phòng sục, xông hơi.

Tôi đề nghị BTC giải, VPF điều tra làm rõ những trận đấu ở lượt về mà dư luận và truyền thông nhắc đến có vấn đề và tiêu cực. Rất nhiều trận đấu được đặt nghi vấn, ngay cả trận Hải Phòng – XSKT.Cần Thơ nữa. Bạo lực là bạo lực thế nào? Đó là những vấn đề BTC giải cần phải có trách nhiệm lên tiếng.

Chủ tịch CLB Hải Phòng “nổ” ra sao?
Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng.

Các CLB đóng góp cho VPF rất nhiều như logo nhà tài trợ trước ngực áo, biển quảng cáo được đặt chỗ đẹp nhất trên sân nhưng tôi thấy BTC giải không tôn trọng và quan tâm. Cuối cùng CLB là đối tượng khổ nhất.

Việc chúng tôi chậm đóng các khoản tiền cho VPF là có lý do. Năm 2014 Hải Phòng vô địch Cúp QG được thưởng 1 tỷ đồng nhưng 3 tháng sau VPF không chuyển và không nói rõ vì sao. Trong khi đó, chúng tôi chậm là bị phạt ngay. Tôi hỏi nếu BTC giải, VPF chậm và sai phạm thì ai phạt các ông?

Bổ nhiệm là đúng nhưng cách thức bổ nhiệm Phó TGĐ VPF là sai. Bởi khi xong xuôi hết mọi chuyện rồi các cổ đông mới được thông báo ông Nguyễn Minh Ngọc là Phó TGĐ.

Trong dự thảo Tổng kết mùa giải, tôi thấy ông Ngọc đề cập đến việc CLB Hải Phòng, Đà Nẵng, HA.GL vi phạm nội quy về phát ngôn gây ảnh hưởng đến uy tín của VPF và giải đấu, bị nhắc nhở bằng công văn. Tôi hỏi lại ông Ngọc, tôi bị nhắc nhở và phạt ở công văn nào, số bao nhiêu, ngày tháng năm nào? Tôi phải chất vấn vì đó là danh dự của Hải Phòng và cá nhân tôi. Nếu không có chuyện đó, tôi đề nghị ông Ngọc phải công khai xin lỗi tôi.

Cái cần nói thì các ông không nói, cứ đi trốn tránh trách nhiệm và đi phong danh tước cho nhau. Điều chúng tôi cần là nhìn thẳng và nói thật chứ không phải một bản báo cáo toàn “màu hồng”.

Những vấn đề nổi cộm của mùa giải như tiêu cực, có mùi hay không có mùi, vấn nạn bạo lực thì lại không thấy nói. Có hay không, BTC giải cũng phải ý kiến và báo cáo tổng kết chứ, đằng này đưa ra toàn những cái không xác thực và quan liêu.

HĐQT công ty bổ nhiệm ông Phó TGĐ phụ trách tài trợ, 4 năm không mang về một xu nhưng vẫn ở sang, đi máy bay ghế VIP và nhận lương hàng trăm triệu đồng/năm. Tôi yêu cầu phải xem xét lại, bởi nó ảnh hưởng đến các cổ đông. Chúng tôi phải lo từng đồng để tham dự giải, trong khi VPF lại lãng phí vô ích.

P.A (ghi)

Từ sự bức xúc của các CLB

Không hẹn mà gặp, sau bản dự thảo báo cáo tổng kết có phần chung chung, không xác thực thay vì xoáy vào những mặt làm được, chưa làm được, VPF và BTC V.League, giải hạng Nhất QG (gọi chung là các giải chuyên nghiệp) 2015 bị các đội bóng thay nhau chỉ trích vì thiếu trách nhiệm trước những vấn đề nổi cộm của mùa giải. Người kích hoạt “bom nổ” đầu tiên và thể hiện thái độ gay gắt nhất là Chủ tịch CLB Hải Phòng, Trần Mạnh Hùng.

“Thượng bất chính...”
Từ trái qua phải: Chủ tịch HĐQT, TGĐ, Phó TGĐ VPF.

Người đứng đầu của đội bóng đất Cảng tỏ thái độ không hài lòng với bản báo cáo tổng kết mùa giải mà ông cho rằng “toàn nói tốt nói hay, còn những vấn đề nóng hơn thì sao không đề cập?”. Trong bài phát biểu dài 30 phút, ngoài việc thẳng thắn tố BTC đã cố tình né tránh trách nhiệm trước hàng loạt những mặt tiêu cực, cần phải được giải quyết xử lý ở mùa giải 2015, ông Hùng còn không ngần ngại chất vấn công khai lãnh đạo VPF, đồng thời khẳng định mong muốn “lấy lại danh dự cho mình”.

