Kiatisak

Từ trên xe bước xuống, HLV Kiatisak nở nụ cười và tiến tới bắt tay từng phóng viên Việt Nam với những lời chào rất thân mật bằng tiếng Việt. “Chào các bạn, các bạn có khỏe không, lâu lắm rồi chúng ta không gặp nhau”, cứ thế Kiatisak đi đến từng người và cười nói cứ như thể HLV này trở về quê hương mình.

Kiatisak nói: “Việt Nam và Thái Lan là 2 nước có rất nhiều tình cảm và quan hệ đặc biệt với nhau, vậy nên tôi muốn trận đấu ngày mai thực sự hấp dẫn để cống hiến cho khán giả trận cầu mãn nhãn. ĐTVN mạnh, chắc chắn chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng mục tiêu của Thái Lan vẫn là chiến thắng và 3 điểm”.

ĐT Việt Nam “cấm vận”, Thái Lan mở cửa tự do

Chiều qua, theo kế hoạch từ BTC, các phóng viên Việt Nam chỉ được tác nghiệp 15 phút đầu buổi tập của Thái Lan, tuy nhiên Kiatisak đã “thả cửa” hoàn toàn cho khoảng 50 phóng viên Thái Lan và Việt Nam theo dõi buổi tập của đội từ đầu đến cuối.

Kiatisak đúng là bậc thầy trong việc làm công tác tâm lý cho học trò, từ bài khởi động, chơi “đá ma” cho tới tập thi đấu đối kháng, cựu thủ quân ĐT Thái Lan luôn góp mặt đầy đủ. Thậm chí với bài khởi động “đá ma” khi Kiatisak không đuổi được bóng, HLV này cũng sẵn sàng chịu hình phạt như các học trò. Không hề có khoảng cách giữa thầy và trò, khác biệt duy nhất chính là bộ trang phục trên người Kiatisak, còn lại đều như nhau. Kỹ thuật chơi bóng và những “mánh khóe” của nhà cầm quân này còn hơn cả các cầu thủ.

Kết thúc buổi tập Kiatisak cũng rất tâm lý, tiến tới và chủ động trước với truyền thông. Các cầu thủ cũng thoải mái tiếp xúc với báo chí nước nhà cũng như Việt Nam, đáp ứng đủ nhu cầu bằng cả tiếng Thái cũng như tiếng Anh.

Trong khi đó, với ĐTVN lại là điều trái ngược hoàn toàn. Thầy trò HLV Miura tập cùng giờ và trong SVĐ chính Mỹ Đình, nhưng lệnh “cấm vận” hoàn toàn với báo chí được đưa ra trước đó 1 ngày. Tất cả các cửa vào sân Mỹ Đình đều được khóa chặt, bất kỳ một cá nhân nào có ý định đứng ngoài nhìn ngó hay tiếp cận gần đều được bảo vệ mời khỏi khu vực.

TRÚC AN

ĐTVN trước cái bóng lớn của Kiatisak: Nhớ Calisto!

Nhiều người nói trong 2-3 năm trở lại đây, bóng đá Thái Lan thành công do cái bóng và bàn tay của Kiatisak làm nên. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của cầu thủ điển trai có biệt danh Dũng “Giáp” thì “Không phải “Sắc” đã làm thay đổi bóng đá Thái Lan. Cậu ấy cũng không phải người hùng hay nhân vật quan trọng nhất làm nên những thành công cho Thái Lan trong thời gian vừa qua”.

Bản chất của bóng đá Thái Lan vốn đã hay sẵn rồi và cái may của “Sắc” là được trao cơ hội và nắm bắt được thời cơ. Trong khoảng 4 năm trước, Thái Lan bị thoái trào, mất đi 1 thế hệ vàng, cộng với những vấn đề liên quan đến chính trị khiến họ suy yếu hơn, nhưng cũng chỉ là yếu hơn so với chính họ. Sau đó “Sắc” lên nắm quyền và đã tạo ra những cuộc cải tổ mạnh mẽ về mặt nhân sự.

“Kiatisak giỏi và gian nhất ĐNÁ”Cũng rất may, đó là thời điểm các đội bóng trong nước được đầu tư mạnh mẽ. Khi nền móng có sẵn, họ vực dậy không phải là điều quá khó khăn. Kiatisak đã thành công với sự trợ giúp từ nhiều phía”, Mạnh Dũng chỉ ra những ưu điểm giúp bóng đá Thái Lan thành công khi bắt đầu “triều đại” Kiatisak.

Nói về cá nhân đồng đội cũ ở HA.GL, cựu trung vệ ĐTQG cho rằng: “Tôi đã thi đấu và đối mặt với rất nhiều tiền đạo, đủ mọi phong cách và cá tính. Nhưng Kiatisak luôn là người mà tôi phải nể trọng nhất cả về chuyên môn lẫn tính cách bên ngoài sân cỏ”.

