Nguyễn Thị Ánh Viên

Nội dung đồng đội 4x100m hỗn hợp nữ là nội dung khép lại ngày thi đấu hôm nay, Ánh Viên cùng các đồng đội đem về HCV cho đoàn Quân đội khi cán đích ở vị trí với tổng thời gian 4 phút 27 giây 29.

Tại nội dung 800m tự do vừa kết thúc, Ánh Viên tiếp tục chứng tỏ sự xuất sắc khi về nhất với thời gian 8 phút 52 giây 31. Đây là tấm HCV thứ 3 liên tiếp mà cô giành được trong ngày thi đấu hôm nay.

Cự ly đầu tiên trong ngày hôm nay là 50m ngửa, Ánh Viên có HCV khi về nhất với thành tích 29 giây 81. Đối thủ đáng gờm nhất của Ánh Viên là Nguyễn Diệp Phương Trâm của đoàn Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia TP.HCM về nhì với thời gian 30 giây 71.

feat

Nội dung thi đấu tiếp theo mà Ánh Viên đăng ký là 200m ếch và không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, kình ngư số 1 Việt Nam thể hiện sự vượt trội so với các đối thủ khi về nhất, thành tích của cô là 2 phút 34 giây 65. Phương Trâm không tham gia nội dung này.

1

Trên đường đua dành cho những VĐV nam, kình ngư Hoàng Quý Phước của đoàn Đà Nẵng giành chiến thắng ở cự ly 50m tự do nam với thời gian 23 giây 84.

2

Ngày thi đấu thứ 4 của giải bơi – lặn VĐQG 2015 chỉ có đúng 1 kỷ lục Quốc gia được phá, thuộc về kình ngư 18 tuổi Lâm Quang Nhật của đoàn TP.HCM ở nội dung 800m tự do nam với thành tích 8 phút 16 giây 49 (kỷ lục cũ là 8 phút 17 giây 57).

TRẦN KHÁNH

Giải bơi VĐQG 2015 Ánh Viên “chỉ” giành thêm 3HCV

Ở ngày thứ 3 của giải, siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên “chỉ” có thể mang về cho đoàn Quân đội thêm 3HCV cá nhân. Đó là các HCV ở nội dung: 100m ngửa (1’04’’29), 100m bướm (1’01’’35) và 1.500m tự do (16’51’’39). Ở cả 3 nội dung này, Ánh Viên đều vượt qua “đàn em” Nguyễn Diệp Phương Trâm để “trả nợ” thất bại ở 50m bướm trong ngày thi đấu thứ 2. Tuy nhiên, thành tích của Ánh Viên đều tiếp tục kém xa so với thông số cá nhân tốt nhất mà cô từng đạt được.

Tin thể thao trong nước ngày 18/10Số HCV cá nhân của Viên đã được nâng lên mức “khiêm tốn” là 9. Ngoài 2 lần thua Ngọc Quỳnh và Phương Trâm ở 2 nội dung cá nhân trước đó, hôm qua Ánh Viên cũng đã “nếm thất bại” một cuộc đấu đồng đội khi chỉ về đích thứ 2 ở nội dung tiếp sức 4x200m tự do nữ. Ánh Viên cùng 3 đồng đội trẻ đã kém TP.HCM hơn 31 giây.

Đường đua của nam chứng kiến sự xuất sắc và ổn định của tài năng trẻ đang lên Trần Duy Khôi. Kình ngư 18 tuổi của TP.HCM đã bước lên ngôi cao nhất cả 2 cự ly mà anh tham dự là 100m ngửa nam (56’’72) và 200m hỗn hợp nam (2’06’’81). Ở hai nội dung còn lại trong ngày thi đấu thứ 3, không có bất ngờ nào xảy ra khi đại diện chủ nhà Đà Nẵng Hoàng Quý Phước về nhất ở 100m bướm (54’’90) còn Lâm Quang Nhật giành HCV thứ 10 cho đoàn TP.HCM ở 400m tự do với 3’58’’76.

Giải cầu lông Đoàn Loan mở rộng: Vũ Thị Trang dừng bước ở bán kết

Chuỗi trận thi đấu thăng hoa của tay vợt nữ số 1 Việt Nam tại giải đã bị dừng lại ở bán kết, bởi một đối thủ có đẳng cấp vượt trội, cũng là hạt giống số 1 Kim Hyo Min(Hàn Quốc, hạng 31 thế giới). Nhập cuộc đầy tự tin và hưng phấn, Trang đã thi đấu sòng phẳng trong thế trận giằng co với Kim Hyo Min trong phần lớn thời gian của ván 1, có thời điểm hòa 14/14, trước khi để đối phương vượt lên giành chiến thắng 21/16. Sang ván 2, sự chênh lệch về kinh nghiệm, sức bền càng thể hiện rõ ràng, và Trang đã chấp nhận thua nhanh với tỷ số 14/21.

Tin thể thao trong nước ngày 18/10Trận thua 0-2 này đã khiến cho tuyển thủ quê Bắc Giang không thể lần đầu tiên lọt vào tới chung kết một cuộc đấu trong hệ thống Grand Prix. Tuy nhiên, đây cũng đã là chiến tích xuất sắc nhất của Trang kể từ khi bước ra đấu trường chuyên nghiệp quốc tế. Cũng giải này, cựu binh Nguyễn Tiến Minh đã bị loại ngay từ vòng 2, dù được xếp hạt giống số 1 đơn nam.

Trần Khánh – Sỹ Minh

Trong chiều và tối nay, Ánh Viên tham gia tranh tài ở 4 nội dung đó là: 100m ngửa, 100m bướm, 1500m tự do và 4x200m tự do nữ.

Nội dung thi đầu tiên trong buổi chiều là 100m ngửa, Ánh Viên tiếp tục duy trì phong độ cao và cán đích đầu tiên với thành tích 1 phút 04 giây 29. Bại tướng của Ánh Viên ở nội dung này chính là người đã phá kỷ lục 50m bướm của chính Ánh Viên ngày hôm qua, kình ngư trẻ Nguyễn Diệp Phương Trâm của Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia TP.HCM với thời gian 1 phút 05 giây 26.

Ở cự ly 100m bướm diễn ra sau đó ít lâu, cô gái quê Cần Thơ lại chiến thắng người đàn em Phương Trâm khi về nhất với thành tích 1 phút 01 giây 35, còn Phương Trâm là 1 phút 02 giây 33.

Tiếp đà hưng phấn, Ánh Viên chứng minh đẳng cấp của kình ngư số 1 Việt Nam khi bỏ xa các đối thủ ở nội dung thứ 3 trong ngày, 1500m tự do với thời gian 16 phút 51 giây 39. Trong khi đó, Phương Trâm không có tên trên bục nhận huy chương khi chỉ về đích hạng 4 với thời gian 17 phút 41 giây 96.

Nội dung cuối cùng cũng là nội dung đồng đội duy nhất trong ngày thi đấu hôm nay 4x200m tự do nữ, Ánh Viên dù rất nỗ lực nhưng cũng không thể giúp đoàn Quân đội về nhất khi họ chỉ kết thúc lượt thi với tổng thời gian 8 phút 47 giây 92, hơn đoàn TP.HCM 31 phần trăm giây và đành chấp nhận đứng hạng 2.

Các cự ly của nam, nội dung đầu tiên trong ngày thi đấu thứ 3 là 100m ngửa. HCV thuộc về Trần Duy Khôi của đoàn TP.HCM với thành tích 56 giây 72. Còn tại nội dung 400m tự do, kình ngư 18 tuổi Lâm Quang Nhật đã xuất sắc về đầu tiên với thời gian 3 phút 58 giây 76, trong khi kỷ lục gia SEA Games 28 Hoàng Quý Phước đã thi đấu dưới sức và chỉ xếp thứ 4 với thời gian 4 phút 02 giây 58.

