WIMBLEDON

Kể từ khi Wimbledon sử dụng công nghệ “mắt diều hâu” (Hawk-eye) thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc các tay vợt có thêm cơ hội để xem lại những pha bóng nhạy cảm khi bóng đi sát dây. Theo luật, mỗi tay vợt có 3 lần khiếu nại pha bóng trong mỗi set đấu và thêm 1 lần khiếu nại nếu set đấu phải bước vào loạt tie-break. Nếu khiếu nại đúng thì không mất lần khiếu nại, còn nếu sai thì mất luôn. Nhưng không phải tay vợt nào cũng đủ sự nhạy cảm để khiếu nại chính xác và giữ lại số lần khiếu nại.

Tại Wimbledon 2015, hệ thống máy tính của hãng IBM, nơi cung cấp Hawk-eye, đã thống kê chi tiết số lần khiếu nại của các tay vợt và có thể coi đó là một “thảm họa”. Dường như các tay vợt đã mất đi cảm giác bóng trong hay ngoài và xin xem lại tình huống theo cảm tính thiếu chính xác của mình.

ccc

Trong số 858 lần khiếu nại tại Wimbledon 2015, chỉ có 26,7% là chính xác và thay đổi được quyết định của trọng tài. Như vậy là chỉ có 229 pha bóng khiếu nại chính xác và có tới 629 pha bóng các trọng tài bắt chính xác. Trên mặt sân cỏ bóng đi nhanh và trơn trượt như vậy, có thể thấy trọng tài tại Wimbledon quan sát và cảm nhận tình huống tốt như thế nào.

Nhưng chi tiết hơn, các tay vợt nữ lại cho thấy sự nhạy cảm tốt hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp nam. Có tới 60% tay vợt nữ khiếu nại không chính xác nhưng ít ra họ có tới 40% đã khiếu nại chính xác. Con số này của các tay vợt nam lần lượt là 80% và 20%!

Một trong những tay vợt nam “tệ” nhất trong khoản khiếu nại là Ivo Karlovic. Tay vợt cao nhất trong làng banh nỉ (2m11) có tổng cộng 20 lần khiếu nại nhưng chỉ đúng có 3 lần, đạt 15%. Tiếp đến là tay vợt người Serbia, Viktor Troicki với 10 lần khiếu nại nhưng chỉ đúng 1 lần. Còn hai tay vợt trong Top 10 là Milos Raonic và Tomas Berdych có cảm giác tồi nhất khi không một lần chính xác sau 8 lần xem lại pha bóng.

Ngay đến cả 2 hạt giống hàng đầu là Novak Djokovic và Roger Federer cũng không có cảm giác quá tốt. Nole chỉ đúng có 6/19 lần khiếu nại (31,6%), còn FedEx đúng 7/19 lần khiếu nại (36,8%).
Vậy nên có thể hiểu vì sao Federer lại “ghét” Hawk-eye đến như vậy!

LY NA

Mắt diều hâu (Hawk-eye) lần đầu tiên được sử dụng tại giải Hopman Cup 2006 nhưng đây không phải là giải đấu chính thức của ATP hay WTA. Giải Miami Masters 2006 chính là giải đấu chính thống đầu tiên của làng banh nỉ sử dụng Hawk-eye. Tiếp đó US Open 2006 là giải Grand Slam đầu tiên có Hawk-eye.

Tay vợt nữ có số lần khiếu nại thành công nhất là Agnieszka Radwanksa, đúng 10/14 lần. Còn người tệ nhất là Victoria Azarenka, khiến nại 12 lần nhưng lần nào cũng sai.

Chiều hôm qua (14/07), Hoàng Nam trở về nước trong sự chào đón của NHM cùng gia đình và các đồng đội. Một hình ảnh rất đẹp là các tay vợt nhí của Cty CP kinh doanh & tiếp thị Bình Dương có mặt sân bay Tân Sơn Nhất từ lúc 11h00 để chào đón “người hùng” trở về. Những nụ cười rạng ngời và các em bày tỏ sự hào hứng, nồng nhiệt chào đón nhà vô địch Wimbledon trẻ.

