Nguyễn Diệp Phương Trâm

Nội dung đồng đội 4x100m hỗn hợp nữ là nội dung khép lại ngày thi đấu hôm nay, Ánh Viên cùng các đồng đội đem về HCV cho đoàn Quân đội khi cán đích ở vị trí với tổng thời gian 4 phút 27 giây 29.

Tại nội dung 800m tự do vừa kết thúc, Ánh Viên tiếp tục chứng tỏ sự xuất sắc khi về nhất với thời gian 8 phút 52 giây 31. Đây là tấm HCV thứ 3 liên tiếp mà cô giành được trong ngày thi đấu hôm nay.

Cự ly đầu tiên trong ngày hôm nay là 50m ngửa, Ánh Viên có HCV khi về nhất với thành tích 29 giây 81. Đối thủ đáng gờm nhất của Ánh Viên là Nguyễn Diệp Phương Trâm của đoàn Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia TP.HCM về nhì với thời gian 30 giây 71.

feat

Nội dung thi đấu tiếp theo mà Ánh Viên đăng ký là 200m ếch và không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, kình ngư số 1 Việt Nam thể hiện sự vượt trội so với các đối thủ khi về nhất, thành tích của cô là 2 phút 34 giây 65. Phương Trâm không tham gia nội dung này.

1

Trên đường đua dành cho những VĐV nam, kình ngư Hoàng Quý Phước của đoàn Đà Nẵng giành chiến thắng ở cự ly 50m tự do nam với thời gian 23 giây 84.

2

Ngày thi đấu thứ 4 của giải bơi – lặn VĐQG 2015 chỉ có đúng 1 kỷ lục Quốc gia được phá, thuộc về kình ngư 18 tuổi Lâm Quang Nhật của đoàn TP.HCM ở nội dung 800m tự do nam với thành tích 8 phút 16 giây 49 (kỷ lục cũ là 8 phút 17 giây 57).

TRẦN KHÁNH

Trong chiều và tối nay, Ánh Viên tham gia tranh tài ở 4 nội dung đó là: 100m ngửa, 100m bướm, 1500m tự do và 4x200m tự do nữ.

Nội dung thi đầu tiên trong buổi chiều là 100m ngửa, Ánh Viên tiếp tục duy trì phong độ cao và cán đích đầu tiên với thành tích 1 phút 04 giây 29. Bại tướng của Ánh Viên ở nội dung này chính là người đã phá kỷ lục 50m bướm của chính Ánh Viên ngày hôm qua, kình ngư trẻ Nguyễn Diệp Phương Trâm của Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia TP.HCM với thời gian 1 phút 05 giây 26.

Ở cự ly 100m bướm diễn ra sau đó ít lâu, cô gái quê Cần Thơ lại chiến thắng người đàn em Phương Trâm khi về nhất với thành tích 1 phút 01 giây 35, còn Phương Trâm là 1 phút 02 giây 33.

Tiếp đà hưng phấn, Ánh Viên chứng minh đẳng cấp của kình ngư số 1 Việt Nam khi bỏ xa các đối thủ ở nội dung thứ 3 trong ngày, 1500m tự do với thời gian 16 phút 51 giây 39. Trong khi đó, Phương Trâm không có tên trên bục nhận huy chương khi chỉ về đích hạng 4 với thời gian 17 phút 41 giây 96.

Nội dung cuối cùng cũng là nội dung đồng đội duy nhất trong ngày thi đấu hôm nay 4x200m tự do nữ, Ánh Viên dù rất nỗ lực nhưng cũng không thể giúp đoàn Quân đội về nhất khi họ chỉ kết thúc lượt thi với tổng thời gian 8 phút 47 giây 92, hơn đoàn TP.HCM 31 phần trăm giây và đành chấp nhận đứng hạng 2.

Các cự ly của nam, nội dung đầu tiên trong ngày thi đấu thứ 3 là 100m ngửa. HCV thuộc về Trần Duy Khôi của đoàn TP.HCM với thành tích 56 giây 72. Còn tại nội dung 400m tự do, kình ngư 18 tuổi Lâm Quang Nhật đã xuất sắc về đầu tiên với thời gian 3 phút 58 giây 76, trong khi kỷ lục gia SEA Games 28 Hoàng Quý Phước đã thi đấu dưới sức và chỉ xếp thứ 4 với thời gian 4 phút 02 giây 58.

