Phía sau kỳ tích của ĐT nữ Việt Nam (Phần 3): Ai tháo “bom nổ chậm”?

Sự việc HLV Takashi bị “bật” ở VL thứ 2 Olympic 2016 cho thấy cách cho các học trò tập luyện lẫn chuyên môn của vị HLV người Nhật có vấn đề. Thế nên, sẽ là một sự ngạc nhiên lớn nếu vị HLV này tiếp tục được tin tưởng dẫn dắt ĐTVN.

Ai dám lên Tuyển?

Sau VL thứ 2 Olympic 2016 thì ĐTVN rõ ràng đã ngán ngẩm với cách tập luyện lẫn chuyên môn của HLV Takashi. Câu chuyện không chỉ ở mức cách cầm quân của HLV người Nhật không phù hợp với ĐTVN mà nhiều tuyển thủ rất… sợ lên Tuyển.

Ai tháo “bom nổ chậm”?

Trong lần tập trung ĐTVN để chuẩn bị lên đường sang Myanmar, theo Thể thao 24h tìm hiểu, đã có một số trường hợp được gọi tập trung nhưng viết giấy xin được ở nhà với lý do “bận đi học”. Người trong cuộc nhận định nguyên nhân chính là sợ HLV Takashi nên không dám lên Tuyển, còn chuyện bận học chỉ là lý do.
Sau VL thứ 2 Olympic 2016, các tuyển thủ khác đã bắt đầu sợ vị HLV người Nhật. “Thực sự, sau những cố gắng để được lọt vào đến VL thứ 3 Olympic 2016 thì tôi vui lắm nhưng nghĩ đến chuyện HLV Takashi làm tiếp ở năm sau thì lại sợ…”, một cầu thủ chia sẻ với ám ảnh nếu phải tiếp tục tập luyện với HLV Takashi trong năm tới.

Lý giải cho nỗi sợ lên Tuyển, hầu hết các tuyển thủ đang rất ngán ngẩm các bài tập cũng như cách làm bảo thủ, độc đoán của HLV Takashi. Điển hình là chiều thi đấu nhưng sáng vẫn phải tập vài tiếng đồng hồ ở AFF Cup 2015. Ngoài ra, cách dùng người và quan điểm bóng đá khác biệt cũng khiến nhiều cầu thủ thường xuyên sống trong trạng thái ức chế.

“Bom nổ chậm”

Khi HLV trưởng ĐTQG khiến các học trò ngán ngẩm từ chuyện tập luyện đến cách quản lý, còn bị BHL góp ý về chuyên môn lẫn cách dùng người thì cần đặt dấu hỏi lớn. Thế nhưng, kể từ ngày về nước đến nay đã được nửa tháng vấn đề này không hề được những người có trách nhiệm đả động đến. Đó một điều hết sức kỳ lạ.

Phía sau kỳ tích của ĐT nữ Việt Nam (Phần 3): Ai tháo “bom nổ chậm”?

Trong ngày HLV Takashi ra mắt hồi tháng 3 năm nay, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng tuyên bố: “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của BCH LĐBĐVN khoá VII là tập trung nâng cấp chất lượng của Đội tuyển bóng đá nữ với mục tiêu thi đấu đạt thành tích tốt tại các giải quốc tế trong thời gian tới, nhằm từng bước đạt được những kế hoạch trong tương lai.

Sau một thời gian tìm kiếm, LĐBĐVN rất vui mừng chính thức thông báo ông Norimatsu Takashi người Nhật Bản sẽ đảm nhiệm cương vị HLV trưởng ĐTVN. Với mục tiêu hướng tới những thành tích tốt nhất tại đấu trường khu vực và tạo bước tiến mới tại sân chơi châu lục…”.

Sau 7 tháng, ĐT nữ VN đạt được những gì dưới thời HLV Takashi? Tại AFF Cup 2015 ở sân Thống Nhất, ĐTVN không giành nổi HCĐ, lần đầu tiên trắng tay ở đấu trường khu vực sau gần 20 năm. Đến VL thứ 2 Olympic 2016, ông thầy người Nhật đã bị “bật” vì chuyên môn kém cùng cách tập luyện khiến cho cầu thủ phản ứng. Còn thành tích lọt vào VL thứ 3 Olympic 2016 thật khó gọi là công của vị HLV này khi ĐTVN “tự đá với nhau trên sân, không cần HLV”.

Từ thành tích đến khả năng tạo dựng niềm tin, HLV Takashi đều thất bại. Thế nên, nếu ông thầy người Nhật tiếp tục cầm quân thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.

VĂN NHÂN

Trước những buổi tập nhồi thể lực của HLV Takashi, hàng loạt cầu thủ đã bị đau cơ háng do quá tải ở giải AFF Cup 2015. Sau VL thứ 2 Olympic 2016, một cầu thủ đã ngậm ngùi chia sẻ là phải cắn răng nhịn đau để thi đấu và hiện đối diện với nguy cơ chấn thương nặng.

Phía sau kỳ tích của ĐT nữ Việt Nam (Phần 2): Vì sao HLV Takashi bị cầu thủ “bật”?