editor2

3009 POSTS 0 Bình luận

Sau hơn 1 tháng tranh cãi ồn ào, hôm qua Duy Khanh và CLB Đồng Tháp, cụ thể là Thường trực HĐQT Công ty CP phát triển bóng đá Đồng Tháp kiêm Trưởng đoàn CLB Đồng Tháp, ông Phạm Hữu Phước đã có buổi làm việc và thống nhất ký vào bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn 1,5 năm để tiền vệ này trở thành cầu thủ tự do.

Ngoài việc yêu cầu bồi thường 4 tháng lương, một trong những điều kiện Duy Khanh yêu cầu đội bóng chủ sân Cao Lãnh phải thực hiện, đó là cam kết phải chuyển sổ BHXH cho mình. Chấp nhận những điều kiện Duy Khanh đưa ra, tuy nhiên do phải đến ngày 16/07 thì BHXH tỉnh Đồng Tháp mới trả lời về việc mua bảo hiểm bổ sung cho Duy Khanh nên theo đề nghị của ông Phước là trước mắt ký vào giấy thanh lý hợp đồng, còn sổ BHXH sẽ chuyển sau.

DTHU CSDT ao vang- XSKTCT 5-0 (14)

Duy Khanh (6).

Tuy nhiên, Duy Khanh không chấp nhận với phương án này và đề nghị ông Phước phải viết bản cam kết xác nhận đã mua bảo hiểm cho mình và sẽ chuyển sổ BHXH sau khi nhận sổ từ BHXH tỉnh Đồng Tháp.

Trước sự cứng rắn của Duy Khanh, đại diện Công ty CP phát triển bóng đá Đồng Tháp buộc phải đồng ý với điều kiện mà cầu thủ này đưa ra, khi viết bản cam kết xác nhận vào ngày 18/06 có tham gia BHXH, BHYT và BHTN cho Duy Khanh từ tháng 1/2015 đến ngày 22/06/2015.

Đồng thời, CLB sẽ trả sổ bảo hiểm cho Duy Khanh ngay sau khi nhận được và cùng cầu thủ này lên BHXH tỉnh Đồng Tháp báo giảm tham gia bảo hiểm theo đúng quy định.

“Việc yêu cầu Thường trực HĐQT Công ty CP phát triển bóng đá Đồng Tháp ký giấy cam kết sẽ chuyển sổ bảo hiểm không phải để làm khó dễ gì mà là chuyện cam kết giấy trắng mực đen. Sau bao nhiêu chuyện xảy ra, luôn có những bất ngờ và phát sinh nên tôi không muốn rắc rối thêm…”, Duy Khanh cho biết lý do buộc phải có giấy cam kết sẽ chuyển sổ bảo hiểm cho mình.

Về phương thức thanh toán số tiền bồi thường 4 tháng lương mà phía Đồng Tháp phải thực hiện đối với Duy Khanh theo thỏa thuận trong bản thanh lý hợp đồng, do trước đây Duy Khanh ứng trước 95 triệu đồng nên Đồng Tháp sẽ trừ 40 triệu đồng (tương đương 2 tháng lương), 55 triệu đồng còn lại Khanh sẽ trả vào ngày 30/09 (theo như cam kết khi ứng tiền của Duy Khanh). Về 2 tháng lương còn lại, Đồng Tháp sẽ thanh toán cho Duy Khanh trong thời điểm chuyển lương các tháng 6 và 7/2015.

Do đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi và vướng vào cuộc chiến pháp lý với CLB Đồng Tháp, Duy Khanh sẽ phải “ngồi chơi, xơi nước” ở GĐ2 V.League 2015 do việc thanh lý hợp đồng diễn ra khi thời điểm là hạn cuối của việc đăng ký bổ sung, thay thế cầu thủ giữa giai đoạn, ngày 28/05/2015.

Cách đây hơn 1 tháng, để đáp lại việc Duy Khanh đại diện nhóm cầu thủ kiện công ty TNHH bóng đá Đồng Tháp (đơn vị quản lý CLB CS.Đồng Tháp mùa giải 2014) ra tòa về khoản nợ hơn 2 tỷ đồng ở mùa giải 2014, Đồng Tháp đã ra quyết định “tạm dừng tập trung và tập luyện, thi đấu” đối với Duy Khanh từ 12/05 đến 30/05.