Một số hình ảnh của ngày thi đấu thứ 3 giải bơi – lặn VĐQG 2015 do phóng viên Thể thao 24h tác nghiệp:

AV đang khởi động, so với ngày hôm qua, ở ngày bơi thứ 3, AV khởi động muộn 30p.
Ánh Viên đang khởi động, so với ngày hôm qua, ở ngày bơi thứ 3, Ánh Viên khởi động muộn 30p.
Tài năng trẻ vừa xuất sắc phá kỷ lục ở nội dung 50m bướm của chính AV ngày hôm qua, Nguyễn Diệp Phương Trâm (mũ hồng), sẽ tranh tài ở 3 nội dung: 100m ngửa, 100m bướm và 1.500m tự do nữ
Tài năng trẻ vừa xuất sắc phá kỷ lục ở nội dung 50m bướm của chính Ánh Viên ngày hôm qua, Nguyễn Diệp Phương Trâm (mũ hồng), sẽ tranh tài ở 3 nội dung: 100m ngửa, 100m bướm và 1.500m tự do nữ
HLV Đặng Anh Tuấn có những dặn dò cuối cùng trước khi AV bước vào ngày chung kết thứ 3.
HLV Đặng Anh Tuấn có những dặn dò cuối cùng trước khi Ánh Viên bước vào ngày chung kết thứ 3.
Ngày thứ 3 giải bơi VĐQG: Ánh Viên "trả nợ" thành công đàn em
Ánh Viên chiến thắng Phương Trâm ở nội dung 100m ngửa.
Trực tiếp ngày thứ 3 giải bơi VĐQG: Ánh Viên "dẫn" Phương Trâm 2-0
Ánh Viên tiếp tục thắng Phương Trâm ở cự ly 100m bướm.
Ánh Viên bỏ xa đối thủ ở nội dung 1500m tự do gần 1 thành bể.
Ánh Viên bỏ xa đối thủ ở nội dung 1500m tự do gần 1 thành bể.
Và băng băng về đích.
Và băng băng về đích.
Ánh Viên đợi đối thủ về đích ở 1500m.
Ánh Viên đợi đối thủ về đích ở 1500m.

TRẦN KHÁNH

Khi tất cả các VĐV đã kết thúc tập luyện để chuẩn bị thi đấu, Ánh Viên vẫn cố nán lại tập thêm 1 vòng nữa cho dù chỉ còn chưa đầy 30 phút nữa, cô sẽ bước vào nội dung thi đầu tiên trong ngày thứ 2. Thế nhưng, những nỗ lực đó vẫn bị “đàn em” Nguyễn Diệp Phương Trâm xuất sắc đánh bại.

feat

Với thành tích 27’60 ở nội dung 50m bướm, Phương Trâm đã bỏ bỏ xa của Ánh Viên (28’41 ) đồng thời phá kỷ lục cũ là 27’67 của kình ngư đoàn Quân đội nắm giữ suốt 2 năm qua.

DSC_0936

Đây là thất bại thứ hai liên tiếp trong hai ngày qua của “siêu kình ngư” Ánh Viên và là dấu hiệu đáng báo động với ngôi sao này. Mặc dù dễ dàng giành HCV ở ba cự ly còn lại song thành tích của Ánh Viên vẫn còn kém xa thành tích trước đó mà cô đạt được: 100m tự do (56’98), 100m ếch (1’13’’30) và 400m tự do (4’20’’47).

DSC_0934

Ngoài tấm HLV giành được, Phương Trâm còn đem về cho đoàn Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM một tấm HCB ở nội dung 100m tự do nữ (57’42) và một HCĐ ở nội dung 400m tự do nữ (4’27’’47).

Ở các nội dung, nam đã không có bất ngờ nào xảy ra. Hoàng Quý Phước tiếp tục thi đấu thành công khi về nhất ở nội dung 50m bướm với thành tích 25’38. Trong khi ở nội dung sở trường 1.500m tự do nam, Lâm Quang Nhật phải vất vả lắm mới vượt qua kình ngư Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Bình) với thành tích 15’59’’57 để mang tấm HCV thứ 6 về cho đoàn bơi TP.HCM.