Thậm chí, ông Hùng còn thể hiện thái độ gay gắt khi cho rằng những nhà điều hành tổ chức, VPF đã không sát sao trong việc lắng nghe, quan tâm đến những khó khăn của các CLB mà chỉ dựa vào những điều khoản quy chế để bắt lỗi rồi phạt tiền và khẳng định “đấy là cách làm rất quan liêu”. Không chỉ có đại diện Hải Phòng,  các đội bóng khác như QNK.Quảng Nam, SHB.Đà Nẵng và SLNA cũng đồng loạt lên tiếng “bật” BTC.
Họ khẳng định, những nhà điều hành và quản lý đã không dám nhìn thẳng, nhìn thật vào vấn đề bản chất, trong khi sự quan tâm sâu sát dành cho các CLB cũng gần như không có.

“VFF, VPF không chia sẻ, hiểu rõ những khó khăn của chúng tôi. Mới đây, tôi mời lãnh đạo VFF, VPF vào làm việc với CLB, UBND tỉnh nhưng gởi giấy mời ra các anh còn không thèm trả lời. Như thế là quan tâm à?”, GĐĐH Nguyễn Húp của QNK.Quảng Nam bức xúc.

Đến sự im lặng của ông Trưởng BTC

Một buổi lễ tổng kết rất được chờ đợi, với nhiều vấn đề nổi cộm cần những người có trách nhiệm đem ra mổ xẻ ở mùa giải tồn tại rất nhiều vấn đề cuối cùng đã kết thúc theo cách rất nhạt. Những người có trách nhiệm chọn cách né tránh và im lặng.

Đáp lại những chất vấn công khai của các đại diện đội bóng, đặc biệt là hàng loạt những vấn đề mà Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng nêu ra chỉ là 8 câu trả lời chung chung, né tránh trách nhiệm. Điển hình như câu trả lời của Trưởng BTC V.League 2015 Nguyễn Minh Ngọc: “Mục đích lớn nhất khi tôi công bố dự thảo báo cáo là chúng tôi muốn nghe những đóng góp của các đội bóng sát với thực tế. VPF chúng tôi sẽ kiểm tra lại bộ phận soạn thảo văn bản để có thể trả lời với Hải Phòng liên quan đến những ý kiến đại diện CLB vừa đưa ra”.

Trong vai trò của người trực tiếp đứng đầu bộ máy điều hành giải đấu, người ta chờ đợi nhiều hơn sự thẳng thắn, chỉ ra những mặt tích và tiêu cực của ông Trưởng giải trước những thắc mắc, bức xúc. Thế nhưng, ông Ngọc lại thể hiện sự chịu trận, bất lực trước những văn bản do chính tay mình ký.

Trước những điều “tai nghe, mắt thấy “ trong buổi lễ tổng kết mùa giải 2015 với sự yếm thế của những nhà điều hành, quản lý của BĐVN, người ta chỉ biết lắc đầu.

Loạn thật, loạn vì “nhà dột” và căn bản cũng là do “thượng bất chính…”.

Tú Phạm

Trong bài phát biểu dài 30 phút, Chủ tịch CLB Hải Phòng – Trần Mạnh Hùng ngoài việc tố BTC đã cố tình né tránh trách nhiệm trước hàng loạt những mặt tiêu cực, cần phải được giải quyết xử lý ở mùa giải 2015 còn mong muốn “lấy lại danh dự cho mình”.

 VFF, VPF không chia sẻ, hiểu rõ những khó khăn của chúng tôi. Mới đây, tôi mời lãnh đạo VFF, VPF vào làm việc với CLB, UBND tỉnh nhưng gởi giấy mời ra các anh còn không thèm trả lời. Như thế là quan tâm à?”.

GĐĐH CLB QNK.Quảng Nam, Nguyễn Húp.

Chủ tịch VPF nói gì?

Việc bổ nhiệm Phó TGĐ Nguyễn Minh Ngọc là do HĐQT của công ty. Từ những khó khăn về nhân sự và những người giúp việc cho TGĐ Phạm Ngọc Viễn nên anh Ngọc đã được đôn lên để gánh vác thêm một phần công việc.

Anh Ngọc dù còn trẻ nhưng đã dám nhận nhiệm vụ ngồi vào ghế Trưởng BTC là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên trong năm đầu tiên đã có những vấn đề chưa thể giải quyết kịp thời và đó là thiếu sót. Chúng tôi cũng mong muốn, mọi người cùng ủng hộ anh Ngọc để thực hiện công việc tốt hơn.

Chủ tịch CLB Hải Phòng nói thế cũng không đúng. Trong 4 năm qua, chúng tôi không thể phủ nhận công lao của Phó TGĐ Phạm Phú Hòa, khi anh ấy đã làm hết sức. Đương nhiên, với góc độ tìm tài trợ, trách nhiệm của lãnh đạo công ty là lớn nhất. Cá nhân anh Hoà mang các gói tài trợ về là rất khó. Chúng tôi làm trên tinh thần tập thể, chứ không phụ thuộc vào một cá nhân nào.

Trước những phản ứng từ các đội bóng, cuối tháng này VPF sẽ họp HĐQT công ty để đánh giá lại từng cá nhân, công việc để xem xét, nhìn nhận thẳng vào vấn đề, tìm cách giải quyết.

