góc nhìn 24h

(Thethao24.tv) – Cứ sau mỗi thất bại của TTVN, nhất là bóng đá, mọi người lại đặt ra câu hỏi đầy bất lực mang tính gốc rễ liên quan đến thể lực và tầm vóc người Việt Nam. Ít ai biết, từ 2011, một đề án phát triển thể lực và tầm vóc do ngành thể thao làm cơ quan thường trực đã được triển khai, song đến giờ về cơ bản… chưa làm được gì.

Ngay từ 2001, ngành thể thao đã khởi động đề án bằng việc điều tra thể chất nhân dân, cũng như các vấn đề lý luận, thực tế. Dù rất tích cực, rất được ủng hộ nhưng do nội dung của đề án quá rộng, dài, mới, liên quan đến tất cả các địa phương, nhiều ngành,  Việt Nam lại chưa có kinh nghiệm, nên phải chỉnh sửa rất, rất nhiều lần, thậm chí gần như phải làm đi làm lại.

chinh1

Và phải đến tháng 4/2011, nghĩa là trải qua tới 11 năm xây dựng chương trình mới được phê duyệt.  Từ thực tế của các nước, đặc biệt thành công như Nhật Bản (1950- 1975), Việt Nam xác định phải thực hiện qua 1 thế hệ mới có thể cải thiện rõ rệt thể lực và tầm vóc. Theo các chuyên gia, Việt Nam có một thuận lợi lớn là vẫn còn đang trong thời kỳ phát triển “bù” sau chiến tranh.

Đề án đặt ra các mục tiêu rất toàn diện, trong đó điểm nhấn chính là việc phấn đấu để  tầm vóc thân thể của thanh niên sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng ôn định theo các tiêu chí, với nam đến 2020 chiều cao trung bình 167cm, năm 2030 là 168,5. Trong khi ở nữ, đến 2020 chiều cao trung bình 156cm, năm 2030 là 157,5. Theo đó, chỉ 10 năm nữa, thanh niên Việt Nam trung bình có thể cao thêm gần 4cm (nam 3,3 và nữ 4 cm). Cùng đó, thể lực, nhất là sức bền và sức mạnh của đa số thanh niên cũng sẽ phải có bước tiến lớn, căn cứ vào các tiêu chí như chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường, lực bóp tay thuận… Quan trọng hơn, nhờ thế chất lượng con người với tư cách nguồn nhân lực, giồng nòi, rồi tuổi thọ được nâng cao một cách căn bản, tiếp cận với chuẩn chung của quốc tế.

Chương trình  thực hiện trên phạm vi toàn quốc trong 20 năm, phân thành 1 giai đoạn,  lấy 10 tỉnh thành để chỉ đạo trọng điểm. Trong đó, đối tượng tập trung sẽ là bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thanh thiếu niên đến 18 tuổi. Hai nhóm giải pháp chính, có tính đồng thời , là về dinh dưỡng và TDTT, ngoài ra còn có can thiện gen, di truyền.

 Nó được cụ thể hòa thành  4 “tiểu” chương trình, gồm “Nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam”; “Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan”; “Phát triển thể lực và tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 3-18 tuổi”; “Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam”.

Nhìn vào các mục tiêu, giải pháp có thể thấy đề án có vẻ như rất hay, trúng và cũng rất khả thi, dù rằng phải thừa nhận không dễ chút nào. Tuy nhiên, điều đáng buồn, qua 4 năm kể từ khi được phê duyệt, đề án vẫn gần như giậm chân tại chỗ, tất cả mới chỉ dừng ở khâu chuẩn bị.

Ngành thể thao- đơn vị được giao chủ trì- đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, mà vẫn chưa thấy có hướng ra rõ ràng. Từ bài toàn kinh phí, xin nhà nước hỗ trợ  và xã hội hóa ra sao, cho đến việc kết nối với các bộ, ngành, địa phương liên quan như thế nào? Ngay cả việc tuyên truyền, vốn phải đi đầu, giờ cũng chưa đâu vào đâu, gần như đề án mới chỉ được những người trong ngành thể thao biết đến.

Nếu như không có một bước đột phá thực sự, đích nhắm cho 2020 của đề án chắc chắn không hoàn thành.

Từ nay đến 2020 chỉ còn khoảng 6 năm nữa, mà hiện tại ngành thể thao cùng các đơn vị liên quan coi như đã “mất trắng” 4 năm không làm gì.

Người Việt đang dưới chuẩn khu vực

Dù đang tăng trưởng tương đối tốt kể từ sau 1975 nhưng thể lực và tầm vóc của người Việt Nam thực sự chưa đạt yêu cầu. Việt Nam đang yếu và thiếu “chuẩn” cả về sức mạnh lẫn sức bền chung, cũng như chiều cao thân thể, so với với mặt bằng chung châu Á và ĐNÁ. Đơn cử như chiều cao thân thể, nam thanh niên Việt Nam (trung bình 163,7cm) đang thua Nhật Bản, Thái Lan 8cm, trong khi sự chênh lệch này ở nữ tương ứng là 4cm và 2cm.

chinh2

Nguyên nhân chủ yếu là do xã hội và các gia đình chưa chú trọng đúng mức về dinh dưỡng, thể dục thể thao cho thiếu niên nhi đồng, đặc biệt từ thời kỳ bào thai cho đến 15 tuổi – tiền dậy thì và dậy thì.

Một khi tình trạng phát triển theo kiểu tự phát kéo dài, có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, giống nòi Việt Nam, khó đáp ứng được đòi hỏi của thời kỳ hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Và dĩ nhiên, chính ngành thể thao sẽ phải chịu thiệt thòi nhất.

 Hà Thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cứ sau mỗi thất bại của TTVN, nhất là bóng đá, mọi người lại đặt ra câu hỏi đầy bất lực mang tính gốc rễ liên quan đến thể lực và tầm vóc người Việt Nam. Ít ai biết, từ 2011, một đề án phát triển thể lực và tầm vóc do ngành thể thao làm cơ quan thường trực đã được triển khai, song đến giờ về cơ bản… chưa làm được gì.

Ngay từ 2001, ngành thể thao đã khởi động đề án bằng việc điều tra thể chất nhân dân, cũng như các vấn đề lý luận, thực tế. Dù rất tích cực, rất được ủng hộ nhưng do nội dung của đề án quá rộng, dài, mới, liên quan đến tất cả các địa phương, nhiều ngành,  Việt Nam lại chưa có kinh nghiệm, nên phải chỉnh sửa rất, rất nhiều lần, thậm chí gần như phải làm đi làm lại.

Và phải đến tháng 4/2011, nghĩa là trải qua tới 11 năm xây dựng chương trình mới được phê duyệt.  Từ thực tế của các nước, đặc biệt thành công như Nhật Bản (1950- 1975), Việt Nam xác định phải thực hiện qua 1 thế hệ mới có thể cải thiện rõ rệt thể lực và tầm vóc. Theo các chuyên gia, Việt Nam có một thuận lợi lớn là vẫn còn đang trong thời kỳ phát triển “bù” sau chiến tranh.

Đề án đặt ra các mục tiêu rất toàn diện, trong đó điểm nhấn chính là việc phấn đấu để  tầm vóc thân thể của thanh niên sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng ôn định theo các tiêu chí, với nam đến 2020 chiều cao trung bình 167cm, năm 2030 là 168,5. Trong khi ở nữ, đến 2020 chiều cao trung bình 156cm, năm 2030 là 157,5. Theo đó, chỉ 10 năm nữa, thanh niên Việt Nam trung bình có thể cao thêm gần 4cm (nam 3,3 và nữ 4 cm). Cùng đó, thể lực, nhất là sức bền và sức mạnh của đa số thanh niên cũng sẽ phải có bước tiến lớn, căn cứ vào các tiêu chí như chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường, lực bóp tay thuận… Quan trọng hơn, nhờ thế chất lượng con người với tư cách nguồn nhân lực, giồng nòi, rồi tuổi thọ được nâng cao một cách căn bản, tiếp cận với chuẩn chung của quốc tế.

Chương trình  thực hiện trên phạm vi toàn quốc trong 20 năm, phân thành 1 giai đoạn,  lấy 10 tỉnh thành để chỉ đạo trọng điểm. Trong đó, đối tượng tập trung sẽ là bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thanh thiếu niên đến 18 tuổi. Hai nhóm giải pháp chính, có tính đồng thời , là về dinh dưỡng và TDTT, ngoài ra còn có can thiện gen, di truyền.

 Nó được cụ thể hòa thành  4 “tiểu” chương trình, gồm “Nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam”; “Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan”; “Phát triển thể lực và tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 3-18 tuổi”; “Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam”.

Nhìn vào các mục tiêu, giải pháp có thể thấy đề án có vẻ như rất hay, trúng và cũng rất khả thi, dù rằng phải thừa nhận không dễ chút nào. Tuy nhiên, điều đáng buồn, qua 4 năm kể từ khi được phê duyệt, đề án vẫn gần như giậm chân tại chỗ, tất cả mới chỉ dừng ở khâu chuẩn bị.

Ngành thể thao- đơn vị được giao chủ trì- đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, mà vẫn chưa thấy có hướng ra rõ ràng. Từ bài toàn kinh phí, xin nhà nước hỗ trợ  và xã hội hóa ra sao, cho đến việc kết nối với các bộ, ngành, địa phương liên quan như thế nào? Ngay cả việc tuyên truyền, vốn phải đi đầu, giờ cũng chưa đâu vào đâu, gần như đề án mới chỉ được những người trong ngành thể thao biết đến.

Nếu như không có một bước đột phá thực sự, đích nhắm cho 2020 của đề án chắc chắn không hoàn thành.

Từ nay đến 2020 chỉ còn khoảng 6 năm nữa, mà hiện tại ngành thể thao cùng các đơn vị liên quan coi như đã “mất trắng” 4 năm không làm gì.

Người Việt đang dưới chuẩn khu vực

Dù đang tăng trưởng tương đối tốt kể từ sau 1975 nhưng thể lực và tầm vóc của người Việt Nam thực sự chưa đạt yêu cầu. Việt Nam đang yếu và thiếu “chuẩn” cả về sức mạnh lẫn sức bền chung, cũng như chiều cao thân thể, so với với mặt bằng chung châu Á và ĐNÁ. Đơn cử như chiều cao thân thể, nam thanh niên Việt Nam (trung bình 163,7cm) đang thua Nhật Bản, Thái Lan 8cm, trong khi sự chênh lệch này ở nữ tương ứng là 4cm và 2cm.

Nguyên nhân chủ yếu là do xã hội và các gia đình chưa chú trọng đúng mức về dinh dưỡng, thể dục thể thao cho thiếu niên nhi đồng, đặc biệt từ thời kỳ bào thai cho đến 15 tuổi – tiền dậy thì và dậy thì.

Một khi tình trạng phát triển theo kiểu tự phát kéo dài, có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, giống nòi Việt Nam, khó đáp ứng được đòi hỏi của thời kỳ hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Và dĩ nhiên, chính ngành thể thao sẽ phải chịu thiệt thòi nhất.

 Hà Thảo 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Thethao24.tv) – Ngay cả trong mơ lãnh đạo đoàn cùng chính bản thân Tùng cũng không thể tưởng tượng anh lại tạo nên cuộc bùng nổ ngoạn mục để giành được tới 4 HCV, và rất có thể là 5 ở nội dung cuối vào hôm nay. Kình ngư liệt cả hai chân là kỹ sư điện tử này đang nổi lên như một ứng viên sáng giá cho danh hiệu nam VĐV xuất sắc nhất của Đại hội.

Chỉ mong 1 giành tới 4 Vàng

Sang Hàn Quốc tranh tài, Tùng được kỳ vọng sẽ giành HCV song thực chất cũng chỉ nhắm tới 1, hay cùng lắm 2 chiếc nếu có cơ hội. Đơn giản bởi các đường bơi ở hạng thương tật S5 của Tùng đều có các đấu thủ hàng đầu thế giới của Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, giàu thành tích và kinh nghiệm hơn hẳn. Thế nhưng, kính ngư đất Cần Thơ đã gây bất ngờ cho tất cả, kể cả mình, khi trình diễn một phong độ thực sự chói sáng. Anh đã thắng vô cùng  thuyết phục ở ba cự ly 100m và 50m tự do,  50m ngửa khi chứng tỏ sự vượt trội so với các đối thủ, dựa trên sở trường cực kỳ lợi hại là khả năng xuất phát cực tốt. Đơn cử trên đường bơi 50m tự do, tuyển thủ Việt Nam đã sớm bứt lên dẫn đầu, ngày càng gia tăng khoảng cách rồi cán đích với thông số hơn hảo thủ người Nhật Takayuki tới 3 giây – một mức rất đáng kể.

chinh1

Không chỉ quá hay mà Tùng còn rất may mắn. Thực tế nội dung 200m tự do, anh chỉ về nhì song cuối cùng lại được đôn lên hạng nhất do VĐV người Myanmar bị tước HCV do phạm quy. Chưa biết Tùng có thể lần thứ 5 bước lên bục cao nhất hay không, nhưng với  TTNKTVN, đây chắc chắn là một cuộc đấu gần như của riêng Tùng, vì một mình anh đã giúp đoàn vượt chỉ tiêu đặt ra. Theo thông báo, anh cũng sẽ được đưa vào danh sách các ứng viên để Tiểu ban chuyên môn kỹ thuật bầu chọn cho danh hiệu nam VĐV xuất sắc nhất Asian Para Games 2014.

Bí quyết thành công của chàng kỹ sư tin học

Đôi chân bị teo từ khi 2 tuổi, sau một trận sốt thập tử nhất sinh, nhà lại nghèo khó, suốt thời niên thiếu của mình, Tùng đã quen với cảnh sống vất vưởng, lênh đênh cùng gia đình trên sông nước Tây Đô.  Rất đặc biệt, nếu như trong tình cảnh ấy,  người khác  thường chỉ lo cái ăn cái mặc trước mắt thì chàng trai sinh năm 1985 này lại không bao giờ nguôi khát khao và ý chí học hành đến cùng. Tùng tận dụng mọi cơ hội, mọi hình thức để có thể theo học. Cố gắng học đến lớp 8, anh phải bỏ dở vì gia cảnh thời điểm đó quá khó, sau đó mấy năm mới quay trở lại với sự giúp đỡ của thầy hiệu trưởng. Học hết cấp 3, Tùng cũng không dám thi đại học ngay mà học trung cấp điện tử bởi thời gian ngắn, đỡ tốn kém. Ra trường vừa đi làm, hãy còn rất bấp bênh, anh lại quyết tâm thi đỗ rồi theo học ĐH Công nghệ Thông tin, chuyên ngành điện tử viễn thông. Đây chính là một cuộc “chiến đấu” mới đầy gam co của anh, khi chàng sinh viên tật nguyền ngoài việc học tập vất vả, còn phải tranh thủ tối đa đạp xe khắp nơi làm đủ thứ việc để có thêm tiền trang trải.

chinh2

Vượt lên mọi khó khăn, cuối cùng, Tùng đã “lấy” được tấm bằng cử nhân, loại khá hẳn hoi. Đó cũng có thể coi như một “cột mốc” quan trọng khác của kỷ lục gia bơi lội.

Theo đánh giá của ông thầy ruột Đồng Quốc Cường, ngoài tố chất và ý chí hiếm có, bí quyết quan trọng giúp cho Tùng luôn tạo kỳ tích là ở sự bài bản, sự nhanh nhạy trong việc học hỏi phương pháp hiện đại, kỹ chiến thuật mới.

