HLV Takashi

Dù ĐT nữ xuất sắc lọt vào VL cuối cùng Olympic 2016 nhưng sau thành công đó, HLV Takashi đã bị báo chí và dư luận mổ xẻ rất nhiều. Những thông tin từ nội bộ ĐTQG cho rằng, ông thầy người Nhật này gần như “bù nhìn” bởi yếu kém chuyên môn. Tại cuộc họp Thường trực và BCH VFF, vấn đề này một lần nữa được nhắc lại. Với câu hỏi đầu tiên ai là người quyết định đưa ông Takashi về Việt Nam và ngồi vào chiếc ghế HLV trưởng được nhằm về Chủ tịch Lê Hùng Dũng và PCT Trần Quốc Tuấn. Bởi từ việc thương thảo, ký kết hợp đồng với HLV người Nhật này, BCH VFF không hề được thông qua hay biết tin mà 2 lãnh đạo VFF tự làm tự quyết.

Vai trò & Trách nhiệm
PCT VFF Nguyễn Xuân Gụ (trái) và TTK VFF Lê Hoài Anh.

Với ĐT nam, với vai trò tư vấn và chỉ đạo HLV Miura đi đúng lộ trình mà Đại hội VFF khóa VII đã vạch ra, ông Tuấn với tư cách PCT phụ trách chuyên môn cũng bị chất vấn, khi VFF gần như phó mặc toàn bộ những công việc về chuyên môn ở ĐTVN cho HLV Toshiya Miura. Và sau cùng là việc bộ nhiệm HLV Hoàng Anh Tuấn làm U.19 VN ở U.19 ĐNÁ 2015 và VL U.19 châu Á 2016, khi nhiều thành viên trong BCH khóa VII cho rằng việc này cũng không được thông qua và đặt câu hỏi: Do ông Tuấn tự quyết hay ai chỉ đạo?

Ở buổi thông tin với báo chí về các nội dung ở Hội nghị BCH VFF, PCT Nguyễn Xuân Gụ cho biết những vấn đề nổi cộm trong việc điều hành BĐVN luôn được thường trực VFF tự kiểm điểm hàng tháng để đưa ra nghị quyết ban hành đến các đơn vị thành viên. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua không diễn ra thường xuyên, do Chủ tịch Lê Hùng Dũng sức khỏe không tốt lắm. “Hôm qua Chủ tịch Dũng đã chủ trì cuộc họp, sau đó còn ra sân theo dõi trận đấu. Việc anh Tuấn có đến hơn chục chức danh, cái đó là do Chủ tịch VFF điều hành phụ trách chung phân công đã hơn 1 năm rồi chứ Thường trực và BCH không đưa ra để bầu bán”, ông Gụ giải thích.

Tại Hội nghị BCH, ông Tuấn đã xin rút khỏi ghế Chủ tịch HĐ HLVQG và được chấp thuận. Người được ông Tuấn đề cử là HLV Mai Đức Chung nhưng BCH VFF cũng chưa quyết định điều này, với lý do ông Chung đã đi về giữa VFF và các CLB quá nhiều. Nếu trong thời gian tới khi đảm nhiệm thay ông Tuấn, ông Chung lại chạy theo “tiếng gọi” khác của CLB thì sao? Vì thế hội nghị cũng quyết định phải có những chế tài với sai phạm và sẽ đưa ra lấy ý kiến các thành viên BCH, trước khi quyết định.

THANH BA

Rất may là thành tích của ĐT nữ VN thuyết phục, được vé đi tiếp vòng loại Olympic 2016. Nhưng việc “tự chơi” thì đúng là động trời thật. Chưa nói chuyện ông Takashi giỏi hay không (vì phải có bộ phận chuyên môn đánh giá) nhưng thừa nhận rằng việc “bỏ qua ông thầy” là một kiểu chơi bóng nghiệp dư, thiếu tính kỷ luật.

Café 24h: Tự chơi theo cách của mình?VFF và bộ phận chuyên môn lẽ ra phải có điều tra nội bộ và đưa ra hình thức xử lý kiểu chơi tự phát. Bởi lẽ, nó có thể trở thành tiền lệ xấu.