Việc Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng đề cập đến những vấn đề trong buổi tổng kết là quyền của một cổ đông. Bởi họ có quyền đòi hỏi quyền lợi của chính mình. Còn VPF, trách nhiệm của chúng tôi là lắng nghe, tìm hiểu và xử lý vấn đề.

Tú Nguyễn (ghi)

Ngày mai, VPF tổng kết V.League 2015

Xen kẽ Gala là những tiết mục ca nhạc được dàn dựng, trình diễn bởi các ca sỹ: Minh Quân, Trần Lập, Vũ đoàn Grammy…. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV6 và trên kênh Youtube – VPF Media.

Trước đó, vào 9h00 sáng cùng ngày, VPF sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết mùa giải BĐCN 2015 tại Khách sạn Fortuna (Hà Nội).

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận vé mời, xin vui lòng đăng ký với: Phòng Tài trợ – Truyền thông Công ty VPF (Hotline: 0982996879).

Năm đầu hoạt động, điều quyết liệt nhất VPF làm được là hoạt động theo đúng luật doanh nghiệp lẫn luật công ty cổ phần bởi “chủ quyền” thuộc về các ông bầu, các CLB (tham gia 65% cổ phần so với VFF là 35% cổ phần). Lần đầu tiên bản quyền V.League bán được với cái giá đáng kể sau khi VPF lấy lại bản quyền từ AVG. Sau đó, khi VPF mất người cầm trịch lẫn hiểu biết về luật cũng như đủ cơ để “đấu” lại những thế lực muốn lấy lại các giải đấu để tổ chức thì VPF dần “biến dạng”.

Sự “biến dạng” này đã được Chủ tịch LĐBĐ Hải Phòng kiêm Chủ tịch CLB Bóng đá Hải Phòng chỉ ra những phần sai mà VPF đánh mất đi chức năng hoạt động của công ty cổ phần để bị “lái” theo hoạt động như “công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên” (theo cách nói của ông Trần Mạnh Hùng).

Ông Hùng dẫn chứng các cổ đông chiếm 65% cổ phần không còn được tôn trọng mà thay vào đấy là VFF mà đứng đầu là CT Lê Hùng Dũng và PCT Trần Quốc Tuấn chỉ đạo hết. Từ việc cấy người của VFF vào HĐQT đến việc “ép” phải đưa người của Phòng thi đấu VFF Nguyễn Minh Ngọc vào làm trưởng BTC giải. Sau đó là ép luôn việc đưa ông Ngọc làm Phó TGĐ và có ý định đẩy lên thay ông Phạm Ngọc Viễn làm TGĐ.

Chính từ việc VFF lấn hết phần và quyền của 65% cổ đông còn lại điều hành V.League khiến giải đấu này y hệt như hồi VFF điều hành các giải đấu. Ông Hùng cũng chỉ ra phần bất hợp lý mà nếu thực sự VPF điều hành thì phải tính đến yếu tố con người mà VPF thuê để làm sao có lợi nhất cho công ty. Đằng này toàn là người được gài vào từ VFF, thậm chí là gài vào để ăn lương hay để mượn chức quyền trong VPF làm kinh tế.

Nhà báo Nguyễn Nguyên: VPF đang bị “biến dạng”
Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng (phải).

Đó là việc ông Trần Mạnh Hùng đã hỏi thẳng Chủ tịch HĐQT Võ Quốc Thắng về việc tại sao thuê một Phó TGĐ Phạm Phú Hòa suốt gần 4 năm trả lương mỗi tháng 45 triệu đồng; bao tiền vé máy bay, ăn ở đi đủ mọi nơi mà không mang về được một đồng nào tài trợ nhưng VPF vẫn è cổ ra trả lương. Khi bị chất vấn như thế, ông Võ Quốc Thắng không thể trả lời được và đó cũng là điều cho thấy ông này bất lực và lép vế hoàn toàn trước những nhân vật mà VFF cài vào dù ông Thắng danh nghĩa là Chủ tịch HĐQT.

Một điều khác nữa mà BĐVN đang tranh luận rất nhiều, đó là Quy chế bóng đá chuyên nghiệp được thông qua có những điểm và những phần bất hợp lý (như vụ Quế Ngọc Hải phải bồi thường toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương cho Anh Khoa) nhưng vẫn có hiệu lực sau khi được thông qua. Đó là quyền góp ý để hoàn chỉnh quy chế liên quan quyền lợi đội bóng, của cầu thủ và của CLB nhưng đại diện của các CLB thường đi họp qua loa. Nói như những thành viên từng dự họp về kể thì “vui là chính” trong khi phần nội dung cần đóng góp thì lại bị bỏ qua.

Sau V.League 2015, sẽ có bản tổng kết và nguy hiểm nhất là bản tổng kết đấy lại quay về điệp khúc như thời bao cấp lẫn thời VFF điều hành với những mỹ từ “thành công tốt đẹp” hay về “đích an toàn”.

NGUYỄN NGUYÊN

Tại sao phải dùng thuốc tránh Thái? Nói gì thì nói, bóng đá Thái Lan đang mất dần vị thế độc tôn ở AFF Cup cũng như SEA Games. Một phần vì người Thái đã quá chán và quá ngán thành tích ở sân chơi này, có thể do nhiều lần vô địch mà đặt ra những mục tiêu cao hơn, nhưng bản thân họ chưa với tới được như lọt vào VCK World Cup.