Ngày 05/06, Duy Khanh tiếp tục nhận thêm thông báo điều chuyển về làm nhân viên văn phòng Cty CP phát triển bóng đá Đồng Tháp, với công việc là cán bộ chuyên môn kỹ thuật đến ngày 03/08/2015.

Không đồng ý với quyết định này, Duy Khanh đã làm đơn khiếu nại và được gọi lên thương lượng để tiến hành thanh lý hợp đồng trước thời hạn, với điều kiện là bồi thường 2 tháng lương. Tuy nhiên, Duy Khanh không chấp nhận với đề nghị này khi ra điều kiện là bồi thường 4 tháng lương, đồng thời chuyển sổ bảo hiểm cho mình rồi mới làm việc thì lãnh đạo Đồng Tháp không thể đáp ứng, dẫn đến vụ thương lượng đi vào ngõ cụt.

Ngày 12/06, Duy Khanh có đơn khiếu nại lên BGĐ và Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) tỉnh Đồng Tháp để nhờ giải quyết. Tiếp nhận đơn khiếu nại của Duy Khanh, ngày 17/06 Sở LĐ, TB&XH Đồng Tháp gửi công văn đề nghị Giám đốc Cty cổ phần phát triển bóng đá Đồng Tháp giải quyết vụ việc và có văn bản gửi về Thanh tra Sở LĐ, TB&XH trước ngày 17/07/2015 để trả lời Duy Khanh.

ĐẮC MINH

Đúng thật, cả một nền bóng đá, vật vã bao nhiêu năm vì chẳng khách nào ghé qua hoặc nếu có thì chỉ đến theo kiểu “kiếm thêm” thì đùng một cái, bầu Hiển mời Man “xanh” đến Việt Nam. Vấn đề là đội bóng của nước Anh không đến đá với HN.T&T mà đá với ĐTVN.

 (Rex Features via AP Images)

Hóa ra, dù tuyên bố rút vào hậu trường nhưng cái bóng của bầu Hiển xem ra quá lớn. Thậm chí, vì chuyện Man “xanh” sang Việt Nam mà V.League cũng phải điều chỉnh lịch thi đấu.

Lại nhớ chuyện hôm VPF họp, khi nghe đến “ĐT.LA của anh Thắng” thì ông Võ Quốc Thắng “giãy nảy” lên bảo “ĐT.LA là của anh Nhiệm”, tức là Võ Thành Nhiệm, em trai ông Thắng. Nghĩa là ông Thắng tránh cái tiếng, đó cũng là điều tốt.

Song bầu Hiển, có thời bị “tố” là ông bầu của cả 2 đội bóng SHB.Đà Nẵng và HN.T&T thì im lặng. Ông bầu này biết cách làm thế nào trong bóng đá. Sự âm thầm của bầu Hiển khiến nhiều người nể.

Chuyện quyết tâm đào tạo trẻ cho bằng được, mấy đội tuyến dưới của HN.T&T chơi rất tốt ở những giải trẻ chưa được NHM đánh giá cao, ông Hiển không “nổ”. Chuyện mời Man “xanh” cũng thế, giữa các phóng viên, ông Hiển chỉ nói: “Manchester City sẽ tới Việt Nam ngày 27/07”, tuyệt nhiên không nói chuyện ai tài trợ, tuyệt nhiên không nói chuyện phải gắn thương hiệu vào để tận dụng quảng bá.

Thời buổi này là thời buổi tận dụng. Người ta còn tận dụng, thực tế là dựng chuyện Công Phượng mua chung cư cao cao cấp cho mẹ ở Hà Nội nhưng thực tế không phải, chỉ để lợi dụng quảng bá bán hàng.

Bầu Hiển và HN.T&T vẫn chưa thoát khỏi định kiến là một đội bóng “ngụ cư”.

Với không ít người Hà Nội, cứ phải ăn mày dĩ vãng với Thể Công hay CAHN. Trong khi đó, từ năm 1999 tới nay, cũng chỉ có HN.T&T mới mang về chức Vô địch V.League.

Nghịch lý là chỗ ấy, HN.T&T chưa bao giờ là đội yếu nhưng luôn là CLB có ít khán giả nhất V.League. Tại sao? Khó lý giải nhưng có lẽ một phần là người Hà Nội chưa “cảm” được tình yêu của bầu Hiển với bóng đá Hà Nội.

Thôi thì cứ yêu thầm vì chuyện bầu Hiển đưa được Manchester City sang Việt Nam đã chứng tỏ phần nào tình yêu ấy.