Từ SEA Games đến AFF Cup và giải đấu vòng loại châu lục, bóng dáng người Thái luôn hiện hữu trong 2-3 năm trở lại đây. Nhưng với Mạnh Dũng, Thái Lan hiện tại vẫn chưa thể so sánh với thời kỳ Kiatisak, Dusit, Sakda, Nirut, Thonglao… “Theo dõi Thái Lan thi đấu hiện tại, tôi nghĩ họ có sự khác biệt, chơi nhanh, mạnh và kỹ thuật nhưng để so với thời kỳ chúng tôi còn thi đấu, họ vẫn thiếu đi chất quái, độ lì lợm vốn có”, Mạnh Dũng nói.

Sáng qua (11/10) ngay khi đặt chân đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) nhà cầm quân của Thái Lan đã có tuyên bố rất tự tin, “Thái Lan đến Việt Nam để mang 3 điểm về”. Mạnh Dũng cho rằng đó là lời nói có cơ sở.

Bóng đá Việt Nam, sân Mỹ Đình không phải quá xa lạ với “Sắc”, nhưng hơn hết, thứ vũ khí mà “Sắc” có là khả năng đọc được tâm lý của từng cầu thủ Việt Nam, phong cách chơi bóng như thế nào và thời điểm nào yếu-mạnh để tung đòn quyết định.

Đó là điểm yếu của chính cầu thủ Việt Nam, họ có thể thoải mái thi đấu và thắng những đối thủ mạnh từ Tây Á nhưng cứ gặp Thái Lan hay các đội cùng đẳng cấp thì trạng thái tâm lý sẽ bị chi phối. Kẽ hở này đã bị “Sắc” bắt bài và phân tích rất kỹ.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một trong rất nhiều lý do, điểm quan trọng nữa tôi nghĩ BĐ Thái Lan vẫn xếp cửa trên so với chúng ta. Vậy nên, tôi nghĩ Kiatisak tuyên bố lấy 3 điểm ở Mỹ Đình tối mai là hoàn toàn có cơ sở”, Mạnh Dũng nhận định nếu ĐTVN hòa được Thái Lan là một thành công.

Tú Nguyễn (ghi)

ĐTVN trước cái bóng lớn của Kiatisak: Nhớ Calisto!

Ánh hào quang của “Sắc”

Không nghi ngờ gì nữa, Kiatisak là hình mẫu hoàn hảo nhất cho một cuộc đời bóng đá ở Đông Nam Á. Sự nghiệp của anh quá đủ đầy tiếng tăm, tiền bạc, vị thế, đi đến đâu cũng được tôn trọng, chạm vào chỗ nào cũng thành công danh… “Zico” không chỉ toả sáng ở Thái Lan, mà chính các CĐV, cầu thủ Việt cũng rất mến mộ và thần tượng Kiatisak.

Nhớ Calisto!

Một HLV kỳ cựu của V.League đã từng phân tích: đừng hỏi vì sao “Sắc” nó hay, đơn giản là chỉ nhìn vào nó đã ra 4 ngôi sao của mình rồi. Khéo léo như Hồng Sơn, lạnh lùng như Huỳnh Đức, bản năng như Văn Quyến và chăm chỉ như Công Vinh.

Khi chuyển sang nghiệp cầm quân, quyền lực của Kiatisak cũng là “vô đối”. Với tất cả các cầu thủ Thái, “Zico” là một tượng đài. Đứng trước tượng đài thì ai cũng thành nhỏ bé, kể cả “Messi Thái” Chanathip hay đứa con lai Chappuis, những ngôi sao đã từng bị đồn là “chia oanh rẽ thuý” bởi bàn tay sắt của “Zico”.

Điều quan trọng nhất là những quyết sách của Kiatisak đều dẫn tới thành công. Năm 2013, anh đưa U.23 Thái lên ngôi vô địch SEA Games. 2014, nắm ĐTQG, Kiatisak cũng đem vương miện AFF Cup trở lại sau 12 năm gián đoạn. Và SEA Games 2015 vừa rồi, Thái Lan bảo vệ thành công danh hiệu cũng có công chỉ đạo từ xa của “Sắc”.

Theo tiết lộ của người bạn thân Apisit, cũng là trợ thủ của Kiatisak ở các đội tuyển, “Zico” có một tiếng nói kỳ lạ mà các cầu thủ chỉ biết thần phục vô điều kiện. “Khi Kiatisak đứng trước toàn đội và đặt tay lên tim của mình, ai cũng cảm thấy có thêm rất nhiều quyết tâm và sức mạnh” – Apisit kể lại.

Cũng theo lời Apisit thì “Zico” có rất nhiều lời mời chào từ nước ngoài, anh ấy cũng không hứa sẽ ở lại Thái Lan bao lâu. Nhưng còn ở lại ngày nào, “Zico” bảo rằng anh ấy sẽ làm hết mình cho người Thái. Chắc vì vậy mà ai được làm việc cùng Kiatisak cũng coi đó là hạnh phúc”.

Cần một “phù thuỷ” như Calisto?

Có lẽ ở Việt Nam, chưa HLV nào tạo ra được niềm tin tuyệt đối như Kiatisak.

Nhớ Calisto!