TRẦN KHÁNH

240 triệu đồng cũng khó…

Trong lá đơn xin cứu xét gửi lên Sở Văn hóa & Thể thao TP.HCM, gia đình Phương Trâm bày tỏ nguyện vọng vụ việc sớm được giải quyết dứt điểm để kình ngư nhí này được ra đi. Một điểm đáng lưu ý là phía gia đình chấp nhận đền bù số tiền 240 triệu cho Trung tâm Yết Kiêu.

Gửi đơn cứu xét, đền bù 240 triệu đồng

Lý giải về việc đưa ra số tiền đền bù mới, gia đình Phương Trâm cho rằng số tiền này đúng với chi phí đào tạo cùng số tiền lương mà Trâm nhận được từ Trung tâm Yết Kiêu. Trước đó, gia đình Phương Trâm chỉ chấp nhận trả chỉ hơn 100 triệu đồng, căn cứ vào bản hợp đồng mới nhất của kình ngư này với đơn vị chủ quản.

Trước lá đơn cứu xét của gia đình Phương Trâm, GĐ Trung tâm Yết Kiêu, ông Chung Tấn Phong cho rằng: “Đó là đơn cứu xét của gia đình còn mọi chuyện đang trên tòa nên phải giải quyết theo hướng ra tòa thôi. Thẩm phán vẫn còn đang yêu cầu bên Trung tâm Yết Kiêu giải trình các nội dung. Mọi chuyện đang tiến hành theo đúng trình tự tố tụng của tòa án, còn nhanh hay chậm là do diễn biến của sự việc như thế nào”.

Chỉ khổ cho Phương Trâm

Từ diễn biến mới có thể thấy rõ gia đình kình ngư Phương Trâm đang phải “xuống nước” so với thời điểm vụ việc chưa khởi kiện lên tòa.

Nhiều khả năng, trong quá trình hòa giải tại tòa thì bên Trung tâm Yết Kiêu đã có những căn cứ riêng để buộc phía gia đình Phương Trâm phải đền bù đúng số tiền quy định là 961 triệu đồng. Thế nên chính gia đình Trâm là bên gửi đơn kiện nhưng giờ lại phải có đơn xin cứu xét lên Sở Văn hóa & Thể thao TP.HCM.

Và theo cách nói của ông Chung Tấn Phong, Trung tâm Yết Kiêu “đang ở thế cửa trên”. Họ đã bị kiện ra tòa nên cũng xác định cứ để tòa phân xử. Thực tế, mức đền bù mà phía gia đình Phương Trâm đề xuất chỉ 100 triệu đồng hay giờ 240 triệu đồng cũng không khác gì nhau về bản chất. Nếu đang nắm đằng chuôi tại tòa, Trung tâm sẽ chẳng tội gì phải quay lại đồng ý với phương án mới của gia đình Phương Trâm. Nhất là khi, hình ảnh và uy tín của “lò” bơi này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ trường hợp của Phương Trâm.

Có nghĩa là, sự vụ nổi sóng làng bơi Việt suốt 3 tháng qua vẫn đang bế tắc, với sự phức tạp và khó lường hãy còn ở phía trước.

Chỉ có một sự thật khác đã hiển hiện chính là tương lai bấp bênh của kình ngư 14 tuổi Phương Trâm. VĐV trẻ này đã trở thành nạn nhân từ vòng xoáy được tạo ra bởi người lớn, gồm cả những người thầy cũ và chính gia đình của mình. Từ một tài năng trẻ đầy triển vọng với sự kỳ vọng trở thành một Ánh Viên thứ 2 của bơi Việt Nam, Phương Trâm đang đứng trước nguy cơ bị thui chột tài năng, và thực tế đang bị tổn thương về tâm lý nặng nề.

Văn Nhân

Nếu bình thường, chắc chắn Trâm sẽ phải về nhà tự sinh hoạt, tự tập luyện hay cùng lắm xin tập nhờ với một đơn vị khác.