SONG AN

Trong buổi thi sáng ngày 21/06, tất cả đều để ý đến cầu thủ nhí mang áo số 15 ở khu vực thi tuyển lứa U.10. Có phụ huynh bảo rằng, thí sinh này tuyển… nhầm lớp và nhắc nhở những người có trách nhiệm cần kiểm tra lại cho kỹ. Thế nhưng BTC khẳng định, đó là thí sinh dự thi lứa U.10, theo hồ sơ gửi đến.

ti hon1

Tất cả đều đặt câu hỏi, bởi Nguyễn Đăng Phương quá nhỏ bé so với các bạn cùng trang lứa. Đứng cạnh một thí sinh cùng dự thi, Phương chỉ cao đến ngực. Tìm hiểu mới biết, Nguyễn Đăng Phương có một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Em sinh ra ở huyện Quỳ Hợp, cách rất xa thành phố Vinh. Bản thân em cũng không còn nhớ mình có bố hay không, vì “em lớn lên đã không thấy bố, chỉ nghe bảo rằng, bố đã mất. Năm em học mẫu giáo, mẹ cũng bỏ em ra nước ngoài làm ăn. Sau này, em cũng không biết ai đưa em vào trường SOS”.

Tuổi thơ thiếu đi sự chăm sóc, ăn uống không đủ chất nên năm nay đã 10 tuổi nhưng Phương vẫn còn rất còi cọc. Nhìn Phương, nhiều người bảo rằng, em chắc chỉ mới 5-6 tuổi. Nhỏ người nhưng theo các cán bộ ở trường SOS thì Phương có đam mê mãnh liệt với bóng đá. Dù thua thiệt về thể hình nhưng các thầy cho biết, ở đâu có bóng đá là ở đó có Phương.

Khi được hỏi có thích Văn Quyến, Công Vinh… không, Phương lắc đầu. Thuyết phục mãi, Phương cũng nói về ước mơ của mình với một lý giải rất người lớn: “Em thấp bé, nhẹ cân nhưng hy vọng rằng sẽ giống như chú Messi, toả sáng trên bầu trời thế giới”.

Bên cạnh giấc mơ bóng đá, Phương cũng rưng rưng nước mắt khi bộc lộ rằng rất nhớ mẹ, 3 năm rồi không được nghe tiếng mẹ: “Các chú làm báo chắc biết nhiều, nhờ các chú nhắn mẹ cháu ở nước ngoài gọi về cho cháu với, cháu nhớ mẹ lắm…”, câu nói của Phương “tí hon” khiến ai cũng chạnh lòng.

LÊ GIÁP

Nghệ An rộng lớn với hơn 3 triệu dân. Ngoài việc nổi tiếng là đất học, mảnh đất này còn là nơi sản sinh ra rất nhiều thế hệ cầu thủ bóng đá “có số”. Thế nhưng, điều kiện thiên nhiên không ưu đãi, ở mảnh đất khô cằn khắc nghiệt mà cuộc sống luôn phải vật lộn với cái nghèo nên bóng đá cũng chung cảnh ngộ. Kỷ niệm bóng đá thời niên thiếu với trẻ em nơi đây chỉ là những bãi đất trống ở các cánh đồng, những sân bóng ruộng cỏ mọc thưa thớt mấp mô ổ trâu, ổ gà. Những cầu thủ nổi tiếng như Văn Quyến, Công Phượng… cũng nhờ khả năng “trời cho” mới vượt lên nghịch cảnh để thành tài.

1

Năm 2014, Trại hè bóng đá Yamaha lần đầu tiên tổ chức tại Vinh nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người dân xứ Nghệ. Trẻ em địa phương có cơ hội được tiếp xúc với bóng đá hiện đại, được đào tạo bởi những chuyên gia hàng đầu trên những sân bóng nhân tạo đạt chuẩn FIFA. Đó là mơ ước và dễ hiểu vì sao, các bậc phụ huynh nô nức đưa con em mình đến với trại hè để các em có cơ hội học hỏi, mở mang hiểu biết và hy vọng biết đâu đấy một ngày sẽ trở thành một cầu thủ giỏi như mơ ước.

2

Lần thứ 2 tổ chức tại Nghệ An chứng kiến những kỷ lục khi thời điểm chốt hồ sơ đã điểm, vẫn có hàng trăm phụ huynh liên hệ cho con em mình đăng ký dự tuyển. Con số gần 400 hồ sơ đăng ký dự thi còn rất khiêm tốn so với nhu cầu rất lớn của trẻ em nơi đây. Từ kinh nghiệm của năm thứ nhất, sự chuyên nghiệp là điều dễ nhận thấy hơn cả trong lần thứ hai Trại hè bóng đá Yamaha triển khai tại Nghệ An.