Trên thực tế, câu nói cũ mèm của HLV Đặng Trần Chỉnh khi xưa luôn đúng với bóng đá Việt: “Ghế HLV có 4 chân thì cầu thủ giữ 3”. Từ V.League tới bóng đá nữ đều thế.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong trận đấu với Iraq, các cầu thủ ĐTVN cũng quyết định “chơi theo cách của mình” như một kiểu “nổi loạn” ngầm? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuộc “nổi loạn về chuyên môn” ấy bỗng nhiên có hiệu quả tức thì và vô tình thắng đối thủ rất mạnh là Iraq thì chúng ta có nên ủng hộ hay phê phán thái độ của những cầu thủ (dù họ thắng)?

Lâu nay, chúng ta vẫn coi trọng kết quả hơn thái độ làm việc. Vẫn có những kết quả tốt với một thái độ làm việc không thật sự tốt, nhưng nó chỉ là tức thời. Còn thái độ làm việc tốt thì trước mắt có thể kết quả không tốt nhưng về lâu dài đương nhiên là sẽ phát huy tác dụng.

Thử nghĩ xem, với kiểu đá tự phát như thế, họ vì ai? Tôi nghĩ họ vì mình.

Tại V.League có một trường hợp khá phổ biến, đấy là “thay tướng, đổi vận”. Đội nào thay HLV là đá rất hăng và thắng. Chẳng ông HLV nào đủ tài đến mức vừa đến đã thành công với cuộc cách mạng cả. Hầu hết những trận ấy, các cầu thủ “tự đá”. Từ việc tự đá ấy, cầu thủ điều tiết được đội bóng, điều tiết cả ông HLV.

Một kiểu quyền lực đen trong bóng đá.

Thế nên, trong một số trận đấu bất thường, ông HLV biết cả nhưng vẫn để các cầu thủ “đá theo cách của họ” vì trong cuộc chơi ấy có “ông em”, “ông anh” đang nguy khốn khi có khả năng rớt hạng.

Chúng ta đang đổ một đống tiền cho những cuộc chơi riêng của vài nhóm người. Họ quên mất đối tượng quan trọng nhất: CĐV. Cảm giác đội bóng cứ xa dần CĐV là có thể nhìn thấy, thậm chí rõ nét.

Thái độ làm việc mới là quan trọng, không thể và không nên cổ vũ cho kiểu “tự chơi theo cách của mình”.

Song An

Ai dám lên Tuyển?

Sau VL thứ 2 Olympic 2016 thì ĐTVN rõ ràng đã ngán ngẩm với cách tập luyện lẫn chuyên môn của HLV Takashi. Câu chuyện không chỉ ở mức cách cầm quân của HLV người Nhật không phù hợp với ĐTVN mà nhiều tuyển thủ rất… sợ lên Tuyển.

Ai tháo “bom nổ chậm”?

Trong lần tập trung ĐTVN để chuẩn bị lên đường sang Myanmar, theo Thể thao 24h tìm hiểu, đã có một số trường hợp được gọi tập trung nhưng viết giấy xin được ở nhà với lý do “bận đi học”. Người trong cuộc nhận định nguyên nhân chính là sợ HLV Takashi nên không dám lên Tuyển, còn chuyện bận học chỉ là lý do.
Sau VL thứ 2 Olympic 2016, các tuyển thủ khác đã bắt đầu sợ vị HLV người Nhật. “Thực sự, sau những cố gắng để được lọt vào đến VL thứ 3 Olympic 2016 thì tôi vui lắm nhưng nghĩ đến chuyện HLV Takashi làm tiếp ở năm sau thì lại sợ…”, một cầu thủ chia sẻ với ám ảnh nếu phải tiếp tục tập luyện với HLV Takashi trong năm tới.

Lý giải cho nỗi sợ lên Tuyển, hầu hết các tuyển thủ đang rất ngán ngẩm các bài tập cũng như cách làm bảo thủ, độc đoán của HLV Takashi. Điển hình là chiều thi đấu nhưng sáng vẫn phải tập vài tiếng đồng hồ ở AFF Cup 2015. Ngoài ra, cách dùng người và quan điểm bóng đá khác biệt cũng khiến nhiều cầu thủ thường xuyên sống trong trạng thái ức chế.