Nhưng với kiểu đào tạo, tác phong rất gần chuyên nghiệp, người Thái rất dễ tạo ra những nhân tố mới, những Đội tuyển mạnh. Cứ ngó sang bóng chuyền, giải trẻ vừa rồi, trong khi Thái Lan có tới 4 đội trẻ thì Việt Nam loanh quanh gom mãi mới được… 1 đội. Bởi vậy, vị thế của họ xuống nhưng khả năng vô địch vẫn được đánh giá cao. Tránh Thái Lan cũng là “tránh voi chẳng hổ mặt nào”.

Café 24h: Thuốc cho V.LeagueGọi là tránh, nhưng thực tế là lâu nay BĐVN muốn tránh Thái Lan ở bán kết. Để có được điều ấy, tốt nhất là cùng chung bảng rồi gặp nhau ở trận chung kết khó lường, có chỉ số may rủi cao…”

Năm ấy, ai cũng biết là bóng đá Việt thua te tua, HLV Phan Thanh Hùng từ chức.

Sau này, BĐVN dự các cuộc đấu trong khu vực vẫn thua te tua nhưng người Thái đã khác. Họ vẫn đầy tham vọng và thực sự trở lại vị trí độc tôn với bóng đá khu vực ĐNÁ thay vì “hụt hơi” sau khi bất ngờ để Việt Nam vô địch AFF Cup 2008.

Hôm qua, nghe tuyên bố của HLV lão làng Trần Bình Sự về việc cần phải mời công an vào cuộc để làm rõ một số vụ việc ở V.League 2015 mới thấy, sau 5 năm, BĐVN không chỉ phải phải dùng đến bài thuốc tránh Thái mà còn phải dùng nhiều bài thuốc để phòng và tránh rất nhiều thứ.

V.League như một cơ thể mà sờ đâu cũng thấy bệnh. Là bởi, chúng ta cứ nhìn thấy cái gì cảm giác vượt quá khả năng là tìm cách tránh thay vì dũng cảm đối đầu với nó.

Tránh Thái rồi cuối cùng cũng không hơn Thái. Với tiêu cực trong bóng đá cũng vậy. Nhiều người làm bóng đá biết là khó, tìm cách tránh né thay vì đối mặt và chiến đấu với tiêu cực. Cái khó chính là ở chỗ ấy. Khi đã tránh, nghĩa là mình chấp nhận thế yếu hơn.

Ai dám mạnh dạn cầm con dao phẫu thuật từ những vấn đề của VFF, VPF đến V.League (?!).

Cũng hôm qua, nghe phong thanh chuyện nhiều lãnh đạo đội bóng phản ứng về chuyện có mấy vị “có ghế” ở VPF hưởng lương cả mấy chục triệu mà gần như “chẳng làm gì”.

Hóa ra cái cần tránh, cần phòng chưa chắc đã là câu chuyện ngoài sân cỏ mà có lẽ là từ trong chính ngôi nhà VFF, VPF.

An toàn từ trong nhà, mới tính chuyện tránh Thái được (!).

Song An

Theo lý giải của ông Viễn, thực tế B.Bình Dương đã chính thức Vô địch nên việc trao Cúp ở thời điểm nào cũng không quan trọng, đặc biệt BTC giải cũng không vội, vì thế việc tổ chức lễ đăng quang cho các nhà ĐKVĐ ở vòng này hay vòng tới cũng không thành vấn đề.

Giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn: “B.Bình Dương có thể tiêu cực nếu được trao Cúp sớm”
Giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn.

“Vì ở trận đấu cuối cùng, B.Bình Dương vẫn còn thi đấu trên sân Cao Lãnh và nhiều khả năng Đồng Tháp vẫn chưa thể trụ hạng thành công sau vòng 25 nên nếu trao Cúp sớm, các cầu thủ B.Bình Dương sẽ hết động lực và có thể buông trận đấu để cho đối thủ chiến thắng.

Và như thế, giải đấu sẽ phải đón nhận những hình ảnh không thực sự đẹp và trung thực.

Giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn: “B.Bình Dương có thể tiêu cực nếu được trao Cúp sớm”Vì thế sau khi tính toán và đặt những bối cảnh đó, để hài hòa các bên và hướng giải đấu về đích an toàn, chúng tôi đã quyết định trao chức vô địch cho B.Bình Dương sau trận đấu với Đồng Tháp tại vòng 26 ở sân Cao Lãnh”, ông Viễn nói.

Ngoài ra cũng theo ông Viễn, do B.Bình Dương còn trận chung kết Cúp QG với Hà Nội.T&T vào ngày 26/09 tại Bình Dương nên nếu trong trường hợp đội bóng đất Thủ lại tiếp tục đăng quang thì việc sân Gò Đậu chỉ trong vòng 2 tuần đón 2 chiếc Cúp Vô địch sẽ khiến NHM hay bản thân đội bóng cũng không còn hào hứng, khi đã có quá nhiều thành công.