Không trở thành kỹ sư tin học như mong ước nhưng chính “gốc” ấy đã mang đến sự khác biệt cho kình ngư Thanh Tùng – người sẽ trở thành “mũi nhọn” số 1 cho mục tiêu tranh huy chương, kể cả Vàng tại Paralympic 2016.

Nhận thưởng kỷ lục trên 200 triệu đồng

Với 4 HCV  có được đến thời điểm này, kình ngư Võ Thanh Tùng đã trở thành tuyển thủ giàu thành tích nhất, ở mức vượt trội,  của TTNKTVN sau 20 năm hội nhập quốc tế. Quá khó để một VĐV Việt Nam về sau, ngay cả chính Tùng, có thể tái lập được kỳ tích ấy tại một đấu trường tầm cỡ châu lục như anh làm được trên đất Hàn Quốc. Có thể coi như danh hiệu tuyển thủ khuyết tật xuất sắc nhất năm 2014 của TTVN đã được dành sẵn cho Tùng.

Kình ngư Vàng của TTNKTVN sẽ còn nêu một kỷ lục khác với tư cách tuyển thủ được thưởng cao nhất lịch sử. Với mức 35 triệu đồng theo quy định từ nhà nước cùng 20 triệu của nhà tài trợ, Tùng đã chắc chắn nhận được số tiền 220 triệu đồng, chưa kể  còn các nguồn khác nữa khi về nước.

Hà Thảo

(Thethao24.tv) – Tại giải trẻ châu Á , đội U.17 nữ Việt Nam đã bị xử thua cả 2 trận vòng bảng vì đã vi phạm quy định mỗi VĐV chỉ được đăng ký dự 1 lần với trường hợp của ba tuyển thủ Dương Thị Hên, Trần Thị Hương và Mai Thị Bích. Nhưng chuyện bi hài chưa hết, khi sự cố đã rõ ràng, ở trận đấu phân hạng 9-13, Việt Nam lại vẫn cho cả ba cầu thủ này vào sân. Một sự vi phạm chồng vi phạm.

>>>Bầu Đức có đánh đổi

>>>Đội bóng chuyền nữ U.17 Việt Nam bị xử thua tại giải trẻ châu Á 2014: “Chết” oan vì đâu?

Dù có viện dẫn như thế nào, kể cả có lời nhận và xin lỗi của ông Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền châu Á (AVC) Shanrit cũng không thể thay đổi được một sự thật: Việt Nam đã vi phạm một cách sơ đẳng điều lệ giải.

chinh2

Đáng ra phải nghiêm túc nhìn nhận, rút kinh nghiệm với sự cố  ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của bóng chuyền và phần nào đó của cả TTVN, thì người ta đang cố tình lấp liếm, bao biện và thậm chí còn làm ngược lại. Cụ thể, tại giải đấu đang tranh tài trên đất Thái, U.17 Việt Nam vẫn đấu trận tranh hạng 9-13 với chính 3 cầu thủ Dương Thị Hên, Trần Thị Hương và Mai Thị Bích.

Kết quả, ĐTVN đã dễ dành đánh bại đối thủ quá yếu với tỷ số 3-0. Chỉ có điều, đội tiếp tục bị xử thua 0-3 vì lại một lần nữa vi phạm điều lệ, lần này có thể coi như một sự bất chấp, đúng nghĩa vi phạm chồng vi phạm. Điều đáng nói, dù BHL đã lên phương án mới thay thế song cuối cùng Hên, Hương và Bích vẫn có mặt trong đội hình chính thức.

Như lập luận của những người có trách nhiệm, có vẻ như do Việt Nam cho rằng đằng nào cũng lỡ sai rồi nên cứ sai tiếp cũng chẳng sao. Hên, Hương và Bích được cho là những gương mặt xuất sắc nhất, nếu bỏ họ ra đội sẽ coi như tan, và ba cầu thủ này được sử dụng cũng để cọ xát học hỏi. Còn các cầu thủ dự bị hoàn toàn có thể vào sân để giúp đội sửa sai cứ việc ngồi ngoài.

Quả thật không thể hiểu nổi với cách làm kỳ cục đó của U.17 Việt Nam, hệt như một câu chuyện đùa dai. Điều đương nhiên phải làm và có thể làm là lập tức sửa sai  lại bị phớt lờ, thay vào đó lại còn cố tình  làm cho sự cố càng trở nên nghiêm trọng.

Bình thường, trong trường hợp của đội, đầu tiên cả ba cầu thủ Hên, Hương và Bích sẽ phải được rút ngay ra khỏi đội, và các cầu thủ còn lại sẽ phải cùng nhau“nghiến răng”mà đấu, cho dù màn trình diễn hay kết cục có tệ hại đến đâu.  Chưa kể, đại diện của đội kiểu gì cũng phải báo cáo mọi nhẽ, đồng thời nói lời xin lỗi tới BTC giải vì Việt Nam đã vi phạm điều lệ và làm sứt mẻ uy tín của cuộc đấu trẻ tầm cỡ châu lục.

Việc lỡ sai rồi nên cứ sai tiếp của U.17 Việt Nam, có thể coi như một sự coi thường, và phần nào một sự thách thức đối với BTC, các đội khác tại giải, cũng như thêm làm xấu mặt bóng chuyền Việt Nam.

Nên nhớ rằng, với làng bóng chuyền châu Á nói chung, giới chuyên môn cùng khán giả trong nước,họ chỉ biết một thực tế rõ ràng U.17 Việt Nam đã vi phạm điều lệ một cách sơ đẳng điều lệ giải, chứ không cần quan tâm đến diễn biến, nội tình phía sau, liên quan đến việc Việt Nam đã báo cáo, và được ông Phó Chủ tịch AVC đồng ý rồi lỡ quên.

Bỗng dưng thành“nạn nhân” 

Thay vì được thi thố khả năng, cọ xát và học hỏi tại giải đấu trẻ tầm cỡ châu lục, các cầu thủ U.17 nữ bóng chuyền bỗng dưng phải lãnh đủ hậu quả từ cách làm hời hợt, dễ dãi của những người có trách nhiệm. Đặc biệt, ba gương mặt trẻ Dương Thị Hên, Trần Thị Hương và Mai Thị Bích đã liên tục được điểm mặt, nêu tên khi rơi vào sự cố mà bản thân họ hoàn toàn có lỗi.

box

Một giải đấu tưởng như đầy hứa hẹn và ý nghĩa với U.17 Việt Nam coi như bỏ đi, với rất nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài. Các cầu thủ đều luôn quyết tâm, nỗ lực song chắc chắn họ khó có thể có được sự tập trung cần thiết, nếu không muốn nói là còn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, niềm tin. Không thể tránh được sự buồn nản khi mà bao công sức của cả một tập thể đã đổ ra sông ra bể, vì trận nào cũng vào cuộc trong nỗi lo nơm nớp, rồi bị xử thua “oan” với tỷ số 0-3.

Nếu không xảy ra sự cố này, U.17 Việt Nam đã đường hoàng lọt vào Top 8 châu lục khi thua 1 trận, thắng 1 trận, giành vị trí thứ 2 bảng đấu của mình. Vì bị xử thua cả hai trận vòng bảng, đội đã phải xuống tranh hạng từ 9 đến 13, và bây giờ thậm chí mọi thứ hạng đều đã trở nên vô nghĩa lý.

 Hà Thảo 

(Thethao24.tv) – Dù chiều qua, lãnh đạo Liên đoàn bóng chuyền châu Á (AVC) đã đích thân gửi thư xin lỗi Việt Nam, với tư cách cá nhân, song một sự thật phũ phàng đã không thể thay đổi: U.17 VN vẫn bị xử thua cả 2 trận, đứng chót bảng. Đội đã “chết oan” tức tưởi vì cách làm hời hợt và dễ dãi của những người có trách nhiệm.

>>>Lê Văn Công – Niềm hy vọng Vàng tại Asian Para Games 2014

Tại giải đấu do Thái Lan đăng cai vẫn diễn ra bình thường khi U.17 Việt Nam thi đấu cả 2 trận với kết quả thắng Kazakhstan 3-1 và thua Nhật Bản 0-3, xếp thứ 2 bảng đấu. Tuy nhiên, kết thúc vòng bảng BTC đã quyết định xử thua Việt Nam cả 2 trận với tỷ số 0-3 đồng nghĩa với việc tụt xuống xếp cuối bảng, do đã vi phạm nghiêm trọng Điều lệ.

Ảnh: Hy Lam 
Đội bóng chuyền nữ U17 Việt Nam (Ảnh: Hy Lam)

Theo đó, U.17 Việt Nam đã không đáp ứng được điều 4.6 trong điều lệ quy định rõ “mỗi VĐV chỉ được đăng ký thi đấu một lần duy nhất”. Cụ thể, Việt Nam có tới 3 cầu thủ từng dự tranh chính giải này cách đây 2 năm, gồm chủ công Dương Thị Hên và 2 phụ công Mai Thị Bích và Trần Việt Hương. Đáng nói hơn, cả 3 gương mặt này đều được BHL tung vào tranh tài ở 2 trận vòng bảng. Nhằm đảm bảo bảo lịch trình của giải, không ảnh hưởng đến kết quả của các đội khác nên BTC vẫn để Việt Nam hoàn thành 2 trận rồi mới đưa ra “án” phạt.

Rất ngạc nhiên vì không chỉ các cầu thủ mà chính BHL U.17 Việt Nam đều không hề quan tâm, hay nói chính xác hơn là chẳng biết gì đến điều này mà cứ hồn nhiên vi phạm. Xuất phát điểm của nó, có lẽ từ việc Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam đã cam kết “không có vấn đề gì” cho nên từ chuyện triệu tập thành phần đội tuyển, quá trình chuẩn bị đến khi thi đấu, BHL cứ tiến hành như bình thường. Liên đoàn còn xác nhận trước thềm giải đã trao đổi trực tiếp và nhận được cái gật đầu từ BTC.

Chỉ có điều, cuối cùng U.17 Việt Nam đã phải trả giá và tất cả đều ngã ngửa bởi điều 4.6 vẫn được giữ nguyên trong điều lệ, đồng thời không có bất cứ sự thống nhất, ưu tiên nào mang tính ngoại lệ nào. Đội vẫn bị xử thua cả 2 trận, đứng chót bảng, mất cơ hội đua tranh một vị trí trong Top 8 dành cho các đội nhất nhì mỗi bảng mà phải đấu tranh thứ hạng từ 9 đến 13. Quan trong, sau sự cố đó, uy tín của bóng chuyền Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gắn với cách làm hời hợt, dễ dãi của những người có trách nhiệm.

Như thư phúc đáp của ông Shanrit Wongprasert – Phó Chủ tịch AVC, đồng thời là Chủ tịch Ban Tổ chức thi đấu thì đúng là Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam đã có văn bản hỏi về việc cử đội tham dự giải U.17 nữ châu Á, trong đó có 3 trường hợp từng dự giải 2012. BTC đã đề nghị Ban chấp hành AVC xem xét lại câu chuyện này, song họ vẫn chưa quyết định. Còn bản thân ông Sharit khi đó không hiểu vì sao cũng khuyên Việt Nam có thể cử các VĐV đó tham dự vì phù hợp với độ tuổi nêu trong điều lệ, và quên mất điều 4.6 “mỗi VĐV chỉ được đăng ký 1 lần duy nhất”.

Ở đây, bóng chuyền Việt Nam đã lãnh hậu quả một phần vì cá nhân ông Shanrit đã quên và chủ quan. Thế nhưng suy cho cùng, các nhà quản lý huấn luyện 2 phải trách mình vì đã quá vội vàng, hời hợt và dễ dãi. Bởi, với một giải đấu cụ thể, mọi chuyện phải căn cứ vào điều lệ cụ thể, nếu như nó không được điều chỉnh có nghĩa là phải tuyệt đối chấp hành, cho dù nó có thể có những bất cập vô lý. Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã quá tin tưởng vào cá nhaanoong Shanrit mà không kiểm tra, rà soát lại như đáng ra phải thế.

Và bóng chuyền Việt Nam đã phải gánh chịu một sự cố hi hữu, không đáng có, phơi bày đầy đủ  tính chất nghiệp dư của mình.

“Được vạ thì má đã sưng”

Trong văn bản phúc đáp, ông Shanrit – Phó chủ tịch AVC đã rất thẳng thắn và chân thành nhận phần lỗi của cá nhân mình với kết quả làm cho Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam cùng đội U.17 Việt Nam rơi vào tình thế khó khăn nghiêm trọng kể trên.

Song điều duy nhất mà ông Shanrit có thể “cứu vãn” được lúc này chỉ là việc bóng chuyền Việt Nam sẽ không phải nộp một khoản phạt nào. Còn lại thực tế vẫn không có gì thay đổi, U.17 Việt Nam vẫn phải xếp chót bảng, thi đấu tranh hạng 9-13 theo đúng điều lệ, và cả ba cầu thù vi phạm không tiếp tục được tranh tài.

Xem ra, lá thư của ông Shanrit có thể phần nào khiến những người có trách nhiệm “đỡ” được phần nào nhưng lại càng khiến kết cục U.17 và cả bóng chuyền Việt Nam phải gánh chịu trở nên cay đắng và bi hài hơn nhiều.

Hà Thảo 

(Thethao24.tv) – Tại Asian Para Games 2014, đô cử liệt chân này chính là một trong những niềm hy vọng Vàng sáng giá, với thành tích thậm chí đã ngang với mức huy chương thế giới. Chỉ sau đúng 9 năm bén duyên thể thao, chàng trai quê Hà Tĩnh đã trở thành một kỷ lục gia châu Á.

>>>ASIAD 2014: Người chuẩn bị 4 năm, mình làm trong… 6 tháng

>>>Nếu…

>>>Chuyện ghi từ ASIAD 2014: 2 ông Trưởng đoàn, 1 HCV & 1 nền thể thao

Sinh ra  trong một gia đình nghèo của vùng quê gian khó Hà Tinh có tới 5 anh em trai, Công bị khuyết tật bẩm sinh từ lúc chào đời, đôi chân bé tẹo, teo tóp là di chứng để lại khi mẹ mang bầu nhiễm sốt xuất huyết. Dù luôn có niềm tin và nỗ lực vượt lên tật nguyền, song chuỗi ngày buồn khổ của anh tưởng như kéo dài vô tận, phía sau lũy tre làng.

VĐV Lê Văn Công
VĐV Lê Văn Công

Tất cả chỉ thay đổi từ 2005 khi chàng trai 19 tuổi bắt đầu cuộc hành trình của khát vọng vươn lên, với nơi dừng chân là TP.HCM. Công đã tham gia lớp học tại một CLB hướng nghiệp khuyết tật trẻ của thành phố, sau đó được giới thiệu vào tham gia tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe của CLB cử tạ quận Tân Bình. Tại đây, Công được thầy Nguyễn Hồng Phúc trực tiếp huấn luyện môn cử tạ như “duyên tiền định”, bởi từ những ngày đầu tham gia tập luyện, anh đã rất thích bộ môn này và tiến bộ nhanh. Bồi hồi nhớ lại những ngày đầu bỡ ngỡ ấy, Công chia sẻ: “những ngày đầu tập luyện tôi rất mệt mỏi, đêm về đau nhức toàn thân, nhưng với môi trường mới ấy, tôi cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, đầy nghị lực và niềm tin trong cuộc sống”. Có lẽ nhờ vào sự cố gắng không mệt mỏi đó mà Công đã vượt qua mọi khó khăn để rồi sau đó tìm được thành công cho bản thân mình. Bằng chứng là, ngay trong năm đó, Công được chọn tham dự giải thể thao người khuyết tật toàn quốc rồi giành luôn  HCB ở hạng cân 48kg.