Nhưng cảm hoá các cầu thủ và truyền lửa vào những đôi chân đá bóng, thì có một người làm được và làm rất tốt: Henrique Calisto. Không phải tự nhiên mà ông được cả V.League gọi là “phù thuỷ”, khi giúp ĐT.LA là một đội có lực lượng trung bình khá 2 lần “lên đỉnh”.

Khi Calisto trở lại ĐTVN năm 2008, rất nhiều quan chức không tin ông có thể thành công. (Họ quên bẵng chiếc HCĐ Tiger Cup 2002 mà ông giành được giống như kỳ tích đậu Thám hoa của cậu học trò nghèo cơm niêu nước lọ).

Sau giai đoạn chuẩn bị ì ạch của đội tuyển trước thềm AFF Cup, Calisto phải đối mặt với vô vàn chỉ trích từ dư luận, nhiều cầu thủ “số má” quay lưng, còn lãnh đạo VFF thì ra “tối hậu thư”. Chiếc ghế của Calisto như chỉ mành treo chuông. Nhưng ông điềm tĩnh.

Calisto cho nghỉ tất cả những ai không còn động lực. Số ở lại, ông làm một cuộc bỏ phiếu kín cực kỳ sòng phẳng: chỉ cần một phiếu phản đối, tôi sẽ ra đi. Kết quả: 100% muốn ông tiếp tục.

Các cầu thủ lý giải rằng Calisto sống đàng hoàng, thẳng thắn, phong thái làm việc đáng được tôn trọng nên dù kết quả chưa tốt, họ cũng luôn đứng về phía ông. Có “ngôi sao” còn bí mật gặp các nhà báo tâm sự rất chân tình rằng: “bọn em thương và tin ông ấy. Chỉ cần được ủng hộ là sẽ thành công”.Calisto đã giải quyết khâu niềm tin theo cách đó, trực diện và đầy tự trọng.

Cũng là ông, khi cần truyền lửa cho các học trò, lại có “chiêu” khác không kém phần độc đáo. Khi ĐTVN khá may mắn vượt qua Singapore ở bán kết AFF Cup 2008, cả đội hân hoan bay thẳng từ đảo quốc Sư tử sang Bangkok đá chung kết lượt đi với tinh thần “chẳng mất gì”, nhưng kỳ thực vẫn còn rất e dè người Thái.

Calisto đọc được nỗi ám ảnh trong đầu các học trò. Một bữa, ông đạp cửa xông vào phòng, lúc các cầu thủ đang tụ bạ “chém gió”. Ông hỏi: “Các anh có ngửi thấy mùi gì không?”. Trong lúc đám đông còn đang ngơ ngác nghĩ đến thuốc lá, mì tôm… thì Calisto cả quyết: “Mùi chiến thắng, nó ở đây chứ còn đâu nữa”!

Sau hôm đó, ĐTVN ra sân chơi như lên đồng và hạ gục Thái Lan 2-1 ngay trên “thánh địa” Rajamangala. Cho đến nay, Calisto vẫn là HLV duy nhất lập được kỳ tích vô địch AFF Cup cho bóng đá Việt Nam, và điều đặc biệt hơn, khiến người Thái thực sự vị nể và khâm phục.

Xét ở khía cạnh này, Miura vẫn chưa bằng được Calisto. Dù khá ấn tượng với trận hoà Iraq 1-1 của ĐTVN, nhưng trong báo cáo gửi về cho Kiatisak, “do thám” Apisit vẫn đánh giá Miura không có gì đáng ngại. Đó cũng là một lý do khiến “Zico”, trong ngày đặt chân xuống Nội Bài, ung dung tái khẳng định mục tiêu chiến thắng.

Với một người đã được phong “Thánh” như Kiatisak thì có lẽ vẫn cần một “phù thuỷ” để làm đối trọng…

Anh Đức 

Cựu trung vệ Nguyễn Mạnh Dũng: “Kiatisak giỏi và gian nhất ĐNÁ”

Café 24h: Nợ Thái là…nợ công

ĐT Việt Nam “cấm vận”, Thái Lan mở cửa tự do

Trước trận Việt Nam – Thái Lan: Lại điệp khúc tăng giá vé

ĐTVN bây giờ không đáng sợ bằng thời Calisto

“ĐTVN của HLV Calisto là đội hay nhất mà các bạn từng có. Hay hơn ĐTVN bây giờ. Đội của HLV Miura chơi tốt đấy nhưng không phát triển lối chơi của mình mà chạy theo phá lối chơi của các đội khác. Họ hay hơn cả đội mà chúng tôi từng gặp khi còn là cầu thủ, đội đấy cũng mạnh nhưng chúng tôi toàn thắng”, Apisit khá thẳng thắn khi so sánh và bảo rằng vẫn còn cảm giác tôn trọng với ĐTVN của HLV Calisto năm 2008.

“Kiatisak muốn 3 điểm ở Mỹ Đình đấy”
Trợ ly Apisit của ĐT Thái Lan.

Apisit là cựu tuyển thủ QG, chơi tiền đạo cặp với Kiatisak và đã từng ghi được 2 bàn thắng vào lưới thủ môn Trần Minh Quang, người sau đó trở thành đồng đội của anh tại CLB Bình Định.