Trước thành công vang dội của Hoàng Nam thì rất nhiều tay vợt trẻ của Việt Nam đã bày tỏ niềm ao ước trong một ngày không xa sẽ tiếp bước người đàn anh. “Anh Nam không chỉ đánh hay mà còn rất hòa đồng với tụi em. Em xem anh Nam là thần tượng để học tính kiên trì, sự chịu khó của anh ấy”, tay vợt trẻ vô địch U.14 VN – Từ Lê Khánh Duy nói trong niềm tự hào.

Lý Hoàng Nam được NHM chào đón nồng nhiệt khi trở về sau giải Wimbledon trẻ. Ảnh: Duy Bùi.

Trong khi đó, Á quân U.14 Huỳnh Minh Thịnh cũng có những lời chia sẻ tương tự và cho biết sẽ cố gắng thường xuyên trao đổi với Hoàng Nam để học hỏi. Trong số 18 tay vợt có mặt trong buổi chào đón Hoàng Nam trở về nhà còn có những tay vợt nhí ở lứa tuổi U.10. “Lần đầu tiên em được thấy cảnh tượng như thế này. Em hơi hồi hộp anh ơi. Em sẽ cố gắng tập luyện để làm được như anh Nam”, tay vợt nhí Trần Thành Đồng chia sẻ ước mơ.

Không chỉ những tay vợt trẻ Việt Nam mà còn có cả tay vợt nhí gốc Việt – Calep Arbert Nguyễn (14 tuổi, ba người Việt, mẹ người Mỹ) cũng bày tỏ hào hứng khi được đi đón Hoàng Nam trở về nhà: “Em muốn một ngày nào đó sẽ vô địch Wimbledon trẻ như anh Hoàng Nam. Anh ấy thi đấu thật tuyệt vời”.

Buổi đón Hoàng Nam chiều qua, gia đình tay vợt trẻ này là những người hạnh phúc nhất. Họ đi xe từ Tây Ninh xuống TP.HCM lúc 11h00 để chờ đón niềm tự hào của gia đình. “Gia đình tôi rất hạnh phúc, khi Nam được chào đón như thế này. Bây giờ con được như thế này làm tôi nhớ lại ngày xưa. Tôi nhớ mãi lúc chở con đi xuống Bình Dương mà suýt rớt khi nó chỉ kịp bám lấy ám áo tôi với 2 ngón tay…”, cha của Hoàng Nam – ông Lý Hoàng Việt nói trong nghẹn ngào.

VĂN NHÂN

Trận chung kết đơn nam Wimbledon 2015 đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Djokovic chỉ sau 4 set đấu trước Roger Federer. Nhưng thời điểm then chốt của trận đấu có lẽ đến ở set 3, khi trời đổ mưa và trận đấu phải tạm hoãn lại ít phút. Đó là khoảng thời gian “vàng” để Djokovic có thể nhận lời động viên của HLV Boris Becker trong phòng thay đồ. Đó là điều mà trên sân đấu không được phép xảy ra, khi luật đã quy định các HLV không được liên lạc với tay vợt bằng bất cứ hình thức nào trong trận đấu.

Coach Boris Becker talks to Novak Djokovic of Serbia during a practice session at the Wimbledon Tennis Championships in London, July 9, 2015. REUTERS/Suzanne Plunkett
Coach Boris Becker talks to Novak Djokovic of Serbia during a practice session at the Wimbledon Tennis Championships in London, July 9, 2015. REUTERS/Suzanne Plunkett

Lúc ấy tình cảnh của Djokovic không được khả quan lắm, khi Nole để thua set 2 sau loạt tie-break (10-12) dù đã có trong tay tới 7 set-point. Sự bực tức biểu lộ rõ trong hành động của tay vợt số 1 thế giới và ở một trận đấu đỉnh cao, sự dao động tâm lý có thể khiến người đó đánh mất tất cả. “Cơn mưa đến đúng lúc vì nó giúp tôi bình tĩnh trở lại. Boris bước vào phòng thay đồ và ông ấy biết phải làm thế nào trong tình huống đó. Người Đức vẫn luôn điềm đạm chứ không bốc đồng như người Serbia chúng tôi và đó là điều tôi cần phải học,” Djokovic tiết lộ.