Trải qua quá trình tập luyện gian khổ, với tinh thần quyết tâm, Công đã từng bước chinh phục đỉnh cao qua từng mức tạ trong hệ thống giải toàn quốc, khu vực ĐNÁ cũng như châu Á. Dấu ấn thành tích mà Công nhớ nhất là tấm HCV, hạng 48kg với mức tạ 152,5kg tại ASEAN Para Games 2007- cuộc đấu quốc tế đầu tiên của mình. Chính cột mốc ấy đã mang đến động lực để anh phấn đấu vươn lên không ngừng.

Thành công tiếp nối thành công, ở bất cứ giải thể thao hay Đại hội nào từ toàn quốc đến khu vực Đông Nam Á, châu Á, Công đều là “chủ lực” của đội tuyển cử tạ người khuyết tật, với những bước thăng tiến chóng mặt trong hai năm trở lại đây.

Vào tháng 11/2013 tại giải vô địch cử tạ người khuyết tật châu Á diễn ra tại Malaysia, Lê Văn Công trở lại với đấu trường quốc tế sau chấn thương kéo dài 2 năm ở vai, đã lập được thành tích 175kg, giành HCV châu Á hạng cân 49kg. Sau đó, anh tiếp tục giành  HCB giải châu Á mở rộng (tấm HCV thuộc về VĐV Yakubu người  Nigeria – đương kim vô địch thế giới hạng cân 49kg). Tại ASEAN Paragames vào đầu năm nay, Công đã làm nên chiến thắng ấn tượng ở hạng 49kg với thông số 176kg, phá luôn kỷ lục châu Á, đồng thời san bằng với thành tích lập kỷ lục thế giới của Yakubu. Mới đây nhất tại tại giải cử tạ người khuyết tật VĐTG, anh lại giành HCB với mức 180kg.

Với Asian Para Games 2014 chuẩn bị khởi tranh trên đất Hàn Quốc, Lê Văn Công được coi là một ứng viên hàng đầu cho tấm HCV hạng 49kg. Và chỉ cần tái lập được mức tạ 180kg, gần như chắc chắn sẽ không có đối thủ nào có thể ngăn được Công bước lên bục cao nhất.

Cuộc sống nhọc nhằn song đầy ắp tiếng cười

Mái ấm riêng của VĐV xuất sắc này
Mái ấm riêng của VĐV xuất sắc này

Sau khi vào TP.HCM lập nghiệp và bén duyên với thể thao, Lê Văn Công cũng đã tìm được hạnh phúc cho riêng mình bên một người con gái và hiện tại đã có một bé trai kháu khỉnh. Hiện nay, cuộc sống của gia đình Công còn nhiều khó khăn khi cả gia đình vẫn phải trọ ở căn phòng chưa đầy 10m2 nằm trong một con hẻm nhỏ thuộc phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM. Dù cuộc đời không cho anh một thân hình khỏe mạnh như bao người khác nhưng lại cho anh may mắn khi có hạnh phúc vẹn tròn bên cạnh người vợ hiền, đảm đang. Dù cuộc sống vất vả nhưng gia đình lúc nào cũng rộn tiếng cười…

Ngoài việc tập luyện môn cử tạ, thì Công đã học được một nghề sửa chữa điện tử tại trường Cao đẳng kỹ nghệ 2. Thêm một nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho anh và gia đình. Công chia sẻ: “Tôi thường làm theo đơn đặt hàng nhưng ít khách lắm, thu nhập cũng chẳng đáng là bao nên cuộc sống còn khó khăn. Nhưng tôi cảm thấy được an ủi bởi sự chăm sóc tận tình của vợ con và sự quan tâm của các anh, chị em trong đội tuyển”…

Với cuộc sống hiện tại dù còn nhiều khó khăn nhưng anh cũng cảm thấy vui vì đó là thành quả của những năm tháng nỗ lực của mình.

Mai Nguyen

(Thethao24.tv) – Hình ảnh kết đọng và đầy ám ảnh của TTVN tại ASIAD 2010 chính là khuôn mặt sầu khổ  cùng những bước chân như lết của ông Trưởng đoàn Lê Quý Phượng khi đoàn chỉ giành được 1 HCV. 4 năm trôi qua, lần này là một ông Trưởng đoàn khác – Lâm Quang Thành, song tình cảnh giống hệt. Những vị tướng “1 Vàng” bất khả kháng ấy đã thấu hiểu hơn ai hết, và phẩn nào đó phải gánh chịu, bi kịch của cả một nền thể thao chới với, hụt hơi trên đỉnh cao châu lục.

Thời điểm “nữ hoàng” kata Hoàng Ngân thất bại trong trận chung kết trước đối thủ Nhật Bản, có cảm giác như ông Trưởng đoàn Lâm Quang Thành đã già sọp đi đến cả chục tuổi. Dù cố gắng kìm nén nhưng ở ông không giẩu được sự não nề và bất lực. Ông đứng lặng im, và khuôn mặt vốn rắn rỏi gần như méo xệch. Vị trưởng đoàn đã đối diện với một sự thực phũ phàng khi niềm hy vọng cuối cùng Hoàng Ngân bất thành, TTVN  vẫn sẽ chỉ có 1 HCV duy nhất  trên đất Hàn Quốc. Có nghĩa là, đoàn quân do ông dẫn dắt không hoàn thành chỉ tiêu tối thiểu 2 HCV, chắc chắn văng ra khỏi Top 20 trên BXH, kém tới 5 nước trong cùng khu vực. Với kết quả đó, cả đoàn, và trước hết cá nhân ông sẽ phải chịu trách nhiệm không chỉ với lời hứa trước khi lên đường mà quan trọng hơn với đòi hỏi chính đáng của người dân, của sự phát triển.

chinh4

Điều cay đắng nhất cho ông Thành, cũng như cả TTVN ở chỗ đoàn đã thiếu mất tiêu chí quyết định nhất cho việc xếp hạng, cho sự đánh giá một nền thể thao tại một đấu trường như ASIAD: HCV. Đó là điểm mấu chốt, mà số HCB, HCB  chẳng thể bù đắp nổi.  Myanmar có tổng số huy chương chỉ bằng đúng 1/9 của Việt Nam song họ vẫn đường hoàng đứng trên nhờ có 2 HCV. Vẫn biết cách tính như thế phần nào đó phiến diện, chưa phản ánh đủ, đúng hoàn toàn một nền thể thao, tuy nhiên nó là quy định phổ thông cua bất cứ Đại hội nào, dựa trên cái lý được cả thế giới thừa nhận: HCV là tinh túy, hội tụ đỉnh cao.

Rất buồn và nuối tiếc bởi thực sự đoàn TTVN đã có những cơ hội mười mươi để đoạt được 2, thậm chí 3 hay 4 HCV song đã để hụt, để vuột vì nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả sự đen đủi.  Đô cử Thạch Kim Tuấn đã đạt mức tổng cử cao hơn cả mức HCV Olympic 2012 cuối cùng cũng phải về nhì. Nếu như đối thủ người Indonesia không có cú nhảy xuất thần trên hố nhảy xa, Bùi Thu Thảo đã có thể trở thành người hùng. Hay Quách Thị Lan xuất phát tốt hơn, vượt qua được sức ép tâm lý, chị cũng đã đủ sức cán đích đầu tiên đường chạy 400m.

Suy cho cùng,  việc TTVN chỉ có một lần bước lên bục cao nhất thực sự không có gì bất ngờ. Kể cả trong trường hợp có “trắng tay” cũng không phải kết quả động trời, nếu như nhìn lại cách thức và hành trình đăng quang nghẹt thờ của võ sĩ wushu Dương Thúy Vi. Như Thể thao 24h từng đề cập từ trước Đại hội, cách nghĩ cách làm của ngành thể thao chưa tạo ra được những “mũi nhọn” kết tinh ở mức ứng viên vô địch ở nội dung, môn. Chưa có tuyển thủ nào đạt tới đẳng cấp nếu không vô địch sẽ bất ngờ hay bất thường. Chuyện Việt Nam có thể “lấy” được 1, 2 hay một vài HCV quá bất bênh, dường như vẫn không thể tự quyết định được bằng thực lực của mình.

chinh1

Trong thời gian qua, TTVN đã có những chuyển biến tích cực theo hướng ASIAD và Olympic, chỉ có điều tất cả vẫn chưa đủ, chưa đạt chuẩn, và đang hụt hơi, nhất là đặt trong bối cảnh mặt bằng chung của thể thao châu lục và thế giới ngày càng nâng cao.

Có thể khẳng định,  từ Trưởng đoàn Lê Quý Phượng của kỳ Đại hội 2010 đến Trưởng đoàn Lâm Quang Thành của kỳ Đại hội 2014 và người nào khác về sau cũng sẽ chỉ là những vị tướng thất trận, một khi ngành thể thao không nghĩ khác làm khác.

Và kể cả hôm nay, trong hai nội dung cuối, karatedo Việt Nam có làm nên điều kỳ diệu, thực tế ấy cũng không hề thay đồi, cho dù nó có thể giúp ông Trưởng đoàn “thoát hiểm”.

5  môn lần đầu giành huy chương

chinh3

Có thể coi đó như một điểm sáng lớn nhất của đoàn TTVN ở ASIAD 2014, phần nào chứng tỏ một sự tiến bộ rõ rệt từ nền tảng.  Trong đó, nổi bật là thể dục dụng cụ môn giành  1 HCB, 3 HCĐ  với sự tỏa sáng của cựu binh Phan Thị Hà Thanh. Boxing nữ chỉ cử 3 võ sĩ dự tranh đã đoạt liền 2 HCĐ, do công của hai gương mặt trẻ Lê Thị Bằng và Lừu Thị Duyên. Bơi lội với Ánh Viên cũng có 2 HCĐ. Đấu kiếm cũng giành 2 HCĐ nhờ sự xuất sắc của kiếm thủ Nguyễn Tiến Nhật. Xe đạp có tấm HCB ngoạn mục của cua-rơ Nguyễn Thị Thật.

Ngược lại, ở các mức độ khác nhau, một số thế mạnh truyền thống đã thất bại, rõ nhất với taekwondo, cầu mây, rồi tiếp đến kể cả bắn súng môn từng đặt chỉ tiêu 1-2 HCV.

Chiến tích của đô cử Thạch Kim Tuấn sáng giá nhất

Tuy chỉ là HCB song chiến tích của đô cử trẻ quê Bình Thuận chắc chắn sáng giá nhất. Đơn giản bởi mức tổng cử 294 của anh đã vượt HCV Olympic 2012 đúng 1 kg, hơn HCV ASIAD 2010 tới 9kg, và chỉ không thể là Vàng do gặp phải đối thủ Triều Tiên quá xuất sắc.

Thành công của Tuấn đã mang lại niềm hy vọng lớn gần như là duy nhất cho TTVN ở kỳ Olympic 2016. Tuấn đủ sức tranh chấp sòng phẳng huy chương, kể cả Vàng ở hạng 56kg nam.

Hà Thảo 

(Thethao24.tv) – Xạ thủ Nguyễn Hoàng Phương đã dẫn trước đối thủ đến tận lượt bắn cuối cùng và gần như chiếc HCV môn bắn súng tưởng chừng đã nằm gọn trong tay xạ thủ Việt Nam. Thế nhưng đúng vào phút cuối cùng, tấm HCV quý giá ấy lại được trao cho tay súng người Ấn Độ khi xạ thủ của ta mắc lỗi.

>>>Góc nhìn: Bóng đá ghi điểm

>>>Góc nhìn: V.League cũng có giá

>>>Thể thao Việt Nam trước thềm ASIAD 2014: Còn nguyên bài học của hai thất bại hãi hùng

Đối phương không phải quá xuất sắc và chỉ cần bắn đươc 8 điểm, Hoàng Phương sẽ giành HCV. 8 điểm chỉ là cái mức bình thường đối với một xạ thủ chuyên nghiệp, thế mà tay súng Việt Nam lại không thể vươn đến cái mốc tưởng chừng rất đỗi bình thường đó mà chỉ bắn được 5,8 điểm ở viên đạn cuối cùng ấy. Và mất HCV. Có thể Hoàng Phương còn trẻ nên tâm lý không vững, nhưng cũng nên nhớ rằng, trong giới thể thao, những xạ thủ phải là những người luôn có tâm lý thi đấu vào loại cứng nhất.

Nhưng chuyện tâm lý chỉ là một chuyện, điều muốn nói ở đây là trong thi đấu thể thao, mọi chuyện chỉ rõ ràng sau khi trận đấu kết thúc. Thế nên phải luôn luôn tập trung, giữ vững tinh thần xuyên suốt trong quá trình thi đấu chứ không có chuyện thả lỏng hay căng thẳng… Thể thao Việt Nam lâu nay vốn có thói quen… “đếm cua trong lỗ”, nhất là khi tính chuyện giành huy chương ở các kỳ Đại hội. Cũng vì cách tính đơn giản như thế mà chúng ta thường xuyên phải thất vọng khi chỉ tiêu đặt ra không đạt do trong quá trình thi đấu, các tuyển thủ đánh mất HC một cách đáng tiếc, như trường hợp của Hoàng Phương là ví dụ.

trai2

Thế nên trong khi dư luận trong nước hoan hỉ với việc O.VN sớm giành quyền vào vòng knock-out và nhiều người đã nghĩ đến việc chọn đối thủ ở vòng sau thì ông Miura lại cấm tuyệt đối suy nghĩ đó. Đá bóng (nhất là ở một giải đấu lớn) ai không muốn gặp đối thủ nhẹ, phù hợp với sự lựa chọn của mình vì khả năng thành công sẽ lớn hơn. Nhưng với O.VN, điều đó không phải quá quan trọng khi mục đích của họ đến Hàn Quốc là để thi đấu, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Nên sẽ chẳng học được gì nếu chỉ phải đá với những đối thủ yếu, như cái cách mà ông Miura tỏ ra bực dọc khi ĐTVN chỉ phải đá với Hồng Kông trận giao hữu vừa rồi cũng như sự thất vọng khi O.VN “được” rơi vào bảng chỉ có 3 đội.

O.VN phải ra sân với tinh thần cao nhất, phải quyết thắng cho dù đối thủ là ai. Đó là mệnh lệnh của HLV Miura đặt ra cho các cầu thủ. Đó là cách ông giữ lửa, giữ tinh thần cho đội bóng của mình sau khi đã thổi bùng nó lên bằng trận thắng O.Iran trước đó. Một chút thả lỏng lúc này sẽ rất dễ dẫn đến hệ lụy không lường ở những trận tiếp theo. “Chúng tôi phải duy trì trạng thái vận động cho cầu thủ, đảm bảo họ luôn ở trạng thái hưng phấn và sẵn sàng, không chỉ trận này mà còn những trận tiếp theo”, HLV Miura khẳng định mục tiêu của ông với O.VN.