“Bom nổ chậm”

Khi HLV trưởng ĐTQG khiến các học trò ngán ngẩm từ chuyện tập luyện đến cách quản lý, còn bị BHL góp ý về chuyên môn lẫn cách dùng người thì cần đặt dấu hỏi lớn. Thế nhưng, kể từ ngày về nước đến nay đã được nửa tháng vấn đề này không hề được những người có trách nhiệm đả động đến. Đó một điều hết sức kỳ lạ.

Phía sau kỳ tích của ĐT nữ Việt Nam (Phần 3): Ai tháo “bom nổ chậm”?

Trong ngày HLV Takashi ra mắt hồi tháng 3 năm nay, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng tuyên bố: “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của BCH LĐBĐVN khoá VII là tập trung nâng cấp chất lượng của Đội tuyển bóng đá nữ với mục tiêu thi đấu đạt thành tích tốt tại các giải quốc tế trong thời gian tới, nhằm từng bước đạt được những kế hoạch trong tương lai.

Sau một thời gian tìm kiếm, LĐBĐVN rất vui mừng chính thức thông báo ông Norimatsu Takashi người Nhật Bản sẽ đảm nhiệm cương vị HLV trưởng ĐTVN. Với mục tiêu hướng tới những thành tích tốt nhất tại đấu trường khu vực và tạo bước tiến mới tại sân chơi châu lục…”.

Sau 7 tháng, ĐT nữ VN đạt được những gì dưới thời HLV Takashi? Tại AFF Cup 2015 ở sân Thống Nhất, ĐTVN không giành nổi HCĐ, lần đầu tiên trắng tay ở đấu trường khu vực sau gần 20 năm. Đến VL thứ 2 Olympic 2016, ông thầy người Nhật đã bị “bật” vì chuyên môn kém cùng cách tập luyện khiến cho cầu thủ phản ứng. Còn thành tích lọt vào VL thứ 3 Olympic 2016 thật khó gọi là công của vị HLV này khi ĐTVN “tự đá với nhau trên sân, không cần HLV”.

Từ thành tích đến khả năng tạo dựng niềm tin, HLV Takashi đều thất bại. Thế nên, nếu ông thầy người Nhật tiếp tục cầm quân thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.

VĂN NHÂN

Trước những buổi tập nhồi thể lực của HLV Takashi, hàng loạt cầu thủ đã bị đau cơ háng do quá tải ở giải AFF Cup 2015. Sau VL thứ 2 Olympic 2016, một cầu thủ đã ngậm ngùi chia sẻ là phải cắn răng nhịn đau để thi đấu và hiện đối diện với nguy cơ chấn thương nặng.

Phía sau kỳ tích của ĐT nữ Việt Nam (Phần 2): Vì sao HLV Takashi bị cầu thủ “bật”?

Từ cuộc góp ý của BHL

Theo chia sẻ của người đã theo suốt VL thứ 2 Olympic 2016 cùng ĐTVN trên đất Myanmar là Trưởng đoàn Dương Vũ Lâm, sau thất bại trong trận mở màn trước Đài Loan thì BHL, lãnh đội đã quyết định phải góp ý cho HLV Takashi. Đó là sự thiếu đồng tình về cách bố trí con người lẫn chiến thuật, lối chơi của vị HLV người Nhật. Cụ thể, BHL muốn HLV Takashi từ bỏ cách chơi bóng bóng dài đang xây dựng cho ĐTVN để chuyển sang bóng ngắn, cầm bóng phối hợp như bao năm vẫn chơi.

Tiếp bài “Phía sau kỳ tích của ĐT nữ Việt Nam”: Vì sao HLV Takashi bị cầu thủ “bật”?