Tinh thần của người Đức thì chắc ai cũng biết, nếu xem đội tuyển bóng đá Đức hay các câu lạc bộ của Đức thi đấu. Và một tay vợt toàn diện như Djokovic rất cần học hỏi điều đó nếu muốn thống trị quần vợt thế giới. Có thể việc phát hiện ra thực đơn kiêng gluten giúp Djokovic có một nền tảng thể lực siêu việt từ năm 2011, nhưng như vậy là chưa đủ. Những năm sau đó, Djokovic lại để những đối thủ trong “Big 4” vươn lên mạnh mẽ và họ biết cách để đánh bại Nole.

Dù vậy, kể từ khi Boris Becker xuất hiện, mọi thứ đã xoay chiều. Sau cuộc điện thoại cầu khẩn của Djokovic, sau khi để Nadal đánh bại tại chung kết US Open 2013, Becker đã dấn thân vào công việc mà trước đây ông không nghĩ tới, đó là trở thành “thầy” của số 1 thế giới. Trước đó, kinh nghiệm của Becker ở vai trò này gần như bằng không và có lẽ điều mà người ta hay nói về huyền thoại người Đức là sự… đào hoa, với vô số những “bóng hồng” từng xuất hiện bên cạnh cuộc đời ông.

Nhưng kể từ khi gia nhập đội ngũ huấn luyện của Djokovic, Becker đã trở thành người “lột xác” Nole trở thành một tay vợt khác. Cùng với HLV Marian Vajda, Djokovic đã có thêm một “bộ não” hoạch địch cho những chiến tích của tay vợt số 1 thế giới trong gần 2 năm qua.

“Boris luôn có mặt đúng lúc và đúng chỗ để giúp tôi vượt qua những khó khăn,” Djokovic chia sẻ về vị HLV của mình. Và có lẽ, Djokovic đã chọn đúng thầy để “tầm sư học đạo”!

LY NA

Kể từ cú điện thoại mời Boris Becker làm HLV vào đầu tháng 10/2013, Djokovic đã có thêm 17 trong số 54 danh hiệu trong sự nghiệp. Trong số đó Nole có 3 Grand Slam và 10 Masters 1000. Điểm khuyết lớn nhất là Djokovic đều thua cả 2 trận chung kết Roland Garros trong hai năm hợp tác cùng Becker.

Bén duyên nhờ nhặt bóng cho mẹ
Khi lên 6 tuổi thì cậu bé Nam được mẹ chở đến sân tennis để chơi, trong khi mẹ thi đấu thì Nam chạy chập chững nô đùa với trái bóng đầy cách thích thú. Nhiều hôm, Nam còn tự tay nhặt bóng chạy đến đưa cho mẹ khiến nhiều người phải phì cười vì sự ngộ nghĩnh của cậu bé. Thế rồi, trong một lần tình cờ thì cậu bé người Tây Ninh được một người bạn của mẹ cho cầm vợt đánh thử. Chính sự ngẫu nhiên ấy đã đưa Hoàng Nam đến với tennis.

cba

“Lúc nhỏ, Nam thường được tôi chở đến sân tennis để chơi. Thế nhưng những cây vợt ngày ấy đắt tiền lắm nên tôi không dám đưa cho con cầm chơi. Khi đó, nó còn rất nhỏ nên chỉ thường chạy nghịch với bóng và một lần giải lao thì người bạn của tôi đưa vợt cho Nam đánh thử. Bất ngờ, Nam có những động tác cho thấy có năng khiếu nên người bạn khuyên tôi cho con học tennis. Chuyện Nam đến với tennis bất ngờ như thế đấy”, bà Đỗ Thanh Yến kể lại kỷ niệm đầu tiên của con trai.

Trước những tố chất đặc biệt mà Hoàng Nam thể hiện ngay từ nhỏ, bà Đỗ Thanh Yến nghe lời khuyên của bạn nên thuê thầy dạy tennis cho con vào thứ 7 và Chủ nhật. Nhờ vậy, Hoàng Nam sớm có được những kỹ thuật cơ bản. Đến năm lên 9 tuổi, Nam nhanh chóng thể hiện được khả năng khi giành ngôi vô địch U.10 tại Nha Trang, mở ra một ngã rẽ mới với những năm tháng tập luyện ở B.Bình Dương.