Ngày HLV Calisto dẫn dắt ĐTVN đánh bại Thái Lan 2-1 ngay tại Rajamangala ở CK lượt đi AFF Cup 2008, Apisit là khán giả. Cũng như hàng triệu NHM quê nhà, anh đã trải qua một đêm Noel buốt giá vì “uống bia như nước lã để quên đi nỗi buồn”. Thời đó, với sức mạnh tổng lực của người Thái, không ai nghĩ họ lại để thua Việt Nam ở Bangkok. Đó là trận đấu được chính người Thái coi là một cột mốc, trận đấu đặt nền móng quan trọng cho chức vô địch đầu tiên cũng là duy nhất của ĐTVN cho đến thời điểm này.

Nhìn vào trận đấu đó, Apisit lúc đó đang đúc rút cho mình những kinh nghiệm cầm quân và bảo rằng anh khâm phục ông Calisto ở tư duy đọc và xoay chuyển tình thế: “ĐTVN không hay hơn Thái Lan nhưng trong 90 phút đó, các bạn chơi thông minh hơn và sắc bén hơn. Các bạn có rất ít cơ hội nhưng tận dụng được hết, đó là dấu ấn của Calisto”.

Apisit còn nửa đùa nửa thật, sở dĩ Muangthong United sau đó chịu bỏ ra rất nhiều tiền mời Calisto về, là một phần trong kế hoạch làm ĐTVN suy yếu. Thực tế là Muangthong cũng không giữ Calisto lâu nhưng ĐTVN thì lâm vào khủng hoảng về lối chơi ngay lập tức.

Sự khủng hoảng ấy của ĐTVN vẫn kéo dài đến tận hôm nay, trong khi người Thái đã quay trở lại với chu kỳ thành công của Kiatisak.

Chúng ta sẽ còn nói nhiều về Thái Lan của triều đại Kiatisak nhưng ở thời điểm hiện tại, chỉ cần khái quát về tham vọng của “Zico Thái” qua lời kể của Apisit: “Chúng tôi sang đây thì hoà là được rồi nhưng Kiatisak thì muốn thắng và sẽ phải thắng”!

Người Thái “săn” 3 điểm

Quyết định “đi săn” đó được Kiatisak đưa ra, rất nhanh sau khi Iraq sút quả 11m vào lưới ĐTVN gỡ hoà 1-1. Các clip trên mạng sau đó truyền đi truyền lại gương mặt tỉnh bơ của “ Zico Thái”, trong lúc các thành viên khác của BHL thể hiện cảm xúc… điên cuồng. Cùng thời điểm đó, từ khán đài A sân Mỹ Đình đi xuống, Apisit dường như cũng bị “Việt hoá” khi anh ngẩn ngơ tiếc cho một chiến thắng của thầy trò Miura.

“ĐTVN chơi trận này hay quá, khác hẳn hôm đá với chúng tôi ở Bangkok”, Apisit chia sẻ. Theo phân tích của anh thì hôm đó, Thái Lan dẫn trước 1-0 và họ cũng đủng đỉnh chứ không gia tăng sức ép để thắng thêm, bởi ĐTVN không có vẻ gì là nguy hiểm cả.

“Hàng tiền vệ không chuyền được bóng nên các tiền đạo không có nhiều cơ hội”, Apisit nói bằng thứ tiếng Việt lõm bõm nhưng dễ hiểu: “Tôi ngạc nhiên vì sao các bạn đá bóng tốt mà lại cứ phải đá sau, đạp và xoạc, phạm lỗi. Như thế không bao giờ có kết quả tốt”.

Tuy nhiên, theo trợ lý của Kiatisak thì ĐTVN đã thay đổi đáng kể trong trận đấu với Iraq: “Các vị trí hậu vệ biên, tiền vệ giữa và trung vệ của các bạn đá hay quá. Trung vệ chắc là còn trẻ, đá khoẻ và nhanh quá. Còn thủ môn thì rất tuyệt vời rồi”. Apisit thừa nhận khó khăn đang chờ Thái Lan ở trận lượt về, bởi “các bạn suýt thắng Iraq, còn chúng tôi thì suýt thua”.

Tất nhiên, đó mới là những nhận định mang tính “ngoại giao” của Apisit. Với “bộ não” của ĐT Thái Lan –  Kiatisak, thì không còn cơ hội nào tốt hơn lúc này để xây chắc ngôi đầu bảng, qua đó giành lợi thế cực lớn trong vòng loại.

Một ngày trước khi ĐT Thái Lan đặt chân đến Hà Nội, Apisit cho biết: “Chúng tôi đặt mục tiêu có điểm trước ĐTVN nhưng thực tế, Kiatisak muốn không phải 1 điểm mà là 3 điểm”.

Theo “Zico Thái”, các trung vệ Việt Nam sẽ khó đối phó với cách đá bóng phối hợp, xoay đội hình và chơi kiểu tiền đạo “ảo” của Thái hơn là chiến thuật câu bổng đánh đầu của Iraq.