Một khi đã vào mạch, đừng để bị đứt. Nếu không lại phải ôm đầu tiếc nuối vì những cú sẩy chân ở phút 89 mà thể thao Việt Nam nói chung đã rất nhiều lần phải đón nhận…

 ANH LINH

(Thethao24.tv) – Hôm qua các VĐV Việt Nam đã bắt đầu những cuộc thi đấu tại Asiad 17. Cũng bình thường như bao kỳ tranh tài khác: có hy vọng, có hồi hộp, có thất vọng… Chỉ khác một điều, lần này, trước giờ xuất quân, các VĐV Việt Nam được nêu cao “ra quân với tinh thần… bóng đá”.

>>>Góc nhìn: V.League cũng có giá

>>>Thể thao Việt Nam trước thềm ASIAD 2014: Còn nguyên bài học của hai thất bại hãi hùng

>>>Góc nhìn: Rạch ròi

Bóng đá cũng chỉ là một môn thi đấu tại Đại hội nhưng xét ở khía cạnh tác động xã hội cũng như giá trị của tấm huy chương thì bóng đá luôn vượt lên trên tất cả. Với Đoàn thể thao Việt Nam, bóng đá cũng không là ngoại lệ khi từ Asiad đến SEA Games, đội tuyển bóng đá luôn được dành sự quan tâm lớn hơn, thậm chí có những kỳ SEA Games, họ còn nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt, như việc được đặc cách ở ngoài khách sạn sang trọng thay vì ở trong làng VĐV như bao đội tuyển thể thao khác.

ĐT U23 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận
ĐT U23 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận

Được quan tâm lớn, kỳ vọng nhiều nhưng hết lần này đến lần khác, bóng đá (nhất là nam) luôn chỉ đem lại sự thất vọng. Tất nhiên sự thất vọng ấy chủ yếu ở SEA Games chứ còn ở sân chơi Asiad, chúng ta thừa biết trình độ của đội tuyển Olympic nằm ở đâu so với mặt bằng chung của châu Á và chẳng có hy vọng gì nhiều. Ở Asiad trước đây, hy vọng của thể thao Việt Nam chủ yếu nằm ở bắn súng hay các môn võ, giờ tiến bộ tích cực hơn nên có bơi lội, điền kinh…

Thế mà lần này trên đất Hàn Quốc, bóng đá được lãnh đạo đoàn thể thao Việt Nam nêu danh để VĐV các môn khác nêu cao ngọn cờ tinh thần. Tất cả xuất phát từ chiến thắng ấn tượng trước O.Iran của thầy trò ông T.Miura. Một trận thắng kỳ tích, cho thấy bản sắc, tinh thần và sự quyết tâm của VĐV Việt Nam. Đó là một sự chuyển biến rất tích cực, thậm chí là một cú hích rất đáng ngạc nhiên và tự hào của bóng đá, môn thể thao vua và đáng lẽ ra nó phải thế khi họ luôn là những người được nhận nhiều ưu ái nhất, luôn là những người tiên phong cho đoàn thể thao nước nhà tại các kỳ đại hội.

Tất nhiên, bóng đá vẫn sẽ khó có được tấm huy chương tại một kỳ đại hội như Asiad. Nhưng điều đó không phải là quan trọng nhất. Cái được và cần là tinh thần thi đấu của các cầu thủ, của đội bóng để những VĐV Việt Nam có mặt tại Incheon, để những người Việt Nam có mặt tại Hàn Quốc tự hào và để bạn bè quốc tế nhìn chúng ta bằng sự tôn trọng. Bởi, bóng đá, dù vẫn chỉ là một môn thi đấu như bao môn khác nhưng sức lan tỏa, tầm ảnh hưởng thì lớn vô cùng.

Có thể như thế nó sẽ giúp các cầu thủ bóng đá ý thức hơn trách nhiệm của mình tại một kỳ thể thao mà họ cũng chỉ là một thành viên như bao đội tuyển thể thao khác.

ANH LINH

(Thethao24.tv) – Dù đã 4 năm trôi qua song những người trong cuộc vẫn còn nguyên vẹn cảm giác về hai thất bại hãi hùng liên tiếp  mà trước đó họ không thể hình dung và chắc cũng khó lặp lại ở các kỳ Đại hội sau. Ngay sau khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh để súng cướp cò khiến viên đạn văng xa bia đích mang theo tấm HCV gần như cầm chắc thì võ sĩtaekwondo Nguyễn Hoài Thu đánh mất Vàng trong tầm tay trước đối thủ Thái Lan khi đã dẫn trước tới 2 điểm và trận đấu chỉ còn mấy chục giây.

>>>Thạch Kim Tuấn với mục tiêu tranh HCV ASIAD 2014: Cơ hội lịch sử & gánh nặng như núi

>>>Cầu mây nữ Việt Nam trước thềm ASIAD 2014: Vỡ mộng Vàng vì một cú ngã

>>>Từ Asiad đến… U.19

Đang gọi điện báo tin Vàng bắn súng thì… rụng

box

Chứng kiến Xuân Vinh thi đấu rất chắc chắn ở nội dung 25m súng ngắn ổ quay, lần lượt vượt lên dẫn đầu sau từng lượt bắn, ai cũng khấp khởi mừng thầm và chờ đợi vào điều kỳ diệu xảy ra. Sau loạt bắn chậm, Xuân Vinh giành được đến 295 điểm, bỏ xa các đối thủ tiếp theo đến 3 điểm. Trong loạt đầu tiên của lượt bắn nhanh (3 giây), Xuân Vinh vẫn thi đấu xuất sắc với 99 điểm, đồng thời nâng khoảng cách với các đối thủ chính của Trung Quốc và Hàn Quốc lên 5 điểm. Trong loạt thứ hai, Xuân Vinh bắn không đều như trước, nhưng vẫn giành được 97 điểm, đồng thời giữ lợi thế 4 điểm trước loạt bắn cuối.

Tâm lý đè nặng, Xuân Vinh xuất hiện biểu hiện căng thẳng ở lượt cuối nên chỉ đạt 86 điểm sau 9 lần bắn đầu. Ở lần bắn thứ 60, nếu Xuân Vinh giành được từ 9-10 điểm thì sẽ cầm chắc HCV, bất chấp điểm số của các đối thủ còn lại. Với phong độ của Vinh, có thể tin chắc khả năng anh đạt số điểm trong khoảng này lên đến 97-98% (trước lượt này, điểm số trung bình của Xuân Vinh là 9,78, đứng đầu trong số 40 VĐV). Thế nhưng, đúng vào lúc cần sự tĩnh tâm nhất thì Xuân Vinh lại đánh mất mình, anh đã bắn quá sớm đến không ghi được điểm và từ vị trí số 1 rơi xuống vị trí thứ 14. Cú bắn 0 điểm này không chỉ khiến Xuân Vinh mất Vàng mà đồng đội nam của VN cũng mất cửa giành huy chương.

HLV Nguyễn Thị Nhung cũng khong giấu nổi sự sững sờ khi chứng kiến tai nạn này. Bà phát biểu với Thể thao 24h: “Sau loạt bắn thứ 59, tôi cầm lấy điện thoại gọi cho Trưởng đoàn Lê Quý Phượng thông báo là bắn súng sắp có Vàng thì thấy tất cả bỗng im ắng. Rồi khi định thần lại thì tôi thấy Vinh ôm mặt chặt ra, tim tôi như nghẹn lại và muốn bật khóc. Do còn phải chỉ đạo những trận tiếp theo nên tôi đành nuốt nước mắt vào trong tiếp tục làm nhiệm vụ”.

Cú ngã  của taekwondo ở vạch đích

chinh51
VĐV Hoài Thu và Ban Huấn Luyện

Không lâu sau thất bại của Xuân Vinh, cả đoàn TTVN lại phải chịu cú sốc đau không kém khi VĐV giàu kinh nghiệm như Hoài Thu lại để mất HCV ở hiệp cuối chỉ vì mắc bẫy đối thủ. Trước á quân thế giới Phongsri (Thái Lan) được đánh giá cao hơn, Hoài Thu vẫn chơi khá tự tin và giành được 3 điểm ngay ở hiệp 1, trước khi bị đối thủ gỡ lại 1 điểm. Với sải chân dài hơn, Hoài Thu luôn duy trì khoảng cách hợp lý để đối thủ không thể áp sát ghi điểm. Khoảng cách điểm này được duy trì đến tận đầu hiệp 3 thì sự cố xảy ra khi sau 1 cú vung tay của Hoài Thu thì đối thủ Thái Lan ôm mặt ngã vật ra thảm.

Thời điểm đó, cả BHL lẫn Hoài Thu đều không ngờ được đây là mưu của đối thủ Thái Lan bởi trong thời điểm đó Phongsri rất cần có thời gian để hồi sức cũng như nhận được sự tư vấn của BHL. Thế nên, từ 1 pha va chạm nhẹ, cô này đã ôm mặt quằn quại để qua mặt trọng tài và đối thủ. Chính vì thiếu tỉnh táo và tập trung ở thời điểm quyết định này, Hoài Thu đã dính đòn 3 điểm của đối thủ vốn không hề bị chấn thương. Thể lực sa sút vì trận bán kết khó khăn với đối thủ Iran trước đó không cho phép Hoài Thu ghi thêm điểm, đành chấp nhận thất bại đau đớn. Sau tiếng còi của

 Ở thời điểm cuối như thế, VĐV Thái Lan chỉ còn cách ghi 3 điểm mới lội ngược dòng được. Thu đã chú ý tránh đòn đá trước, nhưng lại không để tâm đến quả đá sau nên đã để thua đáng tiếc. Bản thân VĐV cũng đã nỗ lực hết sức, nhưng chỉ vì nghĩ quá nhiều đến chiến thắng nên đã thiếu tập trung ở thời điểm quyết định.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh

Đó mãi là Viên đạn đau, tiếc nhất đời tôi

“Viên đạn cuối tôi đã bóp cò quá nhanh, đạn nổ sớm và mọi chuyện hỏng bét. Thất bại của tôi là do không tự chiến thắng được cảm xúc, để sự hưng phấn lấn át tất cả nên sai lầm xảy ra. Tôi không hiểu sao mình lại không thể tĩnh tâm được ở thời điểm cuối mà quá hồi hộp nên thực hiện kỹ thuật không chuẩn xác. Suốt 4 năm qua, tôi luôn bị ám ảnh bởi thất bại ấy, và đây là thời điểm để tôi quyết phục thù cho bằng được”.

Hà Thảo

(Thethao24.tv) – Ngay cả có lực lượng mạnh nhất, hy vọng tranh Vàng của môn này đã không nhiều. Thế nhưng giờ đây, nó càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết khi thiếu vắng trụ cột số 1 Nguyễn Thị Hảo Thảo, vì một cú ngã tại giải VĐTG.

>>>Từ Asiad đến… U.19

>>>Chuyện chỉ có ở thể thao Việt Nam: May mà ASIAD 2010… thất bại

>>>Góc nhìn: Lên, xuống và giải tán

8 năm sau kỳ tích giành 2 HCV tại ASIAD 2006, cầu mây nữ vẫn bế tắc trên hành trình tìm kiếm lại vinh quang, gắn liền với cuộc khủng hoảng về lực lượng kế thừa, nhất là khi Lưu Thị Thanh giải nghệ.

dautrang

Khó đến mức, các nhà quản lý huấn luyện đã phải “cầu viện” tới các cựu binh của thế hệ Vàng như Bích Thùy, Hải Thảo. Cũng còn may bởi dù tuổi đã cao, thể lực đã xuống song nhờ đam mê và sự bền bỉ cả 2 tuyển thủ tuổi băm đều vẫn có thể gánh vác được vai chính. Riêng bà mẹ 1 con Hải Thảo, qua 1 năm tái xuất  thực sự là chỗ dựa số 1 cho cả đội, cả về chuyên môn lẫn tinh thần. Thảo đã lấy lại nguyên vẹn đẳng cấp của một “sát thủ” với những cú xoay chân dứt điểm cực nhanh và hiểm đủ khuất phục mọi đối thủ.

Thực tế, với Hải Thảo làm đầu tàu, bên cạnh gương mặt trẻ Nguyễn Thị Quyên, cầu mây nữ đã có một sự chuẩn bị tốt cho mục tiêu Vàng ASIAD 2014 ở nội dung đôi nữ. Đây là nội dung chính Thảo từng cùng Lưu Thị Thanh đả bại Thái Lan để vô địch ở kỳ Đại hội 2006. Quan trọng hơn, do quy định của BTC chỉ cho mỗi đoàn đăng ký dự 2 trên 3 nội dung nên lần này người Thái gần như chắc chắn sẽ bỏ qua. Việt Nam chỉ phải quyết đấu với Hàn Quốc, và nhất là Myanmar cho tấm HCV, với những ưu thế rõ rệt. Có một chi tiết đáng chú y, tại giải VĐTG mới chỉ 3 tháng trước, đôi Thảo/Quyên đã đánh bại Myanmar ở bán kết.

box

Có nghĩa là, nếu như mọi chuyện diễn ra bình thường, “cửa” Vàng cho cầu mây nữ ở đôi nữ rất sáng. Kể cả trường hợp người Thái chuyển kế hoạch vào phút chót, vẫn dự đôi nữ, Việt Nam vẫn đủ sức đua tranh hoàn toàn sòng phẳng. Đôi Quyên – Thảo được đánh giá ngang cơ với đôi Thái Lan, có phần thua kém về sự ăn ý nhưng lại nhỉnh hơn với độ “sắc lạnh” của Thảo.  Hiện tại cả làng cầu mây quốc tế, Thảo được đánh giá là “khắc tinh” duy nhất của Thái Lan.

Tuy nhiên, tình thế đã bất ngờ thay đổi hẳn từ một cú ngã đen đủi của cá nhân Thảo, cũng như với cả cầu mây Việt Nam. Ở chính giải VĐTG, cụ thể với hiệp 3 trận bán kết gặp Myanmar, trong một pha nhảy lên chắn cầu, Thảo đã bị ngã mạnh xuống sàn dẫn đến giãn dây chằng đầu gối trước chân phải. Điều xấu nhất mà BHL lo ngại đã xảy đến khi các bác sĩ đã kết luận chấn thương của Thảo rất nặng, phải mất một thời gian tương đối để tập trung chữa trị.
Mất Thảo theo cách nghiệt ngã, cả chiến dịch ASIAD của cầu mây nữ đã bị giáng một đòn quá mạnh. Cả đội đã phải bước vào thực hiện “phương án 2″ chưa hề tính đến trong nỗi lo lắng bao trùm. Một phần vì thời gian còn lại quá ngắn, khó có thể đủ cho việc làm lại. Và quan trọng hơn, không có bất cứ ai có thể nhập vai thay được Thảo, đặc biệt ở đôi nữ.

Tại Á vận hội trên đất Hàn Quốc, TTVN cũng thiếu một số niềm hy vọng khác như Trương Thanh Hằng (điền kinh), Nguyễn Hà Thanh (thể dục dụng cụ), Lê Bích Phương (karatedo) song không trường hợp vắng mặt  nào đau và nặng như Hải Thảo. Đơn giản, thiếu chị, cầu mây nữ Việt Nam đã phải đối mặt với một bài toán khó không lời giải.

Hà Thảo 

(Thethao24.tv) – Chẳng ai muốn đoàn TTVN bất thành tại ASIAD 2010 nhưng khi nó xảy ra như một hệ quả không thể khác, điều quan trọng đó lại chính là sự khởi đầu cho những chuyển biến mau lẹ.  Cụ thể bản chiến lược phát triển TDTT Việt Nam giai đoạn 2010- 2020, nhờ đó mà được kịp thời điều chỉnh theo hướng Olympic, châu Á, thay vì nặng về SEA Games gắn với căn bệnh thành tích cố hữu.