Từ những lần ngủ gật trên lưng bố
Nếu như bà Yến là người có công rất lớn đưa Hoàng Nam đến với giới banh nỉ trong những ngày còn chạy chập chững thì bố của tay vợt trẻ này – ông Lý Hoàng Việt là người đã nâng đỡ giấc mơ cho con bay xa, với những tháng ngày làm tài xế đưa đón không mệt mỏi.

Sau chức vô địch U.10 tại Nha Trang, Hoàng Nam đến với B.Bình Dương qua lời giới thiệu từ một người bạn của bà Yến. Khi ấy, ông Việt buồn bã vì không muốn xa con trai, trong khi Nam còn quá nhỏ. Thế nhưng niềm đam mê của Nam cùng lời động viên của vợ đã khiến ông chịu thay đổi và hàng tuần đưa đón con đi trong nhiều năm trời ròng rã.

“Hồi ấy, mọi thứ khó khăn chứ không được như bây giờ. Hàng tuần, Nam tập ở B.Bình Dương từ thứ Hai đến thứ Sáu và mỗi lần đón đi, đón về vất vả lắm. Từ nhà sang Gò Đậu phải mất đến 60km nhưng chồng tôi bất kể nắng mưa, ngày nào cũng đưa đón Nam đi tập. Nhiều hôm, tôi nhìn cảnh hai cha con đi mà thấy thương lắm. 5h sáng Nam phải dậy và nằm ngủ trên lưng chồng tôi cho đến tận Bình Dương. Thật sự, vất vả vô cùng vì đường xá ngày ấy không thuận lợi lắm…”, bà Yến trải lòng đầy xúc động và cho biết nếu không có công lao của bố thì không có Lý Hoàng Nam – nhà vô địch Wimbledon trẻ của ngày hôm nay.

Thành quả của con, giấc mơ của bố mẹ
“Xem xong con giành chức vô địch Wimbledon trẻ thì cả nhà tôi vui lắm. Suốt cả đêm không ngủ vì không thể tin nổi là điều ấy đã xảy ra. Thật sự là tôi chưa bao giờ dám mơ đến điều ấy. Nam điện thoại về cho tôi cũng bảo rằng con cũng không dám tin là điều này đã diễn ra”, mẹ của Hoàng Nam nói mà sụt sùi trong niềm hạnh phúc.

Trong suốt giải đấu năm nay, gia đình Hoàng Nam đã xem tay vợt trẻ này thi đấu bằng mọi cách. Những vòng đầu tiên chưa phát sóng trực tiếp nên cả gia đình phải coi bằng cách cập nhật trực tiếp qua mạng. Từ vòng tứ kết trở đi, bà Yến cùng chồng coi con thi đấu trực tiếp qua tivi lẫn máy tính mà cổ vũ như đang ngồi trên khán đài. Mỗi lần cậu coi trai giành điểm, gia đình nhảy cẩng lên vì sung sướng. Họ đã thật sự vỡ òa khi con trai bước lên ngôi cao nhất ở Wimbledon trẻ.

Văn Nhân

Xa nhiều đến nỗi thành… quen
“Năm nay, Nam đi nhiều lắm nên tôi rất nhớ nó. Sau mỗi giải thì nó chỉ kịp về thăm hai vợ chồng được một chút rồi sang B.Bình Dương tập tiếp. Nhớ lại ngày xưa, tôi xa con là không chịu được nhưng mãi rồi cũng quen thôi. Ngày ấy, nó về là ôm tôi để kể nhiều thứ lắm. Nó nói tập mệt mỏi, ê ẩm hết cả người và nhớ bố mẹ. Tôi động viên con hãy cố gắng phấn đấu vì đam mê, vì tương lai của con. Bây giờ, Nam vô địch Wimbledon trẻ nhưng tôi vẫn khuyên con như thế. Hành trình phía trước là rất dài và cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể hoàn thiện bản thân”, bà Yến chia sẻ.