“Kiatisak đã nói là thường sẽ làm được, tôi hiểu vì cậu ấy là bạn rất thân của tôi mà”, Apisit tự tin trước khi đặt vé máy bay đi TP.HCM thăm lại mấy người bạn cũ ở Việt Nam rồi quay về Hà Nội để hội quân.

Anh Đức

Apisit Khaikaew chơi tiền đạo, có 10 năm liên tục khoác áo ĐT Thái Lan và sau đó còn chơi cho ĐT futsal và bóng đá bãi biển. Apisit có bằng A HLV cả sân 11 lẫn futsal, hiện đang dẫn dắt đội Bưu điện tại Thai League. Ở ĐT Thái Lan, anh là trợ lý của Kiatisak cùng với Chokettawee.

Apisit từng sang Việt Nam chơi bóng cho Bình Định và An Giang, mỗi đội 3 tháng nên nói tiếng Việt rất sõi. Apisit năm nay 42 tuổi, có 3 con (2 trai), trong đó cậu cả 17 tuổi cũng theo nghiệp bóng đá và trưởng thành khá sớm (năm 2014 lên đội 1 Muangthong United).

Thật ra đây chỉ là một trong chuỗi thâu tóm doanh nghiệp Việt của tỷ phú người Thái. Ngay từ khi vào thị trường Việt, khi đi thâu tóm doanh nghiệp, các tỷ phú Thái Lan ưu tiên ngành bán lẻ. Kết quả là phần nào các doanh nghiệp rơi vào tay tỷ phú Thái đa phần đều thuộc ngành này. Đáng nói tập đoàn Central Group của tỷ phú Chirathivat, người giàu nhất Thái Lan, thâu tóm thành công hệ thống siêu thị điện máy Pico của Việt Nam.

Trước đó, Central Group cũng nhận được nhiều sự chú ý lớn khi mua lại 49% cổ phần của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT, đơn vị sở hữu Công ty thương mại Nguyễn Kim với hệ thống 21 siêu thị điện máy trên cả nước. Năm 2014, môt tỷ phú Thái Lan khác là ông Charoen Sirivadhanabhakdi suýt thực hiện được một thương vụ “khủng” nhất ngành bán lẻ Việt Nam, đó là mua lại Metro Việt Nam.

Tuy nhiên, thương vụ này sớm đổ bể dù ông này cũng thâu tóm thành công chuỗi bán lẻ Family Mart tại Việt Nam…

Café 24h: Kiếm tiền & tiêu tiền
Kiatisak.

Người Thái sang Việt để… đầu tư và kiếm tiền. Giống như câu chuyện Kiatisak cách đây gần 15 năm lặn lội sang Việt Nam, gia nhập HA.GL với mức lương khủng cùng những Dusit, Tawan coi V.League như “miền đất hứa” và tiếp theo là những cầu thủ khác đến Việt Nam để đá bóng kiếm tiền ở “miền đất hứa”.

Nói như thế để thấy người Thái nhanh nhẹn cho đến khi họ nhận ra những hào nhoáng của V.League thực tế chỉ là con bò bị vắt khô sữa.

Còn chúng ta thì sao? Thật sự người Việt khi muốn đến Thái Lan chỉ để… tiêu tiền: du lịch, tới Pataya xem sexshow…

Nó cho thấy 2 tâm thế khác hẳn: Người Thái đến Việt để kiếm tiền còn người Việt đến Thái để tiêu tiền, dù mức sống dân Thái cao hơn Việt Nam.

Tưởng là nghịch lý nhưng đó là yếu tố quyết định sự thành công của một nền bóng đá.

Vì Thái Lan có tư duy bóng đá kiếm tiền nên họ tìm đủ mọi cách kiếm tiền: Kêu gọi CĐV đến sân, tạo cơ chế thoáng cho doanh nghiệp đầu tư, biến mỗi trận đấu thành lễ hội. Với tư duy kiếm tiền, mỗi cầu thủ Thái thi đấu và luyện tập rất chuyên nghiệp, thi đấu cũng chuyên nghiệp bởi họ nghĩ chỉ cần một vài trận đá dở là túi tiền của họ bị ảnh hưởng.

Còn ở ta là tâm lý tiêu tiền: Đội bóng là của ông chủ, thoải mái đá mà không cần quan tâm tới NHM cảm nhận thế nào. VFF, VPF cũng chỉ tính kế tiêu tiền chứ không thấy có chiến lược phát triển để kiếm tiền và sống khoẻ nhờ tiền kiếm từ bóng đá.

Từ tư duy ấy dẫn đến tụt hậu. Nó lý giải vì sao cũng là nhà tài trợ Toyota nhưng giải Thái League kiếm tới vài trăm tỷ tức là gấp 10 lần khoản tiền nhà tài trợ rót vào V.League.

Bởi bắt tay với những người muốn kiếm tiền thì ta có cơ hội có tiền, còn bắt tay với những người muốn tiêu tiền thì chỉ có thể mất thêm.