5chan

Rất may cho Trâm là ngay từ đầu, ngành thể thao đã xác định đây là một tài năng trọng điểm của TTVN để thực hiện quyền, trách nhiệm của mình. Vì thế, sau 30/06, Trâm vẫn được đặc cách ở lại Trung tâm HLQG TPHCM, với các chế độ tập luyện, dinh dưỡng ở mức cao nhất. Ngành thể thao cũng cử một HLV trực tiếp hướng dẫn và chăm lo cho Trâm. Như khẳng định của Tổng cục phó Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn, ngành thể thao sẽ đảm bảo chế độ đặc cách cho Trâm cho đến khi nào vụ việc được giải quyết. Và mâu thuẫn, sự tranh chấp của gia đình với TP.HCM sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của Trâm ở ĐTQG.

Sỹ Minh

3 năm không lương, 30 năm đưa đò mải miết 

Bơi lội có thể coi như nghiệp đời của cựu kình ngư sinh năm 1966 này, bắt đầu từ năm 4 tuổi được truyền từ người bố – ông Võ Sỹ Hiếu (chủ nhiệm CLB Yết Kiêu). Cô Trang chính là thành viên trong nhóm trọng điểm đầu tiên của bơi TP.HCM. Rất tiếc vì điều kiện gia đình khó khăn nên đến năm 1982, cô đã chia tay đường đua xanh để đi học.

Sau 4 năm tốt nghiệp trường ĐH TDTT, nhờ mối quan hệ của cha, Mỹ Trang về làm việc ở hồ bơi Yết Kiêu với thời gian thử việc 1,5 năm. Tuy nhiên, Mỹ Trang phải chịu sự đối xử lạnh nhạt, khi BLĐ chỉ cho cô làm việc ở những lớp không có ai nhận và trải qua 3 năm ròng rã không nhận được bất kì đồng lương nào.

Đưa tay lau những giọt nước mắt, cô Mỹ Trang kể lại trong nghẹn ngào: “Tôi về kể chuyện cho cha về việc họ nhận tôi vì nể cha nên o ép tôi. Cha tôi biết chuyện ấy buồn lắm, bảo tôi nghỉ làm đi về nhà để cha nuôi. Tôi nói: “Ngày trước con không chọn nhưng khi ra trường rồi thì con phải tự nuôi lấy bản thân và phải sống được với nghề”. Khi ấy, những người bạn học của tôi cũng lần lượt rời hồ bơi Yết Kiêu nhưng tôi vẫn kiên uyết bám trụ bằng mọi giá”.

Và cuộc lột xác của “tiểu” Ánh Viên

Sau một thời gian, BLĐ Yết Kiêu đã phân cô Mỹ Trang về quận 3 để đào tạo VĐV nhí ở hồ bơi Kỳ Đồng. Tại đây, HLV này đã nhanh chóng thích nghi với công việc và giúp cho hồi bơi mới này phát triển nhanh chóng.

5d

 HLV Mỹ Trang với 30 năm “đưa đò”.

Chính sự khẳng định tài năng trong công tác đào tạo VĐV trẻ  ở quận 3 đã giúp cho cô Mỹ Trang được đưa trở lại hồ bơi Yết Kiêu để đào tạo ra rất nhiều kình ngư xuất sắc cho bơi lội TP.HCM. Đó là cựu kỷ lục gia bơi ếch Phạm Lê Hùng, Phạm Thúy Vi – người đang làm HLV cho bơi lội Singapore, Võ Thị Thanh Vi – kỷ lục gia của nhiều cự ly từ năm 2000 đến 2008, Nguyễn Quang Huy và những gương mặt nổi tiếng ở hiện tại là Lâm Quang Nhật (VĐ SEA Games), Trần Duy Khôi (Á quân SEA Games)…

Ít ai biết rằng, trước khi kình ngư nhí Nguyễn Diệp Phương Trâm nổi lên như “truyền nhân của Ánh Viên” thì chỉ là VĐV nhí rất bình thường, dù có 3 năm tập luyện trong môi trường chuyên nghiệp. Thế nhưng từ thành tích ban đầu không có gì nổi trội, Phương Trâm đã “lột xác” một cách ngoạn mục để gặt hái rất nhiều HCV nhóm tuổi ĐNÁ cũng như góp mặt tại SEA Games 28. Điều ấy có một phần công lao rất lớn từ bàn tay mài giũa ngọc thô của HLV Mỹ Trang. Với đôi mắt xanh, vị chuyên gia đào tạo trẻ đã sớm nhìn ra tố chất hiếm có, cùng đặc điểm riêng của Trâm để đưa ra một lộ trình, phương pháp huấn luyện tối ưu. Trong đó, dấu ấn quyết định chính là sớm giúp cô bé đẩy được một khối lượng vận động lên ngang với chuẩn quốc tế, gấp rưỡi so với các kình ngư cùng lứa tuổi.