Một số hình ảnh của ngày thi đấu thứ 3 giải bơi – lặn VĐQG 2015 do phóng viên Thể thao 24h tác nghiệp:

AV đang khởi động, so với ngày hôm qua, ở ngày bơi thứ 3, AV khởi động muộn 30p.
Ánh Viên đang khởi động, so với ngày hôm qua, ở ngày bơi thứ 3, Ánh Viên khởi động muộn 30p.
Tài năng trẻ vừa xuất sắc phá kỷ lục ở nội dung 50m bướm của chính AV ngày hôm qua, Nguyễn Diệp Phương Trâm (mũ hồng), sẽ tranh tài ở 3 nội dung: 100m ngửa, 100m bướm và 1.500m tự do nữ
Tài năng trẻ vừa xuất sắc phá kỷ lục ở nội dung 50m bướm của chính Ánh Viên ngày hôm qua, Nguyễn Diệp Phương Trâm (mũ hồng), sẽ tranh tài ở 3 nội dung: 100m ngửa, 100m bướm và 1.500m tự do nữ
HLV Đặng Anh Tuấn có những dặn dò cuối cùng trước khi AV bước vào ngày chung kết thứ 3.
HLV Đặng Anh Tuấn có những dặn dò cuối cùng trước khi Ánh Viên bước vào ngày chung kết thứ 3.
Ngày thứ 3 giải bơi VĐQG: Ánh Viên "trả nợ" thành công đàn em
Ánh Viên chiến thắng Phương Trâm ở nội dung 100m ngửa.
Trực tiếp ngày thứ 3 giải bơi VĐQG: Ánh Viên "dẫn" Phương Trâm 2-0
Ánh Viên tiếp tục thắng Phương Trâm ở cự ly 100m bướm.
Ánh Viên bỏ xa đối thủ ở nội dung 1500m tự do gần 1 thành bể.
Ánh Viên bỏ xa đối thủ ở nội dung 1500m tự do gần 1 thành bể.
Và băng băng về đích.
Và băng băng về đích.
Ánh Viên đợi đối thủ về đích ở 1500m.
Ánh Viên đợi đối thủ về đích ở 1500m.

TRẦN KHÁNH

Giải bơi VĐQG 2015: Phương Trâm hạ Ánh Viên, phá KLQG

Ngày thứ 2 của giải bơi VĐQG, siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên bất ngờ bại trận dưới tay “đàn em” 14 tuổi Nguyễn Diệp Phương Trâm ở nội dung 50m bướm. Phương Trâm về đích với thời gian 27”60, bỏ xa thành tích 28”41 của Ánh Viên. Đặc biệt hơn, Phương Trâm cũng phá luôn KLQG 27” 67 mà Ánh Viên nắm giữ suốt 2 năm qua. Đây là thất bại thứ hai liên tiếp trong 2 ngày của Ánh Viên, một sự báo động thực sự về thể lực và phong độ ở ngôi sao này.

Tin thể thao trong nướcVới đẳng cấp vượt trội, Ánh Viên vẫn dễ dàng “gặt” thêm 3 HCV, để mang về cho đội bơi Quân đội 6 HCV.

Tuy nhiên, thông số của Viên tiếp tục kém xa chính mình ở cả 3 nội dung 100m tự do (56”98), 100m ếch (1’13’’30) và 400m tự do (4’20’’47).

Ngoài ngôi đầu và KLQG ngoạn mục trên đường bơi 50m bướm, Phương Trâm còn xuất sắc đoạt 1 HCB ở nội dung 100m tự do nữ (57”42) và 1 HCĐ ở nội dung 400m tự do nữ (4’27’’47).

Cuộc đấu của nam đã không có bất ngờ nào xảy ra. Hoàng Quý Phước tiếp tục thi đấu thành công, có tấm HCV thứ 2 ở nội dung 50m bướm với 25”38. Trên đường bơi sở trường 1.500m tự do mình từng đoạt HCV, phá kỷ lục tại SEA Games 28, Lâm Quang Nhật phải rất vất vả mới vượt qua kình ngư Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Bình) với 15’59’’57 để mang tấm HCV thứ 6 về cho đội bơi TP.HCM.

Giải cầu lông Đài Loan mở rộng: Vũ Thị Trang xuất sắc vào bán kết

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam này đã tiếp tục thể hiện màn trình diễn thăng hoa tại giải khi đánh bại thuyết phục đối thủ Kim Ye Ji (Hàn Quốc) để giành quyền vào bán kết. Trang chỉ cần 35 phút cho chiến thắng dễ dàng 2-0 với các tỷ số 21/16 và 21/13.

Tin thể thao trong nướcỞ bán kết, tuyển thủ quê Bắc Giang sẽ gặp một đối thủ xứ Hàn khác là Kim Hyo Min, đang xếp hạng 31 thế giới. Tuy Kim Hyo Min có thứ hạng, thành tích, kinh nghiệm vượt trội song Trang với một phong độ rất cao, vẫn hoàn toàn có thể hy vọng về một cuộc đấu sòng phẳng, thậm chí tạo bất ngờ. Việc giành quyền vào chơi bán kết một giải Grand Prix chắc chắn sẽ giúp Trang có được một số điểm tích lũy đáng kể, đủ để tăng được cả chục bậc trong BXH lần tới. Hiện tại, chị đã bị tụt xuống vị trí 62.

Trần Khánh – Sỹ Minh

Khi tất cả các VĐV đã kết thúc tập luyện để chuẩn bị thi đấu, Ánh Viên vẫn cố nán lại tập thêm 1 vòng nữa cho dù chỉ còn chưa đầy 30 phút nữa, cô sẽ bước vào nội dung thi đầu tiên trong ngày thứ 2. Thế nhưng, những nỗ lực đó vẫn bị “đàn em” Nguyễn Diệp Phương Trâm xuất sắc đánh bại.

feat

Với thành tích 27’60 ở nội dung 50m bướm, Phương Trâm đã bỏ bỏ xa của Ánh Viên (28’41 ) đồng thời phá kỷ lục cũ là 27’67 của kình ngư đoàn Quân đội nắm giữ suốt 2 năm qua.

DSC_0936

Đây là thất bại thứ hai liên tiếp trong hai ngày qua của “siêu kình ngư” Ánh Viên và là dấu hiệu đáng báo động với ngôi sao này. Mặc dù dễ dàng giành HCV ở ba cự ly còn lại song thành tích của Ánh Viên vẫn còn kém xa thành tích trước đó mà cô đạt được: 100m tự do (56’98), 100m ếch (1’13’’30) và 400m tự do (4’20’’47).

DSC_0934

Ngoài tấm HLV giành được, Phương Trâm còn đem về cho đoàn Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM một tấm HCB ở nội dung 100m tự do nữ (57’42) và một HCĐ ở nội dung 400m tự do nữ (4’27’’47).

Ở các nội dung, nam đã không có bất ngờ nào xảy ra. Hoàng Quý Phước tiếp tục thi đấu thành công khi về nhất ở nội dung 50m bướm với thành tích 25’38. Trong khi ở nội dung sở trường 1.500m tự do nam, Lâm Quang Nhật phải vất vả lắm mới vượt qua kình ngư Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Bình) với thành tích 15’59’’57 để mang tấm HCV thứ 6 về cho đoàn bơi TP.HCM.

TRẦN KHÁNH

Giải cầu lông Đài Loan mở rộng 2015: Tiến Minh “văng” ngay vòng 2

Dù là hạt giống số 1 của giải song tay vợt số 1 Việt Nam đã phải dừng bước ngay từ vòng 2 trước đối thủ mình từng toàn thua 4 lần chạm trán trước đó Simon Santoso (Indonesia). Ở ván 1, Tiến Minh đã thi đấu rất tốt, liên tục dẫn trước song đã hụt hơi đúng ở thời điểm quyết định, để thua sát nút 20-22.

Tin thể thao trong nướcĐến ván 2, nhờ phát huy được sự bền bỉ và lối chơi linh hoạt, tuyển thủ Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ thế trận, thắng cách biệt 21/15. Tuy nhiên, bước vào ván 3 quyết định, Minh đã sa sút thể lực nghiêm trọng, gần như chỉ có thể chống đỡ thụ động bởi một cựu binh có sự phân phối sức quá hợp lý, và thua nhanh với tỷ số 13/21. Thua trận 1-2 ngay từ vòng 2 ở một giải đấu quen thuộc, tuyển thủ người TP.HCM chắc chắn sẽ bị tụt liền mấy hạng trên BXH đơn nam thế giới. Trong khi đó, đại diện còn lại Vũ Thị Trang lại đang thi đấu thăng hoa ở nội dung đơn nữ. Tài năng trẻ quê Bắc Giang đã đánh bại Yu Chen Hui của chủ nhà Đài Loan – Trung Quốc (hạng 176 thế giới) 2-1 ở vòng 2 để lọt vào tới tứ kết, chạm trán đối thủ vừa sức người Hàn Quốc Kim Ye Ji.