Nhanh chưa từng có

Lâu nay, là ngành mang tính xã hội hóa vào loại cao nhất, nhưng thật nghịch lý  thể thao vẫn luôn bị phê phán chậm đổi mới về cách nghĩ cách làm, luôn đổ hết cho các lý do lịch sử và khách quan. Thế nhưng sau ASIAD 2010 thua  “trắng mắt”, đã có hiệu ứng tức thì thể hiện qua sự thay đổi của danh sách 10 “trọng điểm nhóm 1”.

chinh51

Từ yêu cầu của lãnh đạo, Ban soạn thảo đã họp “khẩn” để đưa ra quyết định: loại 4 môn wushu, thể hình, billiards&snooker, cầu mây, thay vào đó là 4 môn bơi, cầu lông, bóng bàn, boxing nữ.

Nếu như không có “sự cố” ASIAD chắc hẳn không thể có chuyện này, đơn giản vì wushu, thể hình, billiards&snooker, cầu mây đều là những môn có “thành tích” đầy mình.  Đơn cử wushu luôn đóng góp nhiều huy chương nhất tại các kỳ SEA Games, ASIAD  rồi cũng giành nhiều huy chương nhất, trừ Vàng. Hay cầu mây, ASIAD  2006 còn giữ vai số 1 khi xuất thần mang về cú “đúp” HCV. Trong khi đó, ngược lại bơi, cầu lông, bóng bàn, boxing nữ lại rất lẹt đẹt, thậm chí thời điểm đó,  đến huy chương, chứ chưa nói HCV SEA Games cũng cực khó.

Khác biệt ở chỗ 4 môn sau mới là môn cơ bản, có trong chương trình Olympic. Chỉ có quan tâm, đầu tư xứng tầm cho những môn như thế mới có thể tạo ra bước tiến mang tính nền tảng, thực chất cho TTVN.

Sự thật đã lên tiếng

Không khỏi giật mình, bởi suýt chút nữa người ta đã định bỏ qua bơi- 1 trong 2 môn trọng yếu nhất của mọi nền thể thao ra khỏi nhóm “mũi nhọn”, chỉ vì thành tích đỉnh cao của nó quá yếu, cả thảy mới chỉ giành được 3 HCV SEA Games, đều của kình ngư Hữu Việt. Quá may cho môn bơi, cũng như thể thao nước nhà, vì một khi được phê duyệt rồi, thực sự là một thảm họa, chứng tỏ sự lệch lạc và tụt hậu về nhận thức của ngành thể thao. Có thể có phần cực đoan, nhưng dù có đoạt bao nhiêu huy chương quốc tế, thậm chí cả Asiad đi chăng nữa, wushu, thể hình, billiards&snooker, hay cầu mây cũng chẳng so sánh được về vị thế của bơi, nhất là với 1 đất nước chằng chịt sông ngòi, có bờ biển dài như Việt Nam. Suốt một thời kỳ dài, chúng ta đã để môn bơi “ngụp lặn”, thế mà lại còn qua đây định cho nó “chìm” thêm nữa.

chinh52

Xét ở mặt nào đó, việc Việt Nam đã thua ở ASIAD, và sự thật đã lên tiếng đúng lúc. Không chỉ bơi, mà những đồng đội của nhóm môn Olympic dẫu còn chậm tiến về thành tích như bóng bàn, cầu lông, boxing  được “cứu vớt”.

Rốt cuộc, ngành thể thao đã chịu (hay nói cách khác là buộc) phải nhìn vào thực tế: phải làm thể thao một cách cơ bản, nghĩa là ưu tiên tập trung cho các môn Olympic, dù có chậm, có khó khăn đến đâu.

Tiếc rằng vẫn chỉ mang… danh hão

Ngay sau ASIAD 2010 thảm bại, ngành thể thao đã khẳng định quan điểm phải làm lại và làm khác, trong đó việc xác lập 10 môn trọng điểm nhóm 1 để tập trung chính là một giải pháp quyết định, mang tính gốc rễ cho sự phát triền lâu dài và bền vững.

chinh54

Qua 4 năm, gần như không có sự khác biệt nào trong sự nhìn nhận, đầu tư cho các 10 môn mũi nhọn ấy, thay vào đó tình trạng cào bằng, dàn trải, ăn đong thời vụ vẫn phổ biến. Có khác chăng, các môn này được ưu tiên hơn một khoản kinh phí so với chính mình, cũng như các môn còn lại, tuy nhiên cũng chỉ đủ  bổ sung thêm một số tuyển thủ, có thêm một vài chuyến xuất ngoại tập huấn thi đấu. Cá biệt một vài trường hợp ở bơi, điền kinh, tiêu biểu như Anh Viên  được cấp một khoản kinh phí riêng để sang nước ngoài rèn giũa dài hạn. Trong khi đó, điều cần nhất, là tuyến trẻ, việc định hướng hỗ trợ các cơ sở phát hiện, đào tạo những nhân tố mới, cũng như chuyện áp dụng khoa học công nghệ, chế độ dinh dưỡng thuốc men đặc biệt, đều chưa được ngành thể thao “động” đến.

Bởi thế, kết thúc một chu kỳ ASIAD 4 kéo dài 4 năm, chỉ thấy duy nhất bơi – môn suýt bị loại khỏi nhóm 10 môn trọng điểm- tạo đột phá thực sự. Các môn còn lại đều giậm chân tại chỗ, thậm chí một số ngày càng tụt hậu như taekwondo, bóng bàn. Thậm chí, riêng bóng bàn, cần phải đặt ra vấn đề nghiêm túc ngành thể thao đang “làm” môn này như thế nào mà để dẫn đến thảm cảnh về nhiều mặt như hiện tại, và còn nên tiếp tục giữ chỗ trong nhóm 10 môn trọng điểm hay loại ra để nhường chỗ cho một môn xứng đáng, triển vọng hơn nhiều là thể dục dụng cụ.

Hà Thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Thethao24.tv) – Tại giải vô địch châu Á, Kim Loan tiếp tục bước lên ngôi cao nhất để nối dài số HCV châu lục giành được lên con số 5 – một kỷ lục của làng thể hình nữ Việt Nam. Cô gái quê An Giang chỉ cao 1m53 này đang trên đường vượt qua kỳ tích 8 lần vô địch châu lục của “đàn anh” Phạm Văn Mách, người đã thất bại ở giải năm nay.

Tổ chất thể thao sớm phát lộ, cô nữ sinh đất An Giang  Kim Loan tham gia luyện tập và chơi giỏi rất nhiều môn, đơn cử như bóng chuyền, bóng đá, điền kinh, bơi, xe đạp… Trong đó, “món” ban đầu chị chọn để theo đuổi lâu dài là xe đạp, một thế mạnh của An Giang.

chinh1

Tại Đại hội TDTT An Giang 2006, Loan đã mang về 1 tấm HCV xe đạp cho huyện Châu Thành. Sau đó, chị còn “tranh thủ” đấu thêm môn đẩy gậy và cũng cùng đồng đội ẵm ngay HCV. Rồi chính ở môn thi “thêm ấy” đã tạo ngã rẽ để cua-rơ tương lai chuyển sang thể hình. Như có duyên trời, ngẫu nhiên HLV trưởng thể hình An Giang lại làm Trưởng ban trọng tài môn đẩy gậy, bằng con mắt “xanh” ông đã lập tức nhìn ra những khối cơ, gân vừa nhiều vừa to đầy khác biệt ở vai, tay khi Loan ra sức qua cây gậy đẩy bật mọi đối thủ ra khỏi sân đấu.

Ông Hải đã tìm cách mời bằng được Loan về với thể hình, không chỉ phải thuyết phục bản thân chị mà còn phải nài nỉ cả các HLV xe đạp, nơi gương mặt mới tròn 18 tuổi này đang là một nhân tố trẻ. Phải mất tới 3 tháng, Loan mới chính thức đến CLB thể hình tập luyện. Nhưng thật quá bõ công bởi cũng chỉ mất hơn 1 tháng, chính xác là 40 ngày, chị đã lập kỳ tích ngay giải VĐQG đầu tiên của mình, khi giành luôn 1 HCV, 1 HCĐ trong sự kinh ngạc của giới chuyên môn. Lịch sử môn thể hình, chưa có bất cứ lực sĩ nào có sự thăng tiến ngoạn mục như Loan. Ngay sau đó, Loan cũng được tập trung lên ĐTQG.

Đến năm 2008, Kim Loan không còn là hiện tượng mà thực sự vươn lên chiếm lĩnh ngôi vị số 1 khi “gom” tới 3 HCV, 1 HCB giải VĐQG. Khi ấy chị còn được bầu chọn cho danh hiệu “Nữ lực sĩ thể hình đẹp nhất nước”.

Bước tiến tuyệt vời của Loan chưa dừng lại, tại giải châu Á, Loan tiếp tục gây bất ngờ bằng một bài thi xuất sắc, không chỉ đẹp mà còn rất lạ, vượt qua tất cả các đối thủ, kể cả ƯCV Kim Sui Ngan (Hong Kong) để lên ngôi thuyết phục.

Cũng kể từ đó, Kim Loan đã trở thành “nữ chủ nhân” đích thực, hoàn toàn vô đối ở hạng dưới 50kg nữ của thể hình châu lục. Đến nay, nữ lực sĩ này đã có 5 lần đứng trên bục cao nhất giải châu Á.

chinh2

Rất thú vị vì hóa ra chiều cao “lùn” chỉ 1m50 đã chẳng những giúp Loan sở hữu tố chất tự nhiên với môn thể hình mà còn có lợi thế riêng biệt khi tranh tài. Dù các đối thủ châu lục ngày càng mạnh, lại chịu khó nghiên cứu tìm cách đối phó với Loan song vẫn bất lực, đơn giản bởi tại mỗi giải đấu chị đều có những sự đổi mới, đột phá đầy bất ngờ.

Đang ở tuổi  26, sự nghiệp với Kim Loan hãy còn ngời ngời ở phía trước, với tư cách một “máy gặt” huy chương quốc tế cho thể hình VN. Mục tiêu của chị là quyết tâm phấn đấu duy trì đỉnh cao giống như “cô” Mỹ Linh – người vẫn đang tập luyện, thi đấu đầy chuyên nghiệp ở tuổi…40.

Với 5 lần chiến thắng, Kim Loan đang giữ kỷ lục giành nhiều HCV châu lục nhất của thể hình nữ Việt Nam. Nữ lực sĩ 26 tuồi này chỉ còn thua đàn anh Lý Đức 2 lần và  Văn Mách 3 lần đăng quang.

 “Hạt tiêu” Việt 1m53 yêu cầu thủ bóng rổ  Mỹ 2m05

Khi Kim Loan bật mí trên truyền hình về chuyện tình lãng mạn với một anh chàng người Mỹ ở xa nửa vòng trái đất, lại là một cầu thủ bóng rổ cao tới 2m05, các khán giả đều choáng vì nó lạ kỳ và khó tin quá. Nhiều người còn cho rằng, đó là một câu chuyện bông đùa của Loan để thể hiện khả năng hài hước và làm duyên của mình. Thế nhưng, điều đó lại thật 100%, được xác nhận bởi chính gia đình Loan cùng các thành viên của ĐTQG thể hình. Thực sự Loan đã gắn bó suốt 3 năm nay với chàng trai người Mỹ cao hơn mình tới… nửa mét.

chinh5

Theo Loan, 2 người đã quen nhau ngẫu nhiên từ 2011, và anh chính là người chủ động làm quen khi thấy thông tin, hình ảnh của nữ lực sĩ Việt tại giải châu lục. Loan đồng ý kết bạn vì thấy cũng hay hay, và quan trọng hơn qua đó để trau dồi vốn tiếng Anh.

Thân nhau lúc nào chẳng hay, thậm chí liên hệ hàng ngày nhưng cô gái đất An Giang vẫn sốc lúc đối tác bất ngờ ngỏ lời yêu, bởi bản thân chị cũng cho rằng chắc chỉ đùa vui. Thêm 6 tháng, Loan phải nghĩ lại và siêu lòng trước sự bền bỉ, chân thành của anh chàng, rồi từ đó tạo ra bước đột phá: Sang Việt Nam trình diện rồi mới tính. Cũng ngỡ chỉ thách thế thôi, đâu ngờ chàng sang thật, rồi cùng Loan về quê ăn Tết. Và bộ đôi đặc biệt với tình yêu xuyên biên giới, vượt mọi khác biệt này đã có 3 năm yêu nhau trong sự lặng lẽ, ngọt ngào, lãng mạn hiếm có. Năm nào Loan cũng sang Mỹ ít nhất 1 chuyến, còn anh chàng thậm chí sang Việt Nam thăm người yêu vài lần mỗi năm.

Hà Thảo

(TheThao24.tv) – Như thừa nhận trong thán phục của chính Trưởng đoàn khi ấy là ông Lê Quý Phượng  thì thực sự với tư cách nhà quản lý, khoa học thể thao, ông cũng chưa thể lý giải hết nguyên nhân dẫn đến chiến tích kỳ diệu của điền kinh Việt Nam tại ASIAD 2010, nhất là trường hợp của “siêu nhân” Vũ Văn Huyện. Anh đã mang về cho TTVN tấm HCĐ ở nội dung cực khó là 10 môn phối hợp nam.

>>>Góc nhìn: Khác biệt là đây

>>>Góc nhìn: Khi trọng tài được… khen

>>>Ghi chép: Cháy lần cuối rồi…

Thấp bé nhẹ cân nhất

chinh3

Bước vào tranh tài nội dung khắc nghiệt nhất của thể thao là 10 môn phối hợp, tuyển thủ Việt Nam bất lợi khi anh có thể hình kém nhất. Chỉ số  cao 1m75, nặng 75 kg của anh thua quá xa nhóm dẫn đầu, đơn cử như đối thủ đến từ một nước thuộc Liên Xô cũ K.Dmitriy (Kazakhstan) cao tới 1m 99, nặng tới 99kg, tức là vượt 24cm và 24kg. Hay đối thủ khu vực Đông Á là Kim Kun Woo (Hàn Quốc) cũng cao 1,85m, nặng 84kg, hơn 10cm và 9kg.

Giới chuyên môn cùng khán giả theo dõi Huyện thi đấu, vì thế không tránh khỏi cảm giác tự ti và bi quan. Cũng phải thôi, ở 10 môn phối hợp, yếu tố thể hình luôn cực kỳ quan trọng, rõ nhất với các nội dung ném đẩy.

Chưa kể, ngoài lợi thế thể hình, nhiều đối thủ của anh còn sở hữu những thành tích ngời ngời, đủ để họ hoàn toàn tự tin, chiếm thế áp đảo ngay từ đầu. Dmitriy đang là ĐKVĐ thế giới hay Kim Kun Woo cũng là á quân châu Á, ngoài ra còn có 2 ƯCV nặng ký khác của Nhật Bản và Trung Quốc.

Vẫn chiến đấu & thắng

chinh2

Trước ASIAD  hy vọng huy chương cho Huyện được đánh giá có nhưng mong manh. Thậm chí, ngay cả ông thầy “ruột” của anh cũng dự báo, thành công lắm anh cũng chỉ đứng hạng 4 hay 5.