TRÚC AN

B.Bình Dương: “Chợ” thế là cùng

Ở trận đấu trên sân Cần Thơ, Hải Phòng với đội hình thiếu vắng nhiều trụ cột và cất cả 2 ngoại binh Fagan, Stevens đã đánh mất mình, để đội chủ nhà dẫn trước 2 bàn và thua chung cuộc 1-2. Có mặt trên sân, các CĐV đất Cảng đi theo đội trong 2 chuyến làm khách ở miền Tây đã phản ứng dữ dội, mắng nhiếc và đốt pháo sáng phản đối vì cho rằng đội nhà chủ động buông để cứu XSKT.Cần Thơ.

CĐV Hải Phòng yêu cầu VFF, VPF : "làm sáng tỏ trận XSKT.Cần Thơ – Hải Phòng"

Sau trận đấu, trước phản ứng của chính CĐV Hải Phòng và những câu hỏi đặt ra từ báo chí, Chủ tịch Trần Mạnh Hùng đã khẳng định không có chuyện Hải Phòng tự thua để cứu XSKT.Cần Thơ. Do nhiều cầu thủ trụ cột trong đó có 2 ngoại binh bị treo giò, chấn thương nên đội bóng đất Cảng không có đội hình mạnh nhất. Việc chơi dưới sức là do điều kiện thời tiết, việc phải đá 2 trận sân khách liền nhau trong 3 ngày và phải gìn giữ chuẩn bị cho 2 trận đấu quan trọng ở sân nhà nên BLĐ, BHL phải tính toán dự trên yếu tố chuyên môn.

HLV Trương Việt Hoàng bị một số CĐV hướng mũi dùi chỉ trích và quy trách nhiệm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Thể thao 24h thì trận thua này thuyền trưởng của Hải Phòng “vô can” và thông tin từ trong đội khẳng định thì việc xếp đội hình thi đấu trận này không phải do… BHL quyết định.

G.A

(Thethao24.tv) – Nhớ có lần Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã lên tiếng phê phán rất nặng trường hợp một số đội chây ì không chịu đóng tiền niên liễm thi đấu giải và tiền cổ phần trong VPF. Ngược lại, chủ tịch đội Thanh Hóa, tức bầu Đệ cũng nhiều lần tuyên bố ông không muốn đóng số tiền đó chứ không phải là thiếu tiền. Chúng ta nên tin ai?

>>>Chuyển động V.League 2014/15: “Kẻ ăn không hết, người lần không ra”

>>>Ai lo cho V.League?

>>>HA.GL chuẩn bị cho V.League 2015: Một năm mài quân, phục hưng cơ đồ

Trước hết phải công nhận là bầu Đệ có lý cho dù hành động chây ì của Thanh Hóa có vẻ không được đẹp lắm. Hãy thử nghĩ xem, theo quy định của V-League thì mỗi đội phải có 35 tỷ đồng thì mới xem là bảo đảm ngân sách dự giải, thì việc đóng 500 triệu hay 1 tỷ đồng cho BTC có là gì đâu.

Vấn đề nằm ở chỗ, tại sao các CLB giao hết quyền kinh doanh bản quyền truyền hình và phần lớn “đất” quảng cáo cho Công ty VPF mà cứ đi đòi số tiền không lớn ấy làm gì. Nếu như mỗi mùa giải các CLB đều sẽ được VPF chi tiền doanh thu từ các nguồn nói trên thì hà cớ gì cứ ép họ phải đóng tiền niêm liễm. Nói ví dụ, nếu việc kinh doanh bản quyền truyền hình được 50-100 tỷ đồng như hồi VPF giành được quyền khai thác từ AVG thì vị chi, mỗi đội cũng thu được vài ba tỷ đồng. Nếu được như thế, thì chuyện đóng niên liễm có gì quan trọng.

VPF
Tiền bản quyền truyền hình từng được VPF nhượng quyền AVG với giá 50-100 tỷ đồng. Ảnh: Quang Minh

Bản chất việc bầu Đệ phản ứng là vì thế. Tôi giao cho anh quyền kinh doanh, không đưa tiền lại cho tôi thì thôi, hà cớ gì cứ đòi tôi phải đóng tiền theo nghĩa vụ trong khi đến cuối năm, nếu kinh doanh chẳng ra gì, anh “xù” tiền thì tôi biết “đền” ai? Khách quan mà nói, việc VPF kiếm tiền cho CLB quan trọng hơn việc CLB phải đóng tiền để VPF hoạt động. Đấy là nguyên tắc làm việc của bóng đá chuyên nghiệp. CLB đã “nghèo”, còn phải đóng tiền để nuôi… người nghèo hơn là VPF hay sao?

Chúng ta cứ lấy trường hợp của Đồng Tháp thì sẽ rõ. Không thể cứ yêu cầu các CLB phải bảo đảm tính ổn định cho giải đấu bằng cách bảo đảm nguồn tài chính hoạt động, không có tiền thì dẹp cho yên thân trong khi những nhà quản lý, tổ chức lại không thể bảo đảm bất kỳ điều gì.