VĂN NHÂN

Gia đình Phương Trâm đòi thanh lý hợp đồng: Cha của kình ngư nhí Phương Trâm – ông Nguyễn Minh Trí đã chính thức gửi đơn thanh lý hợp đồng lên Sở VH & TT TP.HCM vào hôm qua (03/07). Gia đình Phương Trâm yêu cầu Trung tâm Yết Kiêu phải thanh lý hợp đồng cho Phương Trâm theo đúng quy định pháp luật. Theo đó, ông Nguyễn Minh Trí cho biết gia đình sẽ chấp nhận đền bù theo những gì đã ký kết theo hợp đồng để bồi hoàn tiền cho nhà nước theo đúng quy định pháp luật nhưng quan điểm ngay từ đầu là không chịu trả theo số tiền 961 triệu đồng mà Trung tâm Yết Kiêu đưa ra.

961 triệu đồng được tính như thế nào?

Theo lý giải của ông Phong, người trực tiếp ký vào các bản hợp đồng thì “961 triệu đồng là tính toàn bộ chi phí đào tạo cho Trâm từ 6/2010 đến năm 2015. Trong đó, những gì mà Trâm đã ký nhận, chuyển khoản thì hồ sơ còn lưu lại. Mặc dù trong thông báo đền bù chúng tôi ghi đến tháng 5/2015 nhưng khi Trâm lên ĐTQG tập trung có chế độ nên chúng tôi không chuyển nữa và số tiền ấy không tính. Toàn bộ tiền ăn, tiền công, chi phí đi tập của Trâm từ năm 2010 đến năm 2015, tổng cộng hơn 320 triệu nhân 3 theo hợp đồng quy định sẽ ra 961 triệu đồng.

Chúng tôi tính số tiền này là để đúng với công sức của đơn vị đào tạo. Điều này là để tránh trường hợp những đơn vị không có công đào tạo lại tìm cách lôi kéo VĐV giỏi về, dù họ không tuyển chọn, không đào tạo, không bỏ công sức nhưng chờ VĐV thành danh lại lôi kéo, đi đêm…

4D

Theo hợp đồng giữa gia đình Phương Trâm và Trung tâm Yết Kiêu ký từ 6/2010 đến năm 2015 có tất cả 3 hợp đồng theo các tuyến: Trọng điểm (6/2010), dự bị tập trung (1/2013) và dự tuyển (7/2014).

“Tái ký hợp đồng khác, tức là mỗi lần chuyển tuyến sẽ tái ký. Thế nên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì gia đình phải trả toàn bộ chi phí đào tạo từ ban đầu (6/2010 đến hiện tại) chứ không thể tính từ khi ký hợp đồng dự tuyển từ tháng 7/2014 như gia đình Trâm yêu cầu.

Về giá trị pháp lý của các hợp đồng, có đúng luật hay không thì phòng Pháp chế sẽ trả lời vào thứ Tư tới. Thế nhưng hiện nay theo quy định của của ban thể thao, mỗi lần chuyển tuyến phải ký một hợp đồng mới cho phù hợp với kinh phí đào tạo cũng như việc VĐV được hưởng chế độ mới. Mỗi tuyến sẽ có một chế độ khác nhau, mức thưởng cũng khác và cao hơn nên hợp đồng mới là để quy định quyền lợi cũng như rằng buộc trách nhiệm nhiều hơn đối với VĐV”, ông Phong khẳng định.

4D2

Phương Trâm đoạt huy chương nhóm tuổi ở giải Đông Nam Á.