“Sự góp ý như thế là bình thường, vì không thể thấy sự bất hợp lý mà im lặng. Chúng ta không thể lấy sở đoản chơi thay sở trường. Các cầu thủ nữ có những đặc điểm chơi bóng riêng nên cần hiểu, có cách khai thác khả năng, nếu không sẽ tự triệt tiêu sức mạnh. ĐTVN không có khả năng đá những quả lật biên được, còn đội hình sắp xếp ở trận đầu tiên không đá đúng với khả năng các cầu thủ. Còn không có cuộc họp riêng nào hết, các cầu thủ chỉ ngồi ăn cơm, nói chuyện với nhau.

Vấn đề là ĐTQG thì các cầu thủ phải có ý kiến khi HLV sắp xếp không đúng khả năng của mình. Chiến thuật của HLV Takashi bố trí với Đài Loan là không hợp lý. Sau đó, BHL và các cầu thủ có ý kiến nên ông thầy này đã thay đổi và có 3 chiến thắng. Thay đổi để thi đấu đúng với khả năng có thể của mình, đúng sở trường của ĐTVN chứ bóng dài thì làm sao thích hợp với thể hình, thể lực của cầu thủ…”, Trưởng đoàn Dương Vũ Lâm chia sẻ về sự góp ý cho HLV Takashi.

Đó là sự lý giải của Trưởng đoàn Dương Vũ Lâm sau khi đọc bài viết “Có hay không việc “bật” HLV Takashi?” đăng trên Thể thao 24h vào ngày 05/10. Còn thông tin mà Thể thao 24h tìm hiểu thì ĐTVN đã có cuộc họp riêng 2 ngày diễn ra trận đấu “sống còn” với chủ nhà Myanmar. Đây mới là nguyên nhân chính giúp ĐTVN thắng liền 3 trận liên tiếp để giành quyền vào VL thứ 3 Olympic 2016.

Đến chuyện HLV Takashi bị “bật”

“So với HLV Trần Vân Phát và Mai Đức Chung thì HLV Takashi không bằng. Những bài tập thường lặp đi lặp lại nhiều, không mới mẻ và không giúp cầu thủ có điểm rơi. Trong khi các HLV trước chuẩn bị thời gian đầu giúp các cầu thủ có sự sung mãn còn tập với HLV Takashi thì có cảm giác mệt mỏi…”, một cầu thủ nữ chia sẻ.

Tiếp bài “Phía sau kỳ tích của ĐT nữ Việt Nam”: Vì sao HLV Takashi bị cầu thủ “bật”?

Dù không thích các bài tập của HLV Takashi nhưng các tuyển thủ vẫn phải nhẫn nhịn tập luyện. Điển hình như bài chạy test 12 phút/12 vòng sân trước các trận đấu của vị HLV người Nhật khiến các cầu thủ nữ ngán ngẩm, do trong quá trình thi đấu mà còn phải tập thể lực. Đến trận đấu với Thái Lan, họ đã phản đối bằng cách báo đau để xin nghỉ. Trong khi bài tập nhẹ kéo 1 giờ thì HLV Takashi cũng phải rút ngắn xuống còn 30 phút, vì các cầu thủ cho rằng không có thời gian ngủ để hồi phục.

Trong quá trình tập luyện, HLV Takashi yêu cầu các cầu thủ nữ có bóng phải chuyền dài, chuyển hướng liên tục. Thế nhưng từ sau cuộc họp riêng thì ĐTVN chỉ thực hiện điều ấy trong các buổi tập nhằm làm hài lòng vị HLV người Nhật còn vào thi đấu thì tự bảo nhau đá. Lý do là HLV Takashi lựa đội hình dựa trên phong độ của các buổi tập nên các cầu thủ nào không tuân thủ sẽ phải ngồi ngoài.

Có thể thấy, HLV Takashi đã khiến các cầu thủ bất phục từ lúc tập luyện. Thế nên sau thất bại trước Đài Loan, BHL có góp ý với vị HLV người Nhật về lối chơi không hợp lý thì các cầu nữ đã mạnh dạn họp riêng để tự thay đổi. Và không thể trách khi các tuyển thủ chứng minh là họ đúng với 3 chiến thắng liên tiếp để lọt vào VL thứ 3 Olympic 2016.