Đã không còn cảnh phụ huynh “xót con” đòi lao vào sân khi thấy con bị ngã. Những người cha, người mẹ đã hiểu rằng, muốn con trưởng thành thì phải để chúng tự lập. Chưa nói đến con trẻ, các bậc phụ huynh khi tham gia trại hè cũng nhận ra rằng, phải thay đổi cách giáo dục con cái, làm sao để tăng thêm tính tự lập, học cách đối đầu với những thử thách.

4

Riêng với các em dự thi,  khác biệt cũng là điều dễ nhận thấy, khi phần lớn đều ý thức cao với các bài thi. Đặc biệt, với các nội dung về kỹ năng, các em cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so với cách đây 1 năm.

Các chuyên gia Nhật Bản thực sự bất ngờ bởi khả năng chơi bóng rất tốt của trẻ em nơi đây. Bất ngờ còn bởi, chỉ  mới qua 1 năm nhưng đã có những thay đổi rất lớn về tư duy cũng như ý thức, từ phụ huynh cho đến các em tham gia dự tuyển. Điều đó càng chứng tỏ một điều: Khi có sân chơi, được tạo cơ hội thể hiện thì trẻ em Nghệ An, nơi vốn dĩ được ông trời ban cho tài năng bóng đá càng như “cá gặp nước” để niềm đam mê bóng đá được tiếp sức, tạo động lực, sản sinh ra những cầu thủ bóng đá giỏi trong tương lai.

Sau ngày hội tuyển sinh, 125 em nhỏ xuất sắc sẽ được lựa chọn để tham gia trại hè, kéo dài từ ngày 29/06 đến 11/07 tại CLB Sông Lam Nghệ An.

LÂM VŨ

Trại hè bóng đá Yamha lần thứ 2 được tổ chức ở Nghệ An ghi nhận những câu chuyện cảm động như trường hợp của em Hồ Nguyễn Phong Hòa, từ TP.HCM ra Vinh tham gia trại hè. Bố mẹ em cho biết, Hoà nhận được thông tin từ trên tivi và một mực bắt bố mẹ đưa ra Nghệ An thi tuyển. Chiều con, anh Hồ Văn Lợi đã phải đặt vé, đưa con ra Vinh dự thi. Hay trường hợp của bé Nguyễn Duy Thành ở huyện Quế Phong, cách trung tâm thành phố Vinh 220 km. Dù ở xa nhưng qua các kênh thông tin đại chúng, bố mẹ Thành nhận thấy ý nghĩa, giá trị của trại hè bóng đá Yamaha và quyết định nộp hồ sơ để con tham gia thi tuyển.

“Sắc” mà đến Việt thì nhiều người vui. Triết lý của Kiatisak trong bóng đá thể hiện ở ĐTQG và U.23 Thái Lan đã thuyết phục được NHM Việt. Thái Lan lâu nay với Việt Nam, riêng trong lĩnh vực thể thao là một chuẩn mực khó chối cãi. Nhiều người tìm hiểu sao người Việt cứ mê Thái. Mê từ cái tuýp đánh răng cho đến chiếc xe máy Honda được sản xuất ở Thái, bao giờ cũng cho sự yên tâm cao hơn.

China Thailand

Một dạo, ở miền Trung (dọc từ Huế ra tới Quảng Bình), cửa hàng Thái Lan tràn ngập Quốc lộ 1. Hàng xách tay từ Thái qua Lào nhập vào Việt Nam, nhiều người giàu có vì hàng Thái.

Hôm rồi đọc báo, có người đặt câu hỏi là “Bao giờ bóng đá Việt được bằng bóng đá Thái?” để rồi tự lý giải: “Khi nào hàng Việt được yêu thích hơn hàng Thái, khi nào các doanh nhân Việt sang Bangkok gom các đại siêu thị về tay mình như người Thái làm với Metro Việt Nam và khi nào hàng Việt tràn ngập Thái Lan… thì đó là lúc nghĩ tới chuyện bóng đá Việt vượt qua bóng đá Thái”.