Cho đến tận thời điểm này, chưa từng thấy VFF hay VPF có một cuộc họp, hội thảo nào để nói về những yếu kém trong việc kiếm tiền của mình. Họ luôn tìm cách đổ thừa: bóng đá Việt Nam tiêu cực, kinh tế khó khăn, hồ sơ tài trợ bị gạt ngay từ… vòng gởi xe… Toàn những lý do mang tính khách quan, không thấy đề cập đến việc tại sao bộ máy kinh doanh của VPF lại không thể tìm ra tiền từ V-League.

Trong cơ cấu của những giải chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, nguồn doanh thu từ bên ngoài CLB (bản quyền, tiền thưởng…) chiếm đến 50-60 nguồn ngân sách hoạt động CLB trong khi tại V-League hiện nay chỉ khiêm tốn 10-20%. Cứ cho là các CLB chịu đầu tư, sẽ đá hay, đá đẹp để thu hút khán giả nhưng liệu rằng sau khi các CLB hoàn thành trách nhiệm của mình thì VFF hay VPF có đủ năng lực để khai thác kinh doanh tốt hơn hay không? Nếu bản thân VFF hay VPF chưa chịu nhìn nhận yếu kém của mình thì cũng đừng vội đổ hết trách nhiệm lên đầu các CLB.

Theo Sài Gòn giải phóng

(thethao24.tv) – Mấy hôm nay, nhiều đội bóng cũng đã “lục đục” trở lại để chuẩn bị cho V.League 2015. VPF cũng vừa mới tổ chức một đoàn gồm đại diện các CLB sang Nhật Bản để tham quan, học tập mô hình tổ chức của nước bạn nhằm có sự chuẩn bị tốt hơn cho mùa giải tới.

>>>Góc nhìn U.19 Việt Nam: Để đừng tiếc nuối

>>>Góc nhìn: Rạch ròi

>>>Góc nhìn: Lên, xuống và giải tán

Nhưng nhắc đến V.League thời điểm này có vẻ… chẳng ăn nhập gì khi mà giải đấu hàng đầu của bóng đá Việt Nam đã bị NHM ngán đến tận cổ bởi nó có quá nhiều vấn đề. Cơ bản là vì nó không hấp dẫn, nó bị che phủ bởi những vấn nạn tiêu cực, bạo lực…

Nói chung, V.League chẳng có gì để hứng thú khi đặt bên cạnh những sự kiện tưng bừng vừa qua như: những màn trình diễn bắt mắt và đầy hứa hẹn của U.19 VN hay chiến thắng tưng bừng của O.VN trên đất Hàn Quốc.

Anh tran SLNA - Da Nang_An mung3

V.League cũng có giá!

NHM trong nước đang quay lưng với V.League, chê V.League tả tơi nhưng giải đấu này, mặc nào đó vẫn có giá trị, thậm chí là rất lớn.

Mới đây, tiền vệ đang rất hot và được xem là ứng viên cho danh hiệu cầu thủ hay nhất MLS 2014 – giải bóng đá nhà nghề Mỹ – Lee Nguyễn đã có tâm sự rất thẳng thắn rằng… nhờ có V.League mà anh mới có được ngày hôm nay.

Lee Nguyễn chia sẻ về những trải nghiệm khi chơi bóng ở Việt Nam: “Tôi đã trải qua giải đấu không tên tuổi như V.League nhưng tôi không hề hối tiếc. Tôi sẽ không thể có ngày hôm nay nếu không trải qua những kinh nghiệm xương máu ở các giải đấu khác nhau từ châu Âu đến Việt Nam. Tôi luôn nghĩ thời gian đá V.League thật tuyệt vời. Bạn không hình dung được rất nhiều kinh nghiệm, thứ bổ ích mà tôi học được từ đó. Có nhiều áp lực khi bạn trở thành trung tâm của CLB và tôi phải tìm hiểu xem mình nên và sẽ làm gì để đáp ứng được yêu cầu đó”.

Lee Nguyễn không nói “nịnh” V.League. Cầu thủ Việt kiều này chỉ nói điều mình nghĩ như là thực tế và cần tôn trọng nó. Và có vẻ có một thực tế rằng V.League vẫn có giá trị khi ít nhiều nó đã làm nên một ngôi sao cho MLS hiện tại.

Chiến thắng gây chấn động của Olympic VN trước Olympic Iran cũng là nơi để chứng minh giá trị của V.League khi những Hoàng Thịnh, Minh Tuấn, Ngọc Hải, Huy Toàn, Hồng Quân… đã áp dụng tất cả những gì mình học được ở V.League để trừng trị đối thủ. V.League đã mang lại cho họ những kinh nghiệm đó, sức chiến đấu đó.

Ngay như bầu Đức cũng đã quyết định sẽ thả quân Học viện HA.GL Arsenal JMG ở đội U.19 VN vào sân chơi V.League mùa sau thay vì “xuất khẩu”. Đây không hẳn là chuyện của việc không có lựa chọn, nếu chính bầu Đức không xác định V.League là môi trường cần thiết cho sự phát triển của cầu thủ.