Thương con phải hy sinh tuổi thơ
Điều mà vợ chồng bà Yến luôn cảm thấy Nam đã rất thiệt thòi là phải đánh đổi cả tuổi thơ cho nghiệp banh nỉ. Như tâm sự từ đáy lòng của người mẹ này thì “tôi thấy con đam mê nên cho theo tennis nhưng thấy thương nó lắm. Mỗi ngày Nam phải tập luyện vất vả và chịu thiệt thòi nhiều thứ, khi không có nhiều bạn bè lẫn có nhiều vui khác. Năm lên 10 tuổi, con đã phải xa gia đình và không có nhiều kỷ niệm tuổi thơ như những bạn bè khác…”.

Lewis Hamilton được ban tổ chức giải Wimbledon mời tới dự khán trận chung kết đơn nam hôm chủ nhật, ở khu vực Royal Box (lô ghế dành cho các thành viên Hoàng gia Anh và khách mời). Trước trận đấu, Hamilton đã hào hứng khoe vé mời lên trang Instagram: “Tôi đang trên đường tới xem trận chung kết đơn nam Wimbledon. Thật vinh dự khi được mời tới xem trực tiếp trận đấu, ngồi ở khu Royal Box”.

Halminton khoe vé mời tới dự CK Wimbledon 2015 trên Instagram
Halminton diện sơ mi hoa và không được vào sân dự khán trận CK Wimbledon 2015

Tuy nhiên, tay đua số 1 thế giới đã không được vào sân, bỏ lỡ trận chung kết do không ăn mặc đúng quy định. BTC quy định các khách mời tới sân phải mặc áo khoác, đeo cravat. Trong khi đó, Hamilton lại mặc áo sơ mi in hình hoa, không đeo cravat.

Người đại diện của Hamilton cho biết: “Do có sự hiểu lầm về quy cách trang phục, anh ấy đã rất thất vọng vì phải bỏ lỡ trận chung kết hấp dẫn”.

Một phát ngôn viên của giải Wimbledon cho biết: “Nếu Hamilton tới sân mà không có áo jacket, không có cravat, thì anh ấy có hai lựa chọn: không vào xem nữa, hoặc đi kiếm trang phục bổ sung”.

Ở trận chung kết Wimbledon năm nay, nhiều gương mặt nổi tiếng đã tới dự khán như diễn viên Kate Winslet, cựu HLV Alex Ferguson, cựu tiền đạo Thierry Henry, Del Piero…

T.A

Chỉ xếp hạng hạt giống số 8, việc Hoàng Nam và Nagal lọt vào chung kết được xem như một bất ngờ. Vì vậy, cả hai không được đánh giá cao trước cuộc chạm trán với Reilly Opelka và Akira Santillan. Trong khi Opelka tỏa sáng rực rỡ khi vừa lên ngôi vô địch đơn nam trẻ, Santillan cũng từng đánh bại Hoàng Nam trong cả 3 lần đối đầu trước đây ở cả nội dung đơn và đôi nam.

Ở trận đấu này, Hoàng Nam/Nagal có lợi thế khá lớn về mặt thể lực khi Opelka vừa chơi trận chung kết đơn nam trẻ cách đó 2 giờ đồng hồ và sẽ rất khó để tài năng trẻ người Mỹ ra sân với trạng thái thể lực sung mãn.

Lý Hoàng Nam (thứ 3 từ trái sang) và Sumit Nagal nâng cúp vô địch giải trẻ Wimbledon 2015 nội dung đôi nam

Set đấu đầu tiên của trận chung kết diễn ra với thế trận khá cân bằng. Cả hai cặp đôi tay vợt đều lần lượt ghi điểm và mỗi bên đều có được 1 break trong khoảng thời gian ở cuối set đấu. Khi đang dẫn 5-4 trong loạt tie-break, nhờ 2 pha phát bóng hiểm hóc của Lý Hoàng Nam đã tạo điều kiện cho Sumit Nagal dứt điểm thành công trên lưới và khép lại set đấu thứ 1 với phần thắng 7-4.

Hoàng Nam/Nagal tiếp tục chơi ấn tượng trong set 2. Trong khi đó, Opelka có biểu hiện xuống sức và người đánh cặp Santillan cũng đánh lỗi khá nhiều. Khi đang dẫn 5-4, Hoàng Nam và Nagal có break trắng trong game 10 để ấn định chiến thắng 2-0: 7-6, 6-4.