Ánh Viên vuột 1 HCV ngày đầu giải bơi VĐQG

Tại ngày thi đấu đầu tiên của giải bơi VĐQG tại CLB bơi lặn Đà Nẵng vào hôm qua (15/10), kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã bị vuột mất tấm HCV vào tay VĐV Ngô Thị Ngọc Quỳnh (Quảng Bình) ở nội dung 50m ếch nữ. Kết quả thua sít sao (33” 62 so với 33” 52) này không chỉ khẳng định bước tiến bộ mới của tài năng trẻ Ngọc Quỳnh mà còn chứng tỏ phong độ của Ánh Viên tiếp tục sa sút. Ở Đại hội TDTT toàn quốc 2014, nơi Ánh Viên đoạt tới 18 HCV (17 cá nhân, 1 tiếp sức), không có một đối thủ nào có thể tranh chấp được với chị ở các đường bơi cá nhân.

Tin thể thao trong nướcỞ 3 nội dung còn lại, Ánh Viên đều mang về cho đoàn Quân Đội HCV: 200m ngửa (2’17’’15), 200m hỗn hợp (2’17’’00) và 4x100m tự do tiếp sức nữ (4’02’’68). Trong khi đó, VĐV Nguyễn Diệp Phương Trâm cũng đem về 1 HCB ở nội dung 200m hỗn hợp (2’21’74) và 1 HCĐ ở 200m ngửa (2’24’’58) cho đoàn Trung tâm HLTT QG Tp.HCM.

Ở các cự ly của nam, Hoàng Quý Phước chỉ tham dự duy nhất 1 nội dung sở trường 100m tự do trong ngày đầu tiên và xuất sắc cán đích đầu tiên với thành tích (50’59). Đây cũng là HCV duy nhất của đoàn chủ nhà Đà Nẵng. Gương mặt trẻ đang lên Trần Duy Khoa đã gặt hái 3 HCV cho TP.HCM ở các nội dung: 200m ngửa (2’05’’47), 400m hỗn hợp (4’28’’47) và 4x100m tự do tiếp sức nam (3’35’17).

Sỹ Minh – Trần Khánh

Với thành tích 2 phút 13 giây 87, Ánh Viên xuất sắc về đích đầu tiên với thời gian ít hơn VĐV Viktoriia Andreeva người Nga là 9% giây. Tấm HCĐ thuộc về VĐV người Trung Quốc Zhu Yingying với thời gian 2 phút 16 giây 73.

feat

Đồng thời, Ánh Viên cũng phá luôn kỷ lục 2 phút 13 giây 92 ở nội dung này tồn tại từ năm 2009. Tuy nhiên, thành tích này của “Tiểu tiên cá” vẫn kém xa so với thành tích tốt nhất của chính cô tại Cúp thế giới được tổ chức tại Moscow (Nga) là 2 phút 13 giây 33.

Tại Đại hội năm nay, Ánh Viên đăng ký dự thi tại 4 nội dung thi. Và trong những ngày tới, cô cũng tiếp tục tham gia tranh tài ở những cự ly 200m bơi ngửa và 400m tự do.

Cũng như nhiều người, tôi ngưỡng mộ, luôn sát theo con đường của Ánh Viên không phải vì những thành tích khủng mà em đạt được trong kỳ SEA Games 28 vừa qua mà bị thuyết phục, bị chinh phục bởi ý chí, nghị lực vươn lên không biết mệt mỏi và cái tâm trong sáng, rất thật của em. Đồng thời còn tạo nên động lực, nguồn cảm hứng và tình yêu cuộc sống nơi người hâm mộ.

Anh_Vien
Nguyễn Thị Ánh Viên – niềm tự hào đất Việt.

“Em không muốn được mọi người chú ý đến”. Cô cười và nói khi được hỏi có muốn được làm diễn viên không? Thật dung dị trong từng câu chữ, nhất là trong xã hội mà mọi người đều muốn nổi danh. Nhưng thực tế qua con người Viên, người ta càng ngưỡng mộ và tôn vinh. Đó là giá trị vững bền khó mà phai mờ. Nhưng em đâu biết rằng, chính điều đó làm em càng thêm nổi tiếng và được nhiều yêu mến, trân trọng hơn.

Và cũng vì không muốn nổi tiếng nên em không muốn lập facebook để bắt kịp xu thế của thời đại, bởi theo em “không muốn tốn thời gian vào mạng xã hội, mà dành thời gian để tập trung tập luyện”. Vâng, rất tuyệt, em giỏi, em tài năng nhưng em không tự mãn, trong dòng máu của em luôn sục sôi sự cống hiến, em tự nhủ phải luôn tập luyện nhiều hơn nữa để thành công. Bởi em có nhiều mục tiêu chưa đạt được, bởi em muốn đem vinh quang cao nhất về cho nước nhà. “Nếu bây giờ hài lòng với bản thân, tôi sẽ là người thất bại. Tôi luôn phải quyết tâm chinh phục những đỉnh cao”, “Tôi khóc vì không hài lòng với chính mình, bởi bản thân tôi đã mắc một số lỗi không thể chấp nhận được”. Những câu từ chắc nịch, đầy sức sống của tuổi trẻ được Viên nói ra. Một tấm gương cầu tiến và đáng để chúng ta học hỏi. Bởi kỷ lục không bao giờ có giới hạn, nên với em ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua.

Và em cũng sẽ quên ngay chiến thắng ngọt ngào ngày hôm qua để tập trung sức lực và ý chí để chinh phục những chướng ngại vật phía trước, bởi nếu nhớ về nó sẽ làm em thất bại vào ngày mai. “Tôi đã đạt 6 Huy chương Vàng và phá 7 kỷ lục Sea Games nhưng tôi sẽ không ngừng phấn đấu mỗi ngày. Khi tôi hài lòng với những gì mình đạt được, chính tôi đã là kẻ thất bại ngay lúc này, chứ không cần phải chờ tới ngày mai”.

Vien_vat_va

Thành công rồi nhưng em không tự mãn, kiêu căng, không phụ lòng mọi người. “Nhờ thầy Đặng Anh Tuấn chăm sóc, giúp đỡ, dạy dỗ tôi như người cha thứ hai, tôi mới có được thành tích tốt cả trong tập luyện và thi đấu. Nếu tôi cực khổ một thì thầy cực khổ gấp mười, gấp trăm”.

Em không khoe khoang về chiến tích ngày hôm qua vì lịch sử đã đứng ra ghi nhận, bởi em biết năng lực của bản thân đang ở mức nào và muốn chiến thắng bản thân, “Tôi không coi trọng việc giành huy chương bằng việc vượt qua thành tích của chính mình”.

Để rồi trước mỗi trận đấu, em luôn sẵn sàng để chinh phục những mục tiêu mới, lao về phía trước như một mũi tên lửa tràn đầy sức căng, lướt trong không khí. “Khi chuẩn bị thi đấu, tôi không nghĩ gì về những chiến thắng đã đạt được, tôi lao xuống nước và nỗ lực như mình chưa giành được gì”.

Được nghe những câu nói chân thành, từng chữ một được phát ra từ con người thân thiện, giản dị, sống thật với bản thân, người dân đất Việt và người hâm mộ như tự hào hơn về em, một người con gái Tây đô tuổi trẻ tài cao, tâm sáng như ngọc, tỏa sáng giữa đời thường. Nhìn vào tấm gương Ánh Viên, họ dường như có niềm tin vào cuộc sống, có thêm cảm hứng và sự vươn lên mạnh mẽ trên đôi chân của mình, học hỏi được những điều giản dị trong cuộc sống…

Ánh Viên, người con gái tiêu biểu của dân tộc Việt Nam đã và đang thành danh trên đường đua xanh nhưng vẻ bề ngoài rất giản dị, không ăn mặc cầu kì, không khoác lên cơ thể những bộ cánh xa hoa, những phụ kiện thời trang đắt tiền như những cô hoa hậu, ca sĩ… Thế nhưng em vẫn đẹp, một vẻ đẹp tự nhiên, thuần khiết. Em ăn nói một cách tự nhiên, thật lòng và dễ mến. Em cười, rất đẹp, em ngại ngùng, duyên dáng, hiền hậu và đời thường như những cô con gái Việt ngày xưa. Nhưng cũng rất mạnh mẽ, độc lập trong suy nghĩ và tính cách. Đúng là người con gái hiện đại.