Thế nên đừng vội chán V.League. Hãy tìm cho nó những góc nhìn tích cực hơn để mà… hy vọng.

Anh Linh

(Thethao24.tv) – Chỉ nỗ lực của VPF thôi là không đủ khi các CLB tham dự cuộc chơi không ý thức rõ ràng nhất về khái niệm chuyên nghiệp và đến Trưởng BTC Tanaka Koji cũng chỉ biết cố rồi “cần có thời gian, lộ trình”.

>>>QNK.Quảng Nam với gương mặt lạ Hữu Phước

>>>Phía sau thành công của Cao su Đồng Tháp

>>>“Cặp đôi hoàn hảo” Huy Hoàng, Như Thành: Biểu tượng bị băm nát

Một thông tin rất sốc được TGĐ Phạm Ngọc Viễn tiết lộ, 13/13 đội V.League nhất quyết không đóng tiền “ký quỹ” như yêu cầu đưa ra trước mùa giải. Trước rất nhiều nguy cơ mà V.League 2014 phải đối diện, VPF đề xuất việc nộp tiền “ký quỹ” chỉ có 2 tỷ với mỗi CLB để gắn trách nhiệm và tất cả đều tán đồng như là nguyên tắc khi tham dự cuộc chơi nhưng cuối cùng, không đội nào đóng và VPF bất lực.

Sự bất lực của VPF còn thể hiện trong sự cố liên quan đến 2 CLB mà suốt thời gian qua lùm xùm chuyện tiền bạc: T.Quảng Ninh với cuộc đình công của các cầu thủ trụ cột khi không chịu ra sân tập và HV.An Giang “mượn cớ” phản ứng dọa bỏ giải, lý do là bởi không không có tiền. Trên lý thuyết, như lý giải của cả TGĐ Phạm Ngọc Viễn và Phó TGĐ Phạm Phú Hòa, tất cả các CLB đều có cam kết, chứng minh tài chính bằng hợp đồng, giấy tờ như yêu cầu tối thiểu 35 tỷ đồng với các đội V.League.

chan1

Tuy nhiên, việc kiểm soát hợp đồng tài trợ cũng như cái khó mang tính chất đặc thù ở Việt Nam trong việc giải ngân tài chính, chuyện một số đội bóng có tiền thật hay không thì… chịu. Và đến chính VPF cũng chỉ biết cách bám vào cam kết của lãnh đạo tỉnh, thành phố với những đội bóng vẫn trực thuộc Sở VH-TT&DL.

Bản thân Trưởng BTC Tanaka Koji khi thừa nhận những vấn đề tồn tại cần cải thiện ở V.League cũng như các CLB cũng khá dè dặt bởi đó là tổng hợp của quá nhiều vấn đề, cần thời gian lẫn sự đồng bộ của cả hệ thống. Cái khó của ông Koji như TGĐ Phạm Ngọc Viễn chia sẻ, nó là câu chuyện về sự khác biệt, như con số 200 triệu USD nguồn thu của J.League năm 2009 và thời điểm này khoảng 210-220 triệu USD cũng như bình quân các CLB ở J.League là 26,5 đến 30 triệu USD, nó ở khoảng cách quá lớn so với V.League. Khác biệt lớn, lại với một nền bóng đá nhiều đặc thù như V.League nên cần có thời gian, lộ trình để thay đổi.

Thay đổi phải đến từ nhiều phía, ngay từ chính các CLB như chuyện tất cả từ chối đóng tiền ký quỹ có 2 tỷ và cá biệt như V.Ninh Bình đến tận bây giờ vẫn không đóng tiền lệ phí giải có 500 triệu dù hứa sẽ “trả nợ” trước giai đoạn 1 nhưng rồi scandal tiêu cực xảy ra và “bùng” luôn.

BÁ CƯỜNG

(Thethao24.tv) – Với chức năng của mình, VPF trong 3 năm qua đã rất nỗ lực để tạo ra một giải đấu trong sạch, có sức cạnh tranh cao hòng lôi cuốn khán giả. Được đánh giá là đi đúng hướng và đang dần hoàn thiện thì cách hành xử như trẻ con của HV.An Giang có thể sẽ khiến mọi nỗ lực đổ ra sông ra biển.

Năm 2013, Sài Gòn Xuân Thành bỏ giải là một cú sốc lớn và khi ấy, bên cạch việc lên án ý thức kém của đội bóng TP.HCM, dư luận cũng cho rằng, có những bất cập trong công tác tổ chức, điều hành của VPF. Xem đó là “sự cố” và là bài học để tốt hơn, BTC V.League 2014 đã có những quy định chặt chẽ, mang tính chuyên nghiệp.