Nghĩ mà đau, hóa ra chuyện “vượt nhau” trong bóng đá cũng có liên quan tới những vấn đề kinh tế, xã hội, giáo dục con người…

Hôm qua, NHM Việt Nam đón Andy Cole – một cựu ngôi sao Manchester United. Cole tiếng là sang đá bóng nhưng thực tế là đi quảng bá cho một thương hiệu dầu gội đầu. Một lần nữa, NHM Việt lại rơi vào hội chứng “cổ dài” tức là cứ phải “vươn cổ” ngóng sang Thái Lan khi nước này năm nào cũng đón những Chelsea, Liverpool tới thi đấu.

Cũng lại hôm qua, bầu Hiển tuyên bố sẽ mời Manchester City sang Việt Nam thi đấu đúng ngày… Thương binh liệt sĩ 27/07. Thôi thì cũng coi như một phương thuốc chống hội chứng… cổ dài.

Nhưng đó cũng chỉ là một phần, nghĩ đến chuyện “cổ dài” của NHM bóng đá Việt còn là câu chuyện “mỏi cổ” chờ những quyết định, chờ những sự minh bạch cần có của một nền bóng đá.

Câu chuyện đưa – nhận hối lộ ở VFF không phải là chuyện nhỏ. Ấy thế mà NHM cho đến giờ này vẫn cứ phải “vươn cổ” để chờ…

SONG AN

Những tên tuổi này có vẻ nặng ký hơn so với các đối thủ mà The Kop từng gặp trên các nẻo đường chinh phục Cúp C1, như mùa 1976/77 có Crusaders, Trabzonspor, Saint Etienne, FC Zurich, Monchengladbach; mùa 1977/78 có Dinamo Dresden, Benfica, Monchengladbach, Club Brugge; mùa 1980/81 có Oulun Palloseura, Aberdeen, CSKA Sofia, Bayern Munich, Real Madrid và mùa 1983/84 gặp Odense, Bilbao, Benfica, Dinamo Bucuresti, Roma.Thế nhưng, so về độ khó thì chưa hẳn các ngôi vô địch trước đến với Liverpool dễ dàng hơn mùa 2004/05, vì ngay từ đầu, họ phải đá loại trực tiếp chứ không có giai đoạn thư giãn như vòng bảng Champions League.

liverpool

Ngoài ra, trong quyển “Tương lai bóng đá ở châu Âu”, Stefan Syzmanski từng thừa nhận trong giai đoạn từ 1967-96, chỉ có 43% đội dự bán kết bao gồm đại diện của 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu. Như vậy, 57% số đội còn lại đến từ các nền bóng đá nhỏ hơn như Bỉ, Scotland, Czech, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển… Nhưng từ năm 2002 trở đi, chỉ có 2 đại đội không thuộc 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu chen được vào bán kết Champions League. Như vậy không gọi là nhàm chán thì gọi là gì?

Tứ Ca

Nguyên nhân chủ yếu là do trước đó, liên minh các đội mạnh thuộc quyền sở hữu của các “đại gia” như cựu Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đã thuyết phục ban lãnh đạo UEFA hiểu rằng chỉ có để các CLB mạnh càng trụ lâu ở các Cúp châu Âu mới càng có lợi, trong lúc thể thức thi đấu hiện hành chỉ tạo cơ hội tiến xa cho các đội bóng nhỏ vốn chẳng được mấy ai quan tâm.

fox-soccer-studio-set

Phải thừa nhận là chơi với người giàu thì cũng dễ giàu do tới nay, UEFA rõ ràng đã phất lên nhanh chóng nhờ ý tưởng của các “ông trùm” như Berlusconi. Cách giải thích của họ rất đơn giản: thể thức cũ chỉ có 32 đội dự giải và đá loại trực tiếp, nên số trận có thể truyền hình đương nhiên kém xa hệ thống mới mà hiện nay đạt đến 78 đội dự giải, tính từ vạch xuất phát, trong lúc vòng bảng vẫn còn tới 32 đội, lại đá vòng tròn 2 lượt nên số trận càng nhiều hơn.

Nếu lấy số lượng ấy nhân lên cho 230 quốc gia xem truyền hình Champions League với riêng thị phần châu Âu đã chiếm khoảng 500 triệu người thì chỉ mới tính theo báo cáo của Deloitte năm 2010, UEFA đã thu nhiều hơn trước đến 1 tỷ euro. Còn đến mùa qua, khi UEFA tuyên bố số tiền thưởng ở Champions League lên đến 1,257 tỷ euro thì có nghĩa là tổ chức này kiếm được khoảng 1,676 tỷ euro. Đà phát triển này thật sự khủng khiếp nếu nhớ rằng tổng thu của mùa đầu của Champions League 1992/93 chỉ là 45 triệu euro, mà vào thời điểm đó, con số ấy có lẽ chỉ hơn chứ không kém so với Cúp C1 1991/92.