Vien_vui_ve

Trong khi bạn bè đồng trang lứa đang hào hứng đến trường để học, hạnh phúc bên người thân yêu thì Ánh Viên đành chấp nhận hy sinh tuổi thơ của mình, phải một mình lẻ bóng luyện tập chăm chỉ nơi đất khách để mang lại những thành tích tốt, làm rạng danh thể thao nước nhà trên trường quốc tế. Nhiều lúc em nhớ nhà, nhớ ba, nhớ mẹ, rồi gặp những khó khăn trong ăn uống, những giáo án luyện tập nhọc nhằn, vất vả… nhưng rồi Viên cũng đã vượt qua, vì niềm tin của người hâm mộ, vì thành công nào có được cũng phải đánh đổi cả.

Ánh Viên xứng đáng là một tấm gương sống để tôi tự soi lại mình và sửa chữa, tôi, một người đầy cái tôi trong lòng ngực, cũng muốn cống hiến tuổi trẻ cho quê hương, xứ sở nhưng đôi lúc lại thỏa mãn về những thành tích nhỏ nhặt mình đạt được.

Ánh Viên, người tôi ngưỡng mộ, kính trọng. Một viên ngọc giữa đất trời Việt Nam.

NGUYỄN TUẤN HIỆP

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Ánh Viên dự đủ 8 tour của Cúp TG 2015

Ngay từ 18/08, kình ngư số 1 Việt Nam đã có mặt ở Mỹ để bước ngay vào một chu trình tập luyện mới, với đích nhắm quan trọng nhất là Olympic 2016.

Ánh Viên dự đủ 8 tour của Cúp TG 2015

Sau 2 tour đầu tại Nga và Pháp với 1 HCB, 2 HCĐ, theo kế hoạch, Ánh Viên sẽ dự cả 6 tour còn lại của Cúp TG 2015 – cuộc đấu thuộc hệ thống Super Series của Liên đoàn bơi quốc tế (FINA) ở Hong Kong (25 và 26/09), Bắc Kinh (29 và 30/09), Singapore (03 và 04/10), Tokyo (28 và 29/10), Doha (02 và 03/11) và Dubai (06 và 07/11). Cũng trong năm nay, tuyển thủ Quân đội sẽ còn tranh tài ở 2 cuộc đấu quốc tế quan trọng khác là giải vô địch châu Á tại Thái Lan và Đại hội Thể thao Quân đội TG, đều diễn ra vào tháng 10.

Hoàng Nam đả bại đối thủ hạng 470 ATP

Tại giải trẻ quốc tế chất lượng cao đang tranh tài trên đất Ai Cập, nhà vô địch đôi nam giải Trẻ Wimbledon Lý Hoàng Nam đã xuất sắc lọt vào tới vòng 2, sau khi hạ gục đối thủ Eremin Edoardo( Italia). Trước đối thủ 22 tuổi, xếp trên mình tới 847 bậc trên BXH ATP, Nam đã chơi hoàn toàn tự tin và đầy bản lĩnh.

Ánh Viên dự đủ 8 tour của Cúp TG 2015Trong ván 1, hai tay vợt đã có một thế trận cân bằng, bám đuổi nhau quyết liệt nhưng Nam đã thể hiện được bản lĩnh để vượt lên thắng 7-5. Sang ván 2, khi Nam đang dẫn 1-0, Edoardo đã xin bỏ cuộc vì dính chấn thương. Tuyển thủ Việt Nam sẽ chạm trán một đối thủ “dễ thở” ở vòng 2, là Silverman Cameron (Mỹ), người đang đứng 1082 ATP.

Vũ Thị Trang “mất” 9 bậc trên BXH TG

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam vừa mất tới 9 bậc trên BXH của Liên đoàn Cầu lông TG (BWF) khi rớt vị trí 39 xuống 48 đơn nữ. Đây là hậu quả từ giải VĐTG nơi Trang bị dừng bước ở vòng 2, không bảo vệ được thành tích lọt vào vòng 3 của giải năm ngoái nên bị trừ điểm nhiều.

Ánh Viên dự đủ 8 tour của Cúp TG 2015Với thứ hạng này, cơ hội để tuyển thủ quê Bắc Giang giành quyền tới Olympic 2016 vẫn có nhưng rất mong manh. Theo đánh giá, một tay vợt chỉ đảm bảo chắc chắn một suất tới Olympic nếu đứng trong Top 40 TG.

Ở đơn nam, cũng vì lý do tương tự, Nguyễn Tiến Minh cũng bị tụt 2 hạng, chỉ còn đứng 36 TG. Cả Tiến Minh và Vũ Thị Trang sẽ tham dự giải quốc tế Việt Nam mở rộng khởi tranh từ 24/8 tới tại TP.HCM.

S.M

Ngành thể thao song hành cùng đơn vị chủ quản

Có thể khẳng định, chuyến đi Mỹ xứng đáng đến từng đồng của Ánh Viên có vai trò quyết định của thể thao Quân đội. Nếu không có sự ủng hộ ngay từ đầu từ đơn vị chủ quản, nơi sẵn sàng chi một nửa kinh phí, chắc chắn nó đã bất thành.

Quan trọng nhất, với trường hợp của Viên, giữa ngành thể thao với Quân đội có sự thống nhất gần như tuyệt đối. Sau khi cùng nhau thông qua chương trình đầu tư, thể thao Quân đội đã tin tưởng và giao phó VĐV vẫn được xem là “viên ngọc” này cho ngành thể thao, cụ thể là các nhà quản lý trực tiếp của bộ môn bơi cùng HLV Đặng Anh Tuấn. Đây là điều mà Hoàng Quý Phước, Nguyễn Thị Huyền đã không có được. Thậm chí với Phước, Đà Nẵng còn bất hợp tác và tự ý làm theo kế hoạch của mình, trong khi năng lực của họ không hề đảm bảo.

HLV Đặng Anh Tuấn là khác biệt

Nhiều người cho rằng, thực chất HLV Đặng Anh Tuấn không có quá nhiều dấu ấn về mặt chuyên môn trong cuộc đột phá của Ánh Viên. Tuy nhiên, có thể khẳng định, không có ông thầy này sẽ không thể có một Ánh Viên như hiện tại.

Xung quanh chuyện xuất ngoại tập huấn của TTVN: Vì sao chưa được như Ánh Viên?

Chính ông Tuấn đã phát hiện ra Viên, rồi nhiều lần thuyết phục và đấu tranh để “viên ngọc thô” này được đặc cách lên ĐTQG vào tháng 4/2011. Có thể coi đó như một bước ngoặt cho sự nghiệp của Viên, cộng thêm kỳ tích đoạt 2 tấm HCB SEA Games sau đó chỉ 7 tháng để dẫn tới “kế hoạch lịch sử” của bơi Việt Nam: Đưa Viên sang Mỹ tập huấn dài hạn.

Thực tế kể từ 2012 khi kình ngư mới chỉ 15 tuổi đặt chân tới Mỹ, HLV Tuấn đã thực hiện quá tốt hàng loạt vị trí, từ nhà quản lý cho tới săn sóc viên cho Viên. Chính vốn tiếng Anh tốt, sự thông hiểu đặc thù của các CLB bơi của Mỹ, cùng điều kiện thuận lợi của bản thân ông Tuấn, đơn cử có rất nhiều người thân tại đây đã giúp cho một kình ngư vốn chỉ biết tập và tập nhanh chóng bước được vào một quy trình chặt chẽ. Ông Tuấn lo từng bữa ăn, giấc ngủ, buổi tập của Viên, thậm chí còn mượn xe người nhà để đưa học trò đi tập. Viên không phải lo lắng bất cứ điều gì, ngoài chuyện tập luyện.

Tố chất &bước xuất phát kịp thời

Cả 2 lý do kể trên đã chỉ cho thành quả xuất sắc khi được hội tụ hoàn hảo ở một cá nhân Ánh Viên đặc biệt. Ngoài tố chất đặc biệt, hiếm có VĐV Việt Nam có ý chí, sự bền bỉ cao như Viên, gắn với một tư duy và lối sống giản dị, lành mạnh. Làng thể thao Việt quá khó để tìm thấy tuyển thủ thứ 2 có sự tập trung tuyệt đối, theo một đường thẳng tắp cho nghiệp bơi như Viên.

Dù có phần nuối tiếc khi được phát hiện, đầu tư muộn so với quốc tế, song xét ở mặt bằng chung của TTVN, Viên đã có bước xuất phát vô cùng kịp thời, với chuyến xuất ngoại sang Mỹ từ đầu 2012. Chỉ cần chậm 1 năm, tình thế của Viên đã khác hẳn, khó mà phát huy được năng lực phi phàm của mình.