Văn Nhân

“HLV Takashi cho tập một đội hình nhưng vào sân thi đấu thì một đội hình. Về lối chơi, lúc đầu do sợ nên cả đội phải tuân thủ nhưng sau lần họp thì đá bóng ngắn và xen kẽ bóng dài nhằm tạo bất ngờ, bởi phất bóng lên thì hậu vệ đối phương sẽ bắt bài hết. Đá thế sẽ bị phản đòn và chạy về bị mất sức nên không hiệu quả…”, một cầu thủ chia sẻ và cho biết sau chiến thắng Myanmar thì HLV Takashi không nói quá nhiều về bóng dài nữa.

Tại giải VĐ nữ ĐNÁ 2015, HLV Takashi đã khiến các cầu thủ nữ ngán ngẩm với việc buổi chiều thi đấu nhưng buổi sáng phải tập vài giờ. Tại Myanmar, ngoài trận đầu tiên được nghỉ thì HLV Takashi bắt tập nhẹ 1 giờ, sau một buổi thì các cầu thủ xin không tập để có thêm thời gian ngủ nên buổi tập chỉ còn 30 phút.

Phía sau kỳ tích của ĐT nữ Việt Nam (Phần 1): Có hay không việc “bật” HLV Takashi?

Tuy nhiên, HLV Takashi cũng bày tỏ: “Chắc chắn trong thời gian tới đây, tôi và VFF vẫn sẽ có những kế hoạch cụ thể để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại cuối cùng Olympic Rio 2016 diễn ra tại Osaka, Nhật Bản cuối tháng 2 năm sau. Sẽ rất khó khăn nhưng không vì thế mà chúng tôi buông xuôi. Trong bóng đá khi 90 phút chưa kết thúc, cũng chưa thể nói trước được điều gì”.

Rất khó

Có mặt tại sân bay Nội Bài đón các cô gái Việt Nam trở về từ Myanmar, TTK VFF Lê Hoài Anh đánh giá cao thành tích và nỗ lực của thầy trò HLV Takashi. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đợi HLV Takashi lên kế hoạch cụ thể về sự chuẩn bị cho vòng loại cuối cùng Olympic 2016. Từ đây VFF sẽ có những định hướng và góp ý cụ thể để ĐT nữ Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhất có thể trước khi sang Nhật Bản”, ông Hoài Anh nói.
Rất hào hứng với thành tích ấn tượng trên đất Myanmar, tiền đạo Minh Nguyệt – người ghi cả 2 bàn thắng vào lưới Thái Lan – chia sẻ: “Dù chúng tôi gặp đôi chút khó khăn ở trận thua Đài Loan (Trung Quốc) trong trận mở màn, nhưng với tinh thần tập trung cao, toàn đội đã tiến bộ theo từng trận và có được kết quả tốt. Cũng cần phải nói thêm về chiến thắng 2-0 trước Thái Lan, họ không hề yếu so với thời gian trước, nhưng ĐT Việt Nam có được chiến thuật hợp lý hơn và việc thắng trận là hoàn toàn xứng đáng”.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, thành tích này là nỗ lực rất lớn của các cô gái Việt Nam nhưng xét về đẳng cấp thì cơ hội cạnh tranh 1 trong 2 tấm vé tới Brazil năm 2016 là rất khó khăn với thầy trò HLV Takashi.

Điều này đã được cựu tuyển thủ Đào Thị Miện tán đồng: “Tôi nghĩ sự ổn định về mặt con người và lối chơi là một khía cạnh giúp ĐT nữ VN chơi thành công ở Myanmar. Thế nhưng, cơ hội giành vé đi Olympic 2016 của chúng ta là không thể; chỉ hy vọng các em nhân cơ hội này cọ xát, học hỏi. Bóng đá có thể mang đến sự bất ngờ nhưng trình độ của các đội bóng như Nhật Bản, Australia, CHDCND Triều Tiên hoàn toàn vượt trội so với chúng ta”.