Song An

Chuyện của Thai League và V.League: Càng đi, càng lùi

IMG_1387

Trước câu tuyên bố “dù vào bán kết nhưng vẫn muốn vượt qua U.23 VN” của HLV Kiatisuk mới đây, nam ca sỹ gốc Hà Nội này không ngần ngại đưa ra quan điểm của mình: “Thời Kiatisuk mới sang đây lập nghiệp đó là giai đoạn BĐVN mới bắt đầu phát triển chuyên nghiệp và chúng ta đã nhập khẩu hàng loạt cầu thủ tên tuổi của Thái Lan. Đó đều là những cầu thủ tên tuổi, chất lượng của bóng đá Thái Lan thời điểm nhằm để tăng thêm sức mạnh của các đội bóng tại V.League. Tôi nghĩ hơn ai hết, quãng thời gian sống, làm việc tại Việt Nam, Kiatisuk cũng hiểu BĐVN những năm trở lại đây có bước phát triển rõ rệt như thế nào. Tuy vậy, tôi lại nghĩ nhưng lời phát biểu hay tuyên bố của vị HLV này đơn giản là cách để ông ấy trấn an, động viên các cầu thủ của mình trước trận đấu với U.23 VN…”, Tuấn Hưng cho biết.

kiatisak 2

Theo nam ca sỹ gốc Hà Nội này, dù trong khu vực bóng đá Thái Lan được coi là “ông kẹ” nhưng BĐVN cũng đang cho thấy những bước chuyển mình rất tích cực, đặc biệt từ khi xuất hiện HLV Miura: “Không biết có phải là ý kiến chủ quan của riêng cá nhân mình hay không nhưng tôi lại có nhận định thế này, từ khi BĐVN bắt tay hợp tác với ông Miura, chúng ta có những sự thay đổi mạnh mẽ. Trong cả tư duy, kỹ chiến thuật và cả thể lực. Tôi lấy vị dụ, trước đây ở những trận đấu, giải đấu quan trọng, BĐVN toàn thua từ những sai lầm ngớ ngẩn. Nhưng dưới thời HLV Miura, các ĐTQG chơi rất chắc chắn, thực dụng và quan trọng là mỗi trận đấu đều có ý đồ riêng của mình. Mọi người có thể chê Miura là không xây dựng lối chơi đẹp mắt, cống hiến cho U.23 VN nhưng tất cả không thể phủ nhận rằng, cái đích mà ông ấy hướng đền là chiến thắng. Trong bóng đá quan trọng nhất tôi nghĩ là thành tích. Nếu đá đẹp mà không thắng thì cũng vứt…”, Tuấn Hưng thẳng thắn.

Đánh giá về trận đấu được xem như là “chung kết” bảng B giữa U.23 Thái Lan và U.23 VN, Tuấn Hưng cho biết: “Trong 2 trận đấu gần đây đúng là U.23 VN và ĐTQG đều không có được kết quả có lợi trước người Thái. Tuy nhiên, tôi nghĩ trận thua 3-1 trước VL U.23 châu Á đơn giản chỉ là một cuộc thử nghiệm còn trận thua 0-1 ở VL World Cup là do ĐTVN bị mất người nên mới phải thua tức tưởi thế. Nếu gặp lại ở trận đấu sắp tới, tôi nghĩ để ăn được Việt Nam, Thái Lan cũng vất vả đấy. Tôi chỉ muốn nói với Kiatisuk thế này, BĐVN bây giờ đã khác thời của anh thi đấu rất nhiều rồi. Nếu anh chủ quan, coi thường BĐVN thì có thể anh sẽ phải nhận một trái đắng. Hay như dân gian vẫn thường gọi là “ ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây” mà Kiatisuk không nhớ thì có thể anh ta và Thái Lan sẽ phải ăn quả đắng. Hãy cứ chờ xem !”, Tuấn Hưng tự tin khẳng định.

Phương Anh (từ Singapore)

Tin tưởng vào một chiến thắng của U23 Việt Nam trước người Thái hơn bao giờ hết, ca sỹ Tuấn Hưng hứa nếu đội nhà không có được ít nhất một trận hòa trước Thái Lan, anh sẽ cạo trọc đầu.

dinh8

Lệnh cấm của Mourinho

Chelsea vừa đặt chân tới Bangkok để chuẩn bị cho trận đấu giao hữu với đội Các ngôi sao Thái Lan. Các nhà ĐKVĐ Premier League sẽ dừng chân ở đây trong 3 ngày nên thầy trò Jose Mourinho sẽ có nhiều thời gian để tham quan “Xứ chùa Vàng”. Nhưng chắc chắc không có chuyện John Terry và đồng đội được thoải mái “vui vẻ” trong thời gian ở Bangkok. Tại sao lại có chuyện như vậy?

Những du khách nước ngoài tới Thái Lan du lịch đều được nhắc khéo rằng: “Chưa biết Patpong thì coi như chưa từng đến Bangkok”. Vậy Patpong là gì? Xin nói luôn, Patpong là một trong những khu phố đèn đỏ nổi tiếng nhất thế giới nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok. Mặc dù chỉ là một con đường nhỏ dài vài trăm mét nhưng khu phố Patpong lại có tới cả trăm quán bar, tụ điểm massage, karaoke ôm, hộp đêm thoát y, …  cùng những cô gái vô cùng nóng bỏng sẵn sàng phục vụ các ngôi sao Chelsea với giá rẻ bèo là 30 bảng/đêm (khoảng 1 triệu đồng).