HÀ THẢO

Thành quả của Ánh Viên có được là kết quả của việc đầu tư đúng hướng khi ngành thể thao đã thay đổi nhận thức và cách làm. Đó là câu chuyện đã quan tâm đến môn thể thao Olympic, đã biết lựa chọn VĐV ưu tú, có tiềm năng cho huấn luyện ở nước ngoài, nơi có thầy giỏi, có điều kiện chăm sóc VĐV tốt về mặt dinh dưỡng, hồi phục thể lực. Hành trình của Viên đã đúng với quy luật của thể thao thành tích cao. Nhìn lại suốt một thời gian dài, chúng ta tìm kiếm được nhiều trẻ em giỏi nhưng điều kiện trong nước không tốt, chưa được quan tâm đầu tư theo mô hình chuyên biệt nên không lên đỉnh cao được”.

Nguyễn Hồng Minh (Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao, Trưởng đoàn TTVN).

Đây là những phần thưởng mà chưa một tuyển thủ nào có được và hoàn toàn xứng đáng. Không chỉ tạo ra một hiện tượng chuyên môn độc nhất vô nhị trong 28 kỳ SEA Games mà gương mặt xuất chúng quê Cần Thơ này còn tạo ra một hiệu ứng xã hội – thể thao – truyền thông ngoài sức tưởng tượng.

Ngay tại Đại hội, màn trình diễn siêu hạng của Viên đã khiến giới chuyên môn cùng khán giả cả khu vực ĐNÁ nghiêng ngả, mang đến niềm tự hào, phấn khích lớn lao ở trong nước. Và giờ đây, nó đã và đang có sự lan tỏa tuyệt vời, rất đáng mơ ước.

Bơi vào trường học nhờ Ánh ViênTrong đó, rõ nhất với sự quan tâm đặc biệt của mọi người dành cho thể thao, môn bơi, cũng như cá nhân Ánh Viên. Kèm theo đó là một “cú hích” mạnh mẽ đối với phong trào rèn tập môn bơi, nhất là với trẻ em, vốn đang trong tình trạng yếu kém kéo dài. Có chứng kiến các buổi giao lưu của Viên ngay tại các hồ bơi luôn được vây quanh bởi vòng trong vòng ngoài các trẻ em mới hiểu rõ giá trị ấy. Không phải ngẫu nhiên, cái tên và sự kiện Ánh Viên đã liên tục được đưa vào đề thi, kể cả tiếng Anh, của các kỳ thi từ cấp trường đến cấp quốc gia. Ngành giáo dục cũng đang lên kế hoạch đưa môn bơi vào chương trình học chính khóa của học sinh cấp 1 và cấp 2. Nhiều chuyên gia đã chẳng hề quá khi nhận xét rằng, có thể từ Ánh Viên, tình trạng đuối nước mà trung bình mỗi ngày cướp đi sinh mạng của 30 đứa trẻ sẽ suy giảm.

Rõ ràng, Ánh Viên là một “thương hiệu quốc gia”, một minh chứng sinh động cho giá trị, thành quả của thể thao. Chỉ tiếc rằng, thương hiệu ấy chỉ có một và chủ yếu mang tính tự thân.

Thực tế, TTVN đã và đang lãng phí ở các mức độ khác nhau những “tài sản” tương tự như thế, đơn cử như ngôi sao cầu lông Nguyễn Tiến Minh hay siêu kỳ thủ Lê Quang Liêm.

 Sỹ Minh

3 ông thầy & chiếc máy đẩy nước
Đầu tiên là chuyện HLV, cùng với thầy Tuấn thì Ánh Viên còn được kèm cặp bởi 2 chuyên gia ngoại hàng đầu, một phụ trách chuyên môn, một chuyên về thể lực. Cứ đúng giờ, họ có mặt tại bể bơi, thực hiện giáo án đúng đến từng chi tiết nhỏ để làm sao cô học trò đến từ Việt Nam luôn phải nỗ lực tới cùng. Sau mỗi ngày, họ lại kiểm tra thành tích, khả năng chịu đựng của Viên bằng những thông số máy móc ghi lại nhằm có điều chỉnh thích hợp, với điểm mấu chốt là phải đẩy khối lượng vận động lên cao một cách vững chắc.

Chuyện ăn tập trên đất Mỹ của Ánh Viên: Một hình mẫu, một bài học

Để có sức đột phá, Viên đã phải tập thể lực không khác gì một VĐV nhiều môn phối hợp, hết nâng tạ lại chạy đua trên máy. Khắc nghiệt nhất chính là bài tập bơi ngược dòng, theo đó trên một đường bơi chuyên dụng được máy đẩy nước chảy với tốc độ cực mạnh, tài năng trẻ đất Cần Thơ phải cố gắng bơi ngược cho bằng được. Hồi đầu, có lần Viên còn bị dòng nước hất theo đập đầu, chảy máu.

Riêng việc luyện kỹ thuật bơi với Viên cũng vô cùng kỳ công, với những bài tập tưởng như đơn giản mà siêu khó. Với một chiếc cốc đầy nước đặt trên trán, Viên phải bơi ngửa làm sao để nó không đổ. Cũng phải qua tới nửa năm, kình ngư này mới có thể làm chủ cơ thể để chiếc cốc chẳng hề rung rinh trên suốt đường bơi, có nghĩa là cơ thể, kỹ thuật bơi ngửa đã đạt tới độ chuẩn nhất.

Cùng với đó là cung cấp dinh dưỡng. Ăn như một nhiệm vụ và cách tập, như lời của Viên. Chuyện về bữa ăn một cân thịt bò, mấy chục con tôm, một đĩa mì to, một đĩa rau trộn, một lít sữa tươi cũng chỉ là một phần trong thực đơn khổng lồ và phức tạp của VĐV này. Có đến nửa năm, Viên vừa ăn vừa nước mắt lưng tròng, không ăn nổi xin nghỉ rồi ăn tiếp, ăn cố và bữa ăn mất gần 2 tiếng đồng hồ.

“Nuốt” 5-7 km mỗi ngày
Phía sau những kỳ tích liên tiếp mà kình ngư cao 1m73 này tạo nên, có vô khối câu chuyện lạ đến mức khó tin với mặt bằng chung của TTVN.

Chuyện ăn tập trên đất Mỹ của Ánh Viên: Một hình mẫu, một bài học

Một ngày tập bình thường của Viên cũng đã khác biệt hoàn toàn so với các tay bơi trong nước, khi nó theo đúng chuẩn hàng đầu thế giới. Và quan trọng nhất, có lẽ cả làng bơi Việt, duy nhất Viên có đủ khả năng, quyết tâm và sự bền bỉ để theo được.

Tùy theo chương trình đào tạo gắn với các chu kỳ do 2 ông chuyên gia Mỹ đặt ra, Viên sẽ có thể phải tập 1, 2 hay thậm chí 3 buổi ngày. Mà phổ biến nhất chính là định mức 2 buổi/1 ngày. Mỗi buổi xuống nước của cô từ 1,5 đến 3 giờ, với cường độ và sự tập trung cao nhất. Tính trung bình, một ngày tập của Viên phải đảm bảo khối lượng vận động tương ứng với mức 5-7 km. Con số này vượt xa các nam tuyển thủ xuất sắc như Quý Phước hay Quang Nhật, đồng thời gấp đôi các đàn em nữ ở ĐTQG như Mỹ Thảo, Phương Trâm.

Hà Thảo

Có khi đang tập, nhà bếp lại gọi Viên lên bờ để phục vụ bữa ăn đặc biệt với một nhúm thức ăn cùng thực phẩm thuốc chuyên biệt, đắng đến mức chỉ ăn bằng cách… nuốt thẳng.

 Mới 19  tuổi, Ánh Viên đã có tới 8  năm xa nhà biền biệt. Đặc biệt từ khi sang Mỹ tập huấn, mỗi năm Viên chỉ có thể “ghé” về thăm nhà 2-3 lần với thời gian vô cùng ngắn ngủi. Nhiều cũng chỉ đủ chui vào lòng mẹ ngủ một đêm, thường thì chỉ vài tiếng đồng hồ để ăn một bữa cơm cùng với đại gia đình. Bởi quy trình huấn luyện vô cùng nghiêm ngặt kéo dài của Viên không hề có chỗ cho sự nghỉ, và trở về nước cũng là để đấu giải. Nó khắc nghiệt đến mức có lần dự giải quốc nội xong, kình ngư này đã lập tức phải ra thẳng sân bay và bố mẹ Viên đã phải chạy xe đò 5 tiếng đồng hồ từ quê lên Tân Sơn Nhất để có được vài chục phút ngắn ngủi bên con gái.