VĂN NHÂN

Với quyết tâm giành trọn 3 điểm ngày khai màn, ĐT nữ Việt Nam đẩy nhanh tốc độ trận đấu ngay từ những phút đầu tiên. Các học trò của HLV Takashi thể hiện sự vượt trội khi kiểm soát thế trận trong phần lớn thời gian của trận đấu. Tuy nhiên, trong một ngày kém may mắn và hàng công chơi dưới sức, Minh Nguyệt, Hải Hòa và Thùy Trang liên tục bỏ lỡ hàng loạt những cơ hội ngon ăn.

feat

Có cơ hội nhưng không thể giải quyết trận đấu, ĐT nữ Việt Nam phải trả giá, khi dính đòn “hồi mã thương” của Đài Loan (Trung Quốc). Xuất phát từ pha phản công sắc nét ở phút 85, Lin Chiung Ying đã có pha dứt điểm vào góc xa đẹp mắt ấn định chiến thắng 1-0.

Thất bại ngày ra quân, cơ hội để giành vé đi tiếp của ĐT nữ Việt Nam bị thu hẹp đáng kể. Ở trận đấu thứ 2 diễn ra vào lúc 18h30 ngày 18/09, Việt Nam sẽ chạm trán với chủ nhà Myanmar.

Phương Anh

IMG_8934

Thế nên có những ý kiến cho rằng, AFF Cup 2015 là giải đấu thất bại toàn diện của ĐTVN. ĐTVN được chơi trên sân nhà, được dẫn dắt bởi một chuyên gia người Nhật do chính LĐBĐ Nhật Bản giới thiệu và được kỳ vọng sẽ giúp nâng tầm bóng đá nữ Việt Nam, đội đặt mục tiêu vô địch nhưng cuối cùng trắng tay. Đó là điều đáng báo động và thất bại này cần phải được xem xét, mổ xẻ nghiêm túc.

Đầu tiên, nhìn thẳng vào sự thật thì 2 tuần chuẩn bị cho AFF Cup 2015 là quá ngắn để cho một ông thầy mới “chân ướt chân ráo” đến Việt Nam như HLV Takashi có thể giúp ĐTVN “lột xác”. Và đó được xem bất lợi quá lớn với HLV người Nhật so với thời HLV Trần Vân Phát và Mai Đức Chung, khi thời gian chuẩn bị trước mọi giải đấu đều ít nhất 1 tháng trở lên cùng những chuyến tập huấn rất kỹ lưỡng. Thêm nữa, ĐTVN lại trẻ hoá mạnh mẽ với nhiều gương mặt mới, trẻ nên chất lượng con người không bằng các lứa trước.

Thế nhưng, có một thực tế được xem là bất cập, đó là việc HLV Takashi thay đổi quá nhiều thứ khi nắm ĐTVN. Từ trước đến nay, ĐTVN đã quen thi đấu với sơ đồ 5-4-1 thì HLV người Nhật thay bằng sơ đồ 4- 4-2. Lối chơi bóng ngắn thích hợp với thể trạng nhỏ bé của người Việt được chuyển sang cách chơi bóng dài, dù HLV Takashi thừa nhận thể hình là hạn chế lớn với các cầu thủ Việt Nam.

Trong 3 trận vòng bảng thì ĐTVN gần như thi đấu với 3 đội hình khác nhau, với bối cảnh đang cần sự ổn định để quen với lối chơi mới. Kết thúc giải đấu thì HLV người Nhật đánh giá chung, rằng: “Thể lực của ĐTVN không hề yếu tại giải đấu lần này”. Thế nhưng trận đấu tranh hạng 3 với U.20 Australia thì ĐTVN thất bại vì yếu kém thể lực hơn đối thủ, với những đôi chân gần như muốn ngã quỵ xuống sân do kiệt sức.

Có thể thấy, ngay cả HLV Takashi cũng mâu thuẫn trong cách làm của mình. Và dường như việc bị ép thay đổi nhiều thứ trong thời gian chuẩn bị quá ngắn là nguyên nhân khiến ĐTVN chịu cảnh trắng tay sau 8 lần tham dự AFF Cup nữ.