82sua

Ngoài Patpong, Bangkok còn có 2 khu phố đèn đỏ khá nổi tiếng là Nana Plaza và Soi Cowboy. Nhưng chỉ có Patpong là được Chính phủ Thái Lan công nhận và hoạt động trong  khuôn khổ từ năm 2004. Mặc dù vậy, các buổi “sex show” bất hợp pháp vẫn diễn ra, thu hút khách du lịch lắm tiền nhiều của từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây. Chắc chắn, Mourinho sẽ không muốn đến đồn cảnh sát để bảo lãnh cho các học trò. Tệ hơn nữa, các cầu thủ Chelsea có thể phải nhập viện nếu có ý định tranh cãi khi bị “chặt chém” giá cả. Nên nhớ rằng bảo kê ở đây toàn những tay giỏi Muay Thái như Tony Jaa. “Patpong nguy hiểm lắm, đừng đến đó” – một du khách người Anh chia sẻ trên tờ The Sun.

Mou

Nhận thức được mối nguy hại đến từ những cô gái bán hoa, Jose Mourinho vừa ban hành lệnh cấm các học trò bén mảng đến các khu phố đèn đỏ ở Bangkok. Mặt khác, ông thầy người Bồ Đào Nha còn cho tăng cường an ninh trong khách sạn của Chelsea, đề phòng trường hợp các cô gái chủ động “tấn công” vào đây. Một nguồn tin của Chelsea chia sẻ trên tờ The Sun: “Nhiều người đã từng đến đây và biết rõ thực tế này. Các cầu thủ có thể không làm gì sai, nhưng nếu tới gần những khu phố đèn đỏ, các cô gái ăn mặc mát mẻ sẽ tìm cách lôi kéo họ vào trong. Những cô gái biết Chelsea đến Thái Lan và mục tiêu của họ sẽ là các cầu thủ. Những hình ảnh nhạy cảm sẽ làm xấu hình ảnh CLB và Jose không muốn có những vết ố trên chiếc Cúp vô địch. Các cầu thủ có thể đi tham quan một số địa điểm ở Bangkok, nhưng nếu không thì họ phải ở trong khách sạn dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng an ninh”.

Terry và đồng đội “xé rào” bằng cách nào?

Jose Mourinho đã ban hành lệnh cấm, nhưng không nhiều người tin các cầu thủ Chelsea sẽ nghiêm túc chấp hành. Đơn giản vì nhiều người trong số họ từng dính phải bê bối tình dục rúng động dư luận nước Anh và thừa kinh nghiệm để “xé rào” mà Mourinho không hề hay biết.

Cầu thủ nổi tiếng nhất về khoản này phải kể tới trung vệ đội trưởng John Terry. Năm 1999, anh bí mật quan hệ với Jayne Connery khi các đồng đội ở Chelsea chuẩn bị lên máy bay. Tháng 3/2002, người đẹp Nicola Ulian bị bắt gặp vào phòng của Terry, chỉ chưa đầy 24h trước khi Chelsea gặp Liverpool. Một năm sau, John Terry bị cáo buộc quan hệ với người mẫu 18 tuổi, Rebecca Ryan ngay trong khách sạn của tuyển Anh trong thời gian diễn ra vòng loại Euro 2004. Nhưng ầm ĩ nhất phải kể tới vụ đội trưởng Chelsea lên giường với Vanessa Perroncel, cô bạn gái bốc lửa của bạn thân và cũng là đồng đội cũ Wayne Bridge.

Thibaut Courtois cũng là một cao thủ đưa gái vào khách sạn. Hồi còn thi đấu cho Atletico Madrid, anh có vụng trộm với cô hầu bàn Jeny Sanchez sau lưng bạn gái Marta Domiguez. Hai người đã “vui vẻ” với nhau ngay trong khách sạn của Atletico sau lễ ăn mừng đội bóng lọt vào tứ kết Champions League mùa giải 2013/14 và đêm trước trận đấu với Valencia vào tháng 4/2014.

Một tay chơi khác của Chelsea là Diego Costa cũng từng dẫn gái về khách sạn của đội bóng “mây mưa” tới sáng bất chấp lệnh cấm của Jose Mourinho. Sự việc diễn ra trong chuyến du đấu đầu mùa giải năm nay. Đêm trước trận giao hữu với CLB Vitesse của Hà Lan, Costa “xé rào”, tới hộp đêm vui chơi với 2 người đẹp đến từ Mỹ là Jessyca Rayanne và Destiny Monique. Sau đó, chân sút Tây Ban Nha đưa Jessyca về phòng riêng để tiếp tục “tâm sự”.