Thiên Tứ

Các Cúp châu Âu đang ngày càng nhàm chán. Mùa 2015/16 là một ví dụ tiêu biểu. Tại Europa League, Premier League có tới 4 đại diện, và nếu không may cho họ là cả 4 đội bóng dự Champions League đều đứng thứ 3 chung cuộc ở vòng bảng, giải đấu này có thể chứng kiến tới 8 CLB Anh trong nhóm 32 đội mạnh nhất, nghĩa là chiếm tới 1/4. Và sẽ thật là thảm họa cho UEFA nói chung và Europa League nói riêng, nhưng chắc chắn là niềm vui của người Anh nếu vòng tứ kết gồm toàn các đội bóng đang đá ở Premier League.

Dinamo Tbilisi

Một kịch bản đáng buồn tương tự rất dễ xảy ra ở Champions League, khi La Liga có tới 5 đại diện là Barcelona, Real Madrid, Atletico Madrid, Valencia và Sevilla. Với thực lực của các đội bóng này, hoàn toàn có “cửa” cho một vòng bán kết toàn Tây Ban Nha. Viễn cảnh này chắc chắn là điều mà xứ sở đấu bò đang mong đợi, đặc biệt sau khi Real Madrid làm hỏng trận chung kết El Clasico của Champions League 2014/15. Thế nhưng lúc đó, NHM trung lập có lẽ phải vừa xem, vừa ngáp.

Những “gia vị” sắp được thêm vào cho các Cúp châu Âu 2015/16 ắt hẳn chỉ càng gia tăng mức độ nhàm chán, đặc biệt với Champions League hào hoa, danh giá. Vì đúng là NHM thường thích được xem “hàng hiệu” thể hiện hơn, nhưng bóng đá là môn thể thao tập thể chứ không phải cá nhân, nên nó sẽ chẳng hơn gì quần vợt nếu ngay từ trước lúc mở màn, mọi người đều dễ dàng khoanh vòng vài cái tên sẽ tiến đến trận chung kết và lên bục chiến thắng. Đấy là thực tế đáng buồn, vì từ sau trận chung kết 2003/04 giữa Porto với Monaco, các đội vô địch Champions League đều trong nhóm được “lập trình” từ trước. Đúng là còn có vài “ngựa ô” thú vị như Juventus, Dortmund hoặc Atletico Madrid song rốt cuộc, ngôi vô địch vẫn thuộc về những ứng cử viên hàng đầu.

Xem ra đã đến lúc, UEFA cần cân nhắc lại hệ thống thi đấu hiện nay, như từng loại bỏ vòng bảng thứ hai của Champions League do khiến giải quá nhàm chán khi các đội mạnh” có thêm một tầng bảo hiểm. Vì không như thời còn thể thức đá loại trực tiếp, khi chỉ cần một trận sẩy chân là có nguy cơ bị loại sớm, các đội mạnh nay có thể thua tới 2-3 trận ở vòng bảng vẫn đủ sức giành quyền đi tiếp. Hậu quả của thể thức thi đấu này là các đội nhỏ gần như không có khả năng tạo bất ngờ như Dinamo Tbilisi hay Magdeburg từng đoạt Cúp C2. Vì nếu đội yếu nhất bảng muốn gây sốc, chỉ tạo bất ngờ ở 1-2 trận như trước rõ ràng không đủ.

Nhưng tất nhiên, chẳng bao nhiêu người hứng thú xem trận chung kết giữa hai đội nhỏ. Nguyên nhân là do chất lượng: chỉ có những đội mạnh mới đủ trình độ đảm bảo phần nào điều đó. Nhưng nếu để nguyên tình trạng hiện nay, Champions League rõ ràng ngày càng nhạt. Phải chăng UEFA cần xem xét giải pháp khác, như trở lại với thể thức đá loại trực tiếp, nhưng xếp hạt giống trước lúc bốc thăm như bên quần vợt để tránh các đội mạnh phải sớm loại nhau. Giải pháp này vừa thắp lại hy vọng cho các đội yếu – nghĩa là gia tăng tính bất ngờ, vừa cải thiện chất lượng từng trận đấu do các đội mạnh không còn dám chủ quan, song đồng thời vẫn duy trì được một chút ưu ái cho “hàng hiệu”. Và biết đâu từ đây, sau vài bất ngờ nhất định, NHM sẽ tìm lại được niềm đam mê tinh khiết để hiểu ra rằng “hàng hiệu” vốn không phải do tiền bạc tạo ra, mà do tích lũy từng danh hiệu qua năm tháng để trở thành vĩ đại.