Đây là danh hiệu Grand Slam trẻ đầu tiên trong sự nghiệp của cả Lý Hoàng Nam lẫn Sumit Nagal. Riêng với Hoàng Nam, anh đã thực sự ghi dấu mốc lịch sử cho quần vợt Việt Nam tại sân chơi quốc tế. Chức vô địch đôi nam trẻ Wimbledon 2015 giúp Hoàng Nam và đồng đội được vào thẳng vòng một giải chuyên nghiệp của nội dung đánh đôi năm sau. Thông thường, để giành quyền vào chơi Grand Slam ở cấp chuyên nghiệp, một tay vợt phải có xếp hạng vào khoảng 150 thế giới trở lên. Lý Hoàng Nam trên bảng điểm ATP hiện xếp thứ 1276 (nội dung đơn) và 1599 (nội dung đôi).

A.T

Hoàng Nam vào bán kết đôi nam Wimbledon

Chuyển động 24h: Hoàng Nam vào bán kết đôi nam Wimbledon

Dù bị loại ngay từ vòng 1 đơn nam song tay vợt tennis số 1 Việt Nam lại đang thi đấu đặc biệt thành công ở nội dung đôi nam khi đánh cặp với gương mặt 18 tuổi  Sumit Nagal (Ấn Độ). Bộ đôi này với đẳng cấp của từng cá nhân cùng lối chơi ăn ý, hiệu quả đã chứng tỏ là một trong những cặp nam hay nhất tại giải trẻ Wimbledon. Sau khi dễ dàng lọt vào tới tứ kết, hôm qua, Hoàng Nam – Nagal tiếp tục đánh bại thuyết phục 2 đối thủ Takahashi/Yamasaky (Nhật Bản) để giành vé vào bán kết. Hoàng Nam đã trở thành tay vợt Việt Nam đầu tiên lọt vào tới vòng bán kết của một giải Grand Slam trẻ.

Đầu tư 2 tỷ đồng cho Thạch Kim Tuấn

Chuyển động 24h: Hoàng Nam vào bán kết đôi nam Wimbledon

Ngành thể thao vừa xây dựng xong kế hoạch đầu tư chuyên biệt cho đô cử Thạch Kim Tuấn với tổng kinh phí lên tới 2 tỷ đồng trong 1 năm nhằm mục tiêu tranh huy chương Olympic, kể cả HCV. Theo đó, Tuấn sẽ tập huấn dài hạn tại Hungary, dưới sự dẫn dắt của một chuyên gia hàng đầu thế giới cùng một chế độ riêng về dinh dưỡng, thuốc men, cũng như tăng cường tối đa các cuộc thi đấu cọ xát. Theo đánh giá của giới chuyên môn, Tuấn đang là 1 trong 3 đô cử hay nhất thế giới hạng 56 kg, với sự cách biệt so với phần còn lại. Tại giải vô địch thế giới 2014, Tuấn đã đạt mức tổng cử 296kg, và chỉ thua nhà ĐKVĐ thế giới và Olympic Om Yun Chol về chỉ số phụ, khi nặng hơn đúng 40 g. Thành tích này của Tuấn đã vượt mức HCV ở Olympic 2012 tới 3 kg.

Vũ Thị Trang vọt lên hạng 39 thế giới

Chuyển động 24h: Hoàng Nam vào bán kết đôi nam Wimbledon

Tay vợt cầu lông nữ số 1 Việt Nam vừa có bước thăng tiến ngoạn mục trên BXH đơn nữ thế giới khi tăng liền tới 10 bậc, để lên đứng hạng 39 đơn nữ thế giới. Cuộc đột phá mà Trang có được nhờ 2 thành quả xuất sắc liên tiếp là tấm HCĐ SEA Games 28 cùng ngôi vô địch tại giải đấu trên đất Nga. Trong khi đó, cựu binh Nguyễn Tiến Minh cũng tăng 3 bậc, xếp thứ 32 đơn nam, dù điểm tích lũy của anh vẫn giữ nguyên. Lý do tăng hạng của anh đơn giản bởi sự xáo trộn từ các đối thủ xếp ngay trên mình.

S.M