Riêng Huyện nhìn nhận khác, anh chẳng tự ràng buộc mình phải có huy chương, cũng chẳng cho rằng thấp bé thể hình là bất lợi để mà phải áp lực hay sợ hãi. Chàng Thượng úy quân đội chỉ tâm niệm làm sao phát huy cao nhất được ý chí và khả năng của mình. Trong đó, phải tận dụng triệt để thế mạnh của mình ở nhóm chạy nhảy.

Và kế hoạch đã được Huyện thực hiện một cách tuyệt vời. Ở ngày đầu, anh đã có một màn trình diễn như ý khi về nhất 2 nội dung chạy 100m (10”76) và 400m (48” 3), đứng thứ 3 nhảy xa (7m16) và thú 4 và  nhảy cao (1m97). Rất tiếc do chỉ đẩy tạ được 11m90, tụt mãi hạng 9 nên sau 5 môn đầu, Huyện mới chỉ tạm có tổng điểm hạng 4,

Sang ngày thứ 2, cựu binh quê Hải Dương đã có sự nỗ lực để tạo ra bước tiến phi thường ở 2 môn ném đẩy mình vốn yếu, xếp thứ 4 ném lao (55m14), thứ 5 ném đĩa (41m36). Cùng đó, anh cũng về thư 3 ở 110 m rào (15”13) và đạt thông số cao thứ 4 nhảy sào (4m70).

Cú “nước rút” quyết định vươn tới huy chương đã được Huyện tung ra ở cuộc đấu cuối cùng 1.500m. Anh đã thể hiện quyết tâm và sức bền phi thường để cán đích ở vị trí thứ 2, với thông số 4’ 20” 30.

Chung cuộc, Vũ Văn Huyện đạt tổng số 7.775 điểm, xuất sắc đoạt HCĐ, hơn gần 200 điểm so với kỷ lục ĐNÁ mà chính anh tạo lập được tại SEA Games 2009 (7.558 điểm). Thực tế, chỉ cần phấn đấu, tận dụng triệt để hơn nữa, anh đã có thể tranh được HCB, bởi người xếp trên Kim Kun Woo (Hàn Quốc) cũng chỉ hơn đúng 53 điểm. Càng thấy tiếc vì coi như “chấp” hẳn các đối thủ 3 môn ném đẩy mà Huyện cũng chỉ thua nhà quán quân Dmitryi (Kazakhstan) 281 điểm.

 

Chuẩn bị kiểu “nhà nghèo”

box

Nhìn lại quá trình chuẩn bị cho ASIAD của Huyện  mới càng thấy tấm HCĐ của anh là cả 1 kỳ tích mà chỉ có những “siêu nhân” mới làm nổi. Suốt cả năm, Huyện chỉ ăn tập tại Trường ĐH TDTT Từ Sơn, với các điều kiện hạn chế về mọi mặt, chẳng khác gì những VĐV trẻ mới được triệu tập. Có khác chăng là anh được  một chuyên gia giỏi, ông Vadim kèm cặp riêng. Phải tập luyện bằng 10 người khác nhưng Huyện cũng chỉ có chế độ dinh dưỡng 120.000 đồng/ngày, không có thực phẩm thuốc và thuốc chuyên dụng mà thỉnh thoảng mới được cấp ít thuốc bổ sản xuất trong nước.

Trước khi sang Quảng Châu tranh tài, Huyện cũng chỉ một lần bước ra khỏi Từ Sơn để tham dự giải Malaysia mở rộng. Quả thực phải ngã mũ trước nội lực phi phàm của Huyện, đồng thời phát ngán với cách chăm sóc cho các tài năng của ngành thể thao.

Không chỉ với ASIAD 2010 mà với cả TTVN nói chung có  lẽ không tuyển thủ nào phải chịu thiệt thòi như kỷ lục gia ĐNÁ 10 môn phối hợp Vũ Văn Huyện. Và như lời tâm sự rất thật từ chính VĐV này: “Cái món của bọn em ở Việt Nam nó “đặc sản” như vậy, đành phải chấp nhận mà vượt qua thôi”.

 Hà Thảo

(thethao24.tv) – Từ ASIAD 1990, TTVN mới tái hội nhập với đấu trường lớn nhất châu lục song qua ĐH, giới chuyên môn cũng hiểu rằng đấu trường châu Á hãy còn rất xa. Thậm chí, 4 năm sau, trước ASIAD 1994, mục vẫn chỉ là “phấn đấu có thành tích cao hơn”, chứ chưa dám mạnh dạn đặt mục tiêu huy chương. Ở bối cảnh cách đây 20 năm mới hiểu vì sao  tấm HCV của võ sỹ taekwondo Trần Quang Hạ được coi như 1 thành quả kỳ diệu.

>>>Bóng chuyền nữ Việt Nam: Cả làng “ngắc ngoải” trừ… Thông tin

>>>Hành trình của Quang Liêm cùng cờ vua Việt Nam tại Olympiad 2014: Hay 1 trận, thua cả giải

>>>Chuyện bi hài của ĐTQG bóng chuyền nữ: Bỏ ASIAD để dự giải châu Á

Bị “mắng” vì dám tuyên bố huy chương

chinh1

Trước  thềm Á vận hội do Nhật Bản đăng cai tại Hiroshima, có một câu chuyện tưởng như tiếu lâm nhưng thật 100%, phản ánh chính xác tâm thế của ngành thể thao khi ấy.

HLV Đoàn Đình Long của môn mới được gây dựng trở lại karatedo đã bị lãnh đạo mắng là “khùng” khi tự tin khẳng định các học trò của mình sẽ lấy được huy chương ĐH. Không tránh khỏi mếch lòng song ông Long cũng thông cảm với lãnh đạo, đơn giản vì trong nhìn nhận của cả ngành, huy chương Asiad hoàn toàn ngoài tầm với. May mắn và xuất thần lắm, mới có thể giành HCĐ như Quốc Cường của môn truyền thống bắn súng từng làm được năm 1982, còn mới như karatedo rõ ràng đừng mơ.

Đoạt liền 2 HCB karatedo

chinh2

Thực tế, đó chỉ là vấn đề nhận thức bó buộc và niềm tin xuống quá thấp của cả ngành, còn HLV Đoàn Đình Long vẫn tin chắc rằng karatedo có “cửa” huy chương, đặc biệt ở nữ. Ông cùng các học trò dốc hết tâm sức cho việc tập luyện, thi đấu cọ xát, nung nấu cho ngày quyết đấu trên đất Phù Tang – nơi “khởi phát” của karatedo.

Để rồi, chính các võ sỹ karatedo đã giải cơn khát huy chương Á vận hội cho TTVN sau… 12 năm đằng đẵng. Ngoạn mục hơn, không chỉ 1 mà những 2 tấm đều màu bạc lấp lánh, giành được một cách đầy thuyết phục. Đầu tiên, nữ võ sỹ nhỏ bé mà kiên cường Phạm Hồng Hà đã thắng như chẻ tre ở hạng 53kg và chỉ chịu dừng bước trước nhà VĐTG người Nhật Bản Hasama Hiromo.  Tiếp đó, Trần Văn Thông (hạng 60kg nam) cũng  xuất sắc lọt vào đến trận chung kết, cũng chỉ chịu thua đúng võ sỹ chủ nhà Ymanoto. Điều thú vị khi 2 tuyển thủ của thầy Long lập công, chính vị lãnh đạo từng đưa ra lời “mắng” đã chúc mừng ông đầu tiên.

Võ sĩ Trần Quang Hạ & tấm HCV lịch sử

chinh3

Cả môn taekwondo còn chưa dám nghĩ đến huy chương thì tất nhiên Trần Quang Hạ cũng không phải là ngoại lệ, nhất là ở kỳ SEA Games 1 năm trước đó, anh đã thảm bại.

Dầu vậy tại giải, Hạ đã thích nghi nhanh chóng, luôn có được sự tập trung cùng phong độ cao nhất trong từng trận đấu để lần lượt “giải quyết” từng đối thủ ở hạng 58kg, với độ lì và sự chắc chắn đến đáng sợ như đánh giá của giới chuyên môn. Trong đó, bản lĩnh cao cường của tuyển thủ TP.HCM đã được rực sáng ở trận bán kết chạm trán ƯCV số 1 Y. Hironobu (Nhật Bản). 2 võ sỹ chơi ăn miếng trả miếng cực hay, quyết liệt và giằng co, đưa tới điểm số chung cuộc hòa 2-2. Nhờ ưu thế tấn công rõ rệt nên trong suốt trận đấu, Hạ là người giành chiến thắng. Vượt qua thách thức lớn nhất, tuyển thủ Việt Nam đã không mấy khó khăn đánh bại Berran (Indonesia) 3-2 để đăng quang.

Ngày 8/10/1994 đã đi vào lịch sử TTVN, với nhà quán quân Á vận hội đầu tiên của đất nước Việt Nam thống nhất – Trần Quang Hạ.

 

2 kỳ Vàng rồi 3 kỳ… phận bạc

box

Có thể thấy, trong suốt thập kỷ 1990, những chiến tích đáng kể nhất thể thao nước nhà đều gắn chặt với taekwondo, mở đầu từ tấm HCV ASIAD 1994 của Trần Quang Hạ, rồi được tái lập đầy ngoạn mục ở Đại hội 4 năm sau đó với Hồ Nhất Thống.

 Điều thú vị, Thống chính là “truyền nhân” của Hạ sau khi đàn anh giã từ thảm đấu, ở hạng 58kg, đã trở thành 1 sở trường của taekwondo Việt Nam.

Tuy chưa đến mức vượt trội hoàn toàn, song Nhất Thống đã có 1 giải đấu xứng danh ƯCV số 1, với sự toàn diện, cùng lối chơi tấn công áp đảo, để giành thắng lợi đầy thuyết phục tất cả các trận.

Sau thời kỳ thành công lớn, được coi như 1 trung tâm mới của thế giới, taekwondo Việt Nam đã có dấu hiệu chạm trần và hụt hơi, nhất là trong cách thức đào tạo rèn giũa tài năng chuyên biệt. Điều tai hại là các nhà quản lý huấn luyện môn, đã quá chậm phát hiện ra vấn đề này để kịp thời điều chỉnh. Trong 3 kỳ Á vận hội trở lại đây, môn này đều không thể có thêm một lần tái lập chiến tích Vàng, với khoảng cách ngày tụt lại so với nhóm dẫn đầu.

Tính đến ASIAD 2010, thầy trò taekwondo đã trải qua tới 8 trận chung kết toàn thua – một kỷ lục buồn, và chưa có dấu hiệu gì có thể tạo đột phá ở cuộc đấu trên đất Hàn Quốc vào tháng 9 tới.

 Hà Thảo

(thethao24.tv) – Chưa bao giờ bóng chuyền nữ Việt Nam rơi vào thảm cảnh như hiện tại, sau 10 năm lệ thuộc vào ngoại binh, bỏ bê mảng phát hiện đào tạo trẻ. Rất may, môn này còn có một chỗ dựa vững chắc gần như duy nhất – Thông tin LienVietPostBank- đội vừa lần thứ 3 liên tiếp vô địch quốc gia, đồng thời đóng góp tới phân nửa sức mạnh cho ĐTQG.

>>>Hành trình của Quang Liêm cùng cờ vua Việt Nam tại Olympiad 2014: Hay 1 trận, thua cả giải

>>>Chuyện bi hài của ĐTQG bóng chuyền nữ: Bỏ ASIAD để dự giải châu Á

>>>Góc nhìn: Miệng hô khẩu hiệu, chân đá liêu xiêu

Giải VĐQG 2014 với một vòng duy nhất tiếp tục vừa qua đã phơi bày thảm cảnh của BCVN như một sự trả giá cho 10 năm quá lệ thuộc vào cầu thủ ngoại, cũng như bỏ bê mảng phát hiện đào tạo cầu thủ trẻ. Không còn quân ngoại, ngay cả  thế lực BĐ. Long An của ngôi sao Ngọc Hoa  cũng lập tức lao đao. P.Thái Bình thậm chí còn tệ đến mức tụt xuống đứng áp chót bảng, với một màn trình diễn tầm thường khó tin đối với một trung tâm truyền thống hàng đầu.

chinh3-2

Trong khi cả làng “sống dở chết dở”, duy nhất một đội vẫn hoàn toàn tự chủ vững vàng chính là các Thông tin LienVietPostBank. Đơn giản vì lâu nay, đội bóng mặc áo lính gần như đứng ngoài việc thuê, dùng cầu thủ ngoại. Thậm chí, ngay cả khi các đối thủ vẫn có trong đội hình ngoại binh chất lượng cao, họ vẫn có thể “chấp” xa để liên tiếp giành các ngôi cao nhất.

Và giờ đây, mặc nhiên đại diện quân đội lại được hưởng lợi, càng thể hiện rõ sự vượt xa phần còn lại đều bị suy giảm sức mạnh nghiêm trọng do mất chỗ dựa ngoại binh. Có thể đối sánh ngay Thông tin LienVietPostBank với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Bình Điền Long An hay Ngân hàng Công thương Việt Nam, nếu như khi hai đội này còn có ngoại binh chất lượng cao khoảng cách trình độ một bên 10 một bên 7 thì năm nay thực sự đã một 10 một 5.

Đó là nhìn nhận theo kiểu lượng hóa của giới chuyên môn về khả năng “độc nhất vô nhị” của đội bóng hàng “khủng” này tại các giải đấu quốc nội. Với mặt bằng chung hiện tại của bóng chuyền nữ Việt Nam, đội bóng quân đội chỉ cần thể hiện khoảng 70% thực lực của mình cũng đã quá đủ để đăng quang, và vấn đề chỉ còn xem họ sẽ “lấy” các danh hiệu như thế nào.

Thực tế, suốt kể từ đầu 2013, với 5 giải đấu liên tiếp, thầy trò Phạm Văn Long đã dễ dàng “ẵm” cả 5 ngôi vô địch theo cách vừa đấu vừa…. thử nghiệm đội hình, trong đó ưu tiên tối đa cho lực lượng trẻ.

Suốt cả mùa giải, người ta thấy thực sự giống như một cuộc dạo chơi của Thông tin LienVietPostBank. Tất nhiên họ đều đặn thắng dễ hết trận này đến trận khác mà thậm chí còn chưa cần “diễn”  một nửa thực lực, chứ không phải đến 70% như giới chuyên môn dự báo.

Thực tế, đội bóng ngành thông tin quân đội chỉ phải “thi đấu” vài trận BK hay CK các giải, cụ thể trước hai đối thủ tương đối mạnh là Bình Điền Long An và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, thực chất, hai đội này đã không có bất cứ cơ hội tranh chấp nào khi  Thông tin LienViet Post Bank có sự tập trung cần thiết.

Sự độc tôn của Phạm Yến cùng các đồng đội đang khiến cho các giải bóng chuyền nữ trở nên hết sức nhàm chán. Nhưng cũng chính họ đã “cứu” cho cả một môn đang phải trả giá để làm lại, và quan trọng hơn đủ sức làm chỗ dựa cho ĐTQG còn duy trì được như hiện tại.

Vấn đề đặt ra với Thông tin LienVie PostBank, và phần nào đó cả BCVN là phải tìm cách phát huy sức vươn của nhà ĐKVĐ tuyệt đối này, thay vì chỉ hài lòng ở tầm quốc nội. Đội cần được tạo điều kiện tối đa để dự tranh các giải đấu cấp CLB của châu lục và kể cả thế giới phù hợp, cũng như các giải quốc tế mời.