Ánh Viên được thưởng 155 triệu đồng cho 3 huy chương TG

Kết thúc 2 tour đấu tại Nga và Pháp của Cúp TG 2015,  tài năng 19 tuổi Nguyễn Thị Ánh Viên đã làm nên lịch sử khi trở thành kình ngư Việt Nam đầu tiên giành được huy chương tại 1 giải thế giới, gồm 1 HCB và 2 HCĐ.

Ánh Viên được thưởng 155 triệu đồng cho 3 huy chương TGVới chiến tích này, Viên sẽ nhận được số tiền thưởng 155 triệu đồng, trực tiếp từ BTC giải (1.000 USD/HCB, 500 USD/HCĐ) và từ nguồn nhà nước theo quy định (45 triệu đồng/HCB, 35 triệu/HCĐ). Tuy khoản thưởng này rất nhỏ so với “cơn mưa” thưởng ước tính có tổng giá trị lên tới 4 tỷ đồng có được từ SEA Games, song lại có giá trị rất riêng. Đây mới là lần đầu, Viên được biết đến phần thưởng tại một giải đấu quốc tế đỉnh cao theo mô hình chuyên nghiệp như Cúp TG.

Kim Tuấn “bỏ qua” giải cử tạ châu Á

Tại giải VĐQG vừa kết thúc, đô cử số 1 Việt Nam đã không tham dự vì đang trong thời gian dưỡng thương. Cũng chính vì lý do muốn có sự hồi phục ở mức tuyệt đối về thể lực, phong độ nên Thạch Kim Tuấn sẽ tiếp tục “bỏ qua” một cuộc đấu khác, thậm chí còn quan trọng hơn rất nhiều: Giải vô địch châu Á diễn ra ở Thái Lan vào tháng 9 tới.

Ánh Viên được thưởng 155 triệu đồng cho 3 huy chương TG Anh sẽ chỉ quay trở lại tại giải VĐTG trên đất Mỹ 2 tháng sau đó, với mục tiêu giành suất tới Olympic 2016. Theo đánh giá của giới chuyên môn, đô cử hạng 56kg này sẽ là niềm hy vọng lớn nhất của TTVN cho 1 tấm huy chương.

Liên đoàn Bóng chuyền VN khóa 6 Thay cả ứng viên Chủ tịch và Tổng thư ký

Theo quyết định mới nhất của Ban chấp hành Liên đoàn Bóng chuyền VN đương nhiệm, phương án nhân sự chủ chốt ở nhiệm kỳ 6 của tổ chức xã hội nghề nghiệp này sẽ thay đổi toàn bộ.

Ánh Viên được thưởng 155 triệu đồng cho 3 huy chương TGCụ thể, ứng viên duy nhất được dự kiến cho chức danh Chủ tịch là Tổng cục phó Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn sẽ rút lui, thay vào đó là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Động Lực Lê Văn Thành. Ông Thành cũng đang đảm trách vị trí Phó Chủ tịch của Liên đoàn.  Trong khi đó, trọng tài quốc tế Lê Trí Trường (Trưởng Phòng Hành chính, Đại học TDTT Bắc Ninh) được giới thiệu làm ứng viên Tổng thư ký Liên đoàn, thay cho ông Nguyễn Huỳnh Điệp (TTK Liên đoàn Bóng chuyền TP.HCM) như dự kiến trước đó. Đại hội Liên đoàn Bóng chuyền VN khóa 6 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 9 tới tại HN.

S.M

14 tuổi 5 tháng mới được đặc cách lên Tuyển

Kình ngư Singapore, Joseph Schooling mới 12 tuổi đã được đưa sang Mỹ tập huấn dài hạn. Cũng ở tuổi đó, Ánh Viên mới bắt đầu xuất hiện tại Hội khỏe Phù Đổng TP. Cần Thơ với những tố chất hiếm có, rồi được tuyển vào đội bơi Trung tâm TDTT Quốc phòng 4. Rất thiệt thòi vì tại đây Viên chỉ có điều kiện tập luyện, dinh dưỡng rất hạn chế, không có bất cứ dấu ấn nào của khoa học công nghệ. HLV cũng dẫn dắt học trò bằng giáo án cũ và chủ nghĩa kinh nghiệm.

Chuyện đầu tư cho kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên: 44 tháng, 9 tỷ & 1 nỗi niềm
Ánh Viên được xác định là mục tiêu đầu tư trọng điểm.

Bất chấp những bó buộc ấy, Viên vẫn sớm nổi lên như một kình ngư trẻ triển vọng nhất của bơi Việt Nam, nhờ vào năng khiếu đặc biệt và nỗ lực của bản thân. Đến năm 2011, thiếu nữ đất Tây Đô đã hoàn toàn vô đối tại các giải trẻ trong nước và Đông Nam Á, cũng như tranh chấp sòng phẳng với các đàn chị ở ĐTQG.

Ngã rẽ sự nghiệp của Viên chỉ có được lúc đã 14 tuổi 5 tháng khi được đặc cách lên ĐTQG vào tháng 4/2011 với vai trò quyết định của chính HLV Đặng Anh Tuấn. Ông đã đứng ra bảo lãnh, qua nhiều lần bền bỉ thuyết phục mới có thể đưa “ngọc thô” vào danh sách ĐTQG. Chỉ mất đúng 7 tháng, gương mặt lạ này đã gây chấn động SEA Games 26 với 2 HCB. Và nếu có thêm chút sức bền, Viên có thể đoạt ngôi đầu nội dung 400m hỗn hợp khi vượt lên dẫn đầu suốt 350m.

Chuyến đi Mỹ gian khó và… may mắn

Bây giờ kinh phí đầu tư hàng tỷ đồng cho Ánh Viên đã không còn là vấn đề nan giải, với hiệu quả xứng đáng đến từng đồng. Tuy nhiên, tình thế hoàn toàn khác với quyết định được hình thành từ cuối năm 2011: Đưa  Ánh Viên sang Mỹ ăn tập dài hạn.

Khi ấy Viên mới 15 tuổi đã đoạt 2 HCB ngay kỳ SEA Games đầu tiên nhưng chuyện sang Mỹ tập huấn là bài toàn rất khó giải, nhất là kinh phí không dưới 100.000 USD/năm. Số tiền tương ứng 2 tỷ đồng này thậm chí còn hơn cả tổng kinh phí môn bơi được cấp mỗi năm. Tưởng chừng mọi việc đi vào ngõ cụt, thì rất may khi các nhà quản lý huấn luyện môn bơi đề xuất là được lãnh đạo đồng ý ngay với phương án đôi bên cùng hợp sức: Ngành thể thao chi 60.000 USD còn đơn vị chủ quản Quân đội chi 40.000 USD.

Giải quyết được nút thắt, những người có trách nhiệm phải trực tiếp bay sang Mỹ để khảo sát, liên hệ địa điểm, chuyên gia, điều kiện ăn ở sinh hoạt. Thời gian đầu của chuyến xuất ngoại từ đầu năm 2012 là một cuộc thử thách với thầy trò Viên khi cả hai  lạ lẫm với mọi thứ, chưa kể những rắc rối phát sinh do những quy định đặc thù của các CLB Mỹ.

Áp lực càng bị đẩy cao hơn khi người đi cùng đợt với Viên là Quý Phước quay về nước. Từ đó đã dấy lên dư luận, ngay cả trong giới chuyên môn, về một chuyến xuất ngoại ném tiền qua cửa sổ. Nó chỉ ổn thỏa khi Viên đoạt 5 HCV, đạt 4 chuẩn Olympic tại giải Đông Nam Á không lâu sau đó.

Rõ ràng, giới chuyên môn cùng NHM có lý do để nuối tiếc bởi Viên được tập trung đầu tư quá muộn so với các kình ngư hàng đầu thế giới. Song nhìn từ thực tế của TTVN, với cách thức phát hiện, đào tạo kiểu “lúa trời”, Viên đã là một trường hợp ngoại lệ và may mắn, dù rằng vẫn vô cùng nuối tiếc: Viên còn tiềm năng để phát huy nhưng cũng đã 19 tuổi.