MINH CHÂU

Việc UEFA nâng mức thưởng Champions League được ví như chiến thắng của ECA (Hiệp hội bóng đá châu Âu), tiền thân là nhóm G-14 quyền lực của bóng đá châu Âu. ECA tạm được mặc định là tổ chức bảo vệ quyền lợi các CLB về mọi mặt, trong đó dĩ nhiên, tài chính là số 1. Vậy tổ chức nào hiện tại đang đứng ra bảo vệ quyền lợi của NHM, cũng có thể gọi là người tiêu dùng?

PL clubs ambition 826 510 1

Một sự thật, tiền thưởng tăng chỉ có tác dụng kích thích các CLB góp mặt. Champions League vẫn xếp hàng đầu châu Âu với sự cạnh tranh của các CLB thuộc hàng Top lục địa già, và màn trình diễn của những siêu sao đẳng cấp thế giới. Tất nhiên, sẽ là ngớ ngẩn nếu đặt câu hỏi về chất lượng bóng đá của giải đấu này. Tuy nhiên vòng bảng Champions League và kết quả của nó quá dễ đoán. Trên thực tế, Champions League có tới 80% phục vụ mục đích “vắt sữa bò” và chỉ có 20% mang ý nghĩa một giải đấu bóng đá.

Một chiến dịch nặng “mùi tài chính” của Champions League hiện tại đang đánh mất dần những CĐV trung thành. Hầu hết đều tỏ ra không mấy mặn mà với những trận đấu vòng ngoài.

Không hẹn mà gặp, rất nhiều NHM đang mang cảm giác hoài niệm về một thứ gì đó kỳ lạ và thú vị mà các Cúp châu Âu phiên bản cũ mang lại. Các CLB, các cầu thủ, hệ thống chiến thuật đều có sức hút, sự lôi cuốn khiến người xem chờ đợi. Phiên bản cũ được cảm thấy cởi mở hơn. Một trận chung kết Champions League giữa Malmo và Nottingham Forest sẽ không bao giờ nằm trong trí tưởng tượng ngày nay. Trong những năm đầu của Champions League mang đến sự mới lạ và thú vị. Nhưng theo thời gian nó dần trở nên hỗn độn và dễ dự đoán.

Tiền đang được đặt lên hàng đầu như một thứ tiên quyết cần phải theo đuổi, từ UEFA đến ECA, trong khi NHM không chỉ bị gạt sang một bên như yếu tố thứ yếu mà còn bị rút ruột ví tiền không thương tiếc.

Tiền thưởng UEFA từ đâu ra? Câu trả lời dễ như ăn kẹo: Từ các hoạt động thương mại, tài trợ, bản quyền truyền hình… Vậy tiền của các nhà tài trợ, các hàng truyền thông đổ vào tài khoản UEFA lấy từ đâu? Câu trả lời dễ hơn ăn kẹo: từ tôi, từ quý vị và các bạn chứ từ đâu ra.

Vậy thì nói chúng ta đang bị bóc lột, theo kiểu hiện đại, cũng không hề quá.

Q. NGUYÊN

Các vòng bán kết là chuyện của người Anh?

Về lý thuyết, các Cúp châu Âu 2015/16 rất có thể xảy ra cảnh đó. Vì tại Champions League, Premier League sẽ có 4 đại diện, bao gồm ĐKVĐ Anh Chelsea, á quân Man City, đội hạng 3 Arsenal và hạng 4 Man Utd cần đá vòng play-off. Ở Europa League, đội hạng 5 Tottenham tiến vào thẳng vòng bảng, còn Liverpool cần vượt qua 1 vòng loại. Hai suất còn lại thuộc về đội hạng 7 Southampton được góp mặt do Arsenal vô địch FA Cup và West Ham tham chiến nhờ dẫn đầu bảng xếp hạng các đội Fair Play ở Premier League. Nhưng do đi theo cửa hậu, đoàn quân của Slaven Bilic cần phải khởi tranh Europa League từ vòng loại thứ nhất bắt đầu vào ngày 2/7.