Gia đình Trâm chỉ đồng ý đền bù 100 triệu đồng

Trong khi đó, gia đình Phương Trâm cho rằng những hợp đồng cũ là không có giá trị và chỉ muốn trả theo hợp đồng mới ký hồi tháng 7/2014. Họ muốn tính theo hợp đồng cuối cùng thì nhà nước trả bao nhiêu thì đền bấy nhiêu. Nếu như vậy thì chỉ có 6 tháng và gia đình Trâm chỉ phải đền bù  hơn 100 triệu đồng theo hợp đồng mới (hợp đồng ký vào 01/07/2014 có giá trị 5 năm và kéo dài đến năm 2019). Dù theo Trung tâm Yết Kiêu, nếu tính đủ và tính đúng, mức đền bù phải lên tới trên 2 tỷ đồng, song gia đình Trâm cho rằng, cả con số 961 triệu đồng cùng cách tính là vô lý, thiếu minh bạch cũng như không tính gì đến đóng góp của VĐV.

“Có sai sót trong thủ tục ký hợp đồng”

Trong hợp đồng dự tuyển ký vào tháng 7/2014 có 2 bản gồm hợp đồng đào tạo và thi đấu với nội dung gần như nhau. Thế nhưng mẹ của Phương Trâm là bà Diệp Thị Viên Phượng với quyền người đại diện chỉ ký trong bản hợp đồng đào tạo còn Phương Trâm (thời điểm đó là 13 tuổi và chưa đủ tuổi theo quy định pháp luật) ký bản còn lại. Điều này được ông Phong lý giải “Hợp đồng thi đấu với hợp đồng đào tạo ghi ra như vậy chứ thật ra quy trình đào tạo gồm: Tập luyện, thi đấu và các điều kiện đảo bảo quá trình đào tạo. Theo hợp đồng đào tạo có chữ ký của mẹ Phương Trâm, điều đó có nghĩa là quá trình tập luyện, thi đấu là đảm bảo theo quy trình.

Về hợp đồng thi đấu mà Phương Trâm ký là để đảm bảo không thi đấu cho đơn vị khác nhưng hợp đồng đào tạo đã bao gồm cả tập luyện và thi đấu trong đó rồi. Nếu dựa trên hợp đồng thi đấu để nói Phương Trâm chưa đủ tuổi thì chúng tôi nhận có sai sót về mặt pháp luật nhưng hợp đồng này thực chất chỉ mang tính chất rằng buộc về chuyên môn”.

Sẵn sàng ra tòa

Hiện tại, gia đình Phương Trâm đã đưa đơn khởi kiện ra tòa để giải quyết hợp đồng lao động giữa kình ngư nhí này với Trung tâm Yết Kiêu.

“Chúng tôi xác định ở đây không phải là thắng thua. Thế nhưng bố mẹ Trâm đã gửi đơn ra tòa thì phải chờ pháp luật vào cuộc. Khi gia đình Trâm gửi đơn xin nghỉ cho con đi du học thì được yêu cầu không thi đấu cho đơn vị nào khác, họ không chịu vì thực ra cái đơn chỉ là cái cớ thôi. Theo quan điểm giải quyết của Sở VH & TT TP.HCM thì sẽ không lấy một đồng đền bù nào nếu đúng là Trâm đi du học và phụ huynh chỉ cần cam kết “Trâm đi du học và trong thời gian ấy không thi cho đơn vị nào khác”, ông Phong chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Minh Trí, bố của Phương Trâm cũng cho hay gia đình sẽ chỉ chấp nhận đền bù căn cứ vào bản hợp đồng được ký tháng 7/2014. Có vẻ như, cả 2 bên sẵn sàng đưa nhau ra tòa.

VĂN NHÂN

Hiện nay, Trâm được hưởng tiền ở chế độ dự tuyển là hơn 7 triệu đồng/tháng. Trâm ở TP.HCM được hưởng cả tiền tài năng mà không địa phương nào khác có, số tiền này là 3 triệu đồng, sau khi đoạt huy chương nhóm tuổi ở giải Đông Nam Á”, Giám đốc TT Yết Kiêu, Chung Tấn Phong.

Sáng nay (01/07), đại diện luật sư của gia đình Phương Trâm sẽ làm việc với Sở VH & TT TP.HCM để giải quyết vụ lùm xùm giữa kình ngư này với Trung tâm Yết Kiêu. Theo đó, cuộc họp mặt này nhằm giải quyết khúc mắc về số tiền đền bù, 961 triệu đồng hay hơn 100 triệu đồng mà 2 bên đang mâu thuẫn với nhau.