HÀ THẢO

Khác với Hoàng Quý Phước có xuất phát điểm rất bài bản, rõ nhất với một cuộc kiểm tra y sinh toàn diện bằng máy móc chuyên dụng hiện đại ngay từ đầu, Ánh Viên đã phải trải qua 4 năm tập luyện mang nặng tính tự phát. Phải đến khi sang Mỹ, tài năng số 1 của bơi Việt Nam mới biết về chỉ số hình thể, chuyên môn của mình; được làm quen với các bài tập thể lực, kỹ thuật hay chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, dưới dự kèm cặp của thầy Tuấn cùng 2 chuyên gia ngoại đẳng cấp.

Tổng đầu tư 9 tỷ đồng

Ánh Viên đang là tuyển thủ Việt Nam nhận được mức đầu tư “khủng” nhất lịch sử với tổng kinh phí theo thống kê khoảng 9 tỷ đồng trong 4 năm, tính đến hết năm 2015. Riêng năm 2015, khoản kinh phí là 140.000 USD do ngành thể thao và đơn vị chủ quản Quân đội mỗi bên chi một nửa. Dự kiến, năm tới, con số này được tăng lên 200.000 USD nhằm giúp Viên tăng cường tối đa việc dự tranh các giải quốc tế lớn trong hệ thống nhằm đạt thành tích cao nhất tại Olympic 2016.

Là một kỷ lục của Việt Nam, song khoản 9 tỷ đồng đầu tư cho Ánh Viên chưa ăn nhằm gì nếu so với mức chung của quốc tế. Ví dụ kình ngư Schooling mỗi năm được Singapore đầu tư 900.000 USD. Riêng số tiền của gia đình đầu tư cho kình ngư vừa giành HCĐ giải VĐTG 2015 này đã là 1 triệu USD.

4 năm rèn tập đã lên đỉnh thế giới
Khả năng khai phá bản thân không giới hạn cùng những tiếc nuối ở Viên, cũng cho thấy một tín hiệu tích cực: hạng 10 giải VĐTG hay 2 tấm huy chương Cúp thế giới mới chỉ phản ánh một phần năng lực thực tế và triển vọng của ngôi sao này.

Có một thống kê đặc biệt từ giải VĐTG khi Ánh Viên nằm trong số rất ít kình ngư nữ có thời gian ăn tập chuyên nghiệp ngắn nhất. Nếu như Viên mới chỉ trải qua 4 năm rèn giũa thì đa số đều có 7-8, thậm chí cả chục năm. Có nghĩa là tuyển thủ Việt Nam còn có rất nhiều tiềm năng để khai phá, nhất là về sức mạnh, sức bền. Trong khi kết quả của Viên sau 4 năm “trong quy trình” giờ đã ngang bằng hàng loạt hảo thủ quốc tế tập chuyên nghiệp 6-7 năm.

Chuyện kỳ thú về Nguyễn Thị Ánh Viên

Ở thời điểm mới chỉ có 4 năm rèn tập, không nhà VĐTG nào có thành tích tốt như Viên ở thời điểm hiện tại. Từ đó mới thấy rõ, những chiến tích của Viên sáng giá như thế nào. Rõ ràng không phải SEA Games mà chính giải VĐTG, cúp thế giới mới chính là nơi thầy trò Viên, cũng như những người có trách nhiệm của môn bơi, thấy rõ siêu kình ngư Việt đang ở đâu và cần phải làm gì. Sau khi tới Pháp dự nốt một tour đấu của Cúp thế giới, Ánh Viên sẽ quay trở lại Mỹ tiếp tục tập huấn dài hạn.

Mức đầu tư bằng 1/9 Schooling
Ông Đặng Anh Tuấn – HLV ruột của Viên đã rất có lý khi nói rằng sự so sánh giữa Ánh Viên với Schooling – tay bơi người Singapore vừa đoạt tấm HCĐ lịch sử tại giải VĐTG hoàn toàn khập khiễng.

Đơn giản vì Viên mới có 4 năm ăn tập còn với Schooling là 8 năm tập luyện tại các trung tâm đỉnh nhất của nước Mỹ với mức kinh phí trong 4 năm trở lại đây chưa bao giờ dưới 900 nghìn USD mỗi năm.

Từ trường hợp của Schooling mới thấy rõ bơi Việt Nam đã đầu tư cho Viên hiệu quả như thế nào bởi kể từ 2013 khi được đưa sang Mỹ tập huấn mỗi năm chỉ tốn trung bình 100 nghìn USD. Có nghĩa là mức đầu tư cho Viên hiện tại chỉ bằng 1/9 của Schooling.

Vấn đề cốt yếu đặt ra với Ánh Viên trong giai đoạn tăng tốc quyết định sắp tới là phải đạt tới sự chuyên biệt, cụ thể ở việc chọn lựa ra một vài nội dung mạnh nhất, phù hợp nhất để tập trung cao độ. Trong đó, 2 cự ly 200m hỗn hợp, và nhất là 400m hỗn hợp đã nổi lên như “mũi nhọn” sáng giá tầm thế giới của Viên.

Chắc chắn làm nên chuyện ở Olympic 2016
Hiện tại Viên vẫn đang đứng ngoài Top 8 thế giới, cho dù riêng ở nội dung 400m hỗn hợp chỉ thua đối thủ hạng 8 lọt vào chung kết 0,58 giây. Thực tế, cả giải VĐTG và Cúp thế giới đều không phải là điểm rơi phong độ, thể lực cao nhất trong năm, điều đã dành cả cho SEA Games 28.

Với Olympic 2016 mà Viên đã đạt tới 3 chuẩn A, cô còn đúng 1 năm để chuẩn bị với sự tập trung cao nhất. Hoàn toàn có thể tin tưởng Viên sẽ làm nên chuyện trên đất Brazil vào sang năm, chí ít cũng là việc lọt vào tới Top 8 một vài nội dung sở trường.

Hà Thảo

Trong 2 ngày 15-16/08 tới, Ánh Viên sẽ tiếp tục sang Pháp dự tranh tour đấu của Cúp TG- giải đấu thuộc hệ thống Super Series của Liên đoàn bơi quốc tế (FINA). Với 1 HCB,  HCĐ tại tour đấu trên đất Nga, Viên đã nhận được số tiền thưởng 1.500 USD. Đây cũng mới là lần đầu tiên Viên có tiền thưởng tại một cuộc đấu quốc tế mang tính chuyên nghiệp. 

Ngay cả báo chí nước ngoài, điển hình là chủ nhà Singapore cũng hết lời ca ngợi chiến tích của cô gái 19 tuổi đến từ Cần thơ. Ánh Viên xứng đáng đại diện cho “Lứa tuổi teen” của Việt Nam làm rạng danh xứ sở.

Cô gái 16 tuổi, Trương Thị Phương trong môn đua thuyền cũng không chịu kém cạnh bậc đàn chị tài năng, khi một mình đơn độc giành HCV trong tình huống gây ấn tượng cho người xem khi về tới đích: Cô bị lật thuyền và cố bám vào thành chiếc thuyền đợi cứu hộ trợ giúp. Vì danh dự màu cờ sắc áo và niềm tự hào lần đầu tiên đại diện cho Việt Nam ở môn chèo thuyền tham dự Sea Games, cô gái 16 tuổi rất hồn nhiên bất kể nguy hiểm đến tính mạng bị đe dọa.

Cô bé Trương Thị Phương nhí nhảnh, hồn nhiên.
Cô bé Trương Thị Phương nhí nhảnh, hồn nhiên.

Và tại giải U14 bóng đá nữ Việt Nam đã “phục thù” thành công cho các đàn anh U23, sau loạt sút luân lưu hạ gục Myanmar tại giải Vô địch Châu Á. Các nữ cầu thủ nhí của Việt Nam đã làm được điều, mà các đàn anh U23 không thực hiện được tại Sea Games 28 vừa qua trước một đội Myanmar không mấy xuất sắc, chỉ nhờ vào một thủ môn quá giỏi cùng thần may mắn luôn phù hộ.

Điều thú vị là U14 nữ Việt Nam đã đụng độ U14 Thái Lan. Một kịch bản mà hầu hết các khán giả hâm mộ đều mong chờ tại Sea Games 28 đối với đội bóng U23 Việt Nam, nhưng bất thành vì bị người Myanmar cản đường.

U14
Chức vô địch thuyết phục của các cô gái U14.