Nhận thưởng chiếc xe mới trị giá 1,5 tỷ đồng

box

Sau thành công với chức Vô địch lần thứ 3 liên tiếp tại giải bóng chuyền VĐQG, đội bóng chuyền nữ Thông tin LienVietPost Bank vừa tổ chức Hội nghị báo cáo thành tích thi đấu. Đội bóng chuyền Thông tin LienVietPostBank vinh dự được đón Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Vũ Anh Văn – Tư lệnh Binh chủng Thông tin Liên lạc đến thăm và động viên tinh thần. Binh chủng Thông tin Liên lạc đã ngợi khen thành tích của đội bóng và tặng thưởng ngay 50 triệu đồng.

Với những thành tích đã đạt được, Thông tin LienVietPostBank nhận phần thưởng nóng 100 triệu đồng do ông Phạm Doãn Sơn – Tổng giám đốc LienVietPostBank trao tặng. Đội bóng còn nhận được một chiếc xe mới trị giá 1,5 tỷ đồng từ nhà tài trợ để phục vụ cho việc di chuyển trong tập luyện và thi đấu.

Thông tin LienVietPostBank đã kế thừa được truyền thống vẻ vang trong quá khứ. Bên cạnh đó, đội bóng này đang có những điều kiện vật chất tốt nhất hiện nay và dễ hiểu vì sao các cô gái Thông tin LienVietPostBank liên tục thống trị làng bóng chuyền nữ.

Hà Thảo – Quang Thái

(thethao24.tv) – Tại giải đồng đội quốc tế đỉnh cao này, Lê Quang Liêm cùng các đồng đội đã làm nức lòng với trận hòa lịch sử trước Armenia- ĐKVĐ, từng đăng quang 3 trên 4 lần gần đây phải chia điểm với tỷ số 2-2 ở ván áp chót. Chỉ tiếc rằng, đây là trận hay gần như duy nhất, Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 27 chung cuộc, thua xa chiến tích hang 7 cách đây 2 năm.

>>>Chuyện bi hài của ĐTQG bóng chuyền nữ: Bỏ ASIAD để dự giải châu Á

>>>Góc nhìn: Miệng hô khẩu hiệu, chân đá liêu xiêu

>>>Góc nhìn: Nỗi niềm quay quắt

Thực tế ĐKVĐ Armenia đã sa sút nhiều ở giải này song vẫn là một đối thủ quá “khủng” so với Việt Nam. Ngoài vị thế của nhà ĐKVĐ từng bước lên ngôi cao nhất 3 trên 4 giải gần đây, hệ số elo trung bình của 4 kỳ thủ Armenia vượt xa  bộ tứ đến từ Việt Nam, với 2.705 so với 2.588. Mọi vị trí, kể cả Quang Liêm ở các mức độ khác nhau đều thua hẳn đối thủ trực tiếp của mình.

chinh5

Thế nhưng, nhờ quyết tâm cao, sự hưng phấn và thỏa mái tinh thần, ĐTVN đã có một cuộc đấu oanh liệt để xuất sắc cầm hòa, thậm chí xét tổng thể còn nhỉnh hơn đối thủ hàng đầu thế giới này. Nếu như tận dụng tốt hơn, và có thêm may mắn, họ đã có thể giành chiến thắng.

Trong đó, tâm điểm của sự chú ý vẫn là Siêu Đại KTQT Quang Liêm, người chơi ở bàn 1, đã khiến cho kỳ thủ đang xếp hạng 2 thế giới Levon Aronian phải dốc hết khả năng, kinh nghiệm đỉnh cao mới đưa đến được một kết quả hòa sau 59 nước. Liêm đã phát huy rất tốt lợi thế cầm quân trắng, có thời điểm đã hơn 1 quân chốt song để lỡ cơ hội. Ở bàn 2, Trường Sơn tiếp tục cho thấy phong độ tuyệt vời suốt từ đầu giải, dù cầm quân đen nhưng anh đã chơi đầy chắc chắn, phòng thủ cực hay để chia điểm thành công với cựu VĐTG Sargissian.

Liêm, Sơn đã hoàn thành sứ mệnh trụ cột nhưng tài năng trẻ  Nguyễn Đức Hòa mới tạo ra điểm nhấn đặc biệt. Ở bàn 3, Hòa đã gây bất ngờ lớn bằng một lối chơi tấn công mạnh mẽ, khó lường để đả bại nhanh gọn Sergei Movsessina, kỳ thủ có hệ số elo hơn mình tới 171 điểm.  Rất tiếc, một gương mặt đang lên khác Nguyễn Huỳnh Minh Huy đã không đột phá được như thế, có phần bị ngợp tâm lý, thua khá dễ đối thủ trên cơ Akopian.

dautrang

Kết trận, hai đội hòa 2-2, và giới chuyên môn đều đánh giá Việt Nam hòa mà như thắng. Quang Liêm cùng ba đồng đội đã có một màn trình diễn hay nhất từ đầu giải, thậm chí hay nhất trong các lần tham dự, kể từ 1990.

Trận hòa lịch sử này cũng chứng tỏ năng lực, bàn lĩnh, cùng sức vươn tuyệt vời của các kỳ thủ ưu tú của Việt Nam, mà phía sau đó là cả tiềm năng to lớn của cả một nền cờ vua. Chỉ tiếc rằng, đó là trận hay gần như duy nhất của đội tại giải.  Ngay sau đó, ở trận cuối, họ đã lại để thua Tây Ban Nha 1,5- 2,5

Đạt 14 điểm sau 11 trận (5 thắng, 4 hòa và 2 thua),  Việt Nam đang xếp thứ 27 chung cuộc, kém xa so với chiến tích  đoạt hạng 7 ở giải cách đây 2 năm.

Bộ tứ Liêm, Sơn, Hòa, Huy đã chơi quá hay một trận song phải nuối tiếc cho cả giải. Từ đây, có thể nói cờ vua Việt Nam vẫn phải rút ra những bài học lớn trong việc chuẩn bị cho giải, khi quỹ thời gian tập trung trực tiếp của ĐTQG cho giải còn ngắn, sự phối hợp hỗ trợ giữa các kỳ thủ, các phương án chiến thuật hãy còn những hạn chế.

Với những gì đã thể hiện, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cờ vua Việt Nam hoàn toàn có thể duy trì ổn định một thứ bậc trong Top 10 Olympiad, mà việc đoạt hạng 7 đầy thuyết phục tại giải 2012 là một minh chứng rõ ràng.

 Hà Thảo

(thethao24.tv) – Một trong những điểm đáng lưu ý của đời sống BĐVN trong hơn 1 năm qua, đó là hầu hết những sự kiện lớn nhỏ và quan trọng đều có dính dáng đến 2 chữ Bình Dương.

>>>Góc nhìn V.League: Cẩn thận lại… vỡ

>>>B. Bình Dương: Thành công không đến tức thì

>>>HN.T&T và B.Bình Dương: Những “ân nhân” của V.League

Khai màn cho “trào lưu” chọn Bình Dương làm “miền đất hứa”, đó là việc thầy trò HLV Hoàng Văn Phúc ở ĐT U.23 Việt Nam đến đấy tập huấn để chuẩn bị cho SEA Games 27 vào cuối năm ngoái. Kế tiếp, đó là lớp tập huấn giám sát, trọng tài cho mùa giải 2014, sự kiện quan trọng mà suốt một thời gian dài chủ yếu chỉ diễn ra ở Đà Nẵng. Và mới đây, để ra mắt tân HLV trưởng ĐTVN Toshiya Miura, VFF cũng chọn Bình Dương làm nơi để tiếp đón ĐT Myanmar.

Chưa hết, vào thứ Bảy tuần tới (16/8), một trong những trận đấu chốt lại  mùa giải 2014, đó là trận play-off tranh suất tham dự V.League 2015 giữa HV.An Giang và XSKT.Cần Thơ cũng sẽ được diễn ra trên sân Gò Đậu (Bình Dương). Thông tin hậu trường cho biết, nếu không có gì thay đổi, trong quá trình chuẩn bị cho VCK AFF Cup vào cuối năm nay, Bình Dương cũng sẽ hân hạnh là một trong những địa điểm đón tiếp thầy trò HLV Toshiya Miura đến tập huấn. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng sẽ là một trong những địa điểm để ĐT U.23 VN đến “luyện công” để chuẩn bị cho SEA Games 28 vào giữa năm tới tại Singapore.

Anh Hop bao AFF 2014_ HLV VN - HLV Philippine

Suốt một thời gian dài để tổ chức và chuẩn bị những sự kiện lớn nhỏ của BĐVN, những địa phương quen thuộc mà nhà tổ chức và VFF thường chọn, nếu không phải là Hà Nội, TP.HCM thì cũng là Đà Nẵng. Như tại TP.HCM, khi ĐTQG và ĐT U.23 QG tập trung chuẩn bị cho các giải đấu lớn nhỏ của khu vực, nếu không phải là trung tâm thể thao Thành Long, trung tâm TDTT Công an TP.HCM thì phải là khách sạn Đệ Nhất (quận Phú Nhuận). Trong khi với các sự kiện “lẻ tẻ” khác như tập huấn giám sát, trọng tài cho mùa giải mới, thi đấu play-off thì chủ yếu là ổ Đà Nẵng.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến những người điều hành BĐVN chọn Bình Dương làm “điểm đến” trong suốt hơn 1 năm qua, khi mà nơi đây thậm chí từng có lúc bị nhìn nhận là “chốn quê mùa”, không tương xứng với tầm cỡ như ĐTQG, ĐT U.23 QG đến rèn mình và tổ chức các sự kiện quan trọng của bóng đá nước nhà?

Có thể thấy, việc nhà tổ chức, VFF đưa các sự kiện quan trọng của bóng đá nước nhà, các đội tuyển QG đến Bình Dương chủ yếu xuất phát từ sự “chịu chơi” của địa phương này, chứ chẳng phải do “ở đây có cơ sở vật chất tốt, phù hợp khí hậu, thời tiết…” như một số lý giải. Bởi sẽ là “dở hơi” để từ chối, khi mà các đội tuyển về đây tập trung đều được “ưu đãi” đặc biệt, từ nơi ăn chốn ở cho đến phương tiện đi lại.

Thậm chí có tin đồn rằng, vì được “trân trọng” quá nên có người đã lợi dụng để đòi cả hóa đơn để về thanh toán lại, trong khi tiền ăn đã được giảm xuống mức thấp nhất và tiền phòng thì chẳng khác nào như… cho không. Biết được chuyện này, nhiều người đã nói vui: “Chỉ có bị điên thì mới không… tranh thủ”.

“Lúa thóc ở đâu thì bồ câu đến đó”!

ĐẮC MINH

(thethao24.tv) – Có thể Ánh Viên là  niềm hy vọng Vàng sáng giá nhất của thể thao Việt Nam tại Thế vận hội khởi tranh từ 13/8 tới tại Trung Quốc, song còn có một nhân vật khác được kỳ vọng tạo nên bất ngờ lớn: Nguyễn Trần Anh Tuấn- một tài năng trẻ đặc biệt môn cử tạ, truyền nhân xứng đáng của các hảo thủ đàn anh cùng tên cùng hạng cân Hoàng Anh Tuấn và Thạch Kim Tuấn.

>>>B.Bình Dương vô địch V_League: “Đốt” hết 300 tỉ

>>>Kết quả bốc chia bảng AFF Cup: Việt Nam tránh được bảng tử thần

>>>Anh Đức: Chiến binh thầm lặng

Do hạng 56kg có quá nhiều tên tuổi, có thể nói là tập trung nhiều “sao” tầm cỡ thế giới nhiều nhất, trước đó là Hoàng Anh Tuấn, rồi hiện tại với  Trần Lê Quốc Toàn và Thạch Kim Tuấn nên Tuấn “em”  có phần bị khuất bóng. Tuy nhiên, đặt trong mặt bằng chung của cả thể thao Việt Nam, đô cử sinh năm 1988 này thực sự là “của hiếm” cho tương lai, và so với  xuất phát điểm của chính các đàn anh đồng môn đồng hạng cân cũng chẳng hề kém cạnh.

Rất thú vị vì  Tuấn “em” cũng chính là học trò ruột của  HLV Huỳnh Hữu Chí, người đã có công một tay  phát hiện, đào luyện lên Thạch Kim Tuấn. Ông Chí kể   “Tôi có duyên với mấy em tên Tuấn lắm. Tôi gặp Tuấn “em” vào những ngày đầu năm 2010 trong một lần đi tuyển sinh cho trung tâm. Hồi đó Tuấn mới 13 tuổi nhưng đã có cơ thể rắn chắc, cơ bắp nở đều, lại rất linh hoạt và đặc biệt, nhìn thì rất hiền nhưng lại rất hiếu thắng. Bạn bè làm được gì cũng phải cho hơn. Thế là tôi tuyển. Chưa đầy 1 năm sau, tôi đã phải chuyển Tuấn “em” lên đội tuyển trẻ TP.HCM và năm 2012 lại lên ĐTQG. Nguyễn Trần Anh Tuấn có sức phát triển nhanh và mạnh. Thậm chí hơn cả đàn anh Thạch Kim Tuấn 2 năm khi cùng tuổi với nhau”.

chinh3(1)

Xuất thân từ một gia đình trung lưu tại TP.HCM, mẹ của Tuấn “em” có một tiệm cơm khá nổi tiếng tại quận Bình Thạnh. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của em rất ổn định. Ba của Tuấn là một nhà thầu khoán xây dựng, ít có thời gian tập luyện nhưng vẫn rất yêu thể thao. Chính ông đã quyết tâm cho con trai mình đi theo con đường thể thao chuyên nghiệp dù biết nó sẽ rất chông gai.

Thực tế, Nguyễn Trần Anh Tuấn đã có những bước phát triển nhanh đến mức thần tốc. Chỉ mới tham gia tập luyện vẻn vẹn 3 năm, nhưng đến nay, Tuấn “em” chỉ thua Tuấn “anh” 60kg tạ mà thôi. Cũng theo HLV Huỳnh Hữu Chí: “Tuấn “em” thay đổi từng tháng, từng tháng. Có tính ganh đua và quyết tâm, nhẫn nại, chăm chỉ lại “phải” tập chung cùng mấy anh lớn khác toàn những nhà VĐQG nên Tuấn cố gắng lắm, quyết không chịu thua ai”.

Tại Á vận hội 2013 cũng tổ chức tại đúng Nam Kinh (Trung Quốc)- địa điểm chuẩn bị diễn ra Thế vận hội trẻ, Tuấn “em” đã có màn ra mắt tuyệt vời của mình khi đoạt ngay một tấm HCB hạng 56kg, với thông số 235kg. Thậm chí nếu như có thêm chút kinh nghiệm, và đạt trạng thái tâm lý tốt, đô cử Sài thành đã hoàn toàn có thể đánh bại  ứng viên của chủ nhà  Jl Feiyong. Tuấn đã suýt nâng được mức 135kg ở cử đẩy, để đạt tổng cử 240kg, đủ  giành HCV với 1 kg nhiều hơn đối thủ.

Không lâu sau đó, cũng bằng thông số tương tự, Tuấn đã tiếp tục đoạt HCB ở một đấu trường khó hơn nhiều là giải trẻ VĐTG, nhờ  thế đoạt luôn suất chính thức dự Olympic trẻ 2014.

Điều đáng nói, đến giải trẻ châu Á 2014 cách đây 3 tháng, dù vẫn chỉ đứng thứ hai hạng cân của mình song mức tổng cử đã tăng vọt tới 245kg (108 cử giật và 245 tổng cử).