– Thể thao 24h: Lý do gia đình muốn kết thúc hợp đồng giữa Phương Trâm với Trung tâm TT dưới nước Yết Kiêu (TP.HCM)?

Ông Nguyễn Minh Trí: Do gia đình tôi với GĐ Chung Tấn Phong có quá nhiều mâu thuẫn, tôi thấy không thể nào cho cháu tập luyện ở đó nữa. Nếu cháu tiếp tục thì chỉ càng lúc càng “chết” thôi.

5chan

– Ở đây, mâu thuẫn cụ thể là gì?

Ông Phong có những đối xử bất công cùng nhiều o ép. Khi bắt đầu có quyết định được đi SEA Games thì con tôi bị trù dập, bỏ bê cho tới lúc chuẩn bị đi thi đấu.

Thời điểm Trâm còn tập với cô Trang thì thầy Nam có thông báo Trâm có tên đi tập huấn nước ngoài 1 tháng để chuẩn bị SEA Games. Gia đình mới xin cho cô Trang (HLV của Trâm) đi theo Trâm vì cháu còn nhỏ. Thầy Nam bảo hỏi lại ý kiến ông Phong rồi trả lời. Sau đó, họ âm thầm loại con tôi khỏi danh sách đi tập huấn mà không thông báo gì.

Ngày 19/03/2015, tôi quyết định làm đơn thanh lý hợp đồng cho Trâm. Tôi có chất vấn luôn ông Mai Bá Hùng (PGĐ Sở VH-TT TP.HCM) lẫn ông Phong đều không có câu trả lời thỏa đáng. Ông Phong bảo do tôi làm đơn xin nghỉ, mời luật sư nên quyết định loại con tôi ra khỏi danh sách. Sau đó, ông Phong hăm dọa không rút đơn lại thì sẽ không cho Trâm đi SEA Games. Ông Hùng cũng bảo thanh lý hợp đồng nhưng sẽ đề nghị loại cháu ra khỏi ĐTQG dự SEA Games.

– Ông có đọc được những gì ông Mai Bá Hùng trả lời trên báo chí về chuyện giải quyết thanh lý hợp đồng cho Phương Trâm?

Ông Hùng nói giải phóng hợp đồng vô điều kiện khiến gia đình rất bức xúc. Trong cuộc họp với gia đình tôi cùng đại diện luật sư, ông Hùng có nói cháu đi Mỹ du học thì TP.HCM sẵn sàng tạo điều kiện. Tôi chịu hết nổi mới nói: Anh nói sẵn sàng tạo điều kiện cho con tôi đi du học nhưng anh nghĩ ra sao khi tôi bỏ tiền cho con đi Mỹ học bơi rồi về phục vụ cho thành phố?

Tôi còn có nói với sự chứng kiến của luật sư: Ông có biết là ông Phong đang trù dập con tôi này nọ, rồi ông ấy o ép đến mức gia đình phải nộp đơn xin nghỉ? Khi ấy, ông Hùng cùng mấy vị khác đều im lặng hết. Tôi cũng chỉ ra ông Phong không cho Trâm đi tập huấn và thi đấu ở Đại hội TDTT toàn quốc 2014. Ông Hùng chặn tôi để không nói tiếp và nói để xử lý nội bộ. Ông Hùng còn nói, nếu mà đi Mỹ thì phải làm đơn cam kết không được thi đấu cho đội nào.

– Vậy số tiền 961 triệu đồng mà Trung tâm Yết Kiêu bắt đền bù thanh lý hợp đồng có thỏa đáng?

Không phải thỏa đáng hay không thỏa đáng mà không thể chấp nhận, nếu đền bù như vậy thì gia đình tôi sẽ cho cháu nghỉ để về đi học thôi. –

Xin cảm ơn ông!

“Những phản ánh và bức xúc của gia đình Trâm không chính xác. Và nếu áp dụng đúng điều khoản đơn phương chấm dứt của hợp đồng hiện tại có có thời hạn 5 năm, số tiền đền bù phải lên tới trên 2 tỷ đồng”. GĐ Trung tâm Yết Kiêu – Chung Tấn Phong

VĂN NHÂN (thực hiện)