HLV Takashi cần thời gian, trải nghiệm để chứng tỏ và để đánh giá đúng sai sau một thất bại thì có vẻ hơi sớm. Tuy nhiên, điều cần nhất bây giờ là nghiêm túc nhìn nhận thất bại này và cần có một cuộc mổ xẻ để nhìn vào bản chất vấn đề từ chính VFF, khi người gắn bó, hiểu bóng đá nữ Việt Nam nhất là HLV Mai Đức Chung trong tư cách Trưởng phòng các ĐTQG cũng song hành cùng ĐTVN và biết chuyện gì đã xảy ra…

Tính từ cột mốc 1995 và cả sân chơi SEA Games thì 20 năm qua, thành tích khi tham dự các giải đấu khu vực của ĐTVN ở AFF Cup 2015 này là kém nhất. 7 lần bóng đá nữ được tổ chức ở SEA Games, ĐTVN 4 lần vô địch (2001, 2003, 2005 và 2009), 2 Á quân (2007, 2013) và 1 HCĐ (1997) trong khi với AFF Cup là 2 chức vô địch, 2 lần Á quân.

VĂN NHÂN

Nu vn

Trước đối thủ có thể hình cao to, ĐTVN không còn sử dụng lối chơi bóng dài mà chơi ban bật ngắn khá đẹp mắt. Ở hàng tiền vệ, sự góp mặt của Đỗ Thị Yến đã giúp cho các tình huống triển khai bóng của ĐTVN trở nên linh hoạt, uyển chuyển hơn. Trong khi đó, Tuyết Dung và Thùy Trang tiêp tục bám biên nhưng có xu hướng đâm vào trong, đột phá chứ không còn chơi bóng đơn giản như 4 trận đấu trước đó.

Thế nhưng, trước khi những sự thay đổi về chiến thuật lẫn con người của HLV Takashi phát huy tác dụng thì ĐTVN đã phải nhận một “gáo nước lạnh”. Lao ra đấm bóng và không kịp lùi về, Kiều Trinh đã phải vào lưới nhận bóng sau cú dứt điểm đẳng cấp của Kobie. Nhận bàn thua sớm, đội chủ nhà đẩy cao đội hình để dồn ép đối thủ và có được 2 bàn thắng để dẫn ngược, với cú đúp bàn thắng của Minh Nguyệt ở phút 11 và 31.

Tiếc rằng, trong thế có dẫn bàn trước, tinh thần thi đấu đang lên hừng hực và nhận được sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả, ĐTVN lại bỏ lỡ quá nhiều cơ hội ngon ăn để kết liễu đối thủ. Phung phí, đội bóng của HLV Takashi phải trả cái giá đắt trong hiệp 2, khi đối thủ có màn ngược dòng đầy ấn tượng.

Trước cái nóng oi bức cùng thể lực bị vắt cạn kiệt trong 120 phút thi đấu với Thái Lan ở trận bán kết, đội chủ nhà đã không còn là chính mình. Nhiều vị trí hết sức nên không chạy, tranh chấp được với đối thủ. Với lợi thế thể hình và sức, U.20 Australia tràn lên tấn công và liên tiếp có 2 bàn thắng để dẫn ngược 2-3, trong đó bàn gỡ 2-2 đến từ cú sút xa rất đẹp mắt của Isei khiến thủ môn Kiều Trinh gần như đứng chôn chân nhìn bóng bay vào lưới.

Không muốn trắng tay trên sân nhà, các cô gái của chúng ta đã cố gắng vắt hết sức lao lên tìm kiếm bàn gỡ. Và phần thưởng xứng đáng đến với ĐTVN, khi Tuyết Dung đánh đầu cân bằng tỷ số 3-3 sau đường tạt cánh của Nguyễn Thị Nguyệt ở phút 84. Thế nhưng, trong thời điểm tưởng chừng trận đấu phải giải quyết thắng thua trên chấm phạt đền, hàng thủ của ĐTVN đã biếu cho Isei cơ hội vàng ghi bàn thắng “đóng đinh” trận đấu.

Thua U.20 Australia trong trận tranh hạng 3, ĐTVN chia tay giải đấu với nỗi buồn thất bại. Đây thực sự là giải đấu đáng quên và đáng thất vọng, khi mục tiêu của thầy trò Takashi là giành chức vô địch.

Ở trận CK, Thái Lan đã thắng Myanmar với tỷ số 3-2 để đăng quang AFF Cup nữ 2015.

VĂN NHÂN