Thực tế thì sự chuyên nghiệp dường như đúng lộ trình khi mùa giải này, những vấn đề phát sinh đều ngay lập tức được giải quyết một cách rốt ráo. Từ công tác trọng tài, đến lối chơi bạo lực, tất cả mới chỉ manh nha đã được xử lý một cách triệt để. Những người có trách nhiệm đã nêu cao tôn chỉ, mục đích trong khi các đội bóng cũng có sự thay đổi lớn để phù hợp với cuộc chơi như trường hợp của SLNA và Đình Đồng. Dù bị dính ản điểm và có phần bất công nhưng khi “án đã tuyên”, họ cũng phải chấp nhận.

44f8fc78c7d9f1.img

Mọi thứ đang thay đổi tích cực như vậy thì những sự cố liên tiếp xảy ra. Nếu như trường hợp của V.Ninh Bình là bất khả kháng, thì câu chuyện của HV.An Giang lại hoàn toàn khác. Tranh thủ lúc giải đấu đang rối ren, đội bóng ĐBSCL gây sức ép đòi quyền lợi. Ai cũng biết, đó là cách hành xử trẻ con, theo kiểu “Chí Phèo” và không vì cái chung.

Nếu tất cả các đội bóng đều như vậy, thì V.League sẽ không khác gì cái chợ. Ngoài việc tạo ra tiền lệ xấu, cách giải quyết vấn đề như của Sài Gòn Xuân Thành hay HV.An Giang đã gián tiếp làm xấu đi hình ảnh của bóng đá Việt Nam. VPF cũng như nhiều đội bóng đang cố gắng để tạo ra một giải đấu chuyên nghiệp và trong 3 năm qua, chúng ta đã từng bước hiện thực hóa điều đó. Có thể, mọi nỗ lực sẽ trở nên vô nghĩa nếu như một đội bóng bất chấp rời cuộc chơi, vì không đòi được những quyền lợi cho riêng mình.

Cuộc chơi về bản chất là do các đội bóng tự tạo ra và BTC chỉ là người thay mặt điều hành. Tôn trọng BTC là chính tôn trọng mình và có như thế, bóng đá mới phát triển được.

Lâm Vũ -báo thể thao 24h

(Thethao24.tv) – Ngay sau khi kết thúc Đại hội, lãnh đạo VFF cùng các thành viên BCH đã có buổi gặp và báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Thay mặt Thường trực VFF, Phó Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức báo cáo về kết quả Đại hội VII cũng như những kế hoạch hành động trước mắt của của VFF. Bầu Đức chia sẻ trong khoảng 2 năm trở lại đây, BĐVN không thành công, khiến dư luận xã hội thất vọng và để thay đổi được thực trạng của một nền bóng đá, lấy lại tin yêu của NHM cả nước thì cần phải làm rất nhiều và mong nhận được sự chỉ đạo của Chính phủ nói chung, Phó Thủ tướng nói riêng.

IMG_0171

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chúc mừng BCH VFF khóa VII và chia sẻ về những khó khăn của BĐVN cũng như VFF trong thời gian qua, đồng thời lưu ý bóng đá không chỉ là môn thể thao đơn thuần, nếu làm tốt bóng đá sẽ vượt lên tất cả. Phó Thủ tướng cũng nhắc lại chi tiết khi ĐT Lào giành chiến thắng tại SEA Games 1997 và nhờ đó ĐTVN giành quyền vào bán kết, NHM đã đến sứ quán Lào để cảm ơn… lúc đó có cảm giác người Việt Nam như hòa làm một và chỉ có bóng đá mới làm được điều đó. Qua chuyện này, Phó Thủ tướng nhắn nhủ bóng đá không chỉ là sức mạnh mà là sự đoàn kết, đam mê và được nhiều người quan tâm. Nhiều người quan tâm thì những người làm bóng đá sẽ vất vả, bởi sẽ có những ý kiến ủng hộ và có những ý kiến phê bình. Trên cương vị là một người hâm mộ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hy vọng Liên đoàn sẽ lấy lại được lòng tin của xã hội.

“NHM cả nước luôn quan tâm đến bóng đá, mong muốn vì một nền bóng đá sạch, phát triển. Tôi nghĩ Bộ VH-TT&DL, Tổng cục TDTT, NHM và giới truyền thông luôn đứng sau VFF nếu làm bài bản, vì sự phát triển. Tôi cho rằng nhiệm vụ của BCH nhiệm kỳ này rất quan trọng. Nếu có sự đồng thuận thì sẽ vượt qua được tất cả, hãy bày tỏ sự tri ân với những người đã ủng hộ mình và cả những người chưa hiểu, chưa ủng hộ mình. Ủng hộ hay phê phán đều xuất phát từ tấm lòng với bóng đá Việt Nam. Công chúng đang rất kỳ vọng vào BCH khóa mới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.

Với tinh thần cởi mở, Phó Thủ tướng đã đề nghị các Ủy viên BCH chia sẻ tâm tư, nguyện vọng để cùng tìm giải pháp nhằm giúp BĐVN phát triển hơn, đáp ứng sự kỳ vọng, tin yêu của công chúng. Thay mặt BCH, Chủ tịch Lê Hùng Dũng đã cảm ơn Phó Thủ tướng và khẳng định BCH sẽ đoàn kết, làm thật tốt để thuyết phục tất cả.