Bóng đá nữ Việt Nam luôn bị thiệt thòi hơn so với bóng đá nam do tính hấp dẫn, và sự quan trọng của nó về thành tích cũng như sự quan tâm từ khán giả. Chủ yếu môn thể thao vua chỉ hợp với nam giới, bởi tính đối kháng quyết liệt và cần sức mạnh của nam giới hơn các nữ cầu thủ. Tuy nhiên, dần dần thế giới đã cố gắng phổ biến và tạo sự công bằng, bình quyền trong thể thao về môn bóng đá nam cũng như nữ. Những trận của đội tuyển bóng đá nữ Mỹ, Đức, Trung Quốc và cả Việt Nam đều thu hút khán giả.

Hoan hô các nữ VĐV nữ của Việt Nam. Một mùa Hè thể thao thành công của riêng Việt Nam nhờ vào công sức, tài năng của các nữ VĐV. Đặc biệt, họ đều còn rất trẻ ở cái tuổi teen rất hồn nhiên, trong sáng nhưng hứa hẹn đóng góp cho thể thao nước nhà nhiều nhân vật ưu tú trong tương lai.

Cuối cùng thì “Nàng tiên cá” Ánh Viên của chúng ta đã tạo được tiếng vang trên đấu trường bơi lội Quốc tế. Cô xuất sắc đoạt tấm HCĐ bơi lội 200m hỗn hợp cá nhân tại Cúp Thế giới được tổ chức tại Nga. Tấm huy chương danh giá không phải VĐV nước nào cũng có thể dễ dàng đoạt được nếu không có tài năng, ý chí nỗ lực thi đấu và niềm tự hào dân tộc, nhất là đối với cô gái 19 tuổi của một nước Đông Nam Á như Ánh Viên.

Ánh Viên đứng thứ 3 thế giới ở nội dung 200m hỗn hợp
Ánh Viên vừa giành HCĐ Cúp Thế giới.

Một mùa Hè thành công của bơi lội Việt Nam nói chung và bản thân Ánh Viên nói riêng. Xin ngả mũ trước “Siêu kình ngư” của Việt Nam. Cô là tấm gương sáng cho các bậc đàn em noi theo. Kỳ tích của Ánh Viên quả thật gây ấn tượng về thể thao và là niềm kiêu hãnh của Việt Nam.

Nguyễn Hoàng Thảo

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Xét về mặt chuyên môn, thực ra thành quả Viên chưa có gì quá ghê gớm, bởi em đã đoạt HCĐ với thông số chưa đủ để lọt vào Top 8 tại giải VĐTG. Cúp thế giới cũng chỉ là một cuộc đấu thường niên thuộc hệ thống Super Series của Liên đoàn bơi quốc tế (FINA) gồm nhiều tour, thiếu vắng nhiều đấu thủ hàng đầu. Lực lượng, chất lượng, sức cạnh tranh và sức hút của nó rõ ràng kém xa Olympic tổ chức 4 năm 1 lần hay giải VĐTG 2 năm 1 lần. Cần phải xác định rất rõ điều này.

HLV Ngô Chí Thành: “Giá trị vượt xa một tấm huy chương”

Điểm nhấn đặc biệt ở đây, theo tôi, không chỉ với tấm huy chương, mà quyết định nằm ở bước tiến đáng nể, chứng tỏ nội lực, sức bền tuyệt vời, rõ nhất qua 3 giải đấu liên tiếp chỉ trong vòng 2 tháng: SEA Games, giải VĐTG, Cúp thế giới.

Viên có một ưu thế rất lớn khi mới tập luyện chuyên nghiệp 4-5 năm, còn rất nhiều tiềm năng để có thể phát huy, đột phá. Song cũng thấy rằng Viên đã 19 tuổi, có nghĩa là xuất phát muộn hơn các đối thủ, chưa kể sự đầu tư chuyên biệt và chuyên môn hóa cho một số nội dung sở trường thấp hơn nhiều.

Ông Ngô Chí Thành

Nguyên HLV trưởng ĐTQG

Trưởng bộ môn Thể thao Dưới nước.

Giải quyết 5’’34 trong 3 năm

Năm 2012, thời điểm đã nổi lên như một tài năng trẻ vô đối của làng bơi Việt Nam, phá kỷ lục quốc gia nội dung 200m hỗn hợp, Ánh Viên mới đạt thông số khiêm tốn 2’17”67. Mức này thậm chí chưa lọt nổi vào chung kết, tương ứng với Top 8 ở một kỳ SEA Games.

Tấm HCĐ lịch sử của Nguyễn Thị Ánh Viên: 3 năm & 5 giây của sự thần kỳ
Ánh Viên đã có bước đột phá để vượt qua chính mình.

Tuy nhiên lúc ấy, kình ngư đất Tây Đô mới chỉ có chưa đầy 1 năm ăn tập ở ĐTQG. Mọi chuyện đã hoàn toàn khác khi Viên được đưa sang Mỹ tập huấn dài hạn, trong một quy trình đặc biệt theo chuẩn quốc tế. Và cũng như nhiều đường bơi thế mạnh khác, Viên đã có những bước thăng tiến nhanh chóng ở nội dung 200m hỗn hợp. Tính trung bình 3 năm trở lại đây, mỗi năm Viên rút ngắn tới trên dưới 2 giây – một kỷ lục hiếm có ngay cả với các siêu sao quốc tế, ở cự ly 200m của bơi hỗn hợp. Có thể dẫn ra đây các cột mốc đỉnh cao của từng năm: 2013 là 2’15”09; 2014 là 2’12”66 và 2015 (tạm tính đến Cúp thế giới) là 2’12”33.

Qua đúng 3 năm, Viên đã “giải quyết” được 5’’34 để từ một vị trí nằm ngoài Top 8 SEA Games (2’17”67) thẳng tiến tới Top 3 Cúp thế giới (2’12”33). Đó là 3 năm và 5 giây của sự thần kỳ.

Mười một ngày “nuốt gọn” 1’’18

Việc Viên “ăn” cả 5’’34 sau 3 năm thực sự là một kỳ tích “khủng”. Tiềm năng và sức vươn, sự bền bỉ độc nhất vô nhị của Viên giờ đang được minh chứng rõ hơn bao giờ hết. Trong vỏn vẹn 11 ngày, từ giải VĐTG tới Cúp thế giới, Viên đã “nuốt gọn” 1’’18 trên đường bơi 200m hỗn hợp. Cụ thể, ở vòng loại giải VĐTG vào ngày 02/08, Viên đạt thành tích 2’13”41, và đến chung kết Cúp thế giới vào ngày 11/08, con số đã được rút ngắn còn 2’12”33. Càng đáng nói hơn bởi Viên đã dự tranh cả 2 giải này khi mà phong độ, thể lực đã trót có “điểm rơi” ở SEA Games 28, và với thời gian chuẩn bị chưa đầy 1 tháng.

Với những gì thể hiện trong 3 năm nói chung và 11 ngày vừa qua nói riêng, có cơ sở vững chắc để tin tưởng Ánh Viên sẽ sớm gia nhập nhóm hàng đầu thế giới ở một vài cự ly mạnh nhất, phù hợp nhất. Trước hết là một thứ hạng trong Top 8 và sau đó phấn đấu tranh huy chương thế giới và Olympic.

Phúc Tường

200m hỗn hợp không phải là nội dung mạnh nhất, được ưu tiên tập trung nhất của Ánh Viên. Nhìn lại cả quá trình, nó chỉ là mũi nhọn thứ 3, sau 400m hỗn hợp và 200m ngửa. Nội dung này cũng chỉ mới một lần duy nhất giúp Viên tạo khác biệt với tấm HCV Olympic trẻ 2014 (2’12”66). Nếu căn cứ vào kết quả thi đấu của 8 VĐV dự chung kết 200m hỗn hợp tại giải VĐTG, thành tích của Ánh Viên hơn đấu thủ xếp hạng 8 là Ye Shinwen (Trung Quốc, 2’14”01). 

Những cột mốc của Ánh Viên ở 200m hỗn hợp:

Tháng 6/2012 (giải vô địch ĐNÁ, HCV và KLQG) 2’17”67

Tháng 7/2013 (giải vô địch ĐNÁ, HCV và KLQG) 2’15”09

Tháng 8/2014 (Olympic trẻ, HCV và KLQG) 2’12”66

Tháng 8/2015 (giải VĐTG, hạng 15) 2’13”41

Tháng 8/2015 (Cúp thế giới, HCĐ) 2’12”33