champions league draw

Vậy là với 8 đại diện dự các Cúp châu Âu, Premier League có đến 40% thành viên phải phân sức cho 4 giải đấu ở mùa 2015/16. Đây vừa là tin vui cho các đội vừa giành quyền thăng hạng từ Championship do hy vọng trụ lại Premier League hứa hẹn gia tăng, vừa là tin vui cho làng bóng đá Anh sau 3 mùa liên tiếp không có đại diện ở bán kết Champions League, thậm chí 2 trong 3 mùa ấy sạch bách đại diện ở tứ kết. Và với việc tăng đại diện hơn cả mùa trước vốn có đến 7 dự các Cúp châu Âu, Premier League không chỉ kiếm thêm tiền do ngay cả các đội bị loại sớm cũng có thưởng, mà còn kỳ vọng có đại diện tiến sâu hơn để củng cố vị thế trong Top 3 bảng hệ số UEFA nhằm tiếp tục được cử 4 đại diện dự Champions League. Thậm chí, nếu mọi chuyện suôn sẻ thì các vòng bán kết Champions League và Europa League mùa 2015/16 sẽ chỉ là chuyện riêng của người Anh.

Hy vọng nào cho các đại diện Premier League?

Thế nhưng, mong muốn là một lẽ, làm được hay không lại là chuyện khác. Vì chẳng phải ngẫu nhiên mà ở mùa trước, Premier League chỉ kém mùa này 1 đại diện, nhưng vẫn thua tan tác. Tại Europa League, Hull dừng bước ngay sau vòng bảng. Kế đến Tottenham bại vào tay Fiorentina, tương tự Everton trước Dynamo Kiev. Ở Champions League, Man City thua về tay Barcelona, Arsenal không chống nổi Monaco, Chelsea sảy chân trước PSG, còn Liverpool bị đẩy xuống Europa League rồi cũng loại sớm.

Điều trớ trêu là ở hè 2015, các CLB hàng đầu của Premier League chắc chắn sẽ tăng cường lực lượng ồ ạt, nhưng điều đó vẫn không hứa hẹn Anh sẽ giành lại thế thống trị ở các Cúp châu Âu, đặc biệt là Champions League. Lý do rất dễ hiểu: các “đại gia” phải dồn hết tinh lực cho Premier League, nên chỉ còn có thể dành lại phần nhỏ cho các Cúp châu Âu. Họ không có điều kiện như Real Madrid, Barcelona, Bayern Munich và Juventus, những đội gần như độc diễn ở giải VĐQG nên có điều kiện phân bổ sức lực hợp lý cho từng thời điểm. Với Premier League thường có 4-5 ứng viên cho ngôi vô địch, tất cả đều phải bung sức cho từng vòng đấu, nên không thể có chuẩn bị tốt nhất cho Champions League ở thời điểm then chốt.

Dĩ nhiên, nhận định như trên không có nghĩa là Premier League hết cửa vô địch Champions League 2015/16, hoặc chí ít là có đại diện ở bán kết, thậm chí chung kết. Chelsea rõ ràng có nhiều khả năng nhất, vì với việc vô địch Premier League 2014/15 sớm 3 vòng đấu với cách biệt 8 điểm, thầy trò Jose Mourinho chứng tỏ họ đang bứt lên khỏi số đông. Nếu duy trì được thực trạng này, Chelsea có thể vừa “chiến” ở Premier League, vừa toan tính hợp lý cho Champions League.

Còn nếu Chelsea không làm chủ được cuộc tranh ngôi đầu Premier League? Kỳ vọng về “ngựa ô” của Anh ở các Cúp châu Âu sẽ thuộc về đội nào sớm tắt hy vọng tranh ngôi đầu khi dự Champions League, hoặc không lo rớt hạng, trong lúc cũng chẳng có khả năng chen vào Top 4 nếu là đại diện ở Europa League. Bởi chỉ có như thế, họ mới dồn hết sức cho các Cúp châu Âu để thành công. Quá khứ từng chỉ rõ điều đó, khi Liverpool vô địch Champions League 2004/05 lúc chỉ đứng thứ 5 Premier League, hoặc Arsenal tiến tới chung kết Champions League 2005/06 trong mùa bóng kém Top 3 Premier League tới 15 điểm.

Nói cách khác thì thành công của Premier League ở Champions League và Europa League không phụ thuộc vào số lượng, mà chủ yếu là có bao nhiêu đội có điều kiện dồn sức cho các Cúp châu Âu mà thôi.

MINH CHÂU