Về chuyện các cầu thủ qua mặt lực lượng an ninh, đưa gái vào khách sạn, một nguồn tin chia sẻ trên tờ The Sun: “Các cầu thủ không thiếu cách để dẫn các cô gái về phòng. Đơn giản nhất là hối lộ nhân viên an ninh, lễ tân của khách sạn và họ sẽ vờ như không thấy gì. Ngoài ra, họ cũng có thể thuê thêm một phòng khác tại khách sạn của đội bóng, cách này thì an toàn hơn và rất khó bị phát hiện”.

Sau khi kết thúc chuyến du đấu ở Thái Lan, Chelsea sẽ bay sang Australia để thi đấu giao hữu với đội bóng cũ của Alessandro Del Piero là Sydney FC, vào thứ Ba tuần sau.

Thibaut Courtois đã được HLV Jose Mourinho cho phép không tham dự chuyến du đấu châu Á với lý do bạn gái Marta Domiguez sắp sinh cho thủ môn người Bỉ đứa con trai đầu lòng. Ngoài Courtois, Chelsea còn không có sự phục vụ của Fabregas, Willian, Filipe Luis, Cuadrado, Ramires, Oscar và Kurt Zouma vì những lý do khác nhau.

NGUYỄN MAI

Nhưng ở khía cạnh nào đó thì cũng có thể Kiatisak nói thế thật, vừa để khẳng định sự tự tin, vừa khích tướng và biết trước kiểu gì cũng… thắng. Kiêu ngạo không phải là bản tính của Kiatisak nhưng sự tự tin và tự trọng hẳn là có thừa.

IMG_0168

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Công Vinh thoát được bóng xuống và ghi bàn để Việt Nam lại thắng Thái Lan trên đất Thái? Liệu Kiatisak sẽ từ chức như “tuyên bố”?

Trước khi nói chuyện ở Thái thì nói chuyện ở ta. Nhìn chung thì các HLV cả nội lẫn ngoại ở Việt Nam đều chẳng ai dại gì tuyên bố kiểu “nếu thua thì tôi sẽ từ chức”.  Chuyện từ chức nói chung là hiếm, không chỉ trong bóng đá mà còn cả trong xã hội.

Ấy thế mà trong một số trường hợp, cái chức ở Việt Nam rất…rẻ. Này nhé, ở VFF nhiệm kỳ này không có Ban các đội tuyển như những nhiệm kỳ trước. Thay vào đó là Phòng các đội tuyển trực thuộc quản lý của Tổng thư ký. Kể cũng lạ, nhiệm vụ của VFF giờ chỉ là các đội tuyển (vì giải V.League đã do VPF điều hành, chịu trách nhiệm) ấy thế mà chỉ có Phòng các đội tuyển lo việc chứ không còn là nơi có chuyên môn cao nhất đối với vấn đề đội tuyển.

Nhưng, còn lạ là ở chỗ Trưởng phòng Mai Đức Chung mới nhận nhiệm vụ hồi cuối mùa giải 2014 sau khi nghỉ việc ở Thanh Hóa, sau mấy tháng lại bỏ luôn chức ở VFF để về làm… GĐKT ở Bình  Dương. Giữa lúc các ĐTQG tập trung cùng một lúc, công việc thì cao như núi nhưng ông Trưởng phòng tự… từ chức, thế mới lạ.

Cũng còn một chức nữa, nghe thì rất to. Ấy là chức Chủ tịch Hội đồng HLV QG do PCT VFF Trần Quốc Tuấn nắm giữ. Thường, Hội đồng HLV QG sẽ giữ vai trò tư vấn, cố vấn cho HLV về nhân sự, kế hoạch luyện tập, thậm chí là chiến lược dài hơi. Nghĩa là sẽ đóng vai trò cơ quan trọng chuyên môn, hơn nữa, còn phải là nơi phản biện với cung cách điều hành, huấn luyện của HLV trưởng.

Vai trò của Hội đồng HLV này ở đâu? Hầu như là không có vai trò gì. Một phần là chức Chủ tịch do PCT VFF Trần Quốc Tuấn nắm giữ. Một phần chính ông Chủ tịch lại… chẳng có chuyên môn và chưa làm công tác huấn luyện một ngày nào.

Hôm qua, người có đóng góp chuyên môn nhất, nhận xét thẳng thắn nhất lại là… cựu trung vệ Như Thành. Nhưng Như Thành chẳng có chức sắc gì ở VFF.

Vậy thì nói thế, chứ nói nữa thì ai nghe?

Rồi chuyện thua Thái cũng đi qua nhanh thôi. Văn hóa ở Việt Nam là văn hóa đổ lỗi mà. Hôm qua, người ta đã nhanh chóng tìm ra “thủ phạm” khiến Việt Nam thua: Đó là ông trọng tài, đó là một số vị trí chấn thương, đó là CĐV Thái, thậm chí là… do CĐV Thái Lan “yểm bùa”?!

Nghĩa là làm gì có ai sai lầm, nên sẽ chẳng ai chịu trách nhiệm hết.

BĐVN có thể có những cầu thủ giỏi, có thể thuê được những HLV giỏi nhưng rất khó, cực khó để có được những con người như Kiatisak với “tuyên bố”: “Tôi sẽ từ chức nếu không thắng Việt Nam”.

SONG AN