Theo đánh giá, mức này đã đảm bảo cho Tuấn có thể tranh chấp huy chương sòng phẳng tại Olympic trẻ tới đây, kể cả Vàng.

chinh2(1)

Cách đây 4 năm, chính đàn anh Thạch Kim Tuấn đã mang về tấm HCV Thế vận hội trẻ duy nhất với tổng cử 256kg ở hạng 56kg môn cử tạ. Như tiết lộ của BHL, hiện tại mức tạ ổn định của  Tuấn “em” trong các buổi tập cũng đã ngang ngửa với mức đó. Tuấn “em” sẽ lập nên một kỳ tích nếu như tiếp tục giúp cho cử tạ Việt Nam giữ được HCV Thế vận hội trẻ một lần nữa ở hạng 56kg.

chinh1(1)

Ngoài tố chất đặc biệt, niềm đam mê, sở dĩ Tuấn “em” tiến bộ cực nhanh còn nhờ có được một quy trình và môi trường tập luyện, sinh hoạt hàng ngày ngay bên cạnh đàn anh Thạch Kim Tuấn – người mới đây đoạt tới 3 HCV, phá 2 kỷ lục tại giải trẻ VĐTG với mức tổng cử khó tin 293kg. Từ cách đây 1 năm, HLV Huỳnh Hứu Chí đã đưa Tuấn “em” vào ở cùng Tuấn “anh” tại Kí túc xá của trường nghiệp vụ năng khiếu thể thao TPHCM.

Nhờ thế, trừ khi đàn anh bận xuất ngoại tập huấn thi đấu, Tuấn “em” luôn có một mẫu hình, cũng là một người đối luyện không thể lý tưởng hơn, chưa kể còn có sự chăm lo, kèm cặp chu đáo về mọi mặt của ông thầy tận tâm Huỳnh Hữu Chí.

 Mai Nguyễn

(thethao24.tv) – Tiếp nối thành công của mùa giải 2013, Giải bóng đá Ngoại hạng Hà Nội lần thứ hai – Cúp Bia Hà Nội năm 2014 với tên tiếng Anh là Hanoi beer – Hanoi Premier League season 2 (Hanoi Beer HPL-S2) tiếp tục được tổ chức với mong muốn tiếp tục góp phần đẩy mạnh, thúc đẩy phong trào bóng đá ở Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Hôm qua, BTC đã chính thức giới thiệu giải phong trào được mong chờ bậc nhất này với giới truyền thông cùng người hâm mộ.

>>>Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp Mô tô TTVN Đoàn Kim Phách: “Ăn đong, xin cho, thiếu mà vẫn lãng phí”

>>>Chuyện “tượng đài” bóng chuyền Việt Nam Lê Hồng Huy: 2 chức vô địch, 17 năm & niềm đam mê bất tận

>>>Bóng bàn Việt Nam vắng mặt tại ASIAD 2014: Vì đâu nên nỗi khốn cùng?

Giải năm nay ngoài sự góp mặt của 9 đại diện của Hà Nội còn có sự tham dự của đại diện một số tỉnh miền Bắc gồm FC Văn Minh (Nghệ An), FC Moon (Thanh Hóa) và FC Q9 (Nam Định). Đây là những “làn gió mới” chắc chắn sẽ mang đến những màu sắc mới, sự hấp dẫn và không khí cho sân chơi này.

Tuyển thủ quốc gia Thành Lương cũng góp mặt ở giải đấu phong trào này.
Tuyển thủ quốc gia Thành Lương cũng góp mặt ở giải đấu phong trào này.

Giống như mùa giải trước, giải năm nay thu hút nhiều cầu thủ đã từng ăn tập và đang chơi bóng chuyên nghiệp, khoác áo ĐTQG tham dự trong màu áo các CLB như Phạm Thành Lương (FC Hải Anh), Quốc Long, Ngọc Duy (FC Tin lớn & Anh em), Phạm Như Thuần, Vũ Quang Minh, Đại Đồng, Đức Sang (FC Moon), Quốc Vượng (FC Văn Minh)… cùng một trong số những ngôi sao ca nhạc rất đam mê bóng đá là Chủ tịch, HLV kiêm đội trưởng Tuấn Hưng (H.A.T).

CLB H.A.T của ca sỹ Tuấn Hưng
CLB H.A.T của ca sỹ Tuấn Hưng

Giải sẽ khai mạc ngày 2/7/2014 và bế mạc vào ngày 19/10/2014, thi đấu vào các buổi chiều Chủ nhật hàng tuần tại sân nhân tạo tiêu chuẩn FIFA trong Trung tâm CLB bóng đá Hà Nội, đường Tân Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội.

12 đội thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm xếp hạng, đội xếp thứ nhất là đội Vô địch, tiếp đến đội xếp thứ nhì, xếp thức ba cho đến đội xếp thứ 12.

10 đội có thứ hạng cao nhất sẽ được tham dự HPL-S3, 2 đội xếp thứ 11 và 12  sẽ phải thi đấu tại giải Hạng nhất Hà Nội trong mùa giải kế tiếp.

Năm 2013, giải bóng đá Ngoại hạng Hà Nội lần thứ nhất – Cúp Bia Hà Nội – Hanoi beer – Premier League season 1 (Hanoi Beer HPL-S1) với 12 đội bóng tham dự là những đội bóng mini hàng đầu về truyền thống, tổ chức, chuyên môn, tinh thần fairplay thi đấu kéo dài hơn 3 tháng đã trở thành những ngày hội thực sự với giới bóng đá phong trào ở Thủ đô. Giải có những thành công nhất định, khẳng định chất lượng chuyên môn, công tác tổ chức và có uy tín, tiếng vang lớn được cộng đồng bóng đá phong trào đánh giá cao.

Với sự chuẩn bị chu đáo, giải đấu quy tụ những gương mặt xuất sắc nhất của sân chơi phủi Hà Nội. Ngoài ra, do Điều lệ giải cho phép đăng ký cả cầu thủ chuyên nghiệp nên HPL-S1 quy tụ rất nhiều gương mặt đình đám như Quả bóng Vàng Việt Nam Phạm Thành Lương (Hanel), cựu tuyển thủ QG Đặng Phương Nam (SHB), cựu tuyển thủ QG Tuấn Thành, Quốc Trung (Thăng Long FC)…

Giương cao lá cờ “Chơi có ý thức, Chơi để tận hưởng”, Hanoi Beer HPL-S2 đặt mục tiêu sẽ trở thành giải đấu hàng đầu để góp phần đưa bóng đá phong trào Hà Nội sang một trang mới, với một hệ thống thi đấu sâu rộng để tạo dựng sân chơi cho tất cả mọi thành phần yêu thích bóng đá.

dau5
FC Thành Đồng là đội bóng vô địch giải năm 2013

Box1

Danh sách 12 đội bóng tham dự:   FC Thành Đồng,  FC Cường Quốc,  FC Triều Khúc,  FC MV Corp, FC Thăng Long,  FC Top Group,  FC Hải Anh, FC Moon, FC Văn Minh, FC Q9,  FC Tin lớn & Anh em,  FC H.A.T

Box2

Ngoài ba giải thưởng cho đội vô địch (20 triệu đồng), đội hạng nhì (10 triệu đồng), hạng 3 (5 triệu đồng), điều đặc biệt, BTC còn có các giải bình chọn gồm giải phong cách (5 triệu đồng) cùng các danh hiệu cá nhân gồm thủ môn xuất sắc nhất, cầu thủ xuất sắc nhất, cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, do nhà tài trợ trao tặng.

Đáng chú ý, BTC giải còn tiến hành bầu chọn và trao các giải thưởng tháng cho cầu thủ, đội bóng, HLV xuất sắc nhất và bàn thắng đẹp nhất. Riêng giải bàn thắng đẹp nhất sẽ do các cổ động viên, khán giả trực tiếp bầu chọn.

Box3

Nét độc đáo mà giải đã thể hiện ngay từ giải 2013 là tất các trận đấu của giải đều được ghi hình làm tư liệu kỹ thuật và tài liệu truyền thông, lưu trữ trên Kênh Youtube, các trang báo điện tử và trên trang web www.vietfootball.vn. Toàn bộ 12 đội bóng, các cầu thủ và nhân vật tiêu biểu của giải, clip các bàn thắng hay những pha bóng đặc sắc và những hoạt động xã hội song hành cùng Hanoi Beer HPL-S1 cũng được khai thác tối đa trên các phương tiện truyền thông để giải đấu trở nên gần gũi, thân thuộc và sống động trong đời sống bóng đá phong trào Hà Nội.

Box 4

chinh10

Tổng công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội sẽ là nhà tài trợ chính của giải, bên cạnh các nhà đồng tài trợ là Tập đoàn Thể thao Động lực và Công ty TNHH nước giải khát Vạn Xuân, cùng nhiều đơn vị đồng hành khác.

Báo Thể thao 24h sẽ là đơn vị bảo trợ truyền thông, cùng với sự hỗ trợ của nhiều đơn vị khác.

thethao24.tv

(thethao24.tv) – Ông Phách “xe đạp” đã thắng thắn đánh giá như vậy về thực trạng chung của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về thể thao, kể cả với chính môn mà mình đang làm Tổng thư ký. Là tổ chức hiếm hoi kiếm được hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động song theo ông phía sau đó hãy còn bộc lộ hàng loạt vấn đề nan giải, thậm chí bế tắc.  

>>>Chuyện “tượng đài” bóng chuyền Việt Nam Lê Hồng Huy: 2 chức vô địch, 17 năm & niềm đam mê bất tận

>>>Bóng bàn Việt Nam vắng mặt tại ASIAD 2014: Vì đâu nên nỗi khốn cùng?

>>>Chuyện kỳ thú của bóng chuyền nam Việt Nam: Lời nguyền 11 năm cho nhà vô địch

Thể thao 24h: Năm nào cũng kiếm được cả chục tỷ đồng cho hoạt động, có vẻ như Liên đoàn Xe đạp Mô tô thể thao Việt Nam rất hoành tráng. Từ góc độ của mình, ông đánh giá như thế nào?

anhtem

Ông Đoàn Kim Phách: Đây là điều đáng mừng, nhưng tôi cho rằng cũng mới chỉ ở mức đạt yêu cầu tối thiểu thôi. Thực tế cũng mới chỉ có mảng tổ chức thi đấu được đảm bảo khi mà có tới 8 tỷ đồng vận động tài trợ được chi trực tiếp vào đó, chứ còn cho các mảng khác như hỗ trợ đào tạo trẻ, tập huấn ĐTQG hãy còn rất hạn chế, thậm chí chưa có.

Thực chất tiếng là kiếm được hàng chục tỷ đồng song chuyện kinh phí còn là thiếu và bị lệch nhiều, chưa kể ở chiều sâu nó đầy mong manh. Suy cho cùng, phải thừa nhận, cũng như hàng loạt Liên đoàn khác, việc tạo nguồn kinh phí của xe đạp vẫn mang nặng tính “ăn đong” và “xin cho”. Chúng tôi vẫn chưa thể tự chủ được, mới chỉ kiếm được tiền qua và cho từng giải đấu cụ thể chứ chưa thể làm bài bản, dài hơi như một đề án, kế hoạch tiếp thị tài trợ đúng nghĩa.

Nhưng dù sao so với mặt bằng chung, lâu nay xe đạp vẫn vào loại nổi bật nhất ở khả năng xoay sở kiếm tiền?

chinh1

Có thể là như vậy song theo tôi những kết quả đó có được vẫn chỉ phụ thuộc vào quan hệ, uy tín và sự năng động của một số cá nhân trực tiếp, cụ thể chứ không phải một cách làm, nền nếp hiệu quả và ổn định của một bộ phận chuyên trách. Kinh phí chưa được khai thác từ chính thương hiệu của xe đạp dù đã manh nha từ lâu.

Ở đây cũng có trách nhiệm của Liên đoàn, cũng như chính cá nhân tôi – Phó chủ tịch  kiêm Tổng thư ký 3 khóa liền. Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại chỉ làm được như chúng tôi cũng đã rất khó rồi.

Cái “điều kiện hiện tại” như ông nói là như thế nào?

Đó là sự ràng buộc, vướng mắc về nhiều mặt khiến cho Liên đoàn vẫn chỉ tồn tại, hoạt động theo kiểu nửa vời, nhất là mối quan hệ chằng chéo với cơ quan quản lý nhà nước. Mà xin nói ngay không riêng gì xe đạp đâu nhé. Tất cả đều không rõ ràng về quyền, trách nhiệm, trong khi cơ chế, nhân sự chuyên trách, trụ sở đều thiếu. Đơn cử bộ phận tạm gọi thường trực điều hành của xe đạp đang có 4 người, chỉ có tôi là chuyên trách của Liên đoàn còn lại đều nửa của nọ nửa kia chỉ là cán bộ của bộ môn kiêm thêm việc Liên đoàn.

Quả thật quá khó để Liên đoàn có thể làm việc tự chủ và hiệu quả, làm gì chẳng rơi vào tình cảnh được chăng hay chớ.

Xin ông lý giải về nhận định có vẻ rất nghịch lý của mình về chuyện kinh phí vẫn  thiếu mà vẫn lãng phí?

Đúng quá còn gì, bởi  ngoại trừ bóng đá, bóng chuyền, còn lại ở các mức khác nhau các môn đều đang thiếu kinh phí nghiêm trọng cho phát triển. Bởi nguồn bao cấp của nhà nước chỉ rất hạn hẹp mà các Liên đoàn lại đang lẹt đẹt đều “ăn đong” nhỏ giọt cả.

Nhưng thiếu mà vẫn lãng phí vì thực tế cho thấy đáng ra chúng ta phải và hoàn toàn có thể kiếm đủ tiền, thậm chí ở mức cao nhất và có tích lũy chủ động cho hoạt động. Theo tôi, chẳng có chuyện bế tắc và bó tay đâu, vấn đề chỉ là có chịu làm và có đủ điều kiện để làm không hay thôi.

Mấu chốt giải quyết bức bách này là gì thưa ông?

Nó chỉ có thể có đột phá khi ngành thể thao phải tổ chức lại quyết liệt các Liên đoàn, cũng như thay đổi phương thức quản lý, mối quan hệ của mình.

 Nhưng khó lắm, thực tế này ai cũng biết cả song hàng chục năm nay đâu có thay đổi được gì.

Box:

 

Cách Liên đoàn đang bị kéo tụt lại 20 năm

 

“Tôi đã từng phát biểu thẳng rằng với cách thức quản lý, tổ chức như hiện nay, nhiều Liên đoàn đã và đang bị tụt hậu nặng nề, có khi còn thua cả thời kỳ cách nay 20 năm. Đừng nhìn vào khoản tiền vài tỷ hay vài trăm triệu kiếm được mà khẳng định là phát triển mà hãy suy xét ở mô hình, thực tế hoạt động của Liên đoàn vừa yếu vừa bất cập, nhất là so với đòi hỏi của xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

Cứ nửa vời như hiện nay rõ ràng gây khó cho cả ngành thể thao, các Liên đoàn, và cả nền thể thao chịu thua thiệt. Nhiều người còn cho rằng thà cứ như trước tức là ngành thể thao nắm tất cả có khi còn đỡ hơn, không nhiều phức tạp phát sinh như bây giờ. Chứ trên danh nghĩa quy định rõ quyền này, trách nhiệm kia mà thực tế lại chẳng làm gì, cứ bàn đi tính lại rồi đâu lại vào đấy”.

 